Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Mối quan hệ giữa phật giáo và tín ngưỡng dân gian việt nam (qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của phật giáo bắc tông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 168 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đặng Minh Châu
(Thích Bảo Nghiêm)

0


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU

5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA

11

LUẬN ÁN

1.1. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo

11



Việt Nam
1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian

17

Việt Nam
1.3. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật

23

giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
1.4. Các công trình nghiên cứu về một số ngôi chùa

28

1.5. Những kết quả các công trình nghiên cứu đạt đƣợc và

34

những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO,

40

TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHÚNG

2.1. Một số nét cơ bản của Phật giáo Việt Nam


40

2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam

40

2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam

46

2.2. Vài nét về tín ngƣỡng dân gian Việt Nam

52

2.2.1. Cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian Việt Nam

52

1


2.2.2. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian

54

2.2.3. Một số đặc điểm của tín ngưỡng dân gian Việt Nam

57

2.2.4. Phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam


62

2.3. Cơ sở và phƣơng thức của mối quan hệ giữa Phật giáo

64

và tín ngƣỡng dân gian ở Việt Nam
2.3.1. Cơ sở địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của mối

65

quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam
2.3.2. Phương thức thể hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín

74

ngưỡng dân gian Việt Nam
CHƢƠNG 3. BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ

79

TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN QUA CÁC NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU
CỦA PHẬT GIÁO BẮC TÔNG

3.1. Khái quát về chùa của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam

79

3.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến tín ngƣỡng dân gian Việt


86

Nam trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông
3.2.1. Sự “ Phật hóa” của các thánh/ thần trong dân gian vào chùa

87

3.2.2. Sự thay đổi các nghi lễ thờ cúng, lễ hội, không gian tâm

93

linh trong tín ngưỡng dân gian theo Phật giáo
3.3. Sự tác động của tín ngƣỡng dân gian Việt Nam đến

99

Phật giáo trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo
Bắc tông
3.3.1. Đối tượng thờ phụng được mở rộng, bổ sung
3.3.2. Một số nghi lễ thờ cúng trong chùa Phật chịu ảnh hưởng

2

99
107


đậm nét của tín ngưỡng dân gian
3.3.3. Ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Phật giáo qua


112

truyền thuyết ra đời của một số ngôi chùa
3.3.4. Kiến trúc, điêu khắc chùa Phật giáo Bắc tông dưới ảnh

116

hưởng của tín ngưỡng dân gian
3.4. Những giá trị văn hóa của mối quan hệ giữa Phật giáo

121

và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
3.4.1. Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt

121

Nam thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, khuyến khích đời
sống tâm linh hướng thiện, lành mạnh
3.4.2. Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt

126

Nam tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu
biểu, làm nên nét đặc sắc của bản sắc văn hóa Việt Nam
CHƢƠNG 4. XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM

131


PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG MỐI QUAN HỆ
GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM

4.1. Xu hƣớng biến đổi trong mối quan hệ giữa Phật giáo và

132

tín ngƣỡng dân gian Việt Nam hiện nay
4.1.1. Xu hướng hỗn dung Phật giáo và tín ngưỡng dân gian

132

4.1.2. Xu hướng đưa Phật giáo trở về Phật giáo nguyên thủy

139

4.2. Một số vấn đề đặt ra từ mối quan hệ giữa Phật giáo và

143

tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
4.2.1. Sự biến tướng của các nghi lễ Phật giáo kết hợp tín
ngưỡng dân gian Việt Nam

3

143


4.2.2. Cảnh quan kiến trúc của một số ngôi chùa Việt đang dần


145

bị phá vỡ, hiện tượng lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng để
hành nghề mê tín dị đoan gia tăng
4.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa từ mối

147

quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
KẾT LUẬN

156

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

159

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

4

160


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong
công cuộc dựng nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc và là học

thuyết có tính triết học sâu sắc và giá trị nhân văn. Trước khi Phật giáo du
nhập vào Việt Nam, người Việt Nam đã có tín ngưỡng của riêng mình; khi
Phật giáo vào Việt Nam, người Việt đã tiếp nhận tôn giáo này trong xu hướng
hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và tạo nên một bản sắc văn hoá tôn giáo
độc đáo.
Hơn 2000 năm có mặt trên đất Việt, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn vật
chất, mà tiêu biểu hơn cả là những ngôi chùa với nhiều loại hình/dạng khác
nhau. Sự ra đời và phát triển của những dạng chùa này không chỉ đánh dấu sự
phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thể hiện ở dạng văn hóa vật thể,
mà còn phản ánh những chuyển biến về mặt tư tưởng của người dân cùng đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Kết
hợp với nhau, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian đã thẩm thấu vào nhau để
Phật giáo ở Việt Nam trở thành Phật giáo Việt Nam - với tư tưởng nhập thế
rõ ràng nên đã tạo nên sự gắn bó giữa Phật giáo với dân tộc và đồng hành
cùng dân tộc, góp phần tạo nên những thành quả dựng nước và giữ nước của
dân tộc.
Phật giáo Bắc tông là một trong hai hệ phái tiêu biểu của Phật giáo.
Đây là hệ phái Phật giáo phát triển chủ trương linh động trong thực hiện giới
luật, không câu nệ vào câu chữ trong kinh mà lựa chọn sự phù hợp, hữu ích
có hiệu quả cho tu hành và đời sống xã hội. Chính đặc điểm này của Phật giáo
Bắc tông đã làm cho hệ phái này nhanh chóng đi sâu vào đời sống cộng đồng

5


người Việt, dung hợp với tín ngưỡng dân gian, là biểu trưng tiêu biểu cho sự
kết hợp của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
Việc nghiên mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam được thể hiện qua những ngôi chùa của Phật giáo Bắc tông nói riêng,
chùa Việt Nam nói chung đem lại cho ta hiểu rõ các lớp văn hóa bồi tụ, lắng

đọng trong thần tích và lễ hội trong cùng một không gian kiến trúc, làm rõ
những nét riêng có của Phật giáo Việt Nam.
Hơn nữa, nghiên cứu sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian
Việt Nam còn nhằm khẳng định căn tính đặc thù của Phật giáo Việt Nam,
khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của những ngôi chùa Việt, giữ gìn và phát
huy truyền thống, bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
Vì các lý do trên, tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian Việt Nam (qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của
Phật giáo Bắc tông)” làm công trình nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa một số nội dung lý luận về mối quan hệ giữa
Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, luận án tập trung làm rõ cơ sở
hình thành, cơ chế tác động, phương thức thể hiện cũng như những biểu hiện cụ
thể của mối quan hệ này qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc
tông; trên cơ sở đó chỉ ra xu hướng và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát
huy những giá trị văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân
gian ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và phát huy những
giá trị của di sản văn hóa Phật giáo.

6


2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản về Phật giáo, tín ngưỡng
dân gian Việt Nam và mối quan hệ giữa chúng.
- Phân tích biểu hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian
qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam.
- Phân tích xu hướng biến đổi và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp

nhằm phát huy những giá trị văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian
Việt Nam thể hiện qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông.
Những ngôi chùa được tác giả luận án khảo sát để thu thập tài liệu và trích dẫn
trong luận án, gồm:
+ Ở miền Bắc:
Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Bối Khê, chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa
Bà Đá, chùa Bằng, chùa Lý Triều Quốc Sư, chùa Trấn Quốc, chùa Hoàng Mai,
chùa Kim Liên; chùa Láng, chùa Duệ Tú, chùa Yên Phú, chùa Quảng Bá, chùa
Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên, chùa Giám, chùa Keo (Nam Định), chùa
Cổ Lễ, chùa Trông, chùa Đại Bi, chùa Lương, chùa Keo (Thái Bình)...
+ Ở miền Trung:

7


Chùa Tượng Sơn, chùa Am, chùa Từ Hiếu, chùa Linh Ứng, chùa Thiên
Mụ, chùa Linh Sơn - Đông Thiền, chùa Tiên Phước, chùa Thanh Quang, chùa
Tam Thai, Động Huyền Không.
+ Ở miền Nam:
Chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Sùng Hưng, chùa Tam Bảo, chùa
Hội Khánh, chùa Vĩnh Tràng… .
Ngoài ra, một số chùa khác cũng được tác giả khai thác từ nguồn tài liệu
tham khảo.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt

Nam biểu hiện qua các ngôi chùa, luận án tập trung nghiên cứu những biểu
hiện này trên một số lĩnh vực như: đối tượng được thờ, nghi lễ, lễ hội, không
gian và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc...
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên những quan điểm của triết học Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án
cũng dựa trên một số lý thuyết nghiên cứu của tôn giáo học hiện đại như lý
thuyết về giao lưu, tiếp biến; lý thuyết chức năng. v.v.. cùng quan điểm khoa
học của một số học giả trong và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp cơ bản của phép biện chứng duy
vật như: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, thống nhất lôgic - lịch sử… và
một số phương pháp của các khoa học khác như: tôn giáo học so sánh, khảo
sát, điền dã.v.v..

8


Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thống nhất lô gic
- lịch sử được sử dụng trong quá trình xử lý tư liệu và phân tích các nội dung
của luận án. Các phương pháp Tôn giáo học so sánh, điền dã, khảo sát được
sử dụng trong quá trình đi thực tế để lấy tư liệu, minh chứng tại các chùa.
5. Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa Phật
giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
- Phân tích, chỉ ra cơ sở hình thành, cơ chế tác động và phương thức biểu
hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
- Làm rõ biểu hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân
gian qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam trên

hai khía cạnh: sự tác động của Phật giáo đến tín ngưỡng dân gian Việt Nam
và những ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Phật giáo, từ đó chỉ ra
những giá trị văn hóa Phật giáo từ mối quan hệ này.
- Chỉ ra được xu hướng biến đổi của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những
giá trị văn hoá của sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở nước ta
hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm rõ hơn giá trị bản sắc văn hoá dân tộc của những ngôi
chùa qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian
biểu hiện trong các lĩnh vực như: cách bài trí, nghi lễ, nghệ thuật kiến trúc,...
Kết quả của luận án đặt ra vấn đề đối với các nhà quản lý tôn giáo, quản lý
văn hoá trong việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của

9


người Việt trong sự nghiệp bảo tồn nền văn hóa truyền thống và xây dựng đời
sống văn hóa đương đại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy và học tập về triết học, tôn giáo, triết học tôn giáo.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án được bố cục thành 4 chương, 15 tiết.

10



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam và tín ngưỡng dân gian
Việt Nam lâu nay không chỉ giành được sự quan tâm của các nhà tu hành, mà
còn được đông đảo các học giả ở các lĩnh vực khác nhau như triết học, sử học,
tôn giáo học, văn hóa học, v.v... trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu,
với các tên tuổi nổi tiếng như: Kimura Taiken, K.SriDhammananda…, Trần
Trọng Kim, Nguyễn Lang, Nguyễn Tài Thư, Hà Văn Tấn, Nguyễn Duy Hinh,
Lê Mạnh Thát, Nguyễn Đăng Thục, Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Nguyễn
Minh San, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Hùng Hậu...; hoặc các công trình của
các nhà sư như: Hoà thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thanh Từ,
Hòa thượng Thích Đồng Bổn,.v.v..
Có thể chia các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án thành các
mảng vấn đề sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam
Đầu tiên phải kể đến 2 công trình viết về Phật giáo tiêu biểu của học giả
người Nhật Bản Kimura Taiken: Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận và Tiểu
thừa Phật giáo tư tưởng luận, do Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch. Là người
chuyên nghiên cứu về triết học Ấn Độ, với khối lượng các tác phẩm có tên
tuổi về triết học và Phật giáo, Kimura Taiken đã trình bày lịch sử, những đặc
trưng tư tưởng cũng như các phái bộ căn bản của Phật giáo. Kimura Taiken đã
chỉ ra tư tưởng căn bản nhất của đạo Phật: “Phật giáo, tuy lấy Đức Phật làm
trung tâm, nhưng đức Phật, dù là Phật lý tưởng chăng nữa cũng không giống
như vị thần của các tôn giáo khác, hoặc là các vị thần thiên nhiên mà chỉ được
coi là do sức tu hành của người ta đã đạt đến quả vị Phật mà thôi” [37, tr.26].
Sau khi luận giải các quan niệm về Phật, pháp, duyên sinh, tâm, trung đạo,

11



ông đi đến kết luận rằng: “Tinh thần căn bản của Phật giáo là căn cứ trên cái
tâm để nhận định pháp tắc duyên sinh, rồi lại căn cứ vào pháp tắc duyên sinh
để phê phán sự vật một cách có lý luận và thực tiễn” [37, tr.31].
Công trình Đạo Phật và đời sống hiện đại của K. Sri Dhammananda một học giả uyên bác và cũng là Đại lão Hòa thượng tăng thống Mã Lai
(Thích Tâm Quang dịch, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) bao
gồm các bài giảng về đạo Phật và đời sống hiện đại, quan niệm về Thượng
Đế, đức Phật, từ bỏ thế tục, niềm tin và sự hành đạo tại Ấn Độ thời cổ đại,
các thuật ngữ trong tôn giáo... Tác giả đã chứng minh rõ quan điểm cũng như
việc triển khai của đạo Phật trên mọi lĩnh vực của đời sống hiện tại như tư
tưởng về xã hội, kinh tế, an sinh, khoa học, môi sinh. Đặc biệt trong phần nói
về đạo đức và xã hội, tác giả khẳng định: trong đạo Phật, ta thấy một hệ
thống đạo đức toàn diện. Nó thích hợp cho mọi tầng lớp: với người bình
thường, nó cung cấp một quy tắc luân lý, một sự thờ phụng đầy đủ và một
niềm hy vọng một cuộc sống tại thiên đường; với người nhiệt tình sùng đạo,
nó là một hệ thống tư tưởng trong sạch, một triết lý cao thượng và những lời
giáo huấn về đạo đức đưa đến giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau. Như vậy, ở
đây, tác giả nhấn mạnh giáo lý căn bản của đạo Phật vẫn là sự tự thanh tịnh
hóa con người. Sự tiến bộ về tinh thần không thể đạt được cho một người
không có một cuộc sống trong sạch và từ bi. Đức Phật chỉ cho các đệ tử thấy
trên thế giới này cái gì là phải, cái gì là trái, cái gì tốt, cái gì xấu. Cuốn sách
có ý nghĩa tham khảo cho luận án. Tuy nhiên, đây chỉ là những bài giảng rất
ngắn gọn của một vị hòa thượng cho các đệ tử của mình, do vậy, những
chứng minh cho vai trò của đạo Phật trong đời sống hiện đại còn rất sơ sài.
Trong những nhà nghiên cứu Việt Nam về Phật giáo, đầu tiên phải kể
đến tác giả Trần Trọng Kim với 3 công trình tiêu biểu là Phật lục ( Nxb Lê
Thăng, Hà Nội, 1940). Công trình này khái quát về đạo cứu thế của nhà Phật,

12



ý nghĩa thờ phụng chư Phật và Bồ tát trong chùa cùng với các điển tích Phật
giáo); Phật học ( Nxb Tôn giáo, 2007) giới thiệu về đạo cứu thế của nhà Phật,
ý nghĩa thờ phụng chư Phật và Bồ tát ở trong chùa; cách bài trí tượng Phật ở
một số chùa tiêu biểu ở Việt Nam và Phật giáo ( Nxb Tôn giáo, 2010) trình
bày khái quát về lịch sử của đạo Phật, những điều cốt yếu trong Phật pháp và
mối quan hệ của đạo Phật với cuộc sống nhân sinh; sơ lược về thuyết thập nhị
nhân duyên của Phật giáo, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa. Công
trình đã cung cấp khá nhiều thông tin có giá trị về các điển tích, những liên hệ
căn bản của Phật giáo với đời sống xã hội qua đó thể hiện sự tác động của nó.
Cũng không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Đăng Thục với bộ ba
tác phẩm: Lịch sử triết học phương Đông (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
1991), trong đó, tác giả đã dành hẳn một tập (tập 3) để khảo cứu về triết học
Ấn Độ, từ Phật đà đến Phật nguyên thủy. Không sa đà vào các tiểu tiết lịch
sử, tác giả đã trình bày thẳng vào bốn nội dung căn bản trong giáo lý Phật
giáo, đó là: Tứ diệu đế, thuyết về ngã, nghiệp báo luân hồi, ba thế giới và ý
nghĩa của Niết bàn. Những nội dung giáo lý này, theo đánh giá của tác giả,
như một phương thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhất: “đáp trúng lời kêu gọi của
nhân dân bằng sự đi tìm phương thuốc cứu chữa cho đau khổ ở cái Pháp
(Daharma)” [100, tr.189]..
Công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Viện Triết học thuộc Ủy ban
Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản (Nxb. Khoa học Xã hội, 1988), là công
trình trình bày tương đối kinh điển về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du
nhập (đầu Công nguyên) đến nửa đầu thế kỷ XX qua các giai đoạn, từ dòng
thiền thứ nhất (Tì-ni-đa-lưu-chi và Pháp Hiền) đến dòng thiền thứ hai (Vô
Ngôn Thông, Cảm Thành và Thiện Hội); từ Phật giáo thời Ngô, Đinh, Tiền
Lê đến thời Lý- Trần; từ Phật giáo thời Hậu Lê đến thời Tây Sơn, triều
Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc.v.v. Mặc dù là công trình trình bày về lịch sử

13



du nhập và phát triển cũng như các giai đoạn thăng trầm của Phật giáo Việt
Nam, nhưng công trình này cũng khắc họa được nhiều nét tiêu biểu sự ảnh
hưởng, tác động của tư tưởng Phật giáo đến các nhà tư tưởng Việt Nam qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau, như: “ảnh hưởng của Phật học đã vào thơ
Nguyễn Trãi làm phong phú tâm hồn, tình cảm…làm nên khía cạnh từ bi đã
hun đúc trong Nguyễn Trãi lòng yêu nước, thương dân” [101, tr.277]... . Cùng
mục đích làm rõ lịch sử của Phật giáo ở Việt Nam, bộ sách Lịch sử Phật giáo
Việt Nam của Lê Mạnh Thát, gồm 3 tập (Nxb TPHCM, 2005, 2006) đã phác
họa một cách rõ nét diện mạo của Phật giáo Việt Nam qua những đặc điểm và
các trường phái cơ bản, bắt đầu từ Phật giáo thời Hùng Vương cho đến Tuệ
Trung thượng sĩ và vua Trần Thánh Tông. Sự biên soạn công phu của tác giả
của công trình này đã cung cấp nhiều nội dung cơ bản trong giáo lý và các
truyền thuyết của Phật giáo Việt Nam như: Từ Khâu-đà-la, Man Nương, đức
Phật Pháp Vân….đến các cao tăng như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Huệ
Lâm, Không Lộ, Giác Hải, vua Trần Thái Tông, Quốc sư Phù Vân, Tuệ Trung
thượng sĩ và vua Trần Thánh Tông.v.v..
Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, không thể không kể ra những vị
chân tu, có đóng góp nhiều cho Phật pháp và xã hội trên con đường tu tập của
mình. Liên quan đến nội dung này phải kể đến Nguyễn Lang với 3 tập Việt
Nam Phật giáo sử luận ( Nxb Văn học, 2010)… Đây là những công trình
nghiên cứu mà tác giả đã rất thành công khi trình bày khéo léo tiểu sử của các
vị tu hành với những dấu ấn tư tưởng của họ để khắc họa nên dáng nét riêng,
là linh hồn, là bản sắc của Phật giáo Việt Nam. Nó làm sống dậy không khí
cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, làm nên
một bức tranh sống động của Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ
XIX, là nguồn tài liệu có giá trị trong tham khảo những biến chuyển của Phật
giáo Việt Nam qua các thời kỳ và những tác động cũng như ảnh hưởng không
nhỏ của nó xã hội Việt Nam trong lịch sử.


14


Cuốn Đại cương triết học Phật giáo của Thích Đạo Quang, Nxb Hương
Sen (không rõ năm xuất bản) lại bàn sâu về nội dung giáo lý của Phật giáo ở
khía cạnh triết học. Đây là cuốn sách do một nhà tu hành biên soạn, dựa trên
những giáo lý căn bản của Phật giáo, nhưng được triển khai dưới góc nhìn
triết học. Cuốn sách chia thành ba tập: Tập thứ nhất, Tự luận; Tập thứ hai,
Bản luận; Tập thứ ba, Các luận, đã luận giải một cách khái quát những nội
dung tư tưởng căn bản của Phật giáo như: thuyết duyên khởi; thuyết thật
tướng; vấn đề giải thoát…v..v..
Bàn về đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã
rất cố gắng khi từ những biểu hiện sinh động trong thực tiễn của Phật giáo
Việt Nam khái quát nên những điểm nhấn đặc thù. Trong công trình Về tín
ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (Nxb.
Khoa học Xã hội, 1998), nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh với bài viết Về
hai đặc điểm Phật giáo Việt Nam đã bàn sâu về hai đặc điểm cơ bản của Phật
giáo Việt Nam, đó tính dân gian và tính thống nhất. Theo tác giả, hình tượng
ông Bụt của truyện cổ dân gian phản ánh khá rõ nét tính dân gian của Phật
giáo. Tính dân gian tập trung trong tư tưởng từ bi của Phật giáo, diễn đạt dân
gian là cứu khổ cứu nạn. Trong thời kỳ triều đình phong kiến đề cao Nho giáo
thì chùa làng vẫn tồn tại (cho đến tận ngày nay) - đó chính là Phật giáo dân
gian. Tác giả giải thích Phật giáo từ phía Đông được truyền bá theo hai con
đường (hay 3 con đường, 2 hướng), gọi là Bắc truyền và Nam truyền. Trước
đây có lúc dùng từ Bắc tông và Nam tông thay vì Bắc truyền và Nam truyền,
thường đồng nhất Bắc tông với Đại thừa và Nam tông với Tiểu thừa, nhưng
thực tế không phải như vậy. Nguyễn Duy Hinh cho rằng, ở Việt Nam không
có sự khác biệt tông phái rõ rệt như ở các nước khác, vì vậy, có thể nói, Phật
giáo Việt Nam có tính thống nhất. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh: “khi
nghiên cứu và ứng xử với Phật giáo nước ta hiện nay không thể không nhận


15


thức đầy đủ về những chỗ đồng và bất đồng trong phong trào tôn giáo vốn lâu
đời gắn bó với dân tộc đó” [102, tr.229]. Không dừng ở đó, trên con đường
khái quát hiện tượng trong thực tiễn, qua công trình Tư tưởng Phật giáo Việt
Nam (Nxb. Khoa học xã hội, 1999), Nguyễn Duy Hinh còn muốn đi sâu
nghiên cứu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nhằm lý giải những đặc
điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam được xây dựng với tư cách là một sản
phẩm tôn giáo được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản
địa, có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập. Đặc biệt trong công trình này, tác giả
cũng đã bước đầu giới thiệu một số bộ kinh điển tiêu biểu của Phật giáo như
kinh Bát Nhã, kinh Thủ Lăng Nghiêm với tư cách là sự chuyển tải nội dung
giáo lý cơ bản của Phật giáo được đề cập tới trong chương trình Phật học của
các trường học Phật giáo. Những nhận định về Phật giáo được ông tiếp tục
triển khai trong công trình Một số bài viết về tôn giáo học (Nxb. Khoa học Xã
hội, 2007). Công trình này đi sâu nghiên cứu và khái quát những vấn đề về lý
luận tôn giáo học, tiếp tục phân tích sự hình thành và phát triển của Phật giáo
ở Việt Nam, làm rõ hơn các đặc điểm của Phật giáo Việt Nam.
Cũng với mục đích này, tác giả Nguyễn Quốc Tuấn trong công trình: Vai
trò của Phật giáo Việt Nam đối với sự phát triển bền vững của đất nước
(2008) đã khái quát nên bốn đặc điểm của Phật giáo, đó là, thứ nhất, Phật giáo
là một tôn giáo không đi ngược lại với lợi ích của chính con người cá nhân và
con người dân tộc…; thứ hai, đạo Phật là một khoa học, khoa học về đời sống
nội tâm và cải biến nội tâm; thứ ba, khác với nhiều luận thuyết và giáo lý lấy
sự phụ thuộc bên trên làm căn bản, đạo Phật lấy chính nội tâm con người làm
căn bản; thứ tư, giáo pháp của đức Phật còn dạy và hướng dẫn con người lòng
từ bi, thương đồng loại vô bờ bến, đó là đặc tính chủ yếu nhất của đạo Phật.
Nghiên cứu chuyên về Phật giáo Bắc tông có công trình Lược sử Phật

giáo Bắc tông ở các nước trên thế giới của Trần Khánh Dư (Nxb. Tôn giáo,

16


2012), tiếp theo cuốn Lược sử Phật giáo các nước theo hệ Nam truyền ở các
nước trên thế giới (cùng một tác giả), cuốn sách này giúp cho người đọc có
cái nhìn vừa tổng thể, vừa chi tiết về lịch sử phát triển, du nhập của Phật giáo
nói chung và Phật giáo Bắc tông nói riêng trên thế giới với những đặc trưng ở
từng giai đoạn phát triển, từng quốc gia mà nó du nhập. Không chỉ thuần túy
về khía cạnh lịch sử phát triển, qua cuốn Lược sử Phật giáo Bắc tông ở các
nước trên thế giới, tác giả cho chúng ta trải nghiệm những khảo cứu tổng thể
sự tác động của Phật giáo đến các thiết chế văn hóa ở mỗi quốc gia, vùng lãnh
thổ, cộng đồng xã hội nơi mà nó du nhập và phát triển: Từ lịch sử du nhập
đến các mốc phát triển, từ nguồn gốc du nhập cho đến quá trình phân tông lập
phái, từ tác động của đạo đức Phật giáo đến ứng xử xã hội, từ ảnh hưởng văn
hóa đến giáo dục, từ văn học nghệ thuật, mỹ thuật đến hoạt động từ thiện xã
hội, từ những chủ trương xây dựng tổ chức giáo đoàn Phật giáo trong các thời
kỳ đến các chính sách tôn giáo của các quốc gia… tất cả đều được tác giả
phản ánh một cách khách quan, logic và hệ thống. Với hiểu biết sâu sắc về
Phật giáo và ngôn ngữ Phật giáo cùng khả năng diễn giải tự nhiên dễ hiểu, tác
giả đã đưa người đọc tiếp cận bức tranh tổng thể về Phật giáo Bắc tông ở các
nước trên thế giới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và sâu sắc.
1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
Trong những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, ngoài các
văn bản thư tịch gốc như: Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh (Nxb. Khoa
học Xã hội, 1993), Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (Nxb Văn học, 1972),
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (Nxb.Văn học, 1971) .v.v… đã nghiên cứu
và mô tả những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt còn có một số công
trình nghiên cứu về lĩnh vực này như công trình Tiếp cận tín ngưỡng dân dã

Việt Nam (Nxb. Văn hóa dân tộc, 1994) của tác giả Nguyễn Minh San. Trong
công trình này, trước khi đi vào phân tích những hiện tượng tín ngưỡng dân

17


dã tiêu biểu của người dân Việt, tác giả đã nêu ra khái niệm về tín ngưỡng,
một khái niệm còn đang gây nhiều tranh luận về định nghĩa. Theo tác giả:
“Tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một sức
mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho
một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức được.
Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa của con người được hình thành tự phát
trong mối quan hệ giữa con người với chính mình, với người khác và với thế
giới tự nhiên” [62, tr.7]. Tác giả giải thích khái niệm “tín ngưỡng dân dã” là
để chỉ chung các loại hình tín ngưỡng (bao gồm tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người), và chữ “dân dã”
còn có ý khẳng định về tính nguyên sơ/ nguyên thủy, tính phổ biến, tính quần
chúng của tín ngưỡng. Như vậy, theo Nguyễn Minh San, tuy có nhiều loại
hình tín ngưỡng khác nhau nhưng chúng đều hình thành và vận hành trên cơ
sở hai yếu tố cơ bản là cái Thiêng của đối tượng được tín ngưỡng/ sùng kính
và đức tin của đối tượng có tín ngưỡng/sùng kính. Cái thiêng và đức tin là cốt
lõi của tín ngưỡng, mà thiếu chúng, không thể có tín ngưỡng. Chính đức tin
vào tín ngưỡng của mình đã giúp cho người Việt không chỉ bảo lưu mà còn
tiếp nhận, hòa đồng với những tôn giáo ngoại lai, biến nó thành yếu tố văn
hóa của dân tộc: “Niềm tin của người Việt Nam vào tín ngưỡng rất mãnh liệt.
Vì thế, trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác
(mà cụ thể là với các tôn giáo tín ngưỡng từ bên ngoài truyền vào), người Việt
vẫn giữ và tin theo những tín ngưỡng của mình. Song, do bản tính người Việt
rất cởi mở, cầu thị và không kỳ thị tôn giáo (…) nên đã tiếp nhận những yếu
tố tích cực, phù hợp của các tôn giáo - tín ngưỡng khác và biến những yếu tố

đó trở thành một thành tố của tín ngưỡng Việt Nam” [62, tr.714]. Tuy nhiên,
người Việt Nam thực hành tín ngưỡng ngoài niềm tin như một biện pháp bảo
trọng cuộc sống (của mỗi cá nhân, gia đình và cả cộng đồng) mong được yên

18


lành, cũng như là một biện pháp “kỹ thuật” phụ trợ thêm vào các biện pháp
khoa học kỹ thuật lao động sản xuất khác nhằm đem lại mùa màng bội thu,
còn là một phương thức để họ thực hành và di dưỡng đạo đức, luân lý. Vì thế,
tín ngưỡng của người Việt Nam chỉ nhằm cho cuộc sống hiện tại, hiện hữu
nơi trần thế của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Sau khi làm rõ nội hàm của khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng dân dã,
tác giả Nguyễn Minh San đi vào khảo sát và trình bày một cách hệ thống về
một số tục lệ và biểu hiện của tín ngưỡng dân dã của các dân tộc ở Việt Nam
ở khắp các vùng miền trong cả nước như tục thờ Mẫu, Tứ Pháp, thờ Bà chúa
Thượng Ngàn, Bà chúa Kho, Bà chúa Liễu Hạnh, về yếu tố nước trong các lễ
thức dân gian, về Bà chúa Kho và tục vay tiền xin lộc thánh, về tục đốt vàng
mã, về linga và yoni ở Tháp Bà - Nha Trang …. Gần gũi với đề tài luận án,
chúng tôi đặc biệt chú ý đến phần viết về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tác giả
Nguyễn Minh San đã tiến hành phân loại các vị Mẫu được thờ phụng căn cứ
vào thần tích, sử liệu và góc độ tiếp cận; khảo cứu sự thể hiện yếu tính nữ
trong một số thành phần của kiến trúc điện Mẫu, về trang trí quanh bàn thờ
Mẫu, về điện thần Mẫu và nghi thức thờ cúng. Đây là những tư liệu quan
trọng để tác giả luận án triển khai nghiên cứu của mình.
Toan Ánh, trong công trình Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển
thượng) (Nxb.Trẻ, 2005) lại thiên về giới thiệu nghi lễ thờ cúng theo tín
ngưỡng, phong tục cổ truyền tôn giáo Việt Nam: thờ phụng tổ tiên, tôn giáo,
ngày giỗ, bàn thờ gia tiên, thờ các vị thần tại gia, nơi thờ tự công cộng, biến
thể của Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo...

Trong một loạt các công trình giới thiệu một cách có hệ thống về các
biểu hiện cũng như cách phân chia các loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam, phải
kể đến công trình của Vũ Ngọc Khánh với Tín ngưỡng dân gian Việt Nam
(Nxb. Văn hóa dân tộc, 2001), Trong công trình này, tác giả khảo cứu lịch sử

19


một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là lễ thức gia đình (như: bàn
thờ gia tiên, ngày giỗ, văn khấn, thần tài, tiền chủ…) và một số thần linh được
thờ cúng. Công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô
Đức Thịnh chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, 2001) cũng đã phác họa một số
hình thức tín ngưỡng dân gian và hình thức văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam;
đồng thời khát quát mối quan hệ giữa tôn giáo tín ngưỡng với văn hóa nghệ
thuật dân gian. Trong công trình này, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng
Thành hoàng, đạo Mẫu, tục thờ Bà chúa Ngọc, tín ngưỡng Đức Thánh Trần,
Chử Đạo Tổ và tín ngưỡng nghề nghiệp (bao gồm tín ngưỡng nông nghiệp,
tín ngưỡng ngư nghiệp và tín ngưỡng bách nghiệp tổ sư) được tập trung khảo
cứu. Công trình Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt tại nhà và
chùa, đình, đền, miếu, phủ do Hồ Đức Thọ sưu tầm và biên soạn (Nxb. Văn
hoá Thông tin, 2005) là công trình dựa trên sự mô tả các diễn tiến nghi lễ thờ
cúng dân gian để trình bày một số nét về bản chất và đạo lý gia tộc, hướng
dẫn cách chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ thờ cúng tại nhà, chùa, đình, đền,
miếu, phủ và một số đền miếu phủ tiêu biểu tại Việt Nam.
Công trình Thần, người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường (NXb. Văn
hóa Thông tin, 2005) là một công trình tương đối đặc sắc khi đã vạch lại chi
tiết lịch sử biến chuyển các quan niệm thần linh của người Việt. Không chỉ là
một công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của
người Việt trong đời sống tâm linh, Thần, người và đất Việt còn là một bức
tranh đa sắc về các hệ thống thần linh Việt, mỗi trang sách như một mảng

màu miêu tả những biến chuyển văn hóa ẩn sâu dưới lớp hỗn độn của thần
thoại, huyền sử và tín ngưỡng. Từng gương mặt nhiên thần rũ bỏ vàng son tô
vẽ, trở lại nét nguyên sơ trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa linh thiêng
để hiểu rằng thẳm sâu trong tâm thức người Việt luôn có một quan niệm về sự
tồn tại thế giới siêu nhiên. Thần, người và đất Việt đã không dừng lại ở những

20


khảo sát hệ thống thần linh thuở sơ khai, mà còn đặt những bước đi đầu tiên
trong việc làm sáng tỏ chiều hướng kết tập thần linh mới. Đây là những
nghiên cứu dưới góc độ phân tích các đổi thay của tín ngưỡng, tôn giáo thiên
về chuyển hóa hơn là tan biến, với những đổi thay nghi thức phụng thờ đi đôi
với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những niềm tin mới phát xuất
từ sự gặp gỡ với những văn hóa ngoại lai.
Nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngoài các nghiên cứu có
tính phổ quát về diện mạo của tín ngưỡng dân gian ở tầng bậc phổ quát, đồng
thời cũng có nhiều học giả với những công trình nghiên cứu chuyên biệt sâu
về các hình thức cụ thể khác nhau của tín ngưỡng người Việt như Tín ngưỡng
Thành hoàng Việt Nam (Nxb. Khoa học Xã hội, 1996) là kết quả nghiên cứu
rất công phu của Nguyễn Duy Hinh về tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt
Nam. Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách hệ thống về nguồn
gốc, ý nghĩa, hình thức, sự tích… và việc thờ các vị Thành hoàng ở từng địa
phương. Ngoài ra, tác giả đã cho thấy hiện nay trên thế giới có nhiều cách
hiểu về tín ngưỡng qua các tài liệu như: Đại bách khoa thư của Anh, Những
hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo của Émile Durkheim, Tìm hiểu đời
sống tôn giáo của Frederik J. Streng,…
Tác giả Ngô Đức Thịnh với công trình Đạo Mẫu Việt Nam (Nxb. Thế
giới, 2012), đã coi thờ Mẫu không chỉ là một hiện tượng khá phổ biến trên thế
giới mà ở Việt Nam nó đã định hình thành một thứ tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ

thần) của riêng mình. Với tư cách là đạo Mẫu ở Việt Nam: “Đạo Mẫu Việt
Nam đã trở thành một khái niệm khoa học thực sự” [90, tr.10]. Vì thế, đạo
Mẫu trong công trình này không chỉ được nghiên cứu với tư cách là một tín
ngưỡng cụ thể của người Việt, mà quan trọng hơn là: “Nghiên cứu Đạo Mẫu
từ khía cạnh xã hội và con người, từ cộng đồng tới cá nhân” [90, tr.11], mô tả
nó sinh động như chính đời sống thực của nó. Sau nhiều năm trăn trở, với

21


mong muốn có được một công trình nghiên cứu về đạo Mẫu một cách đầy đủ,
hệ thống, khách quan nhất, đến lần tái bản thứ tư thì công trình Đạo Mẫu Việt
Nam được coi là công trình có tầm rộng và chứa đựng nội dung tín ngưỡng,
văn hóa rất phong phú và sâu sắc. Công trń h khảo cứu cơ bản và toàn diện về
tín ngưỡng tôn giáo cũng như các giá trị văn hóa đã được tích hợp xung quanh
đạo Mẫu. Nó không chỉ trình bày hệ thống thờ Mẫu và các hiện tượng thờ
Mẫu ở các địa phương mà nó được triển khai trình bày hệ thống thờ Mẫu ở
các cấp độ và dạng thức khác nhau để vừa thể hiện tính thống nhất trong niềm
tin tín ngưỡng lại vừa thể hiện tính đa dạng của đạo Mẫu Việt Nam. Chính
những nội dung nghiên cứu của công trình này cung cấp nhiều dẫn chứng sinh
động cho phần phân tích của luận án về biểu hiện mối quan hệ giữa Phật giáo
và tín ngưỡng dân gian tích hợp trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong Đạo Thánh ở Việt Nam ( Nxb. Văn hóa
Thông tin, 2001) lại nghiên cứu thiên về tín ngưỡng thờ Thánh ở nước ta.
Công trình trình bày một cách hệ thống về sự tích, lễ hội, tập tục của đạo
Thánh trong nền văn hóa dân tộc. Công trình Nghi lễ thờ cúng truyền thống
của người Việt tại nhà và chùa, đình, đền, miếu, phủ do Hồ Đức Thọ sưu tầm
và biên soạn (Nxb. Văn hoá Thông tin, 2005) trình bày một số nét về bản chất
và đạo lý gia tộc, hướng dẫn cách chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ thờ cúng
tại nhà, chùa, đình, đền, miếu, phủ và một số đền miếu phủ tiêu biểu tại Việt

Nam. Luận án tiến sĩ triết học của Trần Đăng Sinh Những khía cạnh triết học
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001 (đã xuất
bản thành cuốn sách cùng tên, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002) lại chủ yếu tìm
hiểu nguồn gốc, bản chất và những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Từ thực trạng việc thờ cúng
tổ tiên diễn ra, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát

22


huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên trong nhân dân. Một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam như
tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng… cũng được Nguyễn Duy Hinh
nghiên cứu và tập hợp trong cuốn sách Một số bài viết về tôn giáo học đã nêu.
Ngoài ra, còn có các công trình: Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn
hoá dân gian ở Việt Nam của Đinh Gia Khánh, Ghi chú thêm về tín ngưỡng
Thích Đế (Indra) ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, 1992 của
Hà Văn Tấn; Tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa dân gian, Nxb Thời đại,
2012 do Ngô Đức Thịnh chủ biên.v.v… đều là những công trình trình bày và
phân tích những biểu hiện khác nhau trong sinh hoạt tín ngưỡng của người
Việt từ lịch sử cho đến hiện nay.
1.3. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và
tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam trước hết là nghiên cứu lý thuyết về sự thích ứng của tôn giáo ngoại lai
vào văn hóa Việt. Trong sự tiếp biến này, không những các sinh hoạt tín
ngưỡng của người Việt không bị mất đi mà nó còn được mang thêm những
sắc thái sinh động mới khi Việt hóa các tôn giáo bên ngoài trên đất Việt. Lý
giải về sự tiếp biến của Phật giáo vào văn hóa Việt, các nhà nghiên cứu cho

rằng, từ rất lâu, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do đặc điểm tâm
thức của người dân Việt, nên ít tôn giáo, tín ngưỡng nào có thể tồn tại độc lập,
mà thường có sự dung hội với nhau. Sự dung hội giữa tôn giáo và tín ngưỡng
dân gian (đặc biệt là Phật giáo) là một vấn đề đã được hầu hết các nhà nghiên
cứu đồng thuận và khẳng định, nó cũng được nhắc nhiều trong những bài viết
của họ; Song, đặt thành một vấn đề nghiên cứu độc lập và cụ thể thì hầu như
lại không nhiều nghiên cứu. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong bài viết Một số
vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam in trong công trình Về tín

23


ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay (Nxb. Khoa học xã hội, 1998), khẳng
định: “Bất cứ tôn giáo nào muốn đứng vững ở Việt Nam đều phải tiếp biến rất
mạnh mẽ qua đạo tổ tiên hay rộng ra là phải Việt Nam hóa để trở thành một
yếu tố văn hóa dân tộc” [102, tr.145- 146]. Tác giả Đỗ Quang Hưng, trong bài
viết: Những giá trị văn hóa trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng (chương VI
trong công trình: Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam do Ngô Đức
Thịnh làm chủ biên) đã khẳng định văn hóa Phật giáo đã trở thành một thành
tố của văn hóa Việt Nam. Tác giả cho rằng: Phật giáo Việt Nam đã Việt hóa
theo hướng văn hóa hóa - một thứ “Phật giáo văn hóa”.
Các công trình nghiên cứu, tuy với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng
đều thiên về khẳng định những ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo đến văn hóa
Việt trên nhiều lĩnh vực. Tác giả Thích Đồng Bổn, với công trình Những tập
tục dân gian chịu ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa là một trong không nhiều
công trình chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo (Đại thừa) và
những tập tục (song chủ yếu là ở vùng Nam Bộ), đã nhấn mạnh những thay
đổi cả trong nghi lễ và quan niệm của những người thực hành tín ngưỡng dân
gian sau khi chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Tác giả Nguyễn Quang Lê, qua
công trình Nhận diện bản sắc văn hoá qua lễ hội truyền thống người Việt

(Nxb. Khoa học Xã hội, 2011) đã nghiên cứu lớp văn hoá bản địa, lớp giao
lưu văn hoá với Phật giáo, với Đạo giáo, với Nho giáo, với tín ngưỡng của
người Chăm trong bản sắc văn hoá người Việt thông qua lễ hội truyền thống,
lễ hội chùa, lễ hội thờ các vị thánh bất tử và Đức Thánh Trần...
Tác giả Nguyễn Hồng Dương, trong khi luận bàn về mối quan hệ giữa
tôn giáo và văn hóa trong công trình Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và
phát triển (Nxb Khoa học Xã hội, 2004) cho rằng Phật giáo có những đóng
góp rất quan trọng đối với văn hóa và phát triển ở Việt Nam trên những lĩnh
vực như tư tưởng, văn học, nghệ thuật, kiến trúc - điêu khắc. Nó cũng chứng

24


×