Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động
đất mặt nước sông, hồ phục vụ công tác quản lý
đất đai huyện Ba Vì thành phố Hà Nội
Dương Thị Lan Anh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 60 85 01 03
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân
Năm bảo vệ: 2014
Abstract: Tổng quan cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc đánh giá
biến động đất mặt nước sông, hồ. Trình bày cơ sở lý thuyết viễn thám và hệ thống thông tin địa
lý (GIS). Khái quát các đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các yếu tố ảnh hưởng tới
biến động đất mặt nước sông, hồ. Ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập các bản đồ hiện trạng
đất mặt nước sông, hồ ở một số thời điểm. Nghiên cứu ứng dụng GIS thành lập bản đồ biến động
đất mặt nước sông, hồ, tỉ lệ 1:50.000 khu vực huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 19952003-2011. Phân tích, đánh giá chi tiết diện tích biến động đất mặt nước sông, hồ. Xác định các
nguyên nhân gây ra biến động và đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đất mặt nước sông, hồ phục
vụ cho công tác quản lý đất đai tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Keywords: Viễn thám; Thông tin địa lý; Hà Nội; Quản lý đất đai.
Content:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó tác động đến sự phát triển kinh tế - xã
hội và ổn định chính trị của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai sao
cho hợp lý, hiệu quả và bền vững nhất. Vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững là mục tiêu chung của các nước hiện nay.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội trong những
năm gần đây, xây dựng thuỷ lợi cùng với sự phát triển đô thị diễn ra nhanh chóng và phức tạp,
việc quản lý, sử dụng đất mặt nước sông, hồ ở địa phương chưa được sát sao dẫn đến việc xâm
chiếm lòng sông, hồ diễn ra phổ biến rất khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Hệ quả là diện
tích đất mặt nước dần bị thu hẹp, dòng chảy bị biến dạng, ô nhiễm môi trường nước … Do đó để
đánh giá được sự biến đổi diện tích đất mặt nước sông, hồ thì việc xây dựng bản đồ biến động
đất mặt nước sông, hồ là rất cần thiết, làm tiền đề cho việc xây dựng hồ sơ nguồn nước và là một
cơ sở quan trọng giúp cho công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước đạt hiệu quả.
Kết hợp với tư liệu ảnh viễn thám với những ưu việt là tính cập nhật và đồng bộ về thông
tin, tính khái quát hóa tự nhiên các đối tượng và khả năng phủ trùm rộng, cùng với sự phát triển
mạnh về hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographical Information Systems) có khả năng thu
thập, cập nhật, quản trị và phân tích, thể hiện dữ liệu địa lý phục vụ các bài toán ứng dụng có liên
quan tới vị trí địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác
quản lý đất đai.
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh
giá biến động đất mặt nước sông, hồ phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Mạnh Cường (2003) Viễn Thám và hệ
thống thông tin địa lý ứng dụng, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Thận. Cơ sở hệ thống thông tin địa lý. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, 1999
3. Nguyễn Xuân Lâm, Cơ sở viễn thám và điều vẽ ảnh, các bài giảng của Trung tâm Viễn thám.
4. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Đình Hòe, Trần Văn Thụy, Uông Đình Khanh, Lại Văn Cầm
(1997), Viễn Thám trong nghiên cứu tài nguyên Môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội.
5. Nhữ Thị Xuân, Đinh Bảo Hoa, Nguyễn Thúy Hằng, 2004, Đánh giá biến động sử dụng đất
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội giai đọan 1994-2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết
hợp GIS, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục bảo vệ môi trường, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(2003), Chương trình Quốc gia về bảo tồn và quản lý đất ngập nước, Hà Nội.
7. Trung tâm Viễn thám, Bộ Tài nguyên và môi trường, 2003, Ứng dụng công nghệ Viễn thám
trong các lĩnh vực: Địa chính, đo đạc bản đồ và tài nguyên môi trường.
8. Phạm Quang Vinh, 2005, Khả năng phối hợp hệ xử lý ảnh số và hệ thông tin địa lý nhằm nâng
cao chất lượng thành lập bản đồ hiện trạng sử dung đất, luận án tiến sỹ kỹ thuật, trường Đại học
Mỏ - Địa chất.
9. Quy định về thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, theo quyết định số 22/2007/QĐBTNMT.
10. Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2012, 2013 NXB thống kê - Hà Nội
11. M. Kasser, Y. Egels. Digital Photogrammetry. Taylor & Francis, 2002.
12. Wolf. P. R., Dewitt B.A. Elements of Photogrammetry with Application in GIS. Third
Edition. Mc. Graw Hill, 2000.