HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
QU¶N Lý VèN NHµ N¦íC
T¹I C¸C DOANH NGHIÖP NHµ N¦íC TR£N §ÞA BµN
THµNH PHè §µ N½NG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. KIM VĂN CHÍNH
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong bản luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Kim Đoan
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC
1.1. Nghiên cứu ở trong nước
1.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
8
8
20
22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ
NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1. Khái niệm quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
2.2. Nội dung quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nước
2.4. Kinh nghiệm các nước và bài học rút ra trong quản lý vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
24
24
39
55
60
Chương 3: THỰC TRẠNG VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Khái quát chung về doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.2. Thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
69
69
76
98
107
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
4.1. Dự báo sự phát triển và định hướng quản lý vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
KÕt luËn
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
118
118
128
150
152
153
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CPH
:
Cổ phần hóa
CTCP
:
Công ty cổ phần
DNNN
:
Doanh nghiệp nhà nước
HĐND
:
Hội đồng nhân dân
HĐQT
:
Hội đồng quản trị
KTNN
:
Kinh tế nhà nước
KTTT
:
Kinh tế thị trường
NSNN
:
Ngân sách nhà nước
ROE
:
Tỷ suất sinh lời của vốn
ROA
:
Tỷ suất sinh lời của tài sản
TCT
:
Tổng công ty
TTCK
:
Thị trường chứng khoán
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
UNDP
:
Chương trình phát triển liên hợp quốc
WB
:
Ngân hàng thế giới
WTO
:
Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Hình 1.1:
Tình hình sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
đến cuối năm 2013
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
100% vốn nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
đến 2013
Một số chỉ tiêu về tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2013
Vốn đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2013
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư tại các doanh nghiệp nhà
nước giai đoạn 2010-2013
Nguồn vốn của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng qua các năm
Biến động nguồn vốn tín dụng tại các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng qua các năm
2010-2013
Hệ số bảo toàn vốn của các doanh nghiệp nhà nước trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2013
Lợi nhuận của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý từ 2010-2013
Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý từ 2010-2013
Hệ số thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp giai
đoạn 2010-2013
Tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế tại doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố tính đến năm 2013
Sơ đồ tổ chức Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản
thuộc sở hữu nhà nước
71
73
74
79
79
81
83
84
85
86
88
89
93
61
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình sắp xếp, đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), quản lý vốn nhà nước tại
các DNNN ngày càng được công luận chú ý và được coi là lĩnh vực cấp thiết
cần được nghiên cứu làm rõ về lý luận và thực hành hiệu quả trên thực tế.
Quản lý vốn nhà nước tại các DNNN cũng đã từng bước đổi mới theo hướng
chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang quản lý theo phương thức thị
trường với các mô hình như đầu tư, kinh doanh vốn hoặc thông qua các định
chế đại diện chủ sở hữu phù hợp với các quy luật và nguyên tắc thị trường.
Theo hướng đổi mới này, Nhà nước chỉ thực hiện các quyền và trách nhiệm
đối với DNNN với tư cách là chủ đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ yếu
thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối vốn góp vào DNNN, đồng thời
quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu vốn nhà nước và mối quan hệ giữa người
đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước với người quản lý, điều hành doanh nghiệp
cũng được xác định rõ ràng. Quyền tự chủ của doanh nghiệp như một pháp
nhân độc lập trong các quyết định kinh doanh và các quyết định về tài sản, về
đầu tư, về sử dụng vốn được tôn trọng. Các mô hình quản lý đối với các loại
hình DNNN khác nhau được thử nghiệm và từng bước khẳng định tính hiệu
quả. Những đổi mới này đã tạo điều kiện phát huy sáng kiến, tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, giải phóng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Mặc dù Nhà nước đã có những đổi mới đáng kể trong việc quản lý vốn
nhà nước tại các DNNN, cơ chế quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào
DNNN đã được ban hành và sửa đổi theo từng giai đoạn, đã có khung khổ
pháp lý từ khâu đầu tư đến quản lý, giám sát quá trình sử dụng, hình thức văn
bản có cả luật, nghị định, thông tư; việc phân cấp cũng được quy định khá rõ
ràng..., nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể nhận thấy rằng vẫn
còn quá nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý vốn nhà nước tại DNNN. Điển hình
là mô hình quản lý vốn chưa thống nhất và chưa được thể chế hóa rõ ràng;
2
tình trạng vô chủ trong DNNN; tính vô trách nhiệm trong quản lý vốn nhà
nước tại các DNNN... Hậu quả của tình trạng này là đến nay vẫn chưa rõ trách
nhiệm của các bên liên quan đối với vốn và tài sản tại DNNN, tình trạng đầu
tư kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí, mất vốn, mất khả năng thanh toán, thậm
chí vốn nhà nước bị lạm dụng, trục lợi cá nhân và cuối cùng là nhiều DNNN trở
thành tác nhân gây thất thoát vốn, làm nợ công tăng cao mà ngân sách nhà nước
(NSNN) phải gánh chịu.
Trước bối cảnh kinh tế hiện nay, việc tái cấu trúc DNNN trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết. Cùng với tái cấu trúc về tổ chức và hình thức pháp lý của
doanh nghiệp, việc đổi mới, hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN là
yêu cầu cấp bách đang đặt ra ở cả cấp toàn quốc và cấp các địa phương, nhất là
các địa phương quan trọng có nhiều DNNN và được ủy quyền trực tiếp quản lý
nhiều DNNN.
Đối với Đà Nẵng, thành phố trọng điểm khu vực miền Trung - Tây
Nguyên cũng đang trong quá trình đổi mới quản lý DNNN theo yêu cầu của
Nhà nước về tái cấu trúc DNNN. Song, đây là công việc còn đang rất bộn bề
và chưa tìm ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ, quản lý vốn nhà nước tại các DNNN
ở cấp địa phương không chỉ là việc Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật hay
các mệnh lệnh hành chính để quản lý hoạt động của các doanh nghiệp này,
cũng không chỉ là việc thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà
nước, mà còn là việc quản lý hoạt động đầu tư, hoạt động sử dụng vốn, thực
hiện quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn,... Những nội
dung quản lý vốn nhà nước tại DNNN còn đang được nhận thức, triển khai
thực hiện các giải pháp của Trung ương với những bước đi ban đầu. Về tổng
thể, Đà Nẵng vẫn còn ỷ lại Trung ương về vấn đề này, chưa chủ động tìm tòi
và thử nghiệm những sáng kiến mang tính tích cực. Thậm chí , thành phố còn
chưa kịp thời triển khai thực hiện các quy định luật pháp mới nhất, chưa có sự
thống nhất và phối hợp giữa các cơ quan quản lý có trách nhiệm quản lý vốn,
nhiều nội dung quản lý vốn chưa được nhận thức đúng, thực hiện càng chưa
3
theo quy định và chuẩn mực. Tình hình đó dẫn đến tình trạng lúng túng và
chưa chủ động trong thiết lập cơ chế và các biện pháp quản lý vốn nhà nước
tại các DNNN, hiệu quả kinh doanh vốn ở các DNNN của Đà Nẵng khá thấp.
Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quản lý vốn Nhà nước tại các
doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận án tiến
sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý vốn nhà nước tại các DNNN địa phương trong điều kiện nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung
vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu liên quan đến quản lý vốn nhà nước
tại các DNNN, luận án hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý vốn nhà nước tại các DNNN ở Việt Nam nói chung và DNNN địa
phương nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các DNNN
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, làm rõ những thành công, yếu kém, nguyên
nhân và các vấn đề cần giải quyết nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại
các DNNN trên địa bàn Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý vốn nhà nước của các cơ quan
quản lý nhà nước địa phương với tư cách là chủ sở hữu đối với vốn nhà nước
4
tại các DNNN do Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng quản lý và
đại diện chủ sở hữu.
Đối tượng khảo sát của luận án là các cơ quan quản lý nhà nước đối với
DNNN nói chung và vốn nhà nước tại các DNNN nói riêng. Luận án còn
khảo sát chính những DNNN địa phương do UBND thành phố Đà Nẵng trực
tiếp quản lý. Các DNNN khảo sát là những doanh nghiệp đạt các tiêu chí
DNNN theo Luật Doanh nghiệp 2014.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn góc độ tiếp cận nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu quản
lý vốn nhà nước tại các DNNN với tư cách là quản lý của người đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DNNN, do vậy luận án không nghiên cứu
các nội dung quản lý vốn của bản thân doanh nghiệp với tư cách là chủ thể
tự chủ kinh doanh. Như vậy, góc độ tiếp cận nghiên cứu là nhìn vấn đề
quản lý vốn nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng
quản lý là vốn của nhà nước giao cho các DNNN. Việc quản lý vốn nhà
nước được giới hạn ở 4 nội dung chính: thực hiện đầu tư vốn - giao vốn,
quản lý quá trình sử dụng vốn trong giới hạn thẩm quyền tác động của chủ
sở hữu doanh nghiệp, quản lý phân phối kết quả sử dụng vốn và giám sát
vốn nhà nước tại DNNN.
- Giới hạn đối tượng khảo sát: Trong luận án giới hạn khảo sát loại hình
DNNN theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp 2014, tức là chỉ bao gồm các
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một
thành viên nhà nước thuộc UBND thành phố Đà Nẵng quản lý.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát việc quản
lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với nghĩa
được hiểu là các doanh nghiệp thuộc UBND Đà Nẵng. Như vậy luận án
không nghiên cứu các DNNN Trung ương không do UBND Đà Nẵng quản lý.
- Về thời gian khảo sát từ năm 2010 đến năm 2014. Định hướng, giải
pháp được luận chứng cho giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
5
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác- Lênin, luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung
trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích định tính, định lượng, so
sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích,... Ngoài ra,
luận án còn sử dụng các phương pháp cụ thể để thu thập thông tin nghiên cứu
và đánh giá tình hình quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Cụ thể như sau:
- Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống cho phép luận án làm rõ mối quan hệ biện chứng
giữa cơ chế, chính sách về đầu tư vốn, cơ chế giám sát của chủ sở hữu vốn
với hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn trong DNNN. Từ đó, chọn
lọc kế thừa, hệ thống hóa và bổ sung, phát triển cơ sở lý luận, phân tích, đánh
giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân. Đồng thời đề xuất những giải pháp đồng
bộ cho quản lý vốn nhà nước trong các DNNN.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương, tiết của luận án
để khảo cứu lý luận, phân tích, đánh giá và khái quát thực tiễn, đưa ra các kết
luận nhận định về những căn cứ lý luận và thực tiễn trên mọi phương diện về
quản lý vốn nhà nước trong các DNNN. Đặc biệt phương pháp này được sử
dụng nhiều nhất và có hiệu quả cao trong phân tích, đánh giá các quan điểm
lý luận, các tư liệu, số liệu thu thập được.
- Phương pháp lịch sử và lôgic
Phương pháp này được sử dụng trong tiếp cận và đi sâu nghiên cứu việc
xác định cơ chế, chính sách quản lý vốn nhà nước trong các DNNN phù hợp
với những điều kiện lịch sử cụ thể. Đồng thời, phương pháp này còn có tác
dụng bảo đảm các luận điểm, luận cứ, luận chứng nêu ra trong luận án, tuân
theo trình tự logic, chặt chẽ.
6
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở chương 2 đặc biệt là trong
việc so sánh, làm rõ phương thức quản lý vốn nhà nước trong các DNNN của
các nước và những bài học kinh nghiệm. Phương pháp so sánh cũng được sử
dụng nhiều ở chương 3 để so sánh, đánh giá hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn
trong các hình thức tồn tại của loại hình DNNN qua các thời kỳ khác nhau.
4.2. Nguồn thông tin nghiên cứu
Bao gồm thông tin khoa học trong các công trình nghiên cứu về DNNN
và quản lý vốn nhà nước trong DNNN của các tác giả, tập thể tác giả trong và
ngoài nước; thông tin và số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan
nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước
tại DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và ở Trung ương, báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng qua các năm từ 2009 đến năm 2014.
5. Những đóng góp mới về khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp chủ yếu về mặt
khoa học như sau:
- Làm rõ lý luận về vốn nhà nước, quản lý vốn nhà nước tại các DNNN.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN ở thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích đánh giá quá trình quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014, từ đó chỉ ra những hạn chế
trên các khâu, từ quản lý đầu tư vốn, quản lý sử dụng vốn, quản lý phân phối lợi
nhuận và kiểm tra, giám sát vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó có 3 giải pháp mang tính đột phá,
tác động mạnh đến việc nâng cao hiệu quả quản lý DNNN nói chung, quản lý
vốn nhà nước tại các DNNN nói riêng. Một là, đổi mới chính sách tuyển dụng
7
cán bộ quản lý DNNN theo chế độ thi tuyển hoặc cử tuyển cạnh tranh kết hợp
với cơ chế tiền lương theo hợp đồng. Hai là, bổ sung các tiêu chí đánh giá
hiệu quả kinh doanh của DNNN, đó là tiêu chí về tốc độ phát triển dài hạn và
tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người thực hiện quyền chủ
sở hữu. Ba là, đề xuất cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động
của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chú trọng
hoạt động giám sát tài chính DNNN.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận án đã làm sáng tỏ hơn khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá
và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn nhà nước tại các DNNN. Những vấn
đề mà luận án đề cập, giải quyết góp phần thiết thực vào việc luận giải và đề
xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề liên quan đến quản
lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu thành 4 chương, 14 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
1.1.1. Các nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước và quản lý doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Nghiên cứu về DNNN và quản lý DNNN có rất nhiều các công trình
của các tác giả, tập thể tác giả, các tổ chức trong và ngoài nước. Bao gồm các ấn
phẩm như sách giáo trình, sách chuyên khảo, các bài viết được đăng tải trên các
tạp chí, các bài viết chuyên đề. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau:
- “Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn
1986-2000” của Lee Kang Woo [49] đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ
thống quá trình phát triển, đổi mới DNNN ở Việt Nam, đánh giá những thành
quả, những hạn chế của quá trình cải cách này, đồng thời rút ra những nhận
xét và đề xuất một số kiến nghị về quá trình đổi mới DNNN ở Việt Nam. Xét
về phương diện khoa học, cuốn sách đã hệ thống hóa được một cách khá toàn
diện toàn bộ quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung, đổi mới cơ
chế quản lý nhà nước đối với DNNN nói riêng ở Việt Nam. Việc phân tích,
đánh giá được tác giả phân thành hai giai đoạn: giai đoạn trước đổi mới (từ
năm 1986 trở về trước) và giai đoạn sau đổi mới (từ 1986-2000).
- “Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước - Lý luận, chính
sách và giải pháp” của Vũ Đình Bách [3] đã đề cập đến DNNN trong mối
liên hệ chặt chẽ với thành phần kinh tế nhà nước, việc đổi mới và tăng cường
thành phần kinh tế nhà nước thực chất là đổi mới và tăng cường vai trò của hệ
thống DNNN trong nền kinh tế. Cuốn sách đã hệ thống hóa được các vấn đề
lý luận về DNNN và vai trò của DNNN trong một số nền kinh tế, đặc biệt là
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; phân tích thực
trạng và quá trình cải tiến quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống DNNN ở
9
Việt Nam và đề xuât hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm đổi mới, tăng
cường thành phần kinh tế nhà nước, hệ thống DNNN như: giải pháp về tổ
chức, sắp xếp; giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý đối với DNNN... Cái hay
trong công trình này là bước đầu đã có sự lý giải về kinh tế nhà nước (KTNN)
như một thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của công trình này là các
tác giả đã quan niệm về thành phần KTNN quá hẹp, đồng nhất với DNNN.
- "Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước" của
Ngô Quang Minh, Kim Văn Chính, Đặng Ngọc Lợi [56] đã bước đầu lý giải
về KTNN và vai trò của nó, đặc biệt, công trình đã bước đầu làm rõ mối quan
hệ giữ vai trò chủ đạo của KTNN với vai trò nòng cốt của DNNN. Tuy nhiên,
công trình này còn nhiều điểm gây tranh luận về các bộ phận cấu thành của
KTNN, về cơ chế thực hiện vai trò chủ đạo và cả nội dung vai trò chủ đạo...
- “Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Nguyễn Cúc và Kim
Văn Chính [22] đã làm rõ được bản chất, vai trò, phạm vi hoạt động và sự cần
thiết của sở hữu nhà nước, DNNN trong nền kinh tế thị trường nói chung và
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói
riêng; lý giải được xu hướng phát triển của sở hữu nhà nước trong quá trình
vận động của nền kinh tế; đề xuất hệ thống chính sách và giải pháp nhằm đổi
mới hệ thống DNNN phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Từ đó, đã làm rõ được những vấn đề lý luận hết sức cơ
bản về DNNN và quản lý DNNN đó là: xác định phạm vi sở hữu nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phân biệt được
phạm trù kinh tế nhà nước, sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước...; các
hình thức thực hiện sở hữu nhà nước; cơ chế quản lý DNNN và sở hữu
DNNN... Những kết quả nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu hết sức quý báu
cho những ai đang nghiên cứu về DNNN, đặc biệt là vấn đề quản lý vốn nhà
nước trong DNNN.
10
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nuớc
Quá trình đổi mới quản lý DNNN của Việt Nam thời gian qua bao gồm
nhiều giải pháp và luôn đi liền với chủ trương cổ phần hóa (CPH), trong đó
quản lý phần vốn nhà nước tại các DNNN CPH có ý nghĩa rất quan trọng
nhằm bảo toàn và phát huy vai trò của vốn nhà nước trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Nghiên cứu vấn đề này có: “Quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” của tác giả Nguyễn Thị Thu
Hương [45] đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm quản lý có hiệu
quả vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau CPH. Luận án mới chỉ dừng lại ở
việc đánh giá hiệu quả vốn nhà nước tại các DNNN sau CPH, chưa bao quát
hết được toàn bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước và không đề cập đến
cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp .
Quản lý vốn nhà nước dù bằng cách nào thì cũng theo khuôn khổ pháp
luật. Chính vì vậy, sự xuất hiện chính sách quản lý vốn nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác quản lý vốn nhà nước. Tuy nhiên, quá trình triển khai
thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề. Để tìm giải pháp cho những bất cập này,
trong luận án “Những tồn tại, vướng mắc ở chính sách quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa và một số giải phải khắc phục” tác giả Trần
Xuân Long [53] đã cho rằng, bên cạnh quá trình sắp xếp và CPH DNNN, việc
quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau CPH là một vấn đề cần được
quan tâm và sớm giải quyết nhằm thực hiện đồng bộ quản lý giám sát của nhà
nước trên cả hai vai trò quản lý nhà nước và chủ sở hữu vốn. Cũng trong
nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra có 5 vuớng mắc lớn trong cơ chế quản lý vốn
nhà nước tại doanh nghiệp sau CPH đó là: bất cập trong chính sách đối với
người đại diện; chưa có hướng dẫn cụ thể và hình thức phân phối lợi nhuận;
chưa có đánh giá cụ thể và đầy đủ về việc tập đoàn, tổng công ty cho các công
ty con, công ty liên kết vay vốn; xuất hiện hiện tượng đầu tư đan xen trong
nội bộ tập đoàn, tổng công ty ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư; nhiều
11
doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty cùng hoạt động trong ngành
nghề giống nhau dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau đã ảnh hưởng không nhỏ đến
năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Những vướng
mắc này chỉ được giải quyết nếu có một hành lang pháp lý đồng bộ. Vì vậy,
trong một nghiên cứu khác “Chính sách quản lý vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp sau cổ phần hóa” của tác giả Trần Xuân Long [54] đã khẳng
định, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau CPH chưa có qui định cụ
thể riêng nên dẫn đến công tác quản lý vốn nhà nước trong các doanh
nghiệp sau CPH phát sinh nhiều vướng mắc trong đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước, vấn đề người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau CPH.
Do đó, tác giả đã đề xuất một số hướng hoàn thiện nhằm tạo lập một khuôn
khổ hanh lang pháp lý cho công tác quản lý vốn nhà nước trong doanh
nghiệp sau CPH [54, tr.20-21].
Dưới góc độ nghiên cứu cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các DNNN
cũng thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như:
- Luận án tiến sĩ “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với tổng
công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Xuân Nam [59] đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi
mới cơ chế quản lý vốn và tài sản của các tổng công ty 91 phát triển theo mô
hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
- Luận án “Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà
nước Việt Nam” của tác giả Trần Thị Mai Hương [44] đã đánh giá thực trạng
và đề xuất các giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức hệ thống DNNN và hoàn
thiện môi trường pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phần
vốn Nhà nước tại DNNN. Theo tác giả, để vừa đảm bảo tiến độ thoái vốn, vừa
hạn chế thiệt hại cho Nhà nước đến mức thấp nhất thì bên cạnh việc thực hiện
nghiêm túc các quy định của Nhà nước đang rất cần những tư duy mới, những
cách làm đột phá. Trong đó, cần tăng quyền hạn và trách nhiệm cho lãnh đạo
DNNN và các cơ quan có thẩm quyền. Phải đặt việc bảo toàn vốn nhà nước
12
trên lợi ích tổng thể của nền kinh tế và của cả xã hội. Cần cân nhắc khi doanh
nghiệp bán được vốn sẽ có thêm tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác hiệu quả
hơn, hoặc ít nhất cũng giảm được gánh nặng nợ lãi vay vốn ngân hàng. Đặc
biệt tác giả cho rằng trong bối cảnh hiện nay, bán rẻ có thể DNNN bị mất vốn
nhưng vốn của toàn nền kinh tế không mất đi, nó được chuyển sang cho
người khác và có thể nhờ vậy, nó được sinh sôi, phát triển, đem lại lợi ích lớn
hơn cho đất nước. Vì vậy, để xác định việc thoái vốn có hiệu quả hay không
cần phân tích từng trường hợp cụ thể và xem xét trong một quá trình chứ
không xét tại một thời điểm. Nếu trước kia, một doanh nghiệp đầu tư ngoài
ngành 10 đồng, nay thoái vốn chỉ thu được 8 đồng là lỗ - xét trên giá trị.
Nhưng lấy 8 đồng này để góp vào một doanh nghiệp khác phục vụ ngành kinh
doanh chính và sau đó doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn thì về tổng
thể, vốn vẫn được bảo toàn. Đây được xem là ý tưởng mới có giá trị mà
nghiên cứu sinh có thể nghiên cứu và bổ sung cho Luận án của mình.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Chính sách và cơ chế quản lý
vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020” [8] đã hệ thống hóa
và đánh giá các chính sách, cơ chế quản lý vốn tại các doanh nghiệp ở Việt
Nam thời gian qua. Tuy nhiên đề tài này mới chỉ đề cập chính sách quản lý
vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên góc độ quản lý nhà nước mà không
nghiên cứu trên góc độ quản lý của chủ sở hữu. Bên cạnh đó đề tài cũng chưa
làm rõ được cơ chế giám sát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
- Bài viết “Bản chất của cơ chế thực thi quyền đại diện chủ sở hữu nhà
nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước” của Nguyễn Thị Dung [26, tr.10-13]
theo tác giả, đối với chủ sở hữu là nhà nước, cơ chế thực thi quyền của chủ
sở hữu rất phức tạp, xuất phát từ các vấn đề phải giải quyết là: xác định rõ
thiết chế đóng vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước; quy định nội dung
thẩm quyền của các thiết chế đó; quy định mối quan hệ giữa các thiết chế
đại diện chủ sở hữu với bộ máy điều hành doanh nghiệp; phải có cơ chế
giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước. Ngoài ra theo tác giả, bản chất
13
của cơ chế thực thi quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước trong doanh
nghiệp có vốn nhà nước được thể hiện qua một số đặc điểm sau: thứ nhất,
tính chất của cơ chế thực thi quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước trong
doanh nghiệp có vốn nhà nước là cách thức tổ chức, quản lý hoạt động đầu
tư kinh doanh bằng nguồn vốn nhà nước; thứ hai, cơ sở hình thành cơ chế
thực thi quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp có vốn
nhà nước là: nhà nước là chủ đầu tư vốn; thứ ba, về cách thức thực hiện, cơ
chế thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp có vốn nhà
nước được thực hiện thông qua cơ chế đại diện, cụ thể là thông qua các
thiết chế thuộc bộ máy nhà nước hoặc do Nhà nước thành lập; thứ tư, phạm
vi thực hiện cơ chế thực thi quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước được giới
hạn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Bài viết “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn
nhà nước” của tác giả Trần Ngọc Dương [29, tr.33-34] đã phân tích thực
trạng hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, tác giả đã đề xuất và nhấn mạnh
phải tập trung đổi mới cơ chế, bao gồm: Cơ chế đầu tư - rút vốn: Nhà nước
cần hạn chế đầu tư 100% vốn (thành lập mới doanh nghiệp); thực hiện đầu tư
trực tiếp lồng ghép với đầu tư gián tiếp; quyền rút vốn phải được đảm bảo cả
ở cấp Tổng công ty - Tập đoàn; Cơ chế giao nhận, bảo toàn vốn: việc giao
vốn và gắn trách nhiệm bảo toàn vốn phải theo nguyên tắc kinh doanh, tức là
việc đánh giá chất lượng hoạt động của hội đồng quản trị (HĐQT) phải căn cứ
vào các tiêu chí bảo toàn và phát triển có hiệu quả vốn nhà nước. Cần có cơ
chế gắn trách nhiệm bảo toàn phát triển vốn, sử dụng vốn có hiệu quả với chế
độ đãi ngộ cán bộ. Toàn bộ quyền quản lý, sử dụng, định đoạt vốn vật hóa của
doanh nghiệp phải được trao cho HĐQT TCT/tập đoàn; các cơ chế khác thực
hiện theo nguyên tắc thị trường. Cơ chế quản lý vốn nhà nước hiện hành còn
nhiều khuyết tật chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện Luật Doanh nghiệp
2005. Vì vậy, đổi mới cơ chế này là vấn đề thực sự cấp bách và là trọng tâm
của đổi mới DNNN trong giai đoạn tới.
14
Dưới góc độ nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước, vấn đề này được
các tác giả nghiên cứu và tiếp cận dưới rất nhiều góc độ như:
Theo tác giả Lê Đăng Doanh thì quản lý vốn đã khó mà quản lý vốn
nhà nước còn phức tạp hơn nhiều. Vì vậy theo tác giả “Quản lý vốn cần lộ
trình” [25] đã cho rằng sở hữu nhà nước rất dễ lâm vào mâu thuẫn. Điều này
không ngoại lệ đối với vốn nhà nước trong các doanh nghiệp sau CPH. Điều
này thể hiện ở chỗ phân tán quyền sở hữu cho quá nhiều cấp làm cho tài sản
thuộc sở hữu nhà nước bị xé nhỏ; các cơ quan quản lý vốn theo phương thức
hành chính chứ không theo phương thức thị trường và quản lý DNNN ở Việt
Nam giống như hai trái tim trong một con người, đó là: một trái tim sở hữu và
một trái tim quản lý, thông thường trái tim sở hữu mạnh hơn trái tim quản lý.
Chính những mẫu thuẫn này làm cho công tác quản lý vốn nhà nước sẽ khó khăn
hơn rất nhiều và cần có một lộ trình thích hợp thì mới mong đạt được mục tiêu.
Để phục vụ xây dựng lộ trình quản lý vốn thích hợp, tác giả Phan Hoài
Hiệp: “Đánh giá thực trạng quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp”
[34] đã nghiên cứu khá toàn diện về công tác quản lý vốn nhà nước, vì đã hệ
thống hóa chính sách đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp cũng như
phương thức đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp qua các giai
đoạn. Đặc biệt vấn đề chủ sở hữu và tổ chức bộ máy thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu đối với các công ty nhà nước đã được tác giả chú trọng
nghiên cứu cứu. Những kết luận xác đáng về công tác quản lý vốn nhà nước
vào các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua đã được đưa ra như: chính
sách đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, phương thức quản lý vốn nhà
nước đầu tư vào kinh doanh từng bước được hoàn thiện và đổi mới. Tuy
nhiên, hoạt động đầu tư và phương thức quản lý công ty nhà nước cũng còn
bộc lộ nhiều bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả vốn đầu tư cũng
như hiệu quả hoạt động của các công ty nhà nước. Tuy các phát hiện của tác
giả được đánh giá cao nhưng chưa được áp dụng vào công tác quản lý vốn
nhà nước trong các doanh nghiệp.
15
Bài viết Quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp - Một số kiến nghị
của tác giả Ngô Văn Khoa [47, tr.26-27, 31] để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cần phải tập trung vào một số giải pháp như: cần có quy chế về quyền lợi
và trách nhiệm đối với các địa phương khi có chuyển giao đại diện chủ sở
hữu (CSH) vốn ở doanh nghiệp khác về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh
vốn nhà nước để sớm đưa công ty vào hoạt động; cần ban hành luật về quản
lý sử dụng vốn nhà nước. Vấn đề quản lý sử dụng vốn nhà nước cần được
luật riêng điều chỉnh, bởi các lý do chủ yếu sau đây: nền kinh tế thị trường
đòi hỏi Nhà nước phải quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng công cụ là pháp luật;
Nhà nước quản lý gián tiếp DNNN thông qua khung khổ pháp luật; lượng
vốn của Nhà nước đầu tư cho hoạt động kinh doanh rất lớn.
Ở một góc độ khác, các nhà nghiên cứu quan tâm giải quyết vấn đề
kém hiệu quả trong hoạt động của DNNN, đặc biệt hiệu quả đầu tư vốn nhà
nước vào các doanh nghiệp. Để giải quyết tình trạng đó, nhiều ý kiến cho rằng
cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính doanh nghiệp dưới các cách
thức khác nhau. Tác giả Trần Văn Hiền (2008) đã chỉ rõ sự cần thiết phải đẩy
mạnh công tác giám sát tài chính DNNN trong nghiên cứu “Tăng cường kiểm
tra, giám sát tài chính DNNN” [33, tr.22-24]. Theo ông, quá trình tổ chức sắp
xếp lại DNNN nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách giải phóng
doanh nghiệp và tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, có một
số doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư phát triển ngành nghề chính theo qui
hoạch phát triển ngành, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh khác. Hệ quả là
các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đầu tư vượt quá khả năng nguồn vốn của
mình, điều này ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển của doanh nghiệp mà còn
ảnh hướng đến khả năng bảo toàn vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Từ thực tế
này, vấn đề đặt ra cần có cơ chế giám sát tài chính của các doanh nghiệp nếu như
không muốn xảy ra những tác động xấu đến nền kinh tế quốc dân.
Thời gian qua, tuy giám sát tài chính DNNN đã được thực hiện nhưng
cũng bộc lộ những vấn đề bất cập được phản ánh khá cụ thể trong bài viết
16
“Cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và những
khuyến nghị” (2001) của tác giả Trần Đức Chính [10, tr.13-15], đã cho rằng,
cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ thể hiện trong cơ chế quản lý trao quyền cho
những người giám sát, quản lý nguồn vốn nhà nước nhưng họ lại không có
điều kiện sâu sát với hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến những sai phạm
không đáng có. Đặc biệt, sử dụng nguồn vốn, tài sản nhà nước tại các DNNN
bị thất thoát, thua lỗ nhưng chế tài xử lý các vi phạm này chưa đủ mạnh và
còn thiếu. Để giải quyết vấn đề này, theo ông cần thực hiện một số giải pháp
như trao quyền chủ động sản xuất kinh doanh và đầu tư cho các DNNN, đi
đôi với cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp; hoàn thiện cơ chế phân cấp trong
hoạt động giám sát; xây dựng hệ thống và tiêu thức giám sát tài chính và rủi
ro; hoàn thiện cơ chế giám sát việc tạo lập và huy động vốn.
Bài viết “Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại doanh
nghiệp: Những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Duy Long [52, tr.6-9] đã đưa ra hệ
thống các giải pháp như:
- Cần xây dựng và ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nhằm làm rõ chủ thể giám
sát DNNN, trong đó giải quyết mối quan hệ giám sát tài chính DNNN của chủ
sở hữu, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý
nhà nước và người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Xác định rõ chức năng,
quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và đại
diện chủ sở hữu đối với các DNNN.
- Xác định rõ nội dung giám sát của chủ sở hữu đối với tài chính
DNNN như thực hiện mục tiêu kế hoạch đầu tư, tài chính; danh mục đầu tư,
các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề có liên quan đến ngành
nghề kinh doanh chính; đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn rủi ro; thực
hiện nhiệm vụ công ích; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước…
- Quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng được giám sát, tức là trách
nhiệm của hội đồng quản trị, ban giám đốc DNNN trong việc cung cấp thông
17
tin, chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp
thời cũng như cơ chế xử lý vi phạm.
- Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát đối với DNNN; phát triển thị
trường chứng khoán, tăng cường các hình thức huy động vốn của DNNN qua
thị trường này để minh bạch hóa hoạt động của các DNNN.
Bài viết “Kinh nghiệm các nước về quản lý, giám sát vốn nhà nước tại
doanh nghiệp” của tác giả Phạm Thị Tường Vân [96, tr.28-30] đã nghiên cứu
kinh nghiệm của một số nước về quản lý và đầu tư vốn nhà nước, tác giả rút
ra một số kết luận và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Một là, việc quản lý, giám sát phần vốn nhà nước đối với DNNN cần
xem xét trên giác độ chủ sở hữu, tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước
và chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Hai là, mức độ quản lý, giám sát của Nhà nước phụ thuộc vào mức độ
đầu tư vốn nhà nước nhiều hay ít, tính chất hoạt động của doanh nghiệp là
công ích hay kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.
Ba là, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ... là các chủ
thể thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước ở các mức độ khác nhau và có
sự phân cấp. Cơ chế giám sát chủ yếu thông qua thực hiện chế độ báo cáo và
minh bạch hoá thông tin.
Bốn là, để đảm bảo việc giám sát có hiệu quả phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp và nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp, Chính phủ cần xây
dựng một khung khổ pháp lý với các quy định rõ ràng, minh bạch, làm cơ sở
cho quản lý và giám sát phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được hiệu
quả, xây dựng các chỉ tiêu để quản lý kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Năm là, việc thành lập một cơ quan giám sát và quản lý phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp là cần thiết, nhằm giúp cho chủ sở hữu nhà nước giám sát
tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến phần vốn của Nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp và tách bạch với chức năng quản lý của Nhà nước.
18
Sáu là, thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của người đại
diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để đảm bảo phát huy được năng lực,
hiệu quả của người đại diện, bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước trong
các doanh nghiệp.
Bài viết “Quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước hiện
nay” của Nguyễn Thị Minh Hằng [32, tr.14-16], để quản lý, giám sát hiệu quả
vốn nhà nước tại DNNN hiện nay cần tập trung vào các giải pháp như:
- Mục tiêu giám sát tài chính là giám sát đánh giá được thực trạng tài
chính của doanh nghiệp, những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro tài chính. Từ
đó, đưa ra được những cảnh báo từ phía cơ quan quản lý nhà nước, những
biện pháp từ chủ sở hữu và những hoạt động, giải pháp ngăn ngừa của doanh
nghiệp để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh.
- Phân định rõ mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện giám sát.
- Hệ thống các tiêu chí giám sát tài chính đảm bảo đầy đủ nội dung cần
thiết, có tính đến tính chất ngành nghề đảm bảo yêu cầu của từng chế độ báo cáo.
- Hệ thống chế tài được thiết kế cụ thể, đủ mạnh và rõ ràng đối với các
trường hợp vi phạm, đồng thời phải gắn với quyền và trách nhiệm của từng
chủ thể giám sát: doanh nghiệp, chủ sở hữu và cơ quan quản lý về tài chính
doanh nghiệp để đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể. Đi đôi với hệ thống
chế tài, các hình thức khen thưởng về tinh thần và lợi ích kinh tế cũng phải
thiết lập phù hợp.
Bài viết “Giám sát tài chính doanh nghiệp: Mục tiêu quan trọng hàng
đầu” của tác giả Vũ Nhữ Thăng [84, tr.17-19] đã đề ra các giải pháp:
- Cần xây dựng và ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nhằm làm rõ chủ thể giám
sát DNNN, trong đó giải quyết mối quan hệ giám sát tài chính DNNN của chủ
sở hữu, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý
nhà nước và người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Xác định rõ chức năng,
quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và đại
diện chủ sở hữu đối với các DNNN.
19
- Xác định rõ nội dung giám sát của chủ sở hữu đối với tài chính
DNNN như thực hiện mục tiêu kế hoạch đầu tư, tài chính; danh mục đầu tư,
các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề có liên quan đến ngành
nghề kinh doanh chính; đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn rủi ro; thực
hiện nhiệm vụ công ích; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước…
- Quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng được giám sát, tức là trách
nhiệm của hội đồng quản trị, ban giám đốc DNNN trong việc cung cấp thông
tin, chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp
thời cũng như cơ chế xử lý vi phạm.
- Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát đối với DNNN; phát triển thị
trường chứng khoán, tăng cường các hình thức huy động vốn của DNNN qua
thị trường này để minh bạch hóa hoạt động của các DNNN.
Bài viết “Kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước” của nhóm tác giả Hoàng Xuân Hòa, Nguyễn Lê Hoa [35, tr.20-23] đã
chỉ rõ việc quản lý các công ty con thông qua kiểm soát tài chính là một khâu
quan trọng, thiết yếu trong hoạt động của các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Vai
trò quan trọng của kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế được thể hiện
trên các khía cạnh như: Kiểm soát tài chính là công cụ để các chủ sở hữu, các
nhà đầu tư quản lý, giám sát hiệu quả vốn đầu tư; Kiểm soát tài chính bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của các chủ thể sở hữu vốn tham gia đầu tư vào tập đoàn,
bảo đảm quyền lợi của các cổ đông, hạn chế rủi ro cho các khoản đầu tư;
Kiểm soát tài chính là công cụ đánh giá mức độ phù hợp của các mục tiêu,
quyết định và chính sách của hội đồng quản trị trong điều hành tập đoàn kinh
tế; Kiểm soát tài chính đảm bảo cho tập đoàn sử dụng vốn một cách hiệu quả;
Kiểm soát tài chính giúp công ty mẹ của tập đoàn nắm bắt được chính xác,
toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và giám sát các mặt hoạt động
sản xuất kinh doanh (SXKD) của tập đoàn, đảm bảo sự hoạt động của các
thành viên trong tập đoàn đúng theo định hướng, chiến lược phát triển chung
và thực hiện được các mục tiêu của tập đoàn.
20
1.2. NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Liên quan đến vấn đề luận án đang nghiên cứu, cũng có nhiều công
trình ở nước ngoài đề cập đến dưới những góc độ khác nhau, trong đó có
nhiều công trình đã được dịch ra tiếng Việt. Có thể kể đến những công trình
tiêu biểu với các nội dung nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu chung về KTNN và DNNN Việt Nam. Những công trình
này chủ yếu do các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đặt hàng. Các
nghiên cứu này khá nhiều ở dạng báo cáo phân tích định kỳ, báo cáo đối thoại
chính sách (lồng ghép với các nội dung khác), hoặc dạng dự án cụ thể trong tổ
chức lại. Tiêu biểu một số nghiên cứu như: Are State Owned Enterprises
Crowding out the Private Sector của Nguyễn Văn Thắng [105]; Đổi mới lâm
trường quốc doanh ở Việt - Đánh giá khung chính sách và và thực hiện Nghị
định 200, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới [57], Đánh giá quản trị công ty
của Việt Nam, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới [58]… Các nghiên cứu này
đã đề xuất những giải pháp thực tiễn có giá trị có thể áp dụng trong đổi mới
DNNN và KTNN.
- Nghiên cứu về sở hữu trong DNNN ở Trung Quốc có các công trình
như: Dong Wei Su, Corporate Finance and State Enterprise in China [96], J.
Hassard, Privatization, Politics and State Owned Enterprise Reform in China
[100]. Các nghiên cứu này đã phản ánh qúa trình đổi mới khu vực kinh tế nhà
nước/ kinh tế công hữu/ DNNN ở Trung Quốc qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Mô hình cải cách của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam,
do vậy, những nghiên cứu của Trung Quốc và về Trung Quốc rất đáng tham
khảo cho Việt Nam.
- Nghiên cứu về quản trị DNNN, có khá nhiều các công trình nghiên
cứu, có thể kể đến như:
+ OECD: "OECD Guidelines on Corporate Governance of State-owned
Enterprises" (Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp