Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.45 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

QU¶N Lý VèN NHµ N¦íC
T¹I C¸C DOANH NGHIÖP NHµ N¦íC TR£N §ÞA BµN
THµNH PHè §µ N½NG

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Mã số: 62 34 04 10

HÀ NỘI - 2016


Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Kim Văn Chính

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ

ngày tháng


năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình sắp xếp, đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN cũng đã từng bước đổi mới. Theo đó, Nhà nước chỉ thực hiện các quyền
và trách nhiệm đối với DNNN với tư cách là chủ đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp
và chủ yếu thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối phần vốn góp vào DNNN,
đồng thời quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu vốn nhà nước và mối quan hệ giữa
người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với người quản lý, điều hành doanh
nghiệp cũng được xác định rõ ràng. Những đổi mới này đã tạo điều kiện phát huy
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giải phóng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Mặc dù đã có những đổi mới đáng kể trong việc quản lý vốn nhà nước tại
các DNNN, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể nhận thấy rằng vẫn
còn khá nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý vốn nhà nước tại DNNN: mô hình
quản lý vốn chưa thống nhất và chưa được thể chế hóa rõ ràng; tình trạng vô
chủ trong DNNN; tính vô trách nhiệm trong quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN... dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí, mất vốn,
mất khả năng thanh toán...
Trước yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và những vấn đề đang đặt ra trong
quản lý vốn nhà nước tại các DNNN, thì việc tái cấu trúc DNNN trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết. Cùng với tái cấu trúc về tổ chức và hình thức pháp lý của
doanh nghiệp, việc đổi mới, hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN là
yêu cầu cấp bách đang đặt ra ở cả cấp toàn quốc và cấp các địa phương, nhất là

các địa phương quan trọng có nhiều DNNN và được ủy quyền trực tiếp quản lý
nhiều DNNN.
Đối với Đà Nẵng, thành phố trọng điểm khu vực miền Trung - Tây
Nguyên cũng đang trong quá trình đổi mới quản lý DNNN theo yêu cầu của
Nhà nước về tái cấu trúc DNNN. Song, đây là công việc còn đang rất bộn bề và
chưa tìm ra lời giải thỏa đáng. Những nội dung quản lý vốn nhà nước tại
DNNN còn đang được nhận thức, triển khai thực hiện các giải pháp của Trung
ương với những bước đi ban đầu; chưa có sự thống nhất và phối hợp giữa các
cơ quan quản lý có trách nhiệm quản lý vốn, nhiều nội dung quản lý vốn chưa
được nhận thức đúng, thực hiện càng chưa theo quy định và chuẩn mực. Chính
vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận án tiến sĩ chuyên
ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn nhà nước tại
các DNNN tại các địa phương trong điều kiện nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN; khảo sát, phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 2010 đến 2014; trên cơ sở đó, đề


2
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về
quản lý vốn nhà nước tại các DNNN ở Việt Nam nói chung và DNNN địa
phương nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
- Trên cơ sở khảo sát kinh nghiệm các nước trong quản lý vốn nhà nước tại
các DNNN, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng.

- Thông qua nghiên cứu và đánh giá thực tiễn quản lý vốn nhà nước tại
các DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án rút ra những thành công,
hạn chế và yếu kém trong quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 4.
- Trên cơ sở dự báo sự phát triển DNNN cũng như xác định rõ những yêu
cầu đối với quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tới năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt
động quản lý vốn nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương với
tư cách là chủ sở hữu đối với vốn nhà nước tại các DNNN do Ủy ban nhân dân
(UBND) thành phố Đà Nẵng quản lý và đại diện chủ sở hữu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn góc độ tiếp cận nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu quản lý
vốn nhà nước tại các DNNN với tư cách là quản lý của người đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước tại các DNNN. Việc quản lý vốn nhà nước được giới hạn ở 4
nội dung chính: thực hiện đầu tư vốn, quản lý quá trình sử dụng vốn trong giới hạn
thẩm quyền tác động của chủ sở hữu doanh nghiệp, quản lý phân phối kết quả sử
dụng vốn và giám sát vốn nhà nước tại DNNN.
- Giới hạn đối tượng khảo sát: Luận án giới hạn khảo sát loại hình DNNN
theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp 2014, tức là chỉ bao gồm các doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành
viên nhà nước thuộc UBND thành phố Đà Nẵng quản lý.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Luận án khảo sát việc quản lý vốn nhà
nước tại các DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với nghĩa được hiểu là các
doanh nghiệp thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, không nghiên cứu các DNNN
Trung ương trên địa bàn thành phố.
- Về thời gian khảo sát: Từ năm 2010 đến năm 2014. Định hướng, giải
pháp được luận chứng cho giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn trong từng nội dụng nghiên cứu,
luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau phù hợp với từng nội dung
nghiêu cứu. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thu thập, thống kê,


3
phân tích, so sánh, tổng hợp và xử lý số liệu…
5. Những đóng góp mới về khoa học
- Về lý luận: Luận án đã làm sáng tỏ hơn khái niệm, nội dung quản lý vốn
nhà nước tại các DNNN với tư cách là đại diện chủ sở hữu. Đặc biệt, trong điều
kiện hội nhập, luận án đã làm rõ những yêu cầu đối với quản lý vốn nhà nước
tại các DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá quá trình quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014, từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong đó có 3 giải pháp mang tính đột phá. Một là, đổi mới chính sách
tuyển dụng cán bộ quản lý DNNN theo chế độ thi tuyển hoặc cử tuyển cạnh
tranh kết hợp với cơ chế tiền lương theo hợp đồng. Hai là, bổ sung các tiêu chí
đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN, đó là tiêu chí về tốc độ phát triển dài
hạn và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người thực hiện
quyền chủ sở hữu. Ba là, đề xuất cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động
của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN ở cấp địa phương Đà Nẵng theo
hướng chú trọng hoạt động giám sát tài chính DNNN với các chỉ tiêu kết quả tài
chính được kiểm toán hàng năm..
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu thành 4 chương, 14 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

- Các nghiên cứu về DNNN và quản lý DNNN: Có thể kể đến các công
trình tiêu biểu như: Sách “Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
giai đoạn 1986-2000” (2003) của Lee Kang Woo; Sách: “Đổi mới, tăng cường
thành phần kinh tế nhà nước - Lý luận, chính sách và giải pháp” (2001) của Vũ
Đình Bách; Sách: "Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà
nước" (2003) của Ngô Quang Minh, Kim Văn Chính, Đặng Ngọc Lợi; Sách: “Sở
hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (2006) của Nguyễn Cúc và Kim Văn Chính.
- Các nghiên cứu về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nuớc.
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu: Luận án: “Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” (2009) của
tác giả Nguyễn Thị Thu Hương; Luận án: “Những tồn tại, vướng mắc ở chính
sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa và một số giải
phải khắc phục” (2009) của tác giả Trần Xuân Long; Luận án: “Đổi mới cơ chế
quản lý vốn và tài sản đối với tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn


4
kinh doanh ở Việt Nam” (2005) của tác giả Nguyễn Xuân Nam; Luận án: “Cơ
chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Việt Nam” (2006)
của tác giả Trần Thị Mai Hương; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Chính
sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020”
(2010) của Bộ Tài chính; Bài viết: “Bản chất của cơ chế thực thi quyền đại diện
chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước” (2009) của Nguyễn
Thị Dung; Bài viết: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn
nhà nước” (2007) của tác giả Trần Ngọc Dương.
- Dưới góc độ nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước được các tác giả

nghiên cứu và tiếp cận dưới rất nhiều góc độ như với các bài viết như: “Quản lý
vốn cần lộ trình” (2009) của tác giả Lê Đăng Doanh; “Đánh giá thực trạng
quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp” (2008) của tác giả Phan Hoài
Hiệp; “Quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp - Một số kiến nghị” (2006)
của tác giả Ngô Văn Khoa; “Tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính DNNN”
(2008) của tác giả Trần Văn Hiền; “Cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp
nhà nước: Thực trạng và những khuyến nghị (2001) của tác giả Trần Đức
Chính; “Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
Những vấn đề đặt ra” (2012) của tác giả Nguyễn Duy Long; “Kinh nghiệm các
nước về quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp” (2012) của tác giả
Phạm Thị Tường Vân; “Quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà
nước hiện nay” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng; “Giám sát tài chính
doanh nghiệp: Mục tiêu quan trọng hàng đầu” (2012) của tác giả Vũ Nhữ
Thăng; “Kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước”
(2012) của nhóm tác giả Hoàng Xuân Hòa, Nguyễn Lê Hoa; “Kinh nghiệm các
nước về quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp” (2012) của nhóm tác
giả Phạm Thị Tường Vân, Nguyễn Thị Hải Bình.
1.2. NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

- Nghiên cứu chung về kinh tế nhà nước (KTNN) và DNNN ở Việt Nam.
Tiêu biểu một số nghiên cứu như: United Nations Development Programme, Cổ
phần hóa, tư nhân hóa và chuyển đổi DNNN ở Việt Nam (2006); Worl Bank,
Đổi mới lâm trường quốc doanh ở Việt Nam (2004); Worl Bank, Đánh giá quản
trị công ty của Việt Nam (2006); Nguyễn Văn Thắng, Are State Owned
Enterprises Crowding out the Private Sector (2006)... Các nghiên cứu này đã đề
xuất những giải pháp thực tiễn có giá trị có thể áp dụng trong đổi mới DNNN
và KTNN.
- Nghiên cứu về sở hữu trong DNNN ở Trung Quốc có các công trình
như: Dong Wei Su, Corporate Finance and State Enterprise in China (Tài
chính doanh nghiệp và cải cách DNNN ở Trung Quốc) (2003), P. Belser & M.

Rama, State Enterprise Reform: Estimates Based on Enterprise (2004); J.
Hassard, Privatization, Politics and State Owned Enterprise Reform in China
(2004); H.G. Broadman, Cải cách DNNN ở Trung Quốc (2003); Bạch Vĩnh Tư
và Nghiêm Hán Bình, Những thay đổi về con đường rút lui của kinh tế nhà


5
nước trong thời kỳ chuyển đổi (2003);... Các nghiên cứu này đã phản ánh qúa
trình đổi mới khu vực kinh tế nhà nước/ kinh tế công hữu/ DNNN ở Trung
Quốc qua nhiều giai đoạn khác nhau.
- Nghiên cứu về quản trị DNNN, có khá nhiều các công trình nghiên cứu,
có thể kể đến như: OECD, OECD Guidelines on Corporate Governance of
State-owned Enterprises (Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong
Doanh nghiệp Nhà nước (2005); Mako, William P., và Chulin Zhang, State
Equity Ownership and Management in China: Issues and lessons from
International Experiences (Quyền chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước ở Trung
Quốc: Vấn đề và bài học kinh nghiệm từ quốc tế) (2004) đề cập đến vấn đề chủ
sở hữu nhà nước, vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp ở Trung Quốc;
Maria Vagliasindi, Governance Arrangements for State owned enterprises (Quản
trị trong DNNN), Policy Reseacrh Working Paper No. 4542, The World Bank
Sustainable Development Network (2008) đề cập đến quản trị trong DNNN;
Dominique Pannier, Corporate governance of public enterprises in transitional
economics (Quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp công trong các nền kinh
tế đang chuyển đổi) , The Wold Bank... (1996).
- Nghiên cứu về quản lý tài chính trong DNNN, có tài liệu của Mathiesen
H., Managerial Ownership and Financial Performance (Quản lý quyền sở hữu
và hiệu quả tài chính), Ph.D. Dissertation, series 18.2002, Copenhagen
Business School, Denmark (2002).
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


Từ các công trình nghiên cứu trên cho thấy, chưa có nhiều công trình
nghiên cứu quản lý vốn nhà nước tại các DNNN, chưa có công trình nào nghiên
cứu đầy đủ về hoạt động quản lý vốn nhà nước tại DNNN ở Việt Nam trên góc
độ quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên
cứu quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên góc độ quản lý của chủ sở hữu ở
các khía cạnh quản lý đầu tư, quản lý sử dụng vốn, quản lý phân phối lợi ích
kinh tế, giám sát và hình thức thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước ở cấp địa
phương gắn với đặc thù địa phương là một thành phố trực thuộc trung ương. Cụ
thể, những vấn đề sau cần tiếp tục được nghiên cứu:
- Cần làm rõ khái niệm vốn nhà nước tại các DNNN
- Cần tách bạch quản lý nhà nước dưới hai vai trò là chủ sở hữu và cơ
quan công quyền.
- Xác định rõ người đại diện phần vốn nhà nước tại DNNN và cơ chế hoạt
động của người đại diện.
- Làm rõ nội dung quản lý vốn nhà nước tại các DNNN với tư cách là chủ
sở hữu tại DNNN.
- Đổi mới cơ chế giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn nhà nước tại các
DNNN và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DNNN.


6
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC

2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Tại khoản 8, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 ghi rõ: “Doanh nghiệp nhà

nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
Doanh nghiệp nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Do Nhà nước thành lập và đầu tư vốn.
- Thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước giao.
- DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn.
- Về mặt quản lý, các DNNN chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan đại
diện quyền sở hữu - cơ quan chủ quản từ khâu chiến lược, kế hoạch dài hạn đến
các quyết định đầu tư, các quyết định ngắn hạn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và
phương án phân phối lợi nhuận.
2.1.2. Khái niệm vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
Vốn nhà nước tại các DNNN là vốn được đầu tư, cấp phát hoặc phát triển
từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận từ các nguồn có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước, vốn phát triển từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ
sắp xếp doanh nghiệp, vốn tín dụng vay của các tổ chức tài chính do Chính phủ
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Vốn nhà nước tại các DNNN có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước, là sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại
diện chủ sở hữu.
- Vốn nhà nước tại các DNNN cũng giống như vốn của các doanh nghiệp
nói chung, là yếu tố lượng hóa thành giá trị tất cả các tài sản của doanh nghiệp.
- Vốn nhà nước trong các DNNN vừa là vốn mang tính kinh doanh với
mục đích sinh lời, vừa là vốn của Nhà nước có mục đích lợi ích công cộng.
2.1.3. Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
Quản lý vốn nhà nước tại các DNNN là sự tác động bằng các quyết định
của các cơ quan quản lý nhà nước đối với quá trình hình thành, huy động, sử
dụng phần vốn của Nhà nước giao cho DNNN nhằm đạt các mục tiêu của Nhà
nước trong bảo toàn, phát triển vốn và bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của
từng DNNN nói riêng và toàn bộ hệ thống DNNN nói chung.
Đối tượng quản lý được xác định là vốn của Nhà nước tại các DNNN.
Vốn ở đây tồn tại như một yếu tố tài chính đảm bảo cho quá trình hình thành,

phát triển doanh nghiệp.
Chủ thể quản lý vốn nhà nước tại DNNN đó chính là Nhà nước. Chủ thể


7
này gồm nhiều cơ quan và cấp quản lý khác nhau. Tùy theo từng DNNN với
những đặc điểm về quy mô, tầm quan trọng, phạm vi hoạt động mà người ta có
thể xác định chủ thể quản lý vốn khác nhau.
Đối với DNNN địa phương, cơ quan được ủy quyền quản lý vốn chính là
chính quyền địa phương bao gồm UBND địa phương và các sở ban ngành trực
thuộc. Ở Việt Nam, các DNNN địa phương được ủy quyền cho các UBND cấp
tỉnh quản lý, trong đó có quản lý vốn. Các chính quyền cấp thấp hơn là huyện
và xã không có chức năng này.
2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC

- Quản lý đầu tư vốn nhà nước vào các DNNN
- Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các DNNN
- Phân phối lợi nhuận và thu nhập của DNNN
- Kiểm tra, giám sát vốn nhà nước tại DNNN
2.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

- Mô hình phát triển kinh tế - xã hội
- Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với
các doanh nghiệp nhà nước
- Tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước và năng lực bộ máy
- Mức độ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế
- Đạo đức, trách nhiệm và năng lực của người quản lý
2.4. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA TRONG QUẢN LÝ

VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.4.1. Kinh nghiệm các nước: Bao gồm kinh nghiệm của các quốc gia
như Trung Quốc, Maroc, Hungary và Singapo tương ứng với các mô hình quản
lý DNNN: Cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Bộ Tài chính; cơ quan quản lý
hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Cần xây dựng mô hình đại diện chủ sở hữu thống nhất, tách bạch giữa
chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với
DNNN.
- Cần xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm, tiến tới tập trung hóa trong
việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước.
- Đối với chính quyền địa phương như Đà Nẵng, cần có quy định pháp lý
đầy đủ hơn trong phân cấp quản lý bằng luật đối với các DNNN.
- Việc lựa chọn mô hình quản lý vốn nhà nước tại các DNNN ở cấp độ
một địa phương phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, tình hình về số lượng, quy mô,
đầu mối, địa bàn và mục tiêu quản lý DNNN.


8
- Cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách
nhiệm giải trình độc lập, có đủ nguồn lực và năng lực thực hiện nhiệm vụ này.
- Việc đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
nhà nước nếu được thực hiện ở cấp địa phương cần phải thực hiện một cách đồng
bộ với các biện pháp, vừa phải cơ cấu lại khu vực DNNN, cơ cấu lại chức năng,
nhiệm vụ và các mối quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước liên quan.
Chương 3
THỰC TRẠNG VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ VỐN NHÀ NƯỚC
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Khái quát quá trình tổ chức, sắp xếp lại và đổi mới doanh
nghiệp nhà nước ở thành phố Đà Nẵng
Các DNNN ở Đà Nẵng được hình thành và phát triển trong quá trình cải
tạo công thương nghiệp và nông nghiệp sau năm 1975 cộng với nhiều doanh
nghiệp được thành lập mới trong quá trình phát triển kinh tế sau giải phóng.
Cùng với quá trình cải cách DNNN nói chung, số lượng DNNN trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đã giảm đáng kể. Tính đến cuối năm 2013 trên địa bàn
thành phố còn 7 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố quản lý. Từ
2001 đến 2013 đã thực hiện 88 lượt sắp xếp, trong đó, cổ phần hóa là hình thức
chủ yếu, chiếm 42%. Còn lại là các hình thức khác như: bán cho người lao động
3 doanh nghiệp (3,4%); sáp nhập, hợp nhất 17 doanh nghiệp (19,3%); giải thể
11 doanh nghiệp (12,5%); phá sản 7 doanh nghiệp (8%); chuyển cho Trung
ương 6 doanh nghiệp (6,8%); chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1
thành viên 7 doanh nghiệp (8,0%).
Qua khảo sát cho thấy, DNNN địa bàn thành phố Đà Nẵng thường kinh
doanh đa ngành nghề, song ngành nghề chủ yếu là xây dựng, công nghiệp; ở một
số đơn vị hoạt động ở lĩnh vực có tính chất đặc thù như: quản lý công trình thủy
lợi, xổ số kiến thiết, cấp nước, xuất bản, vệ sinh môi trường đô thị...
3.1.2. Tình hình vốn và sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Về tổng vốn, qua số liệu cho thấy, vốn nhà nước tại các DNNN trên địa
bàn thành phố đã tăng lên. Cụ thể, tổng vốn đã tăng lên 750 tỷ vào năm 2013,
bình quân 1 doanh nghiệp trên 102 tỷ đồng (năm 2001 chỉ 8,34 tỷ đồng); lợi
nhuận đạt 33 tỷ đồng (năm 2001 lỗ gần 15 tỷ đồng); doanh thu bình quân là
158,4 tỷ đồng/1doanh nghiệp (năm 2001 là 63,11 tỷ đồng/1doanh nghiệp), tăng

2,5 lần so với năm 2001. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 4,4%. Trong đó, 5
doanh nghiệp có lãi, 2 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều năm liền. So với năm
2001, trong số 61 doanh nghiệp thì chỉ có 47 doanh nghiệp có lãi, song mức lãi


9
thấp, số còn lại hoạt động thua lỗ, kết quả là năm 2001 lỗ gần 15 tỷ đồng.
Về sử dụng vốn, nhìn chung các DNNN của Đà Nẵng sử dụng vốn đúng
mục đích. Tuy nhiên có, vấn đề nổi cộm và khó giải quyết là tình hình nợ đọng
kéo dài. Việc xử lý tài chính và nợ tồn đọng trong các DNNN thành phố Đà
Nẵng là một trong những vướng mắc của nhiều doanh nghiệp hiện nay trong
quá trình chuyển đổi.
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Thực trạng quản lý đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Từ năm 2001 đến nay, việc đầu tư vốn nhà nước vào các DNNN theo
hướng Nhà nước chỉ đầu tư vốn vào những doanh nghiệp kinh doanh trong
những ngành nghề mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Chỉ đầu tư một
phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho DNNN mới thành lập; không đầu tư bổ sung
cho doanh nghiệp đang hoạt động trừ trường hợp Nhà nước giao nhiệm vụ bổ
sung. Còn lại, các doanh nghiệp phải tự bổ sung vốn kinh doanh từ nguồn vốn
tích lũy được và vốn huy động để phát triển kinh doanh.
Về nguồn vốn kinh doanh, thành phố sử dụng nguồn NSNN để đầu tư ban
đầu hình thành nên vốn điều lệ cho DNNN, đồng thời bổ sung vốn đầu tư cho
DNNN hoạt động, với nhiều hình thức khác nhau như: vốn vay, vốn tự bổ sung
từ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, do nhu
cầu về vốn của các DNNN rất lớn, vì vậy để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh các DNNN đã phải vay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Qua số liệu tổng hợp cho thấy, nguồn vốn từ NSNN đầu tư cho doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước do thành phố Đà Nẵng chiếm khoảng 50% tổng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp, còn lại là các nguồn vốn khác như: vốn vay (chủ
yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng hoặc doanh nghiệp thực hiện
các dự án) chiếm khoảng 7-10%, các khoản nợ phải trả khác cho hoạt động kinh
doanh chiếm khoảng 33-40%.
3.2.2. Thực trạng quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.2.2.1. Về tăng trưởng vốn
Qua số liệu tổng hợp cho thấy, giá trị tài sản, vốn nhà nước trong DNNN
100% vốn nhà nước do thành phố quản lý là khá ổn định, có tăng giảm qua các
năm, song mức tăng giảm không đáng kể. Vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại
DNNN đều được sử dụng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính,
không có tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực cần phải thoái vốn theo quy
định của Nhà nước. Vốn phân bổ không đều, giá trị vốn tập trung ở lĩnh vực cấp
nước sạch, dịch vụ thủy lợi, chủ yếu đầu tư vào hệ thống nhà máy xử lý nước,
mạng lưới đường ống, hồ, đập, kênh mương... (chiếm đến 76%).
3.2.2.2. Về huy động vốn
Phần lớn vốn tại các DNNN trên địa bàn thành phố được hình thành từ


10
nguồn vốn của Nhà nước, bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát
triển, quỹ dự phòng tài chính, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối. Ngoài nguồn vốn nhà nước, các doanh nghiệp còn sử
dụng vốn vay. Nguồn vốn này bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn. So với
nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn vay này không lớn, chỉ chiếm khoảng từ 1520%. Trong đó, vốn vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Các khoản vay ngắn hạn và
dạn hạn này đều có mục đích sử dụng và có kế hoạch trả nợ rõ ràng. Mức vay
có thể lên đến vài trăm tỷ với hình thức vay là tín chấp theo quyết định của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, lãi suất vay được điều chỉnh theo quy định

của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành từng thời kỳ (nếu có).
3.2.2.3. Về hiệu quả quản lý sử dụng vốn
Thứ nhất, bảo toàn và phát triển vốn
Bảng 3.9: Hệ số bảo toàn vốn của các doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2010
2011
20112
2013
(*)
A Vốn chủ sở hữu
755.506,1
790.185,7
767.736,6 766.211,1
1 CT Cấp nước
371.460,8
392.176,2
330.504,2 330.073,4
2 CT XD-XL và KD nhà
29.165,0
30.472,9
28.797,7 13.172,8
3 CT Hạ tầng
5.625,2
7.345,7
5.490,4
8.989,9

4 CT Dịch vụ in
53.379,8
57.147,3
61.587,2 66.436,9
5 CT NXB tổng hợp
9.392,4
14.230,2
15.276,6 15.825,8
6 CT Môi trường đô thị
47.035,5
43.168,1
40.217,9 44.758,3
7 CT Khai thác thủy lợi
239.447,4
245.645,3
285.862,6 286.954,0
B Hệ số bảo toàn vốn
1,02
1,05
0,97
1,00
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính của các DNNN qua các năm.
Ghi chú: (*) Vốn chủ sở hữu được sử dụng để tính hệ số bảo toàn vốn của DNNN bao gồm:
Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được
quy định tại Nghị định 71/2013/NĐ-CP năm 2013 và Thông tư 220/2013/TT-BTC hướng dẫn thực
hiện Nghị định 71.

Theo quy định hiện hành, mức độ bảo toàn vốn của DNNN được đánh giá
dựa trên hệ số bảo toàn vốn (H), hệ số này được tính bằng vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối

kỳ trước liền kề với kỳ báo cáo. Qua tính toán cho thấy, mức độ bảo toàn và
phát triển vốn tại các DNNN trên địa bàn thành phố là khá thấp. Trong 4 năm
nghiên cứu từ 2010-2013 thì có 1 năm hệ số bảo toàn bằng 1, doanh nghiệp bảo
toàn nhưng chưa phát triển được vốn; 2 năm hệ số lớn hơn 1, doanh nghiệp bảo
toàn và phát triển được vốn, nhưng tốc độ tăng trưởng vốn là khá chậm; 1 năm
hệ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không bảo toàn được vốn. Nếu xét từng
doanh nghiệp thì có 2 doanh nghiệp 2 năm liên tục không bảo toàn và phát triển
được vốn, đó là Công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng - Xây lắp và Kinh


11
doanh nhà Đà Nẵng, Công ty TNHH 1 thành viên Môi trường đô thị.
Thứ hai, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thực hiện của các doanh nghiệp
- Lợi nhuận thực hiện: Qua số liệu cho thấy, tổng lợi nhuận của các
DNNN thành phố qua các năm không ổn định. Năm 2010 tổng lợi nhuận trước
thuế là 20.736,9 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 54.541,8 triệu đồng, nhưng đến
2013 lại giảm xuống còn 32.832,2 triệu. Phần lợi nhuận giảm đi là ở các DNNN
hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như xây dựng, kinh doanh nhà và khai
thác thủy lợi. Trong tổng số 7 DNNN, thì 4 đơn vị làm ăn có hiệu quả qua các
năm, bảo toàn và phát triển được vốn, làm ăn có lãi. Còn 3 đơn vị kinh doanh
kém hiệu quả, khi lãi khi lỗ, khi hòa vốn.
- Về khả năng sinh lời của vốn và tài sản
Bảng 3.11: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhà nước
thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý từ 2010-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Các tiêu chí
1 Lợi nhuận trước thuế
2 Vốn chủ sở hữu bình quân
3 Tổng tài sản

Tỷ suất LN/Vốn CSH
4
(ROE)
Tỷ suất LN/Tổng TS
5
(ROA)

2010
2011
2012
2013
20.736,9
41.295,4 54.541,8
32.832,2
755.506,1 790.185,7 767.736,6 766.211,1
1.675.831,7 1.614.344,4 1.674.409,0 1.705.688,6
0,03

0,05

0,07

0,04

0,01

0,03

0,03


0,02

Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng.
Qua bảng số liệu cho thấy, giai đoạn 2010-2013, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn nhà nước bình quân qua các năm là khá cao, ở mức 4,75%. Nhưng chủ yếu
tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xổ số kiến thiết và
dịch vụ in, lĩnh vực cung cấp nước. Nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có thể thấy hệ số
ROE lớn hơn ROA. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp đã thành công trong
việc huy động và sử dụng vốn để tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ ba, nợ phải trả và khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp
Qua bảng số liệu 3.12 cho thấy, nợ trong các DNNN tăng lên qua các
năm, tốc độ tăng không đáng kể. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm trên
90% tổng nợ. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân là 1,13 lần. Đối
với các DNNN ở Đà Nẵng, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là khá cao và có xu
hướng tăng lên từ 2010-2013. Do đó, khả năng trả nợ của doanh nghiệp ngày
càng khó khăn hơn. Cũng từ số liệu tính toán cho thấy, hệ số thanh toán nợ đến
hạn qua các năm đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng
thanh toán nợ đến hạn và khả năng này là khá cao.


12
Bảng 3.12: Hệ số thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp
giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2010
2011
20112

2013
A Tổng tài sản
1.675.831,7 1.614.344,4 1.674.409,0 1.705.688,6
Tài sản ngắn hạn
683.380,4 602.679,2 872.061,2 910.494,3
B Nợ phải trả
804.652,4 827.121,2 873.881,7 954.577,1
Nợ ngắn hạn
582.668,4 628.442,4 772.330,1 863.438,6
C Vốn chủ sở hữu
755.506,1 790.185,7 767.736,6 766.211,1
*
D Hệ số khả năng thanh toán
1,17
0,96
1,13
1,05
E Hệ số nợ phải trả/Vốn CSH
1,07
1,05
1,14
1,25
F Hệ số nợ phải trả/Tổng TS
0,48
0,51
0,52
0,56
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước
qua các năm.
*


Hệ số khả năng thanh toán = Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn

3.2.3. Thực trạng quản lý phân phối lợi nhuận tại các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Việc phân phối lợi nhuận sau thuế tại các DNNN trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng từ 2001 đến nay đã có những thay đổi và tuân thủ theo những quy
định trong từng giai đoạn. Giai đoạn 2001-2003, việc phân phối lợi nhuận được
thực hiện theo Luật DNNN 1995. Từ sau năm 2003 đến năm 2009, việc phân
phối lợi ích kinh doanh trong các DNNN được thực hiện theo Nghị định số
199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004. Từ năm 2009 đến giữa năm 2010 (6/2010),
việc phân phối lợi nhuận sau thuế trong các DNNN được thực hiện theo Nghị định
số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009. Từ giữa năm 2010 (1/7/2010) đến năm 2013,
việc phân phối lợi nhuận sau thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư
138/2010/TT-BTC ngày 17/9/2010 của Bộ Tài chính. Và từ năm 2013 đến nay,
việc quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của doanh nghiệp được điều
chỉnh theo Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 1/7/2013.
Trong những năm qua, việc phân phối lợi ích kinh doanh trong DNNN
trên địa bàn thành phố đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.
Hằng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu bổ
sung vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành việc trích lập các quỹ để
đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: Trích bổ sung vốn
đầu tư của chủ sở hữu; Trích lập quỹ đầu tư phát triển; Trích lập quỹ dự phòng
tài chính; Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi; phần lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối để thực hiện việc chi trả các khoản khác trong doanh nghiệp.
3.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đối với thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2001-2003, việc kiểm tra, giám sát
của chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được



13
thực hiện chủ yếu thông qua chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhưng
chưa bắt buộc thực hiện kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính DNNN. Từ
năm 2003 đến nay, trên cơ sở quy định chung của Nhà nước, thành phố đã thực
hiện chế độ kiểm toán độc lập đối các báo cáo tài chính hàng năm của DNNN.
- Về nội dung giám sát: Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà
nước, phân phối lợi nhuận trong DNNN; giám sát bảo toàn và phát triển vốn
của doanh nghiệp; giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; giám sát
việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.
- Về chủ thể giám sát: UBND thành phố cùng với các Sở (Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), Tổng Giám đốc,
Giám đốc các DNNN cùng phối hợp thực hiện việc giám sát và đánh giá kết
quả hoạt động của các DNNN theo quy định về những nội dung nêu trên.
- Về phương thức kiểm tra, giám sát: UBND thành phố thực hiện việc
giám sát thông qua báo cáo tài chính của các cơ quan và cá nhân liên quan như:
Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc và HĐTV, người đại diện phần vốn nhà nước
tại DNNN, người đại diện theo ủy quyền về thực hiện chức năng, nhiệm vụ;
hoặc có thể thông qua các cơ quan chức năng để giám sát trực tiếp.
- Thực hiện kiểm toán các DNNN trên địa bàn: Thông qua các đơn vị kiểm
toán độc lập: Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Tp.Hồ Chí
Minh (AISC); Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC; Công ty TNHH Kiểm
toán AVN Việt Nam; Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.3.1. Những kết quả đạt được
- Về quản lý đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
Thứ nhất, mục tiêu đầu tư vốn nhà nước vào các DNNN đã dần được xác
định rõ ràng, phù hợp hơn nhằm thực hiện việc định hướng, điều tiết, ổn định

kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng thời kỳ, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố.
Thứ hai, việc đầu tư vốn nhà nước vào DNNN ở thành phố Đà Nẵng chủ
yếu là nhằm duy trì, phát triển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thông qua
việc cấp bổ sung vốn nhằm gia tăng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ ba, việc đầu tư vốn tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đầu tư,
về quy định của Nhà nước về đầu tư vốn nhà nước tại các DNNN do UBND
thành phố thành lập và quản lý.
Thứ tư, trách nhiệm, quyền hạn của chủ sở hữu - người đầu tư vốn đã
được xác định rõ ràng, cụ thể là chủ sở hữu phải đầu tư đầy đủ vốn điều lệ cho
doanh nghiệp, thay vì trước đây chỉ đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ
cho doanh nghiệp mới thành lập.
- Về quản lý sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, cơ chế quản lý, sử dụng vốn nhà nước ở Đà Nẵng đã dần được


14
đổi mới: quyền sử dụng vốn của DNNN được mở rộng, cơ chế bảo toàn vốn
gắn với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp góp phần nâng cao
trách nhiệm của người sử dụng vốn.
Thứ hai, các DNNN sử dụng vốn có hiệu quả hơn, khả năng sinh lời trên
một đồng vốn đã tăng lên.
Thứ ba, trách nhiệm và quyền của người nhận và sử dụng vốn được quy
định rõ ràng hơn, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng vốn
và tài sản của doanh nghiệp.
- Về phân phối lợi nhuận sau thuế
Thứ nhất, cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế trong khu vực DNNN trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, tạo động lực,
khuyến khích, động viên các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; tạo điều
kiện tái đầu tư mở rộng quy mô; đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, chủ sở hữu

và người lao động.
Thứ hai, phân phối kết quả kinh doanh đã gắn có sự gắn kết giữa lợi ích
của người quản lý, điều hành doanh nghiệp và người lao động với lợi nhuận của
doanh nghiệp; khắc phục được tình trạng cào bằng về mức thưởng giữa các
doanh nghiệp.
- Về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn
Thứ nhất, hệ thống cơ chế, chính sách về kiểm tra, giám sát vốn nhà nước
tại DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã được ban
hành đồng bộ, kịp thời điều chỉnh và sửa đổi phù hợp với tình hình thực tiễn.
Thứ hai, phương thức quản lý, giám sát vốn nhà nước được đổi mới từ
quản lý hành chính sang quan hệ đầu tư, kinh doanh vốn; xác định rõ mối quan
hệ giữa chủ sở hữu vốn, người quản lý điều hành doanh nghiệp; tăng cường tính
tự chủ cho doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Thứ ba, với hệ thống tiêu chí đánh giá qua báo cáo tài chính có kiểm toán,
công khai thông tin về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp,
công tác quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp đã cụ thể, chi tiết, rõ ràng dựa
trên các tiêu chí đánh giá, xếp loại…
3.3.2. Những hạn chế, yếu kém
- Về quản lý đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
Thứ nhất, việc quyết định đầu tư vốn hoặc bổ sung vốn nhà nước vào
DNNN do UBND thành phố quản lý được thực hiện thông qua nhiều cấp tham
mưu khác nhau, nên đôi khi chưa đảm bảo tính kịp thời, hạn chế tính chủ động
của các doanh nghiệp trong việc huy động thêm vốn cho hoạt động SXKD.
Thứ hai, phương thức đầu tư vốn còn nhiều vướng mắc do còn tồn tại
nhiều đầu mối đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước phân tán như hiện nay.
- Về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, các DNNN chưa thực sự được chủ động trong việc sử dụng
vốn, chưa rõ ràng trách nhiệm trong việc đảm bảo các mục tiêu kinh doanh.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp chưa đổi mới về quản trị vốn, chưa áp dụng
nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.



15
Thứ ba, trách nhiệm của chủ sở hữu chưa cao và chưa được thực hiện
nghiêm nên đôi khi vì lợi ích cá nhân hơn lợi ích của chủ sở hữu, hành động
theo những mục tiêu đi ngược lại lợi ích của chủ sở hữu.
- Về phân phối lợi nhuận và thu nhập
Thứ nhất, việc phân phối hiện nay chưa thực sự linh hoạt, phù hợp với
từng doanh nghiệp và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, còn mang
tính bắt buộc, do đó chưa phát huy được vai trò của chính sách phân phối lợi
nhuận sau thuế đến giá trị của doanh nghiệp.
Thứ hai, cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế hiện nay đang khuyến khích
các doanh nghiệp vay nợ. Thực chất vấn đề này là, lợi nhuận sau thuế được chia
cho chủ sở hữu là Nhà nước và cho doanh nghiệp theo tỷ lệ vốn vay của doanh
nghiệp, do đó, nếu doanh nghiệp vay vốn bên ngoài nhiều thì sẽ lợi nhuận sau thuế
trích lại sẽ nhiều hơn.
Thứ ba, chính sách tiền lương trong các DNNN của thành phố còn nhiều
bất cập, gây không ít khó khăn trong việc thu hút, lưu giữ và phát triển nguồn
nhân lực như: Phương án trả lương còn mang tính chất hành chính; chính sách
lương vẫn mang tính bình quân chủ nghĩa chưa gắn với kết quả, hiệu quả làm
việc của lao động trong doanh nghiệp; nguyên tắc xếp bậc lương và thăng tiến
tiền lương chủ yếu dựa trên thâm niên và bằng cấp mà chưa dựa trên đánh giá
năng lực, kể cả kết quả hoàn thành công việc trong thực tế; tổ chức, phân công
và mô tả công việc chưa hợp lý; chưa vận dụng phương pháp và kỹ năng quản
trị nhân sự hiện đại vào thực tiễn...
- Về kiểm tra, giám sát vốn
Thứ nhất, hệ thống tiêu chí giám sát chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các chỉ
tiêu tài chính, chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng về tài chính, về rủi ro của
doanh nghiệp, các giao dịch với người có liên quan, lương thưởng của cán bộ
quản lý cao cấp, giao dịch nội bộ.

Thứ hai, việc kiểm tra, giám sát chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính định
kỳ hàng năm của doanh nghiệp; chưa hình thành hệ thống kênh thông tin, báo
cáo và liên lạc định kỳ để nắm bắt tình hình tài chính doanh nghiệp.
Thứ ba, các chế tài ràng buộc trách nhiệm của kiểm toán viên, công ty
kiểm toán độc lập cũng như chất lượng đội ngũ kiểm toán viên còn thấp; công
tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính kế hoạch nên tính phòng ngừa rủi ro chưa
cao; việc chấp hành chế độ báo cáo của các các DNNN chưa thật sự nghiêm
túc, kịp thời và chặt chẽ nên tác dụng cảnh báo còn hạn chế.
Thứ tư, hoạt động kiểm tra, giám sát mới chỉ tập trung đến các doanh
nghiệp sử dụng vốn nhà nước, chưa chú trọng đến việc kiểm tra, giám sát quá
trình thực thi chức năng chủ sở hữu.
Thứ năm, giám sát nội bộ doanh nghiệp chưa được chú trọng.
Thứ sáu, kết quả kiểm tra, giám sát hiện nay mới chỉ dừng ở việc tổng
hợp, đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp, chưa phân tích sâu thực tế
các tồn tại, cùng những nguy cơ rủi ro từ hoạt động của các DNNN.


16
3.4. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM

Nhóm nguyên nhân thứ 1: Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách điều
chỉnh hoạt động quản lý vốn nhà nước tại các DNNN chưa đầy đủ, rõ ràng và
thiếu đồng bộ. Cụ thể: Chưa tách bạch được chức năng quản lý của chủ sở hữu
với chức năng quản lý hành chính của nhà nước; cơ chế kiểm tra, giám sát vốn
nhà nước tại DNNN còn lỏng lẻo; chưa phân định rõ chức năng quản lý và phân
cấp rõ ràng trong giám sát vốn.
Nhóm nguyên nhân thứ 2: Yếu kém của bộ máy và đội ngũ cán bộ thực
hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN. Hiện nay các cán bộ thực
hiện chức năng quản lý vốn chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu chuyên sâu, chưa đảm
bảo các điều kiện để đảm nhiệm vai trò của nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị

trường... điều này dẫn đến việc thực hiện vai trò, chức năng của chủ sở hữu vốn
nhà nước hiệu quả không cao.
Nhóm nguyên nhân thứ 3: Thiếu các chế tài xử lý các vi phạm của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý vốn nhà nước tại các DNNN. Hệ quả là
việc quản lý giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa nghiêm và tính
tuân thủ pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông tin, báo cáo của DNNN
chưa cao, chưa được chú trọng và quan tâm.
Nhóm nguyên nhân thứ 4: Thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất
và công khai, minh bạch về DNNN. Cho đến nay, khung pháp lý về công bố
thông tin của DNNN chưa thực sự đồng bộ; trách nhiệm, trình tự, thủ tục công
bố thông tin của doanh nghiệp và các bên liên quan cũng chưa được quy định
đầy đủ, thống nhất; mối quan hệ thông tin giữa DNNN với chủ sở hữu nhà nước
không diễn ra thường xuyên, liên tục và mới chỉ tập trung vào việc báo cáo
hàng năm.
Nhóm nguyên nhân thứ 5: Vẫn còn những ưu đãi giành cho các DNNN.
Sự phân biệt đối xử này đang làm phân bổ kém hiệu lực, hiệu quả các nguồn
lực, nhất là đất đai và tài chính nhà nước, gây méo mó môi trường kinh doanh,
mất công bằng về cơ hội đầu tư của các chủ thể kinh tế, làm mất đi tính tự chủ,
năng động, sáng tạo của khu vực DNNN trong việc nắm bắt và xác định yếu tố
mang tính quy luật của thị trường…
Nhóm nguyên nhân thứ 6: Năng lực cán bộ và bộ máy chưa đáp ứng
được yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, điều này dẫn đến
những hạn chế đáng kể trong quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.


17
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
4.1. DỰ BÁO SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4.1.2. Dự báo về sự phát triển các doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
- Về phạm vi hoạt động của DNNN trên địa bàn thành phố
Trong thời gian tới, phạm vi hoạt động và đầu tư vốn nhà nước vào các
DNNN sẽ tập trung vào những nhóm ngành thực sự cần thiết tồn tại sở hữu nhà
nước theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước.
- Về số lượng DNNN
Trong thời gian tới, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xổ số
kiến thiết, in ấn; xuất bản; cấp thoát nước; khai thác thủy lợi; môi trường đô thị
vẫn sẽ tồn tại dưới hình thức Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước
địa phương. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác như xây dựng, xây lắp và hạ
tầng đô thị sẽ được chuyển đổi hình thức sở hữu.
- Về tái cơ cấu DNNN
Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới DNNN của thành phố Đà Nẵng, đối
với doanh nghiệp thuộc đối tượng giữ nguyên 100% vốn nhà nước sẽ tiếp tục
thực hiện và bổ sung kế hoạch và tầm nhìn đến 2020; đối với các DNNN thuộc
diện CPH và những doanh nghiệp đã CPH một phần, thành phố tiếp tục bám
sát, chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn.
4.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhà nước và đổi mới quản
lý vốn nhà nước
- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động đối với DNNN
thuộc thành phố quản lý, trong đó, kiên quyết thoái vốn ở những doanh nghiệp
và lĩnh vực không cần giữ DNNN, đảm bảo các mục tiêu của tái cấu trúc, không
để thất thoát vốn nhà nước, đồng thời thu hẹp phạm vi, nâng cao năng lực tài
chính cho các DNNN còn giữ, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như hoàn thành
những nhiệm vụ được UBND thành phố giao trong một số lĩnh vực trọng điểm

đã xác định như dịch vụ công cộng thiết yếu.
- Giữ nguyên hình thức pháp lý công ty TNHH một thành viên nhà nước
đối với các DNNN ở các lĩnh vực hoạt động công ích, sản xuất các sản phẩm
thiết yếu như: môi trường đô thị, cấp thoát nước, công viên, đảm bảo giao thông
nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị có ảnh hưởng đến công tác an sinh xã hội
của thành phố. Sau đó sẽ từng bước thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Chính
phủ. Nếu những doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả thì tiến tới sẽ tiến
hành xã hội hóa theo lộ trình. Về mô hình quản lý, hoàn thiện mô hình quản lý
qua Hội đồng thành viên.


18
- Đối với các DNNN đã CPH, sẽ tiếp tục đổi mới quản lý chung và quản
lý vốn nói riêng thông qua việc cử những cán bộ có năng lực giữ cương vị đại
diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp thu hút đầu tư, tăng
vốn sản xuất, nâng cao hiệu quả, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá ngành nghề
kinh doanh....
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả DNNN; đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ
chức đảng trong DNNN và các doanh nghiệp CPH còn vốn nhà nước.
- Về mô hình quản lý vốn nhà nước tại các DNNN, trong thời gian tới, để
quản lý vốn nhà nước tại các DNNN có hiệu quả, sẽ chủ yếu vẫn thực hiện theo
mô hình thứ hai (bộ quản lý ngành thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nước thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và ở các DNNN công
ích hoặc nhỏ hơn do UBND cấp tỉnh, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu).
4.1.3. Những nguyên tắc đổi mới quản lý vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Quản lý vốn nhà nước tại DNNN phải đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu
đối với vốn và tài sản nhà nước tại DNNN.

- Quản lý vốn nhà nước tại các DNNN phải đảm bảo yêu cầu tách bạch
chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN và chức năng quản lý của chủ sở
hữu nhà nước tại DNNN.
- Quản lý vốn nhà nước tại DNNN phải góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bảo toàn và
phát triển vốn nhà nước tại DNNN.
- Quản lý vốn nhà nước tại DNNN phải đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp
với tổng thể cải cách DNNN nói riêng, cải cách thể chế kinh tế thị trường nói
chung, góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
- Quản lý vốn nhà nước tại DNNN phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn
mực quốc tế, với trình độ phát triển của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG

4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp
4.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế phân bổ vốn đầu tư của Nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu đầu tư vốn nhà nước tại DNNN.
- Đầu tư vốn nhà nước vào các DNNN nhằm thực hiện mục tiêu mang
tính chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với những DNNN hiện đang
thực hiện mục tiêu này, sẽ tiếp tục duy trì và đầu tư bổ sung vốn để tồn tại và
phát triển.


19
- Đầu tư vốn nhà nước vào các DNNN nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Đối
với mục tiêu này, cần xác định rõ những ngành, lĩnh vực nào mang tính chất

cạnh tranh nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, độ rủi ro cao, đòi hỏi công nghệ cao,
vượt quá khả năng của tư nhân thì mới đầu tư vào.
- Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp 100% vốn điều lệ hoạt
động vì mục tiêu xã hội. Đó là những DNNN đặc thù quy mô không lớn nhưng
gắn với các mục tiêu xã hội, lấy hiệu quả xã hội làm chính, không vì mục tiêu
lợi nhuận kinh tế.
Thứ hai, tiếp tục xác định rõ những ngành nghề, lĩnh vực mà thành phố
cần đầu tư.
DNNN thuộc thành phố quản lý chỉ giữ một số lĩnh vực thiết yếu nhất,
những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi quy mô lớn mà các thành phần kinh tế khác
không thể làm được, những lĩnh vực mang tính xã hội, công ích, còn lại giao
cho xã hội làm, giao cho doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước làm.
Thứ ba, cần xác định rõ phương thức đầu tư vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nước.
Để phát huy hiệu quả đồng vốn nhà nước tại các DNNN, với tư cách là
chủ sở hữu Nhà nước sẽ áp đặt chế tài đối với DNNN, nhưng mặt khác, DNNN
cũng cần có tự chủ thì mới cải thiện được hiệu quả hoạt động tài chính. Do vậy,
cần phải quy định rõ ranh giới, sân chơi, luật chơi, chế tài cụ thể, tức phải tách
bạch được chức năng sở hữu và chức năng quản lý vốn nhà nước. Đối với việc
cấp bổ sung vốn điều lệ cho DNNN thuộc UBND thành phố quản lý, nếu doanh
nghiệp chưa có nhu cầu cấp bổ sung vốn điều lệ thì trong trường hợp này nên
cho phép các DNNN chủ động huy động các nguồn vốn khác để bổ sung vốn
cho hoạt động kinh doanh.
4.2.1.2. Hoàn thiện quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nước
- Về phía đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN, cần tiếp tục trao
quyền chủ động sử dụng vốn cho DNNN trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn
nhà nước tại các DNNN.
- Có chính sách khuyến khích DNNN đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mở
rộng đổi mới công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh. Muốn vậy,

Nhà nước cần phải có cơ chế ràng buộc gắn liền với trách nhiệm là các doanh
nghiệp cần phải có lộ trình đổi mới máy móc thiết bị công nghệ.
- Khuyến khích các DNNN xây dựng nguồn kinh phí cho đào tạo và đào
tạo lại nguồn nhân lực.
4.2.1.3. Hoàn thiện cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế và trả lương
cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước
- Chấm dứt việc quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ giữa
vốn nhà nước và vốn doanh nghiệp tự huy động.
- Lợi nhuận sau thuế để lại DNNN sẽ tiếp tục được phân chia vào các quỹ
(quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng...). Cần có quy


20
định cụ thể và có sự cân đối giữa 3 khoản: trích để lại tái đầu tư; trích lập quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi của người lao động, quỹ thưởng người quản lý và
trích nộp vào ngân sách.
- Về phương thức thực hiện cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế, cần ban
hành cơ chế chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế và sử dụng các quỹ trong
doanh nghiệp.
Đối với vấn đề tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người lao động trong
DNNNN, việc chi trả phải căn cứ mức độ hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch
hàng năm của doanh nghiệp. Cụ thể cần giải quyết một số vấn đề sau đây:
- Tăng cường năng lực của chủ sở hữu về quản lý tiền lương.
- Cơ chế trả lương cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành DNNN theo
hướng tiệm cận thị trường lao động và gắn với kết quả kinh doanh.
- Cần có chính sách tiền thưởng đối với đội ngũ cán bộ quản lý DNNN và
người lao động trong DNNN. Chính sách tiền thưởng phải đi đôi với tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
4.2.1.4. Hoàn thiện cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp nhà nước

Thứ nhất, xác định rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát,
đánh giá tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN.
- Để giám sát, đánh giá tình hình sử dụng vốn và hoạt động của DNNN,
cần có một cơ quan giám sát độc lập. Bên cạnh việc giao cho các cơ quan quản
lý với tư cách là chủ sở hữu DNNN, cần phải có một cơ quan giám sát độc lập
của UBND thành phố hoặc cơ quan quản lý tài sản công.
- Đối với việc đánh giá DNNN, để tăng tính khách quan, độc lập trong
đánh giá, cần hình thành một tổ chức riêng, độc lập nhất định về chuyên môn
với Sở Tài chính, có đầy đủ các lĩnh vực về chuyên môn cần đánh giá về
DNNN, mở rộng thành phần tham gia đánh giá DNNN.
Thứ hai, quy định rõ nội dung giám sát vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nước.
Về hoạt động giám sát DNNN nói chung, vốn nhà nước tại các DNNN
nói riêng trên địa bàn thành phố, cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Ngoài giám sát, đánh giá của chủ sở hữu đối với kết quả hoạt động của
những người quản lý và kết quả đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải
tăng cường giám sát chủ sở hữu.
- Coi trọng giám sát hoạt động tài chính DNNN, từ dự án đầu tư, cân đối
nguồn lực đầu tư, tài chính của doanh nghiệp như vay vốn, sử dụng vốn, giám
sát kết quả kinh doanh.
- Giám sát phải bao gồm giám sát kế hoạch, chiến lược, phối hợp nguồn lực
và giám sát hoạt động tài chính, bao gồm: cơ cấu vốn, hệ số nợ, nguồn tài trợ.
Thứ ba, phân định rõ mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện giám sát tài chính.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức việc tự giám sát nội bộ mang tính
chất thường xuyên, đột xuất theo ngày, tuần, tháng, quý, năm tùy theo tính chất


21
hoạt động của doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp hình thành một quy trình cụ thể có thể nắm

bắt kịp thời các thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp phải tổ chức việc kiểm tra, giám
sát doanh nghiệp và chủ sở hữu trong việc chấp hành các quy định, cơ chế,
chính sách tài chính doanh nghiệp.
Thứ tư, cần thống nhất quy định về đánh giá, xếp loại DNNN.
- Bổ sung 2 nội dung quan trọng trong đánh giá DNNN: đánh giá hoạt
động kinh doanh của DNNN (mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, chấp
hành quyết định của chủ sở hữu nhà nước, thực hiện các dự án đầu tư, đầu tư
vào lĩnh vực rủi ro, thành lập doanh nghiệp vượt khả năng quản lý...) và đánh
giá công tác tổ chức của DNNN (bổ nhiệm, uỷ quyền, giao nhiệm vụ, đánh giá
năng lực và trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu...).
- Bổ sung tiêu chí về phát triển dài hạn khi đánh giá kết quả hoạt động
kinh doanh của DNNN và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
người thực hiện quyền chủ sở hữu, trong đó xác định rõ các chỉ tiêu chính cho
mỗi chức danh.
4.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý về phía Nhà nước
4.2.2.1. Xác định và tách bạch rõ chức năng chủ sở hữu nhà nước và
chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
Trên cơ sở các mục tiêu, yêu cầu trong giai đoạn mới, xuất phát từ chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới phương thức thực hiện
chức năng sở hữu nhà nước đối với DNNN có thể xác định các giải pháp cần
thiết như sau:
- Xác định rõ tổ chức hoặc cá nhân chính thức được giao quyền và trách
nhiệm làm đầu mối thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu tại các DNNN.
- Xác định rõ các chức năng cơ bản của chủ sở hữu nhà nước và quản lý
nhà nước về mục tiêu, yêu cầu; chức năng, nhiệm vụ; phương pháp, công cụ; tổ
chức bộ máy thực hiện.
- Tiếp tục giảm thiểu tình trạng nhiều cấp đại diện chủ sở hữu nhà nước,
tiến tới mỗi DNNN chỉ có một đầu mối thực hiện tập trung và thống nhất hầu
hết các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.

- Xác định đúng phạm vi, đối tượng quản lý của chủ sở hữu nhà nước.
- Xác định quan hệ giữa cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
nhà nước với người đại diện theo uỷ quyền là quan hệ hợp đồng là chủ yếu khi
thực hiện nhiệm vụ uỷ quyền.
- Có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan
thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.
4.2.2.2. Đổi mới mô hình thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp nhà nước
Để quản lý có hiệu quả vốn nhà nước tại các DNNN, sẽ nghiên cứu thành
lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN. Đây là


22
bước đột phá làm thay đổi cơ bản quản lý DNNN, tách biệt chức năng quản lý nhà
nước và chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong thời gian tới cần có sự nghiên
cứu và thành lập mô hình này, nhưng cần thực hiện thí điểm với thời gian và lộ
trình hợp lý.
4.2.2.3. Tăng cường công khai và minh bạch hóa thông tin của các
doanh nghiệp nhà nước
- Cụ thể hóa các quy định về công khai thông tin, nhất là các chế tài về xử
lý vi phạm trong công khai, minh bạch thông tin.
- Cơ quan điều phối nhà nước hoặc sở hữu DNNN cần phát triển hệ thống
báo cáo nhất quán và tổng hợp về các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ, thực hiện
cơ chế độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ một cách đồng bộ để
các DNNN có thể công khai, minh bạch thông tin một cách có hiệu quả theo
hướng dễ sử dụng.
- Nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập. Hằng năm, Sở Tài chính phải
phê duyệt danh mục các doanh nghiệp kiểm toán độc lập có đủ năng lực để

kiểm toán các DNNN trên địa bàn thành phố.
4.2.3. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp nhà nước
4.2.3.1. Phát triển và nâng cao chất lượng, nâng cao ý thức, nhận thức,
tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Tăng cường, đào tạo, bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành
DNNN có trình độ chuyên môn giỏi.
- Đổi mới công tác điều phối, bố trí và sử dụng cán bộ tham gia vào quản
lý DNNN; đồng thời cần có cơ chế đánh giá và đãi ngộ thỏa đáng đối với đội
ngũ cán bộ này.
- Nghiên cứu thay đổi chế độ tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ quản lý
DNNN từ cơ chế bổ nhiệm hiện nay sang cơ chế thu hút, tuyển chọn thông qua
thị trường nhân lực quản trị kinh doanh.
- Chính phủ cần sớm ban hành quy chế thi tuyển đối với giám đốc DNNN
và coi đó là một bước thí điểm có tính đột phá trong công tác cán bộ quản lý
DNNN, tạo điều kiện tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
4.2.3.2. Tăng cường giám sát nội bộ doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
- Hoàn thiện môi trường giám sát nội bộ DNNN, xây dựng cơ chế quản lý
phù hợp, thiết lập được sự điều hành và sự giám sát toàn bộ doanh nghiệp,
không bỏ sót, không chồng chéo giữa các bộ phận.
- Hoàn thiện các yếu tố của hoạt động kế toán, tài chính như: hệ thống các
chính sách, tài khoản kế toán áp dụng chung trong phạm vi toàn hệ thống DNNN.


23
- Giám sát nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm,
không nên kiêm nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn để đảm bảo tính chuyên môn
hóa trong công việc và tránh những sai sót.
- Áp dụng tin học trong quản lý, nhất là trong quản lý vốn, tài sản để đảm

bảo tính thống nhất, hiệu quả, giúp nhà quản lý có thể nhìn xuyên suốt hoạt
động của doanh nghiệp.
- Thiết lập quy chế giám sát ngang, dọc hay kiểm tra chéo giữa hệ thống
các bộ phận trong DNNN.
- Cần tạo lập 3 vòng kiểm soát để bảo vệ tài sản, vốn và lợi ích kinh tế
của Nhà nước theo nguyên tắc tổ chức và quản trị tài chính công ty.
KẾT LUẬN
Trải qua một thời kỳ khá dài đổi mới cả tổ chức và quản lý DNNN, bức
tranh DNNN trên toàn quốc nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng đã có nhiều biến
chuyển theo hướng tích cực. Theo đó, quản lý vốn nhà nước tại DNNN cũng
ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, đến nay, DNNN vẫn đang nắm giữ nhiều
ngành kinh tế chủ chốt với khối lượng vốn và tài sản quốc gia rất lớn, trong khi
hoạt động còn kém hiệu quả, quản lý vốn và tài sản còn nhiều yếu kém, gây thất
thoát tài sản nhà nước, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn trở thành gánh nặng
cho ngân sách nhà nước, trở thành một lực cản đối với sự nghiệp đổi mới. Vì
vậy, đổi mới DNNN nói chung, đổi mới quản lý vốn nhà nước tại DNNN nói
riêng trở thành đòi hỏi cấp thiết nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới nền
kinh tế đất nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Nhằm góp phần thực hiện yêu cầu đó, một địa phương như Đà Nẵng, với
phạm vi, số lượng và quy mô các DNNN không lớn, cần mạnh dạn và quyết
tâm triệt để áp dụng các giải pháp đổi mới, có thể đi trước các địa phương khác
trong đổi mới DNNN nói chung và quản lý vốn nhà nước tại DNNN nói riêng.
Ngoài việc cần phải triệt để và hệ thống thực hiện các giải pháp lớn, cũng cần
tập trung trước hết giải quyết những bất cập, yếu kém về quản lý còn tồn tại
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Luận án đã khái quát những công trình nghiên cứu về đổi mới DNNN và
quản lý vốn trong các DNNN ở Việt Nam, từ đó xác định được các vấn đề cần
phải tiếp tục được làm rõ trong thực hiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN.
Đáng chú ý là vấn đề tách bạch quản lý nhà nước với tư cách chủ sở hữu nhà
nước với quản lý nhà nước với tư cách bộ máy hành chính công quyền; mô hình

quản lý vốn sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương.
Luận án cũng đã kế thừa, hệ thống hoá cơ sở lý luận, từ đó đưa ra quan
niệm về quản lý vốn nhà nước tại các DNNN. Đó là một khái niệm bao hàm sự
tổng hòa các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với phần vốn góp của Nhà
nước tại các DNNN nhằm đảm bảo vốn nhà nước được đầu tư, sử dụng có hiệu
quả và được bảo toàn, phát triển. Để thực hiện quản lý vốn nhà nước tại các


×