Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.97 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Phạm Văn Cường

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Phạm Văn Cường

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ - TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Tháp

HÀ NỘI – 2014


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, chiến lược phát triển nhanh và bền vững nhất
đối với mỗi quốc gia, dân tộc là sự chú trọng hàng đầu của Chính phủ về công
tác đổi mới hệ thống GD-ĐT, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nguồn
nhân lực, nhân tài cho đất nước. Việt Nam từ một nước có nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, chuyển đổi sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà
nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đang diễn ra nhanh, mạnh, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn quốc,
Đảng và Nhà nước ta đã hết sức chú trọng phát triển GD-ĐT, coi “giáo dục là
quốc sách hàng đầu”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 khoá VIII của Ban chấp hành Trung
ương Đảng đã ghi rõ: “Giáo dục và Đào tạo hiện nay phải có một bước
chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào
tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa
Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước”.
Cùng với lịch sử phát triển của ngành giáo dục, việc nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập luôn được coi là nhiệm vụ cơ bản, đầu tiên, quan
trọng nhất của các nhà trường, đây chính là điều kiện để mô hình của các nhà
trường tồn tại và phát triển. Thực chất công tác quản lý nhà trường và việc
quản lý hoạt động học tập của học sinh là công việc được tiến hành thường
xuyên, liên tục, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà
trường, đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới đất nước, đổi
mới chất lượng giáo dục ở cấp THPT và chất lượng giáo dục đào tạo nói
chung ở nước ta đã có sự khởi sắc, đã đạt được những thành tựu nhất định.
Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh, sinh viên và

giáo viên được nâng cao, chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng

3


lên, đào tạo được đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật, đã có những cống hiến
quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu trên, nhưng hệ thống Giáo dục và
Đào tạo nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập so với yêu cầu phát triển của
đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khoá
VIII đã khẳng định:“Giáo dục nước ta vẫn còn nhiều yếu kém bất cập cả về
quy mô lẫn cơ cấu và nhất là chất lượng ít hiệu quả, chưa đáp ứng được đòi
hỏi ngày càng cao về nhân lực và công cuộc đổi mới kinh tế xã hội, xây dựng
bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Để giải quyết tồn tại trên đòi hỏi chúng ta phải thay
đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục, phải hướng tới chất lượng giáo dục,
điều đó đồng nghĩa với việc phải chú trọng nâng cao trách nhiệm quản lý và
tăng cường các biện pháp quản lý, trong đó có quản lý hoạt động học tập
trong các nhà trường.
Mặt khác giáo dục phổ thông giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng
mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng những
yêu cầu phát triển KT-XH của một quốc gia. Đặc biệt trong thời đại ngày
nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, việc nhanh
chóng hoà nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đòi hỏi giáo dục phổ
thông của chúng ta phải có những bước tiến mới mạnh mẽ, giúp học sinh phát
triển toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, biết "giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và của con người Việt Nam".
Chính vì vậy, quản lý nhà trường đặc biệt là quản lý hoạt động học tập đòi hỏi

phải chặt chẽ, đồng bộ phù hợp với đối tượng, hiệu quả thì mới mang lại chất
lượng giáo dục cao cho nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn lực con
người trong thời kỳ CNH-HĐH.

4


Vấn đề quản lý hoạt động giáo dục nói chung và quản lý hoạt động học
tập ở trường THPT nói riêng mặc dù đã có nhiều nhà khoa học giáo dục
nghiên cứu và đã được áp dụng vào thực tế, song xét từ nhiều góc độ, nhiều
phương diện thì chưa được đề cập một cách đầy đủ và sâu sắc. Việc quản lý
hoạt động học tập ở các trường THPT tỉnh Điện Biên chưa đáp ứng được yêu
cầu về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Là một người trực tiếp tham gia công tác quản lý ở một trường THPT khu vực
Thành phố Điện Biên Phủ, gắn bó với sự nghiệp giáo dục - đào tạo con em
đồng bào dân tộc thiểu số, nắm được đặc điểm tâm lý học sinh, nhận thức
được tính cấp thiết của việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH quê hương miền núi Điện Biên. Cá
nhân người viết trăn trở rất nhiều về chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là
chất lượng học tập của học sinh. Trong những năm qua khối các nhà trường
THPT đã được Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành, các cấp trong tỉnh
quan tâm đầu tư, Sở GD & ĐT có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo của các nhà trường, song chất lượng dạy
học - giáo dục của các nhà trường vẫn chưa thực sự được nâng lên ở tầm cao
mới, chưa đáp ứng được với yêu cầu chung. Một trong những nguyên nhân đó
là biện pháp quản lý hoạt động học tập của các nhà trường thiếu hệ thống và
đồng bộ.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn vấn đề : "Quản lý hoạt
động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành
phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu; hy vọng sẽ góp

phần vào việc xây dựng công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
ở các trường THPT, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động dạy
học ở các trường THPT thuộc khu vực thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

5


tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động động
học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của học
sinh THPT.
3.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh ở
các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
3.3. Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý hoạt động học tập của
học sinh.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động học tập ở các trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT
khu vực thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT hiện nay như
thế nào?
Nội dung quản lý các hoạt động học tập của các nhà trường THPT nên
lựa chọn theo hướng nào?
Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý có hiệu quả các hoạt động học tập

của học sinh các trường THPT khu vực Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên?
6. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động học tập ở các trường THPT có ý nghĩa
quyết định đến chất lượng giáo dục.
Áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các biện pháp quản lý
hoạt động học tập ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ,

6


tỉnh Điện Biên được đề xuất trong luận văn sẽ đáp ứng tốt yêu cầu phát triển
giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay.
7. Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu
thực trạng quản lý và các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động học tập
của học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh
Điện Biên.
Giới hạn khảo sát: thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, địa bàn nghiên cứu
tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích tổng hợp những vấn đề lý luận về công tác quản lý hoạt động học
tập của học sinh.
- Hệ thống hoá, khái quát hoá một số vấn đề lý luận, liên quan tới đề tài
nghiên cứu.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng hệ thống các câu hỏi và
phiếu điều tra theo mẫu nhằm thu thập số liệu về thực trạng công tác quản
lý hoạt động học tập và các biện pháp quản lý hoạt động học tập ở các

trường THPT thuộc khu vực Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Từ
đó, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.
- Phương pháp tọa đàm (đối tượng tham gia tọa đàm là hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng (PHT) phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên,
học sinh.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý hoạt động học tập.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động học tập:
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập của học sinh.
(đồ dùng dạy học của giáo viên, kết quả học tập của học sinh…)
+ Nghiên cứu sản phẩm quản lý hoạt động học tập ở các trường THPT khu
7


vực thành phố Điện Biên Phủ. (kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn…)
8.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu nhận
được từ các phương pháp nghiên cứu khác.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động học tập
của học sinh, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tế và có tính khả thi
giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở các trường THPT khu vực
Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Qua đó có thể nhân rộng kinh
nghiệm quản lý cho các cơ sở giáo dục THPT khác.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động học tập của học sinh

THPT.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Danh Ánh (2004), Cơ sở tâm lý và giáo dục nghề nghiệp của
nghiên cứu khoa học và đào tạo trong hệ thống sư phạm kỹ thuật. Kỷ yếu
hội thảo quốc gia về hệ thống SPKT tháng 12/2004.
2. Aunapu.F.FL (1979), Quản lý là gì ? Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2003), Tổng quan về tổ chức quản lý, Tài liệu giảng dạy
cho lớp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý Đại học Huế.
4. Đặng Quốc Bảo và một số tác giả khác, Cẩm nang xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực.
5. Nguyễn Ngọc Bảo (2006), Những vấn đề cơ bản về lý luận dạy học, Hà Nội.
6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng CBQLGD
triển khai chương trình, sách giáo khoa trường THPT năm 2005-2006.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số: 07/2007/BGD&ĐT ngày
02/04/2007/ v/v ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường
phổ thông theo hình thức liên kết Việt nam - Singapore, Hà Nội.
9. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng tăng cường
năng lực quản lý điều hành cho hiệu trưởng trường THPT.
10.


Phạm Minh Hạc (2009) và các tác giả, Tâm lý học, tập hai.

11.

Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1997), Tâm lý

học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXBGD.
12. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội.
13. Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình
Qua (2009), Giáo trình giáo dục học đại cương, ĐHSP TP. HCM.

9


14. Trần Thị Hương, Võ Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Vũ Thị Sai, Võ
Thị Hồng Trước, Giáo trình Giáo dục học đại cương, NXB ĐHSP.
15. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục.
16. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về
quản lý, Trường CBQLGDTW1 Hà Nội.
17. Đỗ Ngọc Đạt (2003), Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục, tập bài
giảng dành cho học viên cao học QLGD - ĐHSP Hà nội.
18. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học,
NXB ĐHSP.
19. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1998), Những vấn đề về quản lý nhà
nước, quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lí giáo dục Trung ương 1, Hà
Nội.
20. Nguyễn Sinh Huy, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Văn Lê (1995), Giáo dục
học đại cương I, Hà Nội.
21. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo

dục, NXB ĐHSP.
22. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo
dục Hà Nội.
23. Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn , NXBGD Hà Nội.
24. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra - Đánh giá trong dạy - học đại học,
NXBGD.
25. Hồ Văn Liên, Tổ chức quản lý giáo dục và trường học, tập bài giảng
dành cho học viên cao học QLGD_ĐHSP TP.HCM.
26. Phạm Thanh Liêm (2000), Lý luận quản lý giáo dục, Tài liệu bài giảng
lớp cán bộ quản lý THPT, Trường CBQL THPT, Trường CBQLTW2.
27. NXB Tiến bộ Mát-xcơ-Va (1975), Từ điển triết học.
28. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường, NXB ĐHSP.
10


29. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập 1.
30. Trịnh Minh Tứ (2006) - Phát triển giáo dục từ xa góp phần đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, Tạp chí cộng sản số 759 - 2006.
31. Nguyễn Quang Uẩn - Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành (1997),
Tâm lý học quản lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
32. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo
dục, trường CBQLGD Trung ương 1.
33. Trường THPT DTNT tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo tổng kết năm học
2009 - 2010; 2010 - 2011; 2011 - 2012.
34. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nxb Đại học quốc gia,
Hà Nội.

36. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
37. Hoàng Tâm Sơn (2007), Khoa học quản lý và quản lý nhà nước trong
giáo dục và đào tạo.
38. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội, 1996.

11



×