Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trường tiểu học lý công uẩn, quận hải châu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.71 KB, 22 trang )

Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
1. Lí do lựa chọn chủ đề tiểu luận:
Mục tiêu tổng quát của giáo dục Việt Nam là đến năm 2020, nền giáo dục nước ta
được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.
Trong công tác giáo dục nhiệm vụ dạy và học được thực hiện đồng thời và thống
nhất với nhau trong quá trình dạy học: “Quá trình dạy và học là tập hợp những hành động
liên tiếp của giáo viên và học sinh, được giáo viên hướng dẫn. Những hành động này
nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, và trong quá
trình đó phát triển được năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hoá, lao động
trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và hành vi cộng sản chủ
nghĩa”. (ÊxiPôp). Một quan điểm khác cho rằng: “Trong nhà trường, hoạt động dạy và
học là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ” (Xu Khôm Lin Ski).Để thực hiện tốt
các nhiệm vụ của hoạt động dạy học ở trường Tiểu học, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng
công tác quản lí hoạt động dạy học. Quản lí hoạt động dạy và học giữ vị trí quan trọng
trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng dạy học là nền tảng, là cơ
sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của
nhà trường. Qua thực tiễn từ đơn vị trong công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học Lý
Công Uẩn, bản thân tôi nhận thấy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì
công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là một trong những nội dung không thể
xem nhẹ. Hiệu trưởng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là vấn đề quan trọng, có
vị trí chiến lược lâu dài.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu những kiến thức về nghiệp vụ quản lý
trường Tiểu học, bản thân tôi đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công tác quản lý nhà
trường, trong đó công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là rất quan trọng và
cần thiết. Do đó, tôi chọn đề tài: “Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” để có thể tìm ra
một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
1


Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
2. Thực trạng Hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Lý
Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
2.1. Giới thiệu khái quát về trường tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng:
Trường tiểu học Lý Công Uẩn được thành lập vào tháng 08/2006; trường đóng trên
địa bàn phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đây là phường có
đông dân cư, chủ yếu là cán bộ nhà nước và bộ đội, chính vì lẽ đó đời sống kinh tế của
nhân dân trong khu vực khá ổn định nên việc chăm lo học tập cho con em được phụ huynh
rất quan tâm, đầu tư đúng mức và trọng tâm.
Trường tiểu học Lý Công Uẩn, tuy mới thành lập được hơn 7 năm, nhưng với sự chỉ
đạo sâu sát của cấp trên, của lãnh đạo địa phương, sự quan tâm của phụ huynh học sinh , sự
cộng đồng trách nhiệm và đoàn kết của toàn thể hội đồng sư phạm, trường đã đạt trường
chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm học 2009-2010, là trường tiểu học duy nhất trên địa bàn
quận đạt chuẩn mức 2.
Năm học 2012-2013, trường có 30 lớp với 1335 học sinh, chất lượng học sinh được
đánh giá thực chất, kết quả 2 mặt giáo dục đạt chất lượng cao. Học sinh đạt kết quả cao
trong các kì thi của các cấp đề ra.
Đội ngũ cán bộ -giáo viên- nhân viên có 48 người: trong đó cán bộ quản lí 03 người,
giáo viên 40 người ( 38 biên chế, 02 hợp đồng ngân sách); nhân viên 05 người ( 04 biên
chế, 01 hợp đồng ngân sách). Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường và học sinh luôn hoàn
thành tốt các nhiệm vụ giáo dục, trường có chất lượng giáo dục vào tốp đầu của quận ,
nhiều năm nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp quận, thành phố, tạo
được lòng tin của nhân dân và chính quyền địa phương và tạo được sự tin tưởng và quan
tâm của phòng giáo dục , của sở giáo dục. Để có được kết quả đáng khích lệ đó, ngoài sự
chỉ đạo tốt của Ban giám hiệu nhà trường, là sự cộng đồng trách nhiệm của giáo viên, chất
lượng sinh hoạt nhóm ngày một được nâng cao và phát huy hiệu quả.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
2
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

* Đặc điểm nổi bật của đơn vị - Thành tích của đơn vị trường, tổ:
Tập thể
nhóm/tổ
Số lượng
thành viên
Thành tích tập thể Thành tích cá nhân
2011-2012 2012-2013 2011-2012 2012-2013
Trường 48
Trường
Tiên tiến
xuất sắc
Trường
Tiên tiến
xuất sắc
x x
01 8 x
Tập thể lao
động tiên
tiến
1 CSTĐ
6 LĐTT
1 CSTĐ
7 LĐTT
02 6 x x 4 LĐTT 4 LĐTT
03 6 x x 3LĐTT 4LĐTT
04 7 x x 5LĐTT 6LĐTT
05 6
Tập thể lao
động tiên
tiến

Tập thể lao
động tiên
tiến
1 CSTĐ
5LĐTT
1 CSTĐ
5LĐTT
Bộ môn 10
x Tập thể lao
động tiên
tiến
1 CSTĐ
6LĐTT
2 CSTĐ
6LĐTT
Hành chính 5 x x 3LĐTT 3LĐTT
2.2 Thực trạng hoạt động giảng dạy ở trường.
2.2.1.Kết quả học tập của học sinh năm học 2012-2013 ( trích từ báo cáo tổng kết
năm học 2012-2013 của nhà trường)
Kết quả các kì kiểm tra đã tổ chức
- Chất lượng học sinh tăng dần qua các kì kiểm tra.
- Cuối năm học 2012-2013, chất lượng học sinh được nâng cao
+ Học lực giỏi: Ổn định, tỉ lệ cao ( Toán 95%, Tiếng việt 97%)
+ Học sinh yếu : Không có ( trừ 2 học sinh khuyết tật khối lớp 1)
2.2.2. Giáo viên đang giảng dạy tại trường: ( trích từ báo cáo tổng kết năm học
2012-2013 của nhà trường)
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
3
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Tổng số NAM NỮ BIÊN

CHẾ
HỢP
ĐỒNG
ĐẠT CHUẨN TRÊN CHUẨN
GHI
CHÚ
SL % SL %
CBQL 1 2 3 3 3 100
Văn hóa 30 26 4 30 25 70
Thể dục 1 1 2 2 1 50
Âm nhạc 2 2 2
Mỹ thuật 1 1 2 2 2 100
Anh văn 2 1 1 2 2 100
Pháp văn
Tin học 1 1 1 1 100
TPT 1 1 1 1 100
Tổng cộng 40 38 5 43 100 35 81
2.2.3. Kết quả đạt được( trích từ báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của nhà
trường)
a. Thành tích học sinh:
- Chất lượng Hs được đánh giá thực chất, kết quả 2 mặt giáo dục đạt chất lượng cao:
+ Hạnh kiểm : 100% Đạt
+ Môn Tiếng Việt : Giỏi 97,5%; Khá 2,5 %; T.bình 0,1%; Yếu 0%
+ Môn Toán : Giỏi 95,3%; Khá 3,6 %; T.bình 1,1%; Yếu 0%
- Hoàn thành bậc tiểu học : 100%
- Phong trào rèn chữ giữ vở: 30/30 lớp đạt VSCĐ.
- Phong trào học sinh giỏi cấp Thành phố:
+ Môn toán: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì và 1 giải KK
+ Môn Tiếng Việt: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 1 giải Ba
- Tiếng Anh qua mạng: 1 giải nhì và 3 giải KK cấp TP, 1 HCĐ cấp Quốc gia.

- Tin học học sinh: )1 giải Nhất, 1 Nhì, 2 Ba,1 KK cấp TP.
- Toán qua Internet đạt 8 giải.
- Hội thi vẽ tranh “ Em yêu biển đảo quê hương” cấp TP: 1 Nhất, 1 Nhì.
- HKPĐ đạt giải Ba toàn Đoàn cấp Quận.
- Hội thi tự hào trang sử Liên đội mang tên cấp Quận: Nhất.
b. Thành tích giáo viên:
- 100% giáo viên đạt Gv giỏi cấp trường.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
4
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
- 100% GV viết và áp dụng SKKN.
- 100% làm và sử dụng ĐDDH và soạn giảng GA ĐT.
- 6 GV giỏi cấp Quận.
- 1 GV dạy giỏi cấp Quốc Gia.
- Hiệu trưởng dược Thủ tường Chính phủ tặng bằng khen.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn để quản lý hoạt động giảng
dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng
2.3.1. Những điểm mạnh:
Qua thời gian giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy giáo viên trường có những điểm
mạnh hoạt động giảng dạy như sau:
Phần lớn giáo viên của trường có đời sống đảm bảo, có mức thu nhập ổn định, yên
tâm công tác. Nhìn chung đội ngũ giáo viên đều yêu nghề, mến học sinh. Luôn có ý thức
phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng
trong giảng dạy. Giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy và sẵn sàng truyền
đạt, bày vẽ kinh nghiệm cho giáo viên trẻ.
Giáo viên nhiệt tình công tác, có trình độ kiến thức cơ bản cao, biết vi tính, rất nhạy bén
với việc đổi mới phương pháp dạy học, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Tập
thể giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong
đời sống. Trên cơ sở nắm vững sở trường và đạo đức , mong muốn của từng giáo viên

trong trường, Hiệu trưởng phân công, giao việc cho từng giáo viên một cách hợp lí nên
càng tạo cho giáo viên tâm lí tốt, phát huy hết năng lực chuyên môn của mình.
2.3.2 Những điểm yếu:
Trình độ đào tạo khác nhau nên nhận thức của giáo viên cũng khác nhau. Vì vậy một số
giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới trong giảng dạy. Bên cạnh đó, một số
giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy nên chưa gây được hứng thú học tập ở học sinh.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
5
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu phòng chức năng, thiết bị nên ảnh hưởng đến hoạt
động dạy và học dẫn tới chất lượng giảng dạy chưa cao.
Một số phụ huynh do làm ăn nên còn khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục
và dạy dỗ con em mình nên chưa có sự phối hợp hài hòa giữa nhà trường và gia đình.
2.3.3. Thuận lợi:
- Trường được sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính
quyền địa phương, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và Cha mẹ học sinh. -
Có đội ngũ CB, GV có tâm huyết, nhiệt tình, đoàn kết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản lý; giảng dạy và giáo dục.
- Đa số học sinh của trường chăm ngoan, lễ phép, phấn đấu trong học tập và rèn
luyện.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Các đơn vị bộ đội cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp , kinh doanh đóng
trên địa bàn phường rất quan tâm và hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của nhà trường.
2.1.4. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, chưa đủ phòng học để phục vụ việc học tập ngày
2 buổi cho 100% số học sinh toàn trường; Chưa có các phòng chức năng Âm nhạc, Mĩ
thuật, Anh văn để phục vụ chuyên môn hóa cho học sinh.
- Một số ít gia đình HS chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình nên ảnh
hưởng đến việc giảng dạy, giáo dục cho nhà trường.
3. Kinh nghiệm thực tế về quản lý hoạt động giảng dạy.

*Về thực hiện chương trình dạy học
Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn trong
nhà trường, Hiệu trưởng phải điều khiển hoạt động dạy và hoạt động học theo những yêu
cầu, nội dung, hướng dẫn của chương trình dạy học. Sự nắm vững chương trình dạy học
của Hiệu trưởng là một đảm bảo đầu tiên để quản lý giáo viên thực hiện tốt chương trình
giảng dạy.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
6
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Để được như vậy, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phân công cho Hiệu phó
chuyên môn phổ biến cho giáo viên về nội dung, phương pháp giảng dạy, những sửa đổi
trong chương trình, hồ sơ sổ sách, các chuyên đề thực hiện
Hàng tháng, thông qua kế hoạch của Tổ chuyên môn và lịch báo giảng của từng giáo
viên, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng sẽ có kế hoạch thăm lớp, phân công dự giờ, thao giảng,
thanh tra, dự chuyên đề từng giáo viên, từng khối lớp để nắm tình hình có liên quan đến
việc thực hiện chương trình giảng dạy. Từ đó, Hiệu trưởng nhận xét, phát hiện những vấn
đề cần uốn nắn. Cần nghiêm cấm việc cắt xén chương trình dạy học.
Với những biện pháp đó, việc thực hiện chương trình giảng dạy của trường tôi đã
được thực hiện đúng và nghiêm túc. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy các khối
lớp.
*Về soạn bài
Việc đòi hỏi giáo viên phải ghi chép đầy đủ một giáo án theo khuôn mẫu có sẵn là
nhằm để quản lý việc soạn bài của giáo viên (vì như vậy giáo viên sẽ nghiên cứu bài kĩ
lưỡng) hay làm như thế chưa chắc là giáo viên đã nghiên cứu kỹ bài mà có thể là sự ghi
chép “máy móc” từ giáo án có sẵn? Phải chăng do mâu thuẫn giữa yêu cầu và điều kiện
mà có những bài soạn chỉ là việc sao chép không chất lượng? Có trường hợp giáo án năm
sau đa phần giống như giáo án năm trước
Qua thực tế ở trường, tôi thiết nghĩ rằng: nếu Hiệu trưởng quá quan tâm đến kiểm tra
bài soạn thì giáo viên sẽ tập trung cho việc ghi chép giáo án. Nếu Hiệu trưởng quan tâm
nhiều hơn đến chất lượng học tập của học sinh thì giáo viên cũng sẽ lo cho chất lượng học

tập nhiều hơn. Hiệu trưởng định hướng tốt được việc soạn bài cho giáo viên sẽ góp phần
làm cho hoạt động soạn giảng đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, giải phóng được tâm lý,
thời gian, công sức… có tác động tích cực đến hoạt động giảng dạy của giáo viên. Hiệu
trưởng phải quyết tâm khắc phục và xem việc soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của
giáo viên cho giờ lên lớp. Tôi rút ra được kinh nghiệm Hiệu trưởng không cần phải mất
thời gian vào việc kiểm tra giáo án mà cần phải tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, khảo
sát chất lượng học tập của học sinh, kiểm tra việc dạy của giáo viên trên lớp. Lấy chất
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
7
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
lượng học tập của học sinh để đánh giá việc giảng dạy của giáo viên. Nếu kết quả các tiết
dạy tốt và học sinh tiếp thu tốt, có kỹ năng thực hành tốt là coi như có nghiên cứu chuẩn bị
bài dạy tốt; Và tất nhiên rằng, các bài soạn phải theo đúng lịch báo giảng, phân phối
chương trình, và nội dung kiến thức và quy trình các môn học.
*Về giảng dạy
Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học. Trực tiếp quyết định kết quả
giờ lên lớp là giáo viên. Hiệu trưởng quản lý thế nào để các giờ lên lớp của giáo viên có kết
quả tốt là việc làm của Hiệu trưởng. Vì vậy, Hiệu trưởng yêu cầu một giờ lên lớp của giáo
viên như sau:
- Giáo viên đảm bảo dạy theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Phương pháp tổ chức các hoạt động phù hợp với bài dạy.
- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả cao nhất.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh.
Để làm việc này, ngay từ đầu năm học, trong các lần họp chuyên môn, Hiệu trưởng
phân công Hiệu phó chuyên môn phổ biến cụ thể những yêu cầu chung về giảng dạy đến
giáo viên. Đối với giờ lên lớp, vai trò của Hiệu trưởng là gián tiếp, phải tạo điều kiện cho
giáo viên giảng bài có hiệu quả. Mặt khác, Ban giám hiệu cùng với Tổ trưởng chuyên môn
có những đóng góp ý kiến cụ thể cho những tiết dạy giỏi, những giáo viên chuyên môn
chưa tốt. Đó là tư tưởng chỉ đạo hoạt động quản lý giờ lên lớp của Hiệu trưởng.
Qua thực tế của trường, tôi thấy nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu và Tổ

trưởng chuyên môn mà các tiết tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đã được đánh giá
cao. Phong trào đăng ký tiết tốt chào mừng 20/11, giáo viên nhiệt tình tham gia, kết quả đạt
cao. Có 7 giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp quận và đạt 6 giáo viên, 1 giáo viên đạt giáo
viên dạy giỏi cấp quốc gia
Qua những kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy rõ vai trò của giáo viên là rất quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Để đánh giá đúng chất lượng giáo viên,
ngoài việc xem xét cần phải đánh giá cái gì mà còn đánh giá như thế nào, và các hoạt động
nào cần phải được tiến hành. Do đó, vai trò của người quản lý là rất quan trọng.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
8
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
*Về việc thăm lớp - dự giờ
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Hiệu trưởng có kế hoạch thăm lớp, dự giờ đột
xuất hoặc báo trước. Hiệu trưởng cùng với Phó Hiệu trưởng,Tổ trưởng chuyên môn hoặc
các giáo viên trong tổ đi dự giờ. Sau khi dự giờ, Hiệu trưởng đánh giá nhận xét chính xác,
chân tình có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát triển được những mặt mạnh,
những điển hình tốt, điều chỉnh những mặt còn hạn chế của giáo viên, để từ đó có những
biện pháp thích hợp, thực tế cho công tác quản lý giờ lên lớp của mình.
Để phát huy việc học tập lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong trường, hằng tháng, tổ
trưởng chuyên môn lên lịch đăng kí tiết dạy tốt cho giáo viên trong tổ gởi lên Ban giám
hiệu. Phó Hiệu trưởng tổng hợp và dán ở phòng Hội đồng lịch đăng kí. Sau đó giáo viên
xem lịch, sắp xếp thời gian đi dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên nên Hiệu trưởng đã
phát hiện ra những giáo viên có tài năng, để làm nồng cốt trong đội ngũ giáo viên của
trường. Đồng thời kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn non yếu về tay
nghề vươn lên trong chuyên môn. Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm vừa qua,
đội ngũ giáo viên của trường tôi về năng lực đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng được với
việc nâng cao chất lượng dạy và học.
*Về sinh hoạt tổ chuyên môn
Là một công việc không thể thiếu được trong nhà trường. Trong đó đặc biệt quan

trọng là Tổ trưởng chuyên môn. Hiệu trưởng dựa vào Tổ trưởng để phân công giáo viên
phụ trách các khối lớp theo đúng khả năng, nguyện vọng của từng người, và đảm bảo chất
lượng giảng dạy của nhà trường. Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn 2 lần.
Hiệu trưởng phổ biến công tác của tháng vào tuần đầu trong cuộc họp hội đồng sư
phạm. Tổ trưởng lên kế hoạch và phân công công việc cho từng tổ viên. Hiệu trưởng kiểm
tra từng đợt theo lịch chung của nhà trường. Để nâng cao chất lượng chuyên môn trường
đã triển khai tổ chức thao giảng các tiết khó, qua đó các giáo viên cùng nhau rút kinh
nghiệm, học hỏi, đóng góp ý kiến. Hiệu trưởng triển khai, thực hiện kế hoạch tổ chức các
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
9
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
chuyên đề một cách khoa học, có chất lượng, sắp xếp thời gian để các giáo viên trong
trường đi dự.
Ngoài ra, Hiệu trưởng còn chú ý nắm các kế hoạch triển khai chuyên đề của Sở
Giáo dục, của Phòng Giáo dục tập huấn, của trường bạn (thông qua kế hoạch sinh hoạt
chuyên môn cụm do Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức) để thông báo kịp thời cho giáo
viên đi dự. Từ đó học hỏi thêm kinh nghiệm của trường bạn, áp dụng những điều đã học
vào giảng dạy. Qua việc thường xuyên tổ chức các chuyên đề của trường và dự chuyên đề
của cấp trên tổ chức, của trường bạn tôi cùng đội ngũ giáo viên đã nắm vững hơn về kiến
thức chuyên môn và từ đó có sự chỉ đạo các tiết dạy hiệu quả hơn.
*Về tầm quan trọng của đồ dùng tới chất lượng giảng dạy
Trong các tiết dự giờ, Hiệu trưởng cần chú ý tới việc sử dụng đồ dùng dạy học trực
quan vì nó có tầm quan trọng rất lớn đối với chất lượng bài dạy. Hàng năm, nhà trường bổ
sung các đồ dùng còn thiếu, thanh lí đồ dùng dạy học đã cũ nát, kém hiệu quả. Phối hợp
cùng công đoàn tổ chức hội thi đồ dùng dạy học cấp trường, nhằm khuyến khích sự sáng
tạo và khéo léo của giáo viên. Qua đó lựa chọn các đồ dùng nổi trội để dự thi cấp quận.
*Về việc bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi.
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng được
mũi nhọn về giáo viên. Muốn có giáo viên giỏi, Ban giám hiệu cần khuyến khích động
viên được giáo viên, nhất là giáo viên đăng ký giáo viên dạy giỏi các cấp và có kế hoạch

bồi dưỡng để họ có hướng phấn đấu vươn lên. Liên tục trong mấy năm qua trường tôi đều
có giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia, thành phố, quận và cấp trường. Điều đó tạo nên không
khí phấn khởi tự tin trong tập thể giáo viên, học sinh và gây dựng được lòng tin nơi phụ
huynh. Bên cạnh đó một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng
giảng dạy là việc Hiệu trưởng khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao
trình độ. Hiện nay trường có 02 cán bộ quản lí đang theo học lớp Cao học, 05 giáo viên
đang theo học lớp Đại học tại chức để nâng cao trình độ.
*Về tinh thần đoàn kết thống nhất trong đội ngũ nhà trường.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
10
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Hiệu trưởng coi trọng việc xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí, thương yêu giúp
đỡ nhau trong công tác và đời sống. Tập thể nhà trường luôn giữ được bầu không khí vui
vẻ, thông cảm với nhau. Công đoàn là một tổ ấm gia đình, trong đó mọi thành viên đều
chân tình cởi mở. Giáo viên luôn tìm thấy nguồn động viên khuyến khích của tập thể, yên
tâm phấn đấu trong giảng dạy để vươn lên. Điều đó đã có tác dụng rất lớn đến việc nâng
cao chất lượng của học sinh trong hoạt động học.
*Về quản lý hoạt động học của học sinh
Hoạt động học của học sinh bao giờ cũng ăn nhịp với hoạt động dạy của cô, do cô
điều khiển nên hoạt động dạy của cô phải bao gồm tổ chức, hướng dẫn hoạt động học cho
học sinh. Thông qua giáo viên Hiệu trưởng quản lí hoạt động của học sinh làm sao để học
sinh cảm nhận được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Ngoài việc học tập ra, Hiệu trưởng cần tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí một
cách hợp lí, phù hợp với tâm lý và sức khoẻ của học sinh như các đợt thi văn nghệ, hội thi
an toàn giao thông, hội thi trăng rằm Đây là một yêu cầu quan trọng mà người Hiệu
trưởng cần chú ý trong quản lý các hoạt động học tập của học sinh.
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường phải họp với Ban đại diện phụ huynh
để làm cho các phụ huynh thấy hết được trách nhiệm của mình trong việc chăm lo đến điều
kiện học tập của học sinh, tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường. Kết quả là Hiệu
trưởng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh đã phối hợp với nhau để giáo dục học

sinh ngày càng tốt hơn.
Với những biện pháp nêu trên, Hiệu trưởng đã từng bước đưa chất lượng giảng dạy của
giáo viên ngày một nâng cao. Trong thời gian tới tôi sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế,
tiếp tục bổ sung các giải pháp tốt hơn qua nghiên cứu đề tài và được học tập những kiến
thức của các thầy cô của trường CBQL. Tôi sẽ tiếp tục bổ sung những giải pháp hay để tạo
điều kiện cho đội ngũ CB-GV nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; đầu tư trang thiết bị đồ
dùng cần thiết, đảm bảo đủ chỗ học cho con em địa phương khi tới tuổi đến trường; luôn
tạo môi trường học tập thân thiện và tích cực.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
11
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
3. Các kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong công tác quản lý
hoạt động giảng dạy của giáo viên. CÁC KẾ HOẠCH PHẢI BỔ SUNG THỜI GIAN
THỰC HIỆN TỪNG CÔNG VIỆC (TỪ ĐẾN)
3.1. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng tới (tháng 10/2013).
S
T
T
Tên
công
việc/ Nội
dung
Mục đích/
kết quả cần
đạt
Người
thực
hiện/
phối
hợp

Điều kiện thực
hiện
Rủi ro/ khó
khăn/ trở ngại
Hướng khắc
phục
1 - Tổ
chức
chuyên
đề dạy
buổi thứ
hai,
chuyên
đề bàn
tay nặn
bột và
ứng phó
biến đổi
khí hậu
cho toàn
Hội
đồng
- Giáo viên
toàn trường
nắm được
chỉ đạo
chung về
dạy buổi
thứ hai
nhằm nâng

cao chất
lượng dạy
buổi thứ 2;
kĩ năng thực
hiện dạy
Bàn tay nặn
bột, và biết
tích hợp
hiệu quả các
địa chỉ Ứng
phó biến đổi
- Hiệu
trưởng
- Phó
Hiệu
trưởng
- Tổ
chuyên
môn
- Hiệu trưởng,
Phó Hiệu trưởng.
- Sự hợp tác
của Tổ chuyên
môn.
- Trường cử
cán bộ và giáo
viên đi tiếp thu
các chuyên đề
của quận về
triển khai tại

trường.
- Toàn trường 5
khối lớp nên việc
triển khai chi tiết
cho từng khối lớp
rất khó, chỉ có thể
triển khai tiêu biểu
1,2 tiết với 1,2
khối lớp cụ thể.
- Tổ chuyên
môn về triển
khai lại trong
tổ của mình
theo chuyên đề
đã học.
- Thường
xuyên dự giờ
thăm lớp đồng
nghiệp.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
12
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
khí hậu vào
các môn
học cho phù
hợp.
2
- Duy trì
nề nếp
chuyên

môn,
nâng cao
chất
lượng
dạy và
học.
- Đưa hoạt
động của Tổ
chuyên môn
đi vào ổn
định.
- Nâng cao
tay nghề
giáo viên,
có đủ năng
lực thực
hiện chương
trình giáo
dục tiểu
học.
- Hiệu
trưởng
- Phó
Hiệu
trưởng
- Tổ
chuyên
môn.
- Sinh hoạt tổ
chuyên môn.

- Lên kế hoạch,
thanh tra, thao
giảng, dự giờ,
thăm lớp.
- Có số giáo viên
đang nghỉ hộ sản.
- Giáo viên dạy trái
buổi khó phân bố
thời gian sinh hoạt
tổ chuyên môn và
dự giờ.
- Lên kế hoạch
sinh hoạt chuyên
môn 2 lần/ tháng
kết hợp dự giờ
thao giảng.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
13
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
3
- Tăng
cường
dự giờ
thăm lớp
của Ban
giám
hiệu; dự
giờ thăm
lớp đồng
nghiệp

của giáo
viên
- Nhằm
giúp cho
chất lượng
giảng dạy
của giáo
viên tốt
hơn.
- Các đồng
nghiệp học
hỏi lẫn nhau
trong việc
giảng dạy.
- Hiệu
trưởng
- Phó
Hiệu
trưởng
- Tổ
trưởng
chuyên
môn
- Giáo
viên
- BGH tích cực
dự giờ GV theo
kế hoach, đột
xuất, báo trước.
- Giáo viên sắp

xếp dự giờ đồng
nghiệp.
- Đầu năm học công
việc tổ chức lớp
học, giảng dạy ,
chấm bài nên thời
gian cho việc dự giờ
đồng nghiệp sẽ bị
hạn chế.
- Giáo viên đăng
kí tiết dạy tốt cho
Tổ trưởng
- TTCM gởi
bảng đăng kí cho
BGH lên lịch,
dựa theo lịch
giáo viên dự giờ
lẫn nhau cho phù
hợp với thời gian
và nhu cầu cần
học tập của
mình.
3.2. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng tới .
S
T
T
Tên
công
việc/
Nội

dung
Mục đích/
kết quả cần
đạt
Người
thực
hiện/
phối
hợp
Điều kiện
thực hiện
Rủi ro/ khó
khăn/ trở ngại
Hướng khắc
phục
1 - Tổ
chức
“Ngày
hội tri
ân các
- Giáo viên
và học sinh
sôi nổi tham
gia phong
trào, phấn
- Hiệu
trưởng.
- Công
đoàn.
- Tổng

- Hiệu trưởng
phối hợp
cùng công
đoàn phát
động phong
- Bố trí thời gian
để đến thăm và
chấm điểm cho
các khối lớp.
- Việc tổ chức
- Khuyến khích,
động viên giáo
viên cùng học
sinh tham gia.
- Lên kế hoạch
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
14
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
thầy cô
giáo
20/11”
đấu đạt
thành tích
tốt, chào
mừng ngày
hội.
phụ
trách
Đội
trào: dạy tốt,

học tốt.
- Tổ chức
giao lưu học
sinh giỏi cấp
trường.
- Giáo viên
đăng kí tiết
dạy tốt.
giao lưu học sinh
giỏi tất cả các
khối lớp sẽ mất
nhiều thời gian,
nên trường tổ
chức chủ yếu
cho khối 3,4,5.
Khối 1,2 các em
còn nhỏ tham gia
thi vẽ tranh.
để tổ chức các
hoạt động cụ thể.
2
- Dự
cụm
chuyên
môn
Học
Âm lớp
1 và
Tập
đọc lớp

4,5 cấp
Quận.
- Trao đổi,
học hỏi kinh
nghiệm,
đóng góp ý
kiến, nâng
cao chuyên
môn.
-Chuyên
viên
Phòng.
- Phó
Hiệu
trưởng
- Tổ
trưởng
chuyên
môn.
- Tham gia
dự giờ các
tiết dạy
chuyên đề
của các
trường trong
quận
- Thời gian diễn
ra chuyên đề là
thứ 7 ( chuyên
đề diễn ra suốt 1

ngày) nên có
phần ảnh hưởng
đến tam lí giáo
viên khi phải sử
dụng thời gian
nghỉ ngơi( chiều
thứ 7) để dự
chuyên đề.
- Động viên,
khuyến khích các
tổ trưởng chuyên
môn tham gia
chuyên đề đầy đủ.
- Khuyến khích
giáo viên tự học
hỏi kinh nghiệm.
3 - Hỗ
trợ
giáo
viên dự
thi giáo
viên
- Tạo điều
kiện để giáo
viên có thời
gian hợp lí
học tập lí
thuyết, nâng
- Hiệu
trưởng.

- Phó
Hiệu
trưởng.
- Hoàn thành
hồ sơ giáo án.
- Làm đồ dùng
dạy học phục
vụ cho chủ
- Thời gian để giáo
viên học lí thuyết
hạn chế.
- Giáo viên chưa
có điều kiện tập
- Tạo điều kiện, hỗ
trợ kinh phí mua
sắm trang thiết bị
làm đồ dùng.
- Phân bố thời gian
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
15
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
dạy
giỏi
cấp
trường,
quận.
cao tay nghề
thực hành
giảng dạy.
- Tổ

trưởng
chuyên
môn.
điểm thi.
- Hỗ trợ thiết bị
máy chiếu, đàn,
máy catset.
trung lại làm đồ
dùng chung phục
vụ cho tiết dạy.
- Kinh phí làm đồ
dùng phục vụ tiết
dạy.
sinh hoạt tổ
chuyên môn kết
hợp làm đồ dùng,
đóng góp xây dựng
giáo án.
- Tạo điều kiện
thời gian hợp lí để
giáo viên tham gia
học lí thuyết và
thực hành giảng
dạy.
4
Dự giờ
thăm
lớp để
kiểm
tra việc

áp
dụng
các
chuyên
đề đã
triển
khai
vào
thực tế
giảng
dạy.
Nhằm giúp
cho giáo
viên luôn
tích hợp các
chuyên đề
đã học vào
thực tế bài
dạy nhằm
nâng cao
chất lượng
giảng dạy.
- Hiệu
trưởng
- Phó Hiệu
trưởng
- Tổ
trưởng
chuyên
môn.

- Hiệu trưởng,
Phó Hiệu
trưởng.
- Sự hợp tác
của Tổ
chuyên môn.
.
- Thời gian hạn
chế nên không
thể dự hết tất cả
các lớp, tất cả
các bộ môn.
-Dự xác xuất 1 số
tiết, 1 số mô, 1 số
cô của mỗi tổ. Sau
đó tổng hợp lại và
rút kinh nghiệm
chung.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
16
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Trong quá trình quản lý cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận trong nhà
trường dựa trên kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời, kết quả của quá trình giảng dạy và
học tập cần phải được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng thì mới có thể phát huy
được những mặt mạnh cũng như khắc phục được những mặt yếu kém trong quá trình dạy học.
Hơn nữa, việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường được tiến hành đúng đắn sẽ củng
cố được chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học tập của học sinh, qua đó giúp cho
Hiệu trưởng nhà trường quản lý được mặt bằng chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của
ngành giáo dục và đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục đặt ra.
3.3. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 năm tới

S
T
T
Tên công
việc/ Nội
dung
Mục đích/
kết quả
cần đạt
Người
thực
hiện/
phối
hợp
Điều kiện
thực hiện
Rủi ro/ khó
khăn/ trở ngại
Hướng khắc
phục
1
- Xây
dựng đội
ngũ ổn
định, có
đủ trình
độ, kỹ
năng và
đạo đức
trong việc

chăm sóc
và giáo
dục học
sinh.
- Nâng
cao chất
lượng
giảng dạy.
- Tạo niềm
tin cho phụ
huynh
- Các cấp
quản lý.
- Hiệu
trưởng.
- Giáo
viên.
- Mở các lớp
bồi dưỡng tập
huấn chuyên
môn, triển
khai các nghị
định.
- Khuyến
khích tự học
tập.
- Một số giáo
viên lớn tuổi
ngại học tập.
- Động viên,

giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi
nhất cho giáo
viên được tham
gia học tập.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
17
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
2
- Tạo điều
kiện để
giáo viên
ứng dụng
công nghệ
thông tin
trong
giảng dạy.
- Nâng
cao chất
lượng
giảng dạy.
- Hiệu
trưởng
phối hợp
cùng giáo
viên.
- Hỗ trợ trang
thiết bị dạy
học.
- Khuyến

khích động
viên giáo viên
thực hiện.
- Phòng học có
công nghệ
thông tin ( máy
chiếu) còn hạn
chế 5/22
phòng.
- Tạo 1 phòng
học chung có
máy chiếu, các
lớp thay nhau
đến học bài
giảng Giáo án
điện tử nhằm
giúp cho chất
lượng dạy và học
tốt.
3
- Phát
động
phong trào
làm đồ
dùng dạy
học cấp
trường,
quận.
- Nâng
cao tay

nghề, trình
độ chuyên
môn của
giáo viên
- Hiệu
trưởng.
- Giáo
viên.
- Phát động
phong trào thi
đua.
- Hỗ trợ kinh
phí.
- Tìm ý tưởng
sáng tạo mới lạ
để làm đồ
dùng.
- Khuyến khích
giáo viên tận
dụng, sưu tầm
các nguyên vật
liệu có sẵn.
4 - Tổ chức
các hoạt
động vui
chơi, giải
trí cho học
sinh như
“ Văn
nghệ”,

Vui tết
Trung
- Nhằm
tạo cho
học sinh
có các giờ
học tập
ngoại
khóa hạy
thú vị.
- Học sinh
- Ban
giám
hiệu.
- Ban
Hoạt
động
ngoài giờ.
- Công
đoàn.
- Có kế hoạch
cụ thể.
- Hỗ trợ kinh
phí.
- Kinh phí hoạt
động.
- Thời gian tổ
chức ảnh
hưởng đến giờ
học học sinh.

- Khâu quản lí
học sinh trong
quá trình tham
- Có kế hoạch
hoạt động cụ thể.
- Sắp xếp thời
gian không ảnh
hưởng đến giờ
học của học sinh
( giờ Chào cờ,
Sinh hoạt lớp,
ngày thứ 7 cuối
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
18
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Thu, Hội
khỏe Phù
Đổng,
Hành trình
về
nguồn
có thể học
tập được
nhiều kĩ
năng sống
qua các
tiết ngoại
khóa.
- Giúp học
sinh vui

vẻ, giải
tỏa căng
thẳng sau
những
ngày học
vất vả.
- Đội. gia. tuần )
- Phân công giáo
viên quản lí học
sinh cụ thể ,
không phải chỉ
dựa vào giáo
viên chủ nhiệm
mà tất cả giáo
viên bộ môn phải
tham gia.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1 Kết luận
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
19
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy Hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý việc thực hiện chương trình
nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trường. Ng iườ
Hi u tr ng ph i nh n th c úng v trí quan tr ng và tính c thù c a ho t ng gi ng d y ệ ưở ả ậ ứ đ ị ọ đặ ủ ạ độ ả ạ để
có nh ng bi n pháp qu n lý khoa h c, sáng t o nh m nâng cao ch t l ng ào t o c a nhàữ ệ ả ọ ạ ằ ấ ượ đ ạ ủ
tr ng. Công tác qu n lý ho t ng gi ng d y gi v trí quan tr ng trong công tác qu n lý nhàườ ả ạ độ ả ạ ữ ị ọ ả
tr ng. M c tiêu qu n lý ch t l ng ào t o là n n t ng, là c s nhà qu n lý xác nh cácườ ụ ả ấ ượ đ ạ ề ả ơ ở để ả đị
m c tiêu qu n lý khác trong h th ng m c tiêu qu n lý c a nhà tr ng. Qu n lý ho t ngụ ả ệ ố ụ ả ủ ườ ả ạ độ
gi ng d y là nhi m v tr ng tâm c a ng i Hi u tr ng. Xu t phát t v trí quan tr ng c aả ạ ệ ụ ọ ủ ườ ệ ưở ấ ừ ị ọ ủ
ho t ng gi ng d y, ng i Hi u tr ng ph i dành nhi u th i gian và công s c cho công tácạ độ ả ạ ườ ệ ưở ả ề ờ ứ

qu n lý ho t ng d y h c nh m ngày càng nâng cao ch t l ng ào t o c a nhà tr ng, ápả ạ độ ạ ọ ằ ấ ượ đ ạ ủ ườ đ
ng yêu c u ngày càng cao c a xã h i.ứ ầ ủ ộ
4.2 Kiến nghị
* Đối với cấp phòng Giáo dục và Đào tạo:
Triển khai chỉ đạo các công văn của Sở Giáo dục và đào tạo kịp thời đến các đơn vị
trường. Có kế hoạch tổ chức dự cụm, sinh hoạt chuyên môn cho các trường trong huyện.
Ngoài ra, có thể liên hệ với các trường ngoài huyện để tham quan học hỏi kinh nghiệm.
Có sự chỉ đạo chung cho các cộng tác viên thanh tra, khi đến thanh tra các hoạt động sư
phạm của nhà giáo tại các đơn vị trường cần nắm bắt tình hình thực tế của địa phương, của
trường và đối tượng học sinh của lớp được kiểm tra để có cơ sở đánh giá một cách chính xác
quá trình hoạt động của một nhà giáo.
*Đối với cấp trường:
Hiệu trưởng cần phát động phong trào “Mời bạn đến thăm lớp tôi ” để giúp các giáo
viên học hỏi thêm kinh nghiệm của bạn, bổ sung kiến thức cho bản thân.
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
20
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Cần có những biện pháp thiết thực khuyến khích các giáo viên lớn tuổi học tập để tạo
sự đồng đều về chuyên môn trong đội ngũ giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO SẮP XẾP LỊA VÀ LỰA CHỌN CHO ĐÚNG
1. PGS. TS Trần Ngọc Giao ( chủ biên)- Quản lý trường phổ thông- Học viện quản
lí giáo dục .
2. Công văn số 5478/BGDĐT-GDTH V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH
năm học 2013-2014.
3. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2010 của Thủ tướng chính phủ.
4. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014, trường Tiểu học Lý Công
Uẩn, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
MỤC LỤC
1. Lí do lựa chọn chủ đề tiểu luận Trang 1
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền

21
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
2. Thực trạng Hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên của trường
Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Trang 2
2.1. Giới thiệu khái quát về trường tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng
Trang 2
2.2 Thực trạng hoạt động giảng dạy ở trường. Trang 3
2.2.1. Kết quả học tập của học sinh năm học 2012-2013 Trang 3
2.2.2. Giáo viên đang giảng dạy tại trường Trang 4
2.2.3. Kết quả đạt được. Trang 4
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn để quản lý hoạt
động giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Lý Công Uẩn,
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Trang 5
2.3.1. Những điểm mạnh Trang 5
2.3.2. Những điểm yếu Trang 6
2.3.3. Thuận lợi Trang 6
2.3.2. Khó khăn Trang 6
2.4. Kinh nghiệm thực tế Trang 7
3. Các kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong
công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Trang 12
3.1. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng 2 tuần tới Trang 12
3.2. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng 3 tháng tới Trang 15
3.3. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng 1 năm tới Trang 17
4. Kết luận và kiến nghị Trang 20
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
22

×