Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tuyển chọn – xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học 9 phần vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.02 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HUYỀN MINH

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƢ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 9 PHẦN VÔ CƠ

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Trƣờng

HÀ NỘI – 2014


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục bảng……. ................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ TƢ DUY ... ……...6
1.1. Bài tập hóa học ........................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học....................................................................... 5
1.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học .................................................................. 5


1.1.3. Phân loại bài tập hóa học ........................................................................ 6
1.1.4. Một số phương pháp cơ bản giải bài tập hóa học ................................... 6
1.2. Vấn đề phát triển tư duy ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm tư duy ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển tư duyError! Bookmark not defined.
1.2.3. Những đặc điểm của tư duy .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Những phẩm chất của tư duy ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Các thao tác tư duy và phương pháp logicError! Bookmark not defined.
1.2.6. Tư duy khoa học tự nhiên ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.7. Tư duy hóa học...................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.8. Vấn đề phát triển tư duy hóa học .......... Error! Bookmark not defined.
1.2.9. Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển ...... Error! Bookmark not defined.

1.3. Quan hệ giữa bài tập hóa học với việc phát triển tư duy cho học sinhError! Bookma

1.4. Tình hình sử dụng BTHH để phát triển tư duy cho học sinh hiện nayError! Bookma
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 17
Chƣơng 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY
CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC PHẦN VÔ CƠ LỚP 9Error! Bookmark not defined.

2.1. Giới thiệu về chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp 9Error! Bookmark not defi

i


2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình Hóa học 9 THCSError! Bookmark not define
2.1.2. Cấu trúc của chương trình Hóa học 9 ... Error! Bookmark not defined.
2.2. Mục tiêu các bài học trong phần hóa vô cơError! Bookmark not defined.

2.2.1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát sự phân loại oxitError! Bookmark not defi

2.2.2. Tính chất hoá học của axít .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Tính chất hoá học của bazơ ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Tính chất hoá học của muối .................. Error! Bookmark not defined.

2.2.5. Tính chất hoá học của kim loại . Dãy hoạt động của kim loại.Error! Bookmark no

2.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập để phát triển tư duyError! Bookmark not de
2.3.1. Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đạiError! Bookmark not defined.
2.3.2. Đảm bảo tính logic, hệ thống ................ Error! Bookmark not defined.

2.3.3. Đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng, phù hợp với các đối tượng học sinhError! Bookma
2.3.4. Đảm bảo tính vừa sức............................ Error! Bookmark not defined.

2.3.5. Bám sát nội dung dạy học, chú trọng kiến thức trọng tâmError! Bookmark not de
2.3.6. Gây hứng thú cho người học ................. Error! Bookmark not defined.
2.3.7. Vận dụng được kiến thức và phát triển tư duyError! Bookmark not defined.

2.4. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập để phát triển tư duyError! Bookmark not defi

2.4.1. Nghiên cứu nội dung, xác định mục tiêu dạy học cần đạt đượcError! Bookmark n

2.4.2.Xác định kiến thức trọng tâm của bài và của chươngError! Bookmark not defined

2.4.3.Lập bảng ma trận hai chiều giữa nội dung kiến thức và số lượng bài tậpError! Boo

2.4.4.Tìm kiếm tư liệu, sưu tầm các dạng bài tập cần thiếtError! Bookmark not defined
2.4.5.Biên soạn hệ thống bài tập ..................... Error! Bookmark not defined.
2.4.6.Thử nghiệm ............................................ Error! Bookmark not defined.

2.4.7.Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chỉnh sửa, hoàn thiệnError! Bookmark not defin

2.5. Sử dụng bài tập để phát triển tư duy cho học sinhError! Bookmark not defined.

2.5.1.Sử dụng bài tập phát triển tư duy trong dạy học kiến thức mớiError! Bookmark n
2.5.2. Sử dụng bài tập phát triển tư duy trong ôn tậpError! Bookmark not defined.

2.5.3. Sử dụng bài tập phát triển tư duy trong thực hành, ngoại khóaError! Bookmark n
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 64

ii


Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................. Error! Bookmark not defined.

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ........ Error! Bookmark not defined.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............. Error! Bookmark not defined.
3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........... Error! Bookmark not defined.
3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined.
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứngError! Bookmark not defined.
3.4.2. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Tiế n hành thực nghiê ̣m .......................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined.
3.5.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệmError! Bookmark not defined.
3.5.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệmError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương............................................................................................... 80
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ............. Error! Bookmark not defined.

Kết luận ........................................................................................................... 81
Khuyến nghị .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 7
PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.


iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật đã làm cho nguồn tri thức của con người trở nên khổng lồ. Bên cạnh đó thời
gian học tập trong nhà trường lại là cố định, không thể kéo dài, chính vì vậy kỹ
năng của con người trở thành yếu tố quyết định. Điều này đòi hỏi giáo dục phải
tạo ra những con người có trí tuệ, thông minh và sáng tạo. Để có được điều đó
nhà trường phổ thông phải trang bị đầy đủ cho học sinh hệ thống kiến thức cơ
bản, hiện đại, phù hợp với xã hội Việt Nam và quan trọng hơn cả là rèn khả năng
tư duy sáng tạo. Các công trình nghiên cứu thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy
chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh chưa cao, đặc biệt là chưa chú trọng
phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Từ thực tế đó nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy
học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng tư duy sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Phải chuyển từ dạy học lấy “thầy làm
trung tâm” của những năm cuối thế kỷ XX sang dạy học lấy “trò làm trung tâm”
nhằm hướng vào người học, phát huy tính tích cực của người học từ đó đào tạo ra
những người “ vừa hồng vừa chuyên” như Bác đã từng nói.
Nhìn một cách khái quát, phương pháp giảng dạy hiện đại “lấy người học làm
trung tâm” tức là người giáo viên phải làm tốt công tác hướng dẫn, làm cho học
sinh biết cách học sáng tạo chủ động thảo luận trên lớp, tự tìm hiểu, khám phá
những tri thức mới và qua đó phát triển được tư duy cho học sinh.
Trong dạy học hóa học, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển tư
duy cho học sinh bằng nhiều phương pháp và biện pháp khác nhau. Giải bài tập hóa
học là một phương pháp dạy học có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, rèn luyện
và phát triển học sinh. Và qua đó giáo viên cũng có thể biết được mức độ nắm vững

kiến thức và kỹ năng hóa học của học sinh đến đâu để điều chỉnh cách dạy cho phù
hợp.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu bài tập hóa học trên cơ sở hoạt động tư duy của
học sinh, từ đó đề ra cách hướng dẫn học sinh tự lực giải bài tập, qua đó tư duy của
họ được phát triển. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “ Tuyển chọn, xây dựng và sử

1


dụng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học Hóa học 9
phần vô cơ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định những biện pháp có tính phương pháp luận và xây dựng hệ thống
bài tập có nội dung có thể khai thác để phát triển tư duy cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình giải bài
tập hóa học, từ đó hướng dẫn học sinh xây dựng tiến trình luận giải làm cơ sở cho
việc tìm kiếm lời giải một cách có hiệu quả.
Thứ hai: Điều tra cơ bản tình hình sử dụng bài tập hóa học ở trường Trung
học cơ sở, nêu lên ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng bài tập hóa học ở
trường Trung học cơ sở hiện nay.
Thứ ba: Xây dựng những biện pháp có tính phương pháp luận nhằm phát
triển tư duy cho học sinh thông qua việc giải bài tập hóa học.
Thứ tư: Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của những biện pháp có
tính phương pháp luận và hệ thống bài tập đã xây dựng để phát triển tư duy cho học
sinh thông qua quá trình tìm kiếm lời giải. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với kết
quả điều tra ban đầu, rút ra kết luận về khả năng áp dụng những biện pháp và hệ
thống bài tập đã đề xuất.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học hóa học ở trường Trung học cơ

sở.
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình tìm
kiếm lời giải và hoạt động của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập.
5. Lịch sử nghiên cứu
Việc nghiên cứu các vấn đề về bài tập hóa học từ trước đến nay đã có nhiều
công trình của các tác giả trong và ngoài nước như Apkin G.L, Xereda I.P nghiên
cứu về phương pháp giải toán, ở trong nước có GS.TS Nguyễn Ngọc Quang nghiên
cứu lý luận về bài toán, PGS.TS Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về bài tập thực
nghiệm định lượng, PGS.TS Lê Xuân Trọng, PGS.TS Đào Hữu Vinh, TS Cao Cự
Giác và nhiều tác giả khác quan tâm đến nội dung và phương pháp giải toán.... Tuy

2


nhiên xu hướng của dạy học hiện nay là đề cao vai trò của học sinh trong quá trình
học tập, đòi hỏi học sinh phải tích cực, tự lực và đặc biệt chú trọng đến phát triển tư
duy. Trong các nghiên cứu gần đây cũng có một số đề tài, luận văn thạc sĩ khoa học
chuyên ngành hóa học nghiên cứu về vấn đề sử dụng hệ thống BTHH ở trường
THPT ở các khía cạnh, mức độ khác nhau như :
1. Phạm Thị Thủy (2012), “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học
phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học lớp 11 nâng cao”, luận văn thạc sĩ sư phạm
hóa học, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hoài Thanh (2012), “ Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông
qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao” , luận văn thạc sĩ sư
phạm hóa học, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đào Thị Mai Oanh (2012), “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy hóa học lớp 9 ở trường Trung học cơ
sở”, luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), ”Phân loại và giải các bài toán hóa học lớp 8 và

lớp 9 theo một phương pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn
hóa trung học cơ sở”, luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, trường Đại học Giáo dục,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Mai Thu Trang (2012), “Tuyển chọn – xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn
trí thông minh cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 12 nâng cao trường THPT”,
luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Như vậy, vấn đề sử dụng bài tập hóa học đã được đề cập trong lịch sử giáo
dục nhưng chủ yếu là nghiên cứu nhằm bồi dưỡng năng lực tự học hoặc phát triển
tư duy cho học sinh THPT. Việc sử dụng hệ thống BTHH phần vô cơ trong hóa
học lớp 9 trường THCS phát triển tư duy cho HS vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Do đó, tuyển chọn, xây dựng và sử dụng HTBT phát triển tư duy cho HS phần
vô cơ Hóa học lớp 9 là rất cần thiết.

3


6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được HTBT với nội dung kiến thức phong phú, sâu sắc và
giáo viên biết khai thác triệt để các bài tập đó thì sẽ phát triển tư duy cho HS.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi các trường trung học
cơ sở thuộc địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này được thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2013 đến năm 2014, những số liệu khảo sát mới được điều tra trong
năm 2014.
8. Điểm mới của luận văn
- Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thuận lợi cho việc rèn tư duy, thông
qua đó học sinh có thể vận dụng để phát triển năng lực nhận thức và giải quyết vấn
đề.

- Vận dụng hệ thống bài tập để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở
trường phổ thông.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu
các tài liệu về việc phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy cho học sinh và
tác dụng, cách sử dụng bài tập trong dạy học hóa học.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát
bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và
phân tích thống kê.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bài tập hóa học và tư duy
Chương 2: Hệ thống bài tập nhằm phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học phần
vô cơ lớp 9
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ TƢ DUY
1.1. Bài tập hóa học [10] [11] [14]
1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học
Bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để vận dụng những điều đã
học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học. Một số tài liệu lý luận
dạy học “thường dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tập định lượng - đó là
những bài tập có tính toán - khi HS cần thực hiện những phép tính nhất định.

BTHH là những vấn đề học tập không lớn mà trong trường hợp tổng quát
được giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm hóa học
trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học.
1.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học
Bài tập có vai trò quan trọng trong môn hóa học. Thông qua việc giải bài tập,
học sinh phải thực hiện những hoạt động nhất định, những hoạt động hóa học phức
hợp, những hoạt động trí tuệ phổ biến trong hóa học. Hoạt động của học sinh liên hệ
mật thiết và thể hiện ở mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học:
Thứ nhất, đối với mục tiêu dạy học, bài tập hóa học nhằm:
- Hình thành, củng cố tri thức kĩ năng ở những khâu khác nhau của quá trình
dạy học, kể cả những ứng dụng của Hóa học vào thực tiễn đời sống.
- Phát triển năng lực trí tuệ: rèn luyện những hoạt động tư duy, hình thành
những phẩm chất trí tuệ.
- Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, hình thành những phẩm chất
đạo đức của người lao động mới.
Thứ hai, đối với nội dung dạy học, bài tập hóa học là một phương tiện cài đặt
nội dung để hoàn chỉnh hay bổ sung cho những tri thức nào đó đã được trình bày
trong phần lý thuyết.
Thứ ba, đối với phương pháp dạy học, bài tập hóa học là hoạt động để người
học kiến tạo những tri thức nhất định và trên cơ sở đó thực hiện các mục tiêu dạy
học khác nhau. Khai thác tốt những bài tập như vậy sẽ góp phần tổ chức cho học

5


sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng
tạo được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
Trên đây là một số tác dụng của BTHH, nhưng cũng cần khẳng định: bản
thân BTHH chưa có tác dụng gì cả; không phải một BTHH hay thì luôn có tác dụng
tích cực. Vấn đề chủ yếu là người sử dụng nó phải biết cách khai thác triệt để mọi

khía cạnh của bài toán để học sinh tự tìm ra lời giải. Lúc đó BTHH mới thực sự có ý
nghĩa, không phải chỉ dạy học để giải bài toán, mà là dạy học bằng giải bài toán.
1.1.3. Phân loại bài tập hóa học
Với mục đích phát triển tư duy cho HS chúng tôi phân chia BTHH thành hai
loại chính sau:
a. Bài tập cơ bản: là loại bài tập để tìm ra lời giải chỉ cần thiết lập mối liên hệ
giữa cái đã cho và cái cần tìm dựa vào một số kiến thức đơn giản.
b. Bài tập nâng cao (bài tập phức tạp): là loại bài tập mà quá trình giải phải thực
hiện một chuỗi các lập luận logic, giữa cái đã cho và cần tìm phải thông qua
một loạt các bài toán trung gian. Và tất nhiên bài toán trung gian phải là bài
toán cơ bản. Nên để giải quyết một bài toán không cơ bản thì HS phải giải
thành thạo các bài toán cơ bản và phải nhận ra mối liên hệ logic.
Trong quá trình dạy học, GV không thể làm cho HS hiểu trọn vẹn một vấn đề,
một bài toán thông qua những câu hỏi “vì sao?”. Ngược lại, HS cũng không thể tự
đặt được câu hỏi. Chính vì vậy đã hạn chế một cách đáng kể quá trình nhận thức,
khả năng nhận thức và tư duy của HS.
1.1.4. Một số phương pháp cơ bản giải bài tập hóa học
a. Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố:
Trong mọi quá trình biến đổi thì các nguyên tố, tổng khối lượng của các
thành phần tham gia và tạo thành luôn được bảo toàn.
b. Phương pháp áp dụng định luật thành phần không đổi:
Với một hợp chất cho trước thì:
- Tỉ lệ khối lượng của mỗi nguyên tố đối với khối lượng hợp chất là một số
không đổi.
- Tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố là một số không đổi.
c. Phương pháp áp dụng các định luật về chất khí

6



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (2010), Hóa học cơ bản và nâng cao lớp 9. NXB giáo dục Việt
Nam.
2. Adam Khoo (Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy dịch), Tôi tài giỏi, bạn cũng
thế. NXB Phụ nữ.
3. Lê Cầu (2009), Đề kiểm tra hóa học 9. NXB Đại học sư phạm.
4. Nguyễn Văn Chanh, Phạm Thị Lan (2011), Bổ trợ và nâng cao hóa học 9.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Chi, Nguyễn Văn Thoại (2011), Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 9.
NXB Đại học Sư phạm.
6. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ tập 1, 2, 3. NXB giáo dục.
7. Trần Trung Ninh (chủ biên), Khiếu Thị Hƣơng Chi, Lê Văn Khu, Trần Thị
Kim Liên, Nguyễn Thị Kim Thành (2011), 500 bài tập hóa học chuyên trung học
cơ sở. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Trung Ninh, Phạm Ngọc Sơn, Hoàng Hữu Mạnh (2009), Bài tập trắc
nghiệm hóa học 9. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Cẩm Tú (2011), Đề kiểm tra theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng hóa học 9, ĐHSP Hà Nội.
10. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương
mục quan trọng trong chương trình – SGK hoá học phổ thông (học phần PPDH 2),
ĐHSP Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2007), Phương pháp dạy học Hóa học (giảng
dạy những nội dung quan trọng của chương trình và sách giáo khoa Hóa học phổ
thông). NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Thạc, Trần Vũ Bình (2009), Kĩ năng làm đề thi và kiểm tra hóa
học 9. NXB Đại học Sư phạm.
13. Lê Phạm Thành, giải nhanh bài toán hóa học bằng sơ đồ đường chéo, tạp chí
Hóa học và ứng dụng, số 7/2007.
14. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa
học. Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ CHí Minh.


7


15. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo
(2004), Học và dạy cách học. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
16. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ (2007), Hóa học 9.
NXB giáo dục.
17. Lê Xuân Trọng, Ngô Ngọc An, Ngô Văn Vụ (2005), Bài tập hóa học 9. NXB
Giáo dục.
18. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Văn Thoại (2005), Kiến thức và kĩ năng
hóa học 9. NXB Hà Nội.
19. Nguyễn Xuân Trƣờng (2011), Bài tập hóa học 9 nâng cao, NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở
trường phổ thông. NXB Đại học sư phạm.
21. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông. NXB Giáo dục.
22. Nguyễn Xuân Trƣờng (2011), Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trung
học cơ sở dành cho học sinh lớp 8, 9. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Xuân Trƣờng (2010), Bài tập trắc nghiệm chất lượng cao hóa học 9.
NXB Hà Nội.
24. Vũ Anh Tuấn (2010), Bồi dưỡng hóa học Trung học cơ sở. NXB Giáo dục Việt
Nam.
25. Huỳnh Văn Út (2011), Chuyên đề chuỗi phản ứng và lập công thức phân tử
hóa học 9. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
26. Huỳnh Văn Út (2011), Chuyên đề nhận biết – tách chất và giải thích hiện
tượng hóa học 9. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
27. Huỳnh Văn Út (2011), Chuyên đề kim loại hóa học 9. NXB Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh.
28. Huỳnh Văn Út (2011), Phân loại và hướng dẫn giải các chuyên đề hóa học 9.

NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
29. Đào Hữu Vinh (2011), 150 câu hỏi trắc nghiệm và 350 bài tập hóa học chọn
lọc. NXB Hà Nội.

8



×