Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quản lý quá trình dạy thực hành tại trường trung cấp nghề sơn tây trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.39 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ TÂM

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY THỰC HÀNH
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SƠN TÂY
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2014
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ TÂM

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY THỰC HÀNH
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SƠN TÂY
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Thuần


HÀ NỘI - 2014
i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................ i
Danh mục viết tắt .........................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................iii
Danh mục các bảng ......................................................................................vi
MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY
THỰC HÀNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...........................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................6
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................7
1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................9
1.2.1. Quản lí nhà trường .............................................................................9
1.2.2. Quản lí quá trình dạy học ................................................................ 9
1.2.3. Dạy nghề, quản lí đào tạo nghề và quản lí dạy thực hành nghề ...........10
1.2.4. Nghề và đào tạo nghề ............................................................................13
1.3. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề ...................................................15
1.3.1.Mục tiêu đào tạo nghề .........................................................................15
1.3.2. Nội dung đào tạo nghề .......................................................................16
1.3.3. Phương pháp đào tạo nghề................................................................ 17
1.3.4. Hoạt động học tập và hoạt động dạy học ..............................................18
1.3.5. Đánh giá kết quả học tập ................................................................ 19
1.4. Đặc điểm và vai trò của đào tạo dạy nghề .............................................20
1.4.1. Đặc điểm của hoạt động dạy nghề ........................................................20

1.4.2. Vai trò của hoạt động dạy nghề ..........................................................21
1.5. Nội dung quản lý quá trình dạy học trong đào tạo nghề .........................23
1.5.1.Quản lí kế hoạch dạy học .......................................................................23
1.5.2. Quản lí nội dung dạy học ................................................................ 23
1.5.3. Quản lí chương trình dạy học................................................................24
1.5.4. Quản lí việc sử dụng phương pháp dạy học ..........................................24
1.5.5. Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên ............................................25

2


1.5.6. Quản lí hoạt động học tập của học sinh ..............................................26
1.5.7. Quản lí cơ sở vật chất của dạy học .......................................................27
1.5.8. Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học nghề .........................................27
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quá trình dạy học nghề ...................28
1.6.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................28
1.6.2. Yếu tố khách quan ..............................................................................29
Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY THỰC
HÀNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SƠN TÂY ........................30
2.1. Khái quát về Trường trung cấp nghề Sơn Tây ........................................30
2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển nhà trường .......................................30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường........................................................30
2.1.3. Hoạt động đào tạo và tuyển sinh.........................................................33
2.1.4. Công tác giảng dạy và học tập ............................................................34
2.1.5. Về bồi dưỡng CB – GV .......................................................................35
2.1.6. Công tác thực tập sản xuất - liên kết đào tạo ................................ 35
2.1.7. Thực trạng công tác quản lí của nhà trường ........................................36
2.1.8. Đặc điểm cán bộ nhân viên dạy học trong nhà trường .........................38
2.2. Tổ chức khảo sát ...................................................................................39

2.2.1.Mục đích khảo sát ...............................................................................39
2.2.2. Đối tượng, qui mô và địa bàn khảo sát................................................40
2.2.3. Nội dung khảo sát ...............................................................................40
2.3. Thực trạng công tác quản lí quá trình dạy học ở Trường Trung
cấp nghề Sơn Tây........................................................................................41
2.3.1. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường về quản lí
dạy học trong quá trình đào tạo nghề............................................................41
2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo ...............................42
2.3.3. Thực trạng quản lí thực hiện phương pháp dạy học ............................43
2.3.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của giáo viên ...........................45
2.3.5. Thực trạng quản lí hoạt động học tập trong quá trình đào tạo nghề ............
47
2.3.6. Thực trạng quản lí dạy học thực hành nghề qua đánh giá của
học sinh ...........................................................................................................48
2.3.7. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật dạy học............................49

3


2.3.8. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình dạy
học nghề.................................................................................................

51

2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý quá trình dạy học trường
Trung cấp nghề Sơn Tây ..............................................................................54
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân ................................................................ 55
2.4.2. Nhược điểm và nguyên nhân ..............................................................56
Tiểu kết Chương 2 .......................................................................................58
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SƠN TÂY TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY ................................................................................................59
3.1.Định hướng phát triển trường Trung cấp nghề Sơn Tây và nguyên
tắc đề xuất các biện pháp..............................................................................59
3.1.1.Định hướng phát triển nhà trường ........................................................59
3.1.2.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .......................................................60
3.2. Một số biện pháp quản lý quá trình dạy học nghề ở trường Trung
cấp nghề Sơn Tây trong giai đoạn hiện nay ..................................................61
3.2.1.Phát triển và điều chỉnh chương trình đào tạo trình độ trung cấp
nghề theo hướng đáp ứng sản xuất ...............................................................61
3.2.2. Điều chỉnh nề nếp công tác quản lí trong chỉ đạo, giám sát kế
hoạch, nội dung, chương trình dạy học...........................................................62
3.2.3.Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động của người học................................................................ 64
3.2.4. Nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của giáo viên trong
quản lí dạy học trên lớp và chuẩn bị giảng dạy .............................................68
3.2.5.Giám sát và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - kĩ
thuật dạy học hiệu quả hơn ..........................................................................72
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học thực hành của
HSSV và chất lượng quá trình dạy học .......................................................74
3.3. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp ................................ 77
3.3.1. Phương pháp tiến hành .......................................................................77
3.3.2. Kết quả đánh giá.................................................................................77
Tiểu kết Chương 3 .......................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................80

4


1.Kết luận ................................................................................................ 80

2.Khuyến nghị..............................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................82
PHỤ LỤC ................................................................................................ 84

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng,
nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH - HĐH) đất nước. Sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi một lực lượng lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại.
Chiến lược Giáo dục - Đào tạo của Đảng và Nhà nước được đề ra theo hướng mở rộng
qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng thiết thực
cho hoạt động dạy nghề và học nghề của nhân dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII xác
định: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời Nghị quyết Trung
ương 2 khoá VIII đã phân tích sâu sắc việc xác định những quan điểm, định hướng, đề
ra các mục tiêu và các giải pháp chiến lược nhằm phát triển công tác đào tạo nghề trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, Nghi quyết số 29NQ-TW của BCH Trung ương Đảng năm 2014 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo cũng đặt ra thách thức với đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã cụ thể hoá mục tiêu phát
triển đối với dạy nghề trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH là: Đặc biệt quan tâm nâng
cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao
động hiện đại. Gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng, việc làm trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên
nghiệp vụ trình độ cao; Luật Giáo dục (2005, sửa đổi 2009) đã quy định đào tạo nghề
phải được thực hiện ở ba cấp trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề;

tạo sự cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Luật dạy nghề (2006)
đã qui định chi tiết về các hoạt động dạy nghề.
Mặt khác, các thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới
trong mọi hoạt động dịch vụ, khiến các tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của chất
lượng. Chất lượng đã trở thành một từ phổ biến. Để thu hút khách hàng, các tổ chức cần
phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng, đặc biệt

6


là các tổ chức lớn đều mong mỏi được cung cấp những sản phẩm có chất lượng thỏa
mãn và vượt sự mong muốn của họ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, mọi nguồn lực và sản phẩm
ngày càng dễ dàng vượt biên giới quốc gia. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở nên
mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Hơn bao giờ hết, các tổ chức trong mọi
quốc gia thuộc mọi loại hình đều quan tâm đến chất lượng và đều có những nhận thức
mới đúng đắn về chất lượng.
Hoạt động giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng không nằm ngoài trào lưu và qui
luật nói trên. Đối với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một thách thức vừa là
một cơ hội. Là một cơ hội, vì hệ thống thông tin lại mang tính chất toàn cầu, nên các tổ
chức có điều kiện thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn quãng đường đi
mà những người đi trước đã trải qua. Là một thách thức, vì các tổ chức trong các quốc
gia phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt. Thu hẹp được
khoảng cách là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi các tổ chức phải thay đổi cách suy
nghĩ, cung cách quản lý đã hình thành lâu đời.
Việt Nam là một nước đang phát triển, để hội nhập và thu hẹp khoảng cách với
các nước phát triển, chất lượng đào tạo đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Hiện
nay, một trong những khâu yếu nhất của giáo dục nói chung và của dạy nghề nói riêng ở
nước ta là chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp. Mặt khác, chúng ta cũng chưa có những
hệ thống quản lý chất lượng đào tạo có hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí nhân lực và

chi phí đào tạo. Một hiện tượng phổ biến đang diễn ra hiện nay là chúng ta đang rất
thiếu công nhân nhưng học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề ra lại không có việc
làm.
Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố bao gồm: mục đích và nhiệm vụ dạy
học, phương pháp và phương tiện dạy học, Người Thầy với hoạt động dạy, Trò với hoạt
động học, kết quả học tập, kiểm tra đánh giá,… Quá trình dạy học diễn ra và tác động
qua lại tới môi trường kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, …
Quá trình dạy học ở trường trung cấp nghề giữ vị trí quan trọng – vị trí trung tâm
vì chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của Thầy và Trò trong năm học; nó là
nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo nghề,
đồng thời nó quyết định kết quả đào tạo của Nhà trường. Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng

7


tâm của trường trung cấp nghề là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác
quản lý quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của xã hội.
Quá trình dạy học ở Trường Trung cấp nghề Sơn Tây trong những năm gần đây
đã có những chuyển biến đáng kể, song hiệu quả chưa cao, dẫn đến nhiều hạn chế, bất
cập trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Mặt khác, cho đến nay,
mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thực trạng và tăng cường quản lý
chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề, song các công trình này chỉ đề cập
ở một vài khía cạnh cụ thể nhất định và chưa đề cập đến loại hình trường trung cấp nghề
tư thục ở khu vực Sơn Tây. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý quá
trình dạy thực hành tại trường Trung cấp nghề Sơn Tây trong giai đoạn hiện nay” với
mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc bảo đảm chất lượng và nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý quá

trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề
Sơn tây trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy thực hành tại các Trường Trung cấp nghề
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý quá trình dạy thực hành tại Trường Trung cấp nghề Sơn Tây.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý quá trình dạy học ở trường trung cấp

nghề trong giai đoạn hiện nay.
-

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý quá trình dạy học tại Trường Trung cấp nghề

Sơn Tây.
-

Đề xuất một số biện pháp quản lý quá trình dạy học tại Trường Trung cấp nghề Sơn

tây trong giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học

8


Trong hoạt động đào tạo nghề, chất lượng tay nghề của người tốt nghiệp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong các yếu tố liên quan, các biện pháp quản lý quá trình dạy

thực hành có tầm quan trọng đặc biệt. Do vậy, nếu hoàn thiện các biện pháp quản lý quá
trình day thực hành phù hợp, có tính khả thi và được chấp nhận thực hiện sẽ góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề Sơn Tây, đáp ứng yêu cầu
trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát từ năm 2009 đến năm 2014.
6.2 Giới hạn về đối tượng thể khảo sát
+ Đội ngũ cán bộ quản lý Trường Trung cấp Nghề Sơn Tây bao gồm: Hiệu trưởng
và Phó hiệu trưởng;.
+ Cán bộ quản lý, chuyên viên phòng của Trường Trung cấp Nghề Sơn Tây.
+ Giáo viên và học sinh của Trường Trung cấp Nghề Sơn Tây.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Để có cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã hệ
thống, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học, các văn bản của các cấp, các ngành
về quản lý, quản lý quá trình dạy học tại trường trung cấp nghề.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý quá trình dạy học của cán
bộ quản lý và giáo viên thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng phiếu hỏi lãnh đạo,
chuyên viên, giáo viên, học sinh tại Trường Trung cấp nghề Sơn Tây và các đối tượng liên
quan như: nhà tuyển dụng, phụ huynh học sinh, phòng Dạy nghề, cán bộ lãnh đạo quản lý
các cơ sở dạy nghề, cựu sinh viên,…
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về công tác quản lý quá
trình dạy thực hành và các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục bậc trung cấp nghề.
- Phương pháp điều tra, khảo sát…
7.3 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu.


9


8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học tại trường trung cấp nghề
trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2: Thực trạng quản lý quá trình dạy thực hành tại Trường Trung cấp nghề
Sơn Tây.
Chương 3: Các biện pháp quản lý quá trình dạy thực hành tại Trường Trung cấp
nghề Sơn Tây trong giai đoạn hiện nay.

10


T LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, “Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
2. Ban Bí thư TW khoá IX Đảng CSVN (2005), “Chỉ thị về xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục”
3. Bộ Lao Động Thương Binh & Xã hội (2006), Nghị định quy định chi tiết một số
điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề.
4. Cao Danh Chính (2008), “Một số biện pháp tổ chức luyện tập kỹ năng nghề theo
hướng cá biệt”, tạp chí giáo dục (188).
5. Vũ Cao Đàm (2009), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội. (42)
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998). “Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành TW Đảng
lần thứ 2 (Khoá VIII)”. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002). Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ
9.

Đặng Xuân Hải (2010) “Quản lý sự thay đổi”. Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Hà (2007), “Chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy
các môn học thực hành chuyên môn nghề”, Tạp chí Giáo dục (169).
11. Phạm Minh Hạc (2007), “Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục”,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Vũ Minh Hùng (2008), “Dạy thực hành nghề theo nhóm góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục (184).
13. Đặng Thành Hưng (1998), “Giáo trình giáo dục so sánh”, Viện khoa học giáo dục,
Hà Nội.
14. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, 2009.
15. Phan văn Kha – Nguyễn Lộc ( 2011 ) ‘Khoa học Giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến
nay”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), “Quản lý giáo dục một số vấn đề về lý luận và thực
tiễn”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11


17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), “Đại cương khoa học quản lý”,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Harold Knoontz, Cyril O'donnell, Heinz Weihrich (1998), " Những vấn đề cốt yếu
của quản lý”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
19. “Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2006.

20. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998), “Giáo dục tập 2” , NXB Giáo Dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Viết Sự (2005), “ Giáo dục nghề nghiệp những vấn đề và giải pháp”,
NXB Giáo dục Hà Nội.
22. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), “Bàn về giáo dục Việt Nam”, NXB Lao Động Hà Nội.
23. Nguyễn Đức Trí (2007), “Quan niệm, đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp và vấn
đề cơ cấu lao động trong mối quan hệ với cơ cấu giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí
giáo dục, (179).

12



×