ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRỊNH THỊ HỒNG HẠNH
VẬN DỤNG QUY TRÌNH BÀI HỌC TRONG MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) VÀO VIỆC DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG Ở LỚP 7
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI- 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRỊNH THỊ HỒNG HẠNH
VẬN DỤNG QUY TRÌNH BÀI HỌC TRONG MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) VÀO VIỆC DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG Ở LỚP 7
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành:Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn
Mã số: 60 14 01 11
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Minh Diệu
HÀ NỘI- 2014
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ………………………………………………………......
i
Lời cam đoan………………………………………………………..
ii
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………
iii
Danh mục bảng biểu…………………………………………………
iv
Mục lục …………………………………………………….……….
v
Mở đầu …………………………………………………….………..
1
Chương 1- Cơ sở khoa học của việc vận dụng quy trình VNEN
vào dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 …………...
6
1.1- Cơ sở lí luận…………………………………………………………...
6
1.1.1- Một số khái niệm……………………………….……………...
6
1.1.2- Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) và quy trình
bài học của VNEN………………………………………………..
8
1.1.3- Đặc điểm của văn bản nhật dụng và các bài đọc văn bản
nhật dụng ở lớp 7…………………………….…………………...
12
1.1.4- Đặc điểm tâm sinh lí HS lớp 7 liên quan đến việc áp dụng
quy trình bài học VNEN vào dạy đọc hiểu văn bản nhật dụng
15
1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………
16
1.2.1- Mục đích, nội dung, PPDH phần đọc hiểu văn bản nhật dụng
ở lớp 7…………………………………………………………..............
16
1.2.2- Khảo sát kết quả dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng lớp 7
19
1.3- Tiểu kết chương 1……………………………………………………
26
Chương 2- Đề xuất vận dụng quy trình VNEN vào dạy học đọc
hiểu văn bản nhật dụng theo CT Ngữ văn 7…………
2.1- Nguyên tắc đề xuất quy trình ………………………………………
i
27
27
2.2- Đề xuất quy trình và khung giáo án bài đọc hiểu văn bản nhật
dụng ở lớp 7…………………………………………………………...
28
2.2.1- Đề xuất quy trình …………………………………………………
28
2.2.2- Thể hiện quy trình qua khung giáo án và giáo án minh họa…
35
2.3- Những điểm mới và lưu ý khi ứng dụng ………………………….
49
2.4- Tiểu kết chương 2……………………………………………………
51
Chương 3- Thực nghiệm sư phạm…………………………………
52
3.1- Mục đích, đối tượng, nội dung, địa bàn thực nghiệm…………..
52
3.2- Phương pháp và quy trình thực nghiệm…………………………
53
3.3- Những công việc cụ thể và kết quả thực nghiệm ………………
54
3.3.1- Những công việc cụ thể của thực nghiệm……………………
54
3.3.1.1- Thiết kế giáo án ………………………………………..
54
3.3.1.2- Dạy học theo các giáo án thực nghiệm………………..
69
3.3.1.3- Kiểm tra- đánh giá trong thực nghiệm…………………
70
3.3.2- Kết quả thực nghiệm……………………………………………
70
3.3.2.1- Tổng hợp kết quả thực nghiệm…………………………
70
3.3.2.2- Kết quả thực nghiệm đối chứng ………………………..
72
3.4- Tiểu kết chương 3……………………………………………………
74
Kết luận…………………………………………………………...…
76
Tài liệu tham khảo………………………………………………………
79
Phụ lục………………………………………………………….................
81
ii
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1- Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) là một đề án đang trong
giai đoạn thí điểm, được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm học 20102011 ở Tiểu học và hiện nay đang thực hiện ở cấp THCS. Đây là một trong
những mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, do đó, ngoài việc thí điểm, các
trường vẫn có thể vận dụng mô hình này vào thực tế dạy học ở các cấp, ngay
cả đối với CT và SGK hiện hành. Đặc biệt, áp dụng mô hình này sẽ tạo điều
kiện để thực hiện tốt việc đổi mới CT và SGK sau 2015.
1.2. Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết
đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên
nhiên , môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và các tác hại của
tệ nạn xã hội … Hiện nay, để giúp HS hòa nhập với thực tế cuộc sống, trên
quan điểm “nhà trường gắn liền với xã hội”, CT Ngữ văn 7 đã có một số bài
học về văn bản nhật dụng. Loại văn bản này không yêu cầu quá cao về nghệ
thuật văn chương mà chú trọng nhiều vào việc chuyển tải tới người đọc những
vấn đề nóng hổi chất thời sự, cho nên khi dạy học cũng có những thuận lợi và
khó khăn riêng so với những văn bản văn học khác. Trên thực tế dạy học văn
bản nhật dụng, cả thầy và trò đều đang gặp phải những lúng túng nhất định.
1.3. Vì những lí do đó, đề tài này xin chọn vấn đề “Vận dụng quy trình
của bài học trong Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào việc dạy
học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1- Về văn bản nhật dụng và PPDH văn bản nhật dụng
a. Tại nhiều nước trên thế giới, văn bản nhật dụng đã được dạy đại trà
trong các lớp phổ thông. CT ở các nước như: Anh, Ô-xtrây-li-a, Mĩ,…, gọi
1
văn bản này là everyday text (văn bản thường ngày) ; CT của Pháp dùng
thuật ngữ directif (văn bản điều hành) (18, tr. 277- 278).
Theo thống kê sơ bộ của PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống, trong CT của Trung
Quốc, Ô-xtrây-li-a (bang Vic-tô-ri-a), Mĩ (bang Ma-sa-chu-set)… có một số
dạng văn bản trong văn bản nhật dụng gồm: thư từ (thư thương mại, thư
riêng, thư điện tử); báo cáo; kiến nghị; tóm tắt; nhận xét; ghi chép; quảng cáo;
lời giới thiệu; thông báo; tóm tắt tiểu sử và tự thuật tiểu sử; lời chúc mừng;
đơn kiện; chỉ thị (huấn thị); thỉnh thị; kế hoạch công tác; điều tra; tổng kết;
hợp đồng…(18, tr. 277-278).
b. Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến trước 2000, CT và SGK phân môn Tập
làm văn đã giảng dạy một số văn bản hành chính – công vụ (18, tr. 7-34).
Trước CCGD (1982), CT cấp 1, 2 chủ yếu dạy viết đơn từ, biên bản, thư
từ, sau CCGD, HS được học nhiều kiểu văn bản như: thư, tờ khai in sẵn (lớp
4), báo cáo thống kê, chương trình hoạt động (lớp 5).v.v...
Từ CT- 2000, khái niệm văn bản nhật dụng mới chính thức hình thành.
Môn Tiếng Việt (Tiểu học) đưa vào sách từ Tiếng Việt lớp 2 đến lớp 5 các
dạng cụ thể sau: lập thời gian biểu; lập danh sách lớp; viết đơn; điền vào giấy
tờ in sẵn; tập đề vào phong bì thư…
Về các công trình nghiên cứu, có các giáo trình và tài liệu hướng dẫn GV
trong dạy học văn bản nhật dụng từ bậc Tiểu học đến cấp THCS và THPT. Ở
Tiểu học có một số công công trình như: Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học
(nhiều tác giả), NXB Giáo dục (2006); Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu
học (nhiều tác giả) (Dự án phát triển GV Tiểu học), NXB Giáo dục Hà Nội,
2008; GS TS. Lê Thị Phương Nga, Phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB
Giáo dục, Hà Nội, 2008…
Ở cấp THCS và THPT, đáng quan tâm nhất là cuốn giáo trình Làm văn
của nhóm tác giả do PGS TS. Đỗ Ngọc Thống làm chủ biên. Cuốn sách này
đã khảo cứu tình hình nghiệm cứu trong nước và trên thế giới, đưa ra những
2
quan niệm, cách hiểu có tính thuyết phục. Theo các tác giả, dùng thuật ngữ
văn bản ứng dụng là phù hợp hơn cả (so với các thuật ngữ khác như: văn bản
thường ngày, văn bản hành chính, văn bản điều hành…), và đây là cách dùng
theo CT của Trung Quốc (18, tr. 277- 286).
Trong khi đó, trên phương diện Đọc hiểu, CT và SGK Ngữ văn -2000
cũng đưa vào một số văn bản nhật dụng, bên cạnh các văn bản nghệ thuật, coi
văn bản nhật dụng như một “kiểu loại” văn bản, xếp ngang hàng với các thể
loại văn học khi sử dụng nó để cấu thành một bộ phận của CT đọc hiểu.
Tuy nhiên, trong các giáo trình hiện có tại các cơ sở đào tạo GV trên cả
nước, văn bản nhật dụng là nội dung dường như bị lấn lướt, vì ở đó thường
chỉ chuyên chú vào việc dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật.
Nếu văn bản nhật dụng được hiểu chung như các kiểu và các thể loại văn
bản khác khi nói về quy trình, cách thức dạy học đọc hiểu, thì chúng ta thấy
có 2 điểm đáng lưu ý:
a- Phần lớn tác giả vẫn chủ trương thiết kế quy trình dạy học đọc hiểu
theo giảng văn hoặc vấn đáp (chẳng hạn, xem 10, tr. 109- 110).
b- Cũng có một số tác giả chủ trương thiết kế thành các “việc” mà GV
cần giúp HS thực hiện. Tuy nhiên, với các thiết kế này, thì cả GV và HS đều
cùng hoạt động như nhau, và đôi khi GV vẫn còn lấn lướt cả công việc của
HS (chẳng hạn xem 11, tập 2, tr.105- 110).
2.2- Vấn đề vận dụng mô hình VNEN vào thực tế dạy học
“Mô hình trường học mới tại Việt Nam” (VNEN), như đã giới thuyết, là
một dự án đang được thực hiện tại các trường đăng kí thí điểm; Bộ Giáo dục và
Đào tạo có chủ trương cho phép các trường không nằm trong dự án có thể học
tập những yếu tố tích cực, phù hợp với cơ sở, địa phương. Chính vì vậy, khi nói
tới vận dụng quy trình VNEN vào dạy học theo CT Ngữ văn hiện hành, chúng ta
cần hình dung có 2 loại hoạt động liên quan đang diễn ra trong thực tế:
3
Một là, việc thiết kế biên soạn tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 7 vẫn
đang được tiếp diễn theo mô hình VNEN.
Hai là, việc vận dụng mô hình này một cách “tự phát” cũng đang diễn ra
ở nhiều trường phổ thông, với sự khuyến khích của cơ quan chủ quản.
Chúng tôi thấy, việc vận dụng VNEN đối với các trường ngoài dự án là
công việc hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, cần có những nghiên cứu khoa học để
công việc đó được đảm bảo chắc chắn về tính hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1- Đối tượng:
Đề tài này chọn đối tượng nghiên cứu là quá trình dạy học văn bản nhật
dụng ở THCS, tập trung vào trọng điểm là quy trình dạy học.
3.2- Phạm vi nghiên cứu:
a- Về lí thuyết, đề tài chỉ vận dụng kết quả nghiên cứu của các chuyên
ngành: Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn
Ngữ văn để đề xuất các biện pháp đổi mới quy trình dạy học văn bản nhật
dụng ở lớp 7 mà không bàn tới các vấn đề lí thuyết có liên quan.
b- Về thực tiễn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát và thực nghiệm tại
Trường Cao đẳng Múa Việt Nam và 03 trường THCS thuộc địa bàn Thành
phố Hà Nội là: Trường THCS Hai Bà Trưng, Trường THCS Nghĩa Tân,
Trường THCS Lê Quý Đôn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Xây dựng quy trình dạy học các bài đọc hiểu văn bản nhật dụng trên tinh
thần ứng dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).
4.2. Nhiệm vụ
a- Xác định cơ sở khoa học, gồm cơ sở lí luận và cơ sở thực tế để đề xuất
quy trình dạy học đối với các bài học văn bản nhật dụng ở lớp 7 theo hướng
ứng dụng VNEN.
4
b- Đề xuất quy trình dạy học các bài học văn bản nhật dụng ở lớp 7
c- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của
quy trình đề xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau đây:
5.1- Các phương pháp nghiên cứu lí luận, gồm: phân tích– tổng hợp.
Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu cơ sở lí luận nhằm phân tích và
tổng hợp các công trình nghiên cứu, các quan điểm đổi mới giáo dục, các phương
pháp dạy học hiện đại, các phạm trù, khái niệm... liên quan tới luận văn; Phương
pháp này còn được sử dụng khi nghiên cứu cơ sở thực tiễn, phân tích đặc điểm nội
dung của các bài học về văn bản nhật dụng trong CT Ngữ văn 7, từ đó rút ra
những kết luận cần thiết cho việc đề xuất quy trình dạy học các bài loại này.
5.2- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm:
a- Quan sát sư phạm là phương pháp được dùng để nghiên cứu quá trình
dạy học, trong đó chủ yếu là hoạt động của GV và HS;
b- Điều tra là phương pháp được sử dụng đẻ tìm hiểu thực trạng dạy và
học các bài đọc hiểu văn bản nhật dụng trong CT.
c- Thực nghiệm là phương pháp sử dụng để dạy học thử nghiệm nhằm kiểm
tra tính khả thi và tính hiệu quả của các quy trình đã được luận văn này đề xuất.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1- Cơ sở khoa học của việc vận dụng quy trình VNEN vào dạy
học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7
Chương 2- Đề xuất vận dụng quy trình VNEN vào dạy học đọc hiểu văn
bản nhật dụng theo CT Ngữ văn 7
Chương 3- Thực nghiệm sư phạ
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành TW Đảng CSVN, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 04 tháng 11 năm 2013.
2. Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2011), Cơ sở đổi mới phương
pháp dạy học, Trường ĐH Posdam- Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Dự án Mô hình trường học mới
Việt Nam) (2014), Hướng dẫn học Ngữ văn 6 tập 1 và 2 (Tài liệu thí điểm),
NXB. Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Dự án Mô hình trường học mới
Việt Nam) (2014), Tài liệu Hướng dẫn GV môn Ngữ văn lớp 6 (Tài liệu thí
điểm), NXB. Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Dự án Mô hình trường học mới
Việt Nam) (2014), Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam
(Tài liệu thí điểm), NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2014.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Chương trình phát triển giáo dục
Trung học) (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THCS
(Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Dự án Mô hình trường học mới
Việt Nam) (2014), Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường học mới
Việt Nam (Tài liệu thí điểm), NXB. Giáo dục, Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang
Uẩn (1997), Tâm lí học, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lí luận dạy học, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
6
10. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu văn, NXB. ĐHSP, Hà
Nội.
11. Phan Trọng Luận (2012), Phương pháp dạy học Văn tập 1 và 2,
NXB. ĐHSP, Hà Nội.
12. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2009), Thiết kế bài học Ngữ văn 10,
NXB. Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2013), Ngữ văn 7 tập 1 và 2
(SGK), NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
14. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2013), Ngữ văn 7 tập 1 và 2
(SGV), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
15.
Trần Đình Sử (2013) , “Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy
học đọc hiểu văn bản văn học”, trandinhsu.wordpress.com
16. Trần Đình Sử (2013), “Đọc hiểu văn bản – một khâu đột phá trong
nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay”, trandinhsu.wordpress.com
17. Trần Đình Sử (2013), “Văn bản văn học: ngôn từ, thông báo, ý
nghĩa và những ngã đường đọc hiểu”, trandinhsu.wordpress.com
18. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi
(2008), Giáo trình Làm văn, NXB. ĐHSP, Hà Nội.
19. Thiều Chửu (1999) Hán Việt tự điển, NXB. Văn hóa- Thông tin,
Hà Nội.
20. Từ điển tiếng Việt. Vdict.com.
21. Từ điển tiếng Anh. Vdict.com
7