Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số giải pháp phát triển du lịch ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.12 KB, 9 trang )

Một số giải pháp phát triển du lịch Ninh Thuận
Nguyễn Ngọc Sơn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Du lịch
Nghd: TS. Nguyễn Văn Lưu
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Ninh Thuận; Du lịch; Phát triển Du lịch
Contents:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, hoạt động du lịch đã và đang ngày càng
trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng
phát triển mạnh mẽ, có thể nói là sự bùng nổ du lịch trên toàn thế giới, cuốn hút tất cả con người
trên trái đất theo “dòng thác” du lịch với chiều hướng sôi động không ngừng. Bởi vậy du lịch
được coi là mũi nhọn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ở những nước đang phát
triển, hoạt động du lịch là con đường ngắn và hiệu quả nhất nhằm nhanh chóng phát triển kinh
tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tại châu Á, ngày nay du lịch là một thị
trường đầy triển vọng, đã đem lại điều may mắn cho các di sản văn hóa thế giới và các thể loại
sinh hoạt văn hóa.
Tuy nhiên, sự phồn thịnh mà ngành Du lịch mang lại cho kinh tế đất nước đi kèm theo
điều lo lắng là: Liệu sự phát triển có thể bền vững trong tương lai mà không làm xuống cấp các
tài sản vô giá đó không?
Sự du nhập ồ ạt của những thể dạng sinh hoạt văn hóa khác nhau tác động mạnh đến
truyền thống văn hóa của một quốc gia, làm mai một những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của
quốc gia đó. Du lịch phát triển một cách bừa bãi còn là mối đe dọa đối với môi trường thiên
nhiên, là tác nhân lan truyền dịch bệnh...


Ở Việt Nam hiện nay, du lịch đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội và được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Xu thế đó được thể hiện trong Nghị Quyết
Đại hội Đảng lần thứ VIII: “Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất


nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường xây dựng các chương trình và các điểm
du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh”[32,tr.194] . Trong công
cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã xác định “Phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước…” (Chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí Thư Trung ương Đảng khoá VII, ngày
10/1994) và "Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn …" (Văn kiện Đại
hội Đảng IX và X) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam .
Chính điểm đặc biệt của Ninh Thuận với những di sản văn hóa Chăm cùng với phong
cảnh thiên nhiên hữu tình, tình cảm con người nồng hậu chất phác đã tạo ra sức hấp dẫn du lịch
đặc biệt. Ninh Thuận là điểm dừng chân hấp dẫn, gợi mở đối với du khách. Do vậy, các giá trị
của tài nguyên du lịch Ninh Thuận cần được xem xét một cách đầy đủ và khai thác một cách tốt
hơn để phục vụ cho du lịch.
Từ những suy nghĩ và đánh giá trên, là một người làm công tác quản lý nhà nước về du
lịch ở tỉnh Ninh Thuận, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh
Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp cao học. Mong muốn của học viên là các cấp, các ngành
và toàn thể xã hội quan tâm hơn nữa đến phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy tài
nguyên du lịch của Ninh Thuận.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài du lịch không chỉ được nhiều chuyên gia chú tâm biên khảo, mà còn được
không ít nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác quan tâm. Ở những góc độ khác nhau, cũng đã
có những đề tài nghiên cứu về du lịch tỉnh Ninh Thuận.
Những đề tài về sự phát triển du lịch Ninh Thuận đã được các tác giả quan tâm và
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạch định chiến
lược phát triển ngành Du lịch của tỉnh Ninh Thuận, các cấp lãnh đạo đã có nhiều văn bản
chỉ đạo như: Đề án “Xây dựng và tổ chức city tour trên địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm (giai đoạn 2010-2015)” của UBND tỉnh Ninh Thuận, năm 2010; “Nghị quyết 07-


NQ/TU ngày 10/4/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khóa XIII) về phát triển du lịch đến
năm 2012”.

Ngoài ra, trong một số tạp chí như Tạp chí Du lịch, các báo, đài truyền hình trung
ương và địa phương, mạng internet… cũng có giới thiệu nhiều bài viết của các nhà nghiên
cứu không chuyên, các nhà báo, các du khách về hoạt động du lịch văn hóa ở Ninh Thuận.
Tuy nhiên, các công trình nêu trên chỉ đề cập những mặt nào đó của sự phát triển du lịch
Ninh Thuận; đồng thời điều kiện phát triển du lịch hiện nay ở Ninh Thuận đã có nhiều thay
đổi, rất cần phải cập nhật và có biện pháp phù hợp với hoàn cảnh mới. Các giải pháp phát
triển du lịch mà các công trình nêu trên đã phát huy tác dụng trong thời gian vừa qua,
nhưng phần lớn đến nay đã “hết hạn”. Vì vậy đề tài của luận văn là bước tiếp nối để góp
phần phát triển du lịch Ninh Thuận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Góp phần đẩy mạnh phát triển Du lịch Ninh Thuận giai đoạn
2013-2020
* Nhiệm vụ nghiên cứu:Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có các nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống hoá chọn lọc các khái niệm và vần đề lý luận, thực tiễn liên quan đến phát
triển du lịch của một địa phương.
- Khảo sát, phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận,
chỉ ra mặt mạnh và mặt yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Ninh Thuận.
- Định hướng phát triển du lịch Ninh Thuận trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch của
tỉnh và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu sự phát triển du lịch Ninh Thuận.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về phát triển du lịch Ninh Thuận dưới góc độ cơ
quan quản lý Nhà nước về du lịch.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Ninh Thuận.


- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Ninh Thuận từ năm 2005 – 2012,
đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013- 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu
thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo tạp chí, các trang
web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương. Dựa
trên cơ sở đó đưa ra được những khái niệm chung nhất liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, đưa
ra được những đánh giá và những giải thật cụ thể để phát triển du lịch Ninh Thuận.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát thực địa, phỏng vấn các cán bộ chuyên trách
du lịch của tỉnh Ninh Thuận và một số người dân địa phương ở nơi có tài nguyên du lịch.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch và phát
triển du lịch, phân tích các số liệu, thông tin liên quan đến đề tài, từ đó đề xuất các giải pháp thực
hiện.
- Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm góp
phần làm cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực hơn. Việc có mặt tại thực địa sẽ giúp tác giả có
điều kiện đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết và đưa ra được những giải pháp hợp lý và
khả thi.
- Phương pháp thống kê: Trong khuôn khổ đề tài này, những thống kê về số liệu có liên
quan đến các hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Thuận sẽ được thu thập, thống kê trong khoảng thời
gian từ năm 2005 đến năm 2012 làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá nhằm thực hiện
những mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê để làm căn cứ tính
toán, dự báo cho các chỉ tiêu phát triển trong những năm tiếp theo.
- Phương pháp bản đồ: Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung
phân tích, đánh giá, tổng hợp của đề tài. Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua phương
pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu
đồ; xác định đặc điểm và sự phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng được nghiên cứu trên bản
đồ (sự phân bố nguồn tài nguyên và mức độ hấp dẫn của chúng, sự phân bố của hệ thống kết cấu
hạ tầng, các tuyến điểm du lịch, các hạt nhân du lịch, các dự án ưu tiên đầu tư phát triển...).


6. Những đóng góp chính của đề tài

Đề tài hướng tới có những đóng góp chủ yếu sau:
- Tổng quan chọn lọc và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch
của một địa phương làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển du lịch Nình Thuận.
- Đánh giá sát đúng thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian vừa
qua; xác định những thế mạnh nổi trội về tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch của địa phương;
phân tích, đánh giá những giá trị nguồn lực phát triển du lịch tại Ninh Thuận.
- Đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm làm căn cứ cho việc hoạch định các chủ
trương, chính sách của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch trong việc giải
quyết tốt đối với sự phát triển du lịch ở Ninh Thuận hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu , Kế t luâ ̣n, Danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , Phụ lục, luâ ̣n văn gồ m ba
chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch;
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Thuận thời gian vừa qua; Chương 3. Một
số giải pháp phát triển du lịch Ninh Thuận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thúy Anh (chủ biên - 2011), giáo trình “Du lịch văn hóa – những vấn đề lý luận
và nghiệp vụ”, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Phan Quốc Anh (2006), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận Luận án tiến sỹ - Viện Văn hóa thông tin.
3. Phan Quốc Anh (2002) Bàn về Tết của người Chăm, Tạp chí của Hội Văn học nghệ
thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận .
4. Nguyễn Từ Chi, (1996) Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB VHTT, Tạp
chí Văn hoá nghệ thuật Hà Nội.


5. Tạp chí "Người đưa tin UNESCO", số 11-1989, tr. 5.
6. Nguyễn Văn Dân ( 2009 )Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và
hội nhập, NXB khoa học xã hội,.

7. Hoàng Duy, Hội thảo quốc tế “Hướng tới việc phát triển bền vững du lịch văn hóa dựa
trên cộng đồng”, Báo Tuổi Trẻ, 2007.
8. Lam Giang (1970) Panduranga sơn xuyên Ninh Thuận.
9. Nguyễn Hồng Giáp ( 2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, TPHCM.
10. Nguyễn Văn Giàu (2007) “ Ninh Thuận sau 20 năm đổi mới và phát triển”, Tạp chí
Cộng Sản (775) .
11. Đỗ Thanh Hà (2004) “ Bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số trong giai
đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng Sản (16) tr,49-52.
12. Lê Trung Hoa, Nguyễn Ngọc Nam, Thành Phần, Trần Đình Thân, Ngô Văn Doanh,
Đình Hy, Jaya Caraih, Nguyễn Thanh Hải, Sakaya (2002), Ninh Thuận xưa và nay, Tạp chí Xưa
và nay (128), tr. 15-39.
13. Tổng cục thống kê (2001), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999- kết quả
điều tra toàn bộ, NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
15. Đinh Trung Kiên, ( chủ biên – 2001) Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
16. Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Pháp lệnh du lịch (1999) , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nuyễn Hải Liên (1999), Vai trò âm nhạc trong lễ hội dân gian Chăm Ninh Thuận,
Viện Âm nhạc, NXB Âm nhạc, Hà Nội.
19. Phạm Trung Lương (chủ biên - 2002 ), Tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam,
NXB Giáo dục Hà Nội.
20. Phạm Trung Lương, 1997 Đánh giá tác động của môi trường trong phát triển du lịch
ở Việt Nam, Trung tâm KHTN & KHQG Hà nội.


21. Phạm Trung Lương (chủ biên – 2002 ), Tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam,
NXB Giáo Dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Lưu ( Tác giả - 2009) Thị trường Du lich NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội.

23. Hà Gia Minh và Tống Minh Tân (2005) “Di sản Chăm Ninh Thuận”, Tạp chí An
ninh Du lịch ( Số 5, tr.12).
24. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch việt nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, Hà Nội, 2001.
25. Thu Trang Công Nghĩa (2001) , Du lịch văn hóa ở Việt Nam , NXB Trẻ,TP. Hồ Chí
Minh.
26. Trần Nhạn, Du lịch và Kinh doanh du lịch, NXB VHTT, Hà Nội.
27. Trần Nhoãn (2002) Về hiệu quả kinh tế xã hội của văn hóa qua hoạt động du lịch,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật - số 4, tr.14-15.
28. Trần Nhoãn (2003), Đa dạng hóa hoạt động di tích – lễ hội qua con đường du lịch,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật- số 2 tr.58-60.
29. Lưu Quốc Sĩ (chủ biên – 1996 ), Văn hóa du lịch (tập đề cương bài giảng và tư liệu
nghiên cứu về văn hóa du lịch), Trường đại học Văn Hóa, Hà Nội.
30. Võ Thị Thắng, “Pháp lệnh Du lịch – cơ sở vững chắc cho du lịch Việt Nam bước
sang thế kỷ XXI”, Tạp chí Người đại biểu nhân dân số 86 ( 3-1999).
31. Đặng Quang Thành (2000) Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kinh doanh du
lịch, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.
32. Đặng Quang Thành, Dương Ngọc Phương, (chủ biên – năm 2000) Phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc trong kinh doanh du lịch, NXB Trẻ, TPHCM,.
33. Trần Đức Thanh (2000) , Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
34. Trần Ngọc Thêm, (chủ biên – 2001) Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB
TPHCM..


35. Đoàn Thị Thanh Thúy - Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở
nước ta hiện nay- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn hóa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
36. Nguyễn Đình Tư, Non nước Ninh Thuận, NXB SSM , Sài Gòn.
37. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên -1997 ), Điạ lý du lịch, NXB Tp.HCM.

38. Hoàng Vinh ( Chủ biên - năm 1996.), Một số vần đề lý luận văn hóa trong thời kỳ đổi
mới, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
39. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên - 2009) Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
40. Ban dân tộc miền núi tỉnh Ninh Thuận, Báo cáo về tình hình dân tộc miền núi tỉnh
Ninh Thuận, số 208/BC-DTMN, Ninh Thuận.
41. UBND Tỉnh Ninh Thuận ( 2008) Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2008, phương
hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009, Ninh Thuận.
42. UBND Tỉnh Ninh Thuận (2007), Đề cương dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, Ninh Thuận.
43. UBND Tỉnh Ninh Thuận (2007), Báo cáo về việc bảo tồn và phát triển làng nghề,
Ninh Thuận.
44. UBND Tỉnh Ninh Thuận (2003), Quy hoạch phát triển Du lịch Ninh Thuận đến 2010,
Ninh Thuận.
45. Tỉnh uỷ Ninh Thuận, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện thông tri 03- TT/TW về
công tác đối với đồng bào Chăm….
46. Sở VH,TTDL Ninh Thuận, Báo cáo hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm
2009. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.
47. Sở VH,TTDL Ninh Thuận, Kế hoạch phát triển ngành du lịch 5 năm giai đoạn 20112015.
48. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2005), Niên giám thống kê, Phan Rang- Tháp Chàm,
Ninh Thuận.




×