Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hoàn thiện tiêu chí xác định nhiệm vụ khoa học của các tổ chức khoa học và công nghệ trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.65 KB, 9 trang )

Hoàn thiện tiêu chí xác định nhiệm vụ khoa học
của các tổ chức khoa học và công nghệ trong
điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm (nghiên cứu
trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn)
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Quản lý khoa học và công nghệ ; Mã số: 60 34 72
Nghd: PGS.TS. Nguyễn Văn Kim
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Quản lý khoa học công nghệ, Quản lý điều hành; Khoa học công nghệ
Contents:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Nhân loại đã và đang có những bước tiến vững chắc sau thời đại kinh tế tri thức – nền kinh tế
dựa trên những giá trị gia tăng của tri thức khoa học và công nghệ. Để đáp ứng được yêu cầu này,
hoạt động khoa học và công nghệ cần phải có một hệ thống đồng bộ về thể chế và chế tài để thúc
đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm là một trong những cơ chế quan trọng, mang tính phổ biến của các tổ chức
khoa học và công nghệ trên thế giới.
Theo xu hướng tất yếu này, Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu, ban hành những văn bản pháp
quy nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ: Ngày
05 tháng 9 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 115/2005/NĐ- CP quy định cơ chế
tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Ngày 5 tháng 6 năm 2006, Bộ
KH&CN, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTCBNV hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Ngày 19 tháng 5 năm 2007, Nghị định số 80/2007/NĐCP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ ban hành và được hướng dẫn bởi Thông tu liên tịch số
06 /2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2008. Sau đó, do thực tiễn thực hiện
chính sách, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục điều chỉnh, bộ sung các văn bản này: Nghị định
96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số
80/2007/NĐ-CP và Thông tư số 36/2011/TTLT-BKHCN-BTC-BNV sửa đổi, bổ sung Thông tư liên
tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV. Như vậy, có thể nói, Việt Nam đã có hành lang pháp lý



phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và doanh nghiệp khoa học và công nghệ
nhằm thúc đẩy tính sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tạo động lực phát
triển kinh tế - xã hội.
Cũng trong thời gian qua, Việt Nam đã xác định các trường đại học cũng là một tổ chức khoa
học và công nghệ, coi nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ giảng
dạy trong các trường đại học. Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như
số giờ chuẩn nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ giảng viên. Đặc biệt, một số trường đại học
đang có chiến lược xây dựng và phát triển thành đại học nghiên cứu đã xác định nghiên cứu khoa
học như một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của mình. Như vậy, cùng với quy định và trao quyền tự
chủ cho các trường đại học, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay cũng là một tổ chức khoa học
và công nghệ.
Là thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngoài đặc thù của một tổ chức đại học hai cấp,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng là một trường đại học được tự chủ trong hoạt
động của mình trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học – hoạt động quan trọng trong chiến lược
phát triển của Trường. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một cơ chế nâng cao hiệu quả hoạt động của
các tổ chức nói chung và các tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng. Tuy nhiên, tính hiệu quả này
còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau của tổ chức khoa học và công nghệ như chất lượng đội
ngũ cán bộ khoa học, năng lực đánh giá, thẩm định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, năng lực
tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa và công nghệ. Trong đó, việc thẩm định để xác định các
nhiệm vụ khoa học rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính mới, tính sáng tạo trong
hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ. Đây là một vấn đề phức tạp trong thực tiễn xác
định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay. Khoa học và công nghệ
Việt Nam nói chung chưa có những đóng góp xứng tầm vóc “động lực” thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội. Nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ sau nghiên cứu không thực sự phát huy tác động
trong thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, theo chúng tôi, việc chưa có hệ tiêu chí
xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ một cách khoa học là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn tới những nghiên cứu trùng lặp, những nghiên cứu không xuất phát từ yêu cầu phát
triển khoa học cũng như yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

Với lí do đó cùng với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy sự phát triển của hoa
học và công nghệ, làm cho nó thực sự trở thành “đòn bẩy” của sự phát triển, nhất là trong bối cảnh
của nền kinh tế tri thức, chúng tôi chọn đề tài Hoàn thiện tiêu chí xác định NVKH của tổ chức khoa
học và công nghệ trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm (nghiên cứu trường hợp Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN) cho luận văn thạc sĩ này.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chúng ta biết, ở các nước tiên tiến, các viện nghiên cứu,các tổ chức khoa học và công nghệ,các
doanh nghiệp khoa học và công nghệ không tồn tại độc lập mà nằm trong các đại học. Do đó, khi
nói đến tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đại học cũng là nói đến tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ (viện, trung tâm nghiên cứu) với tính cách là một
thành tố của nó.
Trên bình diện lý luận, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn có thể được
chia thành 2 nhóm:
Nhóm các công trình đề cập đến tính tự chủ đại học như: University Autonomy, the State and
Social Changes in China của tác giả Su- Yan Pan; University Autonomy in Europe Exploratory
Study của tác giả Thomas Estermann . Khi nói đến vấn đề tự chủ đại học trên thế giới đã có rất
nhiều bài nghiên cứu, bài viết về những vấn đề đã và đang làm được đồng thời còn có những tồn tại
khi nói đến một đại học tự chủ. Chính vì vậy, có rất nhiều quan điểm trong cuộc tranh luận “ tự chủ
đại học là gì ?” và đây thực sự là một nghiên cứu mà các nước trên thế giới cũng đưa ra nhiều cách


nhìn khác nhau điều này bắt nguồn chính từ khái niệm về tự chủ trong trường Đại học? Và nhiều
nghiên cứu khẳng định rằng tự chủ là biểu hiện mối quan hệ giữa nhà nước và các trường đại học.
Định nghĩa cổ điển về tự chủ đại học là “quyền lực của nhà trường được tự điều khiển việc vận
hành của mình mà không bị kiểm soát từ bên ngoài”1 Theo quan điểm này, tự chủ đại học là bản
chất nội tại của trường đại học và là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện một cách hữu hiệu chức
năng và trách nhiệm của nó đối với xã hội2
Tại hội thảo tháng 4/2010 tại Đại học Cyprus, Nicosia tác giả Thomas Estermann - Trưởng Ban
Quản


trị,

Quyền

tự

chủ



tài

trợ

Hiệp hội Đại học ở châu Âu đã có một nghiên cứu về tự chủ trong các trường Đại học tại châu Âu
(University Autonomy in Europe Exploratory Study). Ông đã đưa ra bốn vấn đề tự chủ trong trường
Đại học ở châu Âu đó là:
-

Thứ nhất: Tự chủ về cơ cấu tổ chức

-

Thứ hai: Tự chủ về tài chính

-

Thứ ba: Tự chủ về nhân sự


-

Thứ tư: Tự chủ về học thuật

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những thách thức mà tự chủ đại học gặp phải đó là những vấn đề
về tài chính như thiếu năng lực tài chính, nặng về báo cáo thủ tục… rồi vấn đề về cơ chế chính sách
khi thay đổi những chính sách mới thì thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện những chính sách mới
đó, thiếu sự hỗ trợ từ chính việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thiếu tầm nhìn chính sách một cách dài
hạn…
Trong cuốn sách của tác giả Su – Yan Pan “University Autonomy, the State and Social Changes
in China” được in tại Hồng Kông vào tháng 8 năm 2009, cũng đã nói rất nhiều đến vấn đề tự chủ
đại học của các trường Đại học ở Trung Quốc và tác giả lấy ngay ví dụ cụ thể là Đại học Thanh
Hoa, Đại học Bắc Kinh. Từ khởi điểm là một đại học truyền thống sau đó phát triển và thực sự
trưởng thành khi trở thành là một trường đại học tự chủ. Khởi nguồn chính trong bài viết này đó là
nói đến khái niệm “thế nào là một trường Đại học?” và “những quan niệm đa chiều về tự chủ đại
học” của các tác giả trên thế giới, tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể của các nước phương Tây và đã
khẳng định rằng có ba mô hình về quản trị đại học trên thế giới đó là:
-

Mô hình tự chủ tuyệt đối.

-

Mô hình nhà nước giám sát.

-

Mô hình nhà nước kiểm soát.

Với mô hình đó, tác giả có phân tích đến mối quan hệ giữa Nhà nước và trường Đại học, đó là

nhà trường hoàn toàn tự do không bị nhà nước kiểm soát, nhà nước kiểm soát có mức độ và mô
hình thứ ba này là nhà nước kiểm soát hoàn toàn, tác giả đã đưa ra mối quan hệ giữa nhà nước và
trường đại học ở Trung Quốc và cụ thể là Đại học Thanh hoa trong vấn đề phát triển từ một đại
1

Berdahl, Graham và Piper, 1971.

2

Thorens, 1993.


học truyền thống thành đại học tự chủ và những thăng trầm của Đại học Thanh Hoa gặp phải
trong quá trình chuyển đổi đó. Hiện tại, Đại học Thanh Hoa đã thực sự đạt được nhiều thành công
trong vấn đề tự chủ đại học của mình. Tóm lại, ý nghĩa của tự chủ đại học được định hình bằng
cuộc đấu tranh của Đại học Thanh Hoa nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế mà
chính phủ Trung Quốc giao với những nỗ lực của nó nhằm đạt được quyền tự quản lý điều hành
mà không bị can thiệp từ bên ngoài. Những nỗ lực của Thanh Hoa về tự chủ đại học đã chịu ảnh
hưởng qua gần một thế kỷ của cả tư tưởng phương Tây và truyền thống của người Trung Quốc về
giáo dục đại học, được mở rộng từ Trung Hoa đế quốc đến thế giới toàn cầu hóa hiện tại.
Nhóm các công trình bàn về tiêu chí xác định, đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm:
Use of exclusion criteria in selecting research subjects and its effect on the generalzability of
alcohol treatment outcome studies của Humphreys K. Weisner C; Choosing the Right Projects:
Designing Selection Processes for North-South Research Partnership Programmes của Priska
Sieber, v.v.. Chúng ta thấy, trên bình diện lý luận ít có công trình nghiên cứu chuyên về tiêu chí xác
định hay lựa chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ nói chung mà chỉ có những công trình, sách
hướng dẫn về tiêu chí xác định các đề tài, dự án nghiên cứu trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên,
các công trình này cũng đã đề cập đến một số tiêu chí chung như tính mới, tính thực tiễn, v.v..
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề “tự chủ Đại học” cũng là một chủ đề đặt ra nhiều tranh luận ở Việt Nam, có rất nhiều

hội thảo, tọa đàm đã trao đổi về vấn đề này, gần đây nhất trong hội thảo khoa học: “Các vấn đề tự
chủ - tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam” được tổ chức vào ngày
23/10/2009 tại Thành phố Hồ Chi Minh đại diện là Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,
thay mặt Ban Liên lạc các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VUN) tổ chức Hội thảo khoa
học. Đã có 35 bài viết đại diện cho 35 trường Đại học bàn về tự chủ đại học mỗi bài viết đều nói
lên thực trạng của chính trường Đại học của mình và đưa ra những giải pháp riêng cho đặc thù
của từng trường, từng ngành nổi bật là các bài viết: Xu hướng tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở các
cơ sở giáo dục đại học Việt Nam: Lý luận và thực tiễn [20, tr21]. Tự chủ Đại học = Tự chủ học
thuật + Tự chủ + Trách nhiệm [20, tr33]. Tự chủ - Một hình thức “khoán 10” cho giáo dục Đại
học tại Việt Nam hiện nay [20,tr 68]. Thực thi cơ chế “tự chủ” cho các trường đại học công lập:
Cơ sở để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập [20, tr 92]. Quản lý đội ngũ giảng viên trong
đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội [20,
tr151]. Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội [20,tr 212]. Một số
giải pháp về công tác tổ chức, quản lý bộ máy, cán bộ tại trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau
trong tiến trình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm [20,tr189]. Tăng cường tự chủ, trách nhiệm
xã hội của giáo dục đại học – Yêu cầu từ thực tế [20,tr 257].


Tất cả những tham luận đó cùng đề cập đến những kinh nghiệm, những thuận lợi, những
điểm bất cập và khó khăn gặp phải thực hiện quyền tự chủ ở các trường và vấn đề tự chủ, tự chịu
trách nhiệm ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thời gian qua trong các lĩnh vực:
- Tổ chức quản lý bộ máy, cán bộ, sinh viên.
- Các chương trình, nội dung đào tạo.
- Các chuẩn mực khoa học, nghiên cứu khoa học và công bố.
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Quản trị, tài chính và hành chính trong quản lý v.v.
Và đồng thời đề xuất những giải pháp thuộc tất cả các lĩnh vực (mức độ tổ chức, quản lý, kế
hoạch thực hiện, chương trình, nội dung giảng dạy, tài chính, chính sách .v.v…) và lộ trình thực
hiện quyền tự chủ của các trường.
Tháng 10/2011, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Các xu thế quản trị đại học

kinh nghiệm Thế Giới và Việt Nam” tại Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, trong đó có thuyết
trình của Giám đốc Đại học Quốc gia về kinh nghiệm, định hướng phát triển của Đại học Quốc gia
và giáo sư John McDonal, một giáo sư người Mỹ nói về những kinh nghiệm trong quản trị Đại học
tại Mỹ và những gợi ý tưởng tượng về một trường đại học Mỹ tại Việt Nam [12]. Gần đây nhất là
toạ đàm về “Sự trưởng thành và phát triển của các trường Đại học” được tổ chức tại Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vào ngày 14 đến 16 tháng 11 năm
2012 do Trung tâm Phân tích Chính sách của Trường nay là Viện Chính sách và Quản lý, (đại diện
là TS Đào Thanh Trường chủ trì) với sự tham gia của 10 nước trên Thế giới. Tọa đàm là một diễn
đàn trao đổi giữa các nước về những bài học thực tiễn trong quản trị đại học trên Thế giới và gợi ý
những giải pháp cho phát triển giáo dục và công nghệ trong các Trường Đại học.
Cùng sự phát triển chung về quản trị đại học trên thế giới và trong nước thì những kinh
nghiệm và thực tiễn đã trải qua trong vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn nhiều vấn đề tranh luận
sôi nổi song tại trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn chưa có một đề tài, luận văn nào nghiên
cứu về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định NVKH của Trường.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tiêu chí xác định nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và khảo sát thực trạng xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các tiêu chí
xác định các nhiệm vụ này của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, luận văn đề xuất một
số cơ sở, giải pháp hoàn thiện hệ thống các tiêu chí xác định NVKH của Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:


- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài (thao tác hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài như
khái niệm tiêu chí, NVKH, tổ chức KH&CN,….làm rõ đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học xã
hội, yêu cầu về tiêu chí xác định NVKH).
- Đánh giá thực trạng việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NVKH) của Trường
ĐHKHXH&NV.

- Đề xuất cơ sở, giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định NVKH của Trường
ĐHKHXH&NV
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phạm vi về thời gian khảo sát số liệu: 5 năm trở lại đây (từ năm 2009 đến 2013).
5. Mẫu khảo sát
- Các công trình nghiên cứu khoa học xã hội;
- Các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.
- Cán bộ, giảng viên trực tiếp thực hiện đề tài
- Các chuyên gia.
- Cán bộ lãnh đạo các Khoa, Phòng, Trung tâm , chuyên viên chuyên trách quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Việc xác định tiêu chí lựa chọn NVKH của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm hiện nay là như thế nào?
Những cơ sở và giải pháp nào để có thể hoàn thiện tiêu chí trong điều kiện tự chủ, tự chịu
trách nhiệm?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Ngoài một số tiêu chí mang tính quan điểm chỉ đạo như ưu tiên các nhiệm vụ khoa học cơ
bản, ưu tiên cán bộ giảng dạy hiện đang là học viên sau đại học, việc xác định NVKH của Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn còn dựa nhiều vào kinh nghiệm chuyên môn của các chuyên
gia, các nhà quản lý.
- Ngoài một số tiêu chí chung xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn cần có văn bản hướng dẫn nhằm xây dựng tiêu chí xác định nhiệm
vụ nghiên cứu phù hợp với những đặc thù của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
8. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, quản điểm lý thuyết của
Vũ Cao Đàm trong cuốn “Đánh giá nghiên cứu khoa học” – NXB KH&KT, năm 2007, cuốn “Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học” – NXB Giáo dục, năm 2007 cũng như các tiêu chí, quan điểm về
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của trường ĐHKHXH&NV trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách

nhiệm. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tự chủ đại học.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau
8.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
Tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố có liên quan đến đề tài
nghiên cứu cùng các sơ sở dữ liệu thu được trong quá trình điều tra, khảo sát tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ được phân tích, khái quát, tổng hợp nhằm xây dựng luận chứng,
luận cứ chứng minh giả thuyết của luận văn.
8.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 người được cơ cấu thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Các giảng viên thực hiện đề tài cấp cơ sở: 04


- Nhóm 2: Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp khoa (bao gồm cả thành viên của Hội đồng Khoa
học – Đào tạo): 03
- Nhóm 3: Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng đồng thời là thành viên của Hội đồng Khoa
học – Đào tạo cấp trường: 02
- Nhóm 4: Cán bộ lãnh đạo cấp trường đồng thời là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng
Khoa học – Đào tạo cấp trường: 01
8.3. Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát để quan sát quy trình nghiệm thu một đề tài nghiên
cứu khoa học; quan sát cách thức quản lý vấn đề khoa học của Trường; quan sát quy trình làm việc
của hội đồng nghiệm thu để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
8.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia
Sau khi đề xuất hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá, tuyển chọn nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở của
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý
kiến của chuyên gia về những tiêu chí được xây dựng cũng như tính khả thi của hệ thống tiêu chí mới này.
Từ đó, làm căn cứ cho việc đưa ra những khuyến nghị đối với Trường ĐHKHXH&NV để áp dụng hệ
thống tiêu chí này vào thực tiễn công tác đánh giá tuyển chọn NVKH cấp cơ sở góp phần khắc phục
những hạn chế đang tồn tại trong công tác đánh giá, tuyển chọn NVKH khoa học xã hội hiện nay.
9. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tiêu chí xác định NVKH của các tổ chức khoa học và công
nghệ trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Chương 2. Thực trạng việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách
nhiệm
Chương 3. Xây dựng tiêu chí xác định NVKH của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGD&ĐT
ngày 06 tháng 06 năm 2011 về việc Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách
đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo.

2. Chính phủ nước CHXHCNVN: Nghị định số 186/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày
17 tháng 11 năm 2013 về Đại học Quốc gia.

3. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận NCKH, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.
4. Vũ Cao Đàm (2007), Đánh giá NCKH, NXB. Khoa học Kỹ thuật.
5. Vũ Cao Đàm (2007), Một số vấn đề quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta
6. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, tập I, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà
Nội.

7. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, tập II, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà
Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2013), Cải cách căn bản chính sách giáo dục và xây dựng đại học nghiên cứu ở

Việt Nam, (chuyên đề thuộc đề tài ĐHQGHN – PGS.TS Phạm Xuân Hằng, chủ nhiệm đề tài)

9. Đại học Quốc gia Hà Nội: Quyết định số 1895/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQG HN ban
hành Hướng dẫn quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà nội.

10. Đại học Quốc gia Hà Nội: Quyết định số 4096 /QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQG HN ngày
12 tháng 11 năm 2013 điều chỉnh quy định đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án nghiên cứu trong
Hướng dẫn quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Điều lệ trường đại học ( />12. Kỷ yếu hội thảo “Các xu thế quản trị Đại học: Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” tại Viện
Đảm bảo Chất lượng Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 10 năm 2011.

13. Phạm Thị Ly (2013), Tự chủ đại học - một cái nhìn từ nhiều phía, Tạp chí Tuổi trẻ chủ nhật,
Số ra ngày 04/01/2013.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Giáo dục đại học của nước Cộng
hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luật số 08/2012/QH13).

15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Khoa học và Công nghệ của nước
Cộng hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luật số 29/2013/QH13).

16. Bùi Loan Thuỳ, “Phác thảo bức tranh tự chủ đại học hiện nay”, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, Số 3- tháng 3-4/2012.


17. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Quyết định số 487/2009/QĐ-XHNV ngày
27/03/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Ban hành Phân
cấp quản lý và quy trình hoạt động ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

18. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Công văn số 714/XHNV-KH ngày 26/3/2013

của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc đề xuất nhiệm vụ khoa
học công nghệ năm 2014.

19. Phạm

Thị

Ly

(2012),

Tự

chủ

tài

chính



các

trường

Đại

học

công


( />
20. “Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam” được đăng
tải tại

www.ier.edu.vn/index2.php/option=com_docman&task

Tiếng Anh

21. Ben Wilkinson and Laura Chirot, (2010) “Beyond the Apex: Toward a System Level Approach
to Higher Education Reform in Vietnam”,

22. Humphreys K. Weisner C: Use of exclusion criteria in selecting research subjects and its effect
on the generalzability of alcohol treatment outcome studies, Am J Psychiatry. 2000
Apr;157(4):588-94.

23. Priska Sieber: Choosing the Right Projects: Designing Selection Processes for North-South
Research Partnership Programmes, Swiss Commission for Research Partnerships with
Developing

24. Susan, “University Autonomy, state and Social changes in China”, Hongkong University Press
April of 2009.

25. Thomas Estermann, “University Autonomy in Europe: Exploratory Study”, Autonomy
Workshop, 16 April 2010, University of Cyprus, Nicosia.

26. www.university-autonomy.eu
27. www. most.gov.vn: Bộ Khoa học và Công nghệ;
28. www. edu.net.vn: Bộ giáo dục và Đào tạo;
29. www. tiasang.com.vn.




×