Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng việt nam lào trong những năm 1986 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.98 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

HỢP TÁC CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG
VIỆT NAM - LÀO GIAI ĐOẠN 1986 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

HỢP TÁC CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG
VIỆT NAM - LÀO GIAI ĐOẠN 1986 - 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Liên

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Đặng Thị Hồng


Liên - giảng viên khoa Sử - Địa trường Đại học Tây Bắc đã tận tình hướng
dẫn, chỉ đạo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thư viện, các thầy, cô giáo trong
khoa Sử - Địa, cùng các thầy cô trong tổ lịch sử thế giới-Phương pháp dạy
học Lịch sử trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận.
Đồng thời tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, các
bạn sinh viên lớp K53 Đại học Sư phạm Lịch sử B đã động viên, đóng góp ý
kiến và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận này.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các
bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Trần Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, Nhiệm vụ, Phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ của đề tài........................................................................................ 3
3.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. ............................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tà liệu.................................................. 3
4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
4.2. Nguồn tài liệu ................................................................................................. 4
5. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 4

PHẦN 2: NỘI DUNG .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CƠ SỞ QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM - LÀO .... 5
1.1. Điều kiện tự nhiên và địa - chính trị của hai nước ......................................... 5
1.2. Quá trình lịch sử ............................................................................................. 8
1.3. Yếu tố Đảng Cộng sản ................................................................................. 10
1.4. Văn hóa......................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: HỢP TÁC CHÍNH TRỊ, AN NINH - QUỐC PHÒNG GIAI
ĐOẠN 1986 - 1991 ............................................................................................. 21
2.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................ 21
2.1.1. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................ 21
2.1.2. Bối cảnh hai nước Việt Nam - Lào ........................................................... 23
2.2. Thành tựu ..................................................................................................... 24
2.2.1. Thành tưu về Chính trị .............................................................................. 24
2.2.2. Thành tưu trên lĩnh vực An ninh - Quốc phòng ........................................ 25
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: HỢP TÁC CHÍNH TRỊ, AN NINH - QUỐC PHÒNG GIAI
ĐOẠN 1991 - 2015 ............................................................................................. 29


3.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................ 29
3.1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực ......................................................................... 29
3.1.2. Bối cảnh hai nước Việt Nam - Lào ........................................................... 30
3.2. Thành tựu ..................................................................................................... 31
3.2.1. Thành tựu về Chính trị .............................................................................. 31
3.2.2. Thành tựu về lĩnh vực An ninh - Quốc phòng .......................................... 34
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 38
PHẦN 3: KẾT LUẬN ....................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực Chính trị, Quốc phòng, An ninh là
một trong những chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quan hệ hợp tác
chính trị, Quốc phòng, An ninh Việt Nam - Lào luôn được tăng cường. Cuộc
gặp chính trị cũng như Quốc phòng An ninh giữ hai Bộ đã trở thành một cơ chế
hoạt động hoạt dộng chính thức giữa hai Đảng và hai nhà nước. Vì vậy Đảng
không ngừng chăm lo, củng cố, xây đắp mối quan hệ mật thiết với các dân tộc
anhem, đặc biệt là với nước láng giềng Lào.
Từ khi hòa bình lập lại, theo yêu cầu của Lào, Việt Nam đã giúp đỡ giải
quyết một số yêu cầu cấp bách mau chóng ổn định sản xuất và đời sống. Đồng
thời xúc tiến mối quan hệ đoàn kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai
nước được tăng cường và mở rộng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ
hợp tác Việt Nam - Lào được khẳng định là nhiệm vụ chiến lược, thiết thực phục
vụ lợi ích, đảm bảo an ninh, chính trị phát triển mỗi nước.
Trong những năm 1986 - 2015 quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước được
tăng cường, gắn bó chặt chẽ, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau thông qua các cuộc
viếng thăm, làm việc giữa các đoàn đại biểu cao cấp của hai Đảng, hai Chính
phủ. Các cuộc trao đổi, gặp gỡ, tọa đàm… giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà
nước góp phần quan trọng trong việc củng cố, tăng cường tình đoàn kết đặc biệt
Việt - Lào và là cơ sở nền tảng để phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong đó
chú trọng đến lĩnh vực hợp tác Chính trị, An ninh Quốc phòng.
Bên cạnh quan hệ chặt chẽ về Chính trị giữa hai nước thì hợp tác về An ninh
Quốc phòng giai đoạn đổi mới đến năm 2015 đi vào chiều sâu trên tinh thần mối
quan hệ đoàn kết liên minh chiến đấu phù hợp với tình hình mới, góp phần tích
cực đảm bảo củng cố quốc phòng an ninh, ổn định xây dựng đất nước.
Dựa trên những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa mối quan hệ hợp tác chính
trị, quốc phòng an ninh đã có từ lâu đời, song chỉ thực sự củng cố kể từ Đảng

1



Cộng Sản Đông Dương được thành lập. Mối quan hệ hợp tác được tăng cường
vào giai đoạn 1986 - 2015.
Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam Lào, đặc biệt là hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng của hai nước trong giai
đoạn đổi mới cho đến nay, em mạnh dạn chọn đề tài “Hợp tác chính trị, an
ninh quốc phòng Việt Nam - Lào trong những năm 1986 - 2015” làm khóa
luận tốt nghiệp. Đồng thời qua quá trình thực hiện đề tài này, em hi vọng rèn
luyện cho mình những phương pháp và kỹ năng nghiên cứu một vấn đề lịch sử
cụ thể, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề hợp tác Chính tri, An ninh Quốc phòng đã được đề cập tới trong
nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy
nhiên vì điều kiện lịch sử nên người ta thường tìm hiểu về hợp tác toàn diện Việt
Nam - Lào. Vì thế, việc tìm hiểu quan hệ hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng
chưa được nghiên cứu một cách cụ thể riêng rẽ.
Giáo trình “Lịch sử Việt Nam hiện đại từ 1945 - 2000” của tác giả Lê Hậu
Mẫn chủ biên, Nxb Hà Nội đề cập tới thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam giúp chúng ta hiểu sâu hơn về thời kì này tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển mối quan hệ hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng giai
đoạn 1945 - 2000.
Tác phẩm “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2007)” của Ban
chỉ đạo nghiên cứu, Nxb Hà nội, 2010, đã đề cập tới mối quan hệ hợp tác toàn
diện, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Trong đó, hợp tác chính trị, an ninh
quốc phòng được đề cập một cách khái quát nhất trong giai đoạn 1930 - 2007.
Ngoài ra mối quan hệ hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng trong thời gian
1986 - 2015 được đề cập tới trong một số tác phẩm “Quan hệ Việt - Lào” Sở
Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cũng chỉ mới khái quát nội dung
của hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng.
Tác phẩm “Quan hệ Việt - Lào Lào - Việt” Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1993. Đề cập tới mối quan hệ nhân học - tộc người và cội nguồn lịch sử
2


Việt - Lào nằm trong cơ sở hình thành của mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt
Nam - Lào.
Tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt - Lào truyền thống và triển vọng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 đề cập tới vấn đề hợp tác chính trị, an ninh
quốc phòng từ năm 1930 cho đến sự phát triển mối quan hệ về sau.
Như vậy, tất cả các tác phẩm trên đều nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác
chính trị, an ninh quốc phòng nhưng chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu khái
quát, chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, đề tài này chủ yếu nghiên cứu
sâu, rộng về vấn đề hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng một cách cụ thể và rõ
ràng nhất để phục vụ cho các công trình nghiên cứu chính trị, an ninh quốc
phòng sau này.
3. Đối tượng, Nhiệm vụ, Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng giữa
Việt Nam - Lào.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu cơ sở quan hệ giữa Việt Nam - Lào về điều kiện tự nhiên, quá trình
lịch sử, yếu tố Cộng sản và về văn hóa.
Tìm hiểu sự hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng trong giai đoạn 1986 - 1991.
Tìm hiểu sự hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng trong giai đoạn 1991 - 2015
3.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài tập trung tìm hiểu sự hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng trong giai
đoạn 1986 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tà liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, em sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương

pháp logic.
Bên cạnh đó em còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích thấy
được sự hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng.
3


4.2. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, em tham khảo các bài viết của các nhà lãnh
đạo và các cơ quan chuyên môn cùng các công trình nghiên cứu khoa học đã
được công bố.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát cơ sở quan hệ của Việt Nam - Lào.
Chương 2: Hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng giai đoạn 1986 - 1991.
Chương 3: Hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng giai đoạn 1991 - 2015.

4


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CƠ SỞ QUAN HỆ
CỦA VIỆT NAM - LÀO
Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng gần gũi và tin cậy của nhau trên bán
đảo Đông Dương, có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời. Đầu năm
1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10
năm 1930, đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), quan hệ Việt Nam - Lào
chuyển từ quan hệ truyền thống sang quan hệ đặc biệt. Trong đó mối quan hệ
hợp tác về chính trị, an ninh quốc phòng là mối quan hệ quan trọng hàng đầu.
Hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng Việt Nam - Lào hình thành không
phải do ý muốn chủ quan của bất kì bên nào mà là do yêu cầu khách quan xây

dựng, phát triển đất nước của cả hai dân tộc qua các giai đoạn lịch sử. Đó là một
thực tế khách quan, một quy luật của sự phát triển của hai đất nước. Vì vậy,
ngày nay lãnh đạo cấp cao hai Đảng đã thường xuyên khẳng định sự hợp tác
toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên một tầm cao mới, coi đó là nghĩa
vụ quốc tế hàng đầu, một quy luật tồn tại và phát triển của mỗi nước.
Hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
không phải là một hiện tượng nhất thời, mà đã có tiền đề tự nhiên, cơ sở lịch sử,
văn hóa từ lâu đời, bắt nguồn từ chính nhu cầu thiết tha cuộc sống hằng ngày và
những nguyện vọng chính đáng của các thế hệ dân cư, nhất là tộc người cư trú
dọc biên giới hai nước. Hai dân tộc Việt Nam, Lào đều nhận thức được phải
nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau không thể tách rời như một tất yếu lịch sử.
1.1. Điều kiện tự nhiên và địa - chính trị của hai nước
Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn - Trung (Indo - Chine), thuộc
vùng Đông Nam Á lục địa. Nếu Việt Nam chỉ có chung đường biên giới với ba
nước là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở phía Bắc, ở phía tây giáp Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, còn lại phía đông, phía nam
giáp với biển Đông và phía tây nam giáp với vịnh Thái Lan, thì Lào lại có đường
biên giới chung với cả 5 nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở phía
5


đông, Vương quốc Thái Lan ở phía tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở phía
bắc, Liên bang Myanma ở phía tây bắc, Vương quốc Campuchia ở phía nam.
Trong phạm vi hẹp hơn là bán đảo Đông Dương(Indochine), Việt Nam nằm
ở phía đông dãy Trường Sơn như một bao lớn nhìn ra biển Đông với diện tích
333.212 km2, Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào đất liền của bán
đảo, với diện tích 236.800km2 [15, 112]. Như vậy, dãy Trường Sơn có thể ví
như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt
Nam, Lào.
Tuy Việt Nam, Lào có diện tích trung bình so với các nước Đông Nam Á

khác, nhưng Lào vẫn là một nước đất rộng người thưa nếu so sánh gần 86 triệu
dân của Việt Nam và gần 7 triệu dân của Lào, với chỉ số tương đương về mật độ
dân số là 258, 64 người/km2 (đứng thứ 46 trên thế giới) và 28 người/km2 (đứng
thứ 102 trên thế giới)[15, 211].
Lãnh thổ hai nước nằm cạnh nhau, Việt Nam từ vĩ tuyến80 02’ bắc đến
23023’ bắc, kinh tuyến từ 102008’ đông đến 109028’ đông; Lào từ vĩ tuyến
13054’ bắc đến vĩ tuyến 22033’ bắc, kinh tuyến từ 100005’ đông đến 107037’
đông. Hình thể lãnh thổ hai nước có nét giống nhau, chiều ngang không rộng
lắm nhưng kéo dài hàng nghìn km: lãnh thổ Việt Nam có chiều dài khoảng
1650km, vị trí hẹp nhất từ đông sang tây là 50km(Quảng Ninh), lớn nhất là
600km(tại Bắc Bộ); lãnh thổ Lào cũng trải dài khoảng trên 1000 km, chiều
ngang không rộng chỉ khoảng hơn 100 km là chỗ hẹp nhất (vùng Paccađinh) và
hơn 500 km là chỗ rộng nhất. Địa hình tự nhiên này đã quy định hệ thống giao
thông ở Việt Nam và Lào cùng chạy dài theo trục bắc - nam: ở Việt Nam quốc
lộ 1A và ở Lào là trục quốc lộ 13. Về mặt tự nhiên, bên cạnh con đường 13 nối
Pắc Sế - Kratié (Campuchia) - Sài Gòn, Lào có thể thông thương ra biển gần
nhất bằng các hệ thống các đường xương cá chạy ngang trên lãnh thổ hai nước
như: đường số 6 Sầm Nưa - Thanh Hóa, đường số 7 Xiêng Khoảng - Nghệ An,
đương số 8 Khăm Muộn - Hà Tĩnh, đường số 9 Savẳnnàkhẹt - Đông Hà, đường
số 12 Khăm Muộn - Quảng Ninh…
6


Cùng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng bức xạ
mặt trời lớn, nhưng khí hậu hai nước cũng có những đặc điểm khác biệt, bởi
Việt Nam chịu sự điều tiết của biển nên không khô hanh như khí hậu ở Lào ở
sâu trong đất liền, trong khi địa hình Lào nhờ dẫy Trường Sơn che chắn, lại hầu
như không bị những cơn bão biển tàn phá. Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo chiều
dọc của bán đảo, mặt hướng ra biển Đông với bờ biển dài trên 3400 km, tiếp
giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan, có nhiều cảng biển lớn, nhất

là các cảng nước sâu ở miền Trung.
Hệ sinh thái tự nhiên của cả hai nước rất thuận lợi cho sự phát triển của các
loài động, thực vật và vùng nhiệt đới trong đó có nhiều loài quý hiếm. Đây là
điều kiện để Việt Nam và Lào có thể phát triển hợp tác các thế mạnh về nông
nghiệp và lâm nghiệp cũng như bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, tạo ưu
tiên phát triển cơ cấu kinh tế mềm như dịch vụ và du lịch theo hướng phát triển
hiện đại.
Việt Nam và Lào đều có hệ thống sông ngòi khá dày, có dộ dốc lớn, rất
thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Hiện nay, hai nước đang triển khai
chương trình hợp tác dài hạn về năng lượng, đặc biệt khai thác tiềm năng về
thủy điện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh thế, phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội và an sinh mỗi nước.
Ngày nay, nếu có thể hiểu rộng hơn vị thế địa - chính trị như là nguồn tài
nguyên thì vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc
rất nhiều vào nhân tố ấy, vàokhả năng khai thác và sử dụng chúng.
Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, thế
giới chuyển từ đối đầu hai cực sang xu thế cạnh tranh đa cực. Đầu thế kỉ XXI,
các cường quốc vẫn tiếp tục là lực lượng thao túng hệ thống chính trị toàn cầu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực biển Đông và Đông Nam Á trở thành một
địa bàn chiến lược trên bàn cờ quan hệ quốc tế, có khả năng ảnh hưởng đến an
ninh chính trị thế giới.
Như vậy, trong một thế giới cạnh tranh đa cực và xu hướng cạnh tranh giữa
các nước, nhất là các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, đặc biệt trên
7


các địa bàn chiến lược trong đó có biển Đông. Các vấn đề an ninh phi truyền
thống ngày càng có tầm quan trọng lớn hơn, chắc chắn sẽ tác động nhiều mặt, cả
tích cực lẫn tiêu cực đối với Việt Nam và Lào trong thời gian tới.
Dù hoàn cảnh thế giới có đổi thay như thế nào, song quan hệ hợp tác chính
trị, an ninh - quốc phòng vượt lên khỏi các lợi ích thông thường, là tình cảm

cách mạng không thể đổi thay, luôn có sự tin cậy tuyệt đối với nhau luôn được
nhân dân hai nước đồng tình ủng hộ. Đây là những ưu thế vượt trội so với các
mối quan hệ song phương khác.
1.2. Quá trình lịch sử
Nếu như dãy Trường Sơn như bức rào thiên nhiên và văn hóa chắn ngang
khiến Việt Nam và Lào hầu như ít có va chạm, xung đột, thì không vì thế hai
nước không nhận ra những giá trị phòng thủ an ninh đích thực của bức trường
thành này, mà ngược lại không có thời nào Việt Nam và Lào lại bỏ lỡ các cơ
hội, hoặc không gạt bỏ các khó khăn để tìm gặp nhau, nương tựa vào nhau và
giúp đỡ lẫn nhau như anhem. Điều này được quy định bởi sức ép chống ngoại
xâm liên tục từ các tập đoàn phong kiến láng giềng cùng với những biến động
mạnh của cơ cấu địa - chính trị khu vực bán đảo Suvannaphum cổ xưa (hay bán
đảo vàng, tức bán đảo Ấn - Trung ngày nay), mà cả hai nước Việt Nam và Lào
thường xuyên phải đương đầu.
Thật vậy, kí ức xưa của người Banna ở Tây Nguyên Việt Nam còn ghi đậm
chiến công của “Chàng Lèo” (Lào) vượt Trường Sơn sang phía Đông hợp lực
với “Chàng Ngọc” (Việt Nam) tiêu diệt xà tinh [22;52]. Còn người Lào trong
chuyện cổ Ca Phúc đầy cảm động lại kể về chàng trai đất Việt đã lặn lội sang
phía Tây Trường Sơn tìm diệt thủy quái Thao Xun để cứu công chúa Chăm Pa
[22, 64]. Các sách thư tịch cổ nổi tiếng của Việt Nam như Việt điện u linh, Lịch
triều hiến chương loại chú, đều ghi chép sự kiện đầu tiên về quan hệ Việt Lào
rất sớm: vào năm 550, dưới thời nước Vạn Xuân của nhà Tiền Lý. Lúc đó bị
quân Lương ở phương Bắc đàn áp, Lý Nam Đế buộc phải gánh nạn và anh ruột
của vua là Lý Thiên Bảo đã chạy sang đất Lào lập căn cứ chống giặc ngoại xâm.
Còn hai bộ chính sử khác là Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông
8


giám cương mụcthì ghi nhận sự kiện quan hệ ngoại giao, thông hiếu đầu tiên
giữa nước Đại Việt và Lào vào năm 1067.

Ở thế kỉ XI, vương triều Nhà Lý đã ba lần mang quân giải quyết các cuộc
xung đột biên cương Việt - Lào. Rồi đến thời Trần cũng có một số cuộc động
binh sang đất Lào nhưng chủ yếu chỉ nhằm mục đích phòng vệ và tìm kiếm
đồng minh trên vùng biên cương phía Tây. Mọi người đều biết, sau 10 thế kỉ đầu
công nguyên bị Bắc thuộc, sức ép ngoại xâm từ phương Bắc vẫn là nguy cơ
thường trực hàng đầu đối với các nhà nước phong kiến Việt Nam. Mặt khác
vương quốc Chăm (Chiêm thành) ở biên giới phía Nam Đại Việt luôn là đối thủ
cạnh tranh sống còn của Việt Nam. Vì thế, các nhà nước phong kiến trung ương
tập quyền Việt Nam, nhất là thời Lý (thế kỉ XI) trở đi rất chăm lo đến việc ổn
định giải biên cương phía tây bằng chính sách “Nhu viễn”.
Tinh thần hòa hiếu làm trọng xuyên suốt thế kỉ XIV và XV trong quan hệ
bang giao Đại Việt - Lạn Xạng, Lạn Xạng - Đại Việt, cho dù không phải không
có những thời khắc gặp nguy nan khi xảy ra biến cố đụng chạm lợi ích giữa các
tập đoàn phong kiến dưới thời Lê Thánh Tông. Nhưng hai dân tộc thật sáng suốt
và công bằng khi cả Lào và Việt đều có ý thức đề cao không thù hận, biết chủ
động vun đắp tình thân ái và hữu nghị lâu dài giữa hai nước.
Sang thế kỉ XVII là thời kì toàn thịnh của Lạn Xạng dưới Vương triều
Xulinhavongsả (1637 - 1694) Nhà vua Lào cũng đích thân cầu hôn công chúa
của vua Lê Duy Kì. Tuy nhiên, lúc này chế độ phong kiến Việt Nam đang bước
vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc với việc phân tranh nam bắc kéo dài suốt hai
thế kỷ nên quan hệ giữa hai vương triều hậu Lê và Lạn Xạng không phát triển
được nhiều. Bất chấp mọi hoàn cảnh thì quan hệ hai nước vẫn nương tựa vào
nhau tiếp tục được nuôi dưỡng.
Sang thế kỉ XIX, dưới triều đại nhà Nguyễn đứng trước những biến động
của khu vực, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt nam đã có bước trưởng thành
sâu hơn về nhận thức chủ quyền của mỗi quốc gia, quan điểm bạn thù cũng như
phương thức xây dựng sự đồng minh giữa nhân dân hai nước.
9



Trong chế độ phong kiến phương Đông đang rơi vào khủng hoảng thì chủ
nghĩa tư bản phương Tây bước vào thời kì phát triển, đang tích cực bành trướng
thế lực, tìm kiếm thuộc địa và thị trường. Từ thế kỷ XVI, các nước tư bản
phương Tây đã dùng vũ lực trắng trợn xâm lược nhiều nước: Bồ Đảo Nha nhảy
vào Ấn Độ và Trung Quốc; Hà Lan xâm chiếm Indônêxia; Anh thôn tính Ấn Độ,
Myanma, bán đảo Malắcca và xâm nhập vào Xiêm; Pháp cùng Anh thâu tóm thị
trường Trung Quốc và đồng thời nhòm ngó bán đảo Đông Dương.
Do cùng chung một kẻ thù và chung cảnh ngộ bị xâm lược và đô hộ, nhân
dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên với
nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp. Các phong trào
đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nam Bộ Việt Nam từ các năm 1863 1888 đã có sự liên kết với nhân dân vùng đông và đông bắc Campuchia. Ở
miền Trung và bắc Việt Nam, phong trào hưởng ứng chiếu Cần Vương của
vua Hàm Ngi, đứng lên chống Pháp lan rộng và sôi sục. Nhiều căn cứ và đơn
vị nghĩa quân của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết… dựa bào các vùng rừng
núi giáp biên giới Việt - Lào để hoạt động, đã được nhân dân Lào và Việt ở
đây đùm bọc, nuôi dưỡng.
Như vậy quá trình xâm lược của thực dân Pháp cũng không làm rạn nứt mối
quan hệ của Viêt Nam - Lào. Các cuộc cách mạng ở ba nước Đông Dương vừa
có tính chất chống đế quốc, giải phóng dân tộc vừa có tính chất chống giai cấp
phong kiến bản xứ, thực hiện dân chủ mới.
1.3. Yếu tố Đảng Cộng sản
Cuối những năm 20 của thế kỉ XX, do kết quả trực tiếp của quá trình truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc,
cùng với sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, những
điều kiện khách quan và chủ quan cho việc thành lập Đảng của giai cấp công
nhân ở Đông Dương, trước hết là Việt Nam đã chín muồi. Cuối năm 1929 đầu
năm 1930, ở Việt Nam lần đầu tiên xuất hiên ba tổ chức cộng sản là “Đông
Dương Cộng sản Đảng”, “An Nam Cộng sản Đảng”, “Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn”.
10



Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức Cộng sản trên thể hiện sự phát triển của
phong trào cách mạng, đặt ra yêu cầu bức thiết về việc thành lập một chính đảng
cộng sản ở Việt Nam và Đông Dương. Tuy nhiên, sự xuất hiện của 3 tổ chức
cộng sản trên tạo nên tác hại có nguy cơ làm tan rã và suy yếu phong trào cách
mạng, trái với nguyên tắc tổ chức của Quốc tế Cộng sản. Trước tình trạng phân
liệt về mặt tổ chức trong phong trào cách mạng ở Việt Nam và Đông Dương,
ngày 27 tháng 10 năm 1929, Quốc tế Cộng sản gửi thư cho các nhóm cộng sản ở
Đông Dương trong đó nhấn mạnh: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất
của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách
mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có
tính chất quần chúng ở Đông Dương”[8; 614].
Nắm bắt được về yêu cầu bức thiết về đường lối và lực lượng lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, với tư cách là đại biểu Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã
chủ động triệu tập hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản thành chính Đảng vô
sản duy nhất ở Việt Nam.
Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì diễn ra từ ngày 6 tháng
1 năm 1930 tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Về vấn đề đặt
tên Đảng, Hội nghị tán thành chủ trương Nguyễn Ái Quốc và quyết định lấy tên
là Đảng Cộng sản Việt Nam.Với quyết định Này, Nguyễn Ái Quốc đã tuân thủ
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân và giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương trong khuôn
khổ mỗi nước riêng biệt, nhằm thức tỉnh tinh thần quốc gia dân tộc, tạo ra sự tin
cậy về chính trị để đoàn kết quốc tế một cách tự nguyện, bình đẳng và có hiệu
quả hơn.
Giải thích về quyết định này, ngay trong Hội nghị hợp nhất, Nguyễn Ái
Quốc đã phân tích sâu sắc cho đại biểu thấy: “Cái từ Đông Dương rất rộng, và
theo nguyên lý Mác - Lênin về vấn đề dân tộc là rất nghiêm túc. Người ta không
thể bắt buộc các dân tộc khác ra nhập Đảng, làm như thế là trái với nguyên lý

chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì hẹp vì An Nam chỉ là miền trung của
nước Việt Nam mà thôi, và nước ta có ba miền: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Do
11


đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và không trái với nguyên lý chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc” [4; 29].
Hội nghị hợp nhất thảo luận và thông qua các văn kiện Chánh cương vắn tắt
của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt
của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt lịch sử
trọng đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về lý luận, đường lối và lực lượng lãnh
đạo phong trào đấu tranh vì độc lập tự do và phát triển của dân tộc Việt Nam,
đồng thời mở ra một thời kỳ mới, một sự chuyển biến về chất mối quan hệ vốn
có giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào. Với chính cương cách mạng và khoa học
chứa đựng tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thấm đượm tư tưởng Nguyễn Ái
Quốc về mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế
giới, Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra một xung lượng mới cho mối quan hệ của
nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào trên con đườngđoàn kết đấu tranh, hòa bình
và gắn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cùng với sự bùng lan
mạnh mẽ, phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ(Việt
Nam), bộ phận ưu tú trong các tổ chức cách mạng như Thanh niên Cộng sản, Tân
Việt được xây dựng trong cộng đồng Việt kiều ở Viêng Chăn, Phôn Tịu, Bò Nèng,
Thà Khẹc, Na Pê, Savẳnnàkhẹt, Pế Sế(Lào) đã lần lượt tiếp nhận quan điểm, chủ
trương và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua bộ phận này, chủ trương,
đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam xác
lập bắt đầu lan truyền trong bộ phân người Việt sống ở Lào.
Với hoàn cảnh lịch sử tương đồng, có cùng mục tiêu và khát vọng độc lập,
tự do, con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc
cũng là con đường phù hợp để giải phóng dân tộc Lào khỏi ách nô lệ. Tuân thủ

nguyên tắc tổ chức và hoạt động của một chính đảng theo chủ nghĩa Lênin, sự ra
đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam (trong đó có một bộ phận hoạt
động ở Lào) đã tác động mạnh mẽ là một nhân tố quyết định sự chuyển biến của
phong trào cách mạng Lào. Ngay từ tháng 4 năm 1930 ảnh hưởng mạnh mẽ của
12


Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào đấu tranh của nhân dân Đông
Dương, trong đó có nhân dân Lào đã làm chính quyền thuộc địa quan ngại.
Được sự thôi thúc và tác động của phong trào cách mạng Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phong trào cách mạng Lào chuyển biến, đòi hỏi
phải có ánh sáng mới soi đường, ngọn cờ mới dẫn dắt và một gắn kết mới với
dân tộc láng giềng Việt Nam đồng hành trên con đường giành độc lập dân tôc,
tự do và phát triển của mỗi nước.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở đầu cho trang sử quan hệ đặc
biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào.
Tháng 10 năm 1930 thực hành (Án nghị quyết và thơ chỉ thị của Quốc Tế
Cộng Sản) [9; 93]. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam tiến hành tại Hương Cảng vào tháng 10 năm 1930 đã thảo luận và thông
qua luận cương chính trị và nhiều văn kiện quan trọng như: án nghị quyết của
Trung ương toàn thể Đại hội về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ
cần kíp của Đảng, Điều lệ Đảng, Công nhân vận động. Nông dân vận động, án
nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động của Trung ương toàn thể hội nghị.
Việt Nam, Lào và Cao Miên tuy là ba nước nhưng đều nằm trong một xứ,
đều bị đế quốc Pháp thống trị và áp bức. Giai cấp vô sản và nhân dân lao động
bị áp bức trong ba nước muốn đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp giành lại độc
lập, đánh đổ chế độ phong kiến để giải phóng cho mình thì không thể đấu tranh
riêng lẻ đươc. Án nghị quyết của hội nghị viết:“vô sản An Nam, Cao Miên và
Lào tuy tiếng nói, phong tục và nòi giống khác nhau nhưng về mặt chính trị thì
cần phải liên lạc mật thiết với nhau” [9; 111].

Đảng Cộng sản đội tiên phong của giai cấp công nhân là hướng đạo của tất
cả quần chúng làm cách mạng không thể chỉ lãnh đạo riêng cho một xứ mà phải
là một Đảng Cộng sản tập trung lực lượng giai cấp cho toàn xứ Đông Dương.
Trên cơ sở đó Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng
Cộng sản Đông Dương.

13


Trên cơ sở mở rộng phạm vi lãnh đạo ra toàn Đông Dương, Hội nghị đã xác
lập các quan điểm chính trị, đường lối và những nhiệm vụ cơ bản cho phong trào
cách mạng của ba dân tộc ở Đông Dương với những nét chính như sau:
- Cách mạng Đông Dương trong lúc đầu “là một cuộc cách mạng tư sản
dân quyền” [9; 93] với tính chất thổ địa và phản đế. Khi cách mạng tư sản dân
quyền thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự giúp đỡ của cách
mạng thế giới sẽ “bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã
hội chủ nghĩa” [9; 94].
- Vấn đề căn cốt của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc và
chông phong kiến, hai mặt đó quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động tích cực tới
nhau trong một cuộc cách mạng.
- Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến, địa chủ, lập chính quyền Xô viết công
nông; cải thiện đời sống cho thợ thuyền, quần chúng lao khổ và vô sản có
pháp luật bảo hộ quyền lợi; thừa nhận quyền dân tộc tự quyết và quyền bình
đảng nam, nữ.
- Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương, giai cấp vô sản
và giai cấp nông dân là hai động lực chính, trong đó, giai cấp công nhân vừa là
động lực chính rất mạnh của cách mạng, vừa là giai cấp lãnh đạo nông dânvà
các tầng lớp nhân dân nghèo khổ làm cách mạng, “vô sản có cầm quyền lãnh
đạo thì cách mạng mới thắng lợi được” [9; 94].

- Muốn thắng lợi thì cách mạng Đông Dương phải liên hệ mật thiết với
cách mạng vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp và cách mạng giải phóng dân tộc
ở các thuộc địa và bán thuộc địa.
- Cách mạng ĐôngDương muốn giành thắng lợi “phải có một Đảng Cộng
sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với
quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của
giai cấp vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm gốc mà đại biểu chính
và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương và lãnh đạo vô sản giai
cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là
14


chủ nghĩa cộng sản” [9; 100], muốn làm tròn được nhiệm vụ của mình trong
cuộc cách mạng tư sản dân quyền, Đảng cần phải dựa hẳn vào lực lượng quần
chúng công nông, tổ chức ra những đoàn thể cách mạng như công hội, nông hội.
Hội nghị đã thông qua Điều lệ Tổng công Hội Đông Dương, Điều lệ Tổng
nông hội Đông Dương, Điều lệ Phụ nữ liên hiệp hội, án nghĩ quyết về Cộng sản
thanh niên vận động, Điều lệ hội cứu tế đỏ, … Theo đó, cùng với các xứ khác ở
Đông Dương, Xứ bộ Ai Lao sẽ tổ chức ra Tổng công hội Ai Lao, Tổng nông hội
Ai Lao, Ban Xứ ủy Phụ nữ hiệp hội Ai Lao, Uỷ hội Cộng sản Thanh niên Đoàn
Ai Lao, Phân hội Cứu tế đỏ Ai Lao.
Hội nghị thông qua Điều lệ của “Đại đồng minh phản đế cứu quốc chủ
nghĩa và mưu dân tộc độc lập - Phân bộ Đông Dương”. Đảng bộ Ai Lao sẽ tổ
chức một Phân hội Đồng minh phản đế xứ.
Với những chủ trương và công tác đề ra trên đây, Hội nghị đã quán triệt và
vận dụng quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn Đông Dương, làm cho các tầng lớpnhân dân của hai
dân tộc Việt Nam và Lào sát cánh bên nhau đấu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hội nghị đề ra nhiệm vụ cần kịp của Đảng là mở rộng phong trào đấu tranh

khắp Đông Dương nhằm làm cho phong trào đấu tranh cách mạng ngày càng sâu
rộng; đấu tranh chống khủng bố trắng, chống sưu, chống thuế, địa tô; chống các
chính sách lừa bịp của đế quốc Pháp; chống những xu hướng bạo động non và
manh động. Đảng phải tập hợp đông đảo lực lượng các tầng lớp nhân dân đấu
tranh giành tháng lợi.
Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm 7 đồng chí,
đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư của Đảng.
Với việc thảo luận và thông qua Luận cương chính trị - cương lĩnh xác định
những nguyên tắc, các phương hướng chính trị và đường lối cách mạng, án nghị
quyết và tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kịp của Đảng cùng
các văn kiện quan trọng khác, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương tháng 10 năm 1930 đã hoạch định những vấn đề căn bản và cốt lõi của
15


cách mạng Đông Dương, đặt phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào
cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Sau Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra
Thông cáo chỉ đạo tổ chức Đảng trong các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai
Lao, Cao Miên tiến hành hội nghị cử ra các Xứ ủy để lãnh đạo phong trào. Ngày
19 tháng 12 năm 1930, Ban Thường vụ Trung ương tiếp tục gửi thư cho các cấp
Đảng bộ kêu gọi: “Nhiệm vụ chính của chúng ta bây giờ là phải khuếch trương
phong trào cách mạng kịch liệt chống lại khủng bố trắng để làm cho cách mạng
mau thành công” [9; 242].
Trong suốt quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng Cộng sản Đông
Dương còn bổ sung và đề ra những chỉ đao cụ thể đối với các cấp bộ Đảng và
phong trào cách mạng Đông Dương cũng như tăng cường sự quan hệ mậ thiết,
nương tụa lẫn nhau của hai dân tộc Việt Nam và Lào trên hành trình đấu tranh
giành tự do, độc lập cho mỗi dân tộc.
1.4. Văn hóa

Người Lào - Thay ở Việt Nam hiện nay có khoảng 11. 611 người, còn gọi
tên khác là Lào Bốc hoặc Lào Nọi, tập trung tại các huyện Điện Biên (tỉnh Điện
Biên), Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã (Sơn La), Than Uyên (Lào Cai) [15].
Phần lớn họ từ thượng nguồn sông Nậm U và Nậm Khoỏng (Lào) đến vùng này
cách đây khoảng 200 - 300 năm trong các đợt chuyển cư, trong đó có các đợt di
cư tránh truy nã của phong kiến xâm lược Xiêm từ thế kỷ XVII. Sang Việt Nam
cư trú, người Lào đã sớm hòa nhập với nhân dân địa phương để ổn định và xây
đắp cuộc sống mới. Nhiều địa danh còn tồn tại đến ngày nay như Nà Lự (ruộng
người Lự), Nà Lào (ruộng người Lào ) ở Điện Biên, hay các chùa tháp nổi tiếng
như tháp Mường Và (Sơn La ) … là những dấu tích văn hóa của người Lào sang
làm ăn trên đất Việt.
Do quan hệ gần gũi và lâu đời, đặc biệt ở trên các vùng biên giới người
Việt và người Lào đã am hiểu về nhau khá tường tận. Dư địa chí là một trong
những cuốn sách cổ nhất của Việt Nam, ở thế kỷ XV, khi giới thiệu những tộc
người sống ở vùng biên giới Cao Lạng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc)
16


đã đưa ra những nét chấm phá: “phong tục họ cũng để tóc dài, búi ở trên đỉnh
đầu, ăn mặc giống như người Lào” [18; 230]. Một đoạn khác lại mô tả khá ấn
tượng về nền văn hóa độc đáo và phong tục thuần phác của dân tộc Lào: “bây
giờ bộ lạc rất nhiều, ở đâu cũng có đều gọi là Lào. Nhưng lấy vải sặc sỡ quấn
mình gọi cá kêu chim, canh rắn cơm voi, lánh mình ở chùa phong tục đại khái
giống nhau. Nước này có tê, voi, sáp trắng, vải lông, chiêng đòng tốt nhất. Họ
khộng có văn tự, dùng lá cây ghi việc…” [18; 233]. Đặc biệt lý thú là đoạn đề
cập đến hiện tượng giao thoa văn hóa nở rộ giữa Việt Nam với các nước láng
giềng Đông Nam Á, trong thời kỳ thịnh trị của Đại Việt cũng như Lào Lạn
Xạng: “Người trong nước không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các
nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước” [18;
243]. Việc Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa Việt Nam vận dụng ngôn ngữ nói

và y phục làm tiêu chuẩn cho việc bảo vệ và xây dựng bản sắc tộc người, nói
rộng hơn “văn hóa quốc dân Việt”, có lẽ là lời giải thích tốt nhất cho sự trưởng
thành của ý thức tự tôn dân tộc rất cao của người Việt Nam sau cuộc kháng
chiến chống Minh thắng lợi rực rỡ hồi đầu thế kỷ XV và cùng với nó là hiện
tượng xích gần lại “ tâm thức bản địa Đông Nam Á” mà Việt Nam và Lào có
chung nền tảng từ xa xưa. Đây chính là quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam
trong bối cảnh Đông Nam Á. “Tóm một câu, trên diễn trình lịch sử, nước Việt,
dân Việt nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa - chính trị Trung Hoa Đông Á, xong
vẫn luôn duy trì nền tảng văn hóa bối cảnh địa - nhân dân Đông Nam Á của
chính mình”[19;71]. Và quan hệ Việt Nam - Lào đã hình thành và phát triển
không nằm ngoài bối cảnh lịch sử đó.
Qua tài liệu thư tịch cổ của Việt Nam, có thể hình dung được các khu vực
cư dân của Việt Nam có nhiều quan hệ với Lào như: khu Tây Bắc Việt Nam,
khu Tây Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh, khu Tây Quảng Bình, khu Tây Quảng Trị, khu
Tây Quảng Nam lan tỏa đến Tây Nguyên. Nghiên cứu vị trí địa - lịch sử của
nước Lào, một học giả Lào đánh giá: “mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là một
sự lựa chọn chiến lược quan trọng hàng đầu của Lào đối với lợi ích về mặt chính
trị, an ninh quốc gia và sự giao dịch buôn bán qua đường biển của Lào. Vì thế
17


con đường thương mại lịch sử và tình hữu nghị giữa hai nước đã được hình
thành như:
- Tuyến đường Nặm U đi ra Mường Lay, Mường Thanh ở miền Bắc Việt Nam.
- Tuyến đường Nặm Mạ đi ra tới tận biể Thanh Hóa của Việt Nam qua thị
xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.
- Tuyến đường Xiêng Khoảng - Mường Sén sang Nghệ An.
- Tuyến đường Khăm Kợt - Khăm Muộn - Napê qua đèo Bắc tới Vinh.
- Tuyến đường Nặm Thơn - Nặm Nọi qua đèo Phu Thim tới đồn Quy Hợp
(Hương Khê) tỉnh Hà Tĩnh.

- Tuyến đường từ Mạ Hả Xay đi lên Xê Băng Phay qua đèo Mụ Giạ xuống
Quảng Bình - Việt Nam.
- Tuyến đường Savẳnnàkhẹt - Sêpôn qua Lao Bảo (đèo Ai Lao) tới Quảng
Trị (Đông Hà).
- Tuyến đường từ Sê Kông (Nặm Nọi) qua A Hôi vào tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
- Tuyến đường từ Mường May, Attạpư qua Đắc Lắc sang vùng cao nguyên
Trung Bộ tỉnh Kon Tum”.
Thật vậy theo thư tịch cổ Việt Nam, ngay dưới thời Trần (thế kỷ XIII), các
sản vật như gấm, chim ưng, cá sấu, da dê, ngà voi, trầm hương, gỗ bạch đàn của
Lào và Campuchia đã có mặt trên thị trường Việt Nam qua cảng biển Vân Đồn:
“không thiếu thứ gì, đều là thứ đời sau ít có”. Phủ Ninh Biên (vùng Tây Bắc
Việt Nam) được thành lập năm 1975, dưới thời chúa Trịnh, đã từng là thời điểm
giao thương sầm uất. Những đoàn lái thương từ Lào, Myanma, các miền
Sípsoỏng Pân, Mường Là, miền Khai Hóa, Vĩnh Xương (Vân Nam, Trung
Quốc) kéo về buôn bán rất đông. Phiên chợ ở đây có đến hàng chục đoàn voi và
hai, ba nghìn bò, ngựa tải hàng đến bán: muối, chè, cánh kiến, đồ trang sức, vật
dụng hằng ngày, mua lại những sản phẩm địa phương như: sa nhân, mật ong,
cao thú, mộc nhĩ, nấm hương, … Sử của ngời Thái (Tây Bắc Việt Nam) chép
đây là thời kỳ thịnh vượng nhất của vùng này. Lê Qúy Đôn dưới thời Lê mạt
(thế kỷ XVIII) và Phan Huy Chú dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX) đều ca ngợi sự
18


buôn bán thịnh đạt với Lào ở phủ Triệu Phong (Quảng Trị) một khu vực “trao
đổi hàng hóa, nguồn lợi và sản vật thường được thừa thãi”. Đây là một đoạn
mô tả sinh động hoạt động ngoại thương xua tại chợ phiên Cam Lộ (Quảng Trị),
nay nằm trên trục đường xuyên Á từ Lào về cảng Cửa Việt.
Chiêng đồng Lào rất nổi tiếng và được coi là đồ triều cống dung trong quan
hệ bang giao, cũng có khi dùng để trao đổi các vật phẩm quý khác. Nhiều dân
tộc ít người ở Tây Nguyên (Việt Nam) còn giữ được những chiếc chiêng Lào

chuyên dụng đánh trong các hội nghị của buôn làng. Ghi chép về những đặc sản
quý của nước Lào, nhà bác học Lê Qúy Đôn còn mô tả chi tiết lý thú khác về sự
du nhập của cây thuốc lá từ Lào về Việt Nam. Như vậy, hàng loạt bằng chứng
kể trên cho thấy hiện tượng giao thoa văn hóa Việt - Lào, Lào - Việt đã xâm
thực khá sâu vào đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân hai nước
chúng ta từ bao đời qua.
Có thể khẳng định rằng, sự hài hòa giữa tình cảm nhân ái và tinh thần cộng
đồng là một nét đặc sắc của triết lý nhân sinh người Việt Nam cũng như người
Lào. Chính trong cuộc sống chan hòa này, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào
đã ngày càng hiểu nhau hơn và bày tỏ tình cảm rất đỗi chân thành với nhau.
Sở dĩ có sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam với Văn hóa Lào, cũng
giống nhiều nước trong khu vực lịch sử - văn hóa Đông Nam Á khác, là vì hai
nước đều có chung một cơ tầng (substrat) của nền văn minh lúa nước Đông
Nam Á. Mô hình tổ chức xã hội cổ truyền của người Việt là làng - nước có nhiều
nét tương đồng với mô hình tổ chức xã hội cổ truyền bản - mường của nhân dân
Lào anh em.
Nếu mô hình văn hóa Việt Nam là mô hình văn hóa lúa nước vùng đồng
bằng châu thổ với các nhân tố nổi bật như: vai trò nổi bật của lúa nước;gia đình
hạt nhân; công xã nông thôn dựa trên quan hệ láng giềng; sự cố kết trong một
cộng đồng lớn để bảo vệ vùng canh tác và vùng cư trú…thì mô hình văn hóa
Lào thuộc mô hình văn hóa lúa nước vùng thung lung với kết cấu ruộng - rẫy ,
với khuân viên vừa phải, có đủ núi, rừng, cao nguyên và đồng bằng.
19


Mặt khác, Việt Nam còn là quốc gia miền biển, trong ba thành phần địa lý
của Việt Nam, đồng bằng - biển - rừng núi, thì biển là nhân tố quan trọng trong
tiến trình văn hóa dân tộc, mà đặc biệt là đối với đạo Phật, tuy nhiên, nền kinh tế
- xã hội Việt Nam về cơ bản vẫn là nền kinh tế - xã hội tiểu nông khép kín, vận
hành theo mô hình trọng nông ức thương. Trong phúc thể văn hóa với ba yếu tố:

núi, đồng bằng và biển thì người Kinh - dân tộc chủ thể của Việt Nam, chỉ biết
có đồng bằng, họ không quen ứng xử với không gian biển và không gian núi,
cho nên trong suốt quá trình lịch sử xây dựng đất nước đã không tận dụng lợi thế
tổng hợp đó. Nước Lào cũng có nền kinh tế - xã hội tiểu nông khép kín, dựa
hoàn toàn vào thiên nhiên, nặng tính chất tự cấp tự túc. Tình trạng ấy cần được
nhấn mạnh do nước Lào bị bọc kín trong lục địa, tính biệt lập của Lào rất lớn
nếu như không thiết lập được các mối quan hệ đối ngoại, liên quốc gia rộng rãi.
Sức ép ngoại xâm từ phía tây của Lào cũng như sức ép ngoại xâm từ phía bắc
của Việt Nam khiến cho con đường phát triển ra biển Đông ngày càng có vị thế
quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.
Sự hòa hợp giữa Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo ở Việt Nam, là sự chung
sống giữa Phật giáo Tiểu thừa với tín ngưỡng dân gian ở Lào. Trong quá trình
lịch sử, cơ bản không có xung đột tôn giáo ở Việt Nam và tình hình càng đúng
như vậy ở Lào, nơi ngự trị hòa bình của đạo Phật và các tín ngưỡng bản địa.
Trong quá trình phát triển lịch sử, Việt Nam và Lào có tiếng nói, có văn tự
không giống nhau, mô phỏng và xây đắp lên các nền văn hóa, cũng như mô thức
tổ chức chính trị - xã hội khác nhau: Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của văn
hóa Khổng giáo Trung Hoa, Lào chịu tác động nhiều của văn hóa Phật giáo và
Bàlamôn giáo Ấn Độ.
Tuy nhiên những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời
sống văn hóa dân gian phong phú của cư dân Việt Nam và Lào. Vì thế bản chất,
các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống này đều mang tính nguyên hợp, biết đề
cao các giá trị cộng đồng, tôn trọng luật tục và thượng tôn người già.

20


×