Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các giai đoạn phát triển của trẻ em và vận dụng thuyết frued vào CTXH với trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.38 KB, 6 trang )

1. Vài nét về S.Freud
 S.Freud (1856 – 1939) là người sáng lập và phát triển
học thuyết Phân tâm học
 Có thể coi Freud là nhà khoa học đầu tiên đã đưa ra
một lý thuyết về sự phát triển tâm lý người
 Freud đã tiến hành nghiên cứu, mô tả cấu trúc nhân cách
và sự phát triển của nó bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Ông xem xét nhân cách như là
một hệ thống được hình thành từ thời thơ ấu nhưng chịu thay đổi rất nhiều do tác
động của cha mẹ và những người khác, nó được bộc lộ một cách dần dần.

2. Thuyết phân tâm của S.Freud
2.1 Quan điểm của S.Freud
-

Ông đưa ra 3 thành phần cấu trúc tâm trí:
 Cái ấy (Id) bao gồm các bản năng vô thức (ăn uống, tình dục, tự vệ,…),
trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm
 Cái tôi (Ego) là những hoạt động ý thức của con người trong cuộc sống hiện
thực. Con người phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm
soát những hành vi bản năng không phù hợp với chuẩn mực xã hội. Cái tôi
tìm kiếm những cách suy nghĩ, ứng xử thích hợp và an toàn để tạo nên sự
cân bằng giữa đòi hỏi của Cái ấy và Cái siêu tôi. Hay nói cách khác, Cái tôi
có vai trò dung hòa Cái ấy và Cái siêu tôi. Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc
hiện thực, nhằm đáp ứng các đòi hỏi của xã hội
 Cái siêu tôi (Superego) bao gồm ý thức và những nguyên tắc đạo đức của cá
nhân. Nó hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt, ngăn chặn không cho con
người bộc lộ những bản năng tính dục và hiếu chiến theo cách có thể gây ra
ảnh hưởng xấu đến cá nhân, xã hội và trật tự xã hội

-


Ba cấu trúc này luôn xung đột với nhau. Theo Freud, sự xung đột diễn ra thường
xuyên giữa ba cấu trúc này là động lực của sự phát triển tâm lý. Trong quá trình
phát triển, cá nhân luôn có xu hướng tìm kiếm sự cân bằng giữa Cái ấy, Cái tôi và
Cái siêu tôi, tìm kiếm những phương thức vừa thỏa mãn được những mong muốn
của bản thân vừa đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, con người chỉ đạt
được sự cân bằng tương đối


-

Freud coi bản năng tình dục là bộ phận cơ bản của Cái ấy và sự phát triển của bản
năng tình dục quyết định cho sự phát triển nhân cách. Vì vậy, Freud đã chia sự phát
triển nhân cách từ sơ sinh đến trưởng thành qua 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có một
hoặc một số ít vùng đặc trưng của cơ thể có khả năng tạo ra khoái cảm tính dục 1

1

Khoái cảm tính dục: khái niệm này của Freud được hiểu rất rộng, đó là tất cả những gì tạo ra cảm giác thỏa mãn cơ thể


cho cá nhân lứa tuổi đó

2.2 Nội dung thuyết phân tâm của S.Freud
-

Giai đoạn môi miệng (0 đến 1,5 tuổi)
 Là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển đời sống tình dục của trẻ em
 Vùng miệng là một trong những bộ phận gây nhiều khoái cảm tính dục. Trẻ
tìm thấy khoái lạc ở miệng khi mút vú mẹ
 Trẻ hụt hẫng và sợ hãi khi không được thỏa mãn nhu cầu tính dục. Trẻ có thể

tìm cách khác để giải tỏa cảm giác của mình như mút ngón tay, mút góc
khan hay ngậm một vật mềm khi không được ngậm vú mẹ. Song sự thỏa
mãn này không được đầy đủ

-

Giai đoạn hậu môn (1,5 đến 3 tuổi)
 Khi trẻ học được cách tự kiểm soát, trước hết là tự kiểm soát các quá trình
của cơ thể liên quan đến vệ sinh, trẻ bắt đầu cảm thấy thích thú với việc kiềm
chế bài tiết theo ý muốn của mình
 Việc bố mẹ quá quan trọng huấn luyện trẻ đi vệ sinh đúng giờ một cách khắt
khe hay quá sớm có thể trở thành nguồn gốc của lo hãi ở trẻ. Một số trẻ có
thể phản ứng với việc dạy dỗ đi vệ sinh quá nghiêm ngặt bằng cách giữ phân
lại và gây nên táo bón.

-

Giai đoạn dương vật (3 đến 5 tuổi)
 Từ 3 đến 5 tuổi, vùng khoái cảm của trẻ đã chuyển sang nơi các cơ quan sinh
dục. Đi đôi với sự phát triển này là sự phát triển về tình cảm mang đặc trưng
xã hội khá rõ rệt. Theo Freud, vào thời kỳ này, trẻ bắt đầu thích cha hoặc mẹ,
người khác giới với mình, thích âu yếm và được âu yếm
 Trẻ trai bắt đầu có tình cảm đặc biệt với mẹ, không muốn chia sẻ mẹ với bố.
Điều này dẫn đến việc trẻ vừa muốn tranh mẹ cho riêng mình, vừa có xu
hướng trở nên giống bố để được mẹ yêu. Cảm xúc phức hợp yêu mẹ, ghét bố
nhưng muốn giống bố tạo nên tình huống đặc biệt là yêu mẹ, sợ bố nhưng lại
đồng nhất với bố. Tình huống này làm hình thành ở trẻ trai mặc cảm Edipe2
 Trẻ gái cũng đối mặt với xung đột cảm xúc tương tự nhưng so với trẻ trai thì
không mạnh mẽ bằng. Các bé gái cũng bắt đầu quý bố hơn mẹ, tuy nhiên


2

Mặc cảm Edipe: đứa trẻ thể hiện sự quý mến người sinh thành ra mình, thuộc giới tính khác mình nhưng lại đố kỵ và căm
ghét bậc phụ huynh cùng giới tính với mình.


mặc cảm bị mẹ đe dọa ở trẻ gái ít hơn và nếu người bố không yêu mẹ nhiều
thì trẻ cũng đồng nhất với mẹ ít hơn
 Việc hình thành mặc cảm Edipe không phải chỉ thuần túy là một quá trình tự
nhiên, bẩm sinh di truyền mà còn có sự đóng góp của chính cuộc sống và
mối quan hệ tình cảm giữa cha, mẹ và con cái thông qua các cử chỉ âu yếm
và cảm xúc của các thành viên trong gia đình
-

Giai đoạn tiềm ẩn (5 đến 12 tuổi)
 Sau 3 giai đoạn trên là một thời kỳ tương đối êm ả, khi các xung năng tính
dục bị dồn nén lại và không một kích thích nào được xuất hiện
 Trẻ “quên” đi các xung năng tính dục và những huyễn tưởng thời thơ ấu và
tập trung vào các sinh hoạt học đường và chơi cùng các trẻ đồng lứa.
 Đây là thời kỳ thu hái những giá trị văn hóa trong khi trẻ mở rộng giao tiếp
với thầy cô, bạn bè, hàng xóm,…

-

Giai đoạn dậy thì (sau 12 tuổi)
 Sau 12 tuổi đến tuổi trưởng thành, các xung năng tính dục bị dồn nén suốt
thời kỳ tiềm ẩn được tái xuất hiện với toàn bộ sự mãnh liệt như là kết quả
của những biến đổi ở thời dậy thì. Các xung năng tính dục đó được hợp nhất
với các xung năng tính dục trước đó, song nay được hướng về một trẻ cùng
trang lứa khác giời

 Các xung năng tính dục của cá nhân ở giai đoạn này được sử dụng ở những
hoạt động khác nhau như đi học, vui chơi, bắt chước, hành vi hướng tới đối
tượng khác giới, xác lập các mối quan hệ gần gũi, thân tình và đóng góp
thành quả lao động cho xã hội
 Nhìn chung, sự phát triển ở giai đoạn này hướng đến sự chin muồi tình dục
và sự trưởng thành. Con người dần trở nên vị tha hơn, ít quan tâm đến khoái
cảm cá nhân hơn ở các giai đoạn trước
 Freud cho rằng những trải nghiệm tính dục tuổi thơ, các thái độ, mô hình xã
hội đã được phát triển thời thơ ấu có ảnh hưởng đến nhân cách trưởng thành
và sự lựa chọn bạn đời tương lai

3. Kết luận và vận dụng trong CTXH
3.1 Kết luận
-

Có thể thấy, trong 5 giai đoạn nêu trên thì ba giai đoạn đầu là giai đoạn tiền sinh

dục, lúc này cá nhân chú ý đến bản thân nhiều hơn đến người khác. Theo Freud thì cá


nhân có thể bị cắm chốt vào một trong ba giai đoạn tiền sinh dục nếu như người đó vấp
phải nhiều thất vọng hoặc những sang chấn tâm lý gay gắt
-

Ở hai giai đoạn sau, cá nhân bắt đầu chú ý nhiều đến người khác. Giai đoạn cuối

cùng, cá nhân bắt đầu có ham muốn tình dục với người khác giới và có khuynh hướng
thực hiện đầy đủ vai trò xã hội của một người trưởng thành bình thường
-


Freud cho rằng, nhân cách được hình thành vào cuối giai đoạn ba (lúc gần 5 tuổi).

Sau đó con người phát triển các chiến lược chủ yếu để giải quyết xung đột giữa Cái ấy,
Cái tôi, Cái siêu tôi trong cuộc sống sau này.
3.2 Vận dụng trong CTXH
-

Thuyết phân tâm học của S.Frued là khoa học nghiên cứu về tâm lý con người, vì

vậy, nắm được thuyết này sẽ giúp NVXH hiểu rõ hơn về những suy nghĩ của thân chủ,
tức là sự tri giác của thân chủ đối với các giá trị đạo đức và xã hội nói chung. Từ sự
hiểu rõ bản chất của suy nghĩ của thân chủ, NVXH có thể tìm ra những giải pháp để
kiềm chế những xung đột của thân chủ do có sự nhận thức không đúng đắn về các giá
trị đạo đức và xã hội mà xâm hại đến những giá trị đó, đưa thân chủ trở lại trạng thái
bình thường, phát triển bình thường. (Trong CTXH với trẻ em, NVXH có thể hiểu hơn
các vấn đề các em đang gặp phải, từ đó xác định đúng nguyên nhân và tìm ra giải pháp
thích hợp. Chẳng hạn khi làm việc với trẻ có hành vi bạo lực, NVXH có thể hiểu rằng
trong giai đoạn phát triển, có thể trẻ đã chứng kiến những hành vi bạo lực từ cha, mẹ
hoặc người thân của mình từ đó trẻ có thói quen giải quyết mọi việc bằng bạo lực làm
ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách sau này.Bởi vậy khi vận dụng vào CTXH với trẻ em
có xu hướng bạo lực thì NVXH cần nhớ đến Frued luôn chú ý đến tâm lý nhóm và bản
ngã. Có thể thấy khi đến tuổi vị thành niên tất cả trẻ em đều có đặc điểm thế chất , tâm
sinh lý giống nhau nhưng đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như trên thì lại có những
nhu cầu không bình thường và được chúng thực hiện một cách trái với chuẩn mực đạo
đức của xã hội. Mọi trẻ em đều muốn được thể hiện mình nhưng đối với trẻ em này
chúng lại muốn thoát ly ra khỏi sự kiểm soát của gia đinh , nhà trường và xã hội. Trẻ
không muốn có sự can thiệp của người khác vào các hoạt động của mình và biểu hiện
bằng cách không nghe lời, xung đột với người xung quanh thường có lối sống ích kỷ ,
bắt chước một cách mù quáng mà không cần biết đúng hay sai. Nắm được tâm lý
chung này nhân viên CTXH cho các thành viên trong nhóm tái hiện lại những xung đột

không được giải quyết từ những năm đầu đời , thông qua các hoạt động nhóm làm tái
tạo lại những tình huống đó. Có thể người trưởng nhóm được ví là một người quyền uy
trong gia đình – là lý tưởng của bản ngã và các thành viên trong nhóm hình thành phản


ứng chuyển tới người trưởng nhóm dựa vào những trải nghiệm của họ. Phương pháp
này với mục đích thông qua tương tác nhóm phản ánh cấu trúc cá tính và cơ chế tự vệ
mà các thành viên đã trải qua ở giai đoạn đầu đời. Người trưởng nhóm giữ vai trò trung
lập, khách quan bằng cách không nói gì về bản thân mà giúp nhóm viên đi ngược về
quá khứ nói ra những điều đã xảy ra tại thời điểm đó, những ký niệm tiêu cực , nguyên
cớ sâu sa khiến các em dẫn đến hành vi mà các em đã từng phạm pháp. Phương pháp
này Freud gọi là pp nói hết . Trong quá trình điều trị lâu dài, người trưởng nhóm có thể
giúp cho thân chủ nói hết ra những uất ức bị dồn nén trong vô thức. Từ đó hình thành
những hành vi tích cực thông qua sự giải quyết của NVCTXH và được xã hội chấp
nhận)
-

Khi đã nắm rõ những nội dung của thuyết, NVXH sẽ là người cung cấp kiến thức

nuôi dạy trẻ có liên quan đến yếu tố tâm lý cho các gia đình đang có con nhỏ nhằm
hướng đến mục tiêu phòng ngừa, tức giúp các gia đình có con nhỏ hiểu được các giai
đoạn phát triển của trẻ, từ đó trong cách nuôi dạy trẻ, không chỉ chú trọng đến sự phát
triển thể chất mà còn chú trọng về mặt tinh thần của trẻ.
-

NVXH thực hiện các chương trình, hành động liên quan đến sức khỏe tinh thần của

trẻ em nhằm biến đổi và phát triển môi trường sống của trẻ, nâng cao chất lượng sống
của trẻ.




×