Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bai 14 sinh hoc 11 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.51 KB, 4 trang )

Bộ môn: Sinh học 11 cơ bản
Ngày soạn:
Tiết dạy:

Người soạn:
Lớp dạy:

BÀI 14: THỰC HÀNH:
PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS cần phải:
-Nắm chắc các kiến thức về hô hấp ở thực vật.
-Biết cách phát hiện hô hấp ở thực vật.
2.Kỹ năng: HS cần rèn luyện các kỹ năng:
-Tiến hành thí nghiệm theo quy trình có sẵn.
-Lắp ráp bộ dụng cụ thí nghiệm.
3.Thái độ: HS cần có thái độ:
-Làm việc nghiêm túc, an toàn trong khi thí nghiệm.
-Ý thức vệ sinh sau khi tiến hành thí nghiệm.
-Tỉ mỉ, cẩn thận.
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1.Dụng cụ:
Bình thủy tinh có dung tích 1lít, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan 2 lỗ
vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ.
2.Hóa chất:
Nước Bari[Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm.
3.Mẫu vật:
Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: 1-2’
2.Kiểm tra bài cũ: 5-7’


 Hô hấp ở thực vật là gì?
 Các con đường hô hấp ở thực vật?
3.Tiến trình dạy học:
Chương trình sinh học 11 đã giới thiệu cho các em về hô hấp ở thực vật và các con
đường diễn ra. Vậy làm thế nào để phát hiện hô hấp ở thực vật? Bài thí nghiệm hôm
nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn. Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
T
L

Hoạt động của thầy

Hoạt động
của trò
Hoạt động 1: Giới thiệu lý thuyết (PPDH: VĐ)

Nội dung

III.Nội dung và cách tiến
hành:
1.TN 1: Phát hiện hô hấp
qua sự thải CO2.
-Hãy tóm tắt quy trình TN phát
hiện hô hấp qua sự thải CO2 ?
-HS trả lời
1


* Cách tiến hành:
-B1: Cho vào bình thuỷ tinh
50g các hạt mới nhú mầm.

Nút chặt bình bằng nút cao
su đã gắn ống cao su và
phễu (hình 14. 1 ).Công việc
này HS phải tiến hành trước
giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2
giờ (chuẩn bị theo nhóm).
-B2: Vào thời điểm bắt đầu
TN, cho đầu ngoài của ống
cao su vào ống có chứa nước
bari (hay nước vôi) trong
suốt. Sau đó, rót nước từ từ
từng ít một qua phễu vào
bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy
không khí ra khỏi bình vào
ống nghiệm.
-B3: Để so sánh, lấy 1 ống
có chứa nước bari (hay nước
vôi trong suốt) và thở bằng
miệng vào đó qua 1 ống thuỷ
tinh hay ống nhựa.
Lưu ý : khi tiến hành TN phải
cẩn thận khéo léo trong khi gán
ống cao su và phễu vào nút cao
su.
2.TN 2: Phát hiện hô hấp
qua sự hút O2.
-Hãy trình bày các bước tiến
hành TN ?

-HS trả lời


* Cách tiến hành:
-B1: Lấy 2 phần hạt mới nhú
mầm (mỗi phần : 50g). Đổ
nước sôi lên 1 trong 2 phần
hạt đó để giết chết hạt.
-B2: Cho mỗi phần hạt vào
mỗi bình và nút chặt. Thao
tác đó phải được HS tự tiến
hành trước giờ lên lớp từ 1,5
-2 giờ.
-B3: Đến thời điểm TN, mở
nút bình chứa hạt sống (bình
a) và nhanh chóng đưa nến
(que diêm) đang cháy vào
bình. Nến (que diêm) bị tắt
ngay giải thích vì sao? Sau
đó, mở nút của bình chứa hạt
2


chết (bình b) và lại đưa nến
hay diêm đang cháy vào
bình, nến tiếp tục cháy(Vì
sao?)
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (PPDH: TH)
IV. Tiến hành thí nghiệm:
Chia nhóm dựa vào dụng cụ
TN.


-Các nhóm tiến
hành TN theo các
bước đã nêu.
-Các thành viên
giúp đỡ nhau làm và
quan sát hiện tượng
xảy ra

=>GV quan sát và hướng dẫn
cụ thể HS trong quá trình tiến
hành TN. Chú ý nhắc nhở HS
nghiêm túc khi TN và vệ sinh
sạch sẽ sau khi TN xong.
Hoạt động 3: Thu hoạch
V.Thu hoạch
Đại diện nhóm trình bày kết
quả TN.

-Trình bày

4.Củng cố:
-Đọc “Em có biết?”
5.Hướng dẫn học ở nhà:
-Đọc bài mới: Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
IV.Rút kinh nghiệm:
*Trong quá trình thí nghiệm:
-Chuẩn bị mẫu hạt mầm phải ở giai đoạn thích hợp, để có được lượng khí nhiều, phải
chuẩn bị lượng hạt nhiều gấp 3 lần so với hướng dẫn của sách giáo khoa, thời gian đậy
nắp để có lượng khí thoát ra nhiều là phải từ 10-12 giờ đồng hồ.
-Lưu ý khi sục khí CO2, ống cao su ngập vừa phải vào dung dịch nước vôi trong

-Khi rót nước vào bình để đẩy khí vào ống cao su, phải đảm bảo dòng nước đậy kín
miệng phễu, không làm cho khí bị thoát ra qua đường phễu
*Trong quá trình giảng dạy:
-Lưu ý HS các thao tác trong thí nghiệm kĩ càng
-Sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa để nối về các bước tiến hành

3


MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
Họ và tên:
Lớp:
Tổ:
Nhóm:
Ngày
tháng

năm

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI:
Tên thí nghiệm
1.Thí nghiệm 1
2.Thí nghiệm 2

Quy trình thí nghiệm

Hiện tượng

Giải thích


4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×