Tuyển tập những bài tập hay và khó trong mùa thi thử 2016 - đề 01
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan
hết thu được dung dịch X. Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z.
Lọc lấy Y rồi nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung
dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Nồng độ % của muối
Fe(NO3)3 có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào dưới đây? (Đặng Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 15%.
B. 29%.
C. 44%.
D. 11%.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 0,672 lít NO (đktc). Thêm
dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để
phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa đủ 100ml mol NaOH 1,3M. Dung dịch Y hòa tan tối đa
bao nhiêu gam Cu ? (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)
A. 1,52
B. 2,88.
C. 2,24.
D. 1,60.
Câu 3. Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO.
Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản
phẩm khử duy nhất ở điều kiện chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5.
Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị của m là (Lao Bảo – Quảng Trị lần I)
A. 4,20 gam.
B. 2,40 gam.
C. 3,92 gam.
D. 4,06 gam.
Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 400ml dung dịch KHSO4 0,4M. Sau phản ứng
thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hòa và 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho
dung dịch NaOH dư vào Y thì có 8,8 gam NaOH phản ứng. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam bột Cu. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là (Đặng Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 1,92.
B. 2,40.
C. 2,24.
D. 0,96.
Câu 5. Hấp thụ hết 4,48 lít (đktc) CO2 vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200ml dung
dịch X. Lấy 100ml dung dịch X cho từ từ vào 300ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt
khác, 100ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là (Đặng
Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 0,15.
B. 0,20.
C. 0,05.
D. 0,10.
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X
tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là (Đặng Thúc Hứa – Nghệ
An lần I)
A. 1,89 gam.
B. 1,62 gam.
C. 2,70 gam.
D. 2,16 gam.
Câu 7. Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Cho 5,52
gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì thu được hơi nước, phần chất rắn chứa hai
muối của natri có khối lượng 8,88 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp hai muối này trong oxit thì thu
được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong X
gần nhất với giá trị nào sau đây? (Đặng Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 45%.
B. 30%.
C. 40%.
D. 35%.
Câu 8. Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hiđro (0,195 mol), axetilen (0,150 mol), vinyl axetilen (0,120 mol)
và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 19,5.
Khi Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa và 3,024 lít
hỗn hợp khí Z (đktc). Khí Z phản ứng tối đa với 0,165 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là (Tiên du 1 –
Bắc Ninh)
A. 27,6.
B. 55,2.
C. 82,8.
D. 52,5.
Câu 9. Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian thu được
hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br2 trong dung dịch.
Công thức phân tử của X là (Nguyễn Khuyến – TP HCM lần I)
A. C5H8.
B. C3H4.
C. C2H2.
D. C4H6.
Câu 10. Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,12
mol H2SO4 thu được dung dịch Y và 224ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là (Nguyễn
Khuyến – TP HCM lần I)
A. 16,924.
B. 18,465.
C. 19,424.
D. 23,176.
Câu 11. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là
tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1 mol hỗn hợp 2 khí. Mặt
khác 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là (Nguyễn Khuyến
– TP HCM lần I)
A. 44,525.
B. 39,350.
C. 34,850.
D. 42,725.
Câu 12. Hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức A và B (MA < MB). Cho 13,48 gam X tác dụng hoàn toàn với
AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thì thu được 133,04 gam kết tủa. Mặt khác cho 13,48 gam X tác dụng hết với
H2 (Ni, to) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 3,472 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng
của A trong hỗn hợp X là (Đặng Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 53,63%.
B. 66,76%.
C. 44,51%.
D. 33,38%.
Câu 13. Cho các phản ứng:
o
t
A + 3NaOH
→ C 6 H 5ONa + X + CH 3CHO + H 2 O
o
CaO,t
X + 2NaOH
→ T + 2Na 2 CO3
o
t
CH 3CHO + 2AgNO3 + 3NH 3
→ Y + .....
Y + NaOH
→ Z + .....
o
CaO,t
Z + NaOH
→ T + Na 2 CO3
Tổng số các nguyên tử trong một phân tử A là
A. 30.
B. 38.
C. 27.
D. 25
Câu 14. Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO3)2 3,76% màu
xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch không màu có khối
lượng 247,152 gam. Kim loại R là (Tiên Du 1 – Bắc Ninh)
A. Mg.
B. Ca.
C. Al.
D. Na.
Câu 15. Cho từ từ đồng thời khuấy đều 300ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M vào
100ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch X.
Thêm vào dung dịch X 100ml dung dịch hỗn hợp gồm: KOH 0,6M và BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá
trị của m là (Tiên Du 1 – Bắc Ninh)
A. 17,730.
B. 31,710.
C. 22,254.
D. 8,274.
Câu 16. Cho x gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có
cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc
vào lượng OH– như sau:
Giá trị của x là (Tiên Du 1 – Bắc Ninh)
A. 27,0.
B. 26,1.
C. 32,4.
D. 20,25.
Câu 17. Hòa tan 54,44 gam hỗn hợp X gồm PCl3 và PBr3 vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa hoàn
toàn dung dịch Y cần 500ml dung dịch KOH 2,6M. % khối lượng của PCl3 trong X gần nhất với giá trị nào sau
đây? (Yên Định 1 – Thanh Hóa)
A. 26,96%.
B. 12,13%.
C. 8,08%.
D. 30,31%.
Câu 18. Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 0,672 lít NO (đktc). Thêm dung
dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch X thù thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để phản
ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1,3M. Dung dịch Y hòa tan tối đa
bao nhiêu gam Cu? (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) (Nguyễn Khuyến TP HCM)
A. 1,52.
B. 2,88.
C. 2,24.
D. 1,60.
Câu 19. Dung dịch X chứa đồng thời 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4 loãng. Khối lượng Fe tối đa có khả
năng tác dụng với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) (Yên Lạc – Vĩnh Phúc)
A. 5,6 gam.
B. 4,48 gam.
C. 2,24 gam.
D. 3,36 gam.
Câu 20. Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+; 0,04 mol Mg2+; 0,04 mol NO3–; x mol Cl– và y mol Cu2+. Cho X tác
dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 17,22 gam kết tủa. Mặt khác, cho 170ml dung dịch NaOH 1M vào
X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là (Yên Lạc – Vĩnh Phúc)
A. 4,86.
B. 5,06.
C. 4,08.
D. 3,30.
Câu 21. Hòa tan hết 51,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 và 2,5 mol
HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,5 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác).
Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
– Phần một tác dụng với 500ml dung dịch KOH 2M, thu được 26,75 gam một chất kết tủa.
– Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là (Yên Lạc – Vĩnh Phúc)
A. 20,21.
B. 159,3.
C. 206,2.
D. 101,05.
Câu 22. Cho m gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M.
Khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75m gam chất rắn, khí NO (sản phẩm khử
duy nhất của N+5) và dung dịch B. Giá trị của m là (Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc)
A. 56,0.
B. 32,0.
C. 33,6.
D. 43,2.
Câu 23. Cho 30,88 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 2M được dung dịch X và còn lại
1,28 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được 0,56 lít khí Y (ở đktc)
không màu hóa nâu trong không khí và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V và m lần lượt là
(Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)
A. 0,45 lít và 153,45 gam.
B. 0,45 lít và 129,15 gam.
C. 5,04 lít và 129,15 gam.
D. 5,04 lít và 153,45 gam.
Câu 24. Cho một hỗn hợp gồm 1,2 mol Zn; 0,3 mol Fe vào một dung dịch chứa b mol CuSO4 đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 94,4 gam kim loại. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH
loãng dư thu được a gam kết tủa (a > 0). Giá trị của a là (Chuyên Biên Hòa – Hà Nam)
A. 18,0.
B. 9,0.
C. 13,5.
D. 22,3.
Câu 25. Cho khí CO lấy dư đi qua một ống chứa (0,4 mol Fe3O4; 0,2 mol Al2O3; 0,3 mol K2O; 0,4 mol CuO)
nung nóng đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x gam chất rắn trong ống. Giá trị của x là (Chuyên
Biên Hòa – Hà Nam)
A. 141,4.
B. 154,6.
C. 166,2.
D. 173,1.
Câu 26. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí (giả
sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe) thu được 14,46 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trộn đề và chia hỗn
hợp Y thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,504 lít H2 (đktc) và 1,68 gam chất
rắn không tan. Phần hai tác dụng vừa đủ với 304ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 1,904 lít NO (đktc) và dung
dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
(TTLT Diệu Hiền – TP Cần Thơ)
A. 50,0.
B. 45,0.
C. 47,5.
D. 52,5.
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp
gồm 0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO
và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu
được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa
nung đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần
nhất với giá trị nào sau đây (TTLT Diệu Hiền – TP Cần Thơ)
A. 77.
B. 75.
C. 73.
D. 79.
Câu 28. X, Y là hai hợp chất hữu cơ cùng chức. Chất X tan tốt trong H2O, chất Y phản ứng với dung dịch
KMnO4 (loãng, lạnh) thu được ancol (E). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X rồi cho sản phẩm chát hấp thụ vào
200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% đến phản ứng hoàn toàn, thu được a gam chất kết tủa và x gam dung dịch
Q. Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 200 gam dung dịch
Ba(OH)2 17,1% đến phản ứng hoàn toàn, thu được a gam kết tủa và y gam dung dịch P. Giá trị tương ứng của x
và y là (Chuyên Biên Hòa – Hà Nam)
A. 188,3 và 201,4.
B. 193,2 và 201,4.
C. 193,2 và 198,9.
D. 188,3 và 198,9.
Câu 29. Hòa tan hết một hỗn hợp Q (0,6 mol Fe3O4; 0,5 mol Fe và 0,4 mol CuO) vào dung dịch hỗn hợp HCl
3,7M; HNO3 4,7M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y (trong đó chỉ chứa muối sắt III và muối đồng
II) và khí NO (là sản phẩm giảm số oxi hóa duy nhất của N). Tổng khối lượng muối trong dung dịch Y nhận giá
trị là (Chuyên Biên Hòa – Hà Nam)
A. 368,1 gam.
B. 423,2 gam.
C. 497,5 gam.
D. 533,7 gam.
Câu 30. Cho hỗn hợp Q (0,6 mol Fe; 0,2 mol Mg) vào một dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng) thu được
dung dịch X. Cho tiếp vào dung dịch X 0,15 mol HNO3 và 0,05 mol HCl sau phản ứng thu được dung dịch Y và
khí NO (là sản phẩm giảm số oxi hóa duy nhất của N). Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Y thi khối
lượng kết tủa tạo ra có giá trị là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) (Chuyên Biên Hòa – Hà Nam)
A. 172,3 gam.
B. 184,0 gam.
C. 246,4 gam.
D. 280,4 gam.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: D
Câu 7: D
Câu 8: A
Câu 9: B
Câu 10: B
Câu 11: D
Câu 12: C
nH2 = 0,155 mol mà A, B đơn chức → nX = nY = 0,31 mol.
||→ MX = 43,48 → có một anđehit là HCHO. để ý: 133,04 ÷ 108 lẻ nên nghĩ đến kết tủa khác Ag.
||→ X gồm x mol HCHO và y mol HC≡C-R-CHO.
Có ngay x + y = 0,31 mol và 30x + (R + 54)y = 13,48 gam.
X + AgNO3/NH3 → (4x + 2y) mol Ag và y mol AgC≡C-RCOONH4.
||→ mtủa = 108 × (4x + 2y) + (194 + R)y = 133,04 gam.
Giải hệ được x = 0,2 mol; y = 0,11 mol và Ry = 1,54 → R = 14 là cụm -CH2.
Yêu cầu %mA trong X = 0,2 × 30 ÷ 13,48 ≈ 45,51%.
Câu 13: D
Xuất phát từ 3 phương trình sau trước:
• CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 → CH3COONH4 (Y) + 2Ag + 2NH4NO3.
• CH3COONH4 (Y) + NaOH → CH3COONa (Z) + NH3 + H2O.
• CH3COONa (Z) + NaOH –––CaO, to–→ CH4 (T) + Na2CO3.
Quay lại 2 phương trình đầu khi đã biết T, chỉ là bảo toàn C, H, O, Na theo hệ số đã cân bằng:
X + 2NaOH –––CaO, to–→ CH4 + 2Na2CO3 ||→ X là CH2(COONa)2.
• A + 3NaOH → C6H5ONa + CH2(COONa)2 + CH3CHO + H2O.
||→ A là C6H5OOC-CH2-COOCH=CH2 ⇄ CTPT C11H10O4
||→ Yêu cầu: Tổng số các nguyên tử trong một phân tử A là 25.
Câu 14: B
Quan sát chút, chúng ta thấy có 2 nhóm đáp án với 2 quá trình làm mất màu xanh dung dịch:
♦1 A hoặc C ⇄ đẩy ion Cu ra khỏi dung dịch. nếu thế, với 0,05 mol Cu(NO3)2 bị ra hết
thì mR phản ứng = 247,152 + 0,05 × 64 – 250 = 0,352 gam.
Tỉ lệ 0,352 ÷ 0,1 = 3,52 = M ÷ n → không có kim loại R nào thỏa mãn.!
♦2: B hoặc D ⇄ loại Cu bằng kết tủa Cu(OH)2 vì Ca hoặc Na + H2O → OH– trước.
Khi đó, nH2 sinh ra = (250 + 2,16 – 247,152 – 0,05 × 98) ÷ 2 = 0,054 mol.
Tỉ lệ 2,16 ÷ 0,108 = 20 = 40 ÷ 2 → là kim loại Ca hóa trị II.
Câu 15: C
cho từ từ (0,03 mol HCO3–; 0,06 mol CO32–) vào 0,08 mol H+ sẽ xảy ra
phản ứng đồng thời: HCO3– + H+ → CO2 + H2O || CO32– + 2H+ → CO2 + 2H2O.
Theo số liệu → có (0,016 mol HCO3–; 0,032 mol CO32–) phản ứng sinh 0,048 mol CO2↑.
Tuy nhiên chỉ quan tâm lượng còn lại (0,014 mol HCO3–; 0,028 mol CO32–)
cùng 0,06 mol SO42– là những ion trong X tham gia phản ứng sau:
Lúc này: 0,06 mol SO42– + 0,15 mol Ba2+ → 0,06 mol BaSO4↓.
0,014 mol HCO3– + 0,06 mol OH– → 0,014 mol CO32– + H2O
cùng lượng có sẵn 0,028 mol trên → ∑nCO32– lúc này = 0,042 mol.
||→ ∑mtủa = 0,042 × 197 + 0,06 × 233 = 22,254 gam.
Câu 16: C
Z chứa 2 chất tan cùng nồng độ là 0,25y mol AlCl3 và 0,25 mol HCl ||→ x = 6,75y gam.
dựa vào đồ thị có: 4nAl = 5,16 – nHCl dư trong Z + 0,175y
Thay số: 4 × 0,25y = 5,16 – 0,25y + 0,175y → y = 4,8 → x = 32,4 gam.
Câu 17: D
Chú ý phản ứng: PX3 + 3H2O → H3PO3 + 3HX
► Trong đó, chú ý rằng H3PO3 chỉ là axit 2 nâc chứ không phải 3 nấc.
||→ gọi nPCl3 = x mol và nPBr3 = y mol thì 137,5x + 271y = 54,44 gam.
và ∑nKOH cần = 5x + 5y = 1,3 mol ||→ giải x = 0,12 mol và y = 0,14 mol.
||→ Yêu cầu %mPCl3 trong X = 0,12 × 137,5 ÷ 54,44 ≈ 30,31%.
Câu 18: A
Câu 19: A
yêu cầu Fe tối đa phản ứng: ∑nH+ = 0,2 mol; NO3– là 0,04 mol; spk là NO
Để ý: 4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O ||→ chứng tỏ NO3– hết, H+ còn dư sau phản ứng này.
||→ Xong! sắt cuối cùng chỉ về FeSO4 với 0,1 mol → mFe max = 5,6 gam.
Câu 20: C
17,22 gam kết tủa là 0,12 mol AgCl → x = 0,12 mol.
Bảo toàn điện tích trong X → y = 0,01 mol.
0,17 mol Na vào X. YTHH 02 Natri đi về đâu? về 0,12 mol NaCl và 0,04 mol NaNO3
||→ còn 0,01 nữa về NaAlO2 ||→ tủa gồm 0,01 mol Al(OH)3
+ 0,04 mol Mg(OH)2 + 0,01 mol Cu(OH)2 ||→ Yêu cầu m = 4,08 gam.
Câu 21: D
thay đổi số liệu bài tập đề ĐH 2014: xử lí sơ bộ sơ đồ:
"tinh tế ghép cụm" loại bỏ ẩn a: nH2O = 0,75 mol = 2nNO + nNO2 + nO trong oxit
||→ nNO + nNO2 = 0,75 – 0,25 – y = 0,5 – y mol ||→ nNO3– trong Y = 0,75 + y mol.
BTĐT trong Y có: 3x + 0,25 = 0,25 × 2 + (0,75 + y). Lại thêm 56x + 16y = 25,6
||→ giải x = 0,4 mol và y = 0,2 mol. Theo đó, yêu cầu tủa gồm:
0,4 mol Fe(OH)3 và 0,25 mol BaSO4 ||→ m = 101,05 gam.
Câu 22: D
Sơ đồ quá trình và xử lí sơ bộ:
||→ BTKL kim loại có: m + 0,1 × 56 + 0,05 × 64 = 0,35 × 56 + 0,75m
||→ Yêu cầu m = 43,2 gam.
Câu 23: A
YTHH 03: quy 30,88 gam hỗn hợp gồm 1,28 Cu và cụm Cu.Fe3O4 ||→ nCu.Fe3O4 = 0,1 mol.
đặc trưng AgNO3, gộp quá trình → quan sát:
Ghép cụm: nH2O = 2nNO + nO trong oxit = 0,025 × 2 + 0,1 × 4 = 0,45 mol
||→ nHCl = 0,9 mol → yêu cầu giá trị của V = VHCl = 0,45 lít.
bảo toàn điện tích có nNO3– = 0,1 × 2 + 0,3 × 3 = 1,1 mol
||→ ∑nAgNO3 = 1,1 + 0,025 = 1,125 mol (theo bảo toàn N)
||→ m = mtủa = mAg + mCl = 1,125 × 108 + 0,9 × 35,5 = 153,45 gam.
Câu 24: B
☆ bài tập kim loại đẩy muối cơ bản:
nếu b = 1,2 mol → mkim loại sau pw = 1,2 × 64 + 0,3 × 56 = 93,6 gam < 94,4 gam
||→ chứng tỏ b > 1,2 và sắt có phản ứng: nFe phản ứng = (94,4 – 93,6) ÷ (64 – 56) = 0,1 mol.
||→ đọc ra dung dịch Y gồm 1,2 mol ZnSO4 và 0,1 mol FeSO4.
Cho KOH dư vào, Zn2+ tan, chỉ có duy nhất 0,1 mol tủa Fe(OH)2
||→ a = 9 gam.
Câu 25: B
CO dư chỉ khử được Fe3O4; CuO về kim loại thôi, còn Al2O3 và K2O thì không.
Tuy nhiên, ☠ ► NOTE phản ứng K2O + CO2 (sinh ra từ CO) → K2CO3.
||→ chính xác x gồm 1,2 mol Fe + 0,2 mol Al2O3 + 0,4 mol Cu và 0,3 mol K2CO3.
||→ Yêu cầu giá trị của x = 154,6 gam.
Câu 26: A
Câu 27: B
Câu 28: D
Câu 29: D
Sơ đồ phản ứng:
Trong đó, quá trình suy luận: bảo toàn H → H2O. Ghép cụm nHO = 2nNO + nO trong oxit
tính NO theo x từ đó tính NO3– trong dung dịch theo bảo toàn N.
Tổng kết: bảo toàn điện tích dung dịch Y sau phản ứng có:
37x + 26x + 1,4 = 2,3 × 3 + 0,4 × 2 → x = 0,1 mol.
||→ dung dịch Y sau phản ứng có 2,3 mol Fe; 0,4 mol Cu; 3,7 mol Cl– và 4,0 mol NO3–
||→ Yêu cầu mmuối trong Y = 533,75 gam.
Câu 30: D
X gồm 0,6 mol FeSO4 + 0,2 mol MgSO4 và 0,1 mol H2SO4.
X + 0,15 mol HNO3 + 0,05 mol HCl → Y. Yêu cầu Y + Ba(OH)2 dư → ? tủa.
Xem nào: tủa BaSO4 là 0,9 mol theo bảo toàn SO4 rồi; Mg thì về Mg(OH)2 với 0,2 mol.
À, như vậy chỉ cần xem xem, Fe trong Y là Fe2+ hay Fe3+ hay cả hai với lượng bao nhiêu nữa thôi.
đó là phản ứng của 3Fe3+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
có: 0,6 mol Fe3+; ∑nH+ = 0,4 mol và nNO3– = 0,15 mol.
Theo đó, sau phản ứng, Y chứa 0,3 mol Fe3+ và còn lại 0,3 mol Fe2+
||→ tủa gồm 0,9 mol BaSO4 + 0,2 mol Mg(OH) + 0,3 mol Fe(OH)3 + 0,3 mol Fe(OH)2
||→ Yêu cầu ∑mtủa = 280,4 gam.