Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Khảo sát và lập hồ sơ, xin cấp phép sử dụng nguồn nước và thực hiện Đánh giá Tác động môi trường, thi công giếng nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


Chương 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINIH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số
153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở các xã: Yên
Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch, các xã: Đại Đình,
Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dương, xã Minh
Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thành phố
Vĩnh Yên.
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao (so mặt nước biển): Thiên Thị
(1.375m). Thạch Bàn (1.388m). Phù Nghĩa (1.375m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài
trên 80km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m).
Khu vực nghiên cứu thuộc xã Minh Quang, là xã miền núi nằm ở phía
Đông Nam của huyện Tam Đảo, cách trung tâm của huyện khoảng 3km. Phía
Đông tiếp giáp với xã Trung Mỹ (Bình Xuyên); Phía Tây tiếp giáp với xã Hợp
Châu; Phía Nam tiếp giáp với Thị trấn Gia Khánh (huyện Bình Xuyên) và phía
Bắc tiếp giáp với huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên.
Tổng diện tích tự nhiên là 4977,86 ha trong đó diên tích đất nông nghiệp:
748,74ha; diện tích đất canh tác: 670 ha; diện tích đất ở: 92,35 ha; diện tích đất
rừng khoảng 3000ha chủ yếu nằm trong diện tích Vườn Quốc gia Tam Đảo là
chính, còn lại là một số diện tích đồi hoang 247,11 ha.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Vùng nghiên cứu có thể được phân ra làm 2 dạng địa hình.
a-Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 40÷50% tổng diện tích. Bề mặt địa
hình khá bằng phẳng và có xu hướng thấp dần về phía Nam, Tây Nam. Địa hình


có độ cao tuyệt đối từ 5÷15m. Đất đá tạo nên địa hình là các thành tạo của hệ
tầng Thái Bình, hệ tầng Vĩnh Phúc.
b-Địa hình đồi núi bao gồm các dải đồi núi thấp ven rìa địa hình đồng
bằng có đỉnh vòm sườn dốc thoải, độ dốc từ 15 0- 200 chiếm khoảng 50÷60%
diện tích nghiên cứu, có độ cao tuyệt đối 15 ÷ 397m (điểm cao nhất là núi Con
Trâu) được phân bố chủ yếu ở phía Bắc, Đông Bắc. Đất đá tạo nên địa hình là
các thành tạo của hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Chiêm Hóa và hệ tầng Phan Lương
bề mặt bị phong hoá mạnh.
2


1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao
với đồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo nói
chung, xã Minh Quang nói riếng được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt (các tiểu
vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp xã). Cụ thể:
Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam
Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí
hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương
mù tạo cảnh quan đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn
đới, tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình
thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa
hè.

3


Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo
Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh
Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã

còn lại. Tiểu vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí
tuyến vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 22 oC23oC, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570
mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm.
Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh
hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến
sản xuất và đời sống. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam,
mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.
Bảng 1.1 - Bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng tại trạm Tam Đảo
Tháng

Nhiệt độ (oC)

Độ ẩm (%)

Số giờ nắng

Lượng mưa
(mm)

I

11,7

83,0

143,0

5,0

II


11,7

95,0

26,0

56,8

III

15,6

98,0

21,0

99,9

IV

19,7

97,0

14,0

264,0

V


23,3

87,0

171,0

134,3

VI

23,8

88,0

102,0

252,1

VII

23,3

92,0

106,0

519,1

VIII


22,9

91,0

108,0

534,9

IX

22,5

89,0

115,0

475,9

X

20,1

85,0

138,0

82,1

XI


16,8

81,0

61,0

60,8

XII

11,3

78,0

92,0

35,4

Max

23,8

98,0

171,0

534,9

Min


11,3

78,0

14,0

5,0

Trung
bình

18,6

88,7

91,4

210,0

(Nguyền: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014)

Hình 1.2. Biểu đồ các yếu tố khí tượng
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
4


Trong khu vực có 2 suối chính là suối Xạ Hương và suối Bàn Long tập
trung đổ về suối H. Suối Xạ Hương bắt nguồn từ hồ Xạ Hương, có nhiệm vụ
dẫn nước, chủ yếu phục vụ cấp nước cho sản xuất trong xã; Suối Bàn Long,

bắt nguồn trừ khu núi phía Bắc - Đông Bắc của xã Minh Quang. Hướng dòng
chảy chủ yếu theo hướng Bắc - Nam. Tài liệu nghiên cứu thủy văn của các
con suối này gần như không có. Theo điều tra khảo sát trong khu vực dân cư,
nước trong suối vào mùa khô mực nước trong các xuối rất thấp (trừ trường
hợp đập hồ Xạ Hương xả nước). Các suối này cũng chính là nguồn tiếp nhận
nước thải từ sinh hoạt trong xã cũng như nước thải của trại gà, trại heo đóng
trong khu vực.
Ngoài ra trong khu vực còn có Hồ Xạ Hương (phía Bắc) và hồ Hương Đà
(phía Nam), 2 hồ này chũng chính là nơi dự trữ nguồn nước cung cấp cho sản
xuất nông nghiệp trong xã.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số
Tổng dân số của xã là 11.570 nhân khẩu trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số
(chủ yếu là dân tộc Sán dìu) chiếm 61% còn lại là dân tộc kinh, mật độ dân số khoảng
232 người/km2.
1.2.2. Kinh tế, xã hội
Trước năm 2004, Minh Quang thuộc huyện Bình Xuyên, sau khi huyện
Tam Đảo được thành lập, cùng với nhân dân các dân tộc trong huyện, Đảng bộ
và nhân dân xã Minh Quang đã và đang từng bước vượt qua những khó khăn
thách thức, tiếp cận khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất trồng trọt, chăn
nuôi; đẩy mạnh các hoạt động thương mại - dịch vụ kinh doanh, nhằm phát triển
kinh tế chung của toàn xã.
Những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân xã Minh Quang đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Tốc độ phát triển kinh tế tăng
18%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 12.000.000đ/người/năm. Các
ngành nghề truyền thống tiêu biểu phải kể đến như: Trồng Hoa và cây cảnh ở
thôn Chùa Vàng, trồng lúa chất lượng cao, trồng rau sạch ở các thôn Chùa Vàng,
Cam Lâm và Xạ Hương... Bên cạnh đó xã có nhiều tiềm năng để phát triển du
lịch và nuôi trồng thuỷ sản ở hai địa điểm là hồ Xạ Hương và thác Thậm Thình
của đập Bản Long.

Hàng năm tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu GĐVH đạt trên 80%, tỷ lệ làng văn
hoá đạt 84%. Giáo dục - Đào tạo được tỉnh và huyện quan tâm đầu tư nâng cấp
5


cơ sở vật chất các trường từ mầm non đến THCS, trường trung học cơ sở của xã
đã có đủ các phòng học kiên cố, các lớp học được trang bị tương đối đầy đủ về
cơ sở vật chất, trình độ giáo viên các bậc học đã đạt chuẩn 100%, trường tiểu
học Minh Quang II đạt chuẩn quốc gia. Trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia mức độ
01, đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn đảm bảo khám chữa bệnh, chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
1.2.3. Giao thông
Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 302 chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu
buôn bán hàng hoá và đi lại. Xã Minh Quang có hai dạng địa hình chính, là địa
hình đồi núi thấp và đồi bát úp xen kẽ giữa là những cánh đồng hẹp.
1.2.4. Hệ thống cấp nước
- Hệ thống cấp nước đô thị: Hiện nay trong xã chưa có hệ thống nước cấp
tập trung.
- Cấp nước nông thôn: Chủ yếu dùng nước giếng khoan và giếng đào.

6


Chương 2 - KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÃ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2
- Theo hợp đồng kinh tế số 1208/HĐ/2015/VINECO-XH ngày 12 tháng
08 năm 2015 giữa Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển Nông nghiệp
Vineco và Công ty Cổ phần Bến En về việc “Khảo sát và lập hồ sơ, xin cấp phép
sử dụng nguồn nước và thực hiện Đánh giá Tác động môi trường, thi công giếng
nước” kèm theo phụ lục hợp đồng số 01/PLHĐ/VINECO-BE. Khối lượng công
tác đã thực hiện giai đoạn 2 tới thời điểm hiện tại như sau:

1. Khoan và kết cấu 07 giếng khoan khai thác;
2. Bơm thổi rửa và hút nước thí nghiệm;
3. Lấy mẫu và phân tích mẫu nước;
Dưới đây sẽ trình bày chi tiết từng dạng công việc và kết quả đạt được:
2.1. Công tác khoan và kết cấu giếng khoan
2.1.1. Nội dung thực hiện
Khoan thăm dò - khai thác 07 giếng khoan (KT2, KT3, KT4, KT5, KT6,
KT9 và KT10);
- Kết cấu các giếng khoan thăm dò - khai thác.
2.1.2. Phương pháp thực hiện
Thiết bị sử dụng: Máy khoan XJ-100 do Trung Quốc sản xuất;
Phương pháp khoan: Dùng phương pháp khoan xoay lấy mẫu sử dụng
dung dịch sét bentonite (đất đá trong lớp phủ) và nước lã (đá cứng nứt nẻ) làm
dung dịch khoan. Sử dụng ống mẫu nòng đôi và mũi khoan hợp kim để lấy mẫu
lõi khoan.
Trong quá trình khoan tiến hành quan trắc địa chất thủy văn đơn giản: Lấy
mẫu lõi khoan, nghiên cứu mẫu lõi khoan, mùn khoan: Xác định mức độ nứt nẻ,
chiều dày của đới nứt nẻ, chiều dày các lớp đất đá có độ hạt khác nhau; Theo dõi
phần trăm lõi khoan: Lõi khoan được sắp xếp vào hộp mẫu và đánh dấu theo
quy định chung; Đo mực nước xuất hiện và mực nước ổn định (mực nước đo
kép); Theo dõi sự tiêu hao dung dịch khoan, sự thay đổi tính chất vật lý của
dung dịch khoan (độ nhớt); Theo dõi tốc độ khoan và hiện tượng xả ra trong quá
trình khoan (rung cần, tụt cần...).
Kết thúc khoan thăm dò lấy mẫu, tiến hành khoan mở rộng đường kính
theo thiết kế. Các giếng khoan thăm dò khai thác được kết cấu theo đúng thiết
kế.
7


Các giếng khoan được trám sét cách ly theo đúng thiết kế và tuân theo

quy định về bảo vệ nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số
15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.1.3. Khối lượng thực hiện
a. Công tác khoan
Khối lượng thực hiện công tác khoan:
- Khoan thăm dò lấy mẫu đường kính Φ76 mm;
- Khoan doa mở rộng đường kính Φ110 mm;
- Khoan doa mở rộng đường kính Φ158 mm;
Khối lượng cụ thể trình bày trong bảng 2.1 và bảng 2.2
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp công tác khoan
KT2 (m)

KT3 (m)

KT4 (m)

KT5 (m)

LỚP

Φ
(mm)

Từ

Đến

Từ

Đến


Từ

Đến

Từ

Đến

1

168

0

24

0

19

0

8

0

8

2


110

24

36

19

29

8

18

8

18

3

76

36

50

29

50


18

50

18

50

LỚP

Φ
(mm)

Từ

Đến

Từ

Đến

Từ

Đến

1

168


0

16

0

11,5

0

7

2

110

16

26

11,5

21,5

7

17

3


76

26

50

21,5

50

17

50

KT6 (m)

KT9 (m)

KT10 (m)

Bảng 2.2. Khối lượng công tác khoan
ST
T

Dạng công tác

Đơn vị

Khối
lượng


1

Khoan thăm dò lấy mẫu đường kính Ф76 mm

m/LK

350/5

3

Khoan mở rộng đường kính Ф110 mm

m/LK

165,5/7

4

Khoan mở rộng đường kính Ф168 mm

m/LK

93,5/7

8


ST
T


Dạng công tác

Khối
lượng

Đơn vị

Hình 2.1 Thiết bị khoan bơm
Địa tầng tại các giếng khoan được tổng hợp trong bảng 2.3
Bảng 2.3. Địa tầng đất đá tại các giếng khoan
KT2 (m)

Lớ
p

Đất đá

1

KT3 (m)

KT4 (m)

KT5 (m)

CS


y


CS


y

CS


y

CS


y

Sét, bột cát lẫn sạn sỏi

10,0

10,
0

12,0

12,
0

3,0


3,0

3,0

3,0

2

Cát, sạn sỏi

12,0

2,0

14,0

2,0

5,0

2,0

6,0

3,0

3

Đá cứng nứt nẻ, dập vỡ


24,0

12,
0

19,0

5,0

8,0

3,0

8,0

2,0

4

Đá cứng nứt nẻ

36,0

12,
0

30,0

11,
0


18,0

10,
0

18,0

10,
0

5

Đá cứng nứt kém nứt
nẻ

50,0

14,
0

50,0

20,
0

50,0

32,
0


50,0

32,
0

KT6 (m)

KT9 (m)

KT10 (m)

Lớ
p

Đất đá

1

Sét, bột cát lẫn sạn sỏi

4,0

4,0

4,0

4,0

4,0


4,0

2

Cát, sạn sỏi

6,0

2,0

7,5

3,5

6,0

2,0

CS


y

CS

9


y


CS


y


3

Đá cứng nứt nẻ, dập vỡ

16,0

10,
0

11,5

4,0

7,0

1,0

4

Đá cứng nứt nẻ

28,0


12,
0

21,0

9,5

17,0

10,
0

5

Đá cứng nứt kém nứt
nẻ

50,0

22,
0

50,0

29,
0

50,0

33,

0

Hình 2.2. Đất đá chứa nước
b. Kết cấu giếng khoan
Do tầng chứa nước nằm trong đá cát bột kết nứt nẻ, nên các giếng khoan
khai thác sử dụng ống nhựa thành dày, ống lọc uPVC, ống lọc tự nhiên. Chi tiết
xem bảng 2.3.
Bảng 2.3 - Cấu trúc các giếng khoan thăm dò - khai thác.
Số hiệu LK

KT2

KT3

KT4

KT5

KT6

KT9

KT10

+0,5 - 16

+0,5 15

+0,5 - 4


+0,5 - 4

+0,5 - 6

+0,5 - 11

+0,5 - 3

ФLọc140

16 - 24

15 - 19

4-8

4-8

6 - 16

-

3-7

ФLọc90

24 - 34

19 - 29


8 - 18

8 - 18

16 - 26

11 - 21

7 - 17

ФLọc76

34 - 50

29 - 50

18 - 50

18 - 50

26 - 50

21 - 50

17 - 50

Sét trám

0 - 10


0 - 12

0-3

0-3

0-9

0-4

0-3

ФChống140

10


Chèn
sạn

sỏi

10 - 24

12 - 19

3-8

3-8


9 - 16

4 - 11,5

3-7

Hình 2.3. Vật tư kết cấu giếng

Hình 2.4. Kết cấu giếng khoan
c. Chủng loại bơm sử dụng:
Tùy thuộc vào lưu lượng khai thác, mực nước hạ thấp và mực nước ổn
định của từng giếng, chúng tôi sử dụng chủng loại bơm khác nhau. Chi tiết xem
bảng 2.4.
11


Bảng 2.4 - Chủng loại bơm sử dụng
Số hiệu LK

Tên, thông số kỹ thuật bơm

KT2

Máy bơm nước hiệu Liup Pro, Model: 4S 24-34

KT3

Máy bơm nước hiệu Liup Pro, Model: 4S 14-12

KT4


-

KT5

Máy bơm nước chân không hiệu Shirai, Model: JLM90-1100

KT6

-

KT9

Máy bơm nước chân không hiệu Shirai, Model: JLM90-1100

KT10

Máy bơm nước chân không hiệu Shirai, Model: JLM90-1100

2.2. Công tác bơm thổi rửa và hút nước thí nghiệm
2.2.1. Nội dung thực hiện
- Bơm thổi rửa các giếng khoan thăm dò, khai thác làm sạch các mùn
khoan, khôi phục tính thấm của tầng chứa nước;
- Hút nước thí nghiệm xác định lưu lượng, mực nước tĩnh, mực nước
động tại các giếng khoan thăm dò, khai thác.
2.2.2. Phương pháp thực hiện
Thiết bị sử dụng: Dùng máy nén khí bơm thổi rửa và máy bơm chìm hút
nước thí nghiệm. Trong quá trình bơm thí nghiệm, tiến hành quan trắc: mực
nước và lưu lượng.
2.2.3. Khối lượng thực hiện

- Bơm thổi rửa: Sử dụng máy nén khí làm sạch mùn khoan, bơm với công
suất từ nhỏ đến lớn cho đến khi nước thật trong và kiểm tra chiều sâu giếng
khoan sau khi kết thúc thổi rửa. Thời gian bơm thổi rửa: 03 ca máy/LK.

12


Hình 2.3. Bơm thổi rửa giếng khoan
- Hút nước thí nghiệm: Sử dụng máy nén khí hút nước thí nghiệm đơn.
Thời gian hút nước thí nghiệm là 09 ca máy/LK. Bơm với lưu lượng Q = const.
Kết quả hút nước thí nghiệm xác định 02 lỗ khoan KT4 và KT6 nước ít.
Chi tiết thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả hút nước thí nghiệm
STT

Lỗ
khoan

Lưu lượng
m3/h

Mực nước tĩnh
(m)

Mực nước động
(m)

Hạ thấp mực
nước (m)


1

KT2

15,38

3,70

10,75

7,05

2

KT3

7,90

3,70

4,90

1,20

3

KT4

-


4

KT5

1,80

1,80

2,60

0,80

5

KT6

-

6

KT9

3,95

2,71

3,46

0,75


7

KT10

4,20

1,48

3,18

1,70

Tổng lưu lượng của 05 giếng (KT2, KT3, KT5, KT9, KT10): Q = 798 m3/ngày

2.3. Lấy mẫu và phân tích:
2.4.1. Nội dung thực hiện
13


- Lấy mẫu nước tại giếng khoan thăm dò, khai thác.
- Mẫu được phân tích và gửi tại Trung tâm Phân tích và Công nghệ môi
trường (Viện da giầy - 160 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà nội)
Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm: Phân tích các chỉ tiêu (màu
sắc, mùi vị, độ đục, pH, độ cứng theo CaCO 3, Fe (tổng), Mn (tổng), NO3-, NO2-,
Cl-, SO42-, Pecmaganat, E.Coli và Coliform) theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
QCVN 01:2009/BYT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hình 2.4. Lấy mẫu nước giếng khoan
2.4.3. Khối lượng thực hiện
- Mẫu nước ngầm tại giếng thăm dò, khai thác: 04 mẫu

Kết quả phân tích chất lượng nước thể hiện trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước
ST
T

Chỉ tiêu

KT3

KT5

KT9

KT10

TCU

5

5

10

5

QCVN
01:2009/BY
T
15


Đơn vị

Kết quả phân tích

1

Màu sắc

2

Mùi vị

-

Không
có mùi

Không
có mùi

Không
có mùi

Không
có mùi

Không có
mùi, vị lạ

3


Độ đục

NTU

0,13

0,16

0,25

0,18

2

4

pH

-

7,46

6,52

6,95

6,31

6,5 - 8,5


5

Độ cứng

mg/l

185

26

160

60

300

6

Clorua (Cl-)

mg/l

8

12

4

16


250

7

Fe (tổng cộng)

mg/l

0,22

0,02

0,67

0,05

0,3

14


ST
T

Chỉ tiêu

Đơn vị

(tổng


Kết quả phân tích
KT3

KT5

KT9

KT10

0,26

0,15

0,30

0,20

QCVN
01:2009/BY
T
0,3

8

Mn
cộng)

9


NO3-

mg/l

2,04

11,4

1,8

6,6

50

10

NO2-

mg/l

0,021

0,006

0,062

0,012

3


11

SO42-

mg/l

0,65

0,41

1,03

0,88

250

12

Pecmanganat

mg/l

4,8

4,0

6,4

3,2


2

13

E.Coli

VK/100ml

KPH

KPH

KPH

KPH

0

14

Coliforms

VK/100ml

KPH

KPH

KPH


KPH

0

mg/l

Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích
đều phù hợp với quy chuẩn riêng chỉ tiêu Pecmanganat không phù hợp với
QCVN 01:2009/BYT. Tại giếng KT9 chỉ tiêu Fe và Mn không phù hợp. Các chỉ
tiêu Pecmanganat, Fe, Mn đều là những chỉ tiêu có nồng độ cao trong nước dưới
đất khu vực nghiên cứu. Các chỉ tiêu này dễ xử lý theo công nghệ hiện tại.
2.5. Lập báo cáo ĐTM
Căn cứ theo Nghị định Chính phủ số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02
năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
môi trường chiến lượng, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường. Căn cứ vào Nhóm ngành của dự án, quy mô, công suất của dự án (Quy
mô dây truyền công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, nhà xưởng, máy móc, thiết
bị…) để thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch quản lý
môi trường theo quy định.
Các nội dung thông tin được sử dụng để lập hồ sơ môi trường chưa dược
chủ đầu tư cung cấp theo yêu cầu của Đơn vị tư vấn nên không thể thực hiện
được (Các nội dung này được thể hiện cụ thể trong cuốn Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng).
Nội dung thông tin Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch
quản lý môi trường được trình bà cụ thể trong phụ lục.
2.6. Lập hồ sơ xin cấp phép thăm dò nước dưới đất
Hồ sơ thăm dò nước dưới đất đã được Đơn vị tư vấn thành lập. Tuy nhiên,
các nội dung sau trong Đề án thăm dò nước dưới đất chưa được thể hiện:
1) Mục đích khai thác, sử dụng nước của dự án:
- Phục cụ cấp nước cho sinh hoạt: … m3/ngày;

15


- Phụ vụ tưới: … m3/ngày;
- Phục vụ cho các mục đích khác: … m3/ngày.
2) Công nghệ khai thác, xử lý nước
3) Một số giếng chưa có vị trí đất để thi công
2.7. Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho công trình khai thác nước dưới
đất
Kế hoạch quản lý môi trường được lập trong hồ sơ xin phép khai thác
nước dưới đất.
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp khối lượng công tác đang thực hiện giai đoạn 2
Khối lượng
Hợp đồng

Thực hiện

Kết quả
(%)

Trọn
Gói

1

0,5

50

Lập hồ sơ xin cấp phép khai

thác nước dưới đất

Trọn
Gói

1

1

100

3

Khoan giếng, lắp đặt kết cấu
giếng khai thác: 10 giếng (Có
mặt bằng vị trí và thiết đồ hố
khoan kèm theo)

Giếng

10

7

70

4

Lập báo cáo ĐTM


Trọn gói

1

0,5

50

5

Lập hồ xin phê duyệt kế
hoạch BVMT cho công trình Trọn gói
khai thác nước dưới đất

1

0

0

TT

Hạng mục

ĐVT

1

Lập hồ sơ xin cấp giấy phép
thăm dò nước dưới đất


2

16


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả khối lượng thực hiện giai đoạn 1 của hợp đồng đã tiến hành đánh
giá trữ lượng, chất lượng nước mặt trong vùng nghiên cứu cũng như đánh giá sơ
bộ trữ lượng và chất lượng nước dưới đất (đã gửi báo cáo…. cho Chủ đầu tư
ngày…tháng …năm)
- Ở giai đoạn 2 này, kết quả khoan, kết cấu và hút nước thí nghiệm tại các
giếng khoan khai thác xác định được trữ lượng khai thác của 05 giếng đạt 798
m3/ngày, chất lượng nước tương đối tốt (ngoại trừ chỉ tiêu Pecmaganat và Fe,
Mn). Các chỉ tiêu này vượt quá quy định, (nhưng đây nó lại phù hợi vơi trưng
chất lượng nước của khu vực), dễ dàng xử lý theo công nghệ hiện nay.
Kiến nghị
- Sử dụng nước ngầm là nguồn nước cấp cho toàn dự án;
- Bổ sung các giấy tờ, tài liệu để đơn vị tư vấn hoàn thành công việc theo
quy định bao gồm: Mặt bằng sử dụng đất; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.
- Đề nghị thanh toán đợt 2 cho Công ty Cổ phần Bến En với khối lượng là
05 giếng khoan khai thác với giá trị theo Phụ lục hợp đồng đã ký là:
5 giếng x 107.000.000đ/giếng x 1.1 = 588.500.000đ
(Năm trăm tám mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng)

17




×