Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI TIỂU LUẬN : ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ GIAO THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.4 KB, 20 trang )

`

ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
BỘ MÔN ĐO ẢNH VÀ VIỄN THÁM

BÀI TIỂU LUẬN
CƠ SỞ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ GIAO THÔNG

HÀ NỘI, 5 tháng 5 năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT


BỘ MÔN ĐO ẢNH VÀ VIỄN THÁM

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ GIAO THÔNG

Họ và tên: Mai Thị Hương
Lớp: Địa Chính A - K58
MSV: 1321030102
GVHD: Phạm Thị Thanh Hòa

HÀ NỘI, Ngày 5 Tháng 5 Năm 2016
PHỤ LỤC


TÊN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIS

1.1 Hệ thống thông tin địa lý
1.2 Thành phần ủa GIS
1.3 GIS làm việc như thế nào?
1.4 Nhiệm vụ của GIS
1.5 Dữ liệu GIS
1.6 Ứng dụng GIS

TRANG


MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Hệ thống thông tin địa lý GIS là công nghệ quản lý thông tin trên nền bản đồ địa lý.
Công nghệ này phát triển gắn liền với sự ra đời của bản đồ và ngay sau đó, cùng với sự
phát triển của các công nghệ có liên quan như công nghệ xây dựng bản đồ số, công nghệ
định vị toàn cầu qua vệ tinh GPS tạo ra sự phát triển bùng nổ của bản đồ số.
Do đặc điểm là gần như mọi hoạt động của con người phải gắn liền với 1 địa điểm nào
đó, nghĩa là với 1 tọa độ địa lý xác định, GIS trở thành một công cụ đặc biệt hữu dụng
trong quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt là trong công tác quản lý giao thông vận tải,
quản lý tài nguyên môi trường, đô thị ……..
Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để đưa ra quyết định một cách nhanh
chóng. Các phân tích GIS phụ thuộc vào chất lượng, giá trị và tính tương thích của các dữ
liệu địa lý dạng số. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển các nhu cầu về sản
phẩm và dịch vụ GIS. GIS đã được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không



chỉ trong các công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn trong các công tác điều tra tài
nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và quản lý hạ tầng giao thông vận tải.
Trong bối cảnh như vậy thật đáng khích lệ cho sự cố gắng tiếp tục đưa GIS triển khai ở
các lĩnh vực, cơ quan nào mà tính khả thi, tính thiết thực đã được chứng tỏ cụ thể bằng
thực tiễn mà trong đó việc ứng dụng GIS trong quản lý giao thông là 1 vấn đề cấp thiết.
2, Mục đích nghiên cứu
+ Giúp nâng cao hiểu biết của sinh viên về GIS và ứng dụng của GIS trong đời sống,
đặc biệt là trong hệ thống giao thông
+ Giúp tìm hiểu những ứng dụng của GIS trong đời sống kinh tế - xã hội, các ngành
khoa học khác, …. Cụ thể như ngành giao thông vận tải, công nghệ GIS đã chứng minh
là 1 công cụ hữu ích cho việc quản lý và kế hoạch duy tư nâng cấp, xây mwosi hạ tầng
giao thông
+ Cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản trong ứng dụng công nghệ GIS đối
với ngành giao thông vận tải và quản lý giao thông
+ Hỗ trợ quản lý hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ
+ Hỗ trợ quản lý thông tin quy hoạch giao thông đường bộ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thông tin địa lý GIS, cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hệ thống thông tin địa lý GIS và ứng dụng để
quản lý mạng lưới giao thông đường bộ cả nước
4, Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu về mạng lưới giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh để xây dựng ứng dụng quản lý mạng lưới giao thông đường bộ

NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GIS
Hệ thống thông tin địa lý GIS có rất nhiều ứng dụng, nếu con người biết sử dụng và
khai thác những tiềm năng của nó thì GIS sẽ như lắp thêm đôi mắt, đôi tay, đôi cánh giúp



con người nhìn thế giới xung quanh trực quan hơn, chính xác hơn và nhanh chóng thu
phục được thế giới trong tiềm năng vốn có của mình nói chung và ngành giao thông vận
tải nói riêng.
1.1, Hệ thống thông tin địa lý
GIS được giểu là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các
thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý phục vụ cho mục
đích nghiên cứu, quản lý nhất định
GIS (Geographical Information System) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân
tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất.
Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp)
và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình
ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ
thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
1.2, Thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người
và phương pháp.
Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động.
Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu
giữ, phân tích và 6 hiển thị thông tin địa lý.
Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
+ Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)
+ Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
+ Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng
Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ
liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc
được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với



các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ
liệu.
Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ
thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là
những chuyên gia kỹ thuật, người 7 thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng
GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Phương pháp: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là
được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
1.3, GIS làm việc như thế nào?
GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể liên
kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Điều này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng và là
một công cụ đa năng đã được chứng minh là rất có giá trị trong việc giải quyết nhiều vấn
đề thực tế, từ thiết lập tuyến đường phân phối của các chuyến xe, đến lập báo cáo chi tiết
cho các ứng dụng quy hoạch, hay mô phỏng sự lưu thông khí quyển toàn cầu.
1.4, Các nhiệm vụ của GIS
Mục đích chung của các Hệ Thông tin địa lý là thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nhập dữ liệu
+ Thao tác dữ liệu
+ Quản lý dữ liệu
+ Hỏi đáp và phân tích
+ Hiển thị
1.5, Dữ liệu cho GIS
Những dữ liệu bản đồ nào là cần thiết? Nhìn chung có một số loại dữ liệu bản đồ phổ
biến sau:
Bản đồ nền: bao gồm các bản đồ đường phố, đường quốc lộ; đường ranh giới hành
chính, ranh giới vùng dân cư; sông, hồ; mốc biên giới; tên địa danh và bản đồ raster.
Bản đồ và dữ liệu thương mại: Bao gồm dữ liệu liên quan đến dân số/nhân khẩu,
người tiêu thụ, dịch vụ thương mại, bảo hiểm sức khoẻ, bất động sản, truyền thông,

quảng cáo, cơ sở kinh doanh, vận tải, tình trạng tội phạm.


Bản đồ và dữ liệu môi trường: Bao gồm các dữ liệu liên quan đến môi trường, thời
tiết, sự cố môi trường, ảnh vệ tinh, địa hình và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bản đồ tham khảo chung: Bản đồ thế giới và quốc gia; các dữ liệu làm nền cho các cơ
sở dữ liệu riêng.
1.6, Ứng dụng của GIS
Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, nó có rất
nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô
thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản
đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và y tế, ….
- Một số giải pháp ứng dụng tiêu biểu trong ngành giao thông vận tải:
+ Giải pháp công nghệ của Intergraph.
+ Giải pháp công nghệ của ESRI (Environmental Systems Research Institute).
Hệ thống thông tin địa lý GIS có rất nhiều ứng dụng, nếu con người biết sử dụng và
khai thác những tiềm năng của nó thì GIS sẽ như lắp thêm đôi mắt, đôi tay, đôi cánh giúp
con người nhìn thế giới xung quanh 10 trực quan hơn, chính xác hơn và nhanh chóng thu
phục được thế giới trong tiềm năng vốn có của mình nói chung và ngành giao thông vận
tải nói riêng.

Chương 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG GIS
TRONG QUẢN LÝ GIAO THÔNG
Hệ thống giao thông là nhân tố cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giúp quá
trình sản xuất diễn ra liên tục và hoạt động bình thường
Ở nước ta, giao thông vận tải ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Nước ta đã và đang
xây dựng hệ thống giao thông vận tải ngày càng hoàn chỉnh và phát triển, cơ sở hạ tầng
giao thông được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
của nước ta.
2.1 Cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý giao thông:

Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ trong công tác quản lý giao thông bao gồm 2 thành phần:
-Cơ sở dữ liệu không gian


-Cở sở dữ liệu thuộc tính
Các nhóm thông tin cần quản lý trong cơ sở dữ liệu GIS bao gồm như sau:
Cơ sở dữ liệu GIS phải xây dựng trên các chuẩn(Standard) dữ liệu địa lý quốc tế avf
các thủ tục(Procedure) cần thiết, đảm bảo cho việc trao đổi và chia sẻ thông tin cho hệ
thống giữa các ngành, các địa phương, trong cả nước cũng như quốc tế.Cơ sở dữ
lieejuGISS quốc gia là 1 hệ thống mở, quản lý toàn bộ các thong tin về đô thị. Các dữ
liệu GIS có thể thu nhận được từ các nguofn dữ liệu đã xây dựng bằng các hệ phần cứng
và phần mềm khác. Việc truy cập vào cơ sở dữ liệu GIS phải tuân thủ các quy định trong
quy chế sử dụng cơ sở dữ liệu GIS
Lớp thôn tin giao thông trong cơ sở dữ liệu GIS:
-Cơ sở không gian bao gồm:
Lớp không gian này được thể hiện và quản lý theo các đối tượng sau:
+Đối tượng đường
.Đường bộ
Đường sắt
Đường thủy
*Thể hiện các lớp đối tượng này pahri tuân theo các ký hiệu và màu sắc đường giao
thông trên bản đồ gốc
+Đối tượng vùng
Bến xe
Nhà ga
Cảng đường thủy
Thể hiện các lớp này tuân theo ký hiệu và màu sắc trên bản đồ gốc
+Đối tượng điểm
Cầu bê tông nhỏ
Cầu không kiên cố



Thể hiện đối tượng này tuân theo ký hiệu và màu sắc trên bản đồ gốc
+Đối tượng chữ
Tên các đường giao thông
Tên bến bãi, nhà ga, cảng
-Cơ sở dữ liệu thuộc tính của lớp đối tượng này có cấu trúc như sau:
+Đối tượng đường
STT

CHỈ TIÊU

1
2

Tên
Tổng chiều
Dài
3
Độ rộng
4
Cấp đường
6
Loại đường
7
Tình trạng
hiện nay
+Đối tượng điểm
STT


CHỈ TIÊU

1
2

Tên
Loại đối
tượng
3
Chiều dài
4
Chiều rộng
5
Tải trọng
6
Cấp hạng
7
Tình trạng
hiện nay
+Đối tượng vùng
STT
1
2

CHỈ TIÊU
Tên
Loại đối
tượng

LOẠI DỮ

LIỆU
Char
num

ĐỘ RỘNG

ĐƠN VỊ

30
10

Km

Dorong_gtd
Cap_gtd
Loai_gtd
Htrang_gtd

num
Char
Char
Char

5
15
15
15

M


TÊN
TRƯỜNG
Ten_gtd
Loaidt_gtd

LOẠI DỮ
LIỆU
Char
num

ĐỘ RỘNG

ĐƠN VỊ

Dodai_gtd
Rong_gtd
Knang_gtd
Cap_gtd
Htrang_gtd

num
num
Char
Char
Char

TÊN
TRƯỜNG
Ten_gtd
Loaidt_gtd


LOẠI DỮ
LIỆU
Char
num

TÊN
TRƯỜNG
Ten_gtd
Dodai_gtd

30
30
5
5
5
15
15

ĐỘ RỘNG
30
30

M
M
Tấn

ĐƠN VỊ



2.2

3
Chiều dài
Dodai_gtd
4
Chiều rộng
Rong_gtv
5
Đặc điểm
Ddiem_gtv
6
Cấp hạng
Cap_gtv
Tổng quan về giao thông đô thị

num
num
Char
Char

5
5
15
15

M
M

2.2.1 Khái niệm về giao thông đô thị

* Khái niệm:
Giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện giao thông khác nhau,
các tuyến giao thông, con đường giao thông nhằm đảm bảo liên hệ giữa các khu vực khác
nhau.
2.2.1.1. Ứng dụng GIS giao thông đô thị:

Nếu coi đô thị như 1 thể sống thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật như là hệ tuần hoàn hay hệ
hô hấp vậy. Các ý đồ quy hoạch không gian kiến trúc, cấu trúc chứ năng hay cảnh quan
đô thị được biểu hiện qua hệ thống hạ tầng giao thông.Như vậy thông tin về hiện trạng


các công trình hạ tầng giao thông đô thị. Mạng lưới các công trình hạ tầng giao thông đô
thị thường được biểu diễn trên bản đồ kèm theo một số chỉ tiêu, bảng biểu.
Bất kỳ đô thị nào cũng có mạng lưới giao thông đối nội, đối ngoại. Các tuyến giao
thông về đường sắt, đường bộ, đường thủy, các bến bãi, sân bay đều được khảo sát điều
tra và được vẽ tren bản đồ cùng với tài liệu thống kê. Từ những điều tra này có thể tính ra
chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới giao thông đô thị
Hệ thống giao thông đô thị quyết định tới hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng
phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai đô thị.
Các yêu cầu của giao thông đô thị:
*Nhanh chóng..
*Thuận tiện.
*An toàn.
Việc phát triển giao thông ảnh hưởng đến:
*Bố trí chỗ ở.
*Cho phép mở rộng quy mô thành phố ( bán kính đô thị mở rộng ).
*Hình thành các chùm đô thị, các vùng đô thị hóa.
Lựa chọn phương thức giao thông chính là lựa chọn tương lai cho thành phố.
Giao thông đô thị là công cụ hiệu quả nhất để tạo nặn ra không gian, hình thái không
gian mới.

Nếu giải quyết tốt vấn đề giao thông không tốt sẽ gây ùn tắc, trì trệ.
2.2.1.2 Áp dụng công nghệ GIS trong quy hoạch giao thông đô thị
Quy hoạch cần có dự báo về hướng giao thông, khối lượng vận tải hàng hóa và hành
khách. Số đồ án quy hoạch thường dự báo thông tin định tính về giao thông, hướng đi
chủ yếu của dân cư đô thị, hướng vận tải chủ yếu chú ý nhiều đến giao thông đối ngoại
Khái niệm về định tính và định lượng của vận tải trong đô thị sẽ giúp cho mạng lưới
giao thông hợp lý hơn. Hiện nay ít đồ án quy hoạch quan tâm đến điều này.
2.3. Xác định và phân tich nhu cầu cụ thể trong công tác quản lý mạng lưới giao
thông nước ta.
Hệ thống ứng dụng GIS trong việc quản lý hạ tầng giao thồn đường bộ cung cấp cho
người quản lý, lãnh đạo những thông tin đặc thù mà rất khó có thể cung cấp bởi các hệ
thống khác như mối tương quan giữa hạ tầng giao thông với các đối tượng địa lý.
Vì thế việc ứng dụng GIS trong việc quản lý hạ tầng giao thông đường bộ là k thể tách
rời. GIS là công cụ đắc lực trong việc trợ giúp ra quyết định của nguời lãnh đạo


CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG GIS ĐỂ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN NƯỚC TA
ViỆc phát triển và quản lý mạng lưới giao thông đường bộ và nước ta vẫn còn nhiều
hạn chế: Quản lý thông tin rời rạc, chưa khoa học; công nghệ thấp; cơ chế; chính sách;
quy hoạch còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy định chưa cụ thể và khả thi: Công tác
thi hành pháp luật còn hạn chế; …
Điều này đặt ra bài toán cho công tác quản lý, nhất là trong việc quản lý hiện trạng,
thông tin quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ. Nếu chỉ bằng những phương pháp
khai thác thông tin truyền thông qua bảng biểu, đô thị, nguời lãnh đạo sẽ rất khó khăn cho
việc xác định thông tin chi tiết các tuyến đường
Để khắc phục những tồn tại trên, hệ thống GIS là hệ thống thích hợp nhất để cung cấp
thông tin tổng quan về hiện trạng cơ sở hạ tầng được triển khai mang tính không gian địa
lý. Hệ thống GIS được xây dựng sẽ mang đến cho người quản lý điều hành những thông
tin toàn diện về hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ gắn với vị trí địa lý, dữ liệu được

cung cấp dưới dạng đơn giản và xúc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý giao thông ở
Thành Phố Hồ Chí Minh:
3.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới cạn xích đạo, phía Bắc
giáp Tây Ninh, phía Đông giáp 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, phía Tây giáp Long An,
Phía Nam đâm ra biển
3.1.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1.1.1 Ứng dụng gis trong việc lập kế
hoạch và duy tu nâng cấp, xây mới hạ
tầng giao thông
3.1.1.2 Ứng dụng công nghệ tích hợp hệ
thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống
thông tin địa lý GIS để quản lý xe bus

NỘI
DUNG


3.1.1.3 Hiệu quả công nghệ GPRS và GIS
trong chiếu sáng công cộng

Phương pháp cụ
3.2 Phương pháp nghiên cứu thể: Điều ta thực
địa, chuyên gia,
công cụ GIS, bản
Phương pháp
đồ kế thừa
luận


Phương pháp
thu thập số
liệu


3.3 Kết quả nghiên cứu:
3.3.1 Ứng dụng GIS trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp xây mới hạ tầng
giao thông:
* Việc triển khai nghiên cứu ứng dụng này vào công tác xây dựng hạ tầng giao thông
đô thị đã được sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình của Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số
1- Sở giao thông vận tải HCM
Trong khuôn khổ nghiên cứu ứng dụng đã thực hiện các công việc sau:
-Xây dựng và chuẩn hóa CSDL các đối tượng hạ tầng giao thông như: Đường, cầu,
biển báo,…hệ thống tín hiệu giao thông và hệ thống chiếu sáng
-Hoàn thành việc xây dựng CSDL tất cả các đối tượng hạ tầng giao thông, biển báo, hệ
thống tín hiệu giao thông, trên tất cả các tuyến đường
-Hoàn thành việc xây dựng 3 nhóm công cụ đáp ứng hầu như đầy đủ tất cả các nghiệp
vụ quản lý và lập kế hoạch duy tu các đối tượng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành
phố tại các khu quản lý giao thông đô thị, bao gồm:
+Nhóm công cụ lập kế hoạch và ước lượng chi phí duy tu
+Nhóm công cụ tạo báo cáo thống kê
+Nhóm công cụ phục vụ quản lý và cập nhật dữ liệu
-Các kết quả đã đạt được này đương nhiên còn chưa hoàn chinh và cần thiết phải chỉnh
sửa bổ sung. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu này được ứng dụng triển khai ở quy mô mở rộng
trên địa bàn toàn thành phố, sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt quản lý, kinh tế xã hội. Có
thể chỉ ra một số lợi ích bao gồm:


-Về quản lý: Giúp đơn giản háo công tác quản lý hạ tầng giao thông và nhất là đảm

bảo tính đồng bộ, chính xác của dữ liệu hạ tầng giao thông.
-Về mặt kinh tế: Giảm chi phí đáng kể cho công tác quản lý và cập nhật dữ liệu hạ
tầng giao thông cho sở GTVT nói riêng và cho các đơn vị quản lý hạ tầng nói chung
-Về mặt xã hội:

Người dân thành phố qua trang web GIS của sở GTVT có thể xem trực quan về hệ
thống giao thông( chiều lưu thông, cấm, hạn lưu thông tên tuyến đường ) và các thông tin
về các công trình duy tu sửa chữa hạ tầng giao thông nhằm giúp vạch lộ trình đi lại cho
mình được thuận tiện hơn
3.3.2 Công nghệ GIS cho hệ thống giao thông hàng hải
Tại học viện Hải quân Viện nghiên cứu tại Pháp hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực hệ
thống thông tin địa lý GIS và vận chuyển hàng hải là các mô hình dữ liệu và các kiến trúc


tính toán có lợi và các kiến trúc tính toán có lợi cho sự phát triển của sự giám sát số
lượng truy cập
An toàn và an ninh là mối quan tâm liên tục trong hàng hải, nhất alf vì sự gia tăng liên
tục trong giao thông hàng hải. Một trong những giải pháp triển vọng nhất cho vấn đề này
là sự tích hợp của hệ thống thông tin địa lý GIS và hệ thống định vị hàng hải.
Dựa vào dự án giám sát, mục đích của nó alf để tích hợp dữ liệu không đồng nhất vị trí
từ 3 nguồn: một tự động nhận dạng hệ thống (AIS), dữ liệu giao thông công cộng có sẵn
từ Internet và một hệ thống giám sát từ thời gian thực được phát triển cho các cuộc đua
chèo thuyền.
Cùng với cơ sở dữ liệu bên ngoài, điều này làm cơ sở đầu vào cho không gian nội bộ
mà quản lý lịch sử và thời gian thực dữ liệu. Những dữ liệu này bao gồm quỹ đạo hàng
hải, đặc điểm tàu và dữ liệu môi trường.
Các khuôn khổ phát triển cho đến nay một số Module tích hợp. Một trong số đó là chức
năng chống va chạm mà theo dõi hành vi nguy cơ theo tàu bị mắc cạn
Module này cũng tích hợp kahr năng mô phỏng để kiểm soát và dự đoán sự tiến háo
của hành vi của con tàu và quỹ đạo. Những mô phỏng này dựa trên một hệ thống đa nhân

và vi mô phỏng khả năng, nơi mà tàu mô hình hóa như các đại lý tự động trong môi
trường của họ theo quy tắc hằng hải.
Module này được thiết kế cho cơ quan hàng hải và cho mục đích giáp dục và đào tạo.
Hơn nữa các Module phân tích lưu lượng tích hợp cơ chế lưu lượng thông minh có thể sử
dụng khai thác dữ liệu để lấy mẫu lưu lượng. Mục tiêu là để giám sát và hiểu giao thông
hàng hải các cấp chi tiết.


3.3.3 Ứng dụng công nghệ tích hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống
thông tin địa lý (GIS) để quản lý xe bus:
Nếu phóng nhanh, lấn tuyến, bỏ trạm, bỏ khách xe bus lập tức bị đơn vị quản lý phát
hiện và cảnh cáo qua hệ thống GIS-GPS. Mô hình này đã được Thành Phố Hồ Chí Minh
thử nghiệm và hiệu quả.
Tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây dồn dập xảy ra các vụ tại nạn thương tâm do xe
bus phóng nhanh vượt ẩu, lấn tuyến không dừng đúng trạm…gây ra. Công an thành phố
Hồ Chí Minh cho biết, năm 2008 tại đây xe bus đã gây ra 38 vụ tai nạn giao thông, làm
38 người chết, 7 người bị thương
Tiến sĩ Lê Văn Trung, viện phó viện Địa Tin Học, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ tích hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý xe buýt


Theo tiến sĩ Trung, các quản lý theo hệ thống định vị toàn cầu sẽ tốn rất ít nhân lực.
Mỗi xe được gắn 1 Module tự động gồm thiết bị cảm biết thu thập dữ liệu, thiết bị báo tin
khẩn cấp, bộ tạp trung dữ liệu để kết nối vwosi trung tâm điều hành
Các thiết bị định vị và cảm biến sẽ tự động thu thập thông tin và lưu trữ ở bộ nhớ. Bộ
điều khiển tập trung dữ liệu sẽ truy xuất bộ nhớ sẽ nhận được các yêu cầu từ trung tâm
điều hành để gửi dữ liệu thu thập về thông tin hoặc hiển thị thông tin cho hành khách
hoặc gửi cảnh báo đến tài xế.
Trung tâm điều hành sẽ được cung cấp thông tin về vị trí xe, tốc độ di chuyển,, trạm

dừng, bến đỗ, giá vé, tài xế nhân viên phục vụ trên xe. Hệ thống này tự động hiển thị trực
quan, nếu có tình trạng khẩn cấp nào thì nhà quản lý ngay lập tức có thể xử lý
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hiện nay, GIS đã và đang được sử dụng ở các nước đang phát triển và nó mang lại
những hiệu quả khả quan.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng và ứng dụng các trang thiết bị của GIS, điều quan trọng
trước hết là cần phải xây dựng 1 kế hoạch đầu tư sử dụng, bảo trì, cũng như ứng dụng
vào trong thực tế, tất cả các jees hoạch đó được xem là các kế hoạch chiến lược cho sự
phát triển.
Trước khi bắt đầu xây dựng hoặc đề xuất các chương trình phát triển cần thiết pahri có
một giai đoạn tiền khả thi cho 1 kế hoạch mang tính chiến lược. Kế hoạch đó nên chứa
các đặc điểm sau:
+Các đề nghị cho việc xây dựng chương trình phụ nếu cần
+Mô tả hoạt động sắp tới
+Sắp xếp công việc nào cần thiết phải được xử lý bằng máy tính
+Xây dựng các giả định cần thiết để chứng minh các quyết định và lợi nhuận cũng như
các đo lường về mặt kỹ thuật của các tổ chức, cơ quan được yêu cầu
+Lập kế hoạch và xây dựng lịch làm việc cho tất cả các hoạt động khác nhau
+Đề xuất các thành viên cần thiết cho việc thực hiện chương trình
+Cần thiết phải tổ chức các khóa huấn luyện GIS, cùng với sự tham gia và hướng dẫn
của các chuyên gia về GIS


Do thời gian và năng lực còn hạn chế, trong thời gian tới em sẽ tiếp tục nghiên cứu ứng
dụng GIS trong giao thông vận tải để có kết quả hoàn thiện hơn và có thể ứng dụng thực
tế.




×