50 cậu hỏi trắc nghiệm Địa Lý ( phần 2)
Câu 51: Biện pháp để đảm bảo lương thực tại chỗ trong những năm qua ở trung du và vùng núi
là:
A. Mở rộng diện tích nương rẫy.
B. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.
C. Tiến hành chuyên môn hoá cây trồng.
D. Tiến hành thâm canh tăng vụ.
Câu 52: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:
A. Công nghiệp dầu khí
B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
C. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.
D. Công nghiệp điện tử
Câu 53: Trong các tài nguyên sau loại nào bị suy giảm nghiêm trọng nhất?
A. Tài nguyên nước.
B. Tài nguyên biển.
C. Tài nguyên đất.
D. Tài nguyên
rừng.
Câu 54: ở trung du và vùng núi, đất phù hợp nhất là để:
A. Trồng lúa nương.
B. Trồng cây ngắn ngày.
C. Trồng cây lâu năm.
D. Trồng rừng.
Câu 55: Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, thể hiện:
A. Nhiệt độ trung bình năm < 200C
-
Lượng mưa 1500- 2000 mm/n.
-
Tổng nhiệt độ trung bình năm 6000- 80000C.
-
Độ ẩm trung bình 90- 100%.
Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. Nhiệt độ trung bình năm 22- 270C.
-
Lượng mưa trung bình 1500- 2000 mm/n.
-
Tổng nhiệt độ trung bình năm 8000- 10.0000C.
-
Độ ẩm trung bình 80- 90%.
-
Từ tháng 5 đến tháng 10 gió mùa hạ.
Từ tháng 11 đến tháng 4 gió mùa đông.
C. Nhiệt độ trung bình năm >250C
-
Lượng mưa trung bình 2000- 2500 mm/n.
-
Tổng nhiệt độ trung bình năm 10.0000C.
-
Độ ẩm trung bình 70- 80%.
-
Từ tháng 5 đến tháng 10: Gió mùa mùa hạ.
-
Từ tháng 11 đến tháng 4: Gió mùa mùa đông.
-
Lượng mưa 1500- 2000 mm/n.
-
Tổng nhiệt độ trung bình năm 7000- 90000C.
-
Độ ẩm trung bình 90- 100%.
Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 56: Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là:
D. Nhiệt độ trung bình năm 200C
A. 200C
B. >250C
C. 18-220C
D. 22-270C
Câu 57: Những trở ngại chính đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta về TNTN là:
A. Số lượng nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán.
B. ít loại có giá trị.
C. Trữ lượng ít.
D. TNTN đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Câu 58: Năng suất lúa tăng nhanh, các cánh đồng 7 tấn, 10 tấn đã trở lên phổ biến là do:
A. Phát triển thủy lợi.
B. Sử dụng giống mới.
C. Đẩy mạnh thâm canh.
D. Mở rộng diện tích.
Câu 59: Trong các loại đất sau, loại nào có diện tích đang tăng lên?
A. Đất nông nghiệp.
B. Đất hoang hoá.
C. Đất chuyên dùng.
D. Đất lâm
nghiệp.
Câu 60: Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, vai trò của kinh tế đối ngoại là:
A. Khai thác tốt các lợi thế của đất nước
B. Tăng cường vống và tập trung công nghiệp hiện đại
C. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
D. Tất cả các ý trên
Câu 61: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi
trước một bước so với các ngành khác:
A. Công nghiệp điện tử.
B. Công nghiệp hoá chất.
C. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.
D. . Công nghiệp năng lượng.
Câu 62: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều:
A. Miền núi chiếm 30% dân số, Đồng bằng chiếm 70% dân số.
ĐBSH mật độ 1200 người/km2, ĐBSCL bằng 1/3.
Nông thôn chiếm 80% dân số, thành thị chiếm 20% dân số.
B. Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.
ĐBSH mật độ 1000 người/km2, ĐBSCL bằng 1/3.
Nông thôn chiếm 60% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.
C. Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.
ĐBSH mật độ 1200 người/km2, ĐBSCL bằng 1/3.
Nông thôn chiếm 50% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.
D. Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.
ĐBSH mật độ 400 người/km2, ĐBSCL đông hơn.
Nông thôn chiếm 50% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.
Câu 63: Năm 1993 đàn lợn đã tăng lên bao nhiêu con?
A. 10 triệu
B. 14 triệu
C. 15 triệu
D. 15,5 triệu
Câu 64: Trong các ngành sau, ngành nào vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính
chất dịch vụ?
A. Nông nghiệp
B. Giao thông vận tải
C. Công nghiệp
D. Thương mại
Câu 65: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là:
A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Tất cả các ngành trên.
C. Công nghiệp cơ khí và điện tử; điện và hoá chất.
D. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp dầu khí.
Câu 66: Chương trình “Lương thực- Thực phẩm” là một chương trình trọng điểm của nhà nước
vì:
A. Mục tiêu phấn đấu của nước ta là cải thiện bữa ăn cho người dân về lượng và chất.
B. “Lương thực- thực phẩm” đảm bảo sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
C. Dân số ngày càng tăng, lương thực, thực phẩm cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu về
lương thực thực phẩm của người dân.
D. ý a và c đúng.
Câu 67: Thuận lợi nhất của khí hậu nước ta đối với sự phát triển kinh tế là:
A. Thúc đẩy sự đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp.
B. Phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
C. Giao thông vận tải hoạt động thuận lợi quanh năm.
D. Đáp ứng tốt việc tưới tiêu cho nông nghiệp.
Câu 68: Xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô lớn và
nhịp độ cao là điều kiện để:
A. Nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế- xã hội
B. Nước ta mở rộng buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
C. Nước ta bộc lộ những hạn chế về vốn, công nghệ trong quá trình phát triển sản xuất.
D. Tất cả các điều kiện trên.
Câu 69: Giải quyết tốt vấn đề lương thực- thực phẩm là cơ sở để:
A. Đảm bảo đời sống nông dân.
B. Ngành chăn nuôi phát triển ngang bằng với ngành trồng trọt.
C. Ngành chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn ngành trồng trọt.
D. Thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu lương thực.
Câu 70: Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện này là:
A. Tài nguyên sinh vật.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Tài nguyên đất.
Câu 71: Đậu tương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều nhất trên loại đất nào?
A. Đất nhiễm mặn
B. Đất bạc màu
C. Đất phù sa
D. Đất xám
Câu 72: Trung tâm công nghiệp nào dưới đây có các ngành chuyên môn hoá chủ yếu là dệt, may
mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, hoá chất, điện tử, cơ khí, đồ chơi trẻ em?
A. Hà Nội
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Vũng Tàu
D. Quảng Ninh
Câu 73: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là:
A. Còn nhiều khả năng.
B. Khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá có thể cải tạo được.
C. Không thể mở rộng được.
D. Rất hạn chế.
Câu 74: Trong các ngành giao thông vận tải sau, ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với Vận
tải quốc tế?
A. Đường biển, đường sông
B. Đường biển, đường hàng không
C. Đường bộ, đường hàng không
D. Đường sắt, đường biển
Câu 75: Trong một thời gian dài, tồn tại lớn lnhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của
nước ta là:
A. Thị trường không mở rộng
B. Chưa đầu tư khai thác tốt các tài nguyên du lịch
C. Cơ chế quản lý chưa đổi mới được bao nhiêu
D. Mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Câu 76: Đối với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu
Long thì vấn đề cần quan tâm nhất trong sự nghiệp giáo dục hiện nay là:
A. Nâng cao trình độ học vấn cho người dân.
B. Đa dạng hoá loại hình đào tạo.
C. Xây dựng hệ thống giáo dục hoàn chỉnh
D. Xoá mù và phổ cập tiểu học.
Câu 77: Cây công nghiệp truyền thống ở nước ta là:
A. Dâu tằm
B. Cói
C. Bông
D. Đay
Câu 78: Ưu thế của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản là:
A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn
C. Có sự đầu tư lớn
D. Có nguồn nhân lực dồi dào
Câu 79: Tài nguyên rừng Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng thể hiện ở:
A. Mất dần nhiều loại động thực vật quý hiếm.
B. Diện tích rừng suy giảm, chất lượng rừng suy thoái.
C. Diện tích đồi núi trọc tăng lên.
D. Độ che phủ rừng giảm
Câu 80: Trong sản xuất nông nghiệp ngành chăn nuôi đang từng bước trở thành ngành chính là
do:
A. Vấn đề lương thực đã được giải quyết tốt.
B. Chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
C. Ngành chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao.
D. ý thức của người dân về ngành chăn nuôi thay đổi.
Câu 81: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải miền Trung là vùng
chuyên canh các loại cây:
A. Chè, cao su, cà phê
B. Hồ tiêu, thuốc lá
C. Lạc, đay, cói, dâu tằm, mía, thuốc lá
D. Quế, hồi, dừa
Câu 82: Những khó khăn của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là:
A. Thiên tai dịch bệnh
B. Thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, thiéu
vốn.
C. Diện tích không được mở rộng.
D. ý a và b đúng
Câu 83: Nơi có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Việt Nam là:
A. Tây Nguyên
B. Đồng bằng Duyên hải miền Trung.
C. ĐBSCL.
D. ĐBSH.
Câu 84: Vùng dẫn đầu cả nước về trồng đậu tương, mía và cây ăn quả là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng Duyên Hải miền Trung
D. Đông Nam Bộ
Câu 85: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có
cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi?
A. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.
B. Do cả ba nguyên nhân trên
C. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
D. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khủy
Câu 86: Vùng Duyên Hải miền Trung là vùng có thế mạnh về:
A. Trồng cây công nghiệp
B. Chăn nuôi lợn, gia cầm
C. Chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản
D. Sản xuất lúa nước.
Câu 87: Để nâng cao chất lượng về mặt văn hoá trong đời sống văn hoá- xã hội thì cần phải:
A. Ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các bệnh viện.
B. Đưa văn hoá về tận vùng sâu, vùng sa.
C. Nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.
D. Tuyệt đối không cho du nhập văn hoá nước ngoài.
Câu 88: Dân số Việt Nam thuộc loại trẻ vì có cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng thể dân số như
sau: (năm 1989)
A. Dưới độ tuổi lao động: 41,2%
Trong độ tuổi lao động: 43,5%
Ngoài độ tuổi lao động: 15,3%
B. Dưới độ tuổi lao động: 41,2%
Trong độ tuổi lao động: 50,5%
Ngoài độ tuổi lao động: 8,3%
C. Dưới độ tuổi lao động: 36,5%
Trong độ tuổi lao động: 43,5%
Ngoài độ tuổi lao động: 10%
D. Dưới độ tuổi lao động: 36,5%
Trong độ tuổi lao động: 50,5%
Ngoài độ tuổi lao động: 13%
Câu 89: Năm 1993, sản lượng dầu thô của nước ta khai thác được là:
A. 6,5 triệu tấn
B. 6,3 triệu tấn
C. 7 triệu tấn
D. 7,2 triệu tấn
Câu 90: Sản lượng cây thuốc lá tập trung nhiều nhất ở:
A. Miền núi trung du phía Bắc
B. Duyên Hải miền Trung
C. Đông Nam Bộ
D. ý 1 và 2 đúng.
Câu 91: Để thuận lợi cho quá trình chỉ đạo và quản lý các hoạt động kinh tế, hướng phát triển
mạng lưới thông tin liên lạc nước ta hiện nay quan trọng nhất là:
A. Ưu tiên xây dựng mạng lưới thông tin quốc tế
B. Hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc trong nước
C. Hiện đại hoá các phương tiện thông tin liên lạc.
D. Chú ý tới chất lượng thông tin.
Câu 92: Trong thời đại hiện nay, việc phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc chặt chẽ vào:
A. Trình độ người lao động
B. Sự hiện đại của phương tiện giao thông
vận tải
C. Tiếp thu khoa học kỹ thuật mới
D. Nguồn thông tin mới và kịp thời
Câu 93: Kinh tế đối ngoại là:
A. Các hoạt động ngoại thương xuất- nhập khẩu
B. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động
C. Tất cả các ý trên
D. Du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác
Câu 94: Để tạo nên những chuyển biến về mặt kinh tế- xã hội, vấn đề chủ yếu đối với ngành
GTVT là:
A. Phát huy tối đa vai trò của các phương tiện GTVT.
B. Ưu tiên xây dựng, phát triển mạng lưới GTVT phục vụ giao lưu quốc tế.
C. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, kiện toàn hệ thống GTVT trong cả nước.
D. Mở những tuyến đường tới vùng sâu vùng sa.
Câu 95: Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong
phú là:
A. Việc khai thác luôn đi đôi với việc tái tạo và bảo vệ.
B. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và thuận lợi.
C. Cấu trúc địa chất.
D. Điều kiện khí hậu thuận lợi.
Câu 96: Tài nguyên khoáng sản cảu Việt Nam tập trung nhiều nhất ở:
A. Miền Nam
B. Miền đồng bằng
C. Miền Bắc
D. Miền Trung
Câu 97: Trong các nguồn lực sau, nguồn lực nào là quan trọng để thực hiện các chiến lược kinh
tế đối ngoại?
A. Tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu khí
B. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
C. Tất cả các nguồn lực trên
D. Nguồn nhân lực
Câu 98: Năm 1992 số dân của đồng bằng sông Hồng là:
A. 12 triệu người
B. 13 triệu người
C. 13,5 triệu người
D. 14 triệu người
Câu 99: Cây thuốc lá được trồng nhiều nhất ở:
A. Miền núi, trung du phía Bắc
B. Duyên Hải miền Trung
C. Đồng bằng Bắc Bộ
D. Đông Nam Bộ
Câu 100: Hướng chuyên môn hoá của trung tâm công nghiệp Hà Nội là:
A. Cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, điện tử.
B. Lương thực, thực phẩm, điện tử.
C. Luyện kim, cơ khí, hoá chất.
D. Khai khoáng và công nghiệp nhẹ.