Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.55 KB, 8 trang )

Tổ chức thương mại thế giới WTO là một tổ chức quốc tế, điều tiết hệ thống
thương mại đa biên, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới
nói chung và đến nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên nói riêng. Đối với các
nước đang phát triển, gia nhập WTO đã mang lại được rất nhiều lợi ích thiết thực
đối với công cuộc phát triển kinh tế của họ. Cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh
tế và đặc biệt là sự ra đời của WTO từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình
quân của các nước đang phát triển luôn đạt khoảng từ 4% đến 5%. Tỷ trọng kinh
tế của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, từ 13%
năm 1995 lên 29% năm 1998 (chỉ 3 năm, sau khi WTO ra đời). Tỷ trọng trong
thương mại thế giới của các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 11% đến 32%
trong cùng thời kỳ. Đến năm 2010, theo dự báo, tỷ lệ này có thể lên tới 45%. Đặc
biệt, các nền kinh tế Đông á trong nhiều năm liền có tốc độ tăng trưởng nhanh đã
đạt đến tỷ lệ 7%. Các nước Mỹ La Tinh cũng đạt mức tăng trưởng bình quân cao;
các nước Châu Phi đã dần dần bước ra khỏi tình trạng bi đát về kinh tế. Năm
1999, Châu Phi đã đạt mức tăng trưởng 3,6% là mức cao nhất từ hơn một thập kỷ
qua. Một số nước đang phát triển có tốc độ phát triển cao đã trở thành một trong
những động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Đây là những con số tổng quan về
những thành công của hoạt động của tổ chức thương mại thế giới đối với các
nước đang phát triển, làm rõ thêm những ảnh hưởng tích cực của WTO đến các
mặt của nền kinh tế:
Thứ nhất, tất cả các hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển là thành
viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc, quy định của WTO; được
đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của các nước
phát triển. Các loại hàng hoá và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất kỳ một
thị trường của một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU đều được hưởng mọi
quyền lợi mà chính phủ nước đó dành cho hàng hoá và dịch vụ nước mình.
Thứ hai, các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm, các biện pháp
hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thành viên của
WTO không loại trừ một thành viên nào của WTO. Do đó cơ hội xuất khẩu của các
nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ
được mở rộng. Các nước đang phát triển đã và sẽ tập trung chuyên môn hoá các


mặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Thứ ba, sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao động, tạo
được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt là trong những ngành
nghề sản xuất phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế
và xã hội của nước đó.


Thứ tư, là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được một môi
trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trên thế
giới. Chính vì vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng được thị phần của
mình trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo được cho
mình lợi thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước
ngoài.
Thứ năm, các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị với các nước thành viên được
mở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản kí kinh tế, xã hội, khoa
học kĩ thuật, tiếp cận được các thành tựu KHKT tiên tiến trên thế giới, cũng như
tiếp thu được các lối sống văn hoá của các nền văn minh khác nhau trên thế giới.
Thứ sáu, hoạt động của WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên
gay gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìm tòi,
khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới phát triển
bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tích tụ được nhiều nguồn lực để có thể
nâng cao khả năng cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát
triển và có đủ năng lực canh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xu hướng
toàn cầu hoá hiện nay. Cạnh tranh với bất cứ bản chất nào thì cũng khiến cho các
nước đang phát triển có tầm nhìn tốt hơn, tiếp cận được kỹ thuật công nghệ tiên
tiến của các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa cải
tiến và chấp nhận các tiêu chuẩn giám sát quốc tế tốt nhất, kiểm soát được rủi ro
và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Thứ bẩy, vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễ dàng
hơn. Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước

đang phát triển. Cái lợi của các nước đang phát triển thường xuyên xuất khẩu lao
động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ tiền lương mà
nước sở tại trả cho người lao động. Theo báo cáo của Economic Aspects thì
trong những năm 1990 - 1995 khoản tiền đó lên đến 70 tỷ USD. Xuất khẩu lao
động có vị trí đặc biệt đối với các nước đang phát triển, vừa thay đổi cán cân
kinh tế vừa tăng sức mua của xã hội thúc đẩy thương mại và sản xuất nội địa.
Thêm vào đó, các nước phát triển thường nhập khẩu lao động từ các nước đang
phát triển và sau thời gian làm việc cho các hãng, công ty kinh nghiệm, tay nghề
và trình độ của người lao động được nâng lên, có khả năng tiếp cận với nền
công nghiệp tiên tiến, khi trở về tổ quốc, họ sẽ trở thành nguồn nhân lực quan
trọng cho phát triển đất nước.

Các quy định ban đầu của GATT không phân biệt giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Các bên có quyền và nghĩa vụ như nhau, bất kể trình độ phát triển như
thế nào. Tuy nhiên, hiện nay WTO có khoảng ¾ số thành viên là những nước đang phát
triển và chậm phát triển. Các nước này ngày càng đóng vai trò quan trọng và tích cực hơn


nhờ số lượng đông đảo của mình tại WTO, vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới,
càng ngày họ càng nhận thức rõ hơn thương mại là công cụ quan trọng hàng đầu trong nỗ
lực phát triển kinh tế của mỗi đất nước. Do đó, sẽ là không thực tế nếu kỳ vọng các nước
đang và kém phát triển cạnh tranh trong cùng điều kiện với các nước phát triển. Từ đó,
dẫn tới việc phải rà soát lại các quy định trong WTO hướng tới nguyên tắc đối xử đặc
biệt và khác biệt dành cho các nước đang và kém phát triển.

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO
- Tính đến ngày 30/11/2015, WTO có tổng số 162 thành viên chính thức. Các thành viên
của WTO đến từ mọi châu lục với chế độ chính chị, kinh tế, xã hội khác nhau và trình độ
phát triển không đồng đều. Vì vậy, để có cách nhìn toàn diện và khách quan, để có những
quy định phù hợp, WTO đã phân các thành viên ra bốn nhóm nước cơ bản:

- Nhóm nước kém phát triển nhất (Least-developed countries LDCs)
- Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries)
- Nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition)
- Nhóm các nước phát triển (Developed countries)
Về nhóm các nước đang phát triển: Nhóm các nước đang phát triển cũng không được xếp
loại theo các tiêu chí cụ thể. Để xem xét một nước có phải là một nước đang phát triển
hay không, WTO dựa trên nguyên tắc “tự nhận”. Điều này có nghĩa nếu một nước thành
viên của WTO cho rằng mình không phải là nước nằm trong nhóm các nước LCDs thì có
thể tự nhận mình là nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong nhóm nước này.
II. ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ
CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI TRONG WTO
1. Đặc điểm
- Nền kinh tế có cơ cấu lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thac tài nguyên
thiên nhiên.
- Năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Thiếu vốn, công nghệ lạc hậu.
- Bộ máy quản lý không hiệu quả. Thủ tục hành chính cồng kềnh, tiêu cực, tham nhũng.


- Nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp.
=> Những đặc điểm trên đã khiến các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi
ở vào các vị trí không cân bằng với các nước phát triển. Vì vậy, họ phải xem xét cơ chế
của WTO một cách cụ thể hơn để đưa ra những yêu cầu của mình.
2. Vị trí, vai trò
- Các nước thành viên đang phát triển ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong WTO.
- WTO ra đời dựa trên có sở kế thừa Hiệp định GATT.
- Năm 1947 trong số 23 nước ký kết Hiệp định GATT thì có đến 12 nước đang phát triển.
- Năm 1964 trong số 62 nước tham gia có gần 2/3 là các nước đang phát triển.
- Năm 1973 với 102 thành viên, trong đó 2/3 là các nước thành viên đang phát triển và
nền kinh tế chuyển đổi.
- Từ khi WTO chính thức hoạt động cho đến nay, các nước đang phát triển ngày càng có

tiếng nói mạnh mẽ hơn qua các vòng đàm phán để xây dựng các quy tắc điều tiết thương
mại toàn cầu. Một trong những kết quả là WTO đã phải đưa ra các quy định về đối xử
đặc biệt và khác biệt dành riêng cho các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi.
Đối xử đặc biệt và khác biệt này thường mang tính giảm nhẹ so với những nghĩa vụ, cam
kết chung mà WTO quy định.
III. CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT DÀNH
CHO CÁC THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NỀN KINH TẾ
CHUYỂN ĐỔI.
Đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and differential treatment –S&D): Là những quy
định của WTO dành riêng cho các thành viên đang và kém phát triển, các thành viên này
có thể được miễn hoặc giảm nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, thời gian thực hiện dài
hơn so với các thành viên khác.
Trước WTO, GATT đã có những ưu đãi nhất định dành riêng cho các thành viên này
đang phát triển thông qua hệ thống các đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D). Song, chỉ khi
WTO ra đời, sự đối xử này mới được khẳng định là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hệ
thống thương mại đa phương. Nguyên tắc này còn mở rộng áp dụng cho cả thương mại
dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ.


Đây là thành quả đấu tranh liên tục của các nước đang phát triển qua những vòng đàm
phán trong khuôn khổ GATT. Bởi vì một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ
quốc tế nói chung, thương mại quốc tế nói riêng là bình đẳng và cùng có lợi. Tuy nhiên,
trên thực tế, ưu thế luôn thuộc về các nước phát triển, bất lợi thuộc về các nước đang phát
triển do khoảng cách lớn về trình độ phát triển công nghệ và khả năng hạn hẹp về tài
chính.
Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang
phát triển và nền kinh tế chuyển đổi được chia thành ba nhóm chính:
1. Nhóm thứ nhất là những quy định, theo đó các thành viên của WTO, đặc biệt là thành
viên phát triển phải áp dụng các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các
thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.

2. Nhóm thứ hai là các quy định cho phép các thành viên đang phát triển và nền kinh tế
chuyển đổi được hưởng sự linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa vụ do WTO và các
hiệp định của WTO quy định.
3. Nhóm thứ ba là những quy định yêu cầu các thành viên của WTO phải có sự hỗ trợ kỹ
thuật để giúp các thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Các biện pháp S&D tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các thành viên đang
phát triển:
- Hiệp định GATT 1947 quy định, khi một nước phát triển cho một nước đang phát triển
cụ thể được hưởng những nhân nhượng thương mại thì nước phát triển đó không được
gây áp lực để buộc nước đang phát triển đưa ra các cam kết nhượng bộ tương đương.
- Một số Hiệp định khác của WTO cũng quy định những biện pháp khác dành cho các
nước đang phát triển như: tạo cơ hội thương mại cho các nước này thông qua điều kiện
mở rộng hơn khả năng tiếp cận thị trường; yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo lợi
ích cho các nước đang phát triển khi đưa ra các biện pháp tự về ở cấp độ quốc gia hoặc
quốc tế; định ra các phương thức hỗ trợ thích hợp cho các nước đang phát triển.
- WTO quy định các nước thành viên phải thực thi các biện pháp S&D để tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại của các nước đang phát triển để có được những lợi ích khi tham
gia WTO.
 HỆ THỐNG ƯU ĐÃI PHỔ CẬP (GSP)


- Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences-GSP), là biện pháp đơn
phương do các nước phát triển đưa ra để áp dụng riêng cho các nước đang phát triển.
- Hệ thống GSP quy định: hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển sẽ được
hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu hoặc hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
- Hệ thống GSP sẽ được áp dụng khi các nước phát triển nhập khẩu các sản phẩm công
nghiệp và một số sản phẩm nông nghiệp từ các nước đang phát triển.
- Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ
nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.

 CÁC MỤC TIÊU CỦA GSP

- Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mwor rộng
buôn bán phát sinh từ chế độ GSP.
- Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước được hưởng.
- Thúc đẩy công nghiệp hóa của các nước được hưởng.
- Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này.
- Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ GSP.
- Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăng
cường sử dụng GSP.
- Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại quy định các điều kiện
thâm nhập thị trường cho các nước được hưởng.
 NHỮNG ĐIỀU KIỆN HẠN CHẾ THEO GSP

- Hàng nhạp khẩu theo số lượng nhất định trong hạn ngạch; Nếu vượt quá hạn ngạch sẽ bị
tính thuế trên cơ sở MFN.
- Những biện pháp cần thiết theo cơ chế bảo vệ của hệ thống GSP sẽ được thực hiện khi
bị ảnh hưởng đến công nghiệp sản xuất mặt hàng đó.
- Không cấp chế độ ưu đãi cho những sản phẩm nhập khẩu từ những nước đang phát triển
trở nên có khả năng cạnh tranh, đã chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn, những nước
không tôn trọng nhân quyền.


 HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP MỚI SỬA ĐỔI CỦA EU

- Có hiệu từ ngày 1/1/2014.
- Có 89 quốc gia được hưởng lợi, trong đó 49 quốc gia được hưởng EBA, 40 quốc gia có
thu nhập thấp và thấp hơn trung bình.
- GSP được áp dụng 3 năm liền không thay đổi.
- GSP mới mở rộng thêm gần 300 sản phẩm.

- Áp dụng cơ chế “trưởng thành”: Thị phần của một món sản phẩm từ một nước cụ thể
vượt quá 17.5% (so với 15% của GSP cũ) và được đánh giá là cạnh tranh.
 NHỮNG ĐỐI XỬ ƯU ĐÃI HƠN ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN KÉM PHÁT

TRIỂN NHẤT
- Hội nghị Bộ trưởng của WTO năm 1997 quyết định “Những sáng kiến hội nhập dành
cho sự phát triển thương mại của những thành viên kém phát triển nhất”.
- Cho phép tất cả các loại hàng hóa của tất cả các thành viên kém phát triển nhất được
nhập khẩu vào các thành viên WTO trên cơ sở miễn thuế hoặc không bị giới hạn bởi
những quy định có tính hạn chế khác.
- Các biện pháp ưu tiên trong đàm phán thương mại về cắt giảm và loại bỏ thuế MFN.
- Điều XXXVII khoản 1 Phần IV Hiệp định GATT quy định: Các bên ký kết phát triển
trong chừng mực có thể - có nghĩa là trừ khi có lý do bắt buộc ngăn cản, có thể bao gồm
cả những lý do pháp lý – sẽ làm hết sức mình để thực hiện các quy định sau.
+ Dành ưu tiên cao cho việc giảm và triệt tiêu các trở ngại về thương mại đối với các sản
phẩm hiện nay, có thể cả sau này, kể cả các trở ngại về thuế quan hay các hạn chế khác
tạo thành sự khác biệt phi lý giữa sản phẩm sơ cấp và các sản phẩm chế biến.
+ Tự kiềm chế việc đặt ra thêm hay tăng thuế quan hoặc các biện pháp trở ngại phi thuế
quan đối với việc nhập khẩu các sản phẩm.
+ Tự kiềm chế đặt ra các biện pháp thuế khác. Trong khi tiến hành cơ chế thuế dành sự
ưu tiên cao cho việc giảm hay triệt tiêu các biện pháp thuế hiện hành có thể dẫn tới giảm
bớt hay kìm hãm nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sơ cấp hay chế biến xuất xứ toàn bộ
hay một phần từ lãnh thổ các bene ký kết kém phát triển hơn, khi các biện pháp đó được
áp dụng riêng với các sản phẩm này.


IV. Ý NGHĨA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA S&D ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Việt Nam trở thành thành viene chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn được đánh giá là một nước đang phát triển, cso thu nhập thấp và nợ quốc
gia cao.

Trên thực tế, đối xử S&D có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế
của Việt Nam. Việt Nam có tỷ lệ dân số gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày khá cao,
một số lượng lớn dân cư còn có mức thu nhập bình quân đầu người chỉ vừa trên mức
nghèo khổ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tụt xuống dưới mức nghèo bởi tác động tiêu cực có
thể có từ những cú sốc bất ngờ của nền kinh tế.
Lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại trong tương lai đối với khu vực dân cư nghèo
sẽ thấp hơn nhiều, việc cải tổ toàn diện nền kinh tế cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới
đời sống người dân ở khu vực nghèo.
Ý nghĩa và ảnh hưởng của S&D đối với Việt Nam: Trong quá trình đàm phán DDA,
Việt Nam có thể hy vọng vào một số kết quả tích cực trong đàm phán S&D. Tuy nhiên,
Việt Nam cũng không nên quá kỳ vọng vào những kết quả, bởi thực tế cho thấy các điều
khoản S&D được quy định trong các Hiệp định WTO không phải là cái cớ để các nước
thành viên đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng lảng tránh những chương
trình cải tổ cần thiết. Việt Nam với tư cách là một thành viên với gia nhập với các cam
kết ở mức cao nên được hưởng những linh hoạt nhất định ttrong quá trình đàm phán và
triển khai các cam kết của vòng Đô-ha.



×