Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học cho các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.75 KB, 6 trang )

Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học cho các nước đang phát triển
Nguyễn Cảnh Cường
Tham tán thương mại
Thương vụ, ĐSQ Việt Nam tại Pháp
Link Địa chỉ tác giả
Khủng hoảng nợ công như một cơn bão bắt nguồn gần một năm qua tại Hy Lạp và
đang lan rộng tại châu Âu. Cơn bão này hôm nay đã lan đến đâu ? Ảnh hưởng của nó
như thế nào ? Liên minh châu Âu (EU) đã đối phó ra sao ; các nước đang phát triển có
thể và cần phải rút ra những bài học gì ?
Theo cách hiểu thông thường và đơn giản hóa, phát hành nợ công là một công cụ mà
Chính phủ có thể sử dụng để huy động các nguồn vốn vay trong nước và quốc tế cho
ngân sách quốc gia, tăng nguồn lực cho đầu tư và chi tiêu của Chính phủ phục vụ mục
đích công cộng. Nếu được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả, các khoản vay nợ của
Chính phủ có thể thay thế hoặc giảm thiểu việc phát hành thêm tiền, góp phần phát
triển kinh tế và giải quyết các vấn đề phúc lợi mà không kích thích lạm phát và phát
sinh chi phí xã hội (từ việc in tiền). Tuy nhiên, khi vay nợ nhiều mà phải trả lãi cao cho
những dự án kéo dài kém hiệu quả thì lãi vay sẽ âm thầm tích tụ theo thời gian và dần
dần vượt quá khả năng thanh toán của Chính phủ. Khi đó, Chính phủ sẽ phải vay nợ
mới với lãi suất ngày càng cao và với những điều kiện ngày càng bất lợi (thậm chí có
khi phải nhượng bộ cả chủ quyền) nếu không thể tăng thuế hay tìm được nguồn thu nào
khác để trả nợ cũ. Nguy cơ khủng hoảng thậm chí vỡ nợ quốc gia sẽ xuất hiện. Hậu
quả là kinh tế sẽ suy thoái, xã hội sẽ bất ổn.
Tại Hy Lạp, tổng số nợ hơn 350 tỷ giữa năm 2011 của chính quyền các cấp đã biến
thành khủng hoảng nợ công, đẩy đất nước vào tình trạng suy thoái toàn diện và khiến
Thủ tướng George Papandreou phải từ chức. Nguy cơ vỡ nợ quốc gia đang treo lơ
lửng trên bầu trời Athen khi Chính phủ của Thủ tướng Lucas Papademos trông chờ
khoản cứu trợ trị giá 130 tỷ euro từ khối sử dụng đồng tiền chung euro và Quỹ tiền tệ
quốc tế. Và điều kiện đặt ra là các đảng phái chính trị lớn tại Hy Lạp phải cam kết cắt
giảm chi tiêu của Chính phủ, bao gồm việc cắt giảm 3,3 tỷ euro tiền lương và trợ cấp
hưu trí; cắt giảm 15.000 việc làm trong khu vực công; hạ 20% mức lương tối thiểu từ
751 euro xuống còn 600 euro một tháng; tự do hóa luật lao động. Bạo loạn đã xảy ra từ


sự tức giận và thất vọng của người dân Hy Lạp.
Nhìn rộng ra EU, nợ công của các nền kinh tế khu vực đồng euro từ năm 2007 đã vượt
ngưỡng trần 60% GDP được qui định tại Hiệp ước Madrid, tăng liên tục trong 5 năm
qua từ 66,3% lên 87,9% (2011) và dự báo tiếp tục tăng lên 88,7% trong năm 2012.
1
Riêng tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu sau Đức, nợ công cũng tăng từ 1.147,6
tỷ euro (66,8% GDP) năm 2005 lên 1. 692,7 tỉ euro (86,2% GDP) năm 2011. Nhìn lại
xa hơn từ năm 1978, nợ công của Pháp liên tục tăng không có điểm dừng và bắt đầu
vượt ngưỡng 60% GDP từ năm 2003.
Tuy nhiên, để có thể đánh giá hay so sánh một cách đầy đủ và khách quan tình hình nợ
công giữa các quốc gia thì không thể chỉ căn cứ vào số nợ mà còn phải tính đến các
yếu tố rất quan trọng khác: đó là khả năng vay nợ và trả nợ của quốc gia đó (được tính
theo chỉ số tín nhiệm tài chính quốc gia), lãi suất phải trả (thường đựợc các quỹ cho
vay xác định căn cứ vào mức độ rủi ro tài chính của nước đi vay), cơ cấu nợ (nợ nước
ngoài, nợ trong nước, nợ ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nợ cá nhân), nguy cơ bị chủ
nợ đầu cơ hay thao túng, nguồn thu trả nợ (thuế hay nguồn khác), cơ cấu phân bổ và
hiệu quả sử dụng vốn vay.
Tại Pháp, dù nợ công có tỉ lệ khá cao trên GDP và tăng liên tục trong nhiều năm qua,
Chính phủ Pháp vẫn có thể đi vay không mấy khó khăn với lãi suất thấp trong khi
nhiều nước khác có tỉ lệ nợ công thấp hơn nhưng đi vay lại khó hơn, phải chịu lãi suất
cao hơn và điều kiện ngặt nghèo hơn.
2
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Nicola Sarkozy, Chính phủ Pháp đã tận dụng uy tín tài
chính quốc gia và thời cơ nguồn vốn dồi dào trên thị trường tài chính để tăng vay nợ
công với lãi suất thấp cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Nếu năm 2000 Chính
phủ Pháp vay 80 tỷ euro với lãi suất 5,3% thì năm 2010 số tiền vay lên đến 188 tỷ
nhưng lãi suất chỉ 2,5%. Năm 2011, Pháp phải chịu lãi suất trung bình 2,89% (cao hơn
lãi suất 2010) cho số nợ vay 182 tỷ (ít hơn số nợ vay 2010) do chịu ảnh hưởng ít nhiều
của khủng hoảng nợ công châu Âu.
Biểu đồ dưới đây minh họa số nợ công (cột xanh trục phải) và lãi suất phải trả (đường

đỏ trục trái) của Pháp từ năm 1999 – 2011.
Cơ cấu nợ công của Pháp được ước tính bình quân là 40% vay trong nước và 60% vay
nước ngoài. Các chuyên gia kinh tế cho rằng nền tài chính quốc gia có nguy cơ bị chủ
nợ đầu cơ hay thao túng hay không phụ thuộc tỉ lệ thuận với tỉ lệ nợ công vay của nước
ngoài và các điều kiện ràng buộc của chủ nợ đối với chính phủ nước vay nợ.
Nước Pháp, với tiềm lực kinh tế lớn và vai trò trụ cột trong khu vực, được nhiều nước
trông cậy trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế mặc dù chính Pháp cũng đang gặp khó
khăn. Chính phủ Pháp vừa phải lo giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước vừa
phải thể hiện trách nhiệm với các nền kinh tế nhỏ yếu hơn trong Liên minh tiền tệ và
với toàn hệ thống. Nghĩa vụ phải đóng góp phần lớn (hơn 150 tỷ euro) cho Quỹ bình
ổn châu Âu để cứu giúp các nước đang hoặc có nguy cơ ngập trong nợ nần (Ireland, Hy
Lạp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,…) sẽ khiến Chính phủ Pháp phải cắt giảm ngân
sách chi tiêu và đầu tư công. Trong tình hình đó, lãi suất vay nợ tăng lại bồi thêm gánh
nặng cho ngân sách quốc gia. Chỉ tính riêng năm 2011, tiền lãi Chính phủ Pháp phải
trả trên tổng số nợ mới (182 tỷ euro) là 5,26 tỷ trong đó có gần 0,71 tỷ là phần tăng
3
thêm do lãi suất tăng từ 2,5% lên 2,89%. Thâm hụt ngân sách quốc gia tiếp tục ngấp
nghé ở mức 180 tỷ euro, chiếm hơn 8,2% năm 2010 và 8,1% năm 2011.
Do đặc tính thông nhau của hệ thống tài chính – ngân hàng châu Âu, khủng hoảng
tại Ireland, Hy Lạp có thể là một trong những nguyên nhân khiến một số ngân hàng
thương mại tại Pháp phải giảm bớt qui mô, đóng cửa nhiều chi nhánh. Hoạt động
4
của doanh nghiệp, vì vậy, đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Ngoài ra, tâm lý
bi quan lan truyền và niềm tin đầu tư suy giảm cũng phần nào ảnh hưởng tiêu cực
đến hành vi tiêu dùng và đầu tư chung của toàn xã hội khiến cho các hoạt động
kinh tế ít nhiều kém phần năng động và giảm khả năng thanh khoản.
Trước tình hình khó khăn như vậy, Bộ Kinh tế - Tài chính - Công nghiệp Pháp dự
báo tăng trưởng GDP năm 2012 của Pháp chỉ có thể đạt mức tối đa 1%, giảm 0,6%
so với mức tăng trưởng 1,6% năm 2011. Ngày 25 tháng 1 vừa qua Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) đã xét lại dự báo tình hình kinh tế thế giới và đưa ra mức dự báo mới cho

tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2012 là 3,3%, giảm 0,6% so với mức dự báo hồi
tháng 9 năm 2011 (4%). Theo dự báo này, khu vực châu Âu khó tránh khỏi sóng
gió khi mức tăng trưởng chung có thể tụt xuống -0,5% mặc dù hai nước đầu tàu là
Pháp và Đức vẫn giữ được mức tăng trưởng dương, lần lượt là 0,2% và 0,3%. Suy
thoái mạnh từ một số nước Thành viên EU, đặc biệt là Tây Ban Nha và Ý là
nguyên nhân chính kéo theo suy thoái trong khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng
của hai nước này lần lượt là -1,7% và -2,2%. Dự báo tăng trưởng của Pháp rớt
mạnh từ 1,4% hồi tháng 9/2011 xuống còn có 0,2% do tác động một phần của việc
Pháp vừa bị rớt hạng tín nhiệm tài chính quốc gia từ AAA xuống AA+ (tín hiệu cho
thấy nền kinh tế không vững chắc và kéo theo những lo ngại về môi trường đầu tư).
IMF cũng đưa ra kịch bản xấu nhất có thể xảy ra là khu vực châu Âu không thể
thoát khỏi khủng hoảng nợ công và hệ quả kéo theo sẽ đưa thế giới vào một thời kỳ
suy thoái mới với mức tăng trưởng chỉ đạt 1,3%.
Mặc dù vậy, Chính phủ Pháp vẫn hy vọng rằng, bằng việc tung ra quỹ dự trữ 6 tỷ
euro và một số biện pháp cải cách mạnh mẽ, nước Pháp sẽ vượt qua khó khăn và
tiếp tục là một trong những động lực giúp kinh tế EU phục hồi trong trung hạn.
Phản ứng chính sách của EU và Pháp
Để đối phó với khủng hoảng nợ công và duy trì tăng trưởng kinh tế, Ủy ban châu
Âu chuẩn bị ban hành các chính sách chung cho tất cả các nước thành viên EU như
sau : (1) tăng cường kỷ luật tài khóa : khống chế mức thâm hụt ngân sách không
quá 5%, nước nào vi phạm sẽ phải nộp phạt 1% GDP vào Quỹ bình ổn châu Âu ;
(2) tái phân bổ các nguồn lực cho việc tạo công ăn việc làm (hỗ trợ thành lập doanh
nghiệp mới, dạy nghề cho người lao động, ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ, tăng chỗ thực tập cho sinh viên tại doanh nghiệp); (3) giảm gánh nặng thủ
tục hành chính ; (4) tăng khả năng di chuyển lao động qua biên giới thông qua việc
điều chỉnh qui định về công nhận bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp bao gồm cả
việc cấp thẻ hành nghề châu Âu, hộ chiếu kỹ năng châu Âu, bổ sung các quyền hưu
trí cho lao động nhập cư ; (5) phát triển thương mại điện tử bao gồm cả việc sử
dụng chữ ký điện tử và giải quyết tranh chấp trực tuyến; (6) thỏa thuận về tiêu
chuẩn hóa ; (7) sử dụng năng lượng hiệu quả ; (8) đơn giản hóa qui định về kế toán

và qui định mua sắm công ; (9) hiện đại hóa qui định về bảo hộ bản quyền nhằm
phát huy hiệu quả của nền kinh tế kỹ thuật số ; (10) gỡ bỏ rào cản thương mại để
khuyến khích xuất khẩu và đầu tư ; (11) Ngân hàng trung ương châu Âu tái cấp vốn
cho các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời tăng cường chế tài đối với các giao dịch
đầu cơ tài chính phi sản xuất.
Song song với các quyết định nêu trên của EU, chính phủ Pháp cũng đang chuẩn bị
ban hành 6 biện pháp sau đây : (1) Giảm phần đóng góp của giới chủ đối với chi
5

×