Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở DI TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.99 KB, 8 trang )

CÂU HỎI MÔN CƠ SỞ DI TRUYỀN
 Câu 1: tại sao hai anh em trong một gia đình lại có kiểu gen khác nhau?
 Do sự kết hợp của các alen ở trên các cặp NST khác nhau trong qua trình trao đổi
chéo của giảm phân và phân bào hoàn toàn ngẫu nhiên, ngoài ra còn có ảnh hưởng một
phần nhỏ của môi trường.
 Câu 2: Ứng dụng của di truyền học trong nông nghiệp, y học, xã hội và điều tra
tội phạm:
 * Trong nông nghiệp: phương pháp lai tạo, cải thiện giống và phương pháp cải thiện
giống, tạo vật liệu ban đầu, tạo ưu thế lai và biến dị hợp.
* Trong y học: Dựa vào cấu trúc của gen và sự biến đổi về di truyền để xác định các bệnh
tật đã biết và chưa biết của con người.
* Trong xã hội và hình sự:
Xã hội: xác định huyết thống của người thân trong gia đình, tìm hài cốt liệt sĩ,…
Điều tra tội phạm: dựa vào các dấu vết ở hiện trường như tóc , máu, tế bào biểu bì trên
móng tay,… xác định kiểu DNA, đối chiếu với các nghi can  xác định tội phạm.
 Có thể chuyển gen lục lạp vào cơ thể con người hay không?
 Không. Thứ nhất, vì con người là sinh vật dị dưỡng nên không cần lục lạp để quang
hợp. còn cây xanh là sinh vật quang dưỡng, lục lạp là cơ quan quan trọng để quang hợp.
Thứ hai, để quang hợp được thì lục lạp cần CO2 để tạo ra O2, còn con người thì cần O2
để hô hấp. Hơn thế nữa, trong cơ thể con người có các kháng thể nên khi có các gen hay
tế bào lạ xâm nhập vào thì cơ chế tự đào thải sẽ loại bỏ những gen hay tế bào mà không
phải là của nó. Và còn vì lý do xã hội.
 Tại sao NST khổng lồ lại có ở ruồi giấm?
 Các NST đa sợi ở tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi được xem như là sự sắp xếp
của các NST được sao chép và dính vào nhau. Để tạo ra một NST đa sợi cần có khoảng
10 CK sao chép, tạo ra 1024 NST dính liền nhau. Kết quả là khả năng tổng hợp nhanh
một lượng lớn DNA. Khi các vùng trên NST này hoạt động, tất cả các phân tử DNA
tương tự thành lập các vùng ở những này làm NST phình lên.


 Ý nghĩa của sinh sản vô tính trong nông nghiệp?


 Giữ cho số lượng, chất lượng NST ổn định qua các thế hệ. Đảm bảo được tính trạng di
truyền mong muốn, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.
VD: Nhân giống vô tính ở cây chuối, các cây con lớn lên hoàn toàn giống như mẹ từ vật
chất di truyền đến hình dạng bên ngoài.
Nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
 Khi nào DNA tái bản?
 DNA tái bản tại pha S của kỳ trung gian, khi điểm bắt đầu Ogirin được nhận biết, đối
với tế bào chân hạch là điểm ARS, ở sơ hạch “ ORI”.
 Tại sao DNA bị đột biến và đột biến để làm gì?
 Do cấu trúc DNA có 2 luống, khi quá trình metyl hóa xãy ra, tức gốc
CH3 gắn vào luống lớn luống nhỏ làm cho DNA bị đột biến.
Đột biến để: tạo sự đa dạng vốn gen giúp SV đáp ứng được môi trường sống.
 Vai trò của Protein histone? Protein histone khác nhau để làm gì?
 Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là NST, còn cấp độ phân tử là DNA
Mà thành phần của NST là acid nucleid ( DNA và RNA) và Protein histone
Vai trò: tham gia liên kết với DNA để tạo thành cấu trúc nucleosome. Các Protein histone
này quấn quanh DNA để các DNA có thể giúp cho các DNA không bị rối và đóng xoắn
nằm gọn trong nhân .
Có 4 loại protein histone, H2A, H2B, H3 và H4 chính tương tác với nhau tạo
thành cấu trúc lõi. Lõi này quấn quanh đoạn DNA 146bp tạo thành nucleosome. Sự khác
nhau của các loại Protein Histone này giúp cho quá trình nhân đôi

 Cuối giảm phân 1 tbn là kép và giảm phân 2 4tb là đơn.
Nguyên nhân nào hạt phấn có 3 nhân, túi phôi có 8 nhân?
 Do trong quá trình hình thành giao tử ở thực vật phải trải qua các quá trình
nguyên nhiễm, giảm nhiễm I, giảm nhiễm II và hạch phân.


Giao tử cái ở giảm phân I tạo ra 2 tế bào: 1 tế bào lớn và một tế bào nhỏ ( thể cực
cấp 1) . Đến giảm phân II, 1 tế bào lớn tạo ra 1 đại bào tử và 3 thể cực cấp 2. Qua 3 lần

hạch phân tạo ra được 8 nhân ( 1 noãn, 2 trợ cầu, 2 nhân phụ, 3 đối cầu) được lưu trữ
trong túi phôi.
Giao tử đực ở giảm phân I tạo ra 2 tế bào bằng nhau. Đến giảm phân II, tạo ra tứ
thể tiểu bào tử. Qua 2 lần hạch phân tạo ra nội nhũ 3n gọi là hạt phấn. Nguyên nhân là do
trong quá trình thụ tinh kép, ống phấn mọc dài chạm đến noãn cầu, nhân của ống phấn và
2 giao tử đực được giải phóng. Một trong các giao tử đực kết hợp với nhân sinh dục của
trứng để tạo thành một hợp tử lưỡng bội, sau này phát triển thành phôi. Nhân của ống
phấn bị hủy đi, nhưng giao tử đực được giữ lại và chuyển vào trung tâm của túi phôi để
kết hợp với 2 nhân cực tạo ra nội nhũ tam bội 3n.
Tinh tử 1 + Noãn cầu  hợp tử 2n  phôi(2n)
Tinh tử 2 + Nhân 2n  Nhân 3n  Nội nhũ 3n
 So sánh quá trình hình thành giao tử của thực vật và động vật ?
 - Giống nhau: Đều tạo ra giao tử n, kết hợp với giao tử đơn bội tạo ra hợp tử lưỡng bội
 hình thành nên cá thể mới.
- Khác nhau:
THỰC VẬT
- Tạo phấn: hạt phấn được tạo thành từ tiểu
bào tử chứa trong các bao phấn thông qua
quá trình giảm phân tạo ra hạt phấn 3n.
- Tạo noãn: qua quá trình giảm phân tạo ra
4 tế bào con, 3 tb không phát triển, 1 tế bào
phân cắt qua 3 lần hạch phân tạo ra 8 nhân
đơn bội

ĐỘNG VẬT
- Tạo tinh trùng: trãi qua các quá trình
nguyên phân, giảm phân I,II tạo ra 4 tế bào
n hình thành nên tinh trùng chứa trong tinh
hoàn.
- Tạo trứng hình thành và phát triển trong

buồng trứng , trãi qua quá trình nguyên
phân, giảm phân I cho ra 1 tế bào sơ cấp và
1 thể cực, giảm phân II noãn bào phân chia
cho ra 1 trứng,1 thể cực phân chia cho ra 3
thể cực.

 Nếu thụ phấn xảy ra nhưng thụ tinh không xảy ra thì ra sao? Và ngược lại?
 - Khi thụ phấn xảy ra mà thụ tinh không xảy ra, thì thụ phấn sẽ tạo thành nội nhũ 3n
( tức tạo ra hạt phấn) , nhưng không thụ tinh sẽ không tạo hợp tử bởi không có sự kết


hợp giữa tinh tử và tế bào trứng để tạo ra phôi. Mà nội nhũ sẽ kết hợp với phôi để tạo
thành hạt. Do vậy sẽ không tạo thành hạt
- Do thụ phấn xãy ra trước thụ tinh, vậy nếu thụ tinh không xảy ra thì thụ phấn cũng
không xảy ra.
 Trong học thuyết trung tâm phân tử quá trình nào cần amino acid?
 Quá trình dịch mã.
 Tại sao cừu Dolly là cừu non nhưng lại biểu hiện bệnh của cừu già?
 Vì mỗi NST đều có đoạn telomere để bảo vệ đầu mút ở cuối NST. NST mới sinh ra
thì có đoạn telomere dài, sau nhiều lần phân chia NST bị ngắn lại do đó đoạn telomere
cũng ngắn lại đến một lúc nào đó chiều dài telomer không đủ để bảo vệ đầu mút. Do cừu
Dolly được tạo ra từ nhân của tế bào mẹ trưởng thành, đoạn telomere cũng đã ngắn nên
biểu hiện bệnh của mẹ.
 Ở động vật có tạo được dòng thuần hay không?
 Có. Cho lai cận huyết giữa các các thể cùng huyết thống. Rất mau tạo được dòng
thuần nhưng tỷ lệ đột biến gây ra dị tật ở con rất cao.
Tạo dòng thuần để làm gì? Làm thế nào để đánh giá dòng thuần?
 tạo ưu thế lai, giữ giống, tìm được tính trạng mong muốn. Để đánh giá được dòng
thuần thì ta xem kiểu hình và xem gen bằng phương pháp dấu phân tử.
 Tại sao năng suất của lúa hè thu bao giờ cũng thấp hơn lúa đông xuân?

 Do thời tiết của vụ hè thu thuận lợi cho sự phát triển của các loài côn trùng, sâu bệnh,
dịch hại lúa.
 Tại sao khi truyền máu AB vào O thì máu đông lại?
 Do trong nhóm máu O có kháng thể huyết thanh A và B nhưng lại không có kháng
nguyên hồng cầu. Còn nhóm máu AB thì lại có kháng nguyên hồng cầu A và B nhưng
lại không có kháng thể huyết thanh. Mà kháng thể là một loại protein do hệ thống miễn
dịch tạo ra, có khả năng gắn vào một phân tử lạ gọi là kháng nguyên và làm cho nó mất
hoạt tính. Các kháng thể thường có tính đặc hiệu trong việc nhận biết một phân tử lạ nào
đó. Sự mất hoạt tính thường tạo ra hiện tượng kết tủa hoặc sự kết tụ của những phân tử
lớn. Do đó khi truyền máu AB vào O thì đông lại.


 Con người có bao nhiêu gen? Làm sao để biết được?
 Về việc con người có bao nhiêu gen thì hiện nay vẫn chưa có số liệu chính xác. Vì gen
chỉ là 1% trong số 3 tỷ nucleotid có trong chuỗi DNA của mỗi người và chúng cũng
không sắp xếp theo một trật tự hay quy luật nào cả mà là sự xen lẫn đa dạng của các
DNA không mã hóa Protid.
Lai hồi giao dùng để làm gì?
 Tạo dòng tái tổ hợp nhân tạo, cô lập tách ra những đặc điểm nhất định.
 Tạo ra tổ hợp mới để làm gì?
 Để tạo ra được gen mới, tạo dòng thuần chủng và chọn lọc được kiểu gen mong muốn
.Giúp SV thích nghi với môi trường. Tạo ra biến dị di truyền góp phần quan trọng trong
quá trình tiến hóa. Có ý nghĩa trong chọn giống. (Tái tổ hợp di truyền sẽ tạo ra các kiểu
hình độc đáo kèm theo các thay đổi tế bào học dễ quan sát và dự đoán được)
 Tại sao A-T lk 2 lk H2 còn G-C lk 3 lk H2?
 Qua cấu tạo của bazo nito ta thấy rằng, do mạch DNA xoắn va sắp xếp theo kiểu giấu
các gốc kị nước NH2 vào trong tạo mạch đôi xoắn. Dựa theo điều này A-T lk với nhau do
gốc tương ứng là 2 cặp NH2 và OH .
Tại sao hàng tỉ người lại có DNA khác nhau?
Do số lượng và cách sắp xếp của ATGC, nên xác xuất để tìm được DNA giống nhau

giữa hai người là vô cùng thấp và trong ở hàng tỉ, tỉ lệ DNA giống nhau là vô cùng thấp
đến mức gần như bằng 0. Cùng với sự đột biến với tỉ lệ rất thấp cũng khiến DNA khác
nhau.
 Ở cây bắp tạo dòng thuần được không và bằng cách nào?
 Có. Tự thụ bắt buộc, nuôi cấy túi phấn.
Nguyên nhân nào tại sao 1 locus có nhiều alen?
Locus để chỉ vị trí của gen trên NST. Do có hiện tượng đột biến nên trên cùng một vị
trí của NST có trình tự ATGC có sự khác biệt dẫn đến có nhiều alen khác nhau trên cùng
một locus.

 Tại sao DNA lại có khả năng nhân đôi và gây đột biến?


- Khả năng nhân đôi:Do có sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố như phức hệ enzyme, đoạn mồi,
các dNTP tự do và điểm khởi đầu sao chép ( ở vk là “origine, chân hạch ARS)
- Khả năng gây đột biến: trong quá trình nhân đôi cũng như trong phiên mã có thể tạo ra
những sai khác trong trình tự ATGC dẫn đến đột biến, do cấu trúc 2 luống của DNA có
luống lớn, luốn nhỏ nên khi CH3 gắn vào dẫn đến sự metyl hóa Đột biến DNA sẽ biểu
hiện ra kiểu hình qua quá trình phiên mã dịch mã.
 Tại sao 2 bazo nito lại hướng vào trong mà không hướng ra ngoài?
Tại vì bazo nito là vòng nhân thơm, nên kị nước hướng vào trong. Để không thể tiếp
xúc với dd bên ngoài.
 Tại sao tế bào ung thư cứ tăng trưởng hoài?
 Do những tế bào ung thư có đoạn telomere ngắn hơn các tế bào bình thường và tăng
sinh một cách không bình thường, lại có sự hiện diện của enzyme telomerase thì các NST
kém bền vững, chúng không thể bám vào được màng nhân tế bào, bị dính vào nhau và có
hình dạng kì dị.Tuy nhiên enzym telomerase hoạt động ở tế bào ung thư, giúp cho tế bào
phân chia liên tục bằng cách kéo dài các chuỗi ADN của telomere, khiến cho tế bào trở
nên "bất tử.
 Những nhân nào tham gia vào quá trình thụ tinh ở thực vật. Thụ tinh kép ở thực

vật cho con người những gì?
 Những nhân tham gia vào quá trình thụ tinh là: 2 giao tử đực, noãn và 2 nhân phụ. Kết
quả của quá trình thụ tinh kép ở thực vật cho con người là quả .
 Tại sao DNA lại sao chép theo cơ chế bán bảo tồn?
Trong chuỗi xoắn kép DNA, hai mạch đơn liên kết với nhau bằng một quan hệ bổ
sung. Như vậy, trong quá trình tái bản, nếu hai mạch đơn tách rời nhau và mỗi mạch đơn
được dùng làm khuôn để tổng hợp nên một mạch mới theo nguyên tắc bổ sung thì kết quả
là từ một phân tử DNA ban đầu đã tạo ra được hai phân tử mới giống hệt nhau. Vì trong
mỗi phân tử DNA con đều mang một mạch cũ và một mạch mới nên kiểu tái bản này
được gọi là bán bảo tồn.

 Chức năng của DNA polymerase?


Những enzyme này xúc tác cho quá trình polymer hóa các deoxiribonucleotide dựa
trên trình tự của một chuỗi DNA khác. Sợi DNA mới được tạo thành sẽ bổ sung với sợi
DNA khuôntheo nguyên tắc bổ sung. Phần lớn các AND polymerase có hoạt tính
nuclease, chúng làm đứt gãy những liên kết photphodieste trong các khung đường
photphat của acid nucleic. Một số loại có khả năng sửa các sai sót xảy ra trong quá trình
trùng hợp hóa( AND polymerase I, và III), đôi khi lại bổ sung một nucleotit sai ( một
nucleotit không thể kết cặp bazơ bổ sung) vào đầu chuỗi tăng trưởng.
 Tại sao con người có thể lấy lá, rễ, mô sinh trưởng đi nuôi cấy mô, còn con người
thì không?


Tại sao Morgan lại chọn đối tượng là ruồi giấm?
 Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, nhiều biến dị di truyền ( tính trạng màu mắt,
thân, cánh), số lượng NST ít 2n=8, dòng đời lại ngắn. Khi lai phân tích ở đời con cho ra
hiện tượng liên kết gen ( 2 cặp tính trạng cùng nằm trên một NST tương đông) .
VD:


P:
hoa đỏ x
hoa trắng
KG :
AA
x
aa
GP:
A
a
F1 :
Aa => 100% hoa đỏ <=> đồng tính
=> kiểu gen cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp.

(2) P :
hoa đỏ
x
hoa trắng
KG :
Aa
x
aa
GP:
A
a
a
F1:
1Aa : 1aa <=> phân tính
=>kiểu gen cá thể mang tính trạng trội là dị hợp.

 Tại sao gen ban đầu là 18,5 nhưng thực tế tổng chiều dài lại là 19,5?



 Người ở giữa thuộc giới tính nào?
 Nếu XX thì bào thai là trẻ gái, còn bào thai bé trai là XY và phải thêm một gene nhỏ khác nữa
mới hoàn chỉnh. Đó chính là đoạn gen SRY. Khi gene SRY không hoạt động thì em bé với
những nhiễm sắc thể XY lại phát triển bộ phận sinh dục theo hướng “cái” nhưng không
có buồng trứng (bởi thiếu nhiễm sắc thể X). Khi dậy thì cô gái có thân hình vạm vỡ như
con trai, tăng trưởng chiều cao (nhiễm sắc thể Y có gen tăng trưởng chiều cao).
Trẻ sẽ giống con gái nhưng không phải con gái. Không có bộ phận sinh dục nên khi sinh
ra cha mẹ vẫn đặt tên, cho mặc quần áo con gái. Khi lớn lên "cô gái" này không có kinh.
Trường hợp này gọi là “lại giới”. Đến tuổi dậy thì siêu âm không thấy buồng trứng, tính
khí mạnh mẽ, ăn to, nói lớn, hung hăng như con trai.
Nếu em bé XY có SRY xuất hiện đúng thời điểm, vẫn có tinh hoàn xuất hiện và sản xuất
testosterone. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bào thai không đáp ứng với testosterone
để biệt hóa thành bé trai 100%. Vậy là bé vẫn bị xếp thành "con gái" nhưng lại có hai tinh
hoàn nằm chơi trong bụng.
Khi đã có nhiễm sắc thể Y thì lại có sự hình thành 2 tinh hoàn ,y học gọi đó là hội chứng
Klinefelter. Vì “vướng” 2 nhiễm sắc thể XX nên sự hình thành của testosterone kém. Khi
trưởng thành vẫn là con trai nhưng cơ bắp mềm mại, giọng nói êm dịu, vóc dáng tròn
trĩnh, vú hơi to. Hai tinh hoàn phát triển kém nên đối tượng này nếu lấy vợ cũng sẽ vô
sinh.
 Chức năng của tâm động?
 Tâm cơ học ( tâm đông) của nhiễm sắc thể, nơi các sợi thoi dính vào ở trung kì và hậu
kì của nguyên phân và giảm phân . Tâm động quy định tính năng của nhiễm sắc thể trong
nguyên phân và giảm phân; sự phân bố của nhiễm sắc thể trên bề mặt xích đạo của thể
thoi ở trung kì được xác định bởi những vòng TĐ của chúng, còn việc đẩy của TĐ cùng
với tác động lôi kéo của các sợi thoi gây ra việc tách các nhiễm sắc thể về các cực khác
nhau trong hậu kì. Đoạn nhiễm sắc thể bị mất TĐ thường không có khả năng phân chia

nguyên phân và bị thải vào chất tế bào.



×