Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 197 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MÃ NGỌC THỂ

THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MÃ NGỌC THỂ

THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62 31 04 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRẦN THỊ MINH ĐỨC


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công
trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận án

MÃ NGỌC THỂ


LỜI CẢM ƠN
Để có kết quả như ngày hôm nay, với sự kính trọng đặc biệt, tôi xin chân
thành cảm ơn GS. TS. Trần Thị Minh Đức đã đồng ý nhận lời làm người hướng dẫn
khoa học cho tôi mặc dù tôi chưa làm được những điều tốt nhất khiến cô cảm thấy
hài lòng, nhưng GS. TS. Trần Thị Minh Đức đã vẫn vui lòng hướng dẫn và gợi ý
cho tôi những ý tưởng trong quá trình lựa chọn các vấn đề nghiên cứu, tạo điều
kiện giúp đỡ, động viên để tôi vượt qua nhiều hạn chế trong nghiên cứu. Tôi vô
cùng biết ơn cô, người đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học và
làm việc.
Tôi nhận được sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của các cán bộ Khoa Tâm lý học
và các Phòng Quản lý Đào tạo - Học viện Khoa học Xã hội. Trong quá trình làm
luận án của mình, tôi không thể không nhắc tới sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
GS. TS Vũ Dũng và PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Lan, những người luôn chỉ bảo, giúp

đỡ tôi những lúc khó khăn. Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ, giảng
viên của Học viện Khoa học Xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại
học Tân Trào đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án của mình.
Sau cùng, tôi đặc biệt cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên,
quan tâm, dành thời gian để tôi hoàn thiện luận án này.
Trong thời gian làm luận án, do kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận
án của tôi còn mắc nhiều lỗi và cần được góp ý, chỉnh sửa để bản luận án ngày
hoàn thiện hơn. Kính mong quý Thầy, Cô giáo và quý bạn đồng nghiệp, những ai
quan tâm đến đề tài nghiên cứu này đóng ý kiến, để tôi có thể chỉnh sửa, hoàn thiện
luận án này được tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tuyên Quang – Hà Nội, tháng…..năm 2016
Mã Ngọc Thể


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG CỦA SINH
VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ........................................ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .....................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................................15
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC
THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ..............................................................26
2.1. Một số khái niệm cơ sở ......................................................................................26

2.2. Các biểu hiện thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập ở
trường đại học ...........................................................................................................41
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt
động học tập. .............................................................................................................47
Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................55
3.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................55
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................63
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG CỦA SINH
VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP .....................................71
4.1. Thực trạng thích ứng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số .............................71
4.2. Các khía cạnh thích ứng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số ........................92
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng học tập của sinh viên .............................114
4.4. Một số biện pháp cơ bản nâng cao mức độ thích ứng cho sinh viên dân tộc thiểu
số với hoạt động học tập………………………………………………………….128
4.5. Phân tích trường hợp tham vấn tâm lý nhằm nâng cao khả năng thích ứng học
tập của sinh viên dân tộc thiểu số ...........................................................................133
KẾT LUẬN ......................................................................................................................150
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Từ

DTTS


Dân tộc thiểu số

ĐH, CĐ

Đại học, cao đẳng

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

HĐHT

Hoạt động học tập

MĐTƯ

Mức độ thích ứng

SL

Số lượng

SV

Sinh viên


SV DTTS

Sinh viên dân tộc thiểu số

TB

Trung bình

TBC

Trung bình chung



Thích ứng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các mức độ thích ứng qua các mặt biểu hiện .......................................33
Bảng 3.1: Mẫu nghiên cứu .....................................................................................63
Bảng 3.2: Bảng thể hiện ý nghĩa và điểm tương ứng ............................................68
Bảng 4.1: Đánh giá chung về ba mặt thích ứng của SV DTTS với hoạt động học
tập ..............................................................................................................................71
Bảng 4.2: Mức độ thích ứng về nhận thức của SV qua các mặt biểu hiện ..........73
Bảng 4.3: Nhận thức của sinh viên về phương pháp giảng dạy không có sự tham
gia ..............................................................................................................................74
Bảng 4.4: Nhận thức của SV về phương pháp giảng dạy có sự tham gia ................75
Bảng 4.5: Thái độ của sinh viên tham gia vào các hoạt động học tập ..................77
Bảng 4.6: Những biểu hiện thái độ của SV tham gia hoạt động học tập.............78
Bảng 4.7: Đánh giá về sự thành thạo các kĩ năng trong quá trình học tập..........84

Bảng 4.8: Xoay thành phần các nhân tố về thích ứng hành vi .............................84
Bảng 4.9: Đánh giá về sự thành thạo các kĩ năng trong quá trình học tập.........85
Bảng 4.10: Sự thích ứng của sinh viên biểu hiện qua nhóm hành vi ...................87
Bảng 4.11: Một số yếu tố có liên quan đến hành vi học tập ở sinh viên ...............89
Bảng 4.12: Thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua mặt nhận thức .....................92
Bảng 4.13: Thích ứng của SV DTTS qua mặt thái độ (xét theo năm học)................95
Bảng 4.14: Biểu hiện thái độ tương tác của SV trong hoạt động học tập ............97
Bảng 4.15: Thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua mặt thái độ (xét theo năm học).........98
Bảng 4.16: Thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua mặt hành vi..........................99
Bảng 4.17: Biểu hiện của nhóm hành vi giao tiếp, ra quyết định và tư duy
tích cực ...................................................................................................................100
Bảng 4.18: Biểu hiện của nhóm hành vi ứng phó và tự kiềm chế ......................101
Bảng 4.19: Sự thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua nhóm hành vi ................102
Bảng 4.20: Thích ứng nhận thức của sinh viên xét theo nhóm dân tộc .............107
Bảng 4.21: Sự thích ứng của các nhóm SV DTTS thể hiện qua mặt thái độ .........108
Bảng 4.22: Thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua mặt hành vi .............................110


Bảng 4.23: Sự khác biệt giữa ba mặt thích ứng học tập của các nhóm SV dân tộc..111
Bảng 4.24: Mối tương quan của các mặt thích ứng với từng năm học ......112
Bảng 4.25: Sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng ......................113
Bảng 4.26: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thích ứng của SV DTTS ........116
Bảng 4.27: Cách ứng phó tích cực của SV với khó khăn trong học tập .............120
Bảng 4.28: Những cách ứng phó tiêu cực của SV với khó khăn học tập ...........121
Bảng 4.29: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thích ứng học tập của SV ..........122
Bảng 4.30: Ảnh hưởng của đặc điểm dân tộc đến thích ứng của SV .................126
Bảng 4.31: Mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của SV
DTTS.......................................................................................................... 127



DANH MỤC BIÊU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức độ thích ứng học tập của SV DTTS ..............................................72
Biểu đồ 2: Thái độ của sinh viên với việc lắng nghe ý kiến của bạn học……….80
Biểu đồ 3: Các mức độ thích ứng thể hiện qua nhận thức của sinh viên .................94
Biểu đồ 4: Thích ứng học tập của sinh viên xét theo năm học............................105
Biểu đồ 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng học tập của SV dân tộc ..........115
Biểu đồ 6: Sự tham gia của SV vào các hoạt động chung trong nhà trường .....118
Biểu đồ 7: Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên .........................123
Biểu đồ 8: Đánh giá về kết quả học tập của năm học .........................................124
Sơ đồ1: Mối tương quan giữa các mặt của thích ứng............................................90
Sơ đồ 2: Tác động của nhận thức, thái độ, hành vi đến thích ứng học tập ..........91


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thích ứng là phản ứng của con người trước những khó khăn trong cuộc
sống. Con người luôn phải thích ứng với những yếu tố mới xuất hiện, những khó
khăn, biến cố có thể xảy ra trong các mối quan hệ mới, môi trường sống mới, cuộc
sống mới bắt buộc họ phải có khả năng bắt nhịp, ứng phó bằng cách tạo ra những
hành vi hợp lý, sáng tạo ra những phương thức sống mới để đáp lại những thay đổi
nhanh chóng của môi trường. Thích ứng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi cá nhân. Nhiều công trình nghiên cứu trước cho thấy, khả năng thích
ứng có vai trò quan trọng giúp tăng năng suất lao động, tạo ra tính hiệu quả trong
công việc, giúp giảm stress, góp phần tích cực vào quá trình phát triển nhân cách. Ở
từng hoàn cảnh và môi trường sống đều có những khó khăn nhất định gây ra cho
con người. Những tác nhân ấy khiến con người phải biết cách ứng phó bằng cách tự
điều chỉnh tâm lý, hoạt động của mình sao cho phù hợp để đảm bảo sự tồn tại và
phát triển cá nhân.
1.2. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về thích ứng tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên như Lê Ngọc Lan (2002) [30], Trần Thị Minh

Đức (2003) [9], Đỗ Thị Thanh Mai (2008) [40], Dương Thị Thoan (2010) [67],
Đặng Thị Lan (2012) [32], Nguyễn Thị Út Sáu (2013) [58], Đặng Thanh Nga (2014)
[50]. Các nghiên cứu này phần lớn tập trung vào sự thích ứng của sinh viên năm thứ
nhất biểu hiện qua sự thích ứng với phương pháp học tập, chương trình đào tạo,
nhận thức, thái độ, hành vi. Các yếu tố chi phối khách quan và chủ quan như chỉ số
sự phát triển thông minh, kiểu tính cách, sức khỏe, nỗ lực cá nhân. Tuy các tác giả
không nghiên cứu trực tiếp về sự thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số nhưng đã
gợi mở cho chúng tôi những ý tưởng, những mặt còn chưa nghiên cứu về thích ứng
học tập. Trong số các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có Nguyễn Thị
Hoài (2007) [20], Ngô Giang Nam (2013) [46], Nguyễn Thị Lan Anh (2015) [1], đã
nghiên cứu gần hơn về người dân tộc thiểu số qua các vấn đề kỹ năng giao tiếp, đặc
điểm giao tiếp của sinh viên dân tộc thiểu số, đó là những nghiên cứu hết sức đáng
quý, cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin có liên quan đến thích ứng của sinh
viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập. Bởi vì, hoạt động học tập của sinh viên

1


bao giờ cũng có gắn với yếu tố giao tiếp. Nó là một trong những điều kiện để sinh
viên thích ứng nhanh, hòa nhập tốt với môi trường sống. Các nghiên cứu cũng giúp
cho chúng tôi những ý tưởng trong việc làm rõ thực trạng và đưa ra các biện pháp
cụ thể tác động nâng cao mức độ thích ứng học tập cho SV DTTS.
1.3. Môi trường đại học là môi trường có nhiều khó khăn, luôn tạo ra áp lực
cho SV DTTS. Các em phải trải qua quá trình thích ứng khó khăn do thay đổi môi
trường sống và học tập từ phổ thông đến đại học. Những sinh viên này là nhóm
người thiểu số phải đương đầu với nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng học tập giảm
sút. Những biểu hiện của sự khó khăn này được xem như một hệ quả của một sang
chấn, một cú sốc văn hóa mà hầu hết các SV thuộc nhóm thiểu số đều gặp phải. Các
nghiên cứu về thích ứng học tập hiện nay tập trung vào thích ứng của học sinh tiểu
học và sinh viên năm thứ nhất, có rất ít nghiên cứu về SV DTTS. Phần lớn đề tài

nghiên cứu hướng vào nghiên cứu khó khăn tâm lý của SV DTTS. Do đó, nghiên
cứu thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập nhằm góp phần bổ sung thông
tin lý luận về thích ứng học tập và kết quả nghiên cứu thực tiễn, đưa ra các biện
pháp tác động nâng cao thích ứng học tập và chất lượng đào tạo cho SV của trường
đại học, vừa góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Nghiên cứu thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập có ý nghĩa về mặt thực
tiễn và hoàn toàn cấp thiết trong giai đoạn mà đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam được đặt ra hiện nay. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập ”
làm Luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng thích ứng của sinh viên dân tộc
thiểu số với hoạt động học tập, luận án thực hiện một số tác động sư phạm tăng
cường phương pháp giảng dạy cho giảng viên, tổ chức nhóm, câu lạc bộ kỹ năng
sống, tham vấn tâm lý, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ
thích ứng cho sinh viên trong hoạt động học.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lý luận thích ứng; phân tích các khái niệm, các khuynh
hướng nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định sự thích ứng và không thích ứng của SV
DTTS với hoạt động học tập.

2


2.2.2 Khảo sát thực trạng và phân tích các biểu hiện thích ứng của SV DTTS
với hoạt động học tập, phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách
quan đến sự thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập.
2.2.3. Đề xuất một số biện pháp cơ bản : hoạt động nhằm tăng cường phương

pháp giảng dạy của giảng viên, tổ chức nhóm, câu lạc bộ kỹ năng sống cho sinh
viên, tham vấn tâm lý để nâng cao mức độ thích ứng cho SV DTST với hoạt động
học tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt
động học tập.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Chúng tôi chú trọng tập trung nghiên cứu thích ứng học tập của SV biểu hiện
qua mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Nghiên cứu được tiến hành theo lát cắt
ngang. Chúng tôi khảo sát thực trạng và phân tích nguyên nhân thích ứng (hoặc
không thích ứng) của SV theo năm học về các biểu hiện nhận thức, thái độ và hành
vi để thấy rõ SV có thích ứng với hoạt động học tập hay không. Luận án chỉ tập
trung nghiên cứu trên SV DTTS, không nghiên trên SV dân tộc Kinh nên chúng tôi
không nghiên cứu sự khác biệt giữa thích ứng của SV DTTS và thích ứng của SV
nói chung với hoạt động học tập. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng học
tập của SV DTTS, nhưng trong luận án này, do giới hạn về mặt thời gian nghiên
cứu chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các đặc điểm cá nhân về tính cách, tính tích
cực hoạt động - giao tiếp, ý chí khắc phục khó khăn, điều kiện sống...là những yếu
tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập. Còn
các yếu tố khác chúng tôi sẽ đi sâu vào trong những nghiên cứu tiếp theo.
3.2.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể là SV DTTS thuộc các dân tộc điển hình như Tày, H’Mông - Dao
và dân tộc khác đang học từ năm I đến năm III.
3.2.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

3



4. Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu
4.1. Nguyên tắc phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận trong tâm lý học sau :
- Nguyên tắc hoạt động - nhân cách: Trong luận án này chúng tôi nghiên cứu
sự thích ứng về học tập của SV DTTS trong đó tập trung vào các khía cạnh biểu
hiện nhận thức, thái độ và hành vi. Các khía cạnh này là thành phần không thể thiếu
trong mối quan hệ với hoạt động - giao tiếp và các đặc điểm tâm lý hình thành nên
nhân cách của SV DTTS. Hoạt động là những phương thức tồn tại của con người, là
nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Khi SV DTTS
tham gia vào hoạt động học tập có mục đích, mang tính chất xã hội, cộng đồng,
chắc chắn SV phải thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi - thao tác và công cụ
nhất định. Tuy nhiên nếu các em không nhận thức một cách đúng đắn và học tập
một cách tích cực, chủ động và tự giác, không tham gia vui chơi với bạn bè, không
có những hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp trong môi trường học tập mới, thì các
em sẽ không thể phát triển đầy đủ những phẩm chất và năng lực của nhân cách. Khi
SV DTTS gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, các chuẩn
mực các em sẽ biết đánh giá và chuyển dần thành tự đánh giá, giúp các em thấm
nhuần những bài học, những chuẩn mực, những giá trị xã hội ngày một sâu sắc hơn.
Vì vậy, nhà trường, giảng viên cần quan tâm hướng dẫn, tổ chức và tạo môi trường
hoạt động - giao tiếp cho SV tham gia vào các hoạt động để giúp các em thích ứng
và nâng cao sự thích ứng với hoạt động học tập ở trường đại học.
- Nguyên tắc hệ thống: Chúng tôi xem xét sự thích ứng của SV DTTS có sự
thống nhất với nhau biểu hiện qua ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi trong các
mối quan hệ tác động qua lại. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ hành
vi đồng nhất với thuật ngữ hành động. Vì trong cấu trúc của hoạt động, hành động
được coi là đơn vị nhỏ hơn hoạt động, hành vi ở một nghĩa nào đó được coi là hành
động, đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Cho nên, khi nghiên cứu hành vi thích ứng
của SV DTTS với hoạt động học tập, chúng tôi thống nhất chọn đơn vị nhỏ nhất là

hành vi làm thuật ngữ đại diện. Bản thân nhiều hành vi đồng nhất sẽ tạo ra hành
động, nhiều hành động đồng nhất sẽ tạo ra hoạt động học tập ở SV DTTS.
- Nguyên tắc phát triển: Con người sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu
không có hoạt động - giao tiếp với thế giới xung quanh, với cộng đồng người. Các

4


quan hệ xã hội không phải là cái gì trừu tượng, xa lạ, mà do chính con người tạo ra,
khi con người có nhận thức tốt, có thái độ đúng đắn và có hành vi tương ứng sẽ tạo
ra được sự phát triển trong tâm lý và ý thức ở bản thân. Trong nghiên cứu này xem
xét sự thích ứng học tập của SV DTTS không phải là một hiện tượng tâm lý tĩnh,
mà luôn thay đổi dưới sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, những
SV có sự chủ động tích cực, có ý chí khắc phục khó khăn càng cao thì mức độ thích
ứng của các em càng cao. Thích ứng cũng là một điều kiện, một phẩm chất tâm lý
quan trọng giúp SV DTTS đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống, và tạo được
những khả năng để phát triển trong tương lai.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu
sản phẩm của hoạt động; Phương pháp tham vấn tâm lý; Phương pháp thống kê
toán học. Mục đích và cách thức sử dụng được trình bày chi tiết trong Chương 3.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về sự thích ứng,
thích ứng với hoạt động học tập, sinh viên dân tộc thiểu số, khái niệm thích ứng của
SV DTTS với hoạt động học tập; Xác định biểu hiện thích ứng qua ba mặt: nhận
thức, thái độ và hành vi; các tiêu chí đánh giá thích ứng; các yếu tố ảnh hưởng đến
sự thích ứng.

5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm sáng tỏ thực trạng thích ứng của SV
DTTS với hoạt động học tập biểu hiện qua ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi.
Nghiên cứu cho thấy, mức độ thích ứng học tập của SV DTTS ngày càng được nâng
cao theo thời gian học tập ở mỗi năm học về sau. Luận án chỉ ra các yếu tố chủ
quan (Tính cách cá nhân, Tính tích cực hoạt động và giao tiếp, Ý chí khắc phục khó
khăn) và các yếu tố khách quan (Phương pháp giảng dạy của giảng viên, Các đặc
điểm học tập, Điều kiện sống) ảnh hưởng đến sự không thích ứng của SV DTTS.

5


Đề xuất được một số biện pháp cơ bản và sử dụng tham vấn tâm lý để nâng cao
mức độ thích ứng học tập cho SV nói chung và SV DTTS nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những phân tích, khái quát và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu

trên thế giới và Việt Nam góp phần cung cấp cơ sở khoa học, bổ sung thông tin lý
luận về thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập cho những nghiên cứu tiếp
theo.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn là tài liệu tham khảo cho học viên cao học và
sinh viên khối ngành sư phạm, các nhà nghiên cứu về chính sách xã hội, cán bộ
quản lý, giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng để có những hình thức tác
động giúp cho sinh viên dân tộc thiểu số thích ứng với hoạt động học tập ngày
một cao hơn.
7. Cơ cấu của luận án
Luận án bao gồm các phần và các chương như sau:
- Mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thích ứng của sinh viên dân
tộc thiểu số với hoạt động học tập.

- Chương 2: Cơ sở lý luận về thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với
hoạt động học tập.
- Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn thích ứng của sinh viên dân tộc
thiểu số với hoạt động học tập.
- Kết luận.
- Danh mục công trình đã công bố của tác giả.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG
CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Thông qua phân tích các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, phần này luận
án tập trung làm rõ ba hướng nghiên cứu về thích ứng, đó là hướng nghiên cứu về
thích ứng chung, thích ứng với hoạt động học tập của học sinh, sinh viên và thích
ứng với môi trường đại học.
1.1.1. Hướng nghiên cứu về thích ứng chung
Loài người trải qua hàng triệu năm tiến hóa, biến đổi để trở thành con
người hiện đại, thông minh và có tổ chức cao. Những biến đổi đó phần lớn do con
người biết thích nghi với môi trường sống, cải tổ bản thân để có thể tồn tại và phát
triển được. Trong bản thể con người có hai vấn đề đảm bảo sự tồn tại và phát
triển, đó là thích nghi về mặt sinh học và thích ứng về mặt tâm lý xã hội. Cho nên,
trước tiên cần khẳng định sự thích nghi đã đem lại cho con người một sức sống
trường tồn. Khoa học sinh vật học đã chúng minh điều đó qua thuyết tiến hoá và
tạo ra những ảnh hưởng đến tâm lý học một thời gian dài, đem lại những dữ kiện

sống góp phần cho tâm lý học khẳng định vai trò sự thích ứng tâm lý xã hội của
con người là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của cá nhân và xã hội
loài người.
Khái niệm nền tảng của thuyết tiến hoá là khái niệm thích nghi (thích ứng
sinh học) của sinh vật. Jean Lamarck (1809) hiểu bản chất sự thích nghi của sinh
vật với môi trường là sự di truyền các đặc tính tập thành; từ sự quan sát các hoá
thạch, ông đã kết luận rằng các thay đổi của môi trường là nguyên nhân làm cho có
sự thay đổi về cấu trúc nơi các loài thực vật, động vật và khả năng thích nghi được
phát triển trong đời sống của một sinh vật thì được truyền lại cho con cái của sinh
vật ấy.[97].

7


Để hiểu bản chất sự thích nghi của sinh vật là sự sống sót của vật thích hợp
nhất, Herbert Spencer (1852) cho rằng, con người sống trong xã hội, giống như các
loài vật khác trong môi trường tự nhiên của chúng, luôn tranh đấu để sinh tồn và chỉ
có cá nhân nào thích hợp nhất mới sống sót.[105]. Đến Charles Darwin (1859), ông
coi sự thích nghi là khả năng của sinh vật để sống và sinh sản. Vì vậy, sự thích nghi
được quyết định bởi các đặc tính của sinh vật và của môi trường. Các đặc tính cho
phép sinh vật điều chỉnh thích đáng với môi trường thì được gọi là thích nghi.[89].
Người có công lớn đem khái niệm thích ứng vào tâm lý học là nhà Tâm lý
học người Thuỵ Sỹ J. Piaget. Theo J. Piaget, trong sự tương tác giữa cơ thể và môi
trường thì mọi cơ thể đều có một xu thế bẩm sinh để thích ứng với môi trường. Mỗi
thay đổi bên trong của bản thân hay môi trường sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng.
Khi đồng hoá và điều ứng cân đối với nhau, không cái nào ngự trị cái nào thì đạt
được sự cân bằng (sự thích ứng).[dẫn theo 15].
Theo S. Freud, hành vi sống của con người chủ yếu được thúc đẩy bởi bản
năng (cái Nó), mà bản năng này lại luôn bị chèn ép và cấm đoán bởi những
chuẩn mực, quy tắc xã hội (cái Siêu Tôi). Cái Tôi là cái “thực tại” luôn tìm cách

giải quyết sự xung khắc giữa cái Nó và cái Siêu Tôi. Theo S.Freud, cái Tôi có
nguyên tắc là thích ứng với thực tế; cái Tôi phục vụ cho cái Nó, cái siêu tôi và
môi trường bên ngoài.[dẫn theo 14]
Như vậy, cả J. Piaget và S. Freud đều quan tâm đến trạng thái “cân bằng” và
“mất cân bằng” khi bàn về quá trình thích ứng của con người với môi trường xã hội.
Cả hai ông thống nhất: cân bằng của con người được xem xét từ hai khía cạnh, đó
là cân bằng với môi trường bên ngoài và cân bằng với cái bên trong của bản thân.
Do đó mỗi thay đổi bên trong hay thay đổi của môi trường sẽ dẫn tới sự mất cân
bằng. Đây là đóng góp to lớn của hai ông trong nghiên cứu về thích ứng của con
người. Theo chúng tôi, điểm hạn chế trong lý luận của J. Piaget và S. Freud chính là
xem sự thích ứng của con người như là sự thích ứng thuần tuý sinh học: con người
thụ động trong quá trình thích ứng với môi trường, chịu sự điều khiển hầu như hoàn
toàn bởi các quy luật sinh học.

8


Thực tế hàng ngày cho thấy, các sinh vật phản ứng với môi trường dựa
theo các phản xạ vô điều kiện và có điều kiện. Chính vì vậy, I.P. Pavlov (1890)
cho rằng, bản chất sự thích ứng của sinh vật với môi trường là sự tập thành, hay
học được các phản xạ có điều kiện- các phản xạ chỉ có thể được hình thành nhờ
sự lặp đi lặp lại các kích thích và các phản ứng có điều kiện.[ dẫn theo 14].
Với quan niệm rằng bản chất của sự kém thích ứng (hay không thích ứng) là
không học được, hoặc hành vi học được không đáp ứng được yêu cầu của môi
trường, J.Watson (1913) cho rằng, mọi hành vi ứng xử của con người được hình
thành thông qua quá trình học tập và tập nhiễm, là quá trình mà cá nhân học được
những hành vi mới cho phép nó giải quyết những yêu cầu đòi hỏi của cuộc
sống.[108].
Theo Tremblay (1992), sự thích ứng bên trong chính là sự thoải mái, dễ chịu
khi con người được “tự do” bộc lộ bản thân mình; còn sự thích ứng bên ngoài là khi

các cá nhân đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực xã hội, hoà nhập được với người
xung quanh và môi trường xã hội.[106].
Trong cuốn “Nền sư phạm đại học” tác giả Dupont và Ossandon (1999) đã
tập hợp những chỉ báo về sự thích ứng với hoạt động học tập cho rằng, đối với hoạt
động học tập, cá nhân có nhiều cách hoạt động trí óc cần được xác lập ngay từ bậc
trung học và cần được sử dụng tiếp ở bậc đại học, bở chúng đóng góp cho việc tiếp
cận tri thức một cách năng động.[dẫn theo 44]
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra các khái niệm về thích
nghi sinh học, mối liên quan hoặc chỉ rõ sự khác biệt giữa thích nghi sinh học với
thích ứng tâm lý xã hội. Các tiêu chí có thể xem xét sự thích nghi, thích ứng của cá
nhân với môi trường. Thực tế cho thấy, sự thích ứng có mối liên quan đến khả năng
học tập của con người. Quá trình thích ứng thể hiện ở những phản xạ của con người
khi đáp ứng với môi trường, nếu con người tự do thoải mái thì đáp ứng tốt hoặc qua
học tập, con người có khả năng nhận thức, nắm bắt được các yêu cầu, chuẩn mực
của xã hội thì sẽ nhanh chóng thích nghi và thích ứng. Tuy nhiên, có tác giả vẫn đề
cao vai trò của yếu tố sinh học làm cho tính chủ động tích cực thay đổi của con

9


người bị hạ thấp, không đánh giá đúng tính chủ thể, bởi vì con người luôn biết cách
để thay đổi mình để nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới.
1.1.2. Hướng nghiên cứu về thích ứng với hoạt động học tập của học
sinh, sinh viên
Nghiên cứu về sự thích ứng với kết quả học tập (xét theo mối quan hệ khác
giới), các nhà tâm lý học người Anh là J. Hopkins, N. Malleson, I. Sarnoff (1957)
đã so sánh mối liên hệ giữa kết quả học tập với quan hệ bạn bè khác giới của sinh
viên nước ngoài học tập ở London, kết quả cho thấy; có (62,7%) sinh viên có bạn
khác giới đạt kết quả học tập tốt, và sinh viên không có bạn khác giới đạt kết quả
học tập kém (68,4%). [95]. Theo các tác giả kết quả này chỉ ra rằng sinh viên có

mối quan hệ giao tiếp với bạn bè hoặc bạn khác giới sẽ thúc đẩy tính tích cực hoạt
động - giao tiếp và đạt kết quả học tập tốt hơn so với những sinh viên không có mối
quan hệ bạn bè khác giới. Những kết quả trên giúp chúng ta nhận thấy rằng nếu sinh
viên phát huy được tính tích cực, hoạt động - giao tiếp sẽ làm tăng khả năng thích
ứng với hoạt động học tập của sinh viên. Rõ ràng giao tiếp có vai trò là điều kiện để
tâm lý con người hình thành, phát triển. Giao tiếp cũng tạo ra nhu cầu, động cơ học
tập tích cực giúp sinh viên đạt kết quả học tập ngày càng cao hơn trước.
Trong tác phẩm “Thích ứng và sức khỏe tâm lý” Abe Arkoff (1968) đã công
bố kết quả nghiên cứu về thích ứng tâm lý, bao gồm cả sự thích ứng học tập của học
sinh và sinh viên. Theo tác giả, sự thích ứng nói chung của con người bao gồm các
chỉ số: Hạnh phúc, sự hài lòng, lòng tự trọng, sự phát triển cá nhân, sự hội nhập cá
nhân, khả năng tiếp xúc với môi trường, sự độc lập với môi trường. [86]. Như vậy,
tác giả đã chỉ ra các chỉ số cụ thể cho thấy con người muốn thích ứng được với cuộc
sống, cần thiết phải có được một số phẩm chất và năng lực ở bản thân có liên qua
đến nhận thức (hạnh phúc, lòng tự trọng ), thái độ (hài lòng, sự phát triển cá nhân)
và có những hành vi - hành động (sự độc lập, khả tiếp xúc với môi trường). Quan
điểm này đã đem đến cho chúng tôi những gợi ý khi xem xét sự thích ứng của sinh
viên DTTS với hoạt động học tập ở phần xây dựng những biểu hiện của khía cạnh
biểu hiện của sự thích ứng.

10


Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành hoạt động học tập của các SV
thuộc khoa Tâm lý học – trường Đại học tổng hợp Matxcova năm 1971, A.I.
Alaudie và A.L. Meseracov đã đi kết luận: Việc thích ứng của SV đại học với hoạt
động học tập thực chất là khả năng tổ chức quá trình nghiên cứu phát triển của
người học, tiếp cận được với hệ thống tri thức và kinh nghiệm xã hội lịch sử. [dẫn
theo 13]. Rõ ràng quan điểm của hai tác giả trên cho thấy, hoạt động học tập của SV
luôn gắn liền với việc làm thế nào để SV tiếp cận được tri thức, kinh nghiệm và

phát triển được bản thân trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập trong
trường đại học. Bất cứ SV nào tham gia vào các hoạt động mà không đạt được 3
yếu tố đó, có nghĩa là mục đích, nội dung dạy học không đạt được yêu cầu cơ bản.
Nghiên cứu thích ứng học tập của sinh viên, A.V.Petrovxki và các đồng
nghiệp (1986) quan niệm rằng, thích ứng học tập của SV là một quá trình phức tạp,
diễn ra ở nhiều mặt như: 1/Thích nghi với hệ thống học tập mới; 2/Thích nghi với
chế độ làm việc và nghỉ ngơi; 3/Thích nghi với các mối quan hệ mới.[dẫn theo 14].
Tiếp cận vấn đề thích ứng học tập của SV thông qua hệ thống các tác động
hình thành các kỹ năng học tập ở trường Đại học tại Hoa kỳ, B.P. Allen (1990) đã
chỉ ra rằng điều kiện cơ bản của sự thích ứng học tập của SV là hình thành ở họ các
nhóm kỹ năng:
1/ Sử dụng quỹ thời gian cá nhân;
2/ Kỹ năng hình thành các hành động học tập và phảm chất khác (như tâm
thế, sự lựa chọn các hình thức, nội dung học tập;
3/ Kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu cực;
4/Kỹ năng chủ động luyện tập và hình thành các thói quen hành vi mang
tính nghề nghiệp.[87].
Như vậy, sự thích ứng (hay không thích ứng của SV được giải thích chủ yếu
do SV có (hay thiếu) một số kỹ năng nào đó, mà ít chú ý đến khía cạnh tổ chức
trong hệ thống giáo dục của trường đại học, cao đẳng.
Nghiên cứu về mối quan hệ bạn bè của trẻ vị thành niên 10-11 tuổi ảnh
hưởng đến thành tích học tập, thái độ và hành vi ứng xử của các em, tác giả

11


P.Zettergren (2003) thuộc Đại học Stockholm Thụy Điển nhận định rằng: Thành
tích học tập và mức độ trí thông minh của các em bị bạn bè hắt hủi là kém hơn so
với các em khác. Như vậy, do những ảnh hưởng của mối quan hệ bạn bè không
được thuận lợi dẫn đến việc thích ứng với hoạt động học tập ở các em bị ảnh

hưởng rõ ràng.
Trong đề tài: “Sự thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập trong nhà
trường sư phạm: những khó khăn, các vấn đề và con đường giải quyết chúng” tác giả
Volgina T.Iu (2007) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng là: Nguồn gốc
xuất thân, lứa tuổi và giới tính. Volgina T.Iu nghiên cứu theo các hướng: 1. Sự đánh
giá của SV về những kỹ xảo nhận được trong nhà trường đối với nghề nghiệp tương
lai; Sự hiểu biết của SV năm thứ nhất về nghề nghiệp tương lai; 3. Quan niệm của
SV về nghề nghiệp tương lai.[107].
Nghiên cứu về: “Ảnh hưởng của những đặc điểm trí tuệ đến sự thích ứng
với hoạt động học của sinh viên trường đại học kỹ thuật” trên SV năm thứ nhất
các trường đại học kỹ thuật, A.E Piskun (2011) cho rằng, khó khăn trong quá trình
thích ứng của SV với hoạt động học tập không chỉ liên quan đến xúc cảm, tình
cảm hay môi trường giao tiếp mà nó còn liên quan đến những hạn chế trong sự
phát triển trí tuệ, đặc biệt liên quan đến tư duy lôgic, không gian và kỹ thuật.[102].
1.1.3. Hướng nghiên cứu về thích ứng với môi trường đại học
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng nhất định
nào đó từ môi trường văn hóa mà mình đã gắn bó trong một quãng thời gian nào
đấy. Sự ảnh hưởng của văn hóa dù theo chiều hướng xấu hay tích cực nó cũng tạo
ra những thách thức, các khó khăn để con người phải thích nghi với những biến đổi
của sự phát triển văn hóa. Đặc biệt sự di chuyển từ môi trường sống này sang môi
trường sống khác cũng tạo ra hàng loạt các vấn đề xã hội, các bất đồng và xung đột
văn hóa, từ đó nảy sinh các vấn đề tâm lý do con người không thể thích nghi và
thích ứng kịp với văn hóa nơi mà mình sẽ sống lâu dài. Sự va chạm giữa các nhóm
người di cư từ nhiều vùng miền khác nhau, hoặc sự giao thoa văn hóa cũng tạo ra
những rào cản cho từng cá nhân khi muốn thâm nhập vào một thế giới khác với

12


trước đây đã sống. Có thể nói nghiên cứu thích ứng văn hóa chiếm một mảng lớn

trong hệ thống các nghiên cứu về thích ứng.
Khái niệm “sốc văn hóa” được Nhà nhân chủng học Mỹ, K. Oberg (1960)
nhắc đến khi ông cho rằng, con người gia nhập vào một nền văn hóa mới kèm theo
những vấn đề về sức khỏe tinh thần, những cảm xúc tiêu cực: cảm giác đánh mất
bạn bè, địa vị, không thoải mái, sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn
nội tâm [100]. Điều đó cho thấy, con người khi gia nhập vào môi trường mới khó có
thể hòa nhập, thích ứng một cách dễ dàng với những giá trị khác biệt mà bản thân
gặp phải. Ít nhiều, sự khác biệt tạo ra rào cản làm cho con người khó thích ứng được
nếu như không trải qua một thời gian làm quen, thâm nhập, cải biến bản thân.
Vấn đề sốc văn hóa sau đó được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng
hạn như: P.S. Adler, E. H. Jacobson, A.C. Garza – Guerrero… và mặc dù, mỗi tác
giả đưa ra những giai đoạn khác nhau của sốc văn hóa nhưng họ đều cho rằng triệu
chứng của sốc văn hóa rất đa dạng: từ sự bất an thường xuyên về chất lượng thực
phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự
tin [84], [93].
Từ các nghiên cứu của Zarka (1976) tại Đại học RenĐ – Descartes (Paris),
Sheldon (1982) cho thấy, SV sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi gia nhập môi trường
sống mới ở đại học. Những quy định về học tập, những khác biệt về cách học, sự
thay đổi lối sống sinh hoạt cũng là một trong những tác nhân gây nên sự khó khăn
tâm lý, làm cho SV có thể khó hòa nhập, không thích ứng được với môi trường đại
học. Những SV không thích nghi được quy định, chuẩn mực ở môi trường mới và
không có những thay đổi ở bản thân để thích ứng được với các hoạt động học tập
trong nhà trường sẽ gặp phải khó khăn, đặc biệt có nhiều trường hợp SV không
thích ứng được đã phải bỏ học.[ dẫn theo 9].
Khi nghiên cứu về sự hoà nhập hay bỏ học ở đại học, các nhà nghiên cứu
thường chỉ ra các biến số ảnh hưởng thuộc về cá nhân như: giới tính, tuổi tác, hoàn
cảnh gia đình, nguồn gốc xã hội văn hoá, quá khứ học tập.v.v.

13



Khi nghiên cứu về việc hòa nhập của SV trong trường đại học, Chenard (1988),
De Ketele (1993) cho rằng cần chú ý đến các kiểu hình văn hóa khác nhau, một số SV có
thể hòa nhập được vào môi trường học tập ở đại học và rất thành công, còn một số khác
thì không. Các lý do dẫn tới sự không hòa nhập được là do yếu tố sự khác biệt về văn
hóa, các yếu tố chủ quan, các quy định và các yếu tố môi trường sống (đô thị hóa, tệ nạn
xã hội, những luật bất thành văn).[dẫn theo 9].
Còn Tremblay (1992) cho rằng, những chuẩn mực xã hội, những khuôn mẫu,
những giá trị, phong tục, những luật bất thành văn hay không đều tạo ra những rào
cản văn hóa nhất định và gây ra những khó khăn tâm lý trong sự thích ứng của con
người, tác giả nhận xét các yếu tố cấu thành nên thích ứng có ảnh hưởng rất lớn đến
sự thích ứng của con người với môi trường văn hóa.[106].
Với quan niệm, T.G. Stefanenko cho rằng: ‘‘việc tìm kiếm các đặc trưng dân
tộc, trong đó có cả các đặc trưng tâm lý đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn
tới mối quan hệ giữa con người (từ quan hệ giữa các cá nhân đến quan hệ giữa các
quốc gia) thì hoàn toàn cần thiết nghiên cứu khía cạnh tâm lý của yếu tố dân tộc’’.
[dẫn theo 16]. Như vậy, sự thích ứng với môi trường phản ánh những khó khăn tâm
lý mà con người gặp phải khi tham gia vào các mối quan hệ, các đặc trưng tâm lý cá
nhân hay tâm lý dân tộc đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thích
ứng của cá nhân đó trong môi trường văn hóa mới.
Một số nhà tâm lý đã nghiên cứu sự thích ứng của SV nước ngoài khi
học tập trong môi trường văn hóa mới. Như A. Anumonye (1970) tiến hành
phỏng vấn 150 SV châu Phi học tập ở Anh về những ảnh hưởng của văn hóa
đối với kết quả học tập. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những nguyên nhân gây
hẫng hụt đối với SV châu Phi trong môi trường văn hóa mới. Trong nhiều
nguyên nhân, những nguyên nhân về văn hóa chiếm một tỉ lệ lớn. Theo ông,
chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến SV châu Phi gặp nhiều
khó khăn trong học tập tại Anh. Và hệ quả của nó là những rắc rối nảy sinh
trong đời sống tâm lý của họ.[85].


14


Tóm lại, những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy những khía cạnh khác nhau
của đời sống tâm lý con người khi chuyển sang môi trường văn hóa khác với những
chuẩn mực đã có làm cho cá nhân có thể bỏ dở học tập (với sinh viên) hoặc không
hòa nhập được với các phong tục, truyền thống và văn hóa, các rào cản, những
khuôn mẫu hay luật bất thành văn là những nguyên nhân văn hóa khiến cho cá nhân
không thích ứng với môi trường sống mới đã dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong
đời sống và hoạt động của con người.
Khái quát các công trình nghiên cứu thích ứng trên thế giới của những nhà
khoa học đã đem đến cho chúng tôi những thông tin quan trọng và bổ ích. Các công
trình nghiên cứu nước ngoài được tiến hành trên SV nước ngoài tới học tập tại các
quốc gia khác. Những SV này có thể được xem là là nhóm SV “thiểu số” tại các
nước bản địa và vì thế có thể có những đặc tính giống với sự mô tả về SV DTTS
(khác về văn hóa, khác về ngôn ngữ, khác về giá trị và chuẩn mực…). Các tác giả
nước ngoài đã nghiên cứu khá nhiều khía cạnh của thích ứng trong học tập, trong đó
luôn đề cập đến vấn đề lý luận chung về thích ứng, kĩ năng giải quyết vấn đề, mối
quan hệ với bạn bè, những khó khăn mà SV sẽ gặp phải trong môi trường giao tiếp
ở đại học, chỉ ra nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quá trình
thích ứng của học sinh, SV đồng thời đưa ra các biện pháp giúp học sinh, SV nhanh
chóng thích ứng với môi trường có nhiểu biến động. Các công trình nghiên cứu về
thích ứng của SV nói trên đã gợi ý cho chúng tôi những hướng nghiên cứu thích
ứng phù hợp với SV DTTS với hoạt động học tập.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, từ việc tiếp thu kế thừa các nghiên cứu về thích ứng trên thế
giới, các nhà khoa học đã quan tâm và phần lớn tập trung nghiên cứu sự thích ứng
trong lĩnh vực giáo dục. Các nghiên cứu về sự thích ứng học đường được trình bày
trong các luận văn, luận án ở trường Đại học sư phạm Hà Nội, khoa Tâm lý học,
trường Đại học KHXH & NV Hà Nội, khoa Tâm lý học, Học viện KHXH và một

số nhà khoa học đang là các nhà giáo ở các cơ sở giáo dục trong cả nước. Có thể
nêu ra đây một số nghiên cứu. Phần dưới đây luận án sẽ trình bày ba hướng nghiên

15


cứu chính là nghiên cứu về thích ứng nghề, thích ứng với hoạt động học tập của học
sinh, sinh viên và thích ứng của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
1.2.1. Hướng nghiên cứu về thích ứng nghề
Với “Nghiên cứu sự thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên các
trường sỹ quan quân đội” tác giả Đỗ Mạnh Tôn (1996) đã chỉ ra được cấu trúc ba
thành phần: động cơ học tập và rèn luyện; kỹ năng, kỹ xảo học tập, rèn luyện; thói
quen sinh hoạt, học tập và rèn luyện là các yếu tố giúp cho học viên các trường sỹ
quan quân đội có thể thích ứng tốt với hoạt động học tập. Và cho rằng thích ứng là
một phẩm chất phức hợp và động cơ của nhân cách học viên. [73]
Khi nghiên cứu: “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên trường
Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương I”, tác giả Nguyễn Thạc (2003)
chỉ ra rằng: SV chưa thích ứng được với việc học là do trình độ học lực, chưa quen
với phương pháp học tập mới, cách giảng dạy của giảng viên và do thay đổi môi
trường học tập. [61]
Trong đề tài: “Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư
phạm” tác giả Dương Thị Nga, (2012) đã nhận xét, quá trình thích ứng của SV cao
đẳng sư phạm với nghề dạy học xét đến cùng đó chính là quá trình SV tích cực học
tập, rèn luyện, thay đổi những đặc điểm tâm- sinh lý của bản thân để tiến dần đến sự
phù hợp với nghề dạy học tương lai. [49].
Phân tích sự thích ứng với nghề công tác xã hội cuả SV, tác giả Nguyễn Thị
Hiền (2015), đã nhận xét rằng sự thích ứng đối với việc học nghề là một trong
những tiền đề có tính chất quyết định cho sự thành công của hoạt động cá nhân đối
với nghề nghiệp sau này. Thích ứng với việc học nghề công tác xã hội của SV
không chỉ đơn thuần giúp SV tìm ra phương pháp học tập tốt, thích ứng được với

môi trường hoạt động của nghề mà còn góp phần hình thành kĩ năng và nhân cách
nghề nghiệp cho SV. Số liệu nghiên cứu được tác giả rút ra từ Luận án Tiến sĩ Tâm
lý học cùng tên bài báo của mình, trong đó, nghiên cứu chỉ ra những biểu hiện thích
ứng của SV với quá trình tự học, tự nghiên cứu nghề nghiệp. Những biểu hiện như:
Lập thời gian biểu và thực hiện đúng kế hoạch; Thường lên thư viện tìm kiếm tài

16


×