Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thạch kênh, huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.16 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ THẠCH KÊNH,
HUYỆN THẠCH HÀ, TĨNH HÀ TĨNH

NGUYỄN SỸ CHIẾN

Khóa học 2011-2015


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ THẠCH KÊNH,
HUYỆN THẠCH HÀ, TĨNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Sỹ Chiến

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Trần Văn Hòa



Lớp: K45 KTNN
Khóa học: 2011 - 2015

Huế, 05/2015


Chuyên đề tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập số liệu đề tài “
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” đã hoàn
thành. Để có được kết quả như vậy, tôi xin chân thành cảm ơn
quý thầy cô giáo khoa Kinh tế nông nghiệp & Phát triển nông
thôn Trường đại học Kinh Tế Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã
Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” đã chia sẽ thông
tin trung thực, quý báu. Xin cảm ơn cán bộ lãnh đạo cùng bà
con trong xã đã hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu
tại địa phương.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên
PGS.TS. Trần Văn Hòa, đã định hướng nghiên cứu, tận tình
hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân
đã luôn động viên, khích lệ tôi để hoàn thành đề tài.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài
song không tránh khỏi những hạn chế, kính mong nhận được

sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện
hơn.
Huế ,ngày 20 tháng 5 năm 2015.
Sinh viên
SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

i


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Sỹ Chiến

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

ii


Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................i
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI...........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iii
a. Vai trò của đất đai...........................................................................................................................5
b. Đặc điểm của đất đai......................................................................................................................6

CHƯƠNG II....................................................................................................................15
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ

THẠCH KÊNH, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH...........................................15
2.1.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................................................15
2.1.1.2 Địa hình.................................................................................................................................15
2.1.1.3 Khí hậu.................................................................................................................................15
2.1.1.4 Tài nguyên nước – thủy lợi...................................................................................................16
2.1.1.5 Tài nguyên đất......................................................................................................................17
2.1.1.6 Tài nguyên nhân văn.............................................................................................................17
2.1.1.7 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên..................................................................................17
2.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất xã thạch Kênh..................................................................................18
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2012-2014.................................................19
2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng.........................................................................................................23
2.1.2.4 Giáo dục đào tạo...................................................................................................................23
2.1.2.5 Y tế và chăm sóc sứa khỏe cộng đồng..................................................................................24
2.1.2.6 Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao....................................................................................24
2.1.2.7 Tình hình phát triển kinh tế..................................................................................................24
2.1.2.8 Nhận xét chung về điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................26
2.2.1 Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã...........................................................27
2.2.2 Cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã...................................................................29
2.2.3 Hiệu quả kinh tế của từng cây trồng của xã.............................................................................31
2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra.......................................................................................32
2.3.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vốn vay của nông hộ.....................................................33
2.3.3 Tình hình đất đai của các hộ điều tra.......................................................................................34
2.3.4 Các công thức luân canh của các hộ điều tra...........................................................................35
2.3.5 Năng suất đất theo công thức luân canh.................................................................................36
2.3.6 Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp các hộ điều tra..............................................37
3.2.1 Chiến lược sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững....................................................41
3.2.2 Về mặt kinh tế.........................................................................................................................42
3.2.3. Về mặt kỹ thuật......................................................................................................................45
A. Đối với nhà nước..........................................................................................................................48
B. Đối với chính quyền địa phương..................................................................................................48

C. Đối với bà con nông dân...............................................................................................................49

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

iii


Chuyên đề tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

iv


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
CTLC

Công thức luân canh


IC

Chi phí trung gian

GO

Giá trị sản xuất



Lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

i


Chuyên đề tốt nghiệp
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 ha = 10.000 m2
1 sào = 500 m2


SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

ii


Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU..............................................................................................iv
Bảng 1: Quy mô và hiện trạng sử dụng đất của xã Thạch Kênh qua 3 năm 2012 – 2014
.........................................................................................................................................18
(ĐVT: ha )....................18
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Thạch Kênh qua 3 năm .........................22
2012-2014.......................................................................................................................22
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012 – 2014 ............................................................25
(ĐVT: %)........................................................................................................................25
Bảng 4. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính năm 2014...................27
Bảng 5: Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp xã Thạch Kênh qua 3 năm 2012 - 2014......29
Bảng 6: Năng suất sản lượng một số loại cây trồng chính.............................................31
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra..........................................33
Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất các hộ điều tra...........................................34
Bảng 9: Tình hình đất nông nghiệp của các hộ điều tra.................................................34
Bảng 10: Các công thức luân canh của các hộ điều tra..................................................36
Bảng 11: Năng suất ruộng đất theo công thức luân canh các hộ điều tra......................36
Bảng 12: Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh tính trên một sào đất canh tác
.........................................................................................................................................38

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

iii



Chuyên đề tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

* Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từ đó đưa ra một
số nhận định, kiến nghị và đề xuất một số giải phám nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp của xã, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện
nay.
*Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích, so sánh
Phương pháp thống kê
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
* Kết quả nghiên cứu đạt được
Qua nghiên cứu tại xã Thạch Kênh tôi thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp
của xã chủ yếu là cây trồng hằng năm, phần lớn là lúa nước cho hiệu quả kinh tế cao
nhất , diện tích đất màu không được chú trọng và diện tích ngày càng bị thu hẹp do
chuyển sang đất trồng lúa. Trong những năm qua xã có nhiều chính sách chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, dồn điền đổi thửa nhưng hiệu quả đưa lại không đáng kể. Đất sản
xuất nông nghiệp còn manh mún, nhiều ô thửa gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
đất. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các loại giống mới vào sản xuất nên đã mang lại hiệu quả
về mặt sản lượng cho người dân.
Người dân tích cực ủng hộ các chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tiến
hành thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây là tiền đề cho nâng
cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, nân cao đời sống cho người
dân. Nhưng mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư đồng bộ, sản xuất
nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, đất bỏ hoang gây ra nhiều khó khăn
cho việc phát triển nông nghiệp của xã.

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

iv


Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nguồn của cải vô tận
của con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội,
nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực
phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. Vì vậy việc sử dụng đất đai một
cách có hiệu quả và bền vững nhằm duy trì sức sản xuất cho hiện tại và tương lai là
vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh, nhu cầu về lương thực, thực
phẩm càng cao về cả số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong thời kỳ CNH-HĐH hiện
nay, công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh,với sự xuất hiên hàng loạt các khu công
nghiệp, chế xuất thì đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên sức ép lên đất
đai ngày càng lớn, nếu sử dụng không hợp lý không những không đưa lại hiệu quả mà
còn làm suy thoái chất lượng đất đai. Do đó cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất để
lựa chọn các loại hình sử dụng đất hợp lý theo các quan điểm sinh thái và phát triển
bền vững nhằm tăng hiệu quả sử dụng và đảm bảo chất dinh dưỡng của đất. Đối với
một nước nông nghiệp như nước ta thì việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp là hết sức quan trọng.
Thạch Kênh là một xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh với phần lớn đất đai là đất sản xuất
nông nghiệp. Tuy là một xã đồng bằng có truyền thống sản xuất nông nghiệp, người
dân phàn lớn sống dựa vào nông nghiệp nhưng chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất

nông nghiệp còn chậm, hiệu quả sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp chưa đưa lại
hiểu quả cao, còn nhiều vùng đất hoang chưa được đưa vào sử dụng… Vì vậy, việc
đưa ra cơ cấu cây trồng hợp lý, sử dụng đất cho hiệu quả cao nhất đang là vẫn đề đang
được chính quyền các cấp và người dân địa phương quan tâm, nghiên cứu. Xuất phát

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

1


Chuyên đề tốt nghiệp
từ thực tế trên, em lựa chọn xã Thạch Kênh thực hiên đề tài: “ Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh”.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân xã
Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ sản xuất của xã trong
thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả đất đai, ở đây tôi chú trọng
vào hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân xã
trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp cho hộ sản xuất của xã trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian nghiên cứu: số liệu điều tra năm 2014
- Không gian: địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch

Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nội dung: Điều tra 40 hộ của xã để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra khảo sát, thu nhập số liệu.
Đây là phương pháp thu nhập số liệu, thông tin qua các báo cáo, thống kê của các
phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
+ Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

2


Chuyên đề tốt nghiệp
Đây là phương pháp phân tích và xử lí số liệu thô đã thu thập được để thiết lập
các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó
đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu: Tiến hành trên 40 hộ gia đình với các đối
tượng ngành nghề dịch vụ khác nhau.
Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều tra ngẫu
nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như chính xác
chủa số liệu thu được.
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, các chủ hộ
sản xuất…
Do thời gian tiếp cận đề tài nghiên cứu không dài và trình độ chuyên môn còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến cuẩ các
thầy cô, cán bộ chuyên môn, bạn bè để chuyên đề nghiên cứu được hòn chỉnh hơn.

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN


3


Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tât cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích nghiên
cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp
và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. .( Nguồn
)
1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
- Theo Luật Đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:
+ Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắn
ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm:
• Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ / năm với các công thức 3 vụ
lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,..
• Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa – lúa, lúa – màu, màu – màu…
• Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu / năm.
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và được
chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu,..
+ Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kì sinh
trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới dựa vào
kinh doanh trồng một lần thu hoạch trong nhiều năm.


SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

4


Chuyên đề tốt nghiệp
+ Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng
với mục đích sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ.
+ Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa vào sử dụng
với mục đích riêng.
+ Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm,
cua cá…
+ Đất làm muối: là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất
muối.
1.1.3 Vai trò, đặc điểm của đất đai
a. Vai trò của đất đai
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động
con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con
người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao
động của con người.
Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh và quốc phòng.
Sự khẳng định vai trò của đất đai như trên là hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều
kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt
động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống
của động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con
người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử

dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

5


Chuyên đề tốt nghiệp
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng
ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài
nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa
điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành
trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông
nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
b. Đặc điểm của đất đai
- Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái
đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn
đó còn thể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên
người ta không thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng
được. Đặc điểm này đặc ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng,
chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai
theo các thành phần kinh tế,...và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân
bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta diện tích bình quân đầu
người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất
đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng.
- Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các dô thị, xây
dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp,...đều phải sử dụng đất đai. Để

đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự
chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch hóa sử dụng đất
đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch và kế hoạch
hóa đất đai.
- Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất
cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi
nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

6


Chuyên đề tốt nghiệp
tiết, khí hậu, nước, cây trồng,...) và các điều kiện kinh tế như kết cấu hạ tầng, kinh tế,
công nghiệp trên các vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác nhau. Vì vậy
việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên
cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng
đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chất lượng ruộng đất của
từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để kích thích việc sản xuất hàng hóa
trong nông nghiệp, Nhà nước đề ra những chính sách đầu tư, thuế,... cho phù hợp với
điều kiện đất đai ở các vùng trong nước.
- Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó không
ngừng được nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển của
lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức thâm
canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì
nhiêu của đất đai. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ
phì nhiêu của đất đai, cho phép năng suất đất đai tăng lên.
1.1.4 Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất
Khái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quả

người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả mong muốn,
các sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở
những lĩnh vực khác nhau.. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả có nghĩa là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động hiệu quả là
năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối với mộ lĩnh vực xã
hội nào đó.
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế.
Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế,
biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

7


Chuyên đề tốt nghiệp
các nguồ lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu qủa
kinh tế là một tất yếu cảu mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu cảu công tác quản lý kinh
tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu
quả kinh tế.
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát hiện theo hai chiều: chiều rộng và chiều
sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi
phí sản xuất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm
nhiều nhà máy, xí nghiệp…..Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng tiến
bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên
môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất
lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức
kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự lựa chọn kinh tế kinh tế của các tổ chức kinh
tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các
ngành sản xuất khác nhau.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được với lượng chi phí bỏ trong hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần
giá trị thu được cuả sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phân giá trị của các nguồn
lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối
cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và
hiệu quả phân bố. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi
xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố
hiệu quả kỹ thuật và phân bố thì khi đó hiệu quả sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh
tế.

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

8


Chuyên đề tốt nghiệp
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật
chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm
đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà
trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải đưa ra loại hình sử dụng đất hiệu
quả kinh tế cao.
- Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng
chi phí bỏ ra. Hiệu qủa về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Từ những quan niệm trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối
quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản
ánh mối quan hệ giữa các kết quả sản xuất với lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai
đoạn hiện nay, việc đánh giá kết quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là
nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm.
- Hiệu quả môi trường
Hiệu qủa môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường với hoạt động sản
xuât. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất đất nông nghiệp đều ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường. Đó có thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh
hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi
trường. Chính vì vậy khi xem xét cần đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu
không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực.
Xét về khía cạnh hiệu quả môi trường đó là việc đảm bảo chất lượng đất không
bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó còn có
các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ thống phụ trợ
trong sản xuất nông nghiệp như chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa.

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

9


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.5 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“ Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm
năng đất nông nghiệp trên thế giới khoảng 3 -5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất
nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha và 6 -7 triệu ha đât nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn

và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm
canh tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đát nông nghiệp”
(FA),1976)
Nhằm ngăn chặn suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người,
các quốc gia đang đặc biệt quan tâm điều tra lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất,
điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý đồng thời hướng dẫn sử dụng đất đai
và quản lý đất sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác một cách bền vững.
1.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất
* Chỉ tiêu kết quả
a. Giá trị gia tăng trên 1 đơn vị đất canh tác =
Công thức: VA = GO – IC
Trong đó:
+ Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo
ra trong một kỳ nhất định.
+ Chi phí trung gian (IC) là khoản chi phí vật chất thường xuyên mà chủ thể bỏ
ra để mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA) là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là
giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
b. Diện tích đất canh tác bình quân hộ =
c. Diện tích đất canh tác trên hộ nông nghiệp =
d. Diện tích đất canh tác bình quân lao động =
e. Diện tích đất canh tác trên lao động nông nghiệp =
* Chỉ tiêu hiệu quả

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

10


Chuyên đề tốt nghiệp

a. Hệ số sử dụng đất
Chỉ tiêu này là số lần trồng bình quân trong năm tính trên một đơn vị diện tích
đất canh tác. Được tính theo công thức sau:
H=
Trong đó:

H: Hệ số sử dụng đất canh tác (tính bằng lần)

D: Tổng diện tích gieo trồng trong năm
C: Tổng diện tích đất canh tác
b. Năng suất sử dụng đất
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đất canh tác, là chỉ tiêu biểu hiện bằng
tổng giá trị sản lượng của cây trồng trong năm tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác
- Đối với đất canh tác chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm:
N=
Trong đó:

N: Năng suất đất đai

Q: Số lượng sản phẩm
- Đối với đất đai sản xuất ra nhiều loại sản phẩm
N=
Trong đó:

Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i

Qi: Số lượng sản phẩm thứ i
c. Cơ cấu ruộng đất
Chỉ tiêu này thể hiện bằng diện tích và tỷ lệ phần trăn của từng loại đất trong
tổng diện tích.

Ai = x 100 ( đơn vị tính %)
Trong đó:

Ai: Tỷ trọng một loại đất nào đó
Di: Diện tích một loại đất nào đó
ΣDi: Tổng diện tích tất cả các loại đất

1.1.7 Quan điểm sử dụng đất bền vững
Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trot thành
cơ sở cần thiết cho sự sống và tương lai phát triển của con người.
Khi dân số còn ít để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của mình thì con
người đã khai thác từ đất khá dễ dàng và không ảnh hưởng đến đất đai. Nhưng ngày
SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

11


Chuyên đề tốt nghiệp
nay, mật độ dân số ngày càng tang, đặc biệt ở các nước đang phát triển thì vấn đề đảm
bảo lương thực cho gia tăng dân số đã trở thành sức ép vô cùng mạnh mẽ lên đất đai.
Diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, con người
đã mở mang thêm diện tích đất nông nghiệp trên những vùng đất không thích hợp cho
sản xuất dẫn đén thoái hóa đất diễn ra một cách nghiêm trọng . Sử dụng đất đai một
cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển
cho laoif người. Vì vây tìm kiếm những biện pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã
được nhiều nhà khoa học và các tổ chứa quốc tế quan tâm.
Theo FAO nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông
nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đông thời giữ gìn và cải thiện tài
nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau.
Sử dụng đất bền vững là duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả

nawg sản xuất của cây trông một cách ổn định, không làm suy giảm đối với tài nguyên
đất đai theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động
sống của con người.
Sử dụng đất được coi là bền vững phải đạt 3 yêu cầu:
• Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị
trường chấp nhận.
• Bền vững về mặt xã hội : Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hut lao động,
phù hợp với phong tục tập quán của người dân.
• Bền vững vì môi trường: các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chủ trương, đướng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đất đai
- Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật đất đai đúng đắn là một trong những
vấn đề quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Có thể thấy rằng đường lối chủ trương
của Đảng và Nhà nước về chính sách, pháp luật đất đai là một trong những tiền đề cho

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

12


Chuyên đề tốt nghiệp
công cuộc đổi mới trong nông nghiệp cũng là khởi đầu cho việc phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội một cách toàn diện. Để phù hợp với đường lối phát triển của từng giai
đoạn, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, không ngừng xây dựng hoàn
thiện chính sách, pháp luật đất đai đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của từng thời kỳ từ
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà
nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, được
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đồng thời chính sách, pháp

luật về đất đai đã phát triển thêm những quy định mới đáp ứng kịp thời các vấn đề
cuộc sống đang đặt ra, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu đất đai phục vụ CNH - HĐH.
- Ban hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
đất đai.
- Nghị định số 42/2012/NĐ – CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý và sử
dụng đất lúa.
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.093.857 ha trong đó đất nông
nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79% tổng diện tích đát tự nhiên, đất trồng lúa có
4.127.721 ha, vượt so với quy hoạch 10,33% nhưng giảm 37.546 ha, bình quân hàng
năm giảm 7.000 ha; Đất lâm nghiệp tăng 571.616 ha; Cơ cấu 3 loại rừng của cả nước
có sự thay đổi lớn là đất rừng sản xuất tăng 1.954.606 ha, rừng phòng hộ giảm
1.484.350 ha, rừng đặc dụng tăng 71.361 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 9.843ha;
Đất làm muối tăng 3.487 ha; Đất nông nghiệp khác tăng 10.015 ha; Đất ở nông thôn
tăng 54.054 ha, đạt bình quân 91m 2 /người; Đất ở đô thị tăng 27.994 ha, đạt bình quân
21m2/người; Đất chuyên dùng tăng 410.713 ha, tăng nhiều nhất là cho mục đích công
cộng, giao thông, thuỷ lợi, an ninh, quốc phòng; Đất tôn giáo tăng 1.816 ha; Đất nghĩa
trang nghĩa địa tăng 3.887 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 61.709
ha; Đất chưa sử dụng giảm 1.742.372 ha. Diện tích đất bình quân trên đầu người ở

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

13


Chuyên đề tốt nghiệp
Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới, ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị
hóa kèm theo là những quá trình xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh
tác không hợp lý, chăn thả quá mức, quá trình chua hóa, mặn hóa, hoang mạc hóa, cát

bay, đá lộ đầu, mất bằng dinh dưỡng… Tỷ lệ bón phân N:P:K trên thế giới là 100 : 33 :
17 còn ở việt nam là 100 : 29 : 7 thiếu lân và kali dẫn đến đât nước ta ngày càng giảm
đặc biệt là đất nông nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên
giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%.
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nhưng áp lực về nhu cầu lương thực
thực phẩm ngày càng lớn nên việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp
ngày càng trở nên quan trọng đối với nước ta
Thạch Kênh là một xã thuần nông với diện tích đất nông nghiệp 468,22 ha chiếm
47,19% tổng diện tích đất tự nhiên. Là xã có truyền thống sản xuất nông nghiệp nhưng
còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất làm thu nhập của người dân thấp. Những năm
gần đây thực hiện chương trình nông thôn mới nhưng còn chậm, cơ cấu đất đai chuyển
đổi chậm, chưa hợp lý nên việc đánh giá đất đai nhằm đưa ra biện pháp và phương
hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả là rất cần thiết. Diện tích đất bỏ hoang còn lớn do đó
cần có phương án khai hoang đưa vào sử dụng hợp lý.
Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp vì
vậy cần có nhiều chính sách tăng cường, hỗ trợ lợi ích lao động của người dân vung
nông thôn, khuyến khích thâm canh, luân canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất phát
triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

14


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ
THẠCH KÊNH, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Thạch Kênh nằm về phía bắc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cách thị trấn
Thạch Hà 7km, nằm trên toan độ 18º11’10’’B 105 º49’16’’Đ. Là một xã đông bằng có
lợi thế về giao thông, đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn xã có chiều dài 2.7km, đường
trục xã có chiều dài 9305 m, giao thông đường thủy 15,5km. Đặc biệt là có chợ Già là
địa điểm mua bán của 3 xã Kênh –Liên – Việt.Tạo điều kiện huận lợi cho giao lưu
kinh tế và văn hóa .Ranh giới hành chính của xã:
Phía bắc giáp xã Tiến Lộc huyện Can Lộc
Phía nam giáp xã Phù Việt
Phía tây giáp xã Thạch Liên
Phía đông giáp huyện Lộc Hà và xã Thạch Sơn
2.1.1.2 Địa hình
Xã Thạch Kênh nằm trong khu vực đồng bằng, độ cao tự nhiên dao động từ -0.5
đến +2,5m. Địa hình dốc đều từ Tây sang Đông. Cây trồng chính là các loại cây lương
thực ( lúa, khoai, lạc, đậu), cac loại rau, quả.
2.1.1.3 Khí hậu
Xã Thạch kênh nằm trong vùng khí hậu chung của huyện Thạch Hà là khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều với đặc trưng chịu ảnh hưởng chuyển tiếp giữa khí

SVTH: Nguyễn Sỹ Chiến – Lớp: K45 KTNN

15


×