Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thạch mỹ, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.71 KB, 50 trang )



Lêi C¶m ¥ n
Lêi C¶m ¥ n
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp ý kiến quý báu
của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô
giáo khoa Khuyến nông & Phát triển nông thôn cùng toàn
thể thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang
bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và quý giá trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị
Thanh Hương người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ UBND
xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, Tỉnh Hà Tĩnh đã tận tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành báo cáo tốt
nghiệp của mình và học hỏi một số kinh nghiệm trong
công việc.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã
động viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do kiến thức và kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các
bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phan Huy Sang


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh
tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không
thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của
sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả
sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra
lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và
bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức
sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời và
ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, lao động
nông nghiệp chiếm mức rất cao so với tổng lao động của tổng các ngành.
Ngày nay, với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân
số cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo rất nhiều
áp lực lên việc sử dụng đất đai, khiến cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp, diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người hiện nay ở Việt
Nam là rất thấp so với các nước.
Chính vì vậy, việc phải đảm bảo sản xuất đủ lương thực, thực phẩm
cho con người đồng thời vẫn đảm bảo tốc độ phát triển của xã hội đang
trở thành thách thức lớn của nước ta hiện nay. Nên việc đánh giá hiệu
quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững là một
nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay và là một hoạt động có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
Xã Thạch Mỹ là một xã nằm về phía Tây của huyện Lộc Hà và cách
thành phố Hà Tĩnh 13km. Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp còn

gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được
với yêu cầu sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy
đủ nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm
gần đây Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách như: Giao đất
nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, chính sách dồn điền
đổi thửa, các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
canh tác, các mô hình chuyển đổi từ đất trồng cây lương thực sang trồng các
loại cây hàng hoá, cây đặc sản, cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy việc nghiên
cứu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác nhằm đề xuất các giải
pháp nâng cao sức sản xuất của đất trên địa bàn xã là rất cần thiết và có ý
nghĩa thực tiển cao. Xuất phát từ thực tế đó. tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thạch Mỹ,
huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Thạch Mỹ, huyện Lộc
Hà, tỉnh Hà Tĩnh
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Thạch
Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Khái niệm: Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được
nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976), Trên quan điểm nhìn
nhận của FAO đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của
bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng
đất. Vậy đất được hiểu như là một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm khí
hậu, địa hình địa mạo, đất, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên,
động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do con người tác động [2].
2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế- xã hội của đất đai
Xét về mặt kinh tế xã hội, đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là

điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của
con người, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động.
Đất đai là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử. Đất đai là một sản
phẩm của tự nhiên, xuất hiện và tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con
người. Qua quá trình lao động, con người tác động vào đất đai để thu lại sản
phẩm, chính trong quá trình này, con người đã chuyển tải vào đất đai giá trị
sức lao động của mình làm cho đất đai tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
Do đó, từ vật thể tự nhiên, đất đai đã mang tính lịch sử.
Tính chất quan trọng nhất của đất đai là làm cho nó trở thành một tư
liệu sản xuất đặc biệt, đó chính là độ phì của đất. Độ phì là khả năng của đất
cung cấp cho cây trồng thức ăn, nước và những điều kiện khác, đảm bảo sự
sinh trưởng phát triển của cây trồng [9].
2.1.3. Khái niệm đánh giá đất
- Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng
khoanh đất vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.
- Theo Sôbôlev: đánh giá đất là học thuyết về sự đánh giá có tính chất
so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh
trưởng và phát triển.
- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất
của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu thời tiết, thủy văn, thảm thực vật
tự nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện
tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội như nhau.
- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu
những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất
đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầuTrong sản xuất nông nghiệp, việđánh
giá đất nông nghiệp được dựa theo các yếu tố đánh giá đất với những mức độ
khác nhau. Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa
trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương
quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm. Nói cách khác,

đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ
phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ phì đất
tạo nên.
Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể như sau:
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đất đai: Là việc phân chia hay phân
hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong
sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng,
khô hạn, …Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp.
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ
thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và
tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc
điểm các đơn vị đất đai [2].
2.1.4. Mục đích của đánh giá đất
Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:
- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá
đất đai cho sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản;
hay cho lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.
- Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp
địa phương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
- Có được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai,
những chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các
biện pháp kỷ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp
những thông tin cần thiết cho qui hoạch sử dụng đất đai.
Hệ thống đánh giá đất đai FAO được sử dụng như là nền tảng để đánh
giá các hệ thống đánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả:
- Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ
thống đánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt.
- Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên
thế giới [2].
2.1.5. Khái niệm về đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình
độ sử dụng nguồn lực xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là
quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất.
Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động
lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội
và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần được xem xét cả về
phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai đại lượng đó.
Kinh tế sử dụng đất: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một
khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao
động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính của các nông hộ sản xuất nông nghiệp
[3].
2.2. Cơ sở thực tiển
- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước dã có những bước tiến
rõ rệt. Minh chứng cho việc đi lên đó, tháng 11/2007 Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nền kinh tế bước
vào nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất của nước ta
cũng có những chuyển biến tích cực để phù hợp với trình độ sản xuất.
Kinh tế đất nước đã chuyển mình, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển
dịch. Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế nước ta thì nông nghiệp vẫn là chủ yếu và
trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì cây lúa vẫn là cây giữ vai trò chủ đạo. Cơ
cấu kinh tế nông thôn vẫn còn mang nặng tính thuần nông, ngành nghề ít phát
triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định do tác động mạnh mẽ của quy
luật gia tăng dân số ngày càng cao gây nên tình trạng đất chật người đông, chính

điều này đã gây cản trở lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
Hiện nay, tổng diện tích đất đai Việt Nam là 33.121,2 nghìn ha với
24583,8 nghìn ha là đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là
9.412,2 nghìn ha chiếm 28,4% tổng diện tích đất đai của cả nước.
Đất nông nghiệp nước ta gồm nhiều loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao,
thích hợp cho sự phát triển các loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới
có giá trị. Diện tích đất trồng cây hàng năm của Việt Nam là 6.358,1 nghìn ha
chiếm 67,55% đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó diện tích trồng lúa là 451,8
nghìn ha, tập trung lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long, đây là hai vựa lúa lớn nhất nước ta [16].
Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa chiếm trên 6 triệu ha, trong đó Nam
bộ chiếm một nữa diện tích, đây chính là cơ sở cho các vùng trồng cây lương
thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Riêng diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi
là 50,6 nghìn ha và 2.155,7 nghìn ha là dùng cho các cây hàng năm khác. Diện
tích đất nông nghiệp xếp hạng 50 trên 200 nước trong khi dân số thì xếp hạng
15. Nước ta là nước nông nghiệp nhưng điều đáng lo ngại là diện tích đất canh
tác ngày càng giảm. Nguyên nhân chính là do tốc độ gia tăng dân số nhanh, quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được đẩy mạnh, tình trạng chia đất cho các
thế hệ trong gia đình diễn ra càng ngày càng lớn [16].
- Thực trạng sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm trong vùng sinh thái đặc thù miền Trung với
tổng diện tích tự nhiên là 601.896,61ha, diện tích đất nông nghiệp là 461.883 ha
chiếm 76,7% diện tích tự nhiên, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 117.490 ha
(đất trồng cây hàng năm: 85.909 ha, đất trồng cây lâu năm: 31.581 ha), đất lâm
nghiệp có rừng: 339.765 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản: 4.022 ha, đất làm muối:
428 ha, đất nông nghiệp khác: 178 ha. Nhìn chung chất lượng đất nông nghiệp,
lâm nghiệp và đất có khả năng sử dụng nông nghiệp, lâm nghiệp ở tỉnh ta còn
nghèo chất dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng, đất chua (độ PH phần lớn <5,5) có
đến 2/3 thuộc loại trung bình đến xấu, chỉ có khoảng 1/3 diện tích thuộc loại khá.

Đất ở vùng ven biển phần lớn là đất pha cát nhiễm mặn, đất ở vùng đồi núi chủ
yếu là đất Feralit vàng nâu, vàng xám [7].
- Thực trạng sử dụng đất của huyện Lộc Hà
Diện tích tự nhiên của huyện là 11.830,85 ha, bằng 1,96% tổng diện tích
cả tỉnh. Diện tích đã đưa vào sử dụng 10.178,55 ha, bằng 86% diện tích đất tự
nhiên. Trong đó, đất đã đưa vào sử dụng sản xuất nông – lâm – ngư - diêm
nghiệp là 7.110,48, đất được sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là
3.069,86. Diện tích đất chưa sử dụng hiện còn khá lớn, bằng 14% diện tích đất tự
nhiên. Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủ yếu tập trung ở các dải cát ven biển
từ Thịnh Lộc đến Thạch Bằng và các vùng bãi ven sông thuộc các xã Hậu Lộc,
Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Thạch Châu, Mai Phụ, Thạch Bằng…khả năng có
thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông – ngư - lâm nghiệp và phi nông
nghiệp khoảng 90% diện tích đất bằng chưa sử dụng. Đất đồi núi chưa sử
dụng tập trung chủ yếu tại các xã Thịnh Lộc, Thạch Bằng, Thạch Kim có
thể khai thác sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng
khoảng 75% [8].
2.3. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
2.3.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,
diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả
diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho
sản xuất nông lâm nghiệp [4].
2.3.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.
Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi
phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Những đặc điểm đó là:
* Đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và

không thể thay thế.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định.
Sự hạn chế của đất đai – nguồn lực quan trọng để sản xuất nông nghiệp
mâu thuẫn với yêu cầu nông sản ngày càng tăng lên của xã hội. Để giải quyết
mâu thuẩn này trong sản xuất nông nghiệp một số vấn đề cần phải giải quyết:
+ Phải có luật đất đai cụ thể, rỏ ràng, quản lý đất đai theo quy định của
pháp luật đất đai, tránh hiện tượng tranh chấp lấn chiếm kéo dài:
+ Giải quyết tốt các mối quan hệ về đất đai:
+ Tăng cường sử dụng đầy đủ tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả bền vững
đối với đất nông nghiệp
* Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật.
Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: các
loại cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát
triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhều từ
ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường. Giữa sinh vật và môi trường
sống của chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi trường lập
tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị
chết. Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn
chủ quan của con người.
Vì thế để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp cần
lưu ý tới những vấn đề sau:
Trong nông nghiệp quá trình tái sản xuất kinh tế liên quan mật thiết với
quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật:
Thời gian lao động không ăn khớp mà xen kẻ với thời gian sản xuất.
* Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn và
mang tính chất khu vực rõ rệt.
Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì cũng
đều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn: ở
đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông nghiệp
rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi, vì đất

nông nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp mang tính phân tán,
manh mún.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng
lớn, do đó ở mỗi vùng địa lý nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất (đất
đai, khí hậu, nguồn nước, các yếu tố về xã hội) là hoàn toàn khác nhau. Mỗi
vùng đất có một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế so
sánh riêng. Việc lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệp trước hết phải phù
hợp với đặc điểm của tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực. Như việc lựa
chọn giống cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng, quy trình kỹ thuật…là nhằm
khai thác triệt để các lợi thế của vùng.
* Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ.
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ này
không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: Lao động, vật tư, phân bón rất
khác nhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu
hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường. Từ đây cần phải:
- Bố trí sản xuất hợp lý, xen canh, thâm canh.
- Thực hiện đa dạng hóa sản xuất.
- Hoàn thiện công cụ lao động.
- Tổ chức lao động thật khoa học.
- Thực hiện tốt việc bảo quản và chế biến nông sản.
- Lai tạo giống mới cho năng suất cao đặc biệt là giống trái vụ.
- Đặc biệt các chính sách, biện pháp hổ trợ phát triển sản xuất của nhà
nước là phải kịp thời đáp ứng những nhu cầu mang tính thời vụ trong sản xuất
nông nghiệp [4].
2.3.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
2.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như đất đai, khí hậu, thời tiết,
nước, có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp bởi vì đây là cơ sở để
sinh vật sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối. Đánh giá đúng điều kiện tự
nhiên là cơ sở cho việc xác định cây trồng, vật nuôi phù hợp và định hướng

đầu tư thâm canh đúng.
Mặt khác khi sử dụng đất ngoài bề mặt không gian cần thích ứng với
điều kiện tự nhiên và các yếu tố hình thành đất như khí hậu, địa hình, đá
mẹ Trong nhân tố điều kiện tụ nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tó quan
trọng, sau đó là điều kiện đất đai, nguồn nước và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu:
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và
điều kiện sinh hoạt của con nguời. Tổng tích ôn, nhiệt độ bình quân, sự khai
thác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian trực tiếp ảnh hưởng tới sự
phân bố sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy
sinh lượng nước bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ
ẩm cho đất, củng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của
cây trồng, gia súc, thủy sản.
- Điều kiện đất đai:
Đất đai là vùng đồng bằng được hình thành chủ yếu do tụ bồi của hệ
thống sông lớn theo những loại tam giác châu thổ hoạc đồng bằng ven biển.
Với các đặc điểm là địa hình tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tưới thuận
lợi, đất đai màu mỡ phì nhiêu đồng bằng đã và đang vựa lúa lớn cung cấp
ngày càng phong phú theo sự phát triển của giống và hệ thống canh tác mới.
Tại những vùng đất cao hoạc chủ động tưới tiêu nông dân đã trồng thêm cây
vụ đông hoạc cây họ đậu vừa để tăng thu nhập vừa để cải tạo đất. Với tính
chất đất và sự thích nghi rộng nên ở nhiều vùng đất phù sa còn phát triển
nhiều loại cây khác với những loại cây ản quả có giá trị kinh tế cao như vải,
nhản, cam Tuy nhiên với sự khác biệt về vị trí trình độ thâm canh củng như
tính chất đất đai được thể hiện qua độ phì nhiêu của đất với cây trồng cụ thể
sẽ quyết định tới năng suất tự nhiên và hiệu quả sử dụng đất [6].
2.3.2.2. Biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động ca con người vào đất, cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo ra sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất
để hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Theo tác giả Đường

Hồng Dật, (1995) thì biện pháp kỷ thuật canh tác là những tác động thể hiện
những hiểu biết sâu sắc của con người về đối tượng sản xuất, về thời tiết về
điều kiện môi trường và thể hiện những dụ báo thông minh và sắc sảo, lựa
chọn các tác động kỷ thuật, lựa chọn các chủng loại và cách sử dụng đầu vào
phù hợp với các quy luật tự nhiên và sinh vật nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Nhân tố kinh tế - xã hôi bao gồm các yếu tố chế độ xã hội, dân số và
lao động, thông tin và quản lý chính sách, môi trường và chính sách đất đai,
yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hóa, cơ
cấu kinh tế và phân bố sản xuất các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển khoa học kỷ thuật, trình độ
quản lý sử dụng lao động, điều kiện thiết bị vât chất và phát triển nguồn lực.
Trong đó các nhân tố xã hội thường có ý nghĩa quyết định bởi yêu cầu xã hội
và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế xã hội khác nhau đã
tác động đến việc quản lý của xã hội về sử dụng đất nông nghiệp, khống chế
phương thức và hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển kinh tế xã hội khác
nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất nông nghiệp khác nhau. Nền kinh tế và
khoa học kỷ thuật nông nghiệp càng phát triển thì khả năng sử dụng đất nông
nghiệp của con người càng nâng cao.
Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội góp phần taọ ra năng sất trong
nông nghiệp và được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thực
trạng sử dụng đất nông nghiệp liên quan đến liên quan đến lợi ích của người
sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nên có chính sách ưu đãi để tạo điều
kiện cải thiện đất và hạn chế kiểu sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai
Mặt khác trong sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận cũng dẩn tới tình
trạng đất bị sử dụng không hợp lý, thậm chí hủy hoại đất. Vì vậy cần phải dựa
vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế xã hội để nghiên cứu mối quan hệ
giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội trong việc sử dụng đất nông nghiệp.
Căn cứ vào yêu cầu của thị trường xã hội xác định sử dụng đất nông nghiệp,
kết hợp chặt chẻ yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên đất đai, để đạt tới cơ

cấu hợp lý nhất, với diện tích nông nghiệp có hạn để mang lại hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội và sử dụng đất bền vững [6].
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ba xóm là 7, 8 và
15 xã Thạch Mỹ - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Vùng nghiên cứu: Vùng nghiên cứu được chọn là 3 xóm chính là xóm
7, xóm 8 và xóm 15 của xã Thạch Mỹ - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh.
Về đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và hiệu quả
kinh tế của đất nông nghiệp sử dụng cho trồng trọt cây ngắn ngày.
Về thời gian: Từ ngày 03/01/2011 - ngày 07/05/2011
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Thạch Mỹ
- Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Thạch Mỹ
- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Thạch Mỹ
- Cơ cấu cây trồng của xã Thạch Mỹ
- Biến động đất nông nghiệp của xã Thạch Mỹ
- Mức đầu tư của nông hộ trên một đơn vị sản xuất
- Diện tích, năng suất, và sản lượng của một số loại cây trồng chính ở
xã Thạch Mỹ
- Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác đối với các hộ điều tra
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Thạch Mỹ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
* Chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu được chọn là 3 xóm chính là xóm 7, 8 và 15. Đảm
bảo các tiêu chí:

+ Là những thôn có diện tích đất nông nghiệp lớn trong xã, mang tính
đại diện cho tình hình sản xuất nông nghiệp của xã, có tỷ lệ các hộ nghèo và
không nghèo tương đương. Trong đó hộ nghèo là những hộ có thu nhập dưới
200000 đồng/người/tháng. Kể từ ngày 1/1/2011 tiêu chí hộ nghèo của Việt
Nam là 400000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn tuy nhiên số liệu
thống kê trong bài viết này là của năm 2010. Như vậy, hộ nghèo vẫn áp dụng
theo tiêu chí củ là 200000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, ở đây hộ nghèo được
chọn là những hộ có trong danh sách của thôn.
+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu.
* Chọn mẫu nghiên cứu
+ Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên có định hướng. Định hướng ở
đây là: Chọn các hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn và đa dạng về hoạt động
sản xuất.
+ Căn cứ điều kiện của vùng nghiên cứu số mẫu được chọn là: 30 hộ,
gồm các hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn. Tỉ lệ hộ nghèo – không nghèo là
20 – 10, được chọn ngẫu nhiên theo danh sách thôn.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập báo cáo kinh tế xã hội năm 2008,
2009, 2010 và báo cáo của ban địa chính xã nhằm đánh giá thực trạng sử
dụng đất, cơ cấu cây trồng, năng suất của một số cây trồng chính tại địa
phương trong 3 năm qua.
- Phỏng vấn bán cấu trúc những người cung cấp thông tin nồng cốt.
Gồm: Phó chủ tịch xã; cán bộ địa chính xã, hội trưởng hội nông dân xã, lãnh
đạo thôn. Những thông tin thu thập được thường chính xác giúp nắm vững địa
bàn nghiên cứu, cung cấp các vấn đề còn tồn tại trong nông nghiệp, định
hướng phát triển và phân tích những thuận lợi và khó khăn của địa phương.
- Phỏng vấn cá nhân bằng bảng câu hỏi: Tiến hành phỏng vấn các hộ
sản xuất nông nghiệp nhằm tìm hiểu mức đầu tư của nông hộ từ đó đánh giá
hiệu quả kinh tế của các hình thức canh tác cây ngăn ngày trên một đơn vị đất
nông nghiệp.

- Thảo luận nhóm người dân (1 buổi, 8 người). Mục đích: Thu thập
những thông tin cấp cộng đồng, kiểm tra lại thông tin điều tra trước đó.
3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin
- Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng
các phép tính trên phần mềm Excel.
- Ở nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp là: Phân tích định tính và
phân tích định lượng nhằm phân tích đánh giá những hiệu quả tác động của
việc sử dụng đất.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:
- Tổng giá trị sản xuất (GO ):
Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sáng
tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Là kết quả hoạt động trực tiếp hữu ích của những cơ sở sản xuất đó.
GO =

PiQi.
Trong đó: Qi là sản phẩm loại i
Pi là giá sản phẩm loại i
Giá trị sản xuất bao gồm:
+ Giá trị sản xuất sản phẩm vật chất: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
+ Giá trị sản phẩm dịch vụ: phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp được tính theo phương pháp chu
chuyển, nghĩa là cho phép tính trùng giữa trồng trọt và chăn nuôi cũng như
trong nội bộ từng ngành. Theo cách tính này thì công thức tính GO sẽ là:
GO = VA + IC
Trong đó: VA là giá trị tăng thêm sau khi đã trừ đi chi phí
IC là chi phí trung gian trong quá trình sản xuất
- Chi phí trung gian ( IC ):
Chi phí trung gian gồm những khoản chi phí và dịch vụ bỏ ra bằng tiền

thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm (không kể
khấu hao).
IC =

Cj
Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j
Chi phí trung gian gồm 2 phần:
+ Chi phí vật chất: là chi phí do hộ gia đình bỏ ra thông qua các dịch
vụ, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu (chính, phụ), nhiên liệu, giá trị công cụ
lao động, vật rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm…
+ Chi phí dịch vụ: là chi phí bỏ ra thông qua các hoạt động dịch vụ như
chi phí thuê lao động, chi phí tín dụng…
- Giá trị gia tăng ( VA ):
Giá trị gia tăng là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ chi phí
trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Là một bộ phận giá
trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời
kỳ nhất định thường là một năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết
quả sản xuất.
VA = GO – IC
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian ( GO/IC )
Chỉ tiêu này cho biết việc đầu tư một đồng chi phí trung gian sẽ thu về
được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong một năm.
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian ( VA/IC )
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng trong một năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
hiệu quả sản xuất.
- Giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất ( VA/GO)
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng giá trị sản xuất tích lũy được
bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình

đầu tư sản xuất.
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động
trên một đơn vị diện tích (GO/LĐ) : Chỉ tiêu này cho biết một ngày công lao
động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng trên số ngày công lao động của một đơn vị diện tích
(VA/LĐ): Chỉ tiêu này phản ánh một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng.
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Thạch Mỹ là một xã thuộc vùng đồng bằng ven biển của huyện Lộc Hà,
cách trung tâm huyện lỵ khoảng 4 km về phía Tây Nam. Có tổng diện tích đất
tự nhiên là 1012,42 ha chia thành 15 xóm. Có tổng chiều dài đường địa giới
hành chính là 20,48 km tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
Phía Bắc giáp: xã Thịnh Lộc và xã An Lộc với chiều dài ranh giới 0,96 km
Phía Nam giáp: xã Mai Phụ, xã Hộ Độ và xã Thạch Sơn với chiều dài
ranh giới 6,4 km
Phía Đông giáp: xã Thạch Bằng và xã Thạch Châu với chiều dài ranh
giới 6,4 km
Phía Tây giáp: xã Phù Lưu và xã Bình Lộc với chiều dài ranh giới
6,72km
Nằm trên địa bàn xã có sông Đò Điệm, hệ thống đường, cầu bờ ra Đò
Điệm; đường tỉnh lộ 22/12; đường huyện lộ; cùng nhiều tuyến đường trục
chính khác đây là những điều kiện thuận lợi cho xã giao lưu văn hoá và phát
triển kinh tế.
- Địa hình, địa mạo:
Thạch Mỹ là một xã thuộc vùng đồng bằng ven biển huyện Lộc Hà
nhưng địa hình của xã không bằng phẳng, phía bắc có núi Bằng Sơn phía nam
có sông Đò Điệm, địa hình không đồng nhất kéo dài. Do địa hình được cấu

tạo bởi sông biển nên thường tạo thành những cồn cát, phía gần sông thì tạo
thành những thùng hồ ngập nước rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng
thuỷ, hải sản.
- Khí hậu, thuỷ văn:
Là xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa xuân
hạ thu đông. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô và lạnh,
mùa hạ có gió Tây Nam (còn gọi là gió Lào) rất nóng và gây hạn hán. Riêng
tháng 8 – 10 thường xuất hiện bão và lũ lụt gây ngập úng.
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24
0
- 26
0
C chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 3
0
- 5
0
C.Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39
0
C,
nhiệt độ thấp tuyệt đối 11
0
C.
+ Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1672 giờ, tháng 5, tháng 6 có số giờ
nắng nhiều nhất (khoảng170 - 190 giờ).
+ Mưa: Trung bình năm khoảng 2012 mm/năm tập trung vào tháng
6,7,8,9 chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 8 có số ngày mưa
nhiều nhất.
+ Độ ẩm không khí: Trung bình khoảng 75% độ ẩm không khí nhìn
chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 8 (mùa

mưa) lên đến 79% thấp nhất vào tháng 4 (mùa nắng) là 55% chênh lệch độ ẩm
không khí giữa 2 mùa khoảng 12 - 14%.
+ Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nắng là gió mùa
Tây Nam (gió Lào) vào mùa lạnh là gió mùa Đông bắc là một xã thuộc đồng
bằng ven biển nên xã Thạch Mỹ nói riêng và huyện Lộc Hà nói chung luôn
chịu ảnh hưởng nặng nề của nhiều cơn bão.
+ Thuỷ văn: Chế độ thuỷ văn của xã chịu ảnh hưởng của con sông Đò
Điệm. Xã có hệ thống hồ chứa nước phân bổ khắp trên địa bàn song chủ yếu
tập trung nhiều ở phía Tây, lượng nước chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa
hàng năm và sự cung cấp của hệ thống bờ ra Đò Điệm. Với diện tích mặt
nước chuyên dùng là 74,84 ha và 30,42 ha diện tích ao hồ nuôi trồng thuỷ hải
sản có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cũng như tiêu
thoát nước trên địa bàn xã.
- Nguồn tài nguyên.
+ Tài nguyên đất:
Bảng 4.1: Tài nguyên đất xã Thạch Mỹ năm 2010.
TT Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1012,42
1 Đất nông nghiệp 707,87
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 634,35
1.2 Đất lâm nghiệp 23,60
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 44,91
1.4 Đất làm muối 5,01
2 Đất phi nông nghiệp 227,70
3 Đất chưa sử dụng 76,85
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 68,05
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 8,80
(Nguồn:UBND xã Thạch Mỹ, Thuyết minh kiểm kê đất đai năm 2010 )
+ Thổ nhưỡng: Nhìn chung đất ở xã chủ yếu là đất cát pha và đất phù
sa cổ. Đất cát pha độ màu mở không cao, khả năng liên kết viên thấp nên hạn

chế việc giữ nước còn đất phù sa cổ không được bồi đắp hàng năm, đào sâu
30 cm chưa có tầng đất cứng diện tích khoảng 40 ha, đất phù sa cổ có sản
phẩm ferarit tập trung ở phía Tây của xã.
+ Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2009 toàn xã có
21,79 ha diện tích đất lâm nghiệp, trong đó 15,81 ha là rừng phòng hộ còn
5,98 ha là rừng sản xuất. Rừng phòng hộ chủ yếu là các loại cây như: Sú, vẹt
đước đây là rừng phòng hộ ngập mặn bảo vệ tuyến đê sông yếu Tả Nghèn,
còn rừng sản xuất chất lượng và trữ lượng gỗ thấp chủ yếu là các loại cây như
phi lao, bạch đàn, keo phân bố chủ yếu ở phía bắc xã tại núi Bằng Sơn, do
rừng trồng cộng thêm sự tác động của con người nên động vật rừng không có
điều kiện phát triển.
+ Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên và sự
cung cấp của hệ thống thuỷ lợi bờ ra Đò Điệm và ao thùng hồ trên địa bàn xã,
chất lượng nước trên hệ thống ao, thùng hồ của xã đang có dấu hiệu ô nhiễm
do lượng nước thải từ các khu dân cư, các hộ dân chăn nuôi gia súc, thuỷ cầm
và thuốc hoá học sử dụng trong sản xuất đang tác động xấu đến đời sống sinh
hoạt của người dân.
Nguồn nước ngầm: Có ở độ sâu từ 4,5 đến 9m với chất lượng nước
chưa được phân tích và đánh giá chính xác nhưng đã được nhân dân khai thác
và sử dụng hàng ngày với khoảng 95% số hộ, phía Nam xã do nhiễm mặn nên
nước phèn có màu vàng. Về trữ lượng nước tuy chưa xác định chính xác
nhưng lượng nước nhiều, nguồn nước ngầm được nhân dân khai thác chủ yếu
với hình thức giếng đào, giếng khoan và qua hệ thống lọc thô sơ trước khi đưa
vào sử dụng [8].
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi:
+ Có lợi thế về vị trí và điều kiện tự nhiên: Xã nằm cách trung tâm
huyện lỵ 3 km về phía Đông Nam, có tuyến đường tỉnh lộ 22/12, đường bờ ra
sông Nghèn, đường huyện lộ chạy qua, nên tạo điều kiện thuận lợi cho xã

trong việc trao đổi và tiêu thụ các hàng hóa nông sản, vật tư nông nghiệp và
các ngành kinh tế khác phát triển cũng như việc tiếp cận với các tiến bộ khoa
học kỹ thuật hiện đại và thông tin thị trường.
+ Điều kiện địa hình địa thế thuận lợi cho phát triển đa dạng nông lâm
nghiệp, đặc biệt là cây lúa, cây lạc , rau xanh.
+ Trên địa bàn xã có nguồn nước khá dồi dào, không những đáp
ứng cho sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho việc nuôi trồng thủy
sản của vùng.
* Khó khăn:
+ Thạch Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ
rệt. Do lượng mưa phân bố không đều trong năm và thường bị hạn hán, úng
lụt ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là sản xuất
nông nghiệp và đời sống nhân dân ở xã.
+ Mặc dù đất đai trên địa bàn xã khá đa dạng nhưng trong số đó vẫn
còn các loại đất không có lợi cho sản xuất nông nghiệp như các cồn cát đất có
thành phần cơ giới nhẹ và mang tính chất của gốc phù sa, tầng đất khá dày 0,8
– 1,2 m, đất chua, hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thấp, được tận
dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa là chủ yếu.
+ Diện tích đất chưa sử dụng là 76,85 ha chiếm 7,59% cho thấy rằng
vấn đề sử dụng đất của xã chưa khai thác hết tiềm năng để nâng cao hiệu quả
sử dụng đất. Loại đất này có thể làm đất ở trong tương lai vì mật độ dân số
ngày càng tăng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số và lao động
Bảng 4.2: Dân số và lao động xã Thạch Mỹ năm 2010
S
TT
Chỉ tiêu Đơn vị
Số liệu
(2010)

Tỷ lệ
(%)
1 Tổng số hộ Hộ 1825
Tổng số hộ nghèo Hộ 238
2 Tổng số dân Người 7548 100
Số nam Người 3824 50,66
Số nữ Người 3732 49,34
3 Quy mô hộ Khẩu 4,14
4 Mật độ dân số Người/km
2
745,54
5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,31
6 Tổng dân trong độ tuổi lao động Lao động 3424 89,54
7 Lao động nông nghiệp Lao động 1946 25,78
Lao động công nghiệp, xây dựng Lao động 574 7,60
Lao động thương mại, dịch vụ Lao động 296 3,92
Xuất khẩu lao động Lao động 290 3,84
Lao động khác Lao động 218 2,89
(Nguồn: UBND xã Thạch Mỹ, Biểu mẫu khảo sát thực trạng dân số, lao
động, hộ nghèo và kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo cho người dân các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015).
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Xã có tuyến đường tỉnh lộ 22/12, đường bờ ra sông
Nghèn, đường huyện lộ chạy qua. Gần 4,3 Km đường trục chính xã rộng 15m
lòng nhựa 5m, các tuyến đường liên thôn đều được nhựa hóa rộng 8m lòng
nhựa 3m. Toàn xã có 78,32 ha đất giao thông được phân bổ trên khắp địa bàn
xã đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hóa trong
và ngoài xã. Hệ thống đường thôn xóm được bê tông hóa gần 70% nhưng vẫn
chưa đáp ứng được sự phát triển và nhu cầu đi lại của nhân dân, trong thời
gian tới xã cần phải mở rộng và nâng cấp các tuyến đường trục chính và

đường liên thôn kể cả đường nội đồng.
+ Thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi của xã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tưới tiêu
trong sản xuất và sinh hoạt, hàng năm xã thường xuyên quan tâm tới công tác
thủy lợi đảm bảo thuận lợi trong vấn đề tưới tiêu trên địa bàn. Trên địa bàn xã
từ năm 2005 đến 2008 có 2 trạm bơm (Trạm Trại đá, Trạm xóm 9) và 4,5 km
mương bê tông. Năm 2009 với hỗ trợ của cấp trên cùng với sự đóng góp của
nhân dân xã đã làm mới được một trạm bơm ở Đồng Eo và 3 km kênh mương
bê tông. Toàn xã hiện có 9,74 ha đất thuỷ lợi, hệ thống thuỷ lợi bờ ra Đò
Điệm hoàn thành sẽ đưa vào sử dụng đảm bảo cung cấp nước cho toàn huyện
nói chung và xã Thạch Mỹ nói riêng. Trên địa bàn xã có cống số 1 là cống
quốc gia và hơn 1km đê, có 30, 45 ha đất hồ nuôi trồng thuỷ hải sản và
74,84 ha mặt nước chuyên dùng đảm bảo chứa và tiêu nước nhưng trong
tương lai ngoài việc xây dựng mới các kênh mương nội đồng xã cần xây
dựng các mương tiêu nước trên các khu dân cư mới quy hoạch mặt khác
cần tận dụng triệt để hệ thống kênh dẫn bờ ra phục vụ tốt nhất cho việc tưới
tiêu trên địa bàn xã. hiện tài mới có khoảng 40% kênh mương trên địa bàn
được bê tông hoá.
+ Giáo dục đào tạo: Trên địa bàn xã hiện có 1 trường mầm non và 1
trường tiểu học quy mô trường lớp ổn định cả hai trường đều đạt chuẩn quốc
gia giai đoạn 2, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng lên rõ rệt,
cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng. Công tác xã hội hoá giáo dục,
khuyến học, khuyến tài, hoạt động trung tâm học tập cộng đồng được hình
thành và phát triển khá sâu rộng, phong trào dạy tốt, học tốt được triển khai
rộng trong nhà trường.
+ Y tế: xã có 1 trạm y tế với cơ sở hạ tầng khang trang, năm 2009 trạm
đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2, hiện trạm có 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 3 y tá và 1 trung
cấp dược.

×