Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 157 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong bài báo cáo chuyên đề này là trung thực và các thông tin trích
dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Phạm Việt Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
****

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến :
- Thầy PGS.TS Trần Văn Hòa , người đã hướng dẫn tôi trong quá trình làm
chuyên đề. Xin cám ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý Sau đại học, tổ
bộ môn Marketing và các thầy cô trong bộ môn đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong thời gian làm chuyên đề.
- Tôi xin chân thành cám ơn các anh trong Ban giám đốc sở Văn hóa thể thao và
du lịch Quảng Ngãi đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tôi thực hiện chuyên đề.
- Xin cám ơn các anh/chị là lãnh đạo, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp dịch vụ
du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã góp ý và trả lời phiếu khảo sát điều tra.
- Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn đồng hành cùng tôi trong
suốt thời gian làm chuyên đề.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!.
Tác giả
Phạm Việt Hùng

ii



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................I
LỜI CẢM ƠN.............................................................................II
MỤC LỤC.................................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ...................................................XI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................XIII
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.......................................................XIII
CHƯƠNG 1...............................................................................1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI............................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................3
1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI...........................................................4
CHƯƠNG 2...............................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................5

iii


2.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................5
2.1.1 CẠNH TRANH...................................................................5
2.1.2 NĂNG LỰC CANH TRANH..................................................6
2.1.3 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................8

2.2 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU
LỊCH.......................................................................................17
2.2.1 DU LỊCH.........................................................................17
2.2.2 KHÁCH DU LỊCH.............................................................18
2.2.3 SẢN PHẨM DU LỊCH........................................................19
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
.............................................................................................20
2.3.1 CÁC NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI...................................20
2.3.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC......................................22
CHƯƠNG 3.............................................................................24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................24
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU...................................................24
3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT..........25
3.2.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH............................................25
3.2.2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................26
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................27

iv


3.3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH..........................27
3.3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG......................28
3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI.............29
3.4.1 XÂY DỰNG THANG ĐO....................................................29
3.4.2 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI SƠ BỘ......................................33
3.4.3 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ĐỊNH LƯỢNG...................................33
3.5 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC:................................................38
3.5.1 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC.............38
3.5.2 MẪU KHẢO SÁT: KÍCH CỠ MẪU PHỤ THUỘC VÀO PHƯƠNG

PHÁP PHÂN TÍCH, TRONG NGHIÊN CỨU NÀY SỬ DỤNG CÔNG CỤ
PHÂN TÍCH EFA VÀ PHÂN TÍCH CFA VỚI 47 BIẾN QUAN SÁT. CỨ
MỖI BIẾN ĐO LƯỜNG CẦN TỐI THIỂU 5 QUAN SÁT, DỰA VÀO SỐ
BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU, KÍCH CỠ MẪU NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP
TỐI THIỂU PHẢI ≥ M X 5 (HAIR VÀ CỘNG SỰ 2006), NHƯ VẬY VỚI
47 BIẾN QUAN SÁT TRONG NGHIÊN CỨU NÀY KÍCH THƯỚT MẪU
TỐI THIỂU PHẢI LÀ ≥ 235. MẪU ĐIỀU TRA CỦA NGHIÊN CỨU
ĐƯỢC CHỌN THEO PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU THUẬN TIỆN
NHƯNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT. TRÊN CƠ SỞ ĐÓ, ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG
TRÌNH NGHIÊN CỨU, TÁC GIẢ TIẾN HÀNH KHẢO SÁT 300 ĐỐI
TƯỢNG LÀ CÁC CÁ NHÂN GIỮ CHỨC VỤ QUẢN LÝ TỪ GIÁM ĐỐC,
PHÓ GIÁM ĐỐC, TRƯỞNG PHÓ PHÒNG, TRƯỞNG BỘ PHẬN TRỞ
LÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI..........................................................................38
3.5.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: DỮ LIỆU THU THẬP SẼ
XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM SPSS 22.0 VÀ AMOS 22.0. SAU KHI ĐƯỢC
MÃ HÓA VÀ LÀM SẠCH, DỮ LIỆU ĐƯỢC PHÂN TÍCH QUA CÁC
BƯỚC:....................................................................................39
CHƯƠNG 4.............................................................................42
PHÂN TÍCH VÀ DIỄN GIẢI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................42

v


4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU KHẢO SÁT...............................42
4.2 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC THANG ĐO CỦA MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU..........................................................................43
4.3 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..............45
4.3.1 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH
ALPHA...................................................................................45

4.3.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM
PHÁ (EFA: EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS)...........................47
4.3.3 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG
ĐỊNH (CFA: CONFIRMATORY FACTOR ANALYSIS).......................50
4.3.4 KẾT QUẢ CFA MÔ HÌNH TỚI HẠN.....................................66
4.4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................72
4.4.1 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG MÔ HÌNH CẤU
TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM: STRUCTURAL EQUATION MODELING)..72
4.4.2 KIỂM ĐỊNH ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG
BOOTSTRAP...........................................................................75
4.4.3 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU BẰNG MÔ HÌNH
CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM: STRUCTURAL EQUATION
MODELING)............................................................................76
5.1 KẾT LUẬN.........................................................................81
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ...............................................................84
5.3 KIẾN NGHỊ........................................................................89
5.3.1 ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC........................................................89
5.3.2 ĐỐI VỚI TỈNH QUẢNG NGÃI.............................................89

vi


KẾT LUẬN...............................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................93
Ý, N. N., 2011. ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT. HÀ NỘI: NXB CHÍNH TRỊ
QUỐC GIA...............................................................................95
PHỤ LỤC................................................................................96

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ THỜI GIAN LÀM VIỆC....................42
BẢNG 4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ VỀ QUY MÔ DOANH NGHIỆP..........43
BẢNG 4.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ VỀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP.......43
BẢNG 4.4 THỐNG KÊ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH, ĐỘ LỆCH CHUẨN CỦA
CÁC THANG ĐO.......................................................................44
BẢNG 4.5 HỆ SỐ CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO TRONG MÔ
HÌNH......................................................................................46
BẢNG 4.6: HỆ SỐ KMO VÀ KIỂM ĐỊNH BARTLETT'S....................47
BẢNG 4.7: HỆ SỐ TẢI NHÂN TỐ, CHỈ SỐ EIGENVALUE VÀ TỔNG
PHƯƠNG SAI TRÍCH................................................................49
BẢNG 4.8: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO MARKETING DU LỊCH..........................53
BẢNG 4.9: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO THƯƠNG HIỆU....................................54
BẢNG 4.10: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO CÔNG NGHỆ.......................................56
BẢNG 4.11: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ..........................57
BẢNG 4.12: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI.........................58
BẢNG 4.13: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO SẢN PHẨM , DỊCH VỤ..........................59
BẢNG 4.14: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO NGUỒN NHÂN LỰC.............................60

viii



BẢNG 4.15: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO..........................................................62
BẢNG 4.16: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO CHIẾN LƯỢC GIÁ................................63
BẢNG 4.17: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP..............64
BẢNG 4.18: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC
BIẾN TRONG THANG ĐO NĂNG LỰC CẠNH TRANH.....................65
BẢNG 4.19 KẾT QUẢ ĐỘ TIN CẬY TỔNG HỢP VÀ PHƯƠNG SAI
TRÍCH CỦA THANG ĐO............................................................66
BẢNG 4.20 KẾT QUẢ ĐỘ HỘI TỤ CỦA THANG ĐO (ĐÃ CHUẨN
HÓA)......................................................................................67
BẢNG 4.21 KẾT QUẢ GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC KHÁI NIỆM
NGHIÊN CỨU..........................................................................70
BẢNG 0.22: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG (CHUẨN HÓA) MỐI QUAN HỆ
NHÂN QUẢ CỦA MÔ HÌNH........................................................75
BẢNG 4.23 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH BẰNG BOOTSTRAP
VỚI N = 500...........................................................................76
BẢNG 0.24: HỆ SỐ HỒI QUY CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH
THỨC.....................................................................................77

ix


x


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
HÌNH 2.1: NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER......9

HÌNH 2.2: CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP.........................11
HÌNH 3.1 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................24
HÌNH 3.2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NLCT CỦA CÁC DN DU LỊCH
TỈNH QUẢNG NGÃI..................................................................27
HÌNH 3.3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC.........................37
HÌNH 4.1: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO
MARKETING DU LỊCH..............................................................52
HÌNH 4.2: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO THƯƠNG
HIỆU......................................................................................54
HÌNH 4.3: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO CÔNG
NGHỆ.....................................................................................55
HÌNH 4.4: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO NĂNG LỰC
QUẢN TRỊ...............................................................................56
HÌNH 4.5: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI........................................................................57
HÌNH 4.6: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO SẢN
PHẨM, DỊCH VỤ......................................................................59
HÌNH 4.7: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO NGUỒN
NHÂN LỰC..............................................................................60
HÌNH 4.8: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO CƠ SỞ VẬT
CHẤT.....................................................................................61
HÌNH 4.9: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO CHIẾN
LƯỢC GIÁ...............................................................................62

xi


HÌNH 4.10: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO CHIẾN
LƯỢC DOANH NGHIỆP.............................................................64
HÌNH 4.11: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA THANG ĐO NĂNG

LỰC CẠNH TRANH...................................................................65
HÌNH 4.12: KẾT QUẢ CFA MÔ HÌNH TỚI HẠN.............................67
HÌNH 4.13. KẾT QUẢ SEM (CHUẨN HÓA) CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU.......................................................................................74
CHƯƠNG 5.............................................................................81
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................81

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CFA
CFI
DN
EFA
GFI
KOM
NLCT
PAF
RMSEA
SP
SEM
TLI
TNHH
XH

Confirmatory Factor Analysis
Comparative Fit Index
Doanh nghiệp
Exploratory Factor Analysis

Good of Fitness Index
Kaiser-Meyer-Olkin
Năng lực cạnh tranh
Principal Axis Factoring
Root Mean Square Erro Approximation
Sản phẩm
Structural Equation Modeling
Tucker và Lewis Index
Trách nhiệm hữu hạn
Xã hội

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU SƠ BỘ....................96

xiii


PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA TRONG
NGHIÊN CỨU SƠ BỘ..............................................................101
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
TRONG NGHIÊN CỨU SƠ BỘ...................................................110
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC.........117
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA NGHIÊN
CỨU CHÍNH THỨC.................................................................121
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC.....................................................130
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ CFA (CHUẨN HÓA) CỦA CÁC THANG ĐO
TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC...........................134
PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ CFA MÔ HÌNH TỚI HẠN..........................136

PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SEM (ĐÃ CHUẨN HÓA)
............................................................................................141
PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP VỚI N = 500.. .142

xiv


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, đặc biệt sau khi Việt
Nam gia nhập “Cộng đồng ASEAN” vào tháng 12 năm 2015 và tham gia Hiệp
định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), thị trường kinh doanh du
lịch của Việt Nam có tiềm năng phát triển to lớn đối với mỗi hình thái du lịch.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020, du lịch
được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, góp phần thúc đẩy các ngành
kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống
của người dân. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch Việt Nam ngày càng
được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là
địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Trong bối cảnh phát triển đó, du lịch Quảng
Ngãi cũng được nhiều người biết đến với các loại hình du lịch đặc thù như di tích
lịch sử văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, di tích thành Lũy, di tích lịch sử cách mạng
như Ba Tơ, Vạn Tường, Sơn Mỹ hoặc nhóm các di tích kiến trúc - nghệ thuật như
chùa Thiên Ấn, chùa Ông hay các lễ hội như Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, Lễ hội
Điện Trường Bà…. Đặc biệt với bãi biển tự nhiên trãi dài hàng chục km được du
khách ưu chuộng bởi vẻ đẹp hoang sơ của nó. Tuy nhiên, cạnh tranh du lịch trong
khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi đó năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực du lịch của Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng còn rất hạn chế, đồng
thời chịu nhiều biến động khó lường của nền kinh tế thế giới. Mặc khác nhu cầu của
khách du lịch quốc tế ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn trước, cơ

sở vật chất, hạ tầng hiện đại, môi trường du lịch trong lành và thật sự an toàn, dịch
vụ du lịch đa dạng có chất lượng tốt có thể đáp ứng các nhu cầu phát sinh của khách
du lịch quốc tế. Nhưng hiện nay đa số các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch,
dịch vụ tại Quảng Ngãi vẫn còn quy mô nhỏ, phân tán, chưa liên kết với nhau, chưa
tạo được nét đặt trưng riêng cho mình. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ,

1


sản phẩm dịch vụ du lịch chưa đa dạng phong phú, phương thức tổ chức còn lạc hậu
chưa gắn với nhu cầu thị trường, nhất là trong bối cảnh hiện nay, trong khi yêu cầu
của khách du lịch quốc tế đặt ra cho lĩnh vực du lịch ngày càng cao. Đó là những
thách thức, và những điểm yếu mà đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam nói chung và
Quảng Ngãi nói riêng phải nổ lực vượt qua nếu không muốn bị tụt hậu. Vì vậy, để
nâng cao NLCT của ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi chúng ta cần phải nghiên cứu
sâu rộng các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng
Ngãi nhằm xác định và đánh giá yếu tố ảnh hưởng, tầm quan trọng của các yếu tố
đó đến NLCT của các doanh nghiệp du lịch Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các hàm ý
quản trị nhằm phát triển du lịch phù hợp, xứng tầm với tiềm năng của Quảng Ngãi.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi”
làm chuyên đề của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1Mục tiêu tổng quát: nhận dạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT
của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị
nhằm nâng cao NLCT trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa lý thuyết những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT trong phát triển
du lịch dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước;
+ Đề xuất mô hình phân tích các yếu ố ảnh hưởng đến NLCT của các DN du

lịch tỉnh Quảng Ngãi.
+ Điều tra đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp du
lịch tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phân tích những nhân tố tích cực ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp
du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
+ Đưa ra các hàm ý quản trị cho các nhà hoạch định chính sách của địa phương
để từ đó khai thác tốt hơn lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế trong thời gian tới.

2


1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh
nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
Phỏng vấn, khảo sát các nhà quản lý là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó
phòng - ban, trưởng bộ phận, những người có kinh nghiệm và hiểu tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
Phạm vi thời gian: số liệu sơ cấp thông qua điều tra sơ bộ từ tháng 01 năm 2016
đến tháng 4 năm 2016.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp lý thuyết nền được sử dụng để khámh phá các nhân tố và đề
xuất mô hình nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của các DN du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Các cách tiếp cận trong phương pháp
này như: nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó của các
tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nhằm tổng hợp có hệ thống, lập
luận phù hợp và đề xuất mô hình nghiên cứu. Các quan sát trong mô hình được lựa

chọn dựa trên sự tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm để hình thành thang đo nháp
ban đầu, sau đó lấy ý kiến sau khi thảo luận nhóm nhằm khám phá thêm, sàng lọc các
quan sát phù hợp với đặc thù vùng làm cơ sở xây dựng thang đo nháp cuối cùng. Sau đó

hoàn thiện mô hình nghiên cứu sơ bộ, điều chỉnh, bổ sung thang đo và các biến
quan sát làm cơ sở xây dựng bảng khảo sát cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Được áp dụng cho nghiên cứu sơ bộ để hình thành thang đo chính thức của mô
hình và trong nghiên cứu chính thức để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của các DN du lịch. Phương pháp phân tích hệ số Cronbach
Alpha, phân tích EFA và phân tích CFA được sử dụng để đánh giá độ tin cậy

3


của thang đo. Việc kiểm định mức độ phù hợp của mô hình được tiến hành bằng
phương pháp SEM, phương pháp ước lượng bootstrap để tìm ra mô hình phù
hợp nhất.
1.6 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.

4


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.1 Cạnh tranh
Lý thuyết về kinh tế thị trường cho rằng: Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại
trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố
cơ bản của thị trường là đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường; cạnh tranh là linh
hồn của thị trường.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế- xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác
nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Đó là
vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế trên thế giới. Do cách
tiếp cận hay mục đích nghiên cứu khác nhau nên đã có nhiều quan niệm khác nhau
về cạnh tranh.
Cạnh tranh theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt là “Tranh đua giữa
những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm dành phần hơn, phần thắng
về mình”. (Ý, 2011)
Theo cuốn Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam đã chọn định nghĩa về
cạnh tranh cố gắng kết hợp cả các doanh nghiệp, ngành, và quốc gia như sau: “Năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc
làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.” (Anon., 1999)
Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học “Cạnh tranh – sự đấu tranh đối lập giữa
các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên
cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng giành được.” (Anon., 2001)
Ngoài ra, còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh
tranh… Tuy nhiên, qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:
Cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể
cùng tham dự.

5



Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể mà các bên đều muốn
giành lấy để cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao.
Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể có các ràng buộc chung mà các
bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp
lý, các thông lệ kinh doanh…
Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng
nhiều công cụ khác nhau: Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm; cạnh
tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm; cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh
tranh thông qua hình thức thanh toán …
2.1.2 Năng lực canh tranh
NLCT là một chủ đề có tầm quan trọng lớn, không chỉ đối với các nhà hoạch
định chính sách mà còn đối với doanh nghiệp. Mặc dù nó có tầm quan trọng trong
nhiều khía cạnh, nhưng NLCT vẫn còn thiếu một định nghĩa thống nhất, tất cả cách
tiếp cận về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô đều có định nghĩa NLCT khác nhau
(Buzzigoli, L.; Viviani, A., 2009), (Nelson, 1992), (Porter & Ketels, 2003).
Hơn nữa, NLCT là một khái niệm đa chiều, nó có thể được xem xét từ ba cấp độ
khác nhau, (1) Quốc gia; (2) Ngành và (3) Doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này,
tác giả tiếp cận NLCT theo cấp độ doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm
về NLCT theo cấp độ doanh nghiệp:
Theo Aldington Report (1985), doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh
nghiệp có thể sản xuất sản phẩm, dịch vụ với chất lượng vượt trội, giá cả thấp hơn
đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc
đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, khả năng đảm bảo thu nhập cho
người lao động và chủ doanh nghiệp. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong
Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh (1994). Còn theo Bộ thương Mại và
Công nghiệp Anh (1998), NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định
đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách
hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn doanh nghiệp khác.


6


Porter (1980) cho rằng, năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT.
Theo ông, NLCT là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ,
chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Ông cũng cho
rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa
sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài. Điều quan trọng nhất đối
với bất kỳ công ty nào đó là phải xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực.
Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động,
(1) Sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; (2) Mối đe dọa về việc một đối
thủ mới tham gia vào thị trường; (3) Nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện;
(4) Vai trò của các công ty bán lẻ; (5) Nhà cung cấp đầy quyền lực.
Theo D'Cruz (1992), NLCT cấp độ doanh nghiệp có thể được định nghĩa là
khả năng thiết kế, sản xuất và tiếp thị sản phẩm vượt trội hơn so với thủ cạnh tranh,
xem xét đến chất lượng về giá và phi giá cả. Còn Horstmann và Markusen (1992)
cho rằng, một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu như họ có một mức chi phí đơn vị
trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế. Còn
theo Dunning (1993), NLCT là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh
nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của doanh
nghiệp đó. Còn theo Fafchamps (1999), NLCT của doanh nghiệp là khả năng
doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn
giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng
với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao.
Theo quan điểm của Nguyễn Bách Khoa (2004), NLCT của doanh nghiệp
được hiểu là tích hợp các khả năng, nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị
phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối

quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ tiềm tàng trên một thị trường mục
tiêu xác định.

7


Tóm lại, NLCT của doanh nghiệp không phải là một khái niệm một chiều, thay
vào đó phải có nhiều yếu tố được xem xét. Theo các tác giả Wint (2003); Barclay
(2005) và Williams (2007) việc xác định được những yếu tố này là rất quan trọng
và thông qua các yếu tố này các doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng cạnh tranh
của mình. Các tác giả này cho rằng, những yếu tố tạo ra sự cải thiện NLCT của
doanh nghiệp bao gồm: sự đổi mới, các tiêu chuẩn quốc tế, khả năng lãnh đạo, tập
trung chất lượng, đáp ứng cạnh tranh.
Như vậy, trên thực tế đang tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về NLCT của
doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy yêu cầu của khách hàng
là chuẩn mực đánh giá NLCT của doanh nghiệp. Bởi lẽ, yêu cầu của khách hàng
vừa là mục tiêu vừa là động lực của sản xuất, kinh doanh. Cùng một loại sản phẩm
các nhóm khách hàng khác nhau có những nhu cầu khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng thì bản thân doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm dịch vụ
theo yêu cầu của họ chứ không phải những thứ mà doanh nghiệp có. Trong điều
kiện các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du
lịch Bến Tre nói riêng có qui mô nhỏ lẻ, trình độ sản xuất còn hạn chế thì việc áp
dụng các khái niệm NLCT dựa vào khả năng bên trong của doanh nghiệp là phù
hợp, ví dụ như năng suất lao động (Porter, 1990); Khả năng sản xuất sản phẩm,
dịch vụ với chất lượng vượt trội, giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong và ngoài
nước (Report, 1985); Khả năng thiết kế, sản xuất và tiếp thị sản phẩm tốt hơn
nhưng giá thấp hơn so với đối thủ. (D’Cruz & Rugman, 1992).
2.1.3 Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.3.1 Năng lực cạnh tranh dựa vào lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh
tranh

Theo Flanagan và cộng sự (2007), thành phần chính trong mô hình lợi thế
cạnh tranh và NLCT của Porter là mô hình 5 áp lực cạnh tranh, ba chiến lược cạnh
tranh và chuỗi giá trị. - Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1990): Mô hình
được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội
dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này thường gọi là

8


năm áp lực của Porter, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu
nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình năm áp lực cung cấp các chiến
lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Porter (1990) cho
rằng, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác
động của 5 lực lượng cạnh tranh, (1) Sức mạnh nhà cung cấp; (2) Nguy cơ thay
thế; (3) Các rào cản gia nhập; (4) Sức mạnh khách hàng; (5) Mức độ cạnh tranh.

Nguồn: (Porter, 1990)
Hình 2.1: Năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter
- Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Porter (1990) được thể hiện như sau:
(1) Sự cạnh tranh giữa các công ty buộc họ phải lao vào cuộc chiến tranh về
giá cả, chi phí quảng cáo, khuyến mãi.
(2) Do sự đe dọa về việc xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới buộc công
ty phải liên tục đầu tư vào việc tạo ra các rào cản thị trường thật cao nhằm ngăn
chặn các công ty mới này nhập ngành. Ví dụ như Nokia liên tục cải tiến mẫu mã và
tăng chức năng sản phẩm với tốc độ nhanh đến mức bất kỳ đối thủ tiềm năng
nào cũng phải “ngán” khi nhảy vào thị trường điện thoại di động.
(3) Các sản phẩm thay thế cũng là một áp lực cạnh tranh không nhỏ. Nhiều
ngành nghề đã từng bị biến mất khi xuất hiện sản phẩm thay thế.
(4) Hệ thống phân phối và bán lẻ hùng mạnh sẽ có tác động rất lớn đến việc ấn
định giá cả sản phẩm, những nhà sản xuất không thể tùy tiện tăng giá.


9


(5) Những nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng có quyền lực tương tự.
- Ba chiến lược cạnh tranh: Sau khi xem xét môi trường cạnh tranh bằng mô
hình 5 áp lực của Porter, để đạt được giá trị cao hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng
chiến lược liên quan để giúp doanh nghiệp vượt trội hơn đối thủ trong ngành và
chống lại 5 áp lực cạnh tranh, ba chiến lược đó là:
(1) Chiến lược chi phí thấp nhất, mục đích của chiến lược này là làm sao để có
mức chi phí thấp nhất trong ngành. Phí tổn thấp sẽ đem lại cho công ty lợi
nhuận trên mức trung bình, dù trong ngành đó đã có sự hiện diện của các tác động
cạnh tranh mạnh mẽ. Phân khúc thị trường mà công ty nhắm đến thường là những
khách hàng “hết sức nhạy cảm về giá cả”.
(2) Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm - dịch vụ nhằm tạo ra các sản phẩm
“độc nhất vô nhị”, người tiêu dùng khó có thể có “lựa chọn thứ hai”. Khác biệt
hóa sản phẩm - dịch vụ nếu làm được sẽ mang lợi nhuận trên mức trung bình về
cho công ty, bởi chúng tạo nên một vị thế phòng vệ tốt, từ đó giúp công ty đối phó
với 5 áp lực cạnh tranh của thị trường.
(3) Chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định, chiến lược này sẽ
tập trung vào các phân khúc thị trường hẹp, thị trường nhỏ nhưng lại ít bị các công ty
lớn để ý nên tránh được cạnh tranh, dễ dàng tiêu thụ sản phẩm. Porter cho rằng, việc
chiếm được một thị phần lớn không đồng nghĩa với việc thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Cơ sở của chiến lược này là do tập trung vào thị trường cụ thể, nên công ty có khả năng
phục vụ mục tiêu chiến lược của mình tốt hơn, hiệu quả hơn so với các công ty khác
đang phải cạnh tranh trong phạm vi rộng lớn hơn, bao quát hơn.
Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia
nhập một thị trường nào đó hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không.
Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này
còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải

thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy
ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư
pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang

10


lợi dụng công chúng hay không.
- Chuỗi giá trị của Porter (1985): Chuỗi giá trị là một khái niệm được đưa ra
đầu tiên bởi Porter vào năm 1985 trong cuốn “Competitive Advantage:
Creating and Sustaining Superior Performance”. Theo cuốn sách này, chuỗi giá
trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc
dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần
và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm. Các hoạt động phân phối, tiêu thụ
sản phẩm - nhóm sản phẩm theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của
chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi.

Nguồn: (Porter, 1985)
Hình 2.2: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Porter (1985) cho rằng, chuỗi giá trị gồm có 9 hoạt động, trong đó có 5 hoạt
động cơ bản và 4 hoạt động bổ trợ.
Những hoạt động cơ bản thể hiện một chuỗi những công việc từ cung cấp
nguyên vật liệu đầu vào, gia công sản phẩm, phân phối sản phẩm, đến hoạt động
bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Đây có thể coi là các hoạt động trực tiếp
ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp, làm tốt các hoạt động cơ bản này cũng
đồng nghĩa sẽ tạo ra NLCT vượt trội so với đối thủ.

11



×