Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Phát triển dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánhtỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.3 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TRUNG PHONG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN

HUẾ, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riieng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cám ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả

Trần Trung Phong




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cám ơn Thầy giáo – TS. Trương Tấn
Quân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành luận
văn. Tiếp theo em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giảng viên Khoa
Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức
cho em trong hai năm học vừa qua và giúp em tích lũy được lý thuyết và thực
tiễn làm hành trang phục vụ cho công việc hiện tại cũng như sau này.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới Ban giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – CN Quảng Trị và các anh chị ở các
phòng ban đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn với kết quả tốt.
Mong rằng, với kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu
đóng góp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển và
tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn!

Tác giả
Trần Trung Phong


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: TRẦN TRUNG PHONG
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Niên khóa: 2014 – 2016

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ


1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển dịch vụ Internet banking(IB) là tất yếu khách quan của xu thế liên
kết toàn cầu; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng đối với các ngân hàng Việt Nam, trong đó có ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Qua nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy dịch
vụ Internet banking trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự tương
xứng với tiềm năng phát triển của nó. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa
chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ Internet banking tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt nam – Chi NhánhTỉnh Quảng Trị.” làm luận văn nghiên cứu của
mình.

2. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra khảo sát: số liệu được thu thập sơ bộ từ NH TMCP
BIDV – CN Quảng Trị và từ khách hàng của BIDV – CN Quảng Trị
+ Phương pháp thống kê: dựa vào số liệu thống kê từ các nguồn báo cáo của
BIDV – CN Quảng Trị, các tạp chí, sách báo, internet, phân tích định tính và
đinh lượng.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:
Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển dịch vụ Internet
banking và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện việc phát triển dịch vụ Internet
banking tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Quảng Trị
Nghiên cứu có giá trị ứng dụng trong thực tiễn và là nguồn tài liệu tham khảo
không chỉ cho các nhà quản lý tại BIDV – CN Quảng Trị mà còn cho tất cả các
ngân hàng khác có sự quan tâm.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TM§T

NH§T
NHTM
NHTMNN
NHTMCP
CNTT
HHNH
VCB
BIDV

Th¬ng m¹i ®iÖn tö
Ng©n hµng ®iÖn tö
Ng©n hµng th¬ng m¹i
Ng©n hµng th¬ng m¹i Nhµ níc
Ng©n hµng th¬ng m¹i cæ phÇn
C«ng nghÖ th«ng tin
HiÖp héi ng©n hµng ViÖt Nam
Ng©n hµng Ngo¹i th¬ng ViÖt Nam
Ng©n hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Ph¸t

Agribank

Triển Việt Nam
Ng©n hàng Nông Nghiệp và Ph¸t triển N«ng

VietinBank

Th«n Việt Nam
Ng©n hàng thương mại cổ phần C«ng Thương

MBBank

VPBank

Việt Nam
Ng©n hàng thương mại cổ phần Qu©n Đội
Ng©n hàng thương mại cổ phần Việt Nam và

Sacombank

Thịnh Vượng
Ng©n hàng thương mại cổ phần Sài Gßn Thương

Banknet
ATM
WB
IB
PGD
NCCDV

TÝn Việt Nam
C«ng ty chuyÓn m¹ch tµi chÝnh quèc gia
M¸y rót tiÒn tù ®éng
World Bank – Ng©n hµng ThÕ giíi
Internet banking
Phòng Giao Dịch
Nhà cung cấp dịch vụ


DANH MỤC CÁC BẢNG

MỤC LỤC

Lời cam đoan.....................................................................................................ii
Lời cảm ơn.......................................................................................................iii
Tóm lược luận văn............................................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................v
Danh mục các bảng..........................................................................................vi
Mục lục

.....................................................................................................vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển một cách nhanh chóng và phổ biến của Internetđã ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới nói chung và
Việt nam nói riêng. Theo trang web “ We are social” trong hơn 17 năm phát
triển, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam là khoảng 39,8 triệu người
tương đương 44% dân số. Với sự phát triển như vũ bão đó, Internet thực sự
đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người và
những ứng dụng của nó ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, đặc biệt là
lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của Internet như trên, ứng dụng
internet vào cung cấp dịch vụ ngân hàng đã được tăng cường và phát triển, từ
đó đã tạo ra những kênh phân phối sản phẩm mới, giúp ngân hàng ngày càng
đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Quá trình
ứng dụng đó vừa khắc phục những hạn chế và khó khăn của phương thức kinh
doanh truyền thống của ngân hàng tronghuy động vốn và cho vay và phát huy
lợi thế khoa học công nghệ trong kinh doanh. Đây vừa là phương thức nhưng
cũng là xu thế phát triển mới trong phát triển và nâng cao chất lượng sản
phẩm hay dịch vụ của các ngân hàng.
Vì vậy phát triển dịch vụ Internet banking(IB) là tất yếu khách quan của

xu thế liên kết toàn cầu; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và hiện đại
hóa công nghệ ngân hàng đối với các ngân hàng Việt Nam, trong đó có ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
Là một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu trên địa bàn,
ngân hàng BIDV - chi nhánh Quảng Trị không ngừng phấn đấu để mở rộng
và phát triển dịch vụ internet banking để phù hợp xu thế phát triển và đáp ứng

7


nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và tìm
hiểu tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet banking trên địa bàn
tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển
của nó. Đó cũng là lý do mà internet banking tại BIDV chưa là công cụ hữu
hiệu để ngân hàng thu hút khách hàng mới, giữ gìn khách hàng củ và chưa trở
thành đòn bẩy quan trọng để ngân hàng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ
Internet banking tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam –
Chi NhánhTỉnh Quảng Trị.” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ internet banking của
BIDV – Chi nhánh Quảng Trị,từ đó đưa ra định hướng và giải pháp phát triển
dịch vụ internet banking tại chi nhánh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ ngân hàng điện tử,
dịch vụ internet banking và phát triển dịch vụ internet banking;
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ internet bankingtại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Quảng Trị;
- Đề xuất giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ internet
bankingtại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối thương nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ
internet banking, đặc biệt là internet banking tại BIDV - Chi nhánh Quảng Trị.

8


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Để tài được nghiên cứu tại BIDV - Chi nhánh
Quảng Trị.
+ Phạm vi thời gian: Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài chủ yếu
được thu thập từ năm 2012-2014. Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ internet
banking đến năm 2018 và tầm nhìn 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
4.1.1. Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các tài liệu và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh
BIDV – Chi nhánh Quảng Trị, báo cáo của các Ngân hàng thương mại trên
địa bàn; thông tin đã được công bố trên các tạp chí khoa học, công trình và đề
tài khoa học, từ các Website,và các tài liệu liên quan khác.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp
150khách hàng hiện đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ internet bankingcủa
BIDV – Chi nhánh Quảng Trị(thu được 116 phiếu hợp lệ). Mục đích của việc
thu thập bộ số liệu này nhằm khảo sát, đánh giá sự thực trạng sử dụng dịch vụ
internet banking của khách hàng và hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ

internet banking. Bên cạnh đó, số liệu điều tra cũng tìm hiểu về thái độ và
hành vị sử dụng internet banking của người dân tỉnh Quảng trị. Số liệu được
thu thập từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để hệ thống hoá và tổng
hợp tài liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên số liệu bảng khảo sát từ khách hàng,
tác giả tiến hành so sánh và phân tích nhằm đưa ra các kết luận cụ thể.

9


- Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp, vận dụng các phương
pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng hoạt độnghệ
thống kênh phân phối.
- Việc xử lý và tính toán các số liệu và chỉ tiêu nghiên cứu được tiến
hành trên máy tính theo các phần mềm EXCEL, SPSS 16.0 .
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tự và dịch vụ internet banking.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ internet Banking tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ internet banking tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị.

10


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ INTERNET BANKING
1.1. Khái niệm về NHTM và ngân hàng điện tử
1.1.1 Khái niệm về NHTM
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng bằng cách huy động vốn tức là nhận tiền gửi và phát hành
giấy tờ có giá, rồi sử dụng số vốn huy động đó vào nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, làm dịch vụ thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho tất cả các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân.
Với chức năng của nó, ngân hàng Thương mại(NHTM) đã hình thành,
tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng
hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn đến quá trình phát
triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh
mẽ, cụ thể kinh tế thị trường càng được phát triển thì NHTM cũng ngày càng
được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay các NHTM
phải không ngừng hoàn thiện mình để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng. Vì vậy, bên cạnh loại hình kinh doanh truyền thống các ngân hàng đã và
đang triển khai hệ thống ngân hàng hiện đại hay còn gọi là ngân hàng điện tử
và đang là xu thế phát triển tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.1.2 Khái niệm về ngân hàng điện tử
Công nghệ cao đang dược áp dụng ngày càng nhiều trong kinh doanh,
đặc biệt trong các tổ chức dịch vụ có liên quan đến việc giao dịch trực tiếp đối
với khách hàng như ngân hàng, môi giới chứng khoán,..v.v…Công nghệ giao
dịch mới trong hoạt động ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin đã được

11


các nước tiên tiến vận dụng và phát triển với tốc độ cao nhằm nâng cao công

suất dịch vụ, tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí cung cấp dịch vụ, mở rộng
giao dịch với khách hàng và quản lý tốt hơn dữ liệu về khách hàng, đáp ứng tốt
hơn các yêu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ cũng như thời gian.
Trong vài thập kỷ trở lại dây thuật ngữ “ngân hàng điện tử - Electronic
banking” được sử dụng khá phổ biến. Theo nghiên cứu của Keivani và các
cộng sự (2008) thì ngân hàng điện tử là “một thuật ngữ cho quy trình mà
trong đó khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng thông qua các
kênh điện tử mà không cần phải đến các cơ sở/chi nhánh ngân hàng.” [9]. …
Theo quan điểm của Hội đồng giám định tài chính quốc gia Iran (2006) thì
“dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ cung cấp một cách tự động các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng truyền thống cũng như hiện đại trực tiếp đến cho khách hàng
thông qua các kênh điện tử. Như vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ
thống cho phép khách hàng, bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp, xem số dư
tài khoản, thực hiện các giao dịch, thu thập thông tin về các sản phẩm và dịch
vụ tài chính thông qua các mạng công cộng hoặc tư nhân, bao gồm cả mạng
Internet. Dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm dịch vụ ngân hàng trực tuyến
(Internet banking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (telephone banking or
mobile phone banking), dịch vụ ngân hàng qua hệ thống Tivi (TV-based
banking) và dịch vụ ngân hàng qua hệ thống máy tính (PC banking/offline
banking). Hê thống này sẽ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng thông qua
các thiết bị thông tin hiện đại như máy tính cá nhân(personal computer), máy
kỹ thuật số hổ trợ cá nhân(personal digital assistant, chẳng hạn như Ipad),
máy rút tiền tự động (automated teller machine - ATM), máy chấp nhận thanh
toán thẻ(POS), hệ thống Kiosk và các điện thoại cảm ứng.
Tóm lại, ngân hàng điện tử chính là kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử; là khả năng khách hàng có thể

12



truy cập từ xa vào một ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử và bao
gồm các dịch vụ ngân hàng được thực hiện bằng điện tử.
1.1.3Khái niệm dịch vụ Ngân hàng điện tử (E-banking)
1.1.3.1. Khái niệm
Cùng với việc phát triển ngân hàng điện tử thì các dịch vụ trực thuộc
ngân hàng điện tử cũng phát triễn ngày càng mạnh mẽ. Có thể nói, các dịch
vụ ngân hàng điện tử hệ chính là tác nhân quan trọng góp phần to lớn vào sự
thanh công và phát triễn của hệ thống ngân hàng nói chung và của từng ngân
hàng cụ thể nói riêng.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm dịch vụ ngân
hàng điện tử:
Theo tài liệu của ngân hàng thế giới(2003) thì dịch vụ ngân hàng điện
tử là “các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng được cung cấp cho khách hàng bán
buôn và bán lẻ thông qua kênh ngân hàng điện tử ”[10]. Theo Tạp chí The
Australian Banker thì “ Dịch vụ ngân hàng điện tử là hệ thống phần mềm vi
tính cho phép khách hàng tìm hiểu haymua dịch vụ ngân hàng thông qua việc
nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng”[8].
Tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử được xem là dịch vụ của ngân
hàng cho phép khách hàng có khả năng truy cập từ xa nhằm: thu thập thông
tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký
tại ngân hàng và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới [2]. Cụ thể hơn, Ngân hàng
nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra định nghĩa về dịch vụ ngân hàng điện tử
là: “ Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại và đa tiện ích được phân
phối đến khách hàng bán buôn và bán lẻ một cách nhanh chóng(trực tuyến,
liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời
gian) thông qua kênh phân phối (Internet và các thiết bị truy nhập đầu cuối
khác như máy tinh, máy ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di động…)

13



được gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử[1]. Đồng thời, tại Điều 4 Luật Giao
dịch điện tử tại Việt Nam 2005 cũng làm rỏ khái niệm về phương tiện điện tử
được sử dụng trong giao dịch điện tử là “làcác phương tiện hoạt động dựa trên
công nghệ điên, điện tử, kỹ thuật số, từ tín, truyền dẫn không dây, quang học
điện tử hoặc công nghệ tương ứng. Mạng viễn thông bao gồm mạng Internet,
mạng điện thoai, mạng vô tuyến, mạng extranet…”
Dựa trên các khái niệm được nêu ra có thể nhận thấy rằng thực chất của
dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một kênh trao đổi thông tin tài
chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ
ngân hàng một cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
1.1.3.2.Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử
Sự ra đời và phát triển của dịch vụ NHDT là một xu hướng tất yếu phù
hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Dịch vụ NHDT là một loại dịch
vụ đặc biệt vì nó cung cấp một “dịch vụ ảo” và nhạy cảm liên quan đến tài
chính của khách hàng và tham gia vào việc cung ứng công nghệ cao và công
nghệ mới. Bên cạnh một số đặc đặc điểm chung như mang lại lợi ích cho
khách hàng và lợi nhuận cho ngân hàng thì dịch vụ NHDT cũng có một số nét
đặc trưng cơ bản khác biệt so với cá dịch vụ ngân hàng truyền thống nói
chung. Cụ thể :
-Phạm vi hoạt động rộng, khả năng trạnh tranh cao
Sự hiện diện khắp toàn cầu của công cụ Internet đã mang lại lợi ích to
lớn cho dịch vụ ngân hàng điện tử. Các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ
cho khách hàng tại bất kỳ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu trên thế giới, xóa
bỏ khoảng cách về địa lý giữa các quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh,
đem lại sự hiện diện toàn cầu cho nhà cung cấp, giúp các NHTM thực hiện
chiến lược toàn cầu hóa mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng
như ở nước ngoài. Ngân hàng điện tử cũng là công cụ quảng bá thương hiệu
của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.


14


Cung cấp dịch vụ trọn gói với nhiều sản phẩm đa dạng
Dịch vụ NHDT cung cấp cho khác hàng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đa dạng, từ đó tăng cường sự tín nhiệm của khách hàng. Một khi khách
hàng đã sử dụng cùng lúc nhiếu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì họ sẽ
khó chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác. Ngoài những sản phẩm dịch
vụ của mình, ngân hàng có thể liênkết với các công ty bảo hiểm, công ty
chứng khoán, công ty tài chính, các nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác,
…để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu
của khách hàng hay một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan đến ngân
hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán,…
Nhanh chóng, thuận tiện, độ chính xác cao trong giao dịch
NHDT giúp khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng mộtt cách nhanh
chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời
điểm náo (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến quầy
giao dịch trực tiếp với ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá
nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao
dịch không lớn. Đây là lợi ích mà các kiểu giao dịch ngân hàng truyền thống
khó có thể đạt được với tốc độ nhanh. Và vì các giao dịch đã được lập trình
sẵn và được kết nối tự động nên kết qủa chính xác khá cao.
1.1.3.3.Các loại hình E-banking
Dịch vụ SMS-banking
SMS-banking là dịch vụ cho phép tra cứu thông tin tài khoản và đăng ký
nhận những thông tin mới nhất từ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động.
Dịch vụ Call Center
Call Center là dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại. Khách hàng gọi về
một số điện thoại cố định của trung tâm dịch vụ để được cung cấp thông tin


15


chung và thông tin cá nhân. Call Center có thể linh hoạt trả lời các thắc mắc
của khách hàng, tuy nhiên phải có người trực 24/24 giờ.
Dịch vụ Phone-banking
Dịch vụ Phone-banking sử dụng Call Center tự động, chỉ cần gọi từ
điện thoại cố định hoặc di động vào tổng đài tự động của ngân hàng và thực
hiện theo hướng dẫn sẽ được những thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng,
thông tin tài khoản cá nhân.
Dịch vụ Home-banking
Dịch vụ Home-banking là dịch vụ cho phép khách hàng có thể ngồi tại
nơi làm việc thực hiện hầu hết các giao dịch với ngân hàng như chuyển tiền,
liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có…
Với Home-banking, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nội
bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại
nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính ngân hàng
Dịch vụ Internet-banking
Dịch vụ Internet-banking giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với
ngân hàng qua mạng Internet (mạng toàn cầu).
Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực
hiện giao dịch, truy cập thông tin cần thiết. Khách hàng cũng có thể truy cập
vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng.
Kiosk Ngân hàng
Là sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách
hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đặt các
trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao. Khi khách hàng cần giao
dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá
nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình.


16


1.2 Dịch vụ internet banking
1.2.1 Khái niệm về dịch vụ internet banking
Internet banking là dịch vụ Ngân hàng điện tử dùng để truy vấn thông
tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng
internet. Internet banking cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến
mà không cần đến ngân hàng. Chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại
di động có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng
đã có thể tực hiện các giao dịch với Ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách an
toàn.[3]
1.2.2. Các sản phẩm dịch vụ internet banking
Internet Banking cung cấp đến khách hàng các gói sản phẩm phi tài
chính và gói sản phẩm tài chính.
-Gói phi tài chính: bao gồm các tính năng sau: truy vấn thông tin tài
khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền vay, tài khoản thấu chi, tiền gửi có
kỳ hạn, vấn tin lãi suất, tỷ giá, địa điểm đặt máy ATM, POS,…
- Gói Tài chính: bao gồm các tính năng trong Gói phi tài chính và các
giao dịch sau:
+ Chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng.
+ Chuyển tiền nhận bằng CMDN/Hộ chiếu: trong và ngoài hệ thống.
+ Thanh toán hoá đơn trực tuyến (tiền diện, tiền nước, tiền điện thoại,
tiền internet).
+ Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm online: là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cho
phép khách hàng gửi tiền trực tiếp từ máy tính cá nhân được kết nối Internet.
Đây là một loại hình dịch vụ rất mới và rất được các ngân hàng quan tâm phát
triển trong giao đoạn tới. Loại hình này cung cấp cho khách hàng các kỳ hạn
gửi tiền vay đa dạng, được cung cấp dịch vụ bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời

khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm online có thể sử dụng số dư

17


trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thế chấp, cầm cố vay vốn tại các tổ chức
tín dụng hoặc có thể chuyển nhượng tài khoản tiền gửi tiết kiệm.
+ Dịch vụ đăng ký vay online: Đây cũng là một trong những sản phẩm
mới của các ngân hàng trong thời gian gần đây. Cũng giống như dịch vụ tiền
gửi tiết kiệm online, khách hàng không cần phải trực tiếp đến ngân hàng để
thực hiện các khoản vay. Thủ tục vay, diều kiện được vay, các giấy tờ cần xác
nhận thông tin của kháh hàng đều được đặt tại trang web của các ngân hàng.
Các khoản vay online hiện nay đang được áp dụng tại các ngân hàng hiện nay
bao gồm: cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học nước ngoài,
cho vay sản xuất kinh doanh thông thường, cho vay cá nhân kinh doanh tại
chợ, cho vay cửa hàng cửa hiệu, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.
+ Dịch vụ “giao chứng từ - xác thực điện tử”: Ngày nay, các hình thức
giao dịch thông qua các phương tiện điện tử của các cá nhân và các tổ chức
đang ngày càng trở nên phổ biến, các giao dịch bằng hình thức này được gọi
là giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử bao gồm rất nhiều hình thức phong phú
và đa dạng như việc gửi, nhận và cung cấp dữ liệu, thông tin qua mạng, ký kết
các hợp đồng, thanh toán điện tử, hoá đơn, chứng từ điện tử...Một yếu tố rất
quan trọng trong giao dịch điện tử là việc chứng thực xác nhận tính nguyên
bản của dữ liệu và xác điịnh danh tính người gửi bằng việc sử dụng chứng
thực điện tử và chữ ký điện tử. Nắm bắt được xu thế trên, từ năm 2013 một số
các ngân hàng Việt Nam đã đưa ra một loại hình dịch vụ mới có tên gọi “giao
chứng từ - xác thực điện tử”. Theo đó, các khách hàng đã ký hợp đồng giao
dịch tín dụng, thanh toán quốc tế, dịch vụ tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ với
ngân hàng, khi thực hiện các giao dịch phát sinh thì không cần phải đến quầy
giao dịch mà chỉ cần gửi email các chứng từ đã được xác thực bằng chữ ký

điện tử cho ngân hàng. Nhờ đó, khách hàng có thể tiết kiệm tối đa thời gian,
nhân lực, chi phí, đồng thời có thể an tâm về tính chính xác và bảo mật tuyệt

18


đối của chứng từ giao dịch. Hiện nay, để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ
này, một số các ngân hàng đã miễn phí hoàn toàn dịch vụ này.
Để dảm bảo độ xác thực của các nghiệp vụ thuộc Internet Banking, tại
Việt Nam hiện nay có 2 phương thức chủ yếu được thực hiện:
+ Xác thực bằng SMS: Trong quá trình giao dịch thanh toán và chuyển tiền,
Ngân hàng sẽ gửi một tin nhắn có mã xác thực đến số di động mà khách hàng
đã cung cấp để hoàn tất giao dịch.
+ Xác thực bằng thiết bị Token: Token là thiết bị bảo mật điện tử, thiết lập
mật khẩu ngẫu nhiên, dùng để thay thế chữ ký của khách hàng. Mỗi mã số của
Token chỉ có hiệu lực duy nhất với một lần giao dịch trong một khoảng thời
gian nhất định. Token sẽ tự động thay đổi mật khẩu sau đó.
1.2.3 Lợi ích và rủi ro trong quá trình sử dụng internet banking
1.2.3.1 Lợi ích sử dụng internet banking
a. Đối với nền kinh tế:
Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của các dịch vụ
ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ internet banking nói riêng đã tạo ra
một sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và thói quen thanh toán không dùng
tiền mặt của một bộ phận lớn dân cư (công chức, viên chức, học sinh, sinh
viên, công nhân ở các khu công nghiệp...). Thanh toán không sử dụng tiền
mặt mang lại rất nhiều lợi thế cho Chính phủ, không chỉ về mặt quản lý Nhà
nước mà còn trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Cụ thể:
+ Giảm thiểu chi phí cho việc in ấn, vận chuyển và bảo quản lượng
tiền mặt.
+ Tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính

phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông
rõ ràng và trơn tru hơn. Bên cạnh đó, ngành Thuế sẽ chống được thất thu do
sự minh bạch của hệ thống thông tin được hỗ trợ bởi hệ thống ngân hàng.

19


+ Việc phát triển các dịch vụ internet banking giúp chu chuyển vốn
tăng nhanh, tiết kiệm thời gian của xã hội và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu
thanh toán của nền kinh tế. Chính điều đó sẽ làm cho luồng tiền vào ngân
hàng lớn hơn tạo điều kiện thay đổi cơ cấu tiền lưu thông, chuyển từ nền kinh
tế tiền mặt qua nền kinh tế chuyển khoản. Thông qua việc thực hiện các giao
dịch điện tử, ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ, cũng
từ đó hạn chế được các vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng.
Mạng thông tin giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng chặt chẽ,
kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, giữ vững an toàn hệ thống.
+ Cùng với xu hướng toàn cầu hóa các dịch vụ ngân hàng điện tử nói
chung và dịch vụ internet banking nói riêng giúp nâng cao trình độ văn minh của
xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế giữa các
quốc gia, thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển.
b. Đối với ngân hàng:
* Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh
Đối với ngân hàng, việc chuyển sang không gian Internet làm giảm chi
phí gắn với việc thuê và duy trì (khấu hao, sửa chữa, lắp đặt, vận hành...) trụ
sở làm việc mà sự cần thiết của nó trong chế độ phục vụ tự động sẽ mất đi.
Nhờ tự động hoá quá trình quản lý tài khoản ngân hàng nên đã giảm mạnh số
nhân sự cần thiết, nghĩa là chi phí tiền lương cũng được giảm theo. Kết quả là
gía trị giao dich giảm, kinh doanh ngân hàng trở nên hấp dẫn, thậm chí khi
phục vụ các chủ tài khoản có số dư trên tài khoản không lớn lắm.
Trên thực tế tiết kiệm chi phí dường như chưa phải là căn cứ quan

trọng nhất của dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các nhà khoa học đã cho thấy áp
lực từ phía các đối thủ cạnh tranh mới chính là động lực chủ yếu làm tăng
cường việc ứng dụng IB. Đây là yếu tố mạnh hơn nhiều lần so với yếu tố
giảm chi phí. Ý tưởng sử dụng các lợi thế của IB trong cuộc cạnh tranh trên

20


thị trường tài chính dịch vụ ngân hàng đã dẫn đến sự ra đời của các ngân hàng
mạng thuần tuý, thông thường không có một văn phòng hữu hình nào.Ngân
hàng mạng đầu tiên được thành lập trên Internet ngày 18/10/1995.Sau nửa
năm hoạt động vốn ngân hàng tăng bình quân 20%/tháng, tài sản tăng đến 40
triệu USD, mở thêm được 10 nghìn tài khoản khách hàng. Do chi phí tổ chức
dịch vụ ngân hàng qua Internet rất nhỏ so với các dịch vụ ngân hàng truyền
thống, nên các ngân hàng mạng đã đưa ra những mức lãi suất tiền gửi hấp
dẫn.
Để cung cấp dịch vụ IB, ngân hàng bắt buộc phải có website riêng của
mình, khách hàng sẽ tiếp cận các dịch vụ IB qua website đó. Ngoài số khách
hàng có tài khoản ở trang web, cũng có một số lượng lớn người truy cập để
theo dõi các thông tin cập nhật trên trang web như: tỷ giá hối đoái, thông tin
chứng khoán, nhà đất, thông tin về các dịch vụ,… của ngân hàng. Nếu
website ngân hàng nào có lượng truy cập lớn, bằng việc đưa thông tin lên
trang web ngân hàng đó sẽ dễ dàng hơn mỗi khi muốn quảng cáo về các dịch
vụ mới, các chương trình khuyến mãi hay công bố các thông báo quan trọng
như: nghị quyết đại hội hội đồng cổ đông…
* Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo môi trường
trong kinh doanh
"Ngân hàng điện tử" giúp các ngân hàng tạo lập và duy trì một hệ thống
khách hàng rộng rãi và bền vững, mở rộng phạm vi và thời gian hoạt động,
khách hàng có thể . Thay vì đến quầy xếp hàng để giao dịch với ngân hàng

khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng tại bất kỳ nơi đâu, bất cữ luc nào
mà họ cảm thấy thuận tiện nhất. Bên cạnh đó dịch internet-banking hiện nay là
một dịch vụ đa ngành, không chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan đến hệ thống
ngân hàng, mà còn liên kết rất mạnh mẽ với các công ty tài chính, chứng
khoán, bảo hiểm, các công ty điện, nước, viễn thông...làm cho các sản phẩm

21


được cung cấp ngày càng đa dạng và mang tính cạnh tranh cao. Nhờ đó, năng
lực cạnh tranh của các ngân hàng cũng được thúc đẩy một cách mạnh mẽ nhờ
các gói sản phẩm ngày càng phong phú của mình.Thế mạnh về dịch vụ ngân
hàng điện tử nói chung và internet banking nói riêng cũng là một đặc điểm
được các ngân hàng hiện đại tạo dựng môi trường cạnh tranh trong kinh doanh.
*Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa.
Một lợi ích quan trọng khác mà dịch vụ internet bangking đem lại cho
ngân hàng, đó là ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa”, chiến
lực “bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể
vẫn tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn
phòng, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn.
Internet một phương tiện có tính kinh tế cao, giúp các ngân hàng có thể mở
rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu
tư vào trụ sở hoặc cơ sở hạ tầng. Theo cách này các ngân hàng lớn đang vươn
cánh tay khổng lồ và dần đần thiết lập cơ sở của mình, thâu tóm dần nền tài
chính toàn cầu.
*Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu
Thông qua Internet, ngân hàng có thể đăng tin tức của những thông tin
tài chính, tổng giá trị tài sản, các dịch vụ của ngân hàng mình, để phục vụ cho
mục đích xúc tiến, quảng cáo. Có thể ngân hàng chưa thể tiến hành các giao
dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiết lập các trang web của riêng

mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin và giải đáp ý kiến thắc mắc
của khách hàng qua mạng, ngân hàng cũng được coi là đã bước đầu tham gia
áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hoà mình vào xu thế chung.
c. Đối với khách hàng
* Tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho khách hàng

22


Mặc dù hiện nay chỉ có một số ít dịch vụ được cung cấp qua internetbanking nhưng những dịch vụ đó đã mang lại cho khách hàng rất nhiều tiện
ích.Khách hàng không cần phải thường xuyên lui tới trụ sở hoặc chi nhánh
của ngân hàng mà vẫn sử dụng được dịch vụ tại bất kỳ địa điểm nào có
phương tiện kết nối internet.Ngay cả tài khoản cũng có thể được tiếp cận
24/24 giờ, có thể kiểm soát và thực hiện các nghiệp vụ tài chính (mua, bán
tiền tệ hay chứng khoán) bất cứ lúc nào. Các hệ thống IB cũng rất thuận tiện
trong việc giám sát các nghiệp vụ thẻ ngân hàng- Nếu có một nghiệp vụ giảm
tài sản lập tức được phản ánh ngay trên tài khoản, điều đó góp phần tăng khả
năng kiểm soát từ phía khách hàng. Để biết số dư tài khoản, hoạt động của tài
khoản và các thông tin liên quan, khách hàng có thể truy cập internet thay cho
các hình thức liên lạc khác như gọi điện kiệm rất nhiều chi phí và thời gian
khi so sánh với các hình thức liên hệ với ngân hàng khác.
* Tăng tính an toàn cho khách hàng và tài sản của khách hàng
Với giao dịch điện tử, khách hàng sẽ tránh được tình trạng phải mang
quá nhiều tiền mặt trong người, tránh được rủi ro bị cướp hoặc bị mất trộm.
Đồng thời, với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,
tính bảo mật và an toàn của các dịch vụ ngân hàng ngày càng được nâng cao,
giúp các khách hàng có thể an tâm và tin tưởng vào dịch vụ internet-banking
do ngân hàng cung cấp.
*Thông tin liên lạc thuận tiện, hiệu quả hơn
Internet-banking là một kênh giao dịch, giúp cho khách hàng có thể lien

lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để có thể thực hiện một
số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào và ở bất cứ nới đâu có
Internet. Dịch vụ Internet-banking giúp cho khách hàng dể dàng hơn trong
vấn đề chuyển khoản, thanh toán qua mạng. Việc mua bán hàng hóa qua
mạng đặc biệt là hàng hóa số hóa thì thanh toán trực tuyến rất tiện lợi cho cả
người mua và người bán.

23


1.2.3.2 Rủi ro trong quá trình sử dụng internet banking:
Rủi ro trong quá trinh sử dung dịch vụ internet banking là rui ro hiện tại
và tiểm năng đối với thu nhập và vốn của ngân hàng phát sinh do sự gian lận,
sai sót, hoặc do mất khả năng cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, duy trì lợi thế
cạnh tranh và quản lý thông tin. Rủi ro giao dịch luôn có trong mỗi sản phẩm
và dịch vụ ngân hàng cung cấp và tiềm ẩn trong việc phát triển và cung ứng
sản phẩm, xử lí giao dịch, ước tính và triển khai hệ thống, tính phức tạp của
sản phẩm và dịch vụ, môi trường kiểm soát nội bộ.
Các sản phẩm Internet banking có mức độ rủi ro giao dịch cao, đặc biệt
là khi quy trình cung cấp sản phẩm không được hoạch định, thực hiện và theo
dõi đầy đủ. Các ngân hàng có cung cấp sản phẩm và dịch vụ qua Internet có
thể gặp rủi ro khi không đảm bảo đủ khả năng cung ứng các dịch vụ chính
xác, kịp thời và đáng tin cậy để làm cho khách hàng tin tưởng hơn vào thương
hiệu của mình. Khách hàng giao dịch qua Internet thường ít kiên nhẫn với
những thiếu sót của ngân hàng, ngược lại, cái họ mong đợi là sản phẩm luôn
có sẵn liên tục và trang web dễ sử dụng.
Rủi ro giao dịch còn xuất hiện khi các cuộc tấn công và thâm nhập vào
máy tính, hệ thống mạng của ngân hàng. Đây là rủi ro có tính chất nghiêm
trọng nhất trong các dạng rủi ro giao dịch. Rủi ro thuộc thể loại này phụ thuộc
nhiều yếu tố khách quan nên rất khó phòng tránh và khắc phục. Hậu quả của

những cuộc tấn công và thâm nhập là không thể lường trước được, có thể chỉ
là mọt sự mất mát thông tin cá nhân hoặc cũng có thể là một vụ đánh cắp tài
khoản với giá trị vô cùng lớn. Các nghiên cứu cho thấy hệ thống mạng của
ngân hàng dễ bị tấn công từ nội bộ hơn là từ bên ngoài vì người sử dụng nội
bộ hiểu rõ hệ thống và cách tiếp cận hệ thống hơn.Để hạn chế hậu quả của các
cuộc tấn công này, các ngân hàng thường có biện pháp kiểm soát ngăn ngừa

24


và theo dõi để bảo vệ hệ thống của ngân hàng không bị tấn công cả từ bên
trong lẫn bên ngoài.
Có nhiều kiểu tấn công trực tuyến.Các cuộc tấn công trực tuyến có thể
nhằm vào các đối tượng khác nhau.Kẻ tấn công có thể khai thác những điểm
yếu trong hệ điều hành, hoặc cố gắng nhiều lần để thâm nhập bất hợp pháp
vào trang web trong thời gian ngắn và ngăn cản cung cấp dịch vu cho khách
hàng. Các kiểu tấn công trực tuyến có thể bao gồm:
- Nghe lén (Sniffers): đây là phần mềm dung đểtheo dõi các thao tác gõ phím
từ một máy tính cá nhân. Phần mềm này có thể đánh cắp tên truy cập(ID) và
mật khẩu (pasword).
- Đoán mật khẩu (Guessing pasword): sử dụng phần mềm này để kiểm tra tất cả
các khả năng kết hợp có thể xảy ra để truy cập vào hệ thống mạng.
- Vét cạn (Brute force): kỹ thuật đánh cắp các thông điệp đã được mã hóa, sau
đó sử dụng phần mềm để bẻ khóa và giãi mã thông điệp (tên truy cập, mật
khẩu).
- Gọi ngẫu nhiên (Random dailing): kỹ thuật này được dung để gọi tất cả các số
điện thoại có thể khi có một giao dịch với ngân hàng. Mục đích là để tìm xem
modem nào đang được kết nối với hệ thống ngân hàng , đây có thể là một
mục tiêu tấn công.
- Lừa đảo (Social engineering): kẻ tấn công gọi đến ngân hàng, mạo nhận là

một người sử dụng để lấy thông tin về hệ thống, chẳng hạn như thay đổi mật
khầu.
- Ngựa Trojan (Trojan Horse): một lập trình viên có thể cài mã vào hệ thống
cho phép lập trình viên đó hoặc người khác xâm nhập bất hợp pháp vào hệ
thống.
- Chặn dữ liệu (Hijacking): chặn dữ liệu đường truyền, sau đó cố gắng khai
thác thông tin từ dữ liệu có được. Internet banking đặc biệt dễ bị tấn công
theo cách này.

25


×