Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ ương đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá nhụ 4 râu (eleutheronema tetradactylum shaw, 1804) giai đoạn cá bột lên cá giống tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN ĐÌNH TIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ
ƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NHỤ
4 RÂU (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) GIAI ĐOẠN
CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN ĐÌNH TIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ
ƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NHỤ
4 RÂU (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) GIAI ĐOẠN
CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản



Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:

1006/QĐ-ĐHNT ngày 7/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:
Ngày 25/11/2015

Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LẠI VĂN HÙNG
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH MÃO
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của thức
ăn và mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nhụ 4 râu (Eleutheronema
tetradactylum Shaw, 1804) từ giai đoạn cá bột lên cá giống tại Hải Phòng” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Người viết cam đoan


Nguyễn Đình Tiệp

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn đối với trường Đại học Nha Trang, Khoa Sau
đại học Trường Đại học Nha Trang, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, Ban giám
đốc, phòng đào tạo đã tạo mọi điều kiện để cho tôi được học tập, thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cán bộ hướng dẫn PGS.TS. Lại Văn Hùng đã
tận tình chỉ dẫn, động viên và cho tôi nhiều lời khuyên quý báu trong quá trình tiến
hành thí nghiệm và viết báo cáo luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc, Ban Giám
đốc Trung tâm, các anh chị kỹ thuật viên của Trung tâm đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tham gia thực hiện đề tài tại cơ sở.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, lớp cao học nuôi trồng thủy sản 2013 đã nhiệt tình
giúp đỡ, động viên và góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình học tập cũng như trong
thời gian tiến hành thí nghiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Đình Tiệp

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv

MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC KÍ HIỆU ............................................................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết đề tài.............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN....................................................................................... 3
2.1. Đặc điểm phân loại cá nhụ 4 râu ...........................................................................3
2.1.1. Vị trí phân loại .................................................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm sinh học............................................................................................. 3
2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá nhụ trên thế giới và ở Việt Nam ......................10
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá nhụ trên thế giới............................................10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá nhụ của Việt Nam .........................................11
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................14
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................................14
3.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................14
3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................16
3.3.1. Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................16
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu:......................................................................................19
3.4. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................19
CHƯƠNG 4. .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................20
4.1.Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ......................20

v



4.2. Kết quả theo dõi ảnh hưởng thức ăn đến tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ sống cá nhụ
4 râu giai đoạn 1-20 ngày tuổi....................................................................................21
4.2.1. Ảnh hưởng thức ăn đến tăng trưởng chiều dài của cá nhụ 4 râu giai đoạn 1-20
ngày tuổi....................................................................................................................21
4.2.2. Ảnh hưởng thức ăn đến tỷ lệ sống của cá nhụ 4 râu giai đoạn 1-20 ngày tuổi ...25
4.3. Kết quả theo dõi ảnh hưởng mật độ ương nuôi ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều
dài và tỷ lệ sống cá nhụ 4 râu giai đoạn 1-20 ngày tuổi. .............................................26
4.3.1. Ảnh hưởng mật độ ương nuôi đến tăng trưởng chiều dài của cá nhụ 4 râu giai
đoạn 1-20 ngày tuổi ...................................................................................................26
4.3.2. Ảnh hưởng mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của cá nhụ 4 râu giai đoạn 1-20
ngày tuổi....................................................................................................................29
4.4. Kết quả theo dõi ảnh hưởng mật độ ương nuôi đến tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ
sống cá nhụ 4 râu giai đoạn 20-60 ngày tuổi ..............................................................30
4.4.1. Ảnh hưởng mật độ ương đến tăng trưởng chiều dài cá nhụ 4 râu giai đoạn 20-60
ngày tuổi....................................................................................................................30
4.4.2. Ảnh hưởng mật độ ương đến tỷ lệ sống cá nhụ 4 râu từ cá hương lên cá giống
giai đoạn 20-60 ngày tuổi ..........................................................................................32
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................34
5.1. Kết luận ..............................................................................................................34
5.2. Đề xuất ...............................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................35
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC KÍ HIỆU
Ký hiệu


Nội dung

LSD

Least Significant Difference

SD

Standard Error

Ltb

Chiều dài toàn than trung bình

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung

ĐVT

Đơn vị tính

CTV

Cộng tác viên


CS

Cộng sự

CT

Công thức

E. tetradactylum

Eleutheronema tetradactylum

MD

Mật độ

Mm

Milimét

µm

Micrômét

mg/l

Miligam/lít

TLS


Tỷ lệ sống

TN

Thí nghiệm

TS

Tiến sĩ

Th.S

Thạc sỹ

0

Độ C

C



Phần nghìn

%

Phần trăm

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm ương cá Nhụ bốn râu ........20
Bảng 4.2: Tăng trưởng chiều dài theo ngày thí nghiệm qua các lần thu mẫu ..............22
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng chiều dài cá nhụ 1-20 ngày tuổi .......23
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống cá nhụ khi ương nuôi sử dụng 3 công thức thức ăn khác nhau giai
đoạn 1-20 ngày tuổi................................................................................25
Bảng 4.5: Tăng trưởng chiều dài theo ngày thí nghiệm 2 qua các lần thu mẫu ...........26
Bảng 4.6: Ảnh hưởng mật độ ương đến tăng trưởng chiều dài cá nhụ 1-20 ngày tuổi .....28
Bảng 4.7: Tỷ lệ sống cá nhụ khi ương nuôi với 5 mật độ khác nhau giai đoạn 1-20
ngày tuổi ................................................................................................29
Bảng 4.8: Ảnh hưởng mật độ ương đến tăng trưởng chiều dài cá nhụ 20-60 ngày tuổi ...30
Bảng 4.9: Tỷ lệ sống cá nhụ khi ương nuôi với 4 mật độ khác nhau giai đoạn 20-60
ngày tuổi ................................................................................................32

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hình thái ngoài của cá nhụ 4 râu (Nguồn: Fishbase, 2011)...........................3
Hình 2.2: Phân bố của cá nhụ trên thế giới, màu vàng đỏ trên bản đồ là vùng có cá nhụ
phân bố (nguồn: Fishbase, 21/11/2012) ................................................4
Hình 3.1. Hệ thống bể ương cá nhụ 4 râu giai đoạn hương lên giống .........................14
Hình 3.2: Thức ăn tươi sống dùng trong ương cá nhụ 4 râu từ bột lên hương.............15
Hình 3.3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.................................................................16
Hình 3.4. Cá nhụ 4 râu 3 ngày tuổi ............................................................................17
Hình 4.1: Tăng trưởng chiều dài qua các lần thu mẫu giai đoạn 1-20 ngày tuổi .........22
Hình 4.2. Tăng trưởng cá nhụ bốn râu giai đoạn 1-20 ngày tuổi.................................24

Hình 4.3. Tỷ lệ sống của cá nhụ khi ương nuôi sử dụng 3 công thức thức ăn khác nhau
giai đoạn 1-20 ngày tuổi .....................................................................25
Hình 4.4. Tăng trưởng chiều dài theo ngày qua các lần thu mẫu ................................27
Hình 4.5. Tăng trưởng chiều dài cá nhụ qua các tuần giai đoạn 1-20 ngày tuổi khi
ương ở 5 mật độ khác nhau.................................................................28
Hình 4.6. Tỷ lệ sống cá nhụ khi ương nuôi với 5 mật độ khác nhau giai đoạn 1-20
ngày tuổi.............................................................................................29
Hình 4.7. Tăng trưởng chiều dài theo ngày cá nhụ 20-60 ngày tuổi qua các lần thu
mẫu ....................................................................................................31
Hình 4.8. Tăng trưởng chiều dài cá nhụ 4 râu giai đoạn 20-60 ngày tuổi....................31
Hình 4.9. Tỷ lệ sống cá nhụ khi ương nuôi với 4 mật độ khác nhau giai đoạn 20-60
ngày tuổi.............................................................................................32

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá nhụ 4 râu ((Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) thuộc cá nhụ Polymidae
là loài cá biển rộng muối, rộng nhiệt, Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về đối tượng
này. Năm 2012 – 2014, tiếp tục triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu bổ sung đặc
điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá nhụ bốn râu”. Do đó
trong khuôn khổ đề tài chúng tôi sẽ làm rõ một số nội dung nghiên cứu để hoàn thiện
quy trình sản xuất giống đó là: Lựa chọn loại thức ăn, mật độ ương nuôi phù hợp giai
đoạn từ cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống. Mục tiêu của đề tài nhằm mục
đích hoàn thiện quy trình ương nuôi cá nhụ 4 râu gồm hai mục tiêu cụ thể đó là: Xác
định được loại thức ăn phù hợp giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương và xác định mật
độ ương nuôi phù hợp giai đoạn từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống. Để
đạt được mục đích nghiên cứu chúng tôi đề ra phương pháp nghiên cứu gồm 3 thí
nghiệm đó là:
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tăng trưởng về chiều dài và tỷ

lệ sống của cá bột đến từ 1 đến 20 ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành với 3 công
thức thức ăn như sau: Công thức 1: Luân trùng + Artemia; Công thức 2: Luân trùng+
Copepod + Artemia; Công thức 3: Luân trùng + Copepod
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng mật độ ương nuôi đến sự tăng trưởng về chiều dài và tỷ lệ
sống cá nhụ 4 râu giai đoạn từ cá bột lên cá hương 1-20 ngày tuổi. Thí nghiệm được
tiến hành ương ở 05 mật độ: 10, 20, 30, 40 và 50 con/lít. Thức ăn của cá nhụ 4 râu ở
thí nghiệm 2 được cho ăn bằng công thức thức ăn đã lựa chọn phù hợp nhất cho giai
đoạn ương từ cá bột lên cá hương giai đoạn 1-20 ngày tuổi.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng mật độ ương nuôi đến tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ
sống của cá nhụ 4 râu giai đoạn từ cá hương lên cá giống giai đoạn 20-60 ngày tuổi.
Thí nghiệm được tiến hành ương ở 04 mật độ: 200, 400, 600, 800 con/m3, cho ăn bằng
thức ăn NRD hãng Inve. Với phương pháp nghiên cứu như vậy đề tài đã đạt được các
kết quả như sau: Ảnh hưởng thức ăn đến tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ sống cá nhụ 4
râu giai đoạn 1-20 ngày tuổi: Khi sử dụng 3 công thức thức ăn thì khi sử dụng công
thức là: luân trùng loại nhỏ Brachionus rotundiformis + nauplii của Copepoda thì cho
tăng trưởng chiều dài cao nhất đạt 29,61±0,16 mm, còn ở 2 công thức thức ăn còn lại
thì tăng trưởng chiều dài chậm hơn chỉ đạt được 29,07±0,16 mm và 28,99±0,12 mm.
Tỷ lệ sống cá nhụ 4 râu khi ương giai đoạn 1-20 ngày tuổi cho ăn 3 công thức thức ăn
xi


thì khi cho ăn bằng luân trùng loại nhỏ Brachionus rotundiformis + nauplii của
Copepoda cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 28,56±0,006%. Ảnh hưởng mật độ ương nuôi
ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ sống cá nhụ 4 râu giai đoạn 1-20 ngày
tuổi: Tăng trưởng theo chiều dài cá nhụ 4 râu giai đoạn 1-20 ngày tuổi khi ương ở 5
mật độ khác nhau là 10, 20, 30, 40 và 50 con/lít thì tăng trưởng chiều dài của cá cao
nhất ở mật độ 10 con/l và 20 con/l tương ứng là 30,34±0,24 mm và 30,42±0,31 mm
và thấp nhất ở mật độ 40 con/l và 50 con/l tương ứng là 28,41±0,21mm và 28,21±0,28
mm. Tỷ lệ sống cá nhụ khi ương nuôi cá Nhụ giai đoạn 1-20 ngày tuổi với 5 mật độ
khác nhau là 10, 20, 30, 40 và 50 con/lít thì tỷ lệ sống cao nhất ở mật độ 10 con/l và

20 con/l tương ứng là 28,52±0,006 % và 28,52±0,006 %, tiếp theo đến mật độ 30 con/l
với tỷ lệ sống 18,16±0,003 % và thấp nhất là mật độ 50 con/l với tỷ lệ sống là
12,21±0,01%. Ngoài ra ảnh hưởng mật độ ương nuôi đến tăng trưởng chiều dài và tỷ
lệ sống cá nhụ 4 râu giai đoạn 20-60 ngày tuổi: Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng
trưởng theo chiều dài cá Nhụ 4 râu giai đoạn 20 -60 ngày tuổi khi ương ở 4 mật độ
khác nhau là 200, 400, 600, 800 con/m3 thì tăng trưởng chiều dài cao nhất ở mật độ
ương 200 con/m3 với chiều dài cá là 193,006±1,59 mm, tiếp đến là ở mật độ 400
con/m3 với chiều dài là 180,68±1,49 mm, sau đó đến mật độ 600 con/m3 với chiều dài
cá giống là 161,51±1,84mm, thấp nhất là cá ương ở mật độ 800 con/m3 với chiều dài
chỉ được 148,88±2,54 mm. Tỷ lệ sống cá nhụ khi ương nuôi ở 4 mật độ khác nhau là
200, 400, 600, 800 con/m3 thì tỷ lệ sống cao nhất ở mật độ 200 con/m3 và 400 con/m3
với tỷ lệ sống tương ứng là đạt được 92,26±0,02 (%) và 91,94±0,03 (%), tiếp đến là
mật độ 600 con/m3 có tỷ lệ sống là 83,08±0,03(%) và thấp nhất là mật độ 800 con/m3
với tỷ lệ sống chỉ đạt 61,59±0,03 (%). Từ kết quả nghiên cứu như trên có thể đưa ra
một số ý kiến kết luận và kiến nghị như sau: Loại thức ăn thích hợp nhất cho ương
nuôi cá Nhụ giai đoạn từ 1-20 ngày tuổi là luân trùng loại nhỏ + nauplii của Copepoda.
Mật độ ương nuôi thích hợp giai đoạn từ bột lêm hương 1-20 ngày tuổi là mật độ từ 10
đến 20 con/lít, khi ương từ cá bột lên cá hương ở mật độ này thì tăng trưởng chiều dài
và tỷ lệ sống cao nhất. Mật độ ương nuôi thích hợp để ương cá nhụ 4 râu từ hương lên
giống giai đoạn 20-60 ngày tuổi là mật độ 200m3, vì vậy khi ương từ cá hương lên cá
giống ở mật độ này thì tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ sống cao nhất. Ngoài những nội
dung đề tài đã có kết quả nghiên cứu thì cần có những nghiên cứu tiếp theo về ảnh
hưởng các loại thức ăn đến tăng trưởng về khối lượng của cá và nghiên cứu làm tăng
tỷ lệ sống giai đoạn từ bột lên hương. Từ kết quả ương từ hương lên giống cần có
xii


những nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nuôi thương phẩm cá nhụ 4 râu đồng thời đề
xuất các cơ quan chuyên môn có những mô hình nuôi để người dân có nơi học hỏi
kinh nghiệm nuôi đối tượng mới này. Ngoài ra cần có nghiên cứu về phương pháp

phòng và trị bệnh xảy ra trên đối tượng cá Nhụ 4 râu nhằm mục đích giảm thiệt hại
cho các người nuôi đối tượng này.
Từ khóa: cá nhụ bốn râu, thức ăn, mật độ, sinh trưởng, tỉ lệ sống

xiii


CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết đề tài
Cá nhụ 4 râu ((Eleutheronema tetradactylum) thuộc cá nhụ Polymidae là loài cá
biển rộng muối, rộng nhiệt. Trên thế giới cá nhụ 4 râu phân bố ở vùng Ấn Độ- phía tây
Thái Bình Dương: Từ vùng vịnh Iran tới Papua New Guinea và phía bắc
Australia.(Motomura, H.,Y. Iwatsuki, S. Kimura and T. Yoshino. 2002). Chúng sống
đáy ở vùng ven bờ, vùng bùn nông ven bờ. Cũng có thể thấy chúng sống ở vùng đáy cát,
vùng hỗn hợp bùn cát. Phân bố ngang thì chúng sống từ đáy ven bờ cho đến độ sâu tới
23m nước. Cũng có loài ban đầu ở các vùng cửa sông phát triển lớn hơn chuyển ra các
vùng nước sâu hơn (FAO,1991). Trên thế giới cá nhụ đã được nghiên cứu và nuôi mở
rộng với nhiều hinh thức khác nhau và đem lại nguồn thu lớn từ đối tượng này.
Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về đối tượng này. Các nghiên cứu của
Nguyễn Nhật Thi (1994), Nguyễn Viết Nghĩa (2001) đã xác định phân bố nguồn lợi,
phân loại, đặc điểm hình thái của loài cá nhụ bốn râu ở vùng biển nước ta. Cá nhụ khi
nhỏ chúng sinh sống ở vùng cửa sông ven biển khi trưởng thành ra ngoài khơi, hiện
nay do khai thác quá mức vùng triều kếp hợp với việc làm đầm ao nuôi tôm nên hiện
nay rất ít nguồn cá giống tự nhiên.
Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc trong 5 năm gần đây đã nghiên
cứu sinh học, nuôi đàn cá hậu bị và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo để từng bước
đưa cá nhụ thành đối tượng nuôi quan trọng của nước ta. Năm 2008 – 2009, thực hiện
đề tài "Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò khả năng nuôi thương phẩm cá nhụ
trong ao đầm nước lợ". Tiếp theo năm 2010 - 2011, thực hiện đề tài "Nghiên cứu kỹ

thuật nuôi thương phẩm cá nhụ" với nguồn giống nhập từ Đài Loan (giống sinh sản
nhân tạo) và nguồn giống đánh bắt tự nhiên tại vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng để
có được đàn cá hậu bị phục vụ công tác sinh sản nhân tạo.
Năm 2012 – 2014, tiếp tục triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu bổ sung đặc
điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo Cá nhụ bốn râu. Trong
2 năm 2012 – 2013, đề tài đã tìm ra một số giải pháp kỹ thuật nuôi vỗ thành thục, cho
sinh sản nhân tạo và sản xuất được cá giống số lượng trên 120.000 con (cỡ 3-4cm).
Tuy nhiên một số vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ như lựa chọn loại thức ăn, mật
độ ương nuôi phù hợp giai đoạn từ cá bột lên cá hương và cá giống..

1


Chính vì vậy trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, được sự đồng ý của
Trường Đại Học Nha Trang, Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc, tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ ương đến sinh trưởng và
tỷ lệ sống của cá nhụ 4 râu (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) từ giai đoạn
cá bột lên cá giống tại Hải Phòng”.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Góp phần hoàn thiện ương nuôi cá nhụ 4 râu
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được loại thức ăn phù hợp giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương.
- Xác định mật độ ương nuôi phù hợp giai đoạn từ cá bột lên cá hương và từ cá
hương lên cá giống.

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm sinh học cá nhụ bốn râu

Hình 2.1: Hình thái ngoài của cá nhụ 4 râu (Nguồn: Fishbase, 2011)

2.1.1. Vị trí phân loại
Cá Nhụ 4 râu có tên tiếng Anh là Indian salmon; Fourfinger thread Finfish hay
Fourfinger threadfin, ở Australia thường được gọi là Blue threadfin.
Hệ thống phân loại
Ngành

Vertabrata

Lớp

Osteichthyes

Bộ

Perciformes

Họ

Polynemidae
Giống

Eleuthronema
Loài

E. tetradactylum (Shaw, 1804)


2.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá nhụ 4 râu có cơ thể hình thuôn dài, miệng rộng, mõm hình nón nhọn hơi nhô
lên, mắt lớn và tinh nhanh, lớp mỡ dưới mí mắt phát triển. Có bốn sợi râu ở ngực được
biết đến như cơ quan xúc giác, sợi râu đầu tiên ngắn nhất, nó không vươn tới gốc vây
bụng; sợi râu thứ hai có chiều dài ngang bằng hoặc thỉnh thoảng có trường hợp dài hơn
gốc tia vây bụng; sợi râu thứ ba (hiếm khi dài nhất) kéo dài tới giữa vây bụng; sợi râu
thứ tư dài nhất (chiếm 24% chiều dài chuẩn) nó vươn tới phần sau của tia vây ngực
(không bao giờ vươn quá phần sau của tia vây ngực).
Vây lưng đầu tiên có 8 gai; vây lưng thứ 2 có 1 gai và 14 tia mềm (hiếm khi là
13 hay 15); vây hậu môn có 3 gai, 14 - 16 tia mềm, vây hậu môn có chiều dài dài hơn
chiều dài của vây lưng thứ 2. Màng vây ngực có màu vàng sáng trong suốt, vảy đường
3


bên cơ thể có 71 - 80 (thường là 73) vẩy, phía trên vảy đường bên có 9 - 12 hàng vẩy,
phía dưới là 13 - 15. Mang phía trên có 3 - 8 tấm mang hình lược, phía dưới là 3 - 10,
tổng số có 6 - 18 tấm mang hình lược (Motomura và ctv, 2002).
2.1.3. Đặc điểm phân bố
Cá nhụ 4 râu có phân bố rộng từ vùng Ấn Độ - phía Tây Thái Bình Dương:
từ vịnh Iran tới Papua New Guinea và phía Bắc Australia (Motomura và ctv, 2002)
và có phân bố phổ biến ở Đông Á và Đông Nam Á (Rainboth, 1996). Ở Ấn Độ, cá
nhụ 4 râu phân bố khắp vùng biển Ấn Độ, ở Australia phân bố vùng biển phía Bắc
(Newman, 2011).
Cá nhụ 4 râu trưởng thành có chiều dài trung bình 550 - 700mm, khối lượng 5 7kg. Người ta đã bắt gặp được cá nhụ 4 râu ngoài tự nhiên có chiều dài tới 2m, khối
lượng 145kg (Motomura và ctv, 2002). Cá nhụ có thể sống trong cả môi trường nước
ngọt, lợ và mặn. Chúng là loài cá nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng nằm
trong khoảng 20 - 28C (Abu Hena và ctv, 2011).

Hình 2.2: Phân bố của cá nhụ trên thế giới, màu vàng đỏ trên bản đồ là vùng có
cá nhụ phân bố (nguồn: Fishbase, 21/11/2012)

2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
* Các giai đoạn phát triển buồng trứng
Quá trình phát triển tuyến sinh dục Pember và ctv (2006) khi nghiên cứu cá nhụ
ở Australia đã mô tả buồng trứng của cá phát triển trải qua 8 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I và II: Tuyến sinh dục chưa thành thục, buồng trứng nhỏ, trong
suốt, màu vàng nhạt đến vàng da cam, không quan sát thấy noãn hoàng trên thành
buồng trứng;
4


- Giai đoạn III: Tuyến sinh dục ở giai đoạn đầu, buồng trứng lớn hơn so với giai
đoạn II, màu đỏ nhạt, noãn hoàng có thể nhìn thấy trên thành buồng trứng;
- Giai đoạn IV: Tuyến sinh dục đang phát triển, buồng trứng lớn hơn giai đoạn III,
có màu từ đỏ nhạt đến vàng da cam, noãn hoàng quan sát thấy rõ trên thành buồng trứng;
- Giai đoạn V: Tuyến sinh dục thành thục, buồng trứng lớn hơn giai đoạn IV,
noãn hoàng phát triển chiếm từ 1/2 đến 2/3 trứng, các mao mạch quan sát thấy rõ trên
thành buồng trứng;
- Giai đoạnVI: Giai đoạn đẻ trứng, buồng trứng đạt cực đại, mầu vàng, các hạt
trứng tách rời nhau;
- Giai đoạn VII: Trứng bắt đầu thoái hoá, một số trứng teo nhỏ lại, vẫn quan sát
thấy được noãn hoàng trên thành buồng trứng;
- Giai đoạn VIII: Giai đoạn thoái hoá buồng trứng, buồng trứng teo nhỏ lại,
trứng chuyển từ màu vàng sang màu đỏ đen.
* Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục đực của cá nhụ cũng trải qua 8 giai
đoạn phát triển
- Giai đoạn I và II: Tuyến sinh dục chưa thành thục, tuyến sinh dục nhỏ, trong
suốt được chi phối bởi số lượng lớn các mô liên kết;
- Giai đoạn III: Tinh hoàn có màu trắng, chiếm khoảng một nửa chiều dài của
khoang bụng, một lượng lớn của mô liên kết vẫn còn rõ ràng, hố lõm có chứa nhiều
tinh tử, ống dẫn tinh trùng hiện lên rõ ràng.

- Giai đoạn IV: Tinh trùng phát triển đầy đủ, xoang tinh trùng gần ống dẫn tinh
trùng và chiếm đến một nửa diện tích của tinh hoàn .
- Giai đoạn V và VI: Giai đoạn thành thục sinh dục, tinh dịch chứa nhiều trong
tinh hoàn. Ống dẫn tinh trùng và phần lớn của tinh hoàn chứa của spermatids và tinh
trùng. Thường rất khó để phân biệt giữa tinh trùng ống và xoang.
- Giai đoạn VII: Giai đoạn bắt đầu thoái hoá, tuyến sinh dục teo nhỏ lại, vẫn
quan sát thấy tinh trùng trong xoang và ống.
- Giai đoạn VIII - thoái hoá: Tinh hoàn teo lại, chuyển màu từ đỏ sang màu
nâu, teo nhỏ lại, các hố lõm xuất hiện các tế bào sinh dục đực ở các giai đoạn phát
triển khác nhau.
Đặc điểm của trứng: Karandikar và Palekar (1950) đã mô tả kích thước trứng
của cá nhụ thu được ở vùng biển Ấn Độ: Khi cá chưa thành thục sinh dục, đường kính
5


của trứng đo được là dưới 0,4mm. Trứng đang thành thục, đường kính của trứng đo
được từ 0,45 - 0,68mm, khi cá đã thành thục, trứng rời, đường kính của trứng đo được
từ 0,7 - 1,0 mm, giọt dầu hình cầu trong trứng có đường kính 0,25 - 0,3mm. Patnaik
(1967) khi nghiên cứu cá nhụ ở Ấn Độ, tác giả đã mô tả buồng trứng của cá nhụ phát
triển qua 7 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I: Buồng trứng là một dải mảnh, trứng hình thành có màu hơi trắng,
đường kính trứng từ 0 – 0,08mm;
- Giai đoạn II (từ tháng 1- tháng 8): Buồng trứng to hơn giai đoạn I, có màu
hồng nhạt, noãn bào hình thành, đường kính trứng 0 – 0,24mm;
- Giai đoạn III (tháng 7): Buồng trứng to màu hồng, noãn bào phát triển, hạt
trứng hình cầu, đường kính từ 0 – 0,38mm;
- Giai đoạn IV (tháng 7): Buồng trứng chuyển sang màu vàng nhạt, hạt trứng rõ
ràng màu đục, đường kính 0 – 0,51mm;
- Giai đoạn V (tháng 9 - tháng 12): Buồng trứng kích thước lớn màu vàng,
trứng hình cầu màu hơi đục, đường kính 0 – 0,62mm;

- Giai đoạn VI (tháng 9 - tháng 12): Buồng trứng đạt cực đại, mầu vàng, giọt
dầu trong trứng rõ ràng, đường kính 0 – 0,7mm;
- Giai đoạn VII (tháng 10- tháng 2): Bụng cá nhỏ lại, trứng thoái hoá.
Các nghiên cứu về sự phát triển của tuyến sinh dục của cá nhụ tại Australia đã
được mô tả khái quát qua 8 giai đoạn phát triển khác nhau, ở Ấn độ lại phân chia sự
phát triển của tuyến sinh dục thành 7 giai đoạn.
* Những nghiên cứu về sinh học của ấu trùng
Karandikar và Palekar (1950) cho biết trứng cá nhụ chín có đường kính từ 0,71,0 mm, giọt dầu đường kính từ 0,25 - 0,30 mm. De Sylva, 1984; Leis và Trnski, 2000;
Motomura, 2004 mô tả sự phát triển của ấu trùng cá nhụ như sau: ấu trùng mới nở có
chiều dài dao động từ 0,8 - 2,0mm, có khối noãn hoàng lớn, mắt chưa có sắc tố, miệng
chưa mở và sắc tố được hình thành trong quá trình tiêu biến của túi noãn hoàng. Khi
ấu trùng có chiều dài 2,5mm, răng hàm trên và dưới hình thành, cơ thể hơi cong ở
giữa; khi ấu trùng đạt chiều dài 3,0 - 4,1mm vây lưng và vây hậu môn xuất hiện là một
dải thẳng chạy từ lưng bụng về đuôi, vây lưng thứ 2 và vây hậu môn hình thành rõ nét
nhưng vẫn là một dải; khi chiều dài ấu trùng đạt 5,9mm, xuất hiện vây ngực, vây lưng
đầu tiên và gai vây lưng nhưng gai vây lưng chưa cứng chắc; khi cá đạt 6,5mm đã có
6


vây lưng 1 và 2; khi cá đạt 7,3mm thì vây bụng và vây hậu môn được phân biệt rõ
ràng; khi cá đạt kích thước 15mm, cơ thể được bao phủ bởi vẩy lược.
Tổng hợp những thông tin mà chúng tôi thu thập được về sản xuất giống nhân
tại cá nhụ có thể tóm lược như sau:
Cá nhụ được nuôi vỗ trong ao hoặc trong lồng tại các vụng vịnh vùng nước ven
bờ nơi có độ mặn từ 20 - 30ppt. Kích thước của cá bố mẹ từ 3 - 5kg, thức ăn nuôi vỗ
thành thục là cá tạp, mực và nhuyễn thể (thịt hầu), trong quá trình nuôi vỗ bổ sung
vitamin và khoáng chất vào thức ăn nâng cao tỷ lệ thành thục chất lượng của trứng và
tinh trùng.
Mao (2009) mô tả quy trình ương nuôi cá nhụ tương tự quy trình ương nuôi ấu
trùng cá biển chung: Độ mặn trong khi ấp và ương là 30±2 ppt, nhiệt độ nước dao động

24-280C, nước ương được bổ sung tảo Chlorella, Nannochloropsis oculata, từ ngày thứ
2 đến ngày thứ 15 cho ăn luân trùng mật độ 15 – 20ct/ml, từ ngày 15 đến 30 cho ăn
nauplii của Artemia, khi cá đạt kích cỡ 1,5cm (30 ngày tuổi) cho ăn thức ăn tổng hợp.
Hàng ngày xiphon, thay nước, theo dõi DO, độ mặn, nhiệt độ, pH và lượng thức ăn tươi
sống. Khi cá đạt kích cỡ 2cm, có hiện tượng ăn nhau cần tiến hành san lọc cá.
Như vậy, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá nhụ đã được quan tâm và đầu tư
nghiên cứu từ thập niên 60 của thế kỷ trước, các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cũng
được triển khai từ thập niên 90. Mặc dù việc nghiên cứu đối tượng cá nhụ từ khá lâu
nhưng hiện nay cũng chỉ có một số quốc gia làm chủ được công nghệ sản xuất loài cá
này và có rất ít các công trình nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo được công bố.
Stanger (1974) khi nghiên cứu về sinh trưởng của cá nhụ 4 râu ở Australia cho
rằng, cá nhụ lớn nhanh trong sáu tháng đầu. Sau 1 năm nuôi cá đạt chiều dài 300mm;
sau 3 năm nuôi đạt 450mm. Pemper và ctv (2006) khi nghiên cứu 1.446 mẫu cá ở các
cỡ tuổi khác nhau đã xác định cá nhụ có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất trong độ tuổi từ
1 - 2 năm, 1 năm tuổi đạt chiều dài 200 - 250mm, sau 2 năm tuổi đạt gần 400mm, sau
đó tốc độ sinh trưởng giảm dần, chiều dài lớn nhất đạt 1.800 - 2.000mm. Ở vùng biển Ấn
Độ cá có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, chiều dài tối đa có thể đạt 2.000 - 2.200mm ở 6
tuổi (Gopalakrishnan, 1972; Krishhnamurthy và Jeyaseelan, 1981; Feltes, 1999) cho rằng
cá nhụ sau một năm tuổi đạt chiều dài 190mm, sau 2 năm tuổi đạt 370mm. Trong khi cá
nhụ nuôi ở Mỹ có thể đạt 0,5 - 1kg sau thời gian nuôi từ 8 - 12 tháng.

7


2.1.5.Đặc điểm dinh dưỡng
- Thức ăn của ấu trùng
Luân trùng là sinh vật làm thức ăn thích hợp nhất cho ấu trùng cá biển, ấu trùng
cá có miệng nhỏ nên kích cỡ của luân trùng đóng vai trò quan trọng. Ấu trùng thường
chỉ ăn được con mồi có kích cỡ mồi khoảng 20 - 80% chiều rộng miệng của chúng.
Theo Mao (2009) thức ăn ban đầu cho cá nhụ có chiều rộng 80-100µm là thích hợp

cho lần cho ăn đầu tiên. Moser và ctv (1984) cho biết cá mở miệng sau 52 giờ, thức ăn
ban đầu là luân trùng có kích thước 100-180µm (luân trùng dòng SS- type), sau đó là
luân trùng có kích cỡ 200 – 250µm, nauplii của Artemia, Copepoda giống như một số
loài cá biển khác. Như vậy, cỡ thức ăn ban đầu- yếu tố quan trọng đầu tiên khi ương
ấu trùng cũng chưa có những kết luận thống nhất.
- Thành phần thức ăn của cá nhụ:
Thức ăn của cá nhụ 4 râu là các loài giáp xác nhỏ, cá nhỏ (Mal Ol-Lahi và ctv,
2008). Ở giai đoạn cá bột, thức ăn của cá nhụ 4 râu là các loài động vật phù du (luân
trùng, Copepoda), giun nhiều tơ (Kagwade, 1970). Giai đoạn cá giống và cá trưởng
thành thức ăn chủ yếu là tôm, nhuyễn thể, cá nhỏ ở các vùng ven bờ, vùng cửa sông
rừng ngập mặn (Leis và Trnski, 2000). Theo Patnaik (1967) khi nghiên cứu dạ dày của
804 mẫu cá nhụ từ cỡ 16 – 840mm, tác giả cho biết tính ăn thay đổi theo sinh trưởng
của cá nhụ. Ở kích thước từ 16 - 100mm, thức ăn chiếm tới 69,6% là cá bột tôm
(mysid), 10% là Amphiopda, 5% là Copepoda, ở kích cỡ 100 - 300mm có 43,2% là
giáp xác, 18,5% là cá và đối với cá có chiều dài lớn hơn 300mm thức ăn chủ yếu là
tôm (55,8%), cá (33,8%). Theo Motomura (2004) họ Polymenidae gồm phần lớn các
loài ăn đáy, con mồi chính là giáp xác và cá nhỏ. Cá nhụ sống ở vùng biển ven bờ,
vùng cửa sông, vùng rừng ngập mặn, chúng có khả năng bơi nhanh, hoạt động bắt mồi
rất tích cực kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
2.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản
* Tuổi và kích cỡ thành thục
Ở Australia, Pember và ctv (2006) cho biết kích cỡ thành thục sinh dục lần đầu
ở cá nhụ là 187 - 272mm, tuổi thành thục lần đầu đối với cá đực là 2+, cá cái là 3+.
Anthony Roelofs (2003) cho rằng kích cỡ thành thục của cá nhụ từ 200 - 300 mm.
Pember (2006) cho rằng tuổi thành thục lần đầu ở cá nhụ là 2+. Ở Ấn Độ, Kagwade
(1970) cho biết kích cỡ thành thục lần đầu là 360 - 390mm.
8


* Mùa vụ sinh sản

Trên cơ sở phân tích mô học buồng trứng, Pember (2006) nhận thấy tại vùng
biển phía bắc Australia, từ tháng giêng đến tháng 8 bắt gặp cá có tuyến sinh dục giai
đoạn II; giai đoạn III và IV bắt đầu từ tháng bảy; giai đoạn thành thục và sinh sản V và
VI từ tháng 9 đến tháng 10; giai đoạn VII và VIII bắt gặp ở các tháng 12 và tháng 2.
Hệ số thành thục (GSI) cá đực cao nhất vào tháng 10, thấp nhất vào tháng 6, cá lưỡng
tính cao nhất vào tháng 10, cá cái có GIS cao nhất vào tháng 9 và tháng 11. Mùa vụ
sinh sản chính từ tháng 9 – 12 (Pember, 2006).
Cá nhụ phân bố ở các vùng địa lý khác nhau có mùa vụ sinh sản cũng khác
nhau. Ở Thái Lan mùa vụ sinh sản của cá nhụ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 (Chao
và ctv, 1994). Ở Đài Loan, mùa vụ sinh sản của cá nhụ từ tháng 7 đến tháng 11 và đạt
đỉnh vào tháng 10. Ở Ấn Độ những nghiên cứu cho thấy cá nhụ sinh sản hai lần trong
năm. Kagwade (1970) cho biết tại vùng biển Bombay mùa vụ sinh sản của cá nhụ từ
cuối tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 9. Patnail (1970) khi nghiên cứu mùa
vụ sinh sản cá nhụ ở hồ Chika (Ấn Độ) ông bắt gặp cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn III,
IV vào tháng 11 năm trước đến tháng 6 năm sau; giai đoạn V từ tháng 12 đến tháng 7
năm sau; giai đoạn VI từ tháng giêng đến tháng 7 và giai đoạn VII thoái hoá, tác giả
nhận định mùa vụ sinh sản chính của cá nhụ ở hồ Chika là từ tháng giêng đến tháng 7.
Ở Ả rập, Karandikar và Palekar (1950) nghiên cứu về mùa vụ sinh sản của cá
nhụ ở vùng biển phía bắc thấy rằng: Cá nhụ sinh sản 2 vụ trong năm, vụ đầu từ tháng
1 đến tháng 4; vụ 2 từ tháng 7 đến tháng 9. Ở vùng vịnh Papua cá nhụ sinh sản vào
tháng 8 (Haines, 1979). Theo Stanger (1974) và Kailola và ctv (1993) khi nghiên cứu
mùa vụ sinh sản của cá nhụ tại Queenland và Australia thấy rằng: Cá nhụ sinh sản 1
vụ/năm và ở đây mùa vụ của cá bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12. Pember (2006) cho
biết từ tháng 8 đến tháng giêng năm sau bắt gặp cá có tuyến sinh dục thành thục (giai
đoan V/VI), hệ số thành thục GSI cao nhất vào tháng 9 đến tháng 12.
* Hệ số thành thục cá nhụ 4 râu
Do cá nhụ là một đối tượng nuôi phổ biến và có giá trị kinh tế cao, nhiều quốc
gia đã và đang đầu tư nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản nhằm phục vụ mục tiêu
sản xuất giống và bảo vệ nguồn lợi. Các công trình nghiên cứu có thể được tóm lược
như sau:


9


Ở Úc, Pember và ctv (2006) cho biết kích cỡ thành thục sinh dục lần đầu ở cá
Nhụ là 187 - 272mm, tuổi thành thục lần đầu đối với cá đực là 2+, cá cái là 3+.
Anthony (2003) cho rằng kích cỡ thành thục của cá nhụ từ 200 - 300 mm. Pember và
ctv (2006) cho rằng tuổi thành thục lần đầu ở cá nhụ là 2+. Ở Ấn Độ, Kagade (1970)
cho biết kích cỡ thành thục lần đầu là 360 - 390mm.
Hiện nay, có rất ít thông tin về sức sinh sản của cá nhụ trên thế giới, theo
Patnaik (1970) số lượng trứng dao động 226.541-3.826.683 trứng/cá cái. Tác giả cho
biết tương quan giữa chiều dài cá và sức sinh sản tương đối là F = 232.600e0.002448L.
Tại Thái Lan, Manep (2006) cho biết sức sinh sản tuyệt đối của cá nhụ dao động trong
khoảng 213.527 – 2.105.127 trứng/cá.
Nhiều giả thuyết cho rằng: Sinh sản của các loài cá phổ biến liên quan đến chu
kỳ mặt trăng và thủy triều (Johannes, 1978). Ziemann (2008) nghiên cứu sinh sản của
cá nhụ sáu râu cho biết chúng thường sinh sản vào tuần cuối cùng của tháng (âm lịch)
và tuần đầu (trăng non) tương tự cá chẽm Lates calcarifer, cá song Epinephelus suillus
nuôi lồng và bể.
Các nghiên cứu đều cho rằng cá nhụ thành thục sinh dục và đẻ trứng ở vùng nước ven
bờ (Patnaik, 1967; Kagwade, 1973; Stanger, 1974; Pember và ctv, 2006; Friedlander
và Ziemann, 2003; Poepoe và cs., 2003; Chao và ctv, 1994). Vào mùa sinh sản khi độ
mặn của nước bắt đầu tăng cao, cá nhụ thường bơi đến vùng cửa sông để sinh sản
(Talwar và Jhingran, 1991).
Tuổi thành thục, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản... của cá nhụ khác nhau ở các
nghiên cứu khác nhau và các vùng phân bố khác nhau. Đây cũng là yếu tố quan trọng
cần đề cập trong nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá nhụ ở Việt Nam.

2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá nhụ trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá nhụ trên thế giới

Những nghiên cứu ban đầu về sinh sản nhân tạo được thực hiện tại Ấn Độ từ
năm 1973 (Stanger, 1974) và tại Thái Lan (Wudthisin, 1984). Malaysia đã thành công
trong sản xuất giống cá nhụ vào năm 2000. Australia đã nghiên cứu cá nhụ về sinh
học, sinh sản tuy nhiên chưa thành công trong sản xuất giống nhân tạo. Hiện nay, Đài
Loan và Trung Quốc đã thành công trong sản xuất giống cá nhụ và đã thương mại hóa
giống cá nhụ ra thị trường quốc tế ( />
10


Cá nhụ là đối tượng nuôi phổ biến ở nhiều nước như Australia, Đài Loan,
Malaysia, Singapore và Thái Lan. Ở Đài Loan cá nhụ được nuôi phổ biến trong ao
đầm nước lợ, trong các trang trại nuôi tôm sau khi bị dịch bệnh và nuôi lồng (AbuHena và ctv, 2011). Ở Singarpore, cá nhụ được xác định là đối tượng ưu tiên phát triển
nuôi (Chua, 1996). Ở Malaysia cá nhụ là một trong 15 loài nuôi quan trọng trong chiến
lược phát triển nuôi biển. Ở Australia ngoài nghiên cứu để khai thác tự nhiên, cá nhụ
còn được nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Ở Ấn Độ, cá nhụ được nuôi
phổ biến, diện tích và sản lượng ngày càng tăng (Motomura, 2004).
Quốc gia tiêu thụ sản phẩm cá nhụ nuôi thương phẩm nhiều nhất là Singapore,
tiếp đến là Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ cá nhụ của Trung Quốc khoảng 20-30
tấn/ngày, tại Hồng Kông và Macao là 10 tấn/ngày (Sih Yang Sim và ctv, 2006).
Như vậy, hiện nay tình hình sản xuất giống và nuôi cá nhụ trên thế giới đã được các
tác giả đề cập, việc sản xuất giống cá nhụ mới chỉ thành công ở một số nước và việc
phát triển nuôi thương phẩm cá nhụ tuỳ thuộc nhiều vào sự chủ động về số lượng con
giống sinh sản nhân tạo. Một số quốc gia nuôi cá nhụ do chưa chủ động được công
nghệ sản xuất giống nhân tạo nên phải nhập con giống từ Đài Loan.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá nhụ của Việt Nam
Ở Việt Nam, cá nhụ cũng được xác định có phân bố tự nhiên ở vùng biển phía
Bắc nước ta và thường xuất hiện trong các ao đầm có diện tích lớn, lấy giống tự nhiên
thuộc các tỉnh ven biển miền Bắc. Từ xa xưa cá nhụ đã được dân biển xếp vào nhóm
cá ưa chuộng “chim, thu, nhụ, đé”. Theo điều tra của các cán bộ Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng thủy sản 1, hiện trên thị trường cá biển tại Cát Bà – Hải Phòng, giá cá nhụ
khai thác có khối lượng trên 2 kg có giá từ 400.000 - 450.000 đồng/kg.
Các nghiên cứu về cá nhụ ở trong nước còn rất hạn chế. Đến nay, mới có một số
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 về cá nhụ như sau:
(1) “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò khả năng nuôi thương
phẩm cá nhụ (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) trong ao đầm nước lợ”,
đề tài cấp cơ sở thực hiện từ 1/2008 - 12/2009 do Cao Khánh Ly làm chủ nhiệm. Kết
quả đề tài đã xác định được:
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá cao nhất vào năm đầu tiên, các năm sau giảm dần.
- Mối tương quan chiều dài và khối lượng cá thể hiện qua hàm W=0,0411L2,7563.

11


- Cá nhụ bốn râu tham gia sinh sản lần đầu vào tuổi 2+ . Hệ số thành thục của
các tháng khảo sát thấp, cao nhất vào tháng 3 (14%), kích thước sinh sản bắt gặp chủ
yếu từ 250-350mm. Mùa cá nhụ bốn râu đẻ rộ vào tháng tháng 4-5. Cá thành thục
ngay trong đầm. Trứng cá trôi nổi, có một hạt dầu nằm giữa trứng.
- Cá đến tuổi 1+ tuyến sinh dục vẫn chưa phân biệt được đực cái.
- Đã điều tra được vùng phân bố tự nhiên của cá nhụ ở các tỉnh Quảng Ninh,
Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định; đã xây dựng được biện pháp kỹ thuật thu gom cá
tự nhiên, vận chuyển sống và thuần hóa cá nhụ trong ao. Đây là loài cá hoang dã, sống
nổi, hoạt động mạnh nên công việc thu gom, vận chuyển sống và thuần hóa cá tốn rất
nhiều thời gian, kinh phí và công sức, nhóm thực hiện đề tài phải mất 2 năm nghiên
cứu với 9 lần thí nghiệm thực nghiệm (5 lần năm 2008 và 4 lần năm 2009) và đến nay
kỹ thuật thu gom, vận chuyển sống đạt >90%, thuần hóa cá đạt tỷ lệ sống sau 5 tuần
nuôi dưỡng >80% (Cao Khánh Ly, 2009).
(2) “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá nhụ 4 râu (Eleutheronema tetradactylum Shaw,
1804) tại Hải Phòng”, đề tài cấp Thành phố Hải Phòng thực hiện 24 tháng từ 2/20111/2013, do Ths. Trần Thế Mưu làm chủ nhiệm.
Thực tế đề tài đã triển khai được từ tháng 1/2011, sau 8 tháng triển khai đến nay

kết quả đề tài đã nuôi được 3 ao cá nhụ tại Trạm Nghiên cứu thủy sản Nước lợ - Hải
Phòng và 2 ô lồng nuôi cá nhụ tại bè nuôi cá bố mẹ thuộc Trung tâm Quốc gia giống
Hải sản miền Bắc - Viện 1. Cụ thể (số liệu kiểm tra ngày 5/8/2011):
- Nguồn cá giống Việt Nam: Đã triển khai nuôi 01 ao, diện tích 1000m2, nuôi 520
con cá nhụ có nguồn gốc thu gom tự nhiên tại Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh; cá có
khối lượng ban đầu 70-100 gam/con, thời điểm thả giống 20/1/2011. Đến nay cá đã đạt
khối lượng từ 400 – 900 gam/con, trung bình khối lượng đạt 650gam/con;
- Nguồn cá giống nhập khẩu từ Đài Loan:
+ Nuôi ao: Đã triển khai nuôi 2 ao, diện tích 1000m2/ao, mỗi ao nuôi 1000 con
cá nhụ giống có nguồn gốc sinh sản nhân tạo nhập từ Đài Loan, khối lượng ban đầu là
2,0 gam/con, thời điểm thả giống 18/6/2011. Đến nay đàn cá đạt khối lượng trung bình
31,0 gam/con;
+ Nuôi lồng: Đã triển khai nuôi 2 ô lồng (kích thước mỗi ô là 3mx3mx3m), mật
độ thả là 400 con/ô lồng, thời điểm thả giống 18/6/2011. Đến nay đàn cá đạt khối
lượng trung bình 28,5 gam/con, tỷ lệ sống đạt 67,75%.
12


×