Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Giá trị sử dụng và văn hóa của nhà sàn thái tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Thạc sĩ Hoàng Xuân Thành - giảng viên
môn lịch sử Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa đã tận tình, hướng dẫn
giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện trường Đại Học Tây
Bắc, tập thể sinh viên lớp K53 ĐHSP Lịch Sử A cùng toàn thể bạn bè đã giúp
đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Để khóa luận
thêm phần hoàn thiện tôi kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
các bạn sinh viên.
Sơn La, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vừ Thị Liên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn khóa luận ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
4. Cơ sở tư liệu, phương pháp nghiên cứu ............................................................ 2
5. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ NHÀ SÀN NGƯỜI THÁI
TÂY BẮC ............................................................................................................. 4
1.1. Khái quát về khu vực Tây Bắc ....................................................................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 4
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 4
1.1.3. Dân cư ......................................................................................................... 4
1.2. Khái quát về văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam ............................. 5
1.3. Khái quát về nhà sàn ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA NHÀ SÀN THÁI TÂY BẮC VIỆT
NAM ................................................................................................................... 15


2.1 Cách thiết kế nhà sàn ..................................................................................... 15
2.2.1. Nguyên liệu làm nhà sàn ........................................................................... 15
2.2.2. Cách làm nhà sàn....................................................................................... 17
2.2. Giá trị sử dụng của nhà sàn Thái Tây Bắc ................................................... 18
2.2.1. Nhà sàn nơi ăn chốn ở ............................................................................... 18
2.2.2. Nhà sàn một xưởng tiểu thủ công, trường học truyền kiến thức lao động
và giáo dục lao động............................................................................................ 24
2.3 Những chuyển biến về giá trị sử dụng của nhà sàn Thái hiện nay ............... 29
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NHÀ SÀN THÁI TÂY
BẮC..................................................................................................................... 32
3.1. Nhà sàn nôi nhận thức đầu tiên về con người, xã hội và thế giới tự nhiên ........ 32
3.2. Nhà sàn công trình nghệ thuật, giáo dục thẩm mĩ ........................................ 35


3.3. Cuộc đời của con người dưới mái nhà sàn ................................................... 38
3.4. Những biến đổi về giá trị văn hoá nhà sàn Thái hiện nay ............................ 46
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 51
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn khóa luận
Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với những làn
điệu xòe, tiêu biểu là điệu xòe hoa rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
Dân tộc Thái có số dân nhiều nhất vùng, ngoài ra còn có khoảng 20 dân tộc khác
như H’mông, Dao, Hà Nhì, Phù Lá,… Ai đã từng qua Tây Bắc không thể nào
quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo cóm rực rỡ đặc
trưng cho Tây Bắc.
Dân tộc Thái được coi là một trong những cư dân đến định cư lâu dài ở

vùng Tây Bắc, người Thái có câu “ ăn cơm nếp, ở nhà sàn, mặc sứa cóm,…”
trong những di sản văn hóa người Thái tạo dựng đến nay đã được khẳng định thì
nhà sàn là một trong những nét đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Thái.
Từ xa xưa khi bắt đầu di cư đến vùng Tây Bắc, người Thái đã làm nhà sàn
để tránh thú dữ, độ ẩm cao,…đến nay nhà sàn vẫn được duy trì nhưng được làm
một cách kì công hơn, đẹp hơn, tốn nhiều thời gian hơn so với ngày trước.
Nhà sàn là một công trình kiến trúc chứa đựng những yếu tố vật chất và
tinh thần mang đậm màu sắc dân tộc Thái Tây Bắc. Những bản sắc văn hoá ấy
đã có những biến đổi nhất định theo thời gian nhưng vẫn giữ được những giá trị
sử dụng và giá trị văn hóa của ngôi nhà sàn truyền thống.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nền văn hóa
xã hội chủ nghĩa - một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và phát huy
truyền thống đó. Nhà sàn là một nét văn hóa đẹp, văn hóa truyền thống từ lâu
đời của người Thái Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với đề tài “Giá trị sử dụng và văn hóa của nhà sàn Thái Tây Bắc”,
đây là một vấn đề khá mới mẻ vì vậy số lượng công trình nghiên cứu vấn đề này
còn hạn chế. Chủ yếu là các công trình nghiên cứu về nhà của dân tộc Thái ở Việt
Nam nói chung, tuy nhiên chưa làm rõ được giá trị sử dụng và giá trị văn hóa của
nhà sàn Thái Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng, gồm một số tài liệu sau:
Cuốn: “Nhà sàn cổ truyền người Thái Việt Nam” của Lường Vương Trung,
1


NXB Văn hóa dân tộc, 1997. Tài liệu được tác giả đi sâu vào cách thiết
kế nhà sàn của dân tộc Thái trên phạm vi cả nước mà chưa làm rõ được đặc
điểm, những giá trị về sử dụng cũng như văn hóa của nhà sàn Thái Tây Bắc
nói riêng. [12]
Cuốn: “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” của Nguyễn Văn Huy,
NXB Giáo dục, 2003. Tài liệu có khái quát về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

trong đó có dân tộc Thái. [4]
Cuốn: “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” của Cầm Trọng NXB Khoa Học
Xã Hội, HN, 1978. Tác giả chỉ tập trung về nguồn gốc hình thành, sự phát triển
cuộc sống và đôi nét về phong tục tập quán của dân tộc Thái ở Tây Bắc. [11]
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Trên cơ sở những công trình đã nghiên cứu về phong tục làm nhà ở, cách
làm nhà của người Thái, đề tài này tập trung nghiên cứu về giá trị sử dụng và giá
trị văn hóa của nhà sàn Thái Tây Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đi sâu tìm hiểu nội dung nghiên cứu của đề tài, đề tài chủ yếu nghiên
cứu về giá trị sử dụng và giá trị văn hóa nhà sàn của người Thái vùng Tây Bắc,
phạm vi tập trung ở hai tỉnh : Sơn La, Điện Biên.
4. Cơ sở tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở tư liệu
Đề tài được hoàn thành dựa trên những nguồn tư liệu sau đây :
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ban hành về vấn đề văn hóa.
Các tài liệu, các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu .
Các tài liệu nghiên cứu điền dã của tập thể các tác giả trong quá trình
nghiên cứu đề tài .
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ
yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và hệ thống các phương pháp
điều tra điền dã.
2


5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về văn hóa và nhà sàn người Thái Tây Bắc.

Chương 2: Giá trị sử dụng của nhà sàn người Thái Tây Bắc.
Chương 3: Giá trị văn hóa của nhà sàn người Thái Tây Bắc.

3


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ NHÀ SÀN NGƯỜI THÁI TÂY BẮC
1.1. Khái quát về khu vực Tây Bắc
1.1.1. Vị trí địa lý
Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía Bắc của Việt Nam, là
một vùng cao, dốc chia cắt mạnh mẽ nhất cả nước “miền đất của những núi và
cao nguyên”. Đây là nơi có nhiều tiềm năng và giàu có chưa được khai thác và
sử dụng hợp lí như tiềm năng khoáng sản, thủy lợi, nông lâm nghiệp...
Về mặt hành chính, Tây Bắc gồm các tỉnh : Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình lấy gianh giới sông Hồng làm ranh giới. Tây Bắc
có tổng diện tích là 380000 kilômét vuông chiến khoảng 12 % diện tích cả nước
với số dân khoảng 2822300 người.[9]
Tây Bắc có tọa độ địa lý: vĩ độ 20’47’ B đến 22 độ 48’ B; kinh độ 102độ
09’ Đ đến 105độ 52’Đ. Về tiếp giáp phía bắc giáp với Vân Nam (Trung Quốc),
phía Nam và Tây Nam giáp với Phông Sa Lỳ - Sầm Nưa (Lào), phía Đông giáp
với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, phía Nam và Đông Nam giáp với các tỉnh
Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa. Phạm vi Lãnh thổ thuộc lưu vực sông Đà của
lãnh thổ nước ta.[9]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Tây Bắc là vùng rừng núi hiểm trở, có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều
bởi núi cao, suối sâu. Rừng núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của toàn vùng.
Mạng lưới sông ngòi ở Tây Bắc có độ dốc lớn với nhiều ghềnh thác, có tiềm
năng lớn về thủy điện. Do ảnh hưởng chủ yếu của địa hình đồi núi cho nên khí
hậu Tây Bắc là khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới, phân thành những tiểu vùng

khác nhau. Tây Bắc còn là vùng giàu có về tài nguyên thiên nhiên với hệ động
thực vật phong phú trong đó có nhiều loài quý hiếm.
1.1.3. Dân cư
Tây Bắc là địa bàn có dân cư thuộc nhiều dân tộc khác nhau chung sống từ
lâu. Người kinh là dân tộc có số lượng đông đảo nhất. Ngoài ra còn có trên 30
dân tộc khác như Thái, Tày, Mường, Mông, Dao… Các cộng đồng tộc người ở
4


Tây Bắc cho đến thời điểm hiện nay vẫn có trình độ phát triển không đồng đều.
Sự khác biệt đó được thể hiện cả trên phương diện kinh tế lẫn trong đời sống văn
hóa tinh thần. Các tộc người khác nhau đều mang những đặc điểm tâm lí, thói
quen, cũng như các phong tục truyền thống không giống nhau. Những yếu tố đó
đã tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng của cộng đồng cư dân Tây Bắc.
1.2. Khái quát về văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc Thái có mặt ở Việt Nam từ
1000 năm trước, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc
máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian thường truyền câu ca “Xá ăn theo
lửa, Thái ăn theo nước”[3]. Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của
người Thái, lúa gạo là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Tuy nhiên
người Thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, lạc, vừng… và nhiều thứ cây
trồng khác. Trong từng gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, trồng
bông, nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng
của người Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ,
bền đẹp.
Trong trang phục truyền thống, nam giới mặc quần áo thổ cẩm màu chàm
xanh hoặc chàm đen, nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã chuyển sang mặc
âu phục là chủ yếu. Phụ nữ Thái hiện nay vẫn gắn bó với trang phục truyền
thống: áo cóm màu trắng, xanh hoặc đen bó sát thân với hàng khuy bạc trắng,
váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu. Cùng với váy, áo

phụ nữ Thái Đen còn có chiếc khăn Piêu thêu hoa văn bằng nhiều loại chỉ màu
rất sặc sỡ và đẹp. Đồ trang sức của phụ nữ chủ yếu là vòng bạc, xuyến bạc đeo ở
cổ và tay; hoa tai bằng bạc hoặc vàng.
Bản mường Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài chục
đến hơn trăm nóc nhà kề bên nhau, người Thái ở nhà sàn, kết cấu bằng gỗ, với
những hàng cột gỗ vuông hoặc tròn được kê đá, sàn cao, lợp lá cọ hoặc ngói.
Mỗi nhà tùy theo gia cảnh mà dựng 3 gian hoặc 5 gian. Người Thái Đen làm nhà
thường tạo mái hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng khau cút theo
phong tục xưa truyền lại. Trong hôn nhân gia đình, hiện vẫn còn duy trì tục ở rể,
5


vài năm sau, khi đôi vợ chồng có con mới về nhà chồng sinh sống rồi sau đó
tách hộ ra ở riêng.
Về thế giới tâm linh, người Thái có quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ
tiên. Do đời sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên có tục lấy nước đêm
giao thừa, lễ hội đón tiếng sấm năm mới và một số lễ hội cầu mùa khác. Đối với
người chết, họ quan niệm là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia vì vậy đám ma là
lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Người Thái có nhiều họ, mỗi họ có
những qui định kiêng kỵ khác nhau, chẳng hạn: họ Lò kiêng không ăn thịt chim
Táng Lò, họ Quàng kiêng con hổ…
Về văn học nghệ thuật, do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn
học dân gian như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số
luật lệ còn được lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên
giấy bản hoặc trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ
xon xao”, “Khun Lú, Nàng ửa”… Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là
khặp. Khặp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều
điệu múa như múa xòe, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên
sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Vào dịp lễ hội, hạn
khuống và ném còn là hai trò chơi mang nét đặc trưng văn hóa nổi tiếng của

người Thái.[3]
Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực.
Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của món nướng.
Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ.
Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối...
Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, tỏa mùi
thơm. Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương
vị đặc trưng. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thủy sản đều có thể nướng. Thịt
thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt
băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than
đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán. Món cá nướng hấp
dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay của ớt. Món “pỉnh tộp” cũng là cá nướng,
6


nhưng thường dùng cá to như chép, trôi, trắm... mổ lưng, để ráo nước, xoa một
lớp muối rang nổ; tẩm ớt tươi nướng, nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị,
cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống
rượu rất độc đáo. Sản phẩm cá được người Thái chế biến ra nhiều món ăn khác
nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ; món “pa
giảng” là cá hun khói.[13]
Do đặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có
khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót
rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp
từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của
đồng bào vùng cao.
Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với
các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon. Lên tỉnh Điện Biên, du khách sẽ
được thưởng thức món gà “đi bộ” - gà nuôi thả trên đồi, luộc lên chấm với gia
vị chéo rất ngon, không ngấy, uống với rượu Mông pê hoặc lẩu sơ rất thú vị.

Từ thịt, cá, người vùng cao còn có các món lạp, luộc, canh chua... với vị ngon
đặc trưng pháp đồ xôi cách thủy bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi,
mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm
đậy kín, ủ ấm
Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Người Thái có phương,
giữ cho cơm dẻo lâu. Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử dụng
vào dịp lễ, tết hay đãi khách. Với các chuyến du lịch, du khách có thể mang theo
ép khẩu xôi, vài khúc cơm lam để ăn dọc đường hoặc khi nghỉ ngơi tại các điểm
tham quan sẽ rất tiện lợi. Mùa nào thức nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật,
như: măng đắng, măng ngọt, rau cải ngồng, rau dớn... chấm với gia vị chéo, đậm
đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương thơm của rau làm biết bao du
khách phải ngẩn ngơ khi đã một lần nếm thử.
Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở
bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên

7


gái khó khăn quá. Cô gái Thái khi lấy chồng phải búi tóc (tẳng cẩu) với Thái
Đen còn Thái Trắng thì không búi tóc.
Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy,
đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".[13]
Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý
báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân
tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa. Người Thái sớm có chữ viết
nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá
cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khặp tày. Khặp là lối ngâm thơ hoặc
hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa
sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán
giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khác nhau.
Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo
cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới
và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu
Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản ngắn giống trang phục nam của
người Tày, Nùng, Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của
cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê
sữa, hay dập các ô vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê... Trong các ngày
lễ, tết, họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối
cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu,…
Trong tang lễ họ mặc áo xẻ nách màu chàm đầu quấn khăn, chân đi guốc.
Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.
Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái
Tây Bắc là Thái Trắng (Táy khao) và Thái Đen (Táy đăm)
Thái Trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm),
váy màu đen không trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc
tạo hình bướm, ve, ong... Cái khác xửa cóm Thái Đen là cổ áo hình chữ V. Thân
áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào
8


trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ.
Khi mặc xửa cóm và váy phụ nữ Thái còn tấm choàng ra ngoài được trang trí
nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên
dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo đầu
thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ở giữa thân có
tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn
trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng hay có chồng không có dấu hiệu
quy định nhận biết... Họ có loại nón rộng vành.
Thái Đen: Thường nhật, phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối

(chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái Trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là
"piêu" thêu hoa văn nhiều mô-tuýp trang trí mang phong cách từng mường. Váy là
loại giống phụ nữ Thái Trắng đã nói ở trên. Lối để tóc khi có chồng búi lên đỉnh đầu
gọi là "Tẳng cẩu", khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy, chưa chồng có
thể búi tóc nhưng không “Tẳng cẩu”. Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các
loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu có mô-tuýp hơn
Thái Trắng.
1.3. Khái quát về nhà sàn
Trải qua một quá trình hình thành lâu đời, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay
đã có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh muôn màu muôn
vẻ về văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Thái.
Thái là tên một dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ở nước ta,
người Thái tập trung cư trú ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và một phần
Hoàng Liên Sơn, ngoài ra còn sống ở miền Tây của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh.
Dân tộc Thái thuộc nhóm các dân tộc nói tiếng Tày Thái họ có mặt ở Việt
Nam từ rất lâu đời. Trong truyền thuyết dân gian về “Ải Lậc cậc”, người Thái cổ
có công sáng lập ra 4 cánh đồng lòng chảo lớn: Mường Thanh (Điện Biên),
Mường Lò (Yên Bái), Mường Tấc (Sơn La), Mường Than (Lai Châu) đã nói rõ
quá trình ra đời của dân tộc Thái.

9


Người Thái nói riêng và các dân tộc nói tiếng Tày Thái nói chung không
chỉ cư trú trên lãnh thổ nước ta mà còn cư trú đông đúc ở nhiều nước láng giềng
khác nhau trong khu vực như : Lào, Thái Lan, Trung Quốc… với tư cách là cư
dân bản địa của vùng này, người Thái đã có công lớn trong việc góp công sức
mình vào sự hình thành khu vực văn hóa dân tộc Đông Nam á, mà những thành
tựu được đúc kết là :

“Trồng lúa nước
Làm nhà sàn
Đúc trống đồng…”
Tây Bắc là mảnh đất “rừng vàng” của tổ quốc có thiên nhiên phong phú đa
dạng và giàu đẹp có trong lịch sử oai hùng với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu, có cộng đồng các dân tộc cần cù, sáng tạo với
nền văn hóa đa dạng như một bức tranh và mến khách. Tây Bắc là vùng đất của
hai bên sông Đà và sông Cả, phía đông là dải Hoàng Liên Sơn, phía tây có dãy
núi sông Mã. Giữa hai mạch núi là cả một cao nguyên rộng lớn, cao trung bình
từ 600 đến 1000 mét.[7]
Khí hậu Tây Bắc khắc nghiệt hàng năm có thể chia làm 3 mùa hanh, sương,
mưa. Mùa hanh từ tháng 10 đến tháng 1, mùa sương từ tháng 2 đến tháng 4, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Những điều kiên tự nhiên, địa hình đã ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động kinh tế và đời sống văn hóa của người Thái nói riêng và
các dân tộc khác nói chung.
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng
với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người
biết đến. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra còn có khoảng 20
dân tộc khác như H’Mông, Dao, Nùng, Hà Nhì, Phù Lá… Ai đã từng qua Tây
Bắc không thể nào quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ quần áo
thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc.
Ở đây người Thái sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Nghề trồng trọt
trên cạn (lúa, ngô, khoai, sắn…) chỉ đứng hàng thứ hai hái lượm, săn bắt có
nghĩa là rất thực tiễn và góp phần vào bữa ăn hàng ngày. Người Thái nổi tiếng
10


về những sản phẩm độc đáo, những tấm mặt “phà”, dệt hoa văn tinh vi, đặc sắc
và những hình trang trí phong phú, đa dạng sặc sỡ rất hài hòa, in lên đó những
hình ảnh tự nhiên mà con người đang hướng tới khai phá.

Là cư dân sinh sống lâu đời ở vùng Tây Bắc, người Thái đã cùng các dân
tộc khác sáng tạo ra nền văn hóa cổ truyền độc đáo.
“Ăn cơm nếp
Mặc sứa cóm
Ở nhà sàn”.
(Tục ngữ Thái).[7]
Nhà ở là một hiện tượng văn hóa vật chất. Nó tồn tại và phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Nhưng tất cả các hiện tượng khác là một hiện
tượng lịch sử, một phạm trù lịch sử, sự biến đổi của nhà ở thường được quy định
bởi các yếu tố: môi trường địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và tập quán
dân tộc. Các cư dân ở các làng thường làm nhà sàn để tránh được độ ẩm thấp lại
vừa thoáng mát. Cũng là nhà ở cùng tồn tài trong môi trường địa lý tự nhiên như
nhau, mỗi cư dân lại có cách làm nhà ở khác nhau.
Người Nùng, Tày làm nhà có kích thước chiều sâu về phía bên trong lớn
hơn chiều rộng ngang. Trong khi đó người Thái lại làm nhà có kích thước rộng
ngang kéo dài ngôi nhà về phía hai bên đầu hồi trong khi đó người Tày có thói
quen đạt bàn thờ ở ngay gian giữa nhà, người Nùng lại không như thế mà để ở
một góc sát vách trên của nhà.
Cuộc sống của gia đình về cơ bản có hai mặt vật chất và tinh thần. Ngôi nhà một công trình kiến trúc, vừa là chức năng, vừa thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
Ngôi nhà sàn của người Thái Tây Bắc được xây dựng bằng sự khéo léo của
đôi bàn tay, từ quan niệm về cái đẹp trong truyền thống thẩm mỹ của dân tộc, kĩ
thuật làm nhà còn thể hiện trình độ hiểu biết về môi trường sống.
Ngôi nhà sàn còn là nơi chứng kiến những cái mới của đời người: sinh đẻ,
cưới xin, ma chay. Đây là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt của mọi thành viên
trong gia đình suốt từ sáng sớm đến tối. Chính dưới mái nhà sàn, quanh bếp lửa

11


hồng, thế hệ ông cha đã truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm lao động

những quan hệ xã hội, con người cũng như tập quán dân tộc.
Ngôi nhà vừa là nơi học nghề vừa là xưởng thủ công. Ngôi nhà sàn vừa là
nơi bảo tồn, kế thừa, phát triển truyền thống văn hóa dân tộc.
Nói chung dân tộc Thái ở Việt Nam đều có truyền thống ở nhà sàn. Nhìn
tổng quát, nhà sàn người Thái ở khắp các vùng đều giống nhau về những nét cơ
bản. Song do hoàn cảnh địa lý khác nhau và do sự tiếp thu ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau về kiến trúc giữa các dân tộc anh em sống xen kẽ nên nhà sàn của người
Thái ở từng vùng có sự biến tấu khác nhau ở một số chi tiết kiến trúc.
Nhà sàn của người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam về đại thể có các loại
như: nhà cột chôn gọi là Hươn Phăng Đin, nhà cột kê gọi là Hươn Tó Ký, nhà
hai cột gọi là Hươn Tháng Khứ, nhà 4 hàng cột gọi là Hươn Khay Liêng hay
Hươn Hoa. Một lẽ dĩ nhiên là nhà càng ít hàng cột càng bé và ít gian, nhà càng
nhiều hàng cột càng to và nhiều gian. Tất cả bấy nhiên loại nhà, về kiến trúc
phần mái chỉ có hai kiểu: mái hồi cong và mái hồi thẳng. Nhà mái hồi cong gọi
là Hươn Tụp Cống, nhà mái hồi thẳng gọi là Hươn Tụp Lặt.
Loại nhà sàn cổ xưa nhất truyền lại là nhà cột chôn. Nhà cột chôn tuy bộ
khung đơn giản tốn ít cây que, nhưng lại khổ công về việc lấy cột, bởi chỉ có lõi
các loại gỗ thật tốt thì phần chôn đất mới không chống mục. Về sau những loại
gỗ tốt để lấy lõi đã cạn dần nên xuất hiện nhà cột kê. Làm nhà cột kê phải tốn
nhiều công sức, nhiều cây que để làm bộ khung mới đảm bảo sự vững chắc.
Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Thái ngoài thời gian lao động
trên nương ra tất cả đều diễn ra trong nếp nhà sàn như: ăn, ở, nấu, nằm, nướng,
rửa ráy, phơi phóng đến các nghề phụ như: làm các dụng cụ lao động, đan lát đồ
dùng…đều diễn ra tại sàn phụ. Các thứ đồ linh tinh chưa phải dùng ngay thường
ngày sẽ được cất để trên trần. Cối giã gạo và tiểu, đại gia súc các loại đều để
dưới gầm sàn. Xung quanh nhà có hàng rào bảo vệ.
Theo truyền thống gia đình người Thái, mỗi đứa con sau khi đã lấy vợ,
lấy chồng chưa được phép ra ở riêng ngay mà vẫn phải ở trong nhà bố mẹ một
thời gian khá dài mới được làm nhà riêng. Người Thái có tục ở rể lâu ngày, lấy
12



con của dân ở rể 8 năm, lấy con của tầng lớp quý tộc ở rể 12 năm. Bởi thế người
con gái sau khi lấy chồng vẫn cùng chồng con ở lại nhà bố mẹ của mình một
thời gian dài mới về nhà chồng. Con trai sau khi đã mãn hạn ở rể ai cũng phải
đón vợ con về ở chung với bố mẹ một thời gian mới được phép làm nhà riêng.
Do đó, dù muốn hay không, người chủ nhà nào cũng phải lo đủ nhà cho con cái
sum họp. Càng nhiều con cái càng cần có nhà lớn và rộng. Điều này xuất phát từ
quan niệm của cả dân tộc Thái về trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và
ngược lại trách nhiệm của con cái đối với bố mẹ. Nếu bố mẹ cô gái chịu để cho
con rể ở rể ít ngày mà sớm cho con gái về nhà chồng thì có nghĩa là họ tự rẻ
rúng con gái, không làm cho con gái mình đáng giá ở bên nhà chồng coi trọng
nàng dâu, nếu bố mẹ chàng trai không đón con trai và con dâu về sống trong nhà
mình một thời gian là thể hiện sự nghèo khó không đủ sức lo đón dâu về, không
biết vun vén hạnh phúc cho con, để mặc cho con cái tan tác. Về phía con cái:
nếu người con trai nào đã mãn hạn ở rể mà không đưa vợ con trở lại nhà bố mẹ
và nàng dâu nào không làm dâu một thời gian trong nhà bố mẹ chồng mà đòi ra
ở riêng ngay là người bất hiếu, bị thiên hạ chê bai. Xưa kia không hiếm trong
cùng một gia đình mà có đến 2, 3, 4 cặp vợ chồng con trai cùng chung sống hòa
thuận với bố mẹ. Sau khi bố mẹ khuất mặt các cặp vợ chồng anh em mới chia
tay nhau ra ở riêng. Song, dù anh em chung sống thương yêu hòa thuận đến mấy
đi chăng nữa khi đã không còn bố mẹ thì cũng buộc mỗi người phải có nhà
riêng. Ở đây ngoài trách nhiệm của người làm cha làm mẹ đối với con cái như
đã nói trên thì còn mang nặng ý nghĩa tâm linh nữa.
Về tâm linh: người Thái quan niệm vũ trụ có 3 tầng: tầng trời, tầng đất và
tầng dưới mặt đất. Tầng trời là tầng trên gọi Tê Đa, tầng đất là tầng giữa gọi
Chuông Cang và tầng dưới mặt đất Pựn Cỏng. Đồng thời họ cũng quan niệm
rằng có tổ chức xã hội ở cả 3 tầng. Trên trời là Mường Phạ hay Mường Bôn,
trên mặt đất gọi là Mường Lum hay Mường Chuông Cang, dưới mặt đất gọi là
Mường Cỏng hay Mường Taử. Do đấy ngôi nhà sàn của họ cũng có khái niệm 3

tầng: Pựn Lang, Hạn Cang, Tê Đa. Pựn Lang làm nền, Hạn Cang hay còn gọi là
Chuông Cang là sàn nhà,Tê Đa hay còn gọi là Thản Hạnh là trần. Con người
13


sinh sống ở Mường Chuông Cang, sau khi chết thì để xác xuống Mường Cỏng,
hồn vía biến thành kiếp ma lên sống vĩnh hằng ở trên Mường Trời. Ai đã tắt thở
tại ngôi nhà của mình - cũ hay mới, to hay nhỏ, giàu hay nghèo - thì kiếp ma
người đó ở Mường Trời cũng được sống vĩnh hằng trong ngôi nhà như thế.
Trường hợp người chưa có nhà riêng, mà chết tại nhà bố mẹ hay nhà của anh em
thì kiếp ma cũng vĩnh viễn không có nhà riêng, chỉ có sống nhờ như trước khi
chết. Đời người ai được làm chủ nhà thì kiếp ma mới thành chủ nhà. Bởi quan
niệm như trên nên mỗi cặp vợ chồng, khi quá tứ tuần trở đi ai cũng dồn sức dồn
của làm nếp nhà tương đối khang trang. Nếu bố mẹ thượng thọ mà nhà đã cũ nát
thì con trai phải lo làm nhà mới khang trang để khi bố mẹ “lên trời” sẽ được ở
vĩnh hằng trong ngôi nhà mới. Những người bị sa cơ lỡ nghiệp túng bấn, đời đã
già vẫn không lo nổi nếp nhà thì buồn tủi vô cùng.
Trong nếp nhà sàn cổ của người Thái chứa đựng bao điều đáng được tôn
trọng, chẳng hạn về kiến trúc, tâm lý, tình cản, phong tục, tập quán, nề nếp, sinh
hoạt tốt đẹp thường ngày cũng như ý niệm về tôn giáo của người Thái cổ…
Ngày nay nó đang được nhanh chóng biến tấu các nét kiến trúc tạo hình và
mất đi một số nội dung chứa đựng trong nếp nhà sàn để phù hợp với sự biến
chuyển nhanh chóng của xã hội. Vì thế nhà sàn cổ của người Thái cần được
nghiên cứu, khảo tả, bảo tồn.
Điều bình thường trong cuộc sống là ai càng nghèo khó và neo đơn thì
nhà càng nhỏ bé và sơ sài, ai có được cuộc sống tương đối thì nhà cửa tương đối,
ai càng giàu sang và quyền lực càng cao thì nhà cửa càng khang trang, cao lớn.
Song nếp nhà bình thường phổ biến nhất trong dân tộc Thái là nếp nhà 3 gian, 2
hàng cột chôn.
Do đó, ở bài viết nay chúng tôi xin nói về nếp nhà sàn của người Thái ở

vùng Tây Bắc Việt Nam chủ yếu là ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình.
Chúng tôi tập chung chủ yếu vào cách thiết kế nhà sàn.

14


CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA NHÀ SÀN THÁI TÂY BẮC VIỆT NAM
2.1 Cách thiết kế nhà sàn
2.2.1. Nguyên liệu làm nhà sàn
Công việc đầu tiên của việc làm nhà sàn là chuẩn bị nguyên liệu. Sinh ra ở
vùng rừng núi Tây Bắc, nhà tự nó “may sắm” toàn những thứ mà thiên nhiên
phú cho như : gỗ, tre, nứa, lá…Việc chuẩn bị có thể kéo dài vài ba năm, có khi
dăm bảy năm trước khi dựng nhà. Còn tre, nứa, lá cùng lắm là chuẩn bị trước
một mùa.
Rừng Tây Bắc có lắm gỗ quý. Từ cây rừng đến cây làm nhà là cả một quá
trình chọn lọc, ở đây vừa thể hiện tập quán kinh nghiệm dân gian được tích luỹ
lâu đời từ các thế hệ đi trước, lại vừa thể hiện trình độ nhận thức của con người
về thiên nhiên, khí hậu, thế giới thực vật. Người Thái thường đi rừng chặt cây
làm nhà vào mùa khô. Mùa khô người nông dân ít việc đồng áng, nhưng mùa
khô cũng là mùa mà giới thực vật nhiệt đới có quá trình sinh trưởng và phát
triển chậm, lượng nước trong cây ít. Chặt cây vào mùa này tránh đươc viêc gỗ
mọt đến mức tối đa.
Khi chọn cây làm nhà, người Thái thường chọn loại cây to thẳng có lõi
cứng, chắc, không mọt như “mạy lỷ”, “may kén”, “mạy hái”, “mạy phát xả”, “
mạy thồ lồ”. Tuy nhiên ở đây có nhiều kiêng kị nhất định, đó là trường hợp đồng
bào không dùng cây tự chết khô, cây đổ và cây bị sét đánh để làm nhà. Họ quan
niệm rằng, những cây như vậy đã mang số phận không may, không còn hồn,
không còn sự sống. Dùng những cây đó làm nhà chả khác gì rước cái rủi vào
nhà. Thực ra cây tự chết, tự đổ là do bản thân nó đã có bệnh, độ bền kém nên

mới tự chết tự đổ. Người Thái kiêng dùng một số cây sau để làm nhà như : “cò
giang mạy” (cây sơn) - cây này thường gây ra ngứa và một số người khi chạm phải
bị mẩn ngứa, nổi mề đay, “cò chả ớt” - loại cây lá to, dày có nhựa trắng, nhựa dính
vào người thì sộp, khó chữa, “ mạy khẻ” - cây to, lá nhỏ dài. Họ quan niệm dân
gian lấy cây này về làm nhà sẽ bị sét đánh (nhưng lại không có lấy một ý kiến lý

15


giải đúng đắn về việc không lấy “mạy khẻ” làm nhà). Phải chăng điều này có liên
quan đến những kiêng kỵ thuộc về tín ngưỡng của đồng bào. [12]
Làm nhà sàn tốn gỗ bởi vì nhà sàn năm giam phải có sáu vỉ cột. Mỗi vỉ cột
có ít nhất bốn cột: hai cột chân đỡ mái, hai cột giữa chỉ làm nhiệm vụ đỡ sàn chứ
không nhô lên giữa sàn nhà. Mỗi chiếc cột lại có ít nhất là bốn lỗ đục để lắp hai
xà ngang và hai xà dọc. Ở đỉnh mỗi cột quận lại phải lắp thêm quá giang dài,
nhưng nó không đỡ mái mà chỉ làm nhiệm vụ giữa hai cột cuộn công ngãng ra
và đỡ đầu dưới của kèo ngang ngay sát đỉnh cột quận. Điều quan trọng nữa là
quá giang là mốc để phân chia các gian ngủ trong nhà. Gỗ còn được dùng để làm
“xính dua” (kèo) đỡ cho toàn bộ mái nhà, làm kèo và mi ở hai mái đầu hồi, làm
đòn tay bên chán, quản, làm cầu thang lên xuống nhà, làm cột chán…
Tre nứa ngút ngàn miền Tây cũng được đồng bào sử dụng rộng rãi với khối
lượng lớn để làm đòn tay, sui, mè, lát sàn, thừng phên, xung quanh ngôi nhà là
lan can ở quản ở chán .“Nhà gianh tốn lạt” câu tục ngữ này cũng được phản ánh
ở nhà sàn Thái. Các loại cây, dây chằng, người Thái thường dùng là “tó may
hang” (lạt giang), “vai” (dây mây), “bún” (soong) và một số vỏ cây như “năng
hu”, “năng cháu”. Tất cả những thứ này đều sẵn có trong thiên nhiên, họ chỉ
việc đi lấy về bảo quản khô trên gác bếp, khi dùng đem đi ngâm nước cho mềm,
dẻo, dễ buộc.
Cỏ gianh là thứ nguyên liệu cổ truyền dùng lợp nhà của người dân miền
núi. Trước đây, cỏ gianh mọc tự nhiên nhiều, khi cần đồng bào lên núi cắt gianh

phơi khô mang về lập nhà. Dẫu sau này, cỏ gianh ít mọc, mọc thưa, cằn đi nên
người ta đi tìm cách tạo ra cho bằng được những bãi gianh xanh tốt để lấy gianh
làm nhà.[8]
Theo kinh nghiệm dân gian, vào những ngày cuối của mùa đông, đầu mùa
xuân người ta phát những bãi cỏ gianh mọc thưa và phơi gianh khô, sau đó đốt
cháy toàn bộ. Sau khi đốt như vậy, cỏ gianh mọc lên sẽ đều và tốt hơn. Người
nào phát ra và đốt bãi gianh nào sẽ làm chủ bãi gianh đó. Để làm nhà mới, có
khi phải chuẩn bị mấy bãi gianh liền. Nhưng người sửa chữa nhà cũng phải
chuẩn bị gianh theo cách này. Do vậy, hàng năm vào mùa xuân ở vùng Tây Bắc
16


thường có nhiều đám cháy do nhân dân đốt bãi gianh và đốt nương. Từ những
đám cháy này có thể đem đến những hậu quả cháy rừng rất nghiêm trọng.
2.2.2. Cách làm nhà sàn
Sau khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, công việc dựng nhà bắt đầu, đầu
tiên người ta dựng “xau hẹ”(cột cái), tiếp đó là dựng “xau chảu xửa” (cột chủ
nhà) ở mái trên của nhà. “Xau chảu xửa” do chủ nhà và những người đến giúp
dựng, “Xau chảu xửa” là nơi trú ngụ linh hồn của chủ nhà - người đứng đầu gia
đình phụ quyền, người bố trong gia đình. Theo tập quán, “xau chau xửa” nhất
thiết phải dựng sau “xau hẹ”. Ngoài ra không có nghi thức gì đặc biệt, “xau hẹ”
(cột cái) đỡ lấy “pay hớ mẹ” (mái cái) - mái dưới. Đối diện với “xau hẹ” là “xau
chảu xửa” (cột chủ nhà) đỡ lấy “pai hớn po” (mái đực) - mái trên. Mối tương
quan này phải chăng phản ánh mối quan hệ vợ chồng trong gia đình, xã hội của
người Thái là bền vững và sâu sắc.[12]
Tiếp theo cột cái (xau hẹ) và cột chủ nhà (xau chảu xửa) đông bào dựng
tiếp cột thứ ba “xau hoong” , “xau hoong” tượng trưng cho tổ tiên, là nơi trú ngụ
của tổ tiên - “phí hớn” (ma nhà).
Dựng xong ba cột trên, người ta dựng các cột khác và lắp xà ngang, xà
dọc và làm mái.

Nhà sàn Thái có bốn mái. Hai mái to chạy dọc theo chiều dài của nhà, hai
mái nhỏ che hai chái trà, ở mỗi vùng khác nhau, có sự khác nhau ở hai mái nhỏ,
ở vùng Sơn La, hai mái nhỏ chủ yếu có hình cánh quạt cong. Còn ở Lai Châu,
ngoài loại trên còn có loại hai mái nhỏ có hình quạt thẳng.
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu, nhà sàn truyền thống là loại nhà sàn có
hai mái phẳng hình chữ nhật, mái nhỏ cong hình cánh quạt, úp che hai phía đầu
hồi. Trông toàn bộ mái nhà từ bên ngoài có hình dáng giống như mai con rùa
hoặc một chiếc thuyền úp. Bên trong mái nhà rất thoáng, cao, một khoảng không
gian rộng lại được bếp lửa sưởi ấm suốt ngày cho nên trong nhà giữ được không
khí ấm áp thơm mùi khói bếp khác hẳn môi trường bên ngoài. Nhà sàn đẹp một
phần quan trọng thể hiện cái mái.
Tục ngữ Thái có câu :
17


“Khau cút tẻm lái bua
Xính dua têm lái én
Nhả ca vén tin con”
Nghĩa là :
“Khau cút hình hoa sen
Kèo chính hình đuôi én
Mái gianh xén cho bằng”
Do mái nhà sàn có hình thù khá đặc biệt (hình mai rùa, hình thuyền úp)
nên khi tìm hiểu chúng tôi thấy có những truyền thuyết liên quan gắn liền với
lao động phát triển của nó .
Trong nhà sàn Thái, người ta lưu ý đến cửa sổ (tổ chang). Nhà sàn nào
cũng có cửa sổ, số lượng cửa sổ có thể khác nhau do số gian ít nhiều khác nhau.
Cửa sổ chỉ có chính giữa và phía trước (phía trái dưới nhà), không bao giờ
mở cửa sổ ở phía sau (phía trên nh). Mỗi gian, nếu mở, thì chỉ mở một cửa sổ.
Tống số cửa sổ của nhà thường là số lẻ, để cộng lại với hai cửa chính luôn số lẻ,

theo tập quán dân tộc. Cửa sổ nhà sàn có hai cách đóng mở. Người Thái có tập
quán làm cửa sổ sát sàn nhà, rộng khoảng 60cm, cao hơn một mét. Từ sàn nhà
lên khoảng 60cm, cao hơn một mét. Từ sàn nhà lên khoảng 60cm còn có chấn
xong, phần trên để trống. Trẻ em mới biết đi đứng bám vào cửa sổ nhìn ra bên
ngoài, không sợ ngã.[12]
Như đã trình bày ở trên, nhà sàn Thái là lâu đài gỗ, tre, nứa, lá. Mọi thứ
nguyên liệu làm nhà đều là sản phẩm của địa phương, do thiên nhiên “sắm” cho.
Công cụ để làm nhà là những công cụ quen thuộc, mà chúng ta vẫn gặp ở
các dân tộc, các vùng khác nhau. Đó là những chiếc cưa to, nhỏ các loại, các
kiểu đục với nhiều loại cỡ khác nhau, những chiếc rìu và những con dao lao
động hàng ngày.
2.2. Giá trị sử dụng của nhà sàn Thái Tây Bắc
2.2.1. Nhà sàn nơi ăn chốn ở
“Kìn mị li non mi bón”
(Ăn có nơi ngủ có chốn)
18


Nhà sàn có hai cửa đi lại. Hai cửa được mở ở chính giữa hai đầu hồi, hai cửa
đi lại này có hai tên gọi khác nhau: cửa “Chan” và cửa “Quản”. Cửa “Chan” là cửa
mở từ trong nhà ra phía “Chan”. Cửa “Quản” là cửa mở từ phía “Quản”. [8]
Việc đi lại qua hai cửa này có những quy ước nhất định và chặt chẽ. Đối
với chủ nhà: Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ đều được đi lại tự do qua các
cửa nhưng trên thực tế việc bố trí để công cụ sản xuất ở ngoài “Chan” như cuốc,
dao, gậy chọc lỗ… và phía bên trong nhà là những đồ vật như: xoong, nồi, bát…
nên việc đi lại chủ yếu là ở bên “Chan”. Cửa phía “Quản” chỉ đi lại khi vội vàng,
khi đi chơi. Ban đêm cửa phía “Chan” được đóng kín và cài then chặt ở bên
trong còn cửa phía “Quản” chỉ được khép lại do vậy vào buổi đêm chủ nhà đi
săn hay những chàng trai đi chơi khuya thường phải đi lại bằng cửa này về muộn
không làm phiền người nhà đã đi ngủ.

Các chàng trai người Thái thường đi tìm hiểu những cô gái vào buổi đêm
sau khi mọi người đã đi ngủ. Họ đến nhà gái lên “Chan” và lấy sáo ra thổi ba bài
gọi người yêu, hết bài thứ ba nếu đồng ý cô gái sẽ mở cửa ra tiếp. Nếu không
chàng trai sẽ xuống “Chan” lấy sào chọc vào chỗ cô gái ngủ làm cho cô gái
không ngủ được buộc phải ra tiếp dù cô gái có thích hay không. Hoặc có thể vào
những đêm mùa đông đôi trai gái tỏ tình bên bếp lửa say xưa đến một, hai giờ
đêm khi chàng trai chia tay cô gái trở về nhà mình lúc đó mọi người nhà đã ngủ
hết chàng trai phải đi ra từ phía “Quản” không làm ảnh hưởng đến những người
đang ngủ. Hay những người đi săn về khuya cũng vậy.
Đối với khách nhất là khách lạ việc đi lại qua cửa này có những quy ước
nhất định. Khách biết tuân thủ nghiêm túc đi lại gây cho chủ nhà và dân làng có
ấn tượng tốt một tình cảm trân trọng. Theo tập quán khách là nữ chỉ nên đi lên
thang phía “Chan” và chỉ đi vào nhà bằng cửa này. Còn với khách là nam thì
thường đi phía “Quản” đôi khi có người có thể vi phạm những quy ước này đó là
do người khách không hề biết chút ít gì về dân tộc Thái.[8]
Trên bức tường phía “Chan” ngay trước cửa là những dấu hiệu kiêng kị,
cấm người lạ vào nhà hoặc những dấu hiệu mang ý nghĩa “bảo vệ”. Khi trong
nhà có những việc hệ trọng như phụ nữ sinh con nhỏ hoặc có đám cúng đuổi ma
19


đồng bào thường cắm cành lá xanh trên vách khi đó người lạ, người không có
việc thì không được vào. Dấu hiệu sinh con trai là một khúc gỗ cháy dở cắm ở
bức phên ngay cạnh cửa ra vào để ngăn ngừa các loại ma quỷ làm hại đồng bào
hoặc dùng lưới đánh cá treo vắt ngang cửa nó tượng trưng cho sự bủa vây bắt
các loại ma quỷ muốn làm hại và ma quỷ nhìn vào đó mà sợ.
Hai cửa “Chan” và “Quản” chia nhà ra làm hai nửa bằng nhau nửa trên
và nửa dưới việc này không do hướng nhà quy định mà phụ thuộc vào phía bắc
cầu thang lên “Chan” và lên “Quản”. Nửa trên và nửa dưới không có gì ngăn
cách danh giới chỉ là ước lệ nhưng người trong nhà ai cũng phải tuân thủ. Theo

phong tục của đồng bào Thái nửa trên của nhà giành làm chỗ thờ cúng tổ tiên và
chỗ ngủ của mọi thành viên trong gia đình. Khách không bao giờ được đi lại qua
cửa này. Gian thứ nhất là gian để thờ như vậy có thể thấy sự gần gũi trong sự
trân trọng rất giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc, gian này thường trống trải
không có đồ đạc và được chủ nhà thường xuyên quét dọn rất chu đáo khi có việc
làm lễ thì có chủ nhà được vào tiến hành nghi lễ khách lạ tuyệt nhiên không
được vào gian này. Tiếp theo là gian thứ hai là gian ngủ liên tiếp của các thành
viên trong gia đình gọi là các gian ngủ nhưng hoàn toàn không có thưng phên
vách ngăn cách mà là căn cứ vào hàng cột nhà và xà ngang phía trên nhà. Cách
xếp đó theo thứ tự bố mẹ, con trai, con gái, các cháu…sắp xếp theo thứ tự từ lớn
xuống nhỏ dần.
Từ chỗ ngủ cuối cùng của toàn thể gia đình đến sát vạch phía “Chan”
thường có một gian trống đó là nơi để khung cửi và các công cụ phục vụ cho
việc làm vải như xa kéo sợi, chiếc cán bông những thứ này treo trên vách hoặc
để ngay cạnh vách. Thường nhà có bao nhiêu phụ nữ trên vách thường có bằng
ấy xe kéo sợi không ít hơn. Thông thường từ 6 tuổi trẻ em bắt đầu đi học cũng
trừng ấy tuổi các em gái Thái đã được các chị các mẹ dạy cho cách quay xa, kéo
sợi và dệt vải.
Mỗi gian ngủ như vậy được mắc một màn bằng vải phin nhuộm đen hoặc
màu chàm, màn to bằng cả gian nhà, ban đêm khi đi ngủ màn buông xuống ta

20


hình dung mỗi buồng là một buồng riêng biệt còn ban ngày màn được vắt lên
không gian trong nhà như rộng rãi và thoáng mát.
Theo tục lệ của người Thái khi đi ngủ phải cho đầu “Chạm” vào vách
hoặc tường nó được coi như điểm tựa những lúc mệt mỏi cần nghỉ ngơi để phục
hồi lại sức khỏe chỗ dựa giấc ngủ của ban đêm. Ngoài ra người Thái cũng không
bao giờ ngủ dưới xà ngang là nơi tiếp giáp hai màn, dưới xà ngang, xà giữa nhà

đó là nơi của những người có giấc ngủ ngàn thu, đồng bào thái quen ngủ đệm
ban ngày đệm và chăn bông được cuốn lên và đặt sát vách đầu ngủ.
Nửa dưới của nhà cũng được quy định rõ ràng về nơi để bếp, chỗ tiếp
khách nơi sinh hoạt ăn uống của gia đình nơi quay tơ kéo sợi… đi từ phía
“Chan”vào nhà gian đầu tiên là bếp. Hàng ngày bếp này dành để làm những việc
phụ, khi trong nhà có cưới xin lễ tết… cần nấu nướng nhiều người ta cũng tiến
hành nấu nướng ở cả bếp này. Trường hợp nhà có người sinh con nhỏ theo tục lệ
người mẹ phải nằm cạnh bếp để sưởi lưng khoảng 5 ngày đêm liên tục. Bếp
được quy định cho người trong thời kỳ sinh đẻ là bếp này.
Bếp thứ 2 thường được đặt ở gian giáp với gian ngủ của chủ nhà - gian có
“Xàu hẹ”. Đây là bếp để đồ cơm nếp và nấu nướng thức ăn hàng ngày. Theo
thường lệ nam giới được mời bên phía “Quản”, khách nữ - ngồi cạnh phía
“Chan”. Còn chủ nhà rất khiêm tốn ngồi ở bên giáp giới giữa nửa trên và nửa
dưới của nhà - nơi chủ nhà ngủ. Hàng ngày quanh bếp là nơi sinh hoạt, nghỉ
ngơi chủ yếu của gia đình. Bếp và quanh bếp là điểm hội tụ của sinh hoạt văn
hóa gia đình. Ở đây, trong lúc thảnh thơi quanh bếp lửa bố mẹ truyền lại cho con
cái những phong tục, tập quán đến quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, những vấn
đề thuộc về đạo đức, tôn giáo, những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt
và hái lượm.Tối nào cũng vậy, khi cơm nước xong và trước khi đi ngủ, phụ nữ
cả nhà ngồi quanh bếp này(chủ yếu là bên “Chan”) để kéo sợi. Các em gái nhỏ
từ 7 - 8 tuổi trở lên tuy còn rất non nớt nhưng đã biết kéo sợi thành thạo, có xa
riêng và có nhiệm vụ cán bông, kéo sợi, dệt vải, khâu áo, thêu…như một người
lớn. Cứ chiều tối đến, khi màn đêm dịu dàng buông xuống, kèm theo bầu không
khí lành lạnh, tĩnh mịch, nhẹ nhàng, thích hợp với nhu cầu nghỉ ngơi sau một
21


ngày lao động mệt nhọc, quanh bếp lửa hồng nhà sàn Thái nổi lên tiếng nhạc
quay xa kéo sợi rất tình tứ, thú vị hòa hợp với tâm hồn của những cô gái Thái
trong trắng xinh đẹp đang mộng mơ cuộc sống tình yêu, hạnh phúc.

Gần bếp, phía giáp với gian ngủ của chủ nhà có “Xàu hẹ” (cột cái). Sát
“Xàu hẹ” là nơi đặt cái ninh. Cái ninh chỉ đặt ở đó. Cái ninh là đồ dùng để đồ
cơm nếp cho nên nó là vật tượng trưng cho cuộc sống ấm no, đầy đủ. Việc đặt
cái ninh ở gần “Xàu hẹ” là thể hiện ước mơ cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
Giữa hai bếp có một khoảng không gian rộng dành cho sinh hoạt ăn uống
trong gia đình. Nhà càng nhiều gian khoảng này càng rộng. Hàng ngày việc chuẩn
bị gạo nếp đồ xôi, rau để luộc, thịt cá để nấu, nướng…được diễn ra ở đây. Khi gạo
nếp đã đồ thành xôi, rau đã luộc, thịt cá đã nấu chín, cũng được đưa sang phía này
để bầy lên mâm. Nửa dưới này của nhà cũng có quy ước phía trên, phía dưới. Phía
trên là phía giáp vách, còn phía dưới là phía giáp với giữa nhà. Khi mâm được bày
ra, cả nhà bắt đầu ngồi vào vị trí của mình. Ông bố và bà mẹ ngồi phía trên, đầu
gần bếp ăn. Nếu chủ và khách ngồi cùng một mâm mà không đủ chỗ, đồng bào bày
mâm dài, người ngồi ăn ngồi đối diện nhau mâm bày theo chiều dài của nhà. Trong
lúc này chỗ ngồi của khách vẫn ở phía trên, nhưng phải là ở giữa mâm, còn ông
chủ tiếp khách ở đối diện với khách ở phía dưới, những người nhà khác ngồi dồn
về đầu mâm gần bếp, khách còn lại ngồi ở đầu mâm gần “Chan”
Trong ngôi nhà còn có khoảng sàn trống từ bếp đén vách đầu bên “Quản”.
Thông thường ngay sát bếp là nơi tiếp khách. Ở đây thường đặt bộ ấm chén
uống nước và ống điếu cày cổ truyền. Khách đến chủ nhà thường mời vào tiếp
khách ở khu vực này. Tiếp theo cho đến sát vách là chỗ ngủ của khách. Bình
thường khi nhà không có khách chỗ này để trống. Chăn đệm dành cho khách để
ở sát vách nửa trên của nhà - tức là đầu chỗ ngủ của người trong gia đình. Khi có
khách ngủ lại, hộ lấy chăn đệm ra cho khách dùng. Đồng bào Thái rất mến
khách, khách đến nhà được tiếp đón chu đáo, cho ăn và ngủ như chủ nhà. Khi đi
ngủ, cứ mỗi khách được dùng một chăn, một đệm, một gối. Khách ngủ quay đầu
về phía vách dưới. Chỗ ngủ của khách thường không có màu. Đặt bếp củi đun ở
trong nhà suốt ngày, nên trong nhà đồng bào có ít muỗi. Hết đêm ngủ, sáng dậy,
22



×