Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích những chủ trương của đảng để làm rõ quá trình đảng giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến trong những năm 1930 – 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.33 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài 1:
Phân tích những chủ trương của Đảng để làm rõ quá trình Đảng
giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống Đế quốc và Phong
kiến trong những năm 1930 – 1945.
GVHD:

Đào Thị Bích Hồng

Nhóm 19.
Họ và tên
Đặng Trung Hiếu
Võ Thị Thanh Huyền
Lê Văn Hải
Nguyễn Đức Mạnh
Dương Ngọc Trọng Phú
Phan Linh Phụng

MSSV
41201068
71301565
21201659
81302305
81302973
61202836


Năm học: 2016 - 2017


Mục lục
I. Giai đoạn 1930 – 1945 ...................................................................................................... 3
1.1. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2/1930 ............................................. 3
1.2. Luận cương chính trị tháng 10/1930 ......................................................................... 4
1.3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất tháng 3/1935 ............................................... 4
II. Giai đoạn 1936 – 1939 ..................................................................................................... 6
2.1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh tháng 7/1936 .............................. 6
2.2. Chung quanh vấn đề chính sách mới tháng 10/1936 ................................................. 6
2.3. Tiểu kết ...................................................................................................................... 7
2.4. Nhận xét ..................................................................................................................... 9
III. Giai đoạn 1939 – 1945 ................................................................................................. 11
3.1. Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng tháng 11/1939 .................................... 11
3.2. Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng tháng 11/1940 .................................... 11
3.3. Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng tháng 5/1941 ...................................... 12
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 14

2


I. Giai đoạn 1930 – 1945
1.1. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2/1930
 Nhiệm vụ cách mạng:
-

Nhiệm vụ chiến lược: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
tới xã hội cộng sản’’.


-

Nhiệm vụ cụ thể: Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp làm cho nước
Việt Nam hoàn toàn độc lập, xóa bỏ phong kiến lập chính phủ công nông binh.
Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn và ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bè lũ tay sai, không tịch thu ruộng đất của phong kiến.

 Lực lượng cách mạng: toàn thể dân tộc.
-

Tập hợp dại bộ phận dân cày và thợ thuyền, dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa
cách mạng.

-

Hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,... kéo
họ về phe vô sản giai cấp.

-

Phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng
thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập.

 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Chỉ trong nội bộ Việt Nam, và cho rằng mỗi
quốc gia trong Đông Dương phải có Đảng lãnh đạo riêng và có quyền tự quyết cho
mình.
 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch
sử, phù hợp với nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân, đường lối
đúng đắn, xác định chính xác mâu thuẫn cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ, và xác
định đúng vai trò của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ yêu nước giúp tổng hợp

được sức mạnh của toàn dân tộc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, làm cho
Đảng nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và phát động được
một phong trào cách mạng rộng lớn ngay từ đầu năm 1930.

3


1.2. Luận cương chính trị tháng 10/1930
 Nhiệm vụ cách mạng:
-

Nhiệm vụ chiến lược: Lúc đầu cách mạng Đông Dương là “CM tư sản dân
quyền’’ có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi CM tư sản dân quyền thắng lợi
sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kì tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường
XHCN.

-

Nhiệm vụ cụ thể: đánh đổ phong kiến => thực hành CM ruộng đất triệt để, đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp => làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai
nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau. Vấn đề thổ địa là cái cốt của CM tư
sản dân quyền.

 Lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực vừa là giai cấp lãnh đạo
cách mạng.
 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Toàn Đông Dương.
 Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản về chiến lược của cách
mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu ra theo tinh thần của Quốc tế cộng
sản tuy nhiên không phù hợp với thực trạng trong xã hội Đông Dương lúc bấy giờ.
 Hạn chế của luận cương:

-

Luận cương chưa vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với Thực dân Pháp và bọn tay sai, chứ không phải là mâu thuẫn giai
cấp giữa nông dân với địa chủ, công nhân với tư sản.

-

Chưa đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

-

Đánh giá thấp vai trò cách mạng của tư sản, tiểu tư sản và địa chủ yêu nước; quá
đề cao vai trò của công nhân và nông dân.

1.3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất tháng 3/1935
 Nhiệm vụ cách mạng:
-

Củng cố và phát triển Đảng: Phát triển Đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm
mỏ, đường giao thông quan trọng; đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng
đã trải qua thử thách vào Đảng. Phải chăm lo tăng cường các Đảng viên ưu tú
xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Các Đảng bộ cần
4


tăng cường phê bình và tự phê bình đấu tranh trên cả hai mặt chống “tả” khuynh
và “hữu” khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng.
-


Tranh thủ quần chúng rộng rãi: bênh vực quyền lợi của quần chúng, củng cố và
phát triển các tổ chức quần chúng.

-

Chống chiến tranh đế quốc: vạch trần luận điệu “hoà bình” giả dối của bọn đế
quốc, giải thích cho quần chúng thấy rõ chiến tranh đế quốc đã bắt đầu.

 Lực lượng cách mạng: “ thâu phục quảng đại quần chúng”, đưa nông dân lao động
và trí thức cách mạng đã trải qua thử thách vào Đảng, tăng cường các Đảng viên ưu
tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, tranh thủ sự ủng hộ
tán thành của quần chúng nhân dân.
 Thành công của đại hội đã khẳng định phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức
Đảng đã được khôi phục, mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Đông
Dương.
 Nhận xét: Tuy đã khôi phục được tổ chức Đảng nhưng đường lối vẫn còn theo tinh
thần của luận cương chính trị, không đưa giai cấp tiểu tư sản, tư sản và địa chủ yêu
nước vào lực lượng của cách mạng.

5


II. Giai đoạn 1936 – 1939
2.1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh tháng 7/1936
 Bối cảnh lịch sử tác động:
-

Tình hình thế giới:
o Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm mâu thuẫn nội tại CNTB càng gay
gắt.

o Phát xít đang thắng thế ở một số nơi, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
o Đại hội VII quốc tế cộng sản diễn ra ở Liên Xô.
o Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách có lợi cho
thuộc địa.

-

Tình hình trong nước:
o Tư sản, địa chủ trung và nhỏ bị ảnh hường sâu sắc bởi khủng hoảng.
o Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức bóc lột, bóp nghẹt
mọi quyền tự do, dân chủ.

 Đảng Cộng Sản Đông Dương đã họp các hội nghị từ 7/1936, đưa ra Chủ trương
đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh.
 Nội dung chủ trương:
-

Kẻ thù cách mạng: Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng.

-

Nhiệm vụ trước mắt: Chống phát xít, chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động,
“đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.

-

Xét thấy chưa tới trình độ đánh đổ trực tiếp đế quốc Pháp, lập chính quyền công
nông hay giải quyết vấn đề điền địa.

-


Cần lập mặt trận nhân dân thống nhất, Mặt trận nhân dân phản đế ra đời, bao
gồm các giai cấp, dân tộc, Đảng phái, đoàn thể, tôn giáo khác nhau…với liên
minh công-nông là nòng cốt. Sau đổi tên Mặt trận dân chủ Đông Dương.

2.2. Chung quanh vấn đề chính sách mới tháng 10/1936
Quan điểm mới:

6


-

“ Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng
điền địa”. Do đó, tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền
địa.

-

Vấn đề điền địa và phản đế cần liên tục giải quyết để tăng thêm lực lượng chống
đế quốc.

-

Nếu đấu tranh phát triển điền địa mà ngăn trở đấu tranh phản đế thì tập trung lực
lượng vào địch nhân chính là đế quốc, đánh cho được toàn thắng.

-

3/1939 “Tuyên ngôn cùa Đảng Cộng sản Đông Dương” nêu rõ chính phủ Pháp

đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh, các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành
động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến
tranh đế quốc.

2.3. Tiểu kết
 Nhiệm vụ giai đoạn và nhiệm vụ cụ thể:
-

Nhiệm vụ giai đoạn: “Cách mạng tư sản dân quyền – phản đế và điền địa – lập
chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết để dự bị điều kiện đi tới
cách mạng Xã hội Chủ nghĩa”.

-

Nhiệm vụ cụ thể:
o Đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và
hòa bình.
o Lập mặt trận nhân dân rộng rãi, đoàn kết dân tộc chống đế quốc.
o Đề ra những hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm
hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị
cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do.

 Lực lượng cách mạng:
-

Các giai cấp, dân tộc, Đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau.

-


Nòng cốt là liên minh công - nông.

-

Các giai cấp kể cả tư sản thương nghiệp, công nghiệp,tiểu tư sản thủ công
nghiệp, trí thức, trung và tiểu địa chủ.
7


 Nói chung là mọi tầng lớp trừ phản động thuộc địa, tư sản mại bản và đại địa chủ tay
sai thân Pháp.

8


 Phạm vi vấn đề giải quyết dân tộc:
-

Trong nước là chủ yếu.

-

Ngoài ra, đoàn kết cùng phong trào dân chủ Đông Dương chống phản động
thuộc địa. Có sự liên hệ với phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới.

2.4. Nhận xét
-

Chủ trương 7/1936 Đảng đề ra trong giai đoạn này là phù hợp, vì:
o Phù hợp với yêu cầu chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh lúc bấy giờ.

o Dưới sự bóc lột, bóp nghẹt tự do, chính sách khủng bố của bọn cầm
quyền phản động Đông Dương, mọi nhân dân tầng lớp đều có nguyện
vọng được đòi quyền sống tự do, dân chủ cơm áo và hòa bình.
 Nhờ vậy mà thu hút, tập hợp lực lượng các tầng lớp ít nhiều có mâu thuẫn
với thực dân và tư bản độc quyền Pháp.

-

So với Luận cương chính trị 10/1930 thì chung quanh vấn đề chiến sách mới
10/1936 đã có những quan điểm đúng đắn.
o Nếu như Luận cương chính trị có những tư tưởng máy móc, giáo điều
không cho tầng lớp tư sản , tiểu tư sản, địa chủ, tiểu tư sản trí thức là lực
lượng cách mạng, chỉ có vô sản, dân cày, phần tử lao khổ mới tham gia
cách mạng.
o Chiến sách mới liên minh các tầng lớp, không chia giai cấp, Đảng phái,
dù là tư sản hay công-nông, trí thức hay địa chủ. đoàn kết nhân dân rộng
rãi bằng mặt trận dân chủ thống nhất. Chủ trương này đúng với tinh thần
Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
 Mở rộng được lực lượng cách mạng quần chúng, tạo ra cuộc vận động sâu
rộng, tạo tiền đề đưa cách mạng phát triển cao hơn. Đánh dấu bước trưởng
thành của Đảng về chính trị và tư tưởng.

-

Khi giải quyết vấn đề chống đế quốc và chống phong kiến. Chiến sách mới đã
xác định chống đế quốc là cái nhân chính và tập trung lực lượng của một dân tộc
mà đánh cho được toàn thắng.

9



o Chỉ ra “không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển
cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ
đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng.”
o Vậy thì từ một mặt tích cực làm điền địa, tịch thu ruộng đất địa chủ,
phong kiến, gây thêm mâu thuẫn giai cấp. Chiến sách mới chỉ ra tập trung
đánh đế quốc là cần kíp lúc hiện thời. Phát triển điền địa khi cần tăng
thêm lực lượng đấu tranh chống đế quốc.
o Ta thấy giữa mâu thuẫn giai cấp và dân tộc. Giai đoạn này đã chọn mâu
thuẫn dân tộc.
 Kết luận giai đoạn này chống đế quốc. Không lấy chống phong kiến làm mục
tiêu chính như 10/1930 đến 1936. Nhờ đoàn kết rộng rãi các tầng lớp quần
chúng nhân dân, phương thức đấu tranh phù hợp, đã tạo tiền đề quan trọng cho
cách mạng phát triển cao hơn sau này.

10


III. Giai đoạn 1939 – 1945
3.1. Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng tháng 11/1939
 Nhiệm vụ cách mạng:
-

Hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc
và giai cấp địa chủ phong kiến là không đổi nhưng phải phù hợp với tình hình
mới.

-

Hội nghị xác định kẻ thù cụ thể và nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương

lúc này là chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc.

-

Nhiệm vụ trung tâm trước mắt của cách mạng đó là đánh đổ đế quốc và tay sai,
giành hoàn toàn độc lập cho dân tộc.

 Lực lượng cách mạng:
-

Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp chỉ tịch thu ruộng đất của đế
quốc và tay sai để tập trung đông đảo lực lượng dân tộc.

-

Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế thay cho Mặt trận dân chủ Đông
Dương.

 Phạm vi: trên 3 nước Đông Dương, ra khẩu hiệu thành lập chính phủ Liên bang
Cộng hòa dân chủ Đông Dương.
 Có thay đổi trong đường lối phù hợp với tình hình thực tiễn, chuyển từ chống phong
kiến sang chống đế quốc. Lực lượng cách mạng được xác định là toàn dân tộc giúp tăng
cường súc mạnh cho cách mạng.
3.2. Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng tháng 11/1940
Trong bối cảnh phát xít Nhật chiếm đóng đông dương, một số thành viên BCH bị bắt. Hội
nghị đã bàn sâu nhiều chủ trương được nêu ra ở Hội nghị Trung Ương tháng 11/1939,
trong đó Hội nghị xác định:
 Nhiệm vụ cách mạng:
-


Mở rộng mặt trận phản đế, lựa chọn những người hăng hái nhất trong các đoàn
thể của Mặt trận.

11


-

Tổ chức các đội tự vệ, trực tiếp vũ trang cho dân chúng, tổ chức nhân dân cách
mạng quân, tiến lên vũ trang bạo động.

 Lực lượng cách mạng: tất cả các tầng lớp nhân dân yêu nước.
 Phạm vi: trên toàn Đông Dương.
3.3. Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng tháng 5/1941
 Nhiệm vụ cách mạng:
-

Nhiệm vụ trung tâm là xúc tiến ngay công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ
trang giành thắng lợi.

-

Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

-

Gấp rút đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn về
công vận, nông vận, binh vận...; tăng thêm thành phần vô sản trong Đảng.

-


Vận động công nhân, làm cho phong trào công nhân lên cao và tiên phong cho
các phong trào khác.

-

Giúp đỡ cho việc xây dựng Đảng ở Lào và Campuchia nhằm làm cho Đảng có
đủ năng lực lãnh đạo sự ghiệp giải phóng dân tộc.

 Lực lượng cách mạng:
-

Quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc
gia, của dân tộc, Đảng xác định đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên
quyền lợi của giai cấp.

-

Phải có một lực lượng thống nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dương hợp lại
mới có đủ sức mạnh để giành chiến thắng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

-

Lực lượng cách mạng là tất cả mọi tầng lớp nhân dân vì không một tầng lớp nào
không chịu sự bóc lột nặng nề của đế quốc.

 Phạm vi: Hội nghị nêu rõ, cách mạng giải phóng dân tộc 3 nước Đông Dương phải
gắn kết chặt chẽ với nhau cùng đánh phát xít nhưng vẫn phải tôn trọng quyền tự
quyết của mỗi quốc gia mỗi dân tộc.
 Qua đây ta có thể thấy được sự tiến bộ trong tư tưởng qua các cuộc hội nghị và đi

đến con đường đúng đắn và hoàn chỉnh nhất để cách mạng giải phóng dân tộc sớm đi
đến thành công. Đảng đã vận dụng được sức mạnh không chỉ của dân tộc Việt Nam mà
12


của cả ba dân tộc Đông Dương, bỏ qua lợi ích của bộ phận, của giai cấp để tiến tới lợi
ích của toàn quốc gia, dân tộc với mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc khỏi chế độ áp
bức bóc lột, thành lập quốc gia độc lập tự chủ.

13


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng (11/1939)
2)Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng (11/1940)
3)Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng (5/1941)

14



×