Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Bài tập lớn
Môn:Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tên đề tài:Làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.Vấn đề này được
Đảng và nhà nước ta hiện nay giải quyết như thế nào?
GV hướng dẫn:Thạc sĩ Lê Thị Hoa
SV thực hiện:Vũ Thị Ngọc Mai
STT:72
Hà Nội,ngày 6 tháng 11 năm 2011
0
I.Lời nói đầu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,là kết quả của sự vận dụng và phát trển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta.Đến với chủ
nghĩa Mác-Lênin,Hồ Chí Minh coi đó là cẩm nang thần kì,là kim chỉ nam,là mặt
trời soi sáng con đường chúng ta tới thắng lợi cuối cùng.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác-Ăng ghen đề cập đến vấn đề dân
tộc và vấn đề giai cấp như sau:
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì
phong trào vơ sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối
đại đa số.Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản,
không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân
tộc.Như vậy, đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề
giai cấp.Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hai ông không đi
sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì:
- Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp
đối kháng: tư sản và vô sản.
- Về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư
sản.
- Vào thời của Mác, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành
độc lập chưa phát triển mạnh.
Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng hai ơng nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp
cơng nhân. Mác-Ăng ghen viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì
tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và: "Khi mà sự đối
kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc khơng cịn nữa thì sự thù địch giữa
các dân tộc cũng đồng thời mất theo". Như vậy theoMác-Ăng ghen, để giải
quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải
phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc. Lenin
từng nhận xét, đối với Mác so với vấn đề giai cấp vơ sản thì vấn đề dân tộc chỉ
là vấn đề thứ yếu thôi.
Đến thời Lenin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng
giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vơ sản, Lenin mới có
cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý
1
luận. Lenin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản chính quốc sẽ khơng
giành được thắng lợi, nếu nó khơng liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc
bị áp bức. Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp
bức đoàn kết lại."
Sau khi Lenin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn
mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy khơng mấy quan tâm đến
chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí cịn coi
đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vơ
sản.
Tóm lại, Mác-Ăng ghen, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan
hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục
tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề
giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích khơng phụ thuộc vào dân
tộc và chung cho tồn thể giai cấp vơ sản".
Tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ là sự vận dụng mà còn là sự phát triển một
cách sáng tạo học thuyết Marx-Lenin. Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo đó.
2
II.Nội dung chính.
1. Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi giải quyết vấn đề.
Trước hết,chúng ta cần xác định nội dung của vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cái vấn đề dân tộc mà Hồ chí Minh nói tới thì nó khơng phải là vấn đề dân tộc
nói chung,hay là vấn đề dân tộc của giai cấp tư sản mà là vấn đề dân tộc của các
dân tộc thuộc địa.Giải quyết vấn đề dân tộc là giành lại độc lập dân tộc của các
nước thuộc địa như Việt Nam,giải quyết tận gốc mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc
địa và chủ nghĩa đế quốc trên thế giới.
Vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh muốn nhắc tới việc phải giải quyết
vấn đề mâu thuẫn giai cấp ở ngay bên trong các nước thuộc địa:Là đấu tranh
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại ách thống trị về kinh tế
và chính trị của giai cấp tư sản.
Hồ Chí Minh từ việc tiếp thu những tinh hoa của chủ nghĩa Mác-Lênin trong
mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp,cùng với nghiên cứu hoàn
cảnh cách mạng nước ta bấy giờ,Người đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề
này,và được thể hiện qua bốn nội dung cơ bản:
Thứ nhất, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ,tác động
qua lại lẫn nhau.
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc,đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước,nhưng Người luôn đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp để nhận
thức và giải quyết vấn đề dân tộc.Hồ Chí Minh cho rằng,muốn giải phóng dân
tộc thì nhất thiết phải đứng trên lập trường của giai cấp,mà đặc biệt là giai cấp
công nhân.Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ
Chí Minh thể hiện:Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt
Nam.Khác với các vị tiền bối đi trước,như phong trào Cần Vương - đại biểu cho
hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến, phong trào nông dân Yên Thế mà thực chất
cũng theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến; cũng không thể theo con đường
của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học - đại biểu cho khuynh
hướng tư tưởng tư sản dân tộc,Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cứu nước
cho dân tộc bằng cách sang các nước phương Tây,nơi đã sinh ra những khẩu
hiệu:Tự do-Bình đẳng-Bác ái.Và cuối cùng thì Người đã tìm thấy bản chất của
chủ nghĩa thực dân là bóc lột,một mặt thì chúng bóc lột người dân ở chính
quốc,một mặt thì chúng bóc lột nhân dân thuộc địa,Hồ Chí Minh cũng nhận xét:
3
“chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có hai vòi,một vòi hút máu của nhân dân các
nước thuộc địa,một vịi hút máu của nhân dân các nước chính quốc.Muốn giết
chết con vật hút máu này thì đồng thời phải cắt đứt cả hai vịi của nó.”(1) Chính vì
thế mà cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, vì
đó là “cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì
nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa". (2) Theo Người, trong thời
đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản, do Đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo.Khẳng định
vai trị to lớn của Đảng Cộng sản,ngày 3/2/1930,Đảng Cộng sản Việt Nam được
thành lập – Chính Đảng của nhân dân lao động.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp,cũng như sự tác
động qua lại của chúng,thể hiện: Muốn giải phóng dân tộc thì nhất thiết phải có sự
đồn kết của các tầng lớp,các giai cấp,đại đồn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng
liên minh công nhân,nơng dân và tầng lớp trí thức,dưới sự lãnh đạo của Đảng.Hồ
Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại
cách mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể” (3). Để xây dựng
khối đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình và chỉ ra rằng trong
lúc cần đoàn kết 1mà chủ trương giai cấp đấu tranh là điều ngu ngốc. Người
khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi đấu tranh giải phóng cao hơn hết thảy.
Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu
giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng. Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu quốc là
việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách
nhiệm”(4).Trên cơ sở lịng u nước và lợi ích chung của các giai cấp cần lao và
tầng lớp khác trong dân tộc, Hồ Chí Minh đã hố giải khơn khéo những đối
kháng về quyền lợi giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong những điều kiện lịch
sử - cụ thể để tập trung cho lợi ích tồn cục. Người viết: “Tơi khun đồng bào
đồn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài.
Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có
người thế này thế khác.Nhưng thế này, thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta.Vậy ta
phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng
có ít nhiều lịng u nước. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải
1
(1).Hồ Chí Minh tồn tập,NXB CTQG,1995,t1,tr 298.
(2).Sđd. T3. Tr. 268.
(3).Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t.9, tr. 282.
(4).Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t.3, tr. 198.
(5).Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t.4, tr. 246 - 247
4
lấy tình thân ái mà cảm hố họ. Có như thế mới thành đồn kết, có đại đồn kết
thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang” (5). Như vậy muốn thực hiện được đại đồn
kết thì phải kế thừa được truyền thống u nước, nhân nghĩa, phải có lịng khoan
dung độ lượng với con người.Ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối,
nhưng đã biết hối cải, cũng phải biết kéo họ về phía dân tộc, khơng nên định
kiến, khoét sâu cách biệt.Ngày 6-6-1941, trong bức thư “Kính cáo đồng bào” với
tên Nguyễn Ái Quốc, Bác viết:“Bảy tám mươi năm nay dưới quyền thống trị của
giặc Pháp, chúng ta luôn luôn tranh đấu giành quyền tự do… Việc lớn chưa
thành khơng phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì
dân ta chưa hiệp lực đồng tâm.Nay cơ hội giải phóng đến rồi… Hiện thời muốn
đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết”.Tháng 8-1945, trong
“Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa” Bác Hồ lại viết:“Hỡi Đồng bào yêu quý!Bốn
năm trước đây, tơi có thư kêu gọi đồng bào ta đồn kết, vì có đồn kết mới có
lực lượng, có lực lượng mới giành được ĐỘC LẬP TỰ DO”.Điều đó khẳng
đinh: Muốn giải phóng dân tộc.muốn giành lại được quyền tự chủ cho dân tộc
mình, thì các giai cấp,các tầng lớp phải là một khối liên minh vững chắc.Khác
với tư tưởng của Mác,chỉ coi trọng vai trị của giai cấp cơng nơng.mà chưa đánh
giá đúng các giai cấp khác.Hồ Chí Minh cho rằng,ngồi giai cấp cơng nhân và
nơng dân,giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ mặc dù vẫn
có hạn chế trong quan hệ với quần chúng lao động,nhưng trong quan hệ với đế
quốc Pháp thì họ cũng là những người Việt Nam chịu nỗi nhục mất nước.Hồ Chí
Minh phân tích:”…dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp.nghĩa sĩ,nơng,cơng
thương đều nhất trí chống lại cường quyền”.Trong cương lĩnh trính trị đầu tiên
của Đảng,Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả dân tộc:Đảng phải
tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân,tập hợp đại bộ phận nông dân và phải
dựa bào hạng dân cày nghèo,lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất;lơi
kéo tiểu tư sản,trí thức,…đi vào phe vơ sản giai cấp;đối với phú nông,trung,tiểu
địa chủ và tư bản An Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng,ít lâu
mới làm cho họ trung lập.Như thế,khối đại đoàn kết toàn dân đã tạo ra một sức
mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam,và chỉ có đồn kết dân tộc mới có thể giải
phóng được hồn tồn đất nước.Một vấn đề nữa mà chúng ta cần nói tới,đó là
muốn giải quyết được mâu thuẫn giai cấp,muốn giải phóng giai cấp thì trước
tiên phải giải phóng được dân tộc.Dân tộc có độc lập thì các giai cấp và tồn thể
nhân dân mới được tự do.Điều đó càng khẳng định hơn nữa luận điểm của Hồ
5
Chí Minh về dân tộc và giai cấp: Hai vấn đề có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ,có
mối quan hệ biện chứng với nhau,tác động lẫn nhau.
Thứ hai,giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết,trước hết;độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh,cách mạng Việt Nam có mục tiêu đó là: Giải phóng dân
tộc tới giải phóng giai cấp rồi cuối cùng là giải phóng con người.Hồ Chí Minh
đã khơng coi hai nhiệm vụ đó ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống
đế quốc để giải phóng dân tộc, đảm bảo mục tiêu trước hết, trọng tâm là độc lập
dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày thì được
tiến hành từng bước, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phản đế.Bởi vì, theo Hồ Chí
Minh có độc lập thì mới giành được quyền bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết
dân tộc. Vả lại, kẻ áp bức, bóc lột nặng nề nhất đối với cơng nhân, nông dân và
cũng là đối với cả dân tộc Việt Nam là bọn đế quốc và bè lũ tay sai của chúng.
Do đó Người đặt vấn đề phải tập trung ngọn lửa cách mạng vào bọn chúng. Xét
về quan hệ lợi ích, trong cuộc cách mạng này, Hồ Chí Minh cho rằng phải đặt
lợi ích dân tộc lên trên lợi ích giai cấp, lấy mục tiêu độc lập dân tộc làm mục
tiêu hàng đầu.Nói như vậy khơng có nghĩa là Hồ Chí Minh quên mất lợi ích của
giai cấp, mà thực chất chính tư tưởng đó thể hiện sâu sắc quan điểm giai cấp của
chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì như vậy nó thoả mãn yêu cầu hàng đầu của các giai
cấp là đánh đuổi đế quốc tay sai, giành độc lập cho Tổ quốc. Người viết: “Trong
lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, khơng địi
được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân
tộc cịn phải chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi bộ phận, giai cấp đến vạn
năm cũng khơng địi lại được”(6).Trong cách mạng giải phóng dân tộc đặt lợi ích
dân tộc lên trên lợi ích giai cấp khơng vì thế mà làm suy giảm động lực của cách
mạng. Nói về điều đó, Hồ Chí Minh viết: “... đừng tưởng rằng chưa giải quyết
vấn đề ruộng đất cho nông dân sẽ giảm bớt sức chiến đấu. Không, nông dân
càng không giảm bớt sự hăng hái đấu tranh mà vẫn nỗ lực đấu tranh mạnh hơn
vì trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ cũng được hưởng nhiều quyền lợi
to tát”(7).Đó là cách nhìn thực tế, phân tích thấu đáo thái độ của các giai cấp
trong xã hội Việt Nam. Có thể nói, Hồ Chí Minh là người Việt Nam am hiểu
tình cảnh của nhân dân Việt Nam nhất. Để xác định bạn - thù, để tập hợp lực
lượng cách mạng, Người có cách phân tích giai cấp độc đáo riêng của mình.
Theo Người, khơng nên chỉ hơ hào thợ thuyền, dân cày chung chung. Khơng
nên nói vơ sản một cách cứng nhắc. Ở đây, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc
6
đặc điểm của dân tộc mình - một dân tộc mà hàng ngàn năm đã phải đấu tranh
để dựng nước và giữ nước, cho nên, yếu tố dân tộc tác động đến thái độ chính trị
của con người mạnh hơn yếu tố giai cấp, yếu tố dân tộc nổi trội hơn yếu tố giai
cấp. Đất nước Việt Nam do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên trong xã hội
phân hoá giai cấp chưa rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp khơng gay gắt. Do đó “cuộc
đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”. Người đã phê phán
sự vận dụng máy móc, cứng nhắc quan điểm đấu 2tranh giai cấp: “Nghe người ta
nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà khơng xét
hồn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”(8).Việt Nam đã có lịch sử
đấu tranh mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.Trong cuộc đấu tranh đó tinh
thần u nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc được phát triển cao độ.
Nhận thức rõ điều đó Người khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của
đất nước”.Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh đề cập tới ở đây là chủ nghĩa yêu
nước, tinh thần dân tộc chân chính đã được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử.
Ngay khi quyết định con đường và phương hướng cho cách mạng Việt
Nam,Hồ Chí Minh khẳng định,độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã
hội.Năm 1960, Người nói:” Chỉ có chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi
ách nơ lệ.” Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột, thiết lập một nhà
nước thực sự của dân,do dân,vì dân mới đảm bảo cho người lao động có quyền
làm chủ,mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội,giữa
độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người.Hồ Chí Minh nói:”Nước
có độc lập mà nhân dân khơng được hưởng hạnh phúc,tự do thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì.”Do đó,độc lập phải gắn liền với xây dựng xã hội chủ
nghĩa.cách mạng Việt Nam sau khi giành được độc lập dân tộc tất yếu phải đi
lên chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động
trên thế giới khỏi ách nơ lệ” và “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình
đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi
người, niềm vui, hồ bình, hạnh phúc”.Hồ Chí Minh hiểu hơn ai hết, nếu không
giành được độc lập dân tộc thì khơng thể giải phóng giai cấp, khơng thể nói đến
2
(6).Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 7, tr. 113.
(7).Nghị quyết Hội nghị Trung ương, năm 1941.
(8). Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, H, 1995, t.1, tr. 464.
7
cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Nhưng chỉ giải phóng dân tộc mà
khơng đi đến giải phóng giai cấp thì cũng khó mà đảm bảo vững chắc được sự
nghiệp giải phóng dân tộc mang lại. Do đó, Người chỉ rơ: “Cách mạng giải
phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành
được thắng lợi hoàn toàn”. Đây là luận điểm quan trọng, vạch ra con đường phát
triển của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, sau khi giành được độc lập dân
tộc.Chỉ có kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cuộc đấu tranh của
nước mình với trào lưu cách mạng của thế giới mới tạo ra được sức mạnh to lớn
để bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển tiến bộ xã hội.
Thứ ba,giải phóng dân tộc tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp.
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp,nhưng đồng
thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống
trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện giải phóng giai cấp.Vì thế, lợi ích của giai
cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc.Tháng 5-1941,Người cùng Trung ương
Đảng khẳng định:”Trong lúc này quyền lợi của bộ phận,của giai cấp phải đặt
dưới sự sinh tử,tồn vong của quốc gia,của dân tộc.Trong lúc này nếu không giải
quyết được vấn đề dân tộc giải phóng ,khơng địi lại được độc lập,tự do cho tồn
thể dân tộc thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa
trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại
được.”Lợi ích giai cấp khơng thể tách rời khỏi lợi ích dân tộc,hay nói cách khác
thì lợi ích giai cấp nhất định phải nằm trong lợi ích dân tộc.Dân tộc có độc lập
thì giai cấp mới được giải phóng hồn tồn,khơng có sự độc lập nào nằm ngồi
độc lập dân tộc.Chính vì thế mà trước tiên,cần giải phóng tồn bộ dân tộc,để từ
đó tạo ra tiền đề giải phóng giai cấp.
Thứ tư,giữ vững độc lập dân tộc mình,đồng thời tơn trọng độc lập của các
dân tộc khác.
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của mỗi người
Việt Nam trong mối quan hệ rộng lớn, vượt qua phạm vi quốc gia, dân tộc. Nội
dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở các điểm sau:
+ Đó chính là tinh thần đồn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao
động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc
lột mà Hồ Chí Minh đã dày cơng vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn
của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Là một chiến sĩ
quốc tế chân chính,Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc Việt
Nam,mà còn đấu tranh cho độc lập cho các dân tộc bị áp bức.Nêu cao tinh thần
8
độc lập,tự chủ,thực hiện nguyên tắc về quyền tự quyết,nhưng Hồ Chí Minh
khơng qn nghĩa vị quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc trên thế giới.Người nhiệt liệt ủng hộ các cuộc kháng chiến chống Nhật
của nhân dân Trung Quốc,các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống
đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Là và Campuchia,đề ra khẩu hiệu:”giúp bạn
là tự giúp mình” và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà
đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.Trong quá trình tìm đường
cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới, các nước tư bản cũng
như thuộc địa. Người đã chứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản.
Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có
người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị
áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Người đi tới kết luận: "Dù
màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột
và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thơi:
tình hữu ái vơ sản"(Bài Đồn kếtgiai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le
Paria số 25 tháng 5-1924).Kết luận này cho thấy nhận thức của Hồ Chí Minh về
ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã từ tầm nhìn quốc gia tới tầm nhìn quốc tế.
Kết luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởng đồn kết quốc tế Hồ Chí Minh đồn kết với nhữngngười lao khổ, cần laotrên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân
tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.Tháng 6-1919, khi
gửi tới Hội nghị "hịa bình" Vécxây "Bản u sách của nhân dân An Nam”, lần
đầu tiên xuất hiện trên vũ đài quốc tế, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng sát
cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sự bình đẳng, hợp tác quốc tế.
Mười năm vận động, trải nghiệm ở nhiều nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định,
cuộc đấu tranh của Việt Nam, cũng như cuộc đấu tranh giải phóng của các dân
tộc bị áp bức là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Từ lời phát biểu đầu tiên
tại Đại hội Tua (12-1920) trở đi, Người luôn khẳng định cuộc cách mạng của
các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ với nhau. Nói về sự liên minh đồn kết đấu
tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, khi đó Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ, các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn được giải phóng khỏi ách áp bức bóc
lột của chủ nghĩa tư bản thì chỉ bằng cách đoàn kết chặt chẽ để chống kẻ thù
chung. Cũng là một người dân thuộc địa, Người thấy được khả năng, sức mạnh
đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi trong cuộc đấu
tranh của họ.
9
+ Tinh thần quốc tế trong sáng cịn là vì mục tiêu chung "Bốn phương vô sản
đều là anh em"Hành trình qua các nước vào những năm đầu của thế kỷ XX giúp
Hồ Chí Minh nhận thấy rằng phải có được quan hệ hợp tác giúp đỡ giữa cách
mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa. Ngay từ năm 1921, Người khẳng định
thực dân đế quốc là kẻ thù của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân
dân lao động chính quốc. Bởi vậy, để chống lại kẻ thù chung, đạt tới mục tiêu
giải phóng thân phận nơ lệ và bị bóc lột, địi hỏi sự đồn kết liên minh chặt chẽ
nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc. Điểm mới và sâu sắc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là Người đã chứng minh được bọn đế quốc khơng chỉ áp
bức bóc lột nhân dân các nước thuộc địa, mà còn thống trị nhân dân lao động và
giai cấp vơ sản chính quốc. Người đã ví chủ nghĩa đế quốc giống như “con đỉa
hai vịi". Một vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc, một vịi bám vào giai
cấp vơ sản ở thuộc địa. Muốn giết con vật ấy, phải đồng thời cắt cả hai vịi, nếu
chỉ cắt một vịi thì vịi cịn lại tiếp tục hút máu và vòi bị cắt tiếp tục mọc ra. Vì
thế, nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản, đánh đổ chúng là nhiệm vụ của cả nhân
dân lao động chính quốc và thuộc địa. Nhiệm vụ đó địi hỏi phải đồn kết cả hai
lực lượng nói trên.
+ Từ những năm hai mươi của thế kỷXX, dưới ánh sáng của chủ nghĩa MácLênin, từ thành quả của Cách mạng tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã nhận
ra giữa các quốc gia, giữa các dân tộc ở các châu lục cần có sự hợp tác giúp đỡ
và học hỏi lẫn nhau. Sức mạnh của mỗi nước có một phần quan trọng tuỳ thuộc
vào các mối liên kết và hiểu biết lẫn nhau.Từ đó Người ln khẳng định những
cuộc cách mạng của các dân tộc bất kỳ gần hay xa, to hay nhỏ đều có quan hệ
với nhau. Từ năm 1924, Người đã trở thành một trong những cán bộ châu Á đầu
tiên thực thi nhiệm vụ liên kết giữa các dân tộc châu Á với phong trào cách
mạng vô sản thế giới. Trong những năm tháng nhân dân Việt Nam đấu tranh
giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức
quan tâm chăm lo phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước ở châu
Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh để mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam và tranh
thủ, khẳng định sự ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân
tộc và tiến bộ xã hội. Đồng thời, Hồ Chí Minh cịn ln nhắc nhở nhân dân Việt
Nam về những nhiệm vụ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân
dân các nước này. Hồ Chí Minh tha thiết với độc lập tự do của dân tộc mình,
cho nên cũng rất trân trọng độc lập tự do của các dân tộc khác. Bởi thế, Người
hết sức căm giận trước bất cứ một hành động xâm lược nào và cho rằng: giúp đỡ
10
một dân tộc khác bảo vệ độc lập tự do của họ cũng chính là bảo vệ lợi ích của
đất nước mình, "giúp bạn là tự giúp mình". Đây chính là một bước phát triển
mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế. Vì lẽ đó, Người luôn động
viên nhân dân Việt Nam vừa tiến hành sự nghiệp bảo vệ độc lập tự do của dân
tộc mình, vừa thực hiện sự giúp đỡ vơ tư chí tình, chí nghĩa đối với các dân tộc
anh em. Sự đồn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hồ bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các
nước, các dân tộc.Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi
ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
+ Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu
nước. Trong bài "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế"(1953), Người đã nhấn
mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần Quốc tế liên hệ khăng khít với nhau.Vì
lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hồ bình thế
giới". Nếu tinh thần u nước khơng chân chính và tinh thần quốc tế khơng trong
sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩa bành trướng
bá quyền, kỳ thị chủng tộc… Những khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến
chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ
tình đồn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình
trạng đối đầu đối địch. Đây là một thực tế đã diễn ra ở châu Âu và nhiều khu
vực trên thế giới hiện nay.
Có thể nói tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắt
nguồn từ tình thương u đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc
bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do và bình
đẳng thực sự cho con người. Từ chủ nghĩa quốc tế trong sáng đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đặt nền móng và xây dựng nên tình đồn kết quốc tế rộng lớn của
nhân dân Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, góp phần vào những thắng lợi
to lớn của nhân dân Việt nam và nhân dân thế giới.
2. Trên đây chính là những điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp.Những tư tưởng đó đã khẳng định được sự đúng đắn
trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam,đưa dân tộc thoát khỏi kiếp lầm than.Và
trong thời đại mới,trước yêu cầu xây dựng đất nước giàu mạnh,văn minh,Đảng
và nhà nước ta lại càng phải quán triệt hơn nữa tư tưởng này của Bác.Biểu hiện:
+Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng,đội ngũ Đảng viên xứng
đáng . Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khẳng định bản chất giai
cấp công nhân của Đảng, chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng
11
lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập,
Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân
tộc.Chính lập trường và lợi ích giai cấp cơng nhân địi hỏi trước hết phải giải
phóng dân tộc.Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh khơng chỉ ở giai cấp cơng nhân
mà cịn ở các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc”.Trong quan niệm của
Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và với tư cách
đó, giai cấp cơng nhân bao giờ cũng là đội tiên phong của cả dân tộc. Vì vậy, khi
Người nói Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc Việt Nam, hay “Đảng cách mạng chân chính”, “Đảng mácxít Lêninnít”… thì trong tư tưởng của Người, Đảng bao giờ cũng là “đội tiên phong
dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động
và của cả dân tộc”. Và bản chất giai cấp của Đảng chỉ là một: Đảng mang bản
chất giai cấp công nhân, được xây dựng theo nguyên tắc về Đảng kiểu mới của
V.I Lênin. Khi khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bao giờ Người
cũng gắn Đảng với vai trò lãnh đạo cách mạng, với vị trí của đội tiên phong
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng khơng phải là một tổ chức để làm quan phát
tài. Nó phải làm trịn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh,
đồng bào sung sướng”. Rằng cách mạng Việt Nam “phải có đường lối cách
mạng đúng, có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể
là đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào
hoàn cảnh cụ thể của dân tộc”.
+ Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa,ra sức xây dựng đất nước giàu
mạnh,hoàn thành tốt cơng cuộc cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước. Sau năm
1975, đất nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có những thuận
lợi song cũng khơng ít khó khăn, với một nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ,
nghèo nàn, hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề, chủ nghĩa đế quốc và bọn
phản động quốc tế câu kết với nhau bao vây, chống phá rất quyết liệt. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua những khó khăn trở ngại thu được
nhiều thành tựu:
- Đã nhanh chóng hồn thành việc thống nhất Nhà nước về mọi mặt; cuộc tổng
tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước (ngày 24-4-1976) đã đạt kết quả tốt
đẹp.Các tổ chức đoàn thể nhanh chóng được thành lập.
- Nhân dân cả nước hăng hái tham gia khôi phục kinh tế, khắc phục những hậu
quả chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống.
12
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ
quốc, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội.
Tuy vậy, những thành tựu về kinh tế - xã hội đạt được trong 10 năm xây dựng
(1975-1985) còn thấp, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, gay gắt. Với tinh
thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội VI của Đảng đã
nghiêm khắc kiểm điểm, chỉ ra những yếu kém trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế- xã hội 1991 - 2000, các Nghị quyết của Đại hội VII,
Đại hội VIII và các Nghị quyết Trung ương sau đó đã cụ thể hố hơn nữa đường
lối đổi mới ở nước ta. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta
đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go, cách mạng nước ta khơng những
đứng vững mà cịn vượt lên đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan
trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, nhưng còn một số mặt
chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là
chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hố hồn thành về cơ bản, cho phép chuyển
sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.
Trong 5 năm (1996-2001), thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, đất
nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng:
Kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình qn hàng
năm là 7%. Nơng nghiệp phát triển liên tục. Giá trị sản xuất công nghiệp bình
quân hàng năm tăng 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng, các ngành dịch vụ, xuất
nhập khẩu đều phát triển.
Văn hố, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện.Giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ có chuyển biến tích cực.Các hoạt
động văn hố, văn nghệ, cơng tác chăm sóc sức khoẻ và những chính sách xã
hội khác đều được coi trọng, đạt những kết quả to lớn.
Tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng
cường, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng, hội nhập quốc tế được tiến hành
chủ động và đạt được nhiều kết quả, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày
càng được nâng cao.
13
Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố;
quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy, một số chính sách
và quy chế dân chủ của nhân dân trước hết là ở cơ sở, bước đầu được thực hiện.
Những thành tựu 5 năm (1996 – 2001) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm
thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc
lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên
trường quốc tế.
+ Tăng cường đoàn kết và hội nhập quốc tế. Việt Nam là thành viên của
nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới,như:ASEAN, APEC,
ASEM, WTO.Nghị quyết của Đại hội 7 (tháng 6/1991) đã khẳng định “Việt
Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình,
độc lập và phát triển”, “gắn thị truờng trong nước với thị truờng thế giới” và
“mở rộng, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ
vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi ”.Nghị quyết của Đại hội 8
(tháng 6/1996) đã đề ra Chủ trương “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất
quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngồi; tích cực và chủ động
thâm nhập, mở rộng thị truờng quốc tế”; “trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ
trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh
tế đối ngoại, hướng mạnh xuất khẩu”; “điều chỉnh cơ cấu thị truờng để vừa hội
nhập khu vực, vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối
tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ
chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với buớc đi thích hợp”; “tiến
hành khẩn trương vững chắc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập
APEC, WTO. Nghị quyết đại hội 9 khẳng định : “Việt Nam sẵn sàng là bạn và
là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ
bình, độc lập và phát triển”; “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo
độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững
bản sắc văn hố dân tộc, bảo vệ mơi truờng”.
III.Kết luận.
14
Chiến tranh đã lùi xa, song những sáng tạo lý luận và phương pháp Hồ Chí
Minh vẫn là bài học quý báu.Những tư tưởng của Bác không chỉ đã đúng đắn và
được chứng minh bằng chiến thắng vang dội trong lịch sử,mà ngày nay,thực
hiện theo lời dạy của Bác,Đảng và nhà nước cũng đã nỗ lực trên con đường đổi
mới đất nước và thu được những thành công đáng kể.Là một công dân của nước
Việt Nam,là người con,người cháu của Cụ Hồ,chúng ta cần học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Học sinh,sinh viên thì ra sức học tập,để có thể
là những người chủ xứng đáng của tương lai đất nước.Cán bộ cơng nhân viên thì
phải tích cực rèn luyện bản thân,cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư,là một
người Đảng viên tốt,một người công dân tốt.Và cả nước hãy ra sức cố gắng thực
hiện theo di chúc của Bác,để xây dựng lên một Việt Nam giàu mạnh,văn
minh,và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.
15