Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

bài thực tập giải pháp xóa đói giảm nghèo an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.79 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài/ lý do chọn đề tài.
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các
châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với
sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng dân tộc và từng từng địa
phương.
Việt nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông
thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng xuất lao động chưa
cao, thu nhập của nông dân còn thấp tình trạng đói nghèo diễn ra rộng khắp các
khu vực.
Vấn đề đói nghèo đã được đảng và nhà nước hết sức quan tâm, để
người nghèo đói thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị xã hội. đảng và
nhà nước có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng
việc triển khai, thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như
nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nhưng phải kể đến
hai nguyên nhân cơ bản và quan trọng là: vốn và nguồn nhân lực.vốn cho người
nghèo đang là một nghị sự nóng bỏng trên diễn đàn kinh tế. giải quyết vốn cho
người nghèo, đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo
đã được đảng và nhà nước hết sức quan tâm.
Trong các năm qua, tuy đã có nhiều biện pháp, hỗ trợ vốn cho
người nghèo nhưng thực trạng mà đánh giá đến vốn chuyền tải đến người
nghèo chưa được là bao nhiêu và hiệu quả sử dụng chưa cao. Tuy vậy nhìn tổng
thể và trước những yêu cầu đặt ra thì quả thực còn nhiều mặt cần đề cập tới có
thể đưa ra giải pháp cơ bản, lâu dài cho việc sử dụng vốn làm ăn tới người
nghèo.
Sau 45 ngày thực tập tại UBND xã Mỹ Yên huyện Đại từ tỉnh Thái
nguyên, đươc sự hướng dẫn tận tình của anh Nguyễn Quang Khê ( phó chủ tịch
xã), cô Nguyễn Thị Hải ( trưởng xóm Thuận yên) và toàn thể các cán bộ khác
trong Uỷ Ban. Với ý thức mong muốn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế
của đất nước nói chung và xã Mỹ Yên nói riêng. Em mạnh dạn lựa chọn đề tài


“Vai trò của vốn va nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xóm thuân yên – Mỹ
yên – Đại từ - Thái nguyên”
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1


Mục tiêu xóa đói giảm nghèo không chỉ có ở nước ta mà còn có ở
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Nghèo đói không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội
được huongr thụ thành quả văn minh tiến bộ của loài người, mà còn gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về vấn đề kinh tế xã hội đối với sự phát triển, sự
tàn phá môi trường sinh thái. Vấn đề nghèo đói không được giải quyết thì
không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia định ra như
tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định, đảm bảo các quyền
con người được thực hiện. Đặc biệt ở nước ta, quá trình chuyển sang kinh tế thị
trường với xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu thì tình trạng đói nghèo là không
thể tránh khỏi . có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nhưng phải kể đến
nguyên nhân lớn hơn cả mang tính chất quyết định là vốn và chất lượng nguồn
nhân lực.
1.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.1

ý nghĩa khoa học.

-Nghiên cứu đề xuất các giải pháp trong việc sử dụng vốn cho
người nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta, bao gồm 2 giải pháp lớn là:
khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ người nghèo thông qua các
chương trình dự án quốc gia, hoàn thiện và phát triển ngân hàng phục vụ người

nghèo lên một cấp độ mới.
Sử dụng vốn cho người nghèo là một vấn đề bức thiết trong xã
hội. Đây là công việc không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn và của
riêng cá nhân hay một tập thể mà là của toàn xã hội.
Đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
+ Mở các lớp dạy nghề cho thanh niên
+ Nâng cao nhận thức của người dân hướng dẫn cho người dân
hiểu tiếp cận được với thành quả của khoa học kĩ thuật.
1.2

ý nghĩa thực tiễn.

- Giúp cho người dân xóm Thuận Yên – Mỹ yên –Đại từ- Thái
nguyên có thể sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất.Để góp phần nâng cao
mức sống, xóa đói giảm nghèo.

2


- Nâng cao nhận thức cho người lao động của xóm tiếp cận với
phuong pháp làm ăn mới, sử dụng máy móc , thiết bị phục vụ cho việc xóa đói
giảm nghèo phát triển kinh tế.
4. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu.
4.1 mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản: kinh tế thị trường, vốn
cho người nghèo, phương pháp canh tác sản xuất, trình độ nguồn nhân lực …
trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp về vốn hỗ trợ cho người nghèo và giải pháp
nâng cao trình độ nguồn nhân lực tại địa phương.
4.2 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng vốn và nguồn nhân lực tại địa

phương.
4.3 Khách thể nghiên cứu.
Xóm Thuận yên – Mỹ yên – Đại từ- Thái nguyên
4.4 phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: khu vực thôn Thuận yên - Mỹ yên – Đại từ- Thái nguyên.
- thời gian: 45 ngày .
4.5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lí luận: các quan điểm đường lối của đảng trong vấn đề
nghèo đói và chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước.
- phương pháp nghiên cứu: quan sát, so sánh, phân tích các số liệu
thu thập. tổng hợp đưa ra vấn đề chung nhất.
4.5.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập ở các báo cáo, các công trình nghiên
cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo đã và đang
được triển khai qua các trang web, sách báo…để thấy được các tác động của
các chính sách đó.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Tiến hành trao đổi thảo luận, thu thập ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè
và những người hiểu biết vấn đề liên quan.
3


- Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để thấy những
tác động của các chính sách trong phạm vi thời gian nghiên cứu.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 các lí thuyết vận dụng ( làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu)
6. Vận dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào thực tế.

- Phương pháp điều tra xã hội học:
Sự dụng câu hỏi phỏng vấn sâu trong điều tra xác định các vấn đề
và nhu cầu xã hội ở địa phương, để từ đó tìm ra vấn đề cấp thiết nhất trong
cộng đồng.
-

Hành vi con người và môi trường xã hội:

Qua việc tìm hiểu những tập tục, thói quen sinh hoạt( nuôi trồng, chăn
nuôi,…) của người dân tại cộng đồng chúng tôi nhận xét được điểm mạnh
điểm yếu của cộng đồng dân cư, và đưa ra nguyên nhân dẫn đến việc kinh tế
chưa phát triển.
- Kỹ năng giao tiếp:
Vận dụng những kiến thức đã được học từ môn học này vào phần tạo lập
mối quan hệ với cán bộ địa phương ngay từ khi bắt đầu liên hệ xin được thực tế
tại địa phương bởi chúng tôi là những sinh viên trẻ kinh nghiệm xã hội và khả
năng giao tiếp còn rất hạn chế.
- Truyền thông và tổ chức các hoạt động cộng đồng: Là môn học rất thiết
thực trong lần thực tế chuyên môn này, nó cung cấp cho chúng tôi những kỹ
năng cơ bản khi làm việc tại địa phương như: Làm sao để truyền thông đạt hiệu
quả? Trong quá trình truyền thông cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết nào?
Cách thức của một bài thuyết trình và kỹ năng tổ chức các trò chơi, các cuộc
giao lưu.
- Tâm lý học xã hội:
Tìm hiểu về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán và dư luận xã hội
nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với vấn đề đang triển
khai tại địa phương, nhận thức rõ những yếu tố đó là những yếu tố thuận lợi
hay bất lợi cho quá trình làm việc và tìm cách hạn chế nếu nó mang lại điều bất
lợi.
4



Đánh giá được tâm trạng và bầu không khí xã hội, xem nó có được tự
nhiên gợi mở, cộng đồng có thực sự quan tâm đến vấn đề đang được đặt ra. Tạo
ra tâm trạng và bầu không không khí cởi mở, than tình trong buổi họp dân bằng
lời giới thiệu, lời hỏi thăm và mong muốn được giúp đỡ, bằng cử chỉ và lời nói
lễ phép, thân mật.
Phát triển cộng đồng:
Phân tích và lựa chọn cộng đồng thực tế, biết cách xác định quy mô và
tài nguyên cộng đồng, xác định rõ các mục tiêu trong quá trình thực tế và phát
triển cộng đồng.
Vận dụng các kiến thức đã học để xác định nhu cầu, nguyện vong
của người dân, đánh giá và huy động các nguồn lực để giải quyết các nhu cầu
nguyện vọng đó: nguồn lực từ cán bộ địa phương, nguồn lực từ chính nhân
dân.
1.2 các khái niệm.(làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu)
1.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế.
- Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(ESCAP): Nghèo đói là trạng thái môt bộ phận dân cư không được hưởng và
thão mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được
xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán của địa phương.
Khái niệm nghèo đói có thể chia theo hai cách khác nhau: Nghèo tuyệt
đối và nghèo tương đối.
Nghèo tương đối là sự thõa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con
người như: cơm ăn chưa ngon, quần áo chưa mặc đẹp, nhà ở chưa k hang
trang... hay nói cách khác là có sự so sánh về thoã mãn các nhu cầu cuộc sống
giữa người này với người khác, vùng này với vùng khác.
Hộ nghèo tương đối không phải là đối tượng chủ yếu của chương trình.
Để giải quyết nghèo tương đối có chương trình, giải pháp khác tác động đến

như: Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế trang trại,
cho vay của ngân hàng chính sách, ngân hàng Nông nghiệp.
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa
vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là
việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những
người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội
đó.
5


Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ
thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương
đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào
sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối),
việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc
nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt
tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội
nghiêm trọng.
Nghèo tuyệt đối là sự không thoã mãn những nhu cầu tối thiểu của con
người để duy trì cuộc sống như: Cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhà
cửa không bảo đảm chống được mưa nắng, thiên tai bão lũ...không so sánh với
ai khác nhưng bản thân họ không đủ lượng calo cần thiết để duy trì cuộc sống.
Hộ nghèo tuyệt đối là đối tượng chủ yếu của chương trình, mục tiêu xoá
đói giảm nghèo phải tác động. Để xem xét mức độ nghèo đói chúng ta cần
thước đo gọi là chuẩn nghèo.
- Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát
triển, Ngân hàng thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Định nghĩa khái
niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối...là sống ở ranh giới
ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu
tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất

phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của
giới trí thức chúng ta."
Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác
nhau cho một xã hội. Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong
chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình. Vì thế từ
năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh Châu Âu những người
được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương
đương. Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho
biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người. Những ai hiện tại có ít hơn
50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất
cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần. Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo
tương đối. Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm trung
bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước.
Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng
được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay
đổi. Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề
phân bố thu nhập. Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế
6


không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh
giới nghèo tương đối.
Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranh giới
nghèo tuyệt đối đã đứng vững. Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán
một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể tham
gia vào cuộc sống xã hội.
Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thể xác
định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước. Việc chọn lựa một con
số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ
hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do. Vì thế mà

chúng được quyết định qua những quá trình chính trị.
1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam(Theo Chương trình Quốc gia
Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 và phương hướng từ năm 2006-2010
của Thủ tướng Chính phủ năm 2000).
- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thõa mãn một
phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức
sống tối thiểu của cộng động xét trên mọi phương diện.
- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
- Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của Chính Phủ Việt Nam nhằm
giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đói nghèo là
vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy
cảm nhất. Không thể lãng quên nhóm cộng đồng yếu thế, ít cơ hội theo kịp tiến
trình phát triển mà Chính phủ với việc cải cách, sửa đổi những khiếm khuyết
của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên xoá đói giảm nghèo.
1.1.3. Một số khái niệm liên quan.
- Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới
ngưỡng đói nghèo.
Theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ
trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 20012005 được quy định cho mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng
vùng như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/ tháng.
Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.
7

+


Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy

định nêu trên được xác nhận là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo thay đổii theo thời gian chứ không cố định. Căn cứ vào tình
hình phát triển kinh tế- xã hội, địa phương nào có đủ điều kiện sau đây có thể
nâng chuẩn nghèo lên để phù hợp với thực tế của địa phương đó:
+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cả
nước.
+ Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước.
+ Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói
nghèo theo chuẩn nâng lên.
- Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày
22/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc ban
hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2001-2005. Quy định xã nghèo là xã có:
+ Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.
+ Chua đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (Bao gồm đường
giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ). Cụ thể là:


Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch.



Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt.



Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả

năm.
Số phòng học( Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ đáp
ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bợ bằng tranh tre, nứa,

lá.




Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm.



Chưa có chợ hoặc chợ tạm bợ.

- Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một qúa trình
thực hiện chương trình Xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu
nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói. Hiện nay, ở một số địa phương có sử
dụng khái niệm hộ thoát(hoặc vượt) đói và họ thoát nghèo. Hộ thoát nghèo
đương nhiên không còn là hộ đói nghèo nữa. Trong khi đó, hộ thoát nghèo đói
có thể đồng thời thoát hẳn nghèo(ở trên chuẩn nghèo), nhưng đa số trường hợp
thoát đói(rất nghèo) nhưng vẫn ở trong tình trạng nghèo.
- Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian: Là hiếu số giữa
tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu và cuối. Như vậy, giảm số hộ đói nghèo khác
8


với khái niệm số hộ vượt nghèo và thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo là số hộ ở
đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ vượt ra khỏi ngưỡng nghèo. Trong khi đó, số hộ
nghèo giảm đi trong kỳ chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch về mặt số lượng hộ
nghèo, chưa phản ánh thật chính xác kết quả của việc thực hiện chương trình.
- Hộ tái nghèo: Là hộ vốn dĩ trước đây thuộc hộ nghèo và đã vượt nghèo
nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào cảnh đói nghèo. Ý nghĩa của khái
niệm này là phản ánh tính vững chắc hay tính bền vững của các giải pháp xoá

đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ tái nghèo chính là do gặp
thiên tai bất khả kháng.
- Hộ nghèo mới hay là hộ mới vào danh sách nghèo: Là những hộ ở đầu
kì không thuộc danh sách đói nghèo nhưng đến cuối kỳ lại là hộ nghèo. Như
vậy, hộ mới bước vào danh sách nghèo bao gồm những hôn như sau: Hộ nghèo
chuyển tiếp từ nơi khác đến; hộ nghèo tách hộ; hộ trung bình khá vì một lý do
nào đó lại trở thành hộ nghèo hoặc hộ tía nghèo.
1.1.4. Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói
giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói:
Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn nghèo đói:
- Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá bằng mức
chi tiêu về lương thực,thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng
tiêu dùng từ 2.100-2.300 Kcal/người/ngày.
- Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người/tháng. Trong đó đặc biệt
quan tâm đến thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thu nhập
thấp(20 % số hộ).
- Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia, của từng địa phương đã
được cụ thể hoá bằng mục tiêu chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và
chương trình của từng địa phương để thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo.
Từ 3 căn cứ trên có thể cho thấy:
+ Xác định chuẩn nghèo đói phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế xã
hội, phong tục tập quán của từng quốc gia, từng địa phương, song trong đó có
một phần yếu tố chủ quan của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
+ Chuẩn nghèo phụ thuộc vào yếu tố khách quan trong đó có một phần
yếu tố chủ quan.

9



1.2.2 Khái niệm vốn.
Trong bộ tư bản, Mác đã khái quát hóa phạm trù vốn thong qua
phạm trù tư bản. theo Mác, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư, qua quá
trình vận động của nó trong điều kiện hiện nay, quan điểm của Mác được hiểu
như sau:
Thứ nhất, tư bản là giá trị điều đó có nghĩa lafvoons được
hiểu bằng một lượng giá trị giá trị nhất định.
- thứ hai, vốn là một lượng giá trị mang lại giá trị giá trị thặng dư tức là
chỉ lượng giá trị nào sau quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh đem lại giá trị
thặng dư mới được coi là vốn. lượng giá trị “nằm im” và bất động không tạo ra
giá trị thặng dư không được gọi là vốn.từ sự nhận thức trên ta có thể đưa ra
khái niệm tổng quát về vốn như sau:
Vốn là một luongj giá trị tài sản xã hội được dùng vào đầu tư kinh
doanh nhằm thu được hiệu qủa kinh tế xã hội.
1.2.3 khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con
người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng,
Fischer & Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc
(2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương
sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 vị trí địa lí và tiềm năng của cộng đồng
Mỹ yên là một xã nằm ở phía tây nam huyện Đại từ cách trung tâm
huyện 11km, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp xã VănYên và xã Lục Ba
+Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
+ Phía Nam giáp xã Văn Yên và tỉnh Vĩnh Phúc
+Phía Bắc giáp xã Khôi Kỳ và xã Bình Thuận
Xã có 2 tuyến đường lien xã: Tuyến Đại từ - Khôi Kỳ-Mỹ YênVăn Yên và tuyến: Mỹ Yên- Khôi kỳ-Hoàng Nông- Phú Xuyên có tổng chiều

dài chạy qua địa bàn xã 9,6km kết cấu đường nhựa.
10


Có 1442 hộ, 6074 khẩu, được phân bố tại 25 xóm, xóm ít nhất có
30 hộ, xóm nhiều nhất có 87 hộ. Đồng bào dân tộc 291 khẩu, chiếm 4.8% dân
số.
Về địa hình: địa hình của xã thuộc vùng núi nằm dưới chân dãy
núi Tam Đảo, phần lớn diện tích là đồi núi, riêng diện tích đất thuộc Vườn
Quốc Gia Tam Đảo là 1.782,5ha, chiếm 52,5% tổng diện tích đất tự nhiên.
Xã có diện tích đất tự nhiên 3.392,6 ha, gồm: Đất nông nghiệp
2. 958,58ha; đất phi nông nghiệp 252,75ha trong đó có đất ở 50,41ha,
đất chuyên dùng 75,41ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,1 ha, đất sông suối
122,1ha; đất chưa sử dụng 181,26ha.
Toàn xã có 4.456 lao động, trong đó lao động nông nghiệp
3875 người, chiếm 87%; dịch vụ- thương mại 96 người, chiếm 2,1%; tiểu
thủ công nghiệp và nghành nghề khác 485 người, chiếm 10%.
Cơ cấu kinh tế năm 2012: Dịch vụ- thương mại 4.5%: tiểu thủ công
nghiệp 10,1% ; kinh tế nông nghiệp 85% ; thu nhập bình quân đầu người
năm 2012 ước tính 8,5 triệu/ người; tỷ lệ hộ nghèo còn 23,1%.
2.1.2 Thực trạng hạ tầng phục vụ sản xuất
- Hệ thống thủy lợi:
+ hiện trạng xã có 3 đập đã phục vụ tưới cho khoảng 140 ha lúa, trong
đó có đập La Tre mới được xây dựng chất lượng tốt, còn 2 đập: Cây Phay,
Đu Đủ đã xuống cấp.
+ về kênh mương chính và nội đồng: toàn xã có 40,87 km trong đó đã
kiên cố hóa 17,8km, còn lại 23,07 km đang kênh đất.
+Đường giao thông nội đồng hiện trạng là các bờ thửa đường đất, lầy
lội, không thuận lợi cho quá trình sản xuất, cần phải quy hoạch.
2.1.2 vị trí địa lí của thôn Thuận Yên.

Thôn Thuận Yên là một thôn nằm ở phía nam của xã Mỹ
Yên huyện Đại Từ tỉnhThái Nguyên.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xóm là 17ha. Trong đó 10,6
ha chè trung du ( chè trồng hạt), 2ha trồng chè cành mới thâm canh, 2ha cấy
lúa một vụ. diện tích còn lại trồng cây keo. Về ranh giới cách trung tâm xã
theo đường bộ la 6km và cách trung tâm huyện là 14 km.
Phía Bắc giáp xóm Đầm mụ xã Bình Thuận.
Phía Nam giáp xóm Trại Cọ.
Phía Tây giáp xã Lục Ba.
Phía Đông giáp xóm Bắc Hà.


Về địa hình: đồi núi có độ dốc lớn. Đặc điểm của địa hình này là
độ đốc lớn, địa hình chia cắt bởi suối, đi lại và canh tác khó khăn.
11


Về thủy văn: xóm có hệ thống các khe nước chảy ra từ đồi, núi chủ
yếu dùng cho sinh hoạt, và tưới cho cây trồng tuy nhiên về mùa mưa xóm bị
cô lập với các xóm khác trong xã bởi một con suối lớn chưa được xây dựng
cầu. về mùa khô một số con mương, suối nhỏ thường bị khô cạn không đủ
nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
2. 2.2Các yếu tố về dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường, các hoạt động
kinh tế, văn hóa
Trong lĩnh vực y tế địa phương: Mọi người dân đều có quyền tham gia
bảo hiểm y tế và mọi người dân trong xóm được tham gia sinh hoạt được chăm
sóc sức khỏe tại trung tâm y tế của địa phương và mạng lưới y tế thôn bản
hưởng mọi chế độ khám chữa bệnh, cấp phát thuốc bảo hiểm y tế đầy đủ. Bên
cạnh đó, chính quyền địa phương luôn phối hợp chặt chẽ với các y sỹ, bác sỹ
tại trung tâm y tế để kiểm tra an toàn thực phẩm cho người dân, đảm bảo không

tồn tại các thực phẩm nhiễm bệnh dịch gây nguy hiểm tới toàn xã hội.
Trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em: Người dân được tuyên truyền
với chủ trương về y tế, được tuyên truyền từ Ban dân số gia đình và trẻ em
đảm bảo cho các đối tượng ở độ tuổi sinh sản đều nhận thức đầy đủ về các đối
tượng ở độ tuổi sinh sản đều nhận thức đầy đủ về các chiến lược kế hoạch hóa
gia đình, được tham gia trao đổi, với các bác sỹ, y sỹ của địa phương và được
giáo dục tuyên truyền về các kiến thức đó về các vấn đề giới tính, các biện pháp
tránh thai hiệu quả. Trẻ em từ độ tuổi 0 đến 72 tháng tuổi được cấp thẻ và khám
chữa bệnh miễn phí 100%.
Trong lĩnh vực thông tin truyền thông: Người dân trong toàn xóm được
tuyên truyền, phổ biến để biết được các chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước và các nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phương qua hệ
thống đài phát thanh đặt ở ủy ban nhân dân xã và các thôn, xóm.
Người dân luôn được truyền thông để thay đổi các thói quen về các vấn
đề vệ sinh môi trường và sức khẻ cộng đồng.
Trong lĩnh vực thương binh và xã hội. Mọi người dân được các cấp ủy
Đảng, chính quyền luôn luôn quan tâm và tổ chức làm tốt các chính sách xã hội
cho các đối tượng chính sách với người có công với nước, đảm bảo chi trả kịp
thời, đúng quy định của Đảng và Nhà nước, được thăm hỏi tặng quà nhân dịp
ngày lễ tết cho các đối tượng chính sách và các gia đình hộ nghèo, gia đình đặc
biệt khó khăn và các cụ già neo đơn. Quan tâm tới các đối tượng tâm thần, trẻ
em lang thang và các đối tượng không nhận thức được hành vi gây nguy hiểm
cho gia đình, và cộng đồng.
12


Công tác khuyến khích học tập luôn được quan tâm và chú trọng động
viên kịp thời các em học sinh có thành tích cao trong học tập và các em học
sinh nghèo hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó học tốt có những phần quà,
đặc biệt để động viên khích lệ các em ngày càng tiến bộ thi đua học tập, rèn

luyện. Trên địa bàn thôn, xóm có các chi hội khuyến học, các tổ chức đoàn thể,
các dòng họ, chi họ, thành lập các chi hội khuyến học để khuyến khích các em
ham học tiếp tục học, phấn đấu để làm rạng danh dòng họ.
Tuy còn rất nhiều khó khăn trong cộng đồng xóm Thuận Yên, cơ sở vật
chất vẫn chưa đầy đủ nhưng điều mà đáng được quý trọng nhất và đáng khen
ngợi nhất của địa phương chính là tinh thần ham học của các em học sinh rất
nhiều các em học sinh gia đình hoàn cảnh khó khăn đã vượt khó để có những
kết quả tốt trong học tập và bên cạnh đó còn rất nhiều các em có được thành
tích học tập khá, giỏi trở lên.
Trong lĩnh vực kinh tế: Người dân trong toàn xóm chủ yếu là người nông
dân, quanh năm làm bạn với cây chè. Trong năm 2011, vụ chiêm thời tiết trong
vụ này tương đối ổn định cây chè phát triển tốt và đã đạt được năng suất cao so
với cùng kỳ năm ngoái.
Vụ xuân: Thời tiết rất thuận lợi cây chè phát triển tốt nhưng đến giữa vụ
thì bị ảnh hưởng của bệnh sâu cắn lá, sâu đục thân và hệ quả là năng suất, chất
lượng không được như mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.
Vụ đông: Thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của cây
chè tuy nhiên do sự chỉ đạo của các cán bộ chính quyền địa phương và sự cố gắng
của chính mỗi người dân nên năng suất của vụ đông này cũng đạt định mức đề ra.
Người dân địa phương sống chủ yếu nhờ sản lượng chè mỗi một mùa
làm ra và mỗi gia đình cũng gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh thời tiết ảnh
hưởng đến năng suất, chất lượng chè.
Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Trong địa bàn xóm có rất nhiều mô
hình chăn nuôi, mỗi một gia đình trong xóm đều có những mô hình chăn nuôi
của họ, tùy vào từng mô hình lớn, nhỏ.
Chăn nuôi có hiệu quả như ông Triệu Văn Giỏi, chăn nuôi gà, vịt, hộ Chị
Lê Thị Hải nuôi trâu, bò… Còn rất nhiều hộ gia đình có những mô hình chăn
nuôi nhỏ.
Tuy nhiên tại xóm chưa có hộ nào chăn nuôi có mô hình lớn, chưa đạt
hiệu quả, người dân trong thôn chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ và cũng không có gia

đình nào nuôi trồng thủy sản.
13


Rất nhiều lý do khiến người dân trong thôn không có ai nuôi trồng hiệu
quả và một trong những lý do được biết đó là “Người ta có vốn, có ruộng đất
nhiều nhà tôi chỉ làm đủ ăn là được, chỉ có thể là tự cung, tự cấp là vui lắm rồi,
nhỡ đâu tôi dồn hết vốn làm ăn không thu lại được thì cả gia đình chúng tôi lấy
gì mà sống” không có kỹ thuật nuôi trồng, người dân không có mạnh dạn để
đầu tư chính vì vậy cuộc sống của họ vẫn không thể thoát khỏi tình trạng tự
cung, tự cấp làm để cho đủ ăn vẫn diễn ra bao nhiêu năm nay, và đây cũng
chính là những lý do khiến cuộc sống của họ ngày càng tụt hậu so với các xóm
khác trong xã.
Theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 7/7/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn.
Tính đến nay hết tháng 11/2012 tổng số hộ nghèo 21 hộ trong tổng số 54
hộ.
Ở xóm ThuậnYên hiện nay vẫn chưa có đường láng nhựa, nên việc đi lại
của người dân rất khó, khi trời mưa.
Thường xuyên tuyên truyền người dân có ý thức phát quang bờ bụi, dọn
dẹp xung quanh nhà để đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.2.3. Nhu cầu của cộng đồng và các vấn đề của cộng đồng
Mỗi một thôn, xóm trong xã Mỹ Yên đều có những lợi thế riêng để phát
triển kinh tế gia đình đến nơi trên địa bàn xã có một hợp tác xã nông lâm
nghiệp đang hoạt động các dịch vụ phục vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi xã chưa có trang trại, sản xuất chủ yếu là tập trung vào kinh tế
hộ gia đình phần lớn là sản xuất nông lâm nghiệp, kinh doanh dịch vụ ít, lẻ tẻ,
sản xuất ngành nghề chưa phát triển. Người dân ở thôn nơi đây không có công
việc ngành nghề khác để làm kiếm thêm thu nhập nên kinh tế gia đình của họ
rất hạn hẹp, thiếu thốn về mọi mặt, vốn là thôn thuần nông nên nền kinh tế sản

xuất chủ yếu từ nông nghiệp chăn nuôi nhỏ lẻ, chiếm 85 - 95%.
Thôn Thuận Yên cũng có những thiệt thòi sản xuất chủ yếu của người
dân trong thôn cũng từ nông nghiệp cơ cấu kinh tế hàng năm của địa phương,
lao động việc làm chưa dư nhập tới, các ngành dịch vụ chưa phát triển, và có
một số nghề phụ như trồng rau ,gia công quần áo, chưa có nhiều hộ gia đình
tham gia, dịch vụ vận chuyển chủ yếu bằng các phương tiện thô sơ các hoạt
động thương mại không lớn, không tập trung, không có những định hướng rõ
ràng.

14


Bên cạnh đó còn có rất nhiều gia đình nghèo, nhưng chồng con ăn chơi,
cờ bạc, rượu chè dẫn đến ảnh hưởng kinh tế gia đình nghèo lại càng nghèo
them.
Nhu cầu cần thiết nhất hiện nay của người dân chính là vốn, nguồn nhân
lực có tay nghề và phương thức sản xuất mới, được đào tạo, học tập huấn các
kỹ thuật nuôi trồng cây để có thể đạt năng xuất cao, tìm các công việc làm phù
hợp với thời gian lao đọng nông nghiệp của người dân.
Nguyên nhân của tình trạng nghèo của thôn Thuận Yên là
- Do xuất phát điểm kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên, địa hình, vị trí địa lý
không thuận lợi kinh tế - xã hội.
- Do sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, thiếu việc làm, không có nghề
nghiệp ổn định của người dân, nên thu nhập của nhân dân thấp hoặc do điều kiện
kinh tế xã hội không thuận lợi, chênh lệch giữa các xóm, hộ quá cách xa nhau.
- Do thiếu lao động có tay nghề : Bên cạnh đó đông người ăn theo, dẫn
đến thu nhập bình quân thấp.
- Do thiếu vốn sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu kỹ thuật
Thiếu vốn: Tính cả thôn là 6 hộ
Thiếu đất sản xuất 4 hộ

Thiếu phương tiện sản xuất 12 hộ
Thiếu kỹ thuật sản xuất nói chung tất cả mọi người dân vẫn chưa
có kỹ thuật sản xuất để có thể đạt năng xuất cao.
- Do trình độ hiểu biết hạn chế, thiếu kinh nghiệm sản xuất không biết
cách làm ăn.
- Do tai nạn rủi ro và các nguyên nhân từ gia đình
- Do gia đình có người già ốm đau, người tàn tật, các cụ già neo đơn
không nơi nương tựa vì con cháu thiếu quan tâm nên cần phải có những chính
sách hỗ trợ của xã hội, cộng đồng dân cư giúp đỡ.
Còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo tại rất nhiều khu
vực trên đất nước ta, không chỉ có những nguyên nhân chủ quan mà còn có
những nguyên nhân khách quan và trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng hộ nghèo tại xóm Thuận Yên xã Mỹ Yên.
Giải pháp cần đặt ra:

15


Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo với công tác giảm nghèo, các
cấp ủy đảng, Chính quyền, đoàn thể tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo và phối
hợp thực hiện công tác giảm nghèo, đề cao trách nhiệm của các ban ngành đối
với công tác giảm nghèo.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện của kinh tế toàn địa
phương, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm
nghèo và bên cạnh đó thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo
để thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo để huy động các
nguồn lực của cư dân, cộng đồng, nhà nước, doanh nghiệp cho công tác giảm
nghèo tại địa phương. Tiếp tục ưu tiêu nguồn lực để cải thiện cơ sở hạ tầng,
phát triển sản xuất đối với khu vực khó khăn, xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao.
-


Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về công tác xóa đói giảm nghèo.
Tất cả các tổ chức chính quyền địa phương cần thực hiện tốtcông tác
tuyền truyền đến nhân dân địa phương để người dân nắm được chính sách của
Đảng và Nhà nước hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng, mục tiêu nhiệm vụ của
công tác giảm nghèo để tạo sự đồng tình trong nhân dân cùng thàm gia công tác
giảm nghèo vượt khó tự vươn lên thoát nghèo kịp thời nêu gương điển hình về
các tập thể cá nhân làm tốt công tác, hộ điển hình vươn lên thoát nghèo để
người dân địa phương học tập noi gương theo.
-Các giải pháp cho các đối tượng trong nguyên nhân dẫn đến nghèo và
khó khăn.
Cần ưu tiên cho vay vốn từ các chương trình xóa đói giảm nghèo cho các
hộ nghèo để đủ điều kiện có nhu cầu
Đối với các hộ thiếu đất sản xuất chính quyền địa phương nên tạo điều
kiện cho mượn đất cảu những hộ dư đất do lao động đi làm xa, đất của tập thể
để các hộ đó có đất để phát triển sản xuất, tăng thu nhập để có đất để phát triển
sản xuất, tăng thu nhập để giảm nghèo, đồng thời cho vay để tạo việc làm, tư
vấn cho lao động tìm nghề mới.
Đối với các hộ nghèo đông người ăn, cần thiết được sự giúp của cộng
đồng, cho người vay vốn, hướng dẫn cách làm kinh tế.
Đối với các hộ chưa tìm được việc làm, thiếu phương tiện sản xuất cần
tạo điều kiện cho vay vốn, hướng dẫn các hộ lập dự án sản xuất, kinh doanh,
chăn nuôi cho phù hợp.
Đối với các hộ nghèo lười lao động hoặc gia đình có các đối tượng mắc
các tệ nạn xã hội tích cực tuyên truyền giáo dục, đồng thời phối hợp vơi các cơ
16


quan chức năng tổ chức giúp đỡ, tạo điều kiện học nghề, cho vay vốn để làm ăn
giải quyết công ăn việc làm ổn định trong cuộc sống thoát khỏi nghèo đói.

Còn đối với những hộ không biết cách làm ăn chính quyền địa phương
phối hợp để giúp đỡ hướng dẫn cách làm ăn
Đối với các hộ có người ốm đau, bệnh tật kéo dài, có hoàn cảnh khó
khăn cần đến sự trợ giúp của người dân trong cộng đồng, thì chính quyền các
chế độ bảo trợ xã hội, tuyên truyền vào các cơ quan bảo trợ xã hội, đối với
những hộ có người tàn tật để có các chế độ ưu tiên dạy nghề.
Mọi người dân trong cộng đồng và tất cả các gia đình từng hộ trong địa
phương là những thành viên trong cộng đồng vì vậy cần nâng cao vai trò của
các đoàn thể, để giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, thoát khỏi nghèo đói.
Và công việc luôn luôn cho ta thấy là điều kiện sống còn của con người
nói chung trong toàn xã hội và nói riêng đối với dân thôn Bản Muông và Khuẩy
Phầy của xã Hồng Thái.
Khi tìm ra nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đối với các hộ nghèo trong
cộng đồng xã Hồng Thái cũng là địa phương của mình thì chính quyền và cùng
với người dân cần tìm ra, lựa chọn cho mình những biện pháp, giải pháp để
khắc phục những nguyên nhân đó để đưa người dân, địa phương cùng phấn
đấu, phát triển kinh tế thoát nghèo.
CHƯƠNG 3: PHƯƠN HƯỚNG GIẢI PHÁP.
3.1. Phương hướng chủ trương của xã trong việc thực hiện công tác
xoá đói giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước là nhiệm vụ
chung của mọi cấp mọi ngành. Trên cơ sở tinh thần chung đó huyện Nghi Xuân
cũng đã có những phương hướng mục tiêu chung để thực hiện tốt công tác này.
- Căn cứ vào HĐ 78/2002/NĐ - CP về "tín dụng đối với người nghèo và
các đối tượng cơ sở khác. Đồng thời xuất phát từ thực tiễn Mỹ Yên là một xã
vùng núi, xuất phát điểm của nền kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn
thấp, nguồn lực phát triển của nền kinh tế còn hạn chế.Tỷ lệ nghèo đói và tình
trạng khiếm việc làm còn cao .Ngân hàng chính sách của huyện đã trở thành
một kênh tín dụng quan trọng đối với người nghèo.
- Xác định rõ, đúng, đầy đủ hộ đói nghèo theo chuẩn mực mới và thực

hiện xoá đói giảm nghèo đồng bộ với các chương trình kinh tế - xã hội khác.

17


- Tranh thủ sự chỉ đạo của ban đại diện HĐQT, cấp uỷ chính quyền các
cấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động chỉ thị 09/2004/CT
-TTg của TTg chính phủ.
- Thực hiện triệt để phương thức uỷ thác bán phần cho vay hộ nghèo qua
các tổ chức chính trị - xã hội.
- Xây dựng kế hoạch tín dụng trên cơ sở số lượng hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác và nhu cầu thực tế của nhân dân, gắn với khả năng, lợi
thế của địa phương để trình cấp trên, đảm bảo nguyên tắc "vốn đón tay người
cần vốn" đúng chính sách, chế độ và hậu quả kinh tế - xã hội
- Theo định hướng của UBND xã Mỹ Yên với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ
nghèo hàng năm từ 3-5% cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu tập trung cho
xuất khẩu lao động.
+ Cho vay vốn để tạo việc làm mới cho lao động
+ Cho vay vốn để tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi
+ Cho vay hỗ trợ làng nghề truyền thống.
3.2 các giải pháp chủ yếu về vốn hỗ trợ người nghèo
3.2.1 giải pháp khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ
người nghèo thông qua các chương trình và dự án.
Hiện nay ở nước ta có gần 20 chương trình và dựu án trực
tiếp hoặc có nội dung gắn với xóa đói giảm nghèo. Do phạm vụ,quy mô
nghèo đói cả nước, mặt khác tính chất và kênh hỗ trợ cho nó cũng cần áp
dụng khác nhau, nên với quy mô nguồn vốn của ngân hàng phục vụ
người nghèo tự nó chưa thể bao quát để thực thực hiện mục tiêu xóa đói
giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Vì lẽ đó giải pháp khai thác tối đa các

loại vốn hỗ trợ cho người ngheod từ các chương trình, dự án là hết sức
cần thiết.
3.2.1.1 Vốn hỗ trợ từ chương trình tạo việc làm
Vốn hỗ trợ chương trình tạo việc làm có tác dụng rất lớn để thực
hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nước hta hiện nay. Mặc dù nó có thể
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. tuy nhiên thực trạng cho thấy nguồn
vốn hỗ trợ tạo việc làm chưa khai thác tối đa, xét cả về Phương diện huy
động lẫn phương thức sử dụng. Đặc biệt tính không thống nhất trong
18


cung ứng vốn ( tài trợ , cấp phát) đã tạo ra tính phức tạp trong quản lí
nguồn vốn nói riêng và gây lộn xộn nói chung . Để khắc phục những hạn
chế này hơn nữa tạo ra nguồn vốn đáp ứng cao hơn để thực hiện chương
trình tạo việc làm. Cần một số giapr pháp như sau:
Tất cả các nguồn vốn cho việc làm đều phải thương mại hóa để
sinh lời và tăng trưởng nó thông qua kênh tín dụng. Những khoản cấp
phát dưới mọi hình thức của ngân hàng nhà nước( cả trung ương và địa
phương) bao cấp cho các trung tâm đào tạo việc làm, trung tâm tiếp xúc
việc làm, các tổ chức khác đảm nhận công tác tạo việc làm phải được
chuyển về quỹ quốc gia giải quyết việc làm để cho vay.
3.2.1.2 Vốn hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để cải thiện
khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo.
NHỮNG CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN
1. Cảm nghĩ về quá trình làm việc tại cộng đồng
Qua 5 tuần thực tập tại cộng đồng, bản thân em cảm thấy rất cần
nhiều lần thực tập như vậy nữa, vì quá tình học tập em đã được học lý
thuyết và thực hành trên lớp về các cộng đồng nghèo, nhưng khi trực tiếp
đi vào cộng đồng nghèo thực sự em mới cảm nhận được sự khó khăn vất
vả khi phải chống trả với sự khó khăn vất vả nghèo đói và chính xác là

người thứ thế nào người có hoàn cảnh khó khăn, 5 tuần là một khoảng
thời gian không dài nhưng nó cũng đủ đẻ em tiếp xúc và cảm nhận thấy
được sự vất vả đó, em đã được tiếp xúc một số hộ gia đình có hoàn cảnh
khó khăn nhất, cộng đồng mà em tham gia thực tập là một cộng đồng có
số hộ nghèo nhiều nhất trong xã Mỹ Yên trong hon 50 hộ gia đình thì
có tới hơn 20 hộ gia đình nghèo và rất nhiều hộ gia đình cận nghèo nữa,
thực sự chưa có hộ gia đình nào gọi là giàu có vì ở nông thôn người dân
chỉ đủ ăn đã được gọi là giàu , người dân phải xuất ngày lam lũ ra
đồng,lên đồi, núi quanh năm là bạn với câychè , cây lúa, hầu như cuộc
sống của gia đình nào cũng khó khăn, ta có thể nhìn thấy bề ngoài họ no
đủ trên thực tế thì họ chỉ đủ ăn và đủ ăn chỉ là khá giả thực sự có được
như vậy thì họ vất vả làm, em đã chứng kiến hai vợ chồng làm nông
nghiệp để nuôi ba người con gái đi học cấp II, cấp III phải đi học xa nha.
Những bữa ăn đạm bạc của người nông dân không đủ chất để họ có một
sức khỏe tốt để có thể làm việc một cách bền bỉ, dẻo dai, nhưng cuộc
sống về gia đình dù không có sức khỏe những họ cũng phải cố gắng.
19


Em đã chứng kiến những cụ già neo đơn không người chăm sóc
vẫn phải tự ra đồng để cấy lúa vẫn gánh, vác hàng chục thúng mạ non ra
đồng cấy, đáng lẽ các cụ phải được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già nhưng vì
hoàn cảnh họ phải làm nêu không làm thì không có ăn.
Qua những lần tiếp xúc em thấy họ là những người dân hiền lành,
chất phác, em cảm thấy rất vui khi làm việc tại cộng đồng, trong thời
gian thực tập em đã tham gia vào các hoạt động của địa phương và công
việc được giao trong dự án, em, cảm nhận được sự thân thiện, sự nhiệt
tình giúp đỡ từ những người dân nơi đây, và em đã lựa chọn đúng địa
điểm thực tập
Trong thời gian thực tập tại địa phương em chưa, giúp được gì

nhiều để cộng đồng có thể đi lên phát triển, nhưng em mong rằng sự có
mặt của em có thể mang lại một chút công sức để giúp đỡ một số cá nhân
trong cộng đồng
2. Những điều đã học qua những việc mình đã thực hiện
Qua 5 tuần thực tập em đã chứng kiến, và thấy được tận mắt
những việc mà cộng đồng người dân nơi dây làm họ thật sự vất vả, khó
khăn, nhưng em cảm nhận được sự chất phát, thật thà, giàu tình cảm của
người dân thôn Thuận Yên họ là những con người đáng khâm phục và
đáng học tập, họ không giàu về vật chất nhưng họ giàu về tình cảm, họ
thật sự rất nghèo, nhưng trong mỗi bữa ăn của gia đình đầy ắp tiếng cười,
có một hộ gia đình nhà chỉ có 3 mẹ con, bố mất sớm người mẹ phải vất
vả nuôi hai đưa con học cấp II sự vất vả đè nặng lên hai đôi vai của
người phụ nữ này, nhưng người phụ nữ này vẫn luôn tươi cười, và dạy
dỗ hai đứa con ngoan, học giỏi và đặt thành tích rất khá trong học các
năm học tiểu học và trung học, mỗi buổi sáng đi học về hai đứa con lại
giúp mẹ làm những công việc trong gia đình, người mẹ quanh năm suốt
tháng phải ra đồng, sự vất vả của người mẹ để nuôi hai đứa con ăn học.
Bên cạnh gia đình này còn rất nhiều gai đình phải vất vả để kiếm sống.
Và còn nữa những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống trong thời gian
thực tập tại địa phương em đã gặp, tận mắt chứng kiến rất nhiều điều thú
vị, những điều hay lẽ phải là cả người dân trong thôn họ giúp nhau cấp lý
do chính là tình cảm của những người dân trong thôn khi gia đình nào có
chuyện, có việc họ đến ủng hộ, giúp đỡ, tình cảm và lòng nhiệt tình thật
là đáng quý, họ không giàu có để cho nhau về vật chất nhưng tình cảm,
tình làng nghĩa xóm của những người dân nơi đây thì thật là đang học
tập, họ thật sự sống tình cảm
20


Em đã học ở nơi đây rất nhiều điều cùng họ làm em cảm thấy thật

sự rât vui vẻ, em hi vọng một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn sẽ đến với họ
và những con người ở nơi dây trên tổ quốc Việt Nam này còn rất nhiều,
thật nhiều những cộng đồng nghèo và giàu tình cảm như cộng đồng
người dân thôn Thuận Yên xã Mỹ Yên.
3. Những khó khăn trong thực tế so với lý thuyết
Đối với bản thân em khi làm tại cộng đồng thôn Thuận Yên xã Mỹ
Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, những khó khăn trong thực tế so
với lý thuyết đó là
Người dân địa phương ít tham gia vào công tác chính trị, ai có việc
liên quan đến cần sự giải quyết thì mới đến ủy ban, còn ban mặt trận khu
dân cư là công tác chính trị tại địa phương chứ không có thẩm quyền giải
quyết, mọi ý kiến phải đưa lên chính quyền ủy ban nhân dân vì thế việc
tìm hiểu dự án là không có tài liệu vậy nên tìm hiểu dự án tại ủy ban
nhân dân nhưng đó lại là tài liệu về dự án, thì thường không có dự án thực
hiện tại một xóm, mọi mặt về các thông tin em cần tìm hiểu thì em lại phải
đi rất nhiều phong ban mới thu nhập được.
Bên cạnh đó còn rất nhiều khó khăn nữa, khó khăn về trao đổi
thông tin với người dân, người dân ở khu vực không có, các quán nước,
quán trà để ngồi, người dân không hiểu các từ ngữ về dự án, cộng đồng
vì vậy cần mất rất nhiều thời gian để giải thích và em còn phải gặp họ ở
ngoài đồng, trên đồi trên đường tiếp cận để nói chuyện rất nhanh chóng.
4. Công việc đã tham gia làm tại cộng đồng
Trong thời gian thực tập tại công đồng an chưa đóng góp gì giúp
cho cộng đồng phát triển hơn, tuy nhiên em là một học viên của trường
Đại Học Khoa Học – Đại Học Thái Nguyên em cũng đã phát huy khả
năng của mình những gì mà em đã học tại trường để có thể góp chút sức
lực nhỏ bé cho cộng đồng mà em tham gia thực tập, em đã tham gia vào
các hoạt động của chi đoàn thanh niên xóm và các hoạt động của xã các
chương trình chào mừng ngày thành lậpĐoàn ( 26/3)và hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao

Thật sự là bản thân em không làm công việc lớn để thay đổi, làm
cộng đồng phát triển hơn nhưng em đã tham gia vào các công việc một
cách nhiệt tình và trên tinh thần công tác xã hội.

21


Và em hi vọng một chút sức lực nhỏ bé của em mà em đã làm cho
những người có hoàn cạnh đặc biệt khó khăn thì đó sẽ là một việc tốt và
có ích cho họ.
Thời gian qua làm việc tại cộng đồng, em đã được tham gia rất
nhiều cộng việc, những công việc do kiểm huấn viên của em giao phó và
em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao khá tốt. Nếu được làm việc tiếp tại
cộng đồng em sẽ cố gắng hơn nữa, em sẽ tham gia thêm vào các hoạt
động, đi tới nhiều gia trọng cộng đồng để tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh
gia đình của họ và tham gia giúp đỡ nhiều gia đình cũng rất khó khăn
trong cuộc sống những việc mà em có thể làm được.
PHẦN 4 : KẾT LUẬN
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cho
thực thiện. thông qua các chính sách xóa đói giảm nghèo như Nghị quyết
30a, chương trình 134, chương trình 135…chúng ta đã đạt được nhiều
thành quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức dòi hỏi sự nỗ lực
hơn nữa.
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề lớn và phức tạp, là thách thức không
chỉ đối với Việt Nam mà còn đối nhiều nước trên thế giới. Vì vậy xóa đói
giảm nghèo không thể giải quyết ngay trong ngày một ngày hai mà trải
qua nhiều bước, cần có sự đóng góp nỗ lực của toàn thể nhân dân và
Đảng ta.
Các hộ nghèo vay vốn chủ yếu từ ngân hàng chính sách xã hội,

vốn vay đã giúp các hộ nghèo đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, nhờ đó
giúp họ khai thác tốt hơn tiềm năng về sức lao động, thời gian nhàn rỗi,
đất đai, để chủ động tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập và tiến tới
thoát nghèo.
Tín dụng trác động đến thu nhập của hộ nghèo rõ nét hơn ở trong
dài hạn và ở những mức vốn vay cao hơn. Những hộ nghèo nào được
tiếp cận với vốn tín dụng sớm hơn, có mức vay nhiều hơn thì xác xuất
thoát nghèo cao hơn.
.
KHUYẾN NGHỊ
22


Theo tinh thần của một nhân viên công tác xã hội về phát triển
cộng đồng: Trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người
dân nhận thức rõ về cuộc sống để họ có ý trí, tự lực, tự cường, có mục
đích cho tương lai, tự lựa chọn và tạo việc làm cho chính bản thân họ để
có thể vươn lên thoát khỏi cái nghèo đói lạc hậu của cuộc sống.
Chính quyền địa phương cần quan tâm sát sao hơn tới các hộ
nghèo của các thôn trong toàn xã.
Bên cạnh đó, cần xây dựng mô hình phụ nữ điển hình làm kinh tế
giỏi vì trong những năm gần đây vai trò của người phụ nữ trong việc
phát triển kinh tế đang được coi trọng để thay đổi nhận thức của chị em
phụ nữ, chi hội phụ nữ của thôn, xóm cũng như Hội phụ nữ xã cần làm
tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động chị em trong các thôn, xóm
và trong xã thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Đảng và
nhà nước và các chính sách xóa đói giảm nghèo, vay vốn và tích cực ủng
hộ các dự án đã và đang được chuẩn bị thi công thực hiện tại địa phương,
các dự án đề án xây dựng nông thôn mới.
Đối với các chi đoàn thôn, xóm nói riêng cũng như Đoàn xã nên

thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt để giáo dục, trau dồi cho
thanh niên có những tư tưởng chính trị đúng đắn, lối sống lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút… Thực hiện
tốt các phong trào của địa phương một cách nhiệt tình và có trách nhiệm
hơn nữa.
Cần cải thiện hệ thống loa đài phát thanh của xã, luôn tuyên truyền
phát thanh thông báo cho người dân về các vấn đề xã hội, các thông tin
phát ra để người dân nghe rõ.
Trong thời gian hoàn thiện dự án chính quyền địa phương theo sát,
kiểm tra chặt chẽ các hoạt động để dự án hoàn thiện đúng thời gian quy
định, an toàn.
Đất nước ta hiện nay đang đẩy mạnh, nhanh tốc độ phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì vậy vấn đề đào tạo chuyên môn kỹ
thuật cho phù hợp để theo kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
phù hợp với những thay đổi của công nghệ sản xuất nên việc đào tạo
mới, đào tạo cho người lao động cũng là một giải pháp giải quyết việc
làm. Đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý
điều hành cần đầy đủ năng lực, tài trí.
Các chính sách xóa đói giảm nghèo cần phải toàn diện về mọi mặt,
đảm bảo cho người nghèo thoát nghèo nhanh và bền vững. Thu hút
23


người dân tham gia hơn nữa vào quá trình xây dựng, triển khai thực hiện
các chính sách giảm nghèo

24




×