Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu thi tốt nghiệp môn Luật cạnh tranh topica phần bài tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.21 KB, 12 trang )

BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

VD1 : 6 công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị trường liên
quan đã ký thỏa thuận hợp tác lắp ráp máy tính giá rẻ với thương hiệu chung và ấn định giá
bán loại máy tính này phải dưới 4 tr đồng
- Khả năng có thể VP: Vì 6 công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên
thị trường liên quan nên khả năng có thể vi phạm TTHCCT hoặc lạm dụng VTTLTT lên quan
đến ấn định giá
- Phân tích: Việc ký thỏa thuận hợp tác là có hành vi thỏa thuận nhưng là thỏa thuận hợp
tác, tham gia vào thỏa thuận hợp tác các bên không còn tư cách độc lập, việc ấn định giá bán là
đối với SP chung
- Nhóm DN có thị phần 30% chưa đủ xác định là TLTT theo K2 Đ11 LCT;
=>Kết luận: Không vi phạm
VD2 : A là một DN sx chiếm 32 % trên thị trường liên quan. Sản phẩm của doanh
nghiệp A rất có uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng ưa thích. Doanh nghiệp A cũng
có chế độ ưu đãi cho các đại lý bán hàng của mình. Đại lý B rất muốn bán hàng cho doanh
nghiệp A. Tuy nhiên, hiện nay đại lý B cũng lại đang phân phối sản phẩm của doanh nghiệp C.
A không muốn B bán sản phẩm đó nữa nên đã yêu cầu B không được bán hàng của C nếu
muốn trở thành đại lý của A.
Xét hành vi của A là bắt B, để bán hàng của A thì không được bán hàng của C, đối thủ
cạnh tranh của A. Căn cứ Khoản 5 Điều 13 LCT “Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký
kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa
vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng”, hành vi của A được coi là hành vi
áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng. Đây là hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường bị cấm.
VD3 : Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B cùng nhau áp dụng mức giá thống nhất đối
với hàng hóa mà hai doanh nghiệp cung cấp tại các khu vực phía Bắc
- Khả năng VP: Theo khoản 1 Điều 8 “Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp” thì có khả năng vi phạm TTHCCT.
- Phân tích:
+ Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B là các doanh nghiệp độc lập


+ Mức giá thống nhất đối với hàng hóa mà hai doanh nghiệp cung cấp tại khu vực phía
bắc nếu đã được thỏa thuận thống nhất cùng hành động thì có thể làm giảm, sai lệch, cản trở sự
cạnh tranh trên thị trường.
=> Kết luận: Có thể vi phạm

1


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

VD4 : A và B đều là doanh nghiệp sản xuất vòng bi A chiếm 17% thi phần trên thị
trường liên quan, B chiếm 12% trên thị trường liên quan. A và B ký HĐ thỏa thuận thực hiện
việc sáp nhập A vào B mà không tiến hành thủ tục thông báo.
- Khả năng VP: Theo Khoản 1, Điều 17 “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một
số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang
một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập” thì A và
B ký HĐ thỏa thuận thực hiện việc sáp nhập A vào B là hành vi Tập trung kinh tế
- Phân tích: A và B ở cùng trên thị trường liên quan. Thị phần kết hợp của A và B là 29
% trên thị trường liên quan. Căn cứ quy định tại Điều 20 LCT “Trường hợp thị phần kết hợp
của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc
trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ
và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo”, A và B có thể tiến hành sáp
nhập mà không cần thông báo. Việc sáp nhập của A vào B không thuộc trường hợp bị cấm
theo quy định tại Điều 18 LCT “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh
nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy
định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh
tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp”.
=> Kết luận: Không có vi phạm
VD5 : Nhận thấy DN A sản xuất gạch men AKIRA rất nổi tiếng trên thị trường, doanh
nghiệp B chuyên kinh doanh VLXD khi thành lập đã lấy tên TAKIRA Co.Ltd

- TAKIRA và AKIRA là hai tên thương mại có dấu hiệu tương tự, SP cùng loại
- Vì AKIRA là thương hiệu nổi tiếng nên DN B phải biết điều này (nhận thấy), đây là
hành vi cố ý, hoàn toàn có thể xác định hành vi này nhằm gây nhầm lẫn cho khách hàng nhằm
mục đích cạnh tranh
- B là một DN và hành vi của B đã đủ dấu hiệu cấu thành vi phạm tại Đ 40 LCT “Cấm
doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của
Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích
cạnh tranh”.
=> Kết luận: Có vi phạm
VD6: Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN không phải là một bên của thỏa
thuận cỏ thể đuơc xem xét miễn trừ nếu tạo ra sự giảm giá thành hàng hóa, có lợi cho người
tiêu dùng.
Trả lời: Sai
Căn cứ Điều 10 LCT, thỏa thuận này trên không được quy định tại Điều này nên không
được xem xét hưởng miễn trừ.
2


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

VD7: Tháng 10/2010 Beeline – nhà mạng chiếm khoảng 5% thị phần mạng di động tại
Việt Nam, đã chào bán sim tỷ phú với giá 20 nghìn đồng x 12 tháng x 10 năm = 2,4 triệu đồng.
Khách hàng thanh toán cho Beeline theo tiến độ thanh toán là 120 lần (V) mỗi tháng nộp 20
nghìn đồng). Số tiền khuyến mãi (cước dịch vụ viễn thông của Beeline) mà người mua được
hưởng (1 tỷ đồng) cao hơn giá trị số thuê bao mà khách hàng phải bỏ tiền ra mua (2,4 triệu
đồng) là 416,67 lần (1 tỷ : 2,4 triệu = 416,67)
Các hành vi có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Tại sao?
- Khả năng vi phạm: lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc cạnh tranh không lành
mạnh về khuyến mại.

- Phân tích:
+ Theo Khoản 1 Điều 11 “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu
có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể”, Beeline – nhà mạng chiếm khoảng 5% thị phần mạng di động tại Việt Nam
và hành động và việc khuyến mãi của beeline theo dữ kiện đề bài sẽ không có khả năng gây ra
hạn chế cạnh tranh. Nên Beeline không có vị trí thống lĩnh trên thị trường.
+ Việc khuyến mại của Beeline nêu trên không thuộc quy định tại Điều 46 LCT “Khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh”. Nên việc khuyến mãi của Beeline là không vi phạm
pháp luật cạnh tranh.
- Kết luận: Beeline không có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
VD8: Công ty A ký hợp đồng với công ty B để công ty này phân phối các sản phẩm của
A. Trong hợp đồng có điều khoản “B chỉ được ký hợp đồng cung ứng sản phẩm của A với giá
trị 100 triệu đồng cho khách hàng. Tất cả các hợp đổng có giá từ 100 triệu đồng trở lên B phải
thông báo cho A để A trực tiếp ký với khách hàng”.
Các hành vi có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Tại sao?
Trả lời:
- Khả năng VP: Các hành vi có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh về lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường bị cấm.
- Phân tích: Xét hành vi của A là bắt B chỉ được ký hợp đồng cung ứng sản phẩm của A
với giá trị 100 triệu đồng cho khách hàng. Tất cả các hợp đổng có giá từ 100 triệu đồng trở lên
B phải thông báo cho A để A trực tiếp ký với khách hàng. Căn cứ Khoản 5 Điều 13 LCT “Áp
đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc
doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng”, hành vi của A được coi là hành vi áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp
đồng. Nếu A có vị trí thống lĩnh thị trường thì đây là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường bị cấm.
- Kết luận: Có vi phạm pháp luật cạnh tranh: là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường bị cấm
3



BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

VD9: Tháng 9/2005, để kỷ niệm một năm hoạt động Viettel – nhà màng chiếm 10% thị
phần trên thị trường mạng viễn thông Việt Nam, giảm phí thuê bao di động từ 100.000 đồng
xuống 59.000 đồng 1 tháng bắt đầu từ ngày 01/10/2005. Ban giám đốc điều hành thậm chí
thông báo rằng công ty sẽ giữ mức phí thuê bao thấp hơn 10-15% so với các mạng di động
khác.
Các hành vi có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Tại sao?
Trả lời:
- Khả năng VP: Đây có thể là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo Điều 39 LCT
“Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”
- Phân tích:
+ Theo Khoản 1 Điều 11 “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu
có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể”, Viettel chỉ chiếm 10% thị phần nên không có vị trí thống lĩnh trị trường.
Hành động giảm phí thuê bao di động từ 100.000 đồng xuống 59.000 đồng trong 1 tháng từ
ngày 01/10/2015 sẽ không có khả năng gây ra hạn chế cạnh tranh.
+ Tuy nhiên Ban giám đốc điều hành thậm chí thông báo rằng công ty sẽ giữ mức phí
thuê bao thấp hơn 10-15% so với các mạng di động khác, Theo Khoản 1 Điểu 45“So sánh trực
tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác”, hành
vi của Ban giám đốc điều hành là hành vi của Ban giám đốc là hành vi Quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh.
- Kết luận: Có vi phạm pháp luật cạnh tranh: à hành vi Quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh.
Bài 1_HCCT: Nhận thấy doanh nghiệp A áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng với mình,
doanh nghiệp B rất bất bình. B sẽ phải nộp đơn kiện ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý
hồ sơ và giải quyết vụ việc này cho B?
Trả lời:
Theo các dữ kiện của bài, hành vi này của A có thể bị xem xét ờ dạng hành vi lạm dụng

vị trí thống lĩnh thị trường nếu thị phần của A chiểm từ 30% trên thị trường liên quan hoặc nếu
A có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Căn cứ Điều 58 LCT, B được quyền khiếu nại đến cơ
quan quản lý cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền thụ lý hồ sơ. Tuy nhiên, cơ quan
giải quyết vụ việc này lại là Hội đồng cạnh tranh, căn cứ Điều 53 LCT, vì đây là vụ việc liên
quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
4


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

Bài 2_HCCT: Nhận thấy có một nhóm doanh nghiệp kinh doanh taxi đang liên kết lại
với nhau nhằm tăng giá cung ứng địch vụ làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người tiêu dùng
có thể kiện các doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật cạnh tranh không? Nêu phương
thức để kiểm soát hành vi của nhóm doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật cạnh tranh
Trả lời:
Căn cứ vào dữ kiện của bài, đây có thể được xem xét dưới dạng hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh, làm giảm, sai lệch cạnh tranh trên thị trường. Neu thị phần kết hợp của các
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận này chiếm từ 30% trên thị trường liên quan, hành vi này sẽ bị
cấm. Người tiêu dùng không thể trực tiếp làm hồ sơ khiếu nại bởi không phải là tổ chức, cá
nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, bởi người tiêu đùng không cạnh tranh với các
doanh nghiệp nảy. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể phản ánh đến cơ quan quản iý cạnh tranh
về hành vi này của các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền tiến hành điều tra
hành vi này cãn cứ Điều 65 LCT và Điều 54 LCT. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền giải
quyết vụ việc này là Hội đồng cạnh tranh.
Bài 3_HCCT: Nhận thấy một số doanh nghiệp kinh doanh sim thẻ 3G cùng tiến hành
tăng giá dịch vụ 3G lên 5% so với giá trước đó, doanh nghiệp A, cũng cung cấp địch vụ 3G,
liền tăng giá dịch vụ 3G của mình với cùng mức giá so với giá cung ứng dịch vụ của các doanh
nghiệp kia. Hành vi của A có hợp pháp không? cỏ bị kiểm soát theo quy định của pháp luật
cạnh tranh không? Để xác định dược cần phải tiến hành những trình tự, thủ tục nào?
Trả lời:

Để xác định hành vi của A có hợp pháp hay không, cần xác định xem liệu hành vi của A
và của các doanh nghiệp kia có tạo nên thỏa thuận ấn định giá không. Căn cứ Điều 14 Nghị
định 116/2005, cần phải chứng minh giữa A và các doanh nghiệp kia có sự thống nhất để cùng
hành động chung. Ngoài ra, A và các doanh nghiệp này phải ở cùng trên thị trường liên quan.
Để xác định được tính hợp pháp của hành vi thì cần phải điều tra. Cơ quan quản lý cạnh tranh
có quyền tiến hành điều tra trên cơ sở phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm căn cứ Điều 68
LCT. Sau khi đã có kết quả điều tra, cơ quan quản lý cạnh tranh phải gửi hồ sơ đến Hội đồng
cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh sẽ thành lập Hội đồng xử ỉý vụ việc. Hội đồng xử lý vụ việc
nếu thấy kết quả điều tra là có cơ sở sẽ tiến hành mở phiên điều trần và ra quyết định xử lý vụ
việc.

5


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

Bài 2_HCCT: Sản phẩm của doanh nghiệp A rất có uy tín trên thị trường và được
người tiêu dùng ưa thích. Doanh nghiệp A cũng có chế độ iru đãi cho các đại íý bán hàng của
mình. Đại ỉý B rất muốn bán hàng cho doanh nghiệp A. Tuy nhiên, hiện nay đại lý B cũng lại
đang phân phối sản phẩm của doanh nghiệp C đang được giới trẻ ưa thích. A không muốn B
bán sản phẩm đó nữa nên đã yêu cầu B không được bán hàng của c nếu muốn trở thành đại lý
của A. Hành vi của A có hợp pháp không? Biết rằng thị phần của A chiếm 32 % trên thị trường
liên quan.
Trả lời:
Căn cứ Điều 1 LCT “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị
phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể”, A chiếm 32% trên thị trường liên quan, do vậy, A là doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường.
Tiếp theo, xét hành vi của A, A bắt B, để bán hàng của A thì không được bán hàng của c,
đổi thủ cạnh tranh của A. Căn cứ Điều 13 LCT “Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết

hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng”, hành vi của A được coi là hành vi
buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trục tiếp đến đối tượng của
hợp đồng. Đây là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm.
Bài 3_HCCT: A là doanh nghiệp có thị phần 55% trên thị trường liên quan. B, C, D là
các doanh nghiệp có thị phần lần lưọt là 15%, 10%, 20% trên cùng thị trường liên quan. Tuy
nhiên A lại chiếm 55% vốn điều lệ của B, 51% vốn điều lệ của c và có quyền bổ nhiệm đa số
các thành viên trong Hội đồng quản trị của D. F là một đoanh nghiệp thường xuyên mua hàng
của A để có thể cung ứng các dịch vụ cùa mình trên thị trường. Vào tháng I/2014, A quyết định
không cung cấp hàng cho F nữa vì lý do F không thanh toán sớm tiền hàng cho À theo yêu cầu
của A. Hỏi hành vi cùa A có hợp pháp?
Trả lời:
Việc A chiếm 55% vốn điều lệ của B, 51% vốn điều lệ của C và có quyền bổ nhiệm đa
số các thành viên trong Hội đồng quản trị của D cho thấy A là công ty mẹ của các cồng ty B,C,
D theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trong khi đó, trên thị trường liên quan chỉ có A, B, C,
D. Do vậy, A có thể được coi là có vị trí độc quyền do không có doanh nghiệp nào cạnh tranh
trên thị trường, căn cứ Điều 12 LCT “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không
có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị
trường liên quan”. Hành vi của A ngừng cung cấp hàng cho F không có` lý do chính đáng sẽ bị
coi là hành vi lạm đụng vị trí độc quyền, cãn cứ vào khoản 3 Điều 14 LCT “Lợi dụng vị trí độc
quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính
đáng” .
6


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

Bài 4_HCCT: A là doanh nghiệp sản xuất kem que, kem ốc quế trên thị trường, chiếm
20% trên thị trường liên quan. A muốn sáp nhập vào B. B là doanh nghiệp chuyên sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm sữa, trong đó có kem que vả kem ốc quế. Thị phần kem cùa B chiếm

15% trên thị trường liên quan. Hỏi A có được sáp nhập vào với B không? Cơ chế kiểm soát áp
dụng cho trường hợp này là như thế nào?
Trả lời:
Theo đề bài, A và B ở cùng trên thị trường liên quan về sản xuất và kinh doanh kem que
và kem ốc quế. Thị phàn két hợp của A và B là 35 % trên thị trường Hên quan. Căn cứ quy
định tại Điều 20 LCT “Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến
50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo
cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế”, đại diện hợp pháp của
A và B sẽ phải có nghĩa vụ thông báo cơ quan quản lý cạnh tranh, trừ trường hợp doanh nghiệp
tạo thành sau sáp nhập vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. A và B chỉ có thể tiến hành sáp
nhập sau khi nhận được thông báo bằng văn bàn của cơ quan quàn lý nhà nước xác nhận việc
sáp nhập của A vào B không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 18 LCT “Cấm
tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm
trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc
trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ
và vừa theo quy định của pháp luật”.
Bài 6_HCCT: Các doanh nghiệp A, B, C, D là các doanh nghiệp đều cung ứng một sản
phẩm có cùng một thương hiệu trên thị trường trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp X, doanh
nghỉệp khỏi tạo ra thương hiệu đó. Để đảm bảo cho việc cung ứng sản phẩm đạt được chất
lượng mà thương hiệu đã tạo ra, trong hợp đồng ký kết lần lượt với A, B, C, D, doanh nghiệp X
đã yêu cầu 4 doanh nghiệp này phải mua cùng một nguồn nguyên liệu được cung cấp bởi
doanh nghiệp z. Trong các hợp đồng ký lần lượt với A, B, C, D, doanh nghiệp X cũng yêu cầu
mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ được kinh doanh ở một khu vực nhất định, không được đặt cơ sờ cung
ứng sản phẩm tại những khu vực khác. Các thỏa thuận này có vi phạm pháp luật cạnh tranh
không? Giải thích.
Trả lời:
Với các dữ kiện của đầu bài, hợp đồng X ký kết lần lượt với A, B, c, D có thể được xem
xét dưới dạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo đó, X thống nhất với các doanh
nghiệp trên là chỉ được mua hàng tại doanh nghiệp z, cũng như thống nhất địa điểm bán hàng
đối với mỗi bên của thỏa thuận, căn cứ Điều 8 khoản 2 LCT “Thoả thuận phân chia thị trường

tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ”. Tuy nhiên, các hành vi này chỉ bị coi là
vi phạm pháp luật cạnh tranh khi thị phần kết hợp của X và A, B, c, D chiếm tới 30% trên thị
trường liên quan, căn cứ Điều 9 Khoản 1 LCT “Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy
định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật này”. Hành vi này vẫn có thể được phép thực hiện
nếu hướng tới giảm giá thành sản phẩm, có lợi cho người tiêu dùng căn cứ Điều 10 LCT
“Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có
thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu
dùng”.
7


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

Bài 7_HCCT: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên liệu cho các
Doanh nghiệp khác trên thị trường. Do một số rào cản thị trường nên hiện nay chỉ có một số ít
doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp A có thể cung cấp nguyên liệu này trên thị trường.
Trong hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp mua hàng của mình, A thường yêu cầu các doanh
nghiệp phải mua bảo hiểm hàng hóa ở một công ty mà A chỉ định. Ngoài ra, A cũng yêu cầu
các doanh nghiệp phải thanh toán tiền hàng trước khi tiến hành giao hàng. Các hành vi này
của A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Giải thích
Trả lời:
Theo dữ kiện của đề bài, đây là hành vi của một doanh nghiệp, hành vi này sẽ có thể xem
xét ở dạng hành vi lạm đụng vị trí thống lĩnh thị trường. Để xác định được A có thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật cạnh tranh không cần phải xác định được thị phần của A trên thị trường.
Nếu A có thị phần chiếm từ 30% trở lên trên thị trường liên quan, A có vị trí thống lĩnh.
Trường hợp thị phần của A không đạt mức nêu trên, A vẫn có thể bị coi là có vị trí thống lĩnh
khỉ chứng minh được A có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Nếu xác định được
A có vị trí thống lĩnh thị trường thì hành vi của A có thể xem xét cụ thể ở hành vi buộc doanh
nghiệp khác phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng, khi chứng minh được rằng A buộc các doanh nghiệp phải mua bảo hiềm hàng hóa tại

công ty mà A chỉ định, căn cứ Điều 30 khoản 2 Nghị định 116/2005 “Buộc doanh nghiệp khác
chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là hành vi gắn
việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hoá, dịch
vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số
nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng”. Còn hành vi yêu cầu doanh
nghiệp phải thanh toán tiền hàng trước khi tiến hành giao hàng không có vi phạm pháp luật
cạnh tranh.
Bài 8_HCCT: 5 doanh nghiệp A, B, D, E, F chuyên cung ứng dịch vụ internet và 3G
cùng nhau thòa thuận về việc yêu cầu khách hàng của mình là những người tiêu dùng để kết
nối được internet phải mua thiết bị lắp đặt internet được nêu trong hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Thiết bị này là sản phẩm của doanh nghiệp z. Các hành vi này có vi phạm pháp luật cạnh tranh
không? Giải thích. Biết rằng các doanh nghiệp này chiếm 80% trên thị trường liên quan.
Trả lời:
Xét về chủ thể, Vì 5 doanh nghiệp này có thị phần kết hợp chiếm 80% trên thị trường
liên quan nên các doanh nghiệp này đã tạo nên sức mạnh thị trường. Căn cử Điều 11 khoản 2
LCT “Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động
nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh
nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp có tổng
thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ
75% trở lên trên thị trường liên quan”, 5 doanh nghiệp này không phải !à nhóm doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh thị trường. Do vậy, sẽ chỉ xét hành vi của các doanh nghiệp này ở loại thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh. Căn cứ Điều 8 LCT, không có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
nào phù hợp với dữ kiện đề ra của đầu bài. Do vậy, hành vi yêu cầu người tiêu dùng phải mua
sản phẩm của doanh nghiệp z khi được lắp đặt internet, của 5 doanh nghiệp này không vi phạm
pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, hành vi cùa 5 doanh nghiệp cùng nhau thỏa thuận mua sản
phẩm của doanh nghiệp z để cung cấp dịch vụ cho khách hàng lại có thể vi phạm pháp luật
cạnh tranh. Hành vi của các doanh nghiệp này có thể được xem xét ở dạng hành vi thỏa thuận
phân chia nguồn cung cấp hàng hóa khi các bên thống nhất là chỉ mua thiết bị lắp đặt internet
của doanh nghiệp z, căn cứ Điều 15 khoản 2 LCT.
8



BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

Bài 9_HCCT: Doanh nghiệp A dự định mua lại cổ phần của một cổ đông X một cổ
đông lớn của doanh nghiệp B. Biết rằng cổ đông X nắm 51% tổng số cổ phần biểu quyết của
B. Hỏi việc mua lại cổ phần này của doanh nghiệp A có bị kiểm soát theo quy định của pháp
luật cạnh tranh không? Giải thích
Trả lời:
Hành vi này của A được coi là hành vi mua lại doanh nghiệp căn cứ Điều 17 khoản 3
LCT “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của
doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp
bị mua lại” và Điều 34 Nghị định 116/2005 “Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp
một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản
của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50%
quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của
pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối
các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích
kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”. Hành vi này sẽ bị kiểm soát
nếu có thị phần cùa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B chiếm từ 30% trên thị trường liến quan,
trừ trường hợp doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế vẫn là doanh nghiệp nhò và vừa.
Nếu thị phần kết hợp của 2 doanh nghiệp chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan, đại
diện của 2 doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo đến cơ quan quản lý cạnh tranh. A chỉ có thể
mua lại cổ phần cùa cổ đông X khi nhận được thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý
canh tranh xác nhận về việc mua lại không vi phạm quy định cấm của LCT. Nếu thị phần kết
hợp của A và B chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, hành vi mua lại bị cấm. Tuy nhiên,
đại diện của A và B có thể làm hồ sơ miễn trừ nếu thuộc các quy định tại Điều 19 LCT .
Bài 10_HCCT:
Nhận thấy việc hợp nhất của các doanh nghiệp A, B, C, D có dấu hiệu vi phạm pháp luật

cạnh tranh, doanh nghiệp E đã làm hồ sơ khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh. Theo
doanh nghiệp E, thị phần kết hợp của 4 doanh nghiệp này chiếm khá cao, thậm chí có thể trên
50% trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đã không tiến hành thủ tục
thông báo đến cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc bất kỳ thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ nào.
Liệu hành vi của E có hợp pháp? Việc hợp nhất của A, B, c, D có đúng pháp luật không? Giải
thích. Hướng xử ỉý đối với hành vi vi phạm nếu có.
Trả lời:
Hành vi của E là hợp pháp. E có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh nếu việc
hợp nhất của A, B, c, D ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường và hoạt động kinh doanh của
E. Việc hợp nhất của A, B, c, D được tiển hành mà không phải thực hiện thủ tục thông báo hoặc
không bị cấm nếu doanh nghiệp hình thành sau hợp nhất vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo
quy định của pháp luật. Trường hợp không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì khi thị phần
kết hợp của các doanh nghiệp chiếm từ 30%-50% trên thị trường liên quan, đại diện hợp pháp
của các doanh nghiệp phải làm nghĩa vụ thông báo. A, B c, D chỉ được quyền thực hiện hợp
nhất khi nhận được văn bân xác nhận của cơ quan quản lý cạnh tranh là thị phần kết hợp không
thuộc trường hợp bị cấm. Nếu thị phần kết hợp chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, hành
vi hợp nhất là vi phạm pháp luật cạnh tranh. Hành vi này sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính
là cảnh cáo hoặc phạt tiền; có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tịch thu lợi nhuận thu
được từ thời điểm hình thành doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thể áp đụng các biện pháp khắc
phục hậu quả là chia doanh nghiệp đã sáp nhập, buộc cải chính công khai.
9


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

Bài 12_HCCT: Doanh nghiệp A là một doanh nghiệp chuyên cưng cấp xăng dầu trên
địa bàn tình X. B là một doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ vận tài và chở khách, hoạt
động chủ yếu ở tỉnh này. B cũng là khách hàng thường xuyên của A. Do mâu thuẫn về khâu
thanh toán hợp đồng khi A yêu cầu B phải thanh toán tiền hàng trước khi tiến hành giao hàng.
A quyết định ngừng bán xăng dầu cho B. B đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị A cho phép

B được quyền giãn thời gian thanh toán tiền, nhưng A không đồng ý. Việc làm của A đã làm
doanh nghiệp B không thể hoạt động kinh doanh được vì không thể mua hàng của doanh
nghiệp khác. Hành vi của A có hợp pháp không theo quy định của pháp Luật Cạnh tranh? Giải
thích.
Trả lời:
Với dữ kiện của đề bài, hành vi của A là hủy bỏ hợp đồng với B. Để xác định hành vi
của A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không cần phải xác đinh được liệu A có vị 'trí độc
quyền không. Nếu A có vị trí độc quyền thi hành vi của A sẽ bị xem xét ở dạng hành vi lạm
dụng vị trí độc quyền theo khoản 3 Điều 14 LCT “Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương
thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng”. Nếu A không
chứng minh được việc hủy hợp đồng là có lý do chính đáng thì hành ví của A là vi phạm pháp
luật cạnh tranh.
Bài 1_CTKLM: Nhận thấy sản phẩm bim bim cùa doanh nghiệp A đang bán chạy trên
thị trường và được trẻ em ưa chuộng, doanh nghiệp B đã thiết kế bao bì bim bim của mình sao
cho thật giống với sản phẩm của doanh nghiệp A. Hành vi của doanh nghiệp B có hợp pháp,
biết rằng tên sản phẩm bim bim của doanh nghiệp B hoàn toàn khác so với tên sản phẩm của
doanh nghiệp A. Nếu hành vỉ cùa B là không hợp pháp, A cần phài làm gì để bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Trả lời
B đã có hành vi thiết kế bao bì sản phẩm của mình giống với bao bì sản phẩm của A.
Việc làm này sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm, đặc biệt là khi đối tượng
hướng tới của sản phẩm này là trẻ em (bim bim). Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 “Chỉ dẫn gây
nhầm lẫn” và Khoản 1 Điều 40 LCT “Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin
gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn
địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách
hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh”
=> đây là hành vi không hợp pháp vì đã sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn về bao bì, hoặc
biểu tượng kinh doanh nếu có làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa nhằm mục
đích cạnh tranh.
A cần làm hồ sơ khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh, cụ thể là Cục quản lý cạnh

tranh thuộc Bộ Công thương.
10


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

Bài 2_CTKLM: Công ty TNHH X chuyên cung cấp sản phẩm sữa tươi ra ngoài thị
trường. Ngày 12/7/2013, công ty X quyết định tung ra 1 loại sản phẩm mới. Trong quảng cáo
về sản phẩm, công ty có nêu ra khẩu hiệu:" hãy uống sữa sạch hơn, để sống khỏe hơn, lâu
hơn". Theo anh/chị, khẩu hiệu của công ty có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Vì quảng
cáo của X, cảc sản phẩm sữa của các doanh nghiệp khác trong đó có doanh nghiệp Y không
còn được bán chạy trên thị trường. Doanh nghiệp Y có được khiếu nại doanh nghiệp X theo
quy định của pháp luật cạnh tranh không? Để xác định và xử lý hành vi vi phạm nếu có, cần
phải thực hiện những trình tự, thủ tục gì, cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện?
Trả lời
Hành vi của X có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, cụ thể là có dấu hiệu thực hiện
hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, việc đưa khẩu hiệu “hãy uống
sữa sạch hơn, để sống khỏe hơn, lâu hơn" sẽ khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn về các sản
phẩm sữa, cho ràng sữa của công ty là sữa sạch, căn cứ Điều 45 LCT. Doanh nghiệp Y có
quyền được khiếu nại hành vi này theo quy định của Điều 58 LCT. Y làm hồ sơ khiếu nại đến
cơ quan quàn lý cạnh tranh, cơ quan này sẽ thụ lý hồ sơ và tiến hành điều tra. Neu xác định
đúng hành vi vi phạm, Thủ trường cơ quan quản !ý cạnh tranh sẽ ra quyết định xử lý, căn cứ
Điều 49 khoân 2 LCT.
Bài 3:_CTKLM: Cùng một hệ thống siêu thị điện máy của công ty TNHH X, nhưng
khách hàng mua một chiếc LCĐ Toshiba ở siêu thị điện máy trong địa bàn tỉnh Quảng Trị lại
được khuyến mại một chiếc nồi cơm điện Toshiba, còn khách hàng mua một chiếc LCD
Toshiba ờ siêu thị điện máy trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế lại chỉ được khuyển mại một
ấm nước siêu tốc của Trung quốc. Sự phân biệt đối xử này có vi phạm pháp luật cạnh tranh
không? Cơ quan nào có thẩm quyền xác định và xử lý hành vi vi phạm nếu có.
Trả lời

Hành vi này của X có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh vì có sự phân biệt giữa các
khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chửc khuyến mại khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là
cần xác định liệu sự phân biệt này có xảy ra trong cùng một chương trình khuyến mại và nhằm
cạnh tranh không lành mạnh, căn cứ Khoản 3 Điều 46 LCT “Phân biệt đối xử đối với các
khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương
trình khuyến mại”. Thẩm quyền xác định và xử lý hành vi này có vi phạm pháp luật cạnh tranh
hay không thuộc cơ quan quản lý cạnh tranh, căn cử Điều 49 LCT.
Bài 4_CTKLM: Công ty Cổ phần dầu ăn Y tổ chức một chương trình khuyến mại:
"Mua một can dầu tặng 1 chiếc Mercedes" áp dụng cho khu vực các tỉnh phía Bắc từ Thanh
Hóa trờ ra tù’ I/2/2013 đến 30/4/2013. Công ty cũng đồng thời tổ chức một chương trình
khuyến mại khác có tên: "Mua một can đầu tặng 1 màn hình LCD" áp dụng cho các tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Theo anh/chị, các chương trình khuyến mại này của công ty dầu
ăn Y có vi phạm pháp luật cạnh tranh không khi phân biệt đối xử với các khách hàng ờ các
tỉnh khác nhau như vậy? Giải thích.
Trả lời
Hành vi này của Y không vi phạm pháp luật cạnh tranh vì theo dữ kiện đàu bài đây là 2
chương trình khuyến mại khác nhau. Hành vi này chỉ vi phạm pháp luật cạnh tranh khi thực
hiện ở trong cùng một chương trình khuyến mại căn cứ Khoản 3 Điều 46 LCT “Phân biệt đối
xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng
một chương trình khuyến mại”.
11


BÀI TẬP – LUẬT CẠNH TRANH

Câu 23: Để xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, Luật Cạnh tranh chỉ căn cứ
vào thị phần kết họp của các doanh nghiệp
Trả lời: Sai
Căn cứ Điều 9 khoản 1 LCT, những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Khoản 6,
7, 8 Điều 8 bị cấm không căn cứ vào thị phần kết hợp của các doanh nghiệp

Câu 24: Vì doanh nghiệp A chiếm 30% trên thị trường liên quan nên doanh nghiệp này
có vị trí thống lĩnh thị trường.
Trả lời: Đúng
Căn cứ Điều 11 khoản 1 LCT, doanh nghiệp A có vị trí thống lĩnh thị trường
Câu 25: Vì doanh nghiệp B chiếm tới 99% trên thị trường liên quan nên doanh nghiệp
này có vị trí độc quyền.
Trả lời: Sai
Căn cứ Điều 12 LCT, doanh nghiệp B không có vị trí độc quyền mà chì có vị trí thống
lĩnh thị trường
Câu 26: Vì các doanh nghiệp A, B, c, D, E có thị phần kết họp chiếm tới 80% trên thị
trường Hên quan nên được coi là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Trả lòi: Sai
Căn cử Điều 11 khoản 2 LCT, 5 doanh nghiệp này không được coi là nhóm doanh
nghiệp cỏ vị trí thống lĩnh thị trường.
Câu 27: Theo quy định của Luật Cạnh tranh, khi ba doanh nghiệp có thị phần kết họp
chiếm 55 % trên thị trường liên quan thì được coi ỉà nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường.
Trả lòi: Sai
Căn cứ Điều 11 khoản 2 LCT, nhóm 3 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khi có
thị phần kết hợp chiếm từ 65 % trên thị trường liên quan.
Câu 28: Các doanh nghiệp A, B, c sẽ không được họp nhất khi thị phần kết họp chiếm
50% trên thị trường liên quan.
Trả lòi: Sai
Căn cứ Điều 18 LCT, các doanh nghiệp này vẫn được hợp nhất, nhưng phải làm thủ tục
thông báo đến cơ quan quản lý cạnh tranh.
Câu 34: Thỏa thuận giữa doanh nghiệp X và doanh nghiệp Y nhằm áp đặt doanh nghiệp
z mua hàng từ một nguồn nhất định là bị cấm.
Trả lòi: Sai
Căn cử Điều 8, Điều 9 khoản 2 LCT, thỏa thuận này chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của
X và Y chiếm tù' 30% trên thị trường liên quan.

Câu 35: Hành vi bán hàng dưới giá thành toàn bộ, nhằm mục đích loại bỏ các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, của doanh nghiệp A có thị phần chiếm 40% trên thị trưòng liên quan là
hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Trả lời: Sai
Căn cứ Điều 8 LCT, đây không phải là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà là hành
vi lạm dụng vị trí
12



×