Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ PHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ PHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. Đỗ Thúy Mùi

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN


Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thúy Mùi.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô giáo TS. Đỗ Thúy Mùi đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện
Biên, Trưởng bản và bà con nhân dân các bản, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo cô giáo trong Khoa Sử Địa, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô giáo chủ nhiệm
cùng các bạn sinh viên lớp K53 Đại học Sư phạm Địa lí đã luôn ủng hộ, động
viên giúp đỡ em.
Khóa luận hoàn thành không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ
bảo, đóng góp của các thầy giáo cô giáo và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Tác giả
Đinh Thị Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của khóa luận .............................. 5
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6
5. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận ........................................................... 9
6. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘNG ĐỒNGTỈNH ĐIỆN BIÊN ........................................................ 10
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 10

1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch cộng đồng .............................................. 10
1.1.2. Vai trò của du lịch cộng đồng ................................................................... 14
1.1.3. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng ................................................ 15
1.1.4. Các loại hình du lịch cộng đồng................................................................ 19
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 22
1.2.1. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới....................... 22
1.2.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam ....................... 23
1.2.3. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.................... 25
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................................... 28
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên .............................. 28
2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 28
2.1.2. Tài nguyên du lịch ..................................................................................... 28
2.1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội khác ........................................................... 36
2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên ............................. 38
2.2.1. Số lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Điện Biên ............................... 38
2.2.2. Các mô hình du lịch cộng đồng ở Điện Biên ............................................ 39


2.2.3. Thực trạng môi trường du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng ở Điện Biên
............................................................................................................................. 40
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 42
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................................... 43
3.1. Cơ sở để định hướng và xây dựng giải pháp ............................................... 43
3.1.1. Quan điểm phát triển ................................................................................. 43
3.1.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................... 43
3.2. Định hướng phát du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên .................................... 45
3.2.1. Phát triển thị trường khách du lịch ............................................................ 45

3.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch ....................................................................... 45
3.2.3. Phát triển không gian lãnh thổ du lịch ...................................................... 46
3.2.4. Tổ chức tuyến du lịch ................................................................................ 46
3.2.5. Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ............... 47
3.2.6. Định hướng đầu tư phát triển ................................................................... 47
3.3. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên ............................... 48
3.3.1. Giải pháp xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức hoàn thiện bộ máy hoạt
động quản lý ........................................................................................................ 48
3.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển du lịch cộng đồng ở
Điện Biên ............................................................................................................. 49
3.3.3. Phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn các nguồn tài nguyên, đảm bảo lợi ích
kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cư.................................................................. 50
3.3.4. Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh các điểm
du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên ....................................................................... 52
3.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................... 52
3.3.6. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ..................................... 53
3.3.7. Đầu tư phát triển du lịch............................................................................ 55
3.3.8. Cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch..... 56
3.3.9. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cộng đồng địa phương ....... 56


3.3.10. Giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống kết hợp phát triển du lịch cộng đồng ............................................. 57
3.3.11. Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ .......................................... 57
3.2.12. Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ......... 58
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61
PHỤ LỤC ẢNH



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

DỊCH LÀ

1. ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2. DLCĐ

:

Du lịch cộng đồng

3. DLQG

:

Du lịch quốc gia

4. DLST

:

Du lịch sinh thái


5. EU

:

Liên minh châu Âu

6. FDP

:

Đầu tư trực triếp nước ngoài

7. ODA

:

Hỗ trợ phát triển chính thức

8. TP

:

Thành phố

9. UNESCO

:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hợp Quốc


10. SNV

:

Tổ chức phát triển Hà Lan

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Stt

Bảng số

Tên bảng

Trang

1

2.1

Số lượng khách du lịch đến Điện Biên giai đoạn

38

2010 – 2014

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Stt

Tên bản đồ


Trang

1

Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên

28

2

Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên

37


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xưa, trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một trong những hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay,
du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội.
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động du
lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
gia và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới nói chung, từng
quốc gia hay từng địa phương nói riêng.
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch mà du khách cùng tham
gia mọi hoạt động sinh hoạt với cộng đồng sở tại, thưởng thức những giá trị tự
nhiên, văn hóa, tinh thần ở địa phương. Loại hình này đã phát triển ở nhiều tỉnh
miền núi, trong đó có Điện Biên. Là một trong những tỉnh địa đầu của Tổ quốc,
kinh tế của Điện Biên còn chậm phát triển, đại bộ phận dân cư có thu nhập thấp,

đời sống còn nghèo. Phát triển du lịch cộng đồng ở Điện Biên có ý nghĩa quan
trọng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thêm thu nhập, chuyển dịch cơ cấu,
bảo tồn được các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Điện Biên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Vị trí địa lí
thuận lợi, có thể kết nối được nhiều điểm du lịch trong vùng và quốc tế. Tài
nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có nhiều cảnh
quan, hang động đẹp. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm, có hai mùa. Sông,
hồ, thác nước, nguồn suối nước nóng đã tạo cho Điện Biên cảnh quan đẹp, hấp
dẫn du khách. Các tài nguyên du lịch nhân văn như: dân cư, dân tộc, lễ hội
truyền thống, văn hóa ẩm thực… đều mang đậm những nét đặc sắc của đồng bào
Điện Biên. Tuy nhiên, việc khai thác những tiềm năng này chưa hiệu quả. Điện
Biên mới chỉ xây dựng được một số điểm du lịch cộng đồng, nhưng lượng khách
còn ít, doanh thu du lịch chưa cao. Cần phải có những nghiên cứu, đánh giá đầy
đủ về tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng, trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên. Xuất phát từ lí do đó,
1


tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Một số giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng tỉnh Điện Biên”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) được khởi xướng đầu tiên ở các nước thuộc
Châu Âu và Châu Mỹ từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các quốc
gia như Canađa, Hungary, Hà Lan đã nghiên cứu vấn đề DLCĐ từ rất sớm. Các
công trình này đã nghiên cứu khái niệm về DLCĐ, các nhân tố ảnh hưởng đến
DLCĐ, điều kiện để phát triển DLCĐ. Một số công trình nghiên cứu về các mô
hình phát triển DLCĐ ở một số nước như ở Nêpan, Inđônêxia…
Một số tác giả nghiên cứu với các công trình tiêu biểu như:

- Andersen D.L., A Window to the Natural World: The Design of
Ecotourism Facilities in Lindberg, K. And Hawkins, D.E. (eds), Ecotourism: A
Guide for Planners and Managers, the E cotourism Society, North Bennington,
Vermont, 1993, 116 -133.
- Barker, M 1983. Traditional landscape and Mass Tourism in the Alps.
The Geogr. Review, Vol.4, 395-415.
- Burgess, J., “Softly Minimising the Impact of Ecotourism in
Tasmania”, in Ecotourism: Incorporating the Global Classroom, Bureau of
Tourism Research, Canberra, 1991 89-93.
- Bjonnees, I., 1980, Ecological conflicts and economic dependency on
tourism trekking in Sagarmatha National Park, Nepal. Norsk. Geogr. Tidskr.
Voi.34, 119 -138, Oslo, Norway.
- Briassoulis,H. And J.Straaten, 1992. Tourism and Environment:
Regional, Economic and Policy Issues Kluwer Acad.Publ.London, UK.
- Inskeep, E. Quy hoạch du lịch khu vực và quốc gia: Phương pháp luận
và các ví dụ nghiên cứu.
- Economic et politique du tourism internationale “Economica” Pari
1985. PR. Vellas.

2


- Montanari A., 1997, Environmental Issues of Recreation and Tourism.
M. Sc.course, Free University of Brussel, Belgium.
- Morris, A., and G. Dickinson., 1987, Tourism development in Spain.
Geography.
- Transportno obslyzbane na tourism. NRB Marin Neskov 1980.
- Robinson, H., Geography of Tourism, Norwich, Britain, 1976.
- Stankey, H.F., “Tourism and National Parks: Peril and Potential”,
National Parks and Tourism,No3, 1996, 11-17.

Năm du lịch sinh thái quốc tế 2002 đã nhấn mạnh mục tiêu của du lịch
sinh thái là phải tính đến lợi ích của người dân bản địa. Từ đó lý thuyết về du
lịch dựa vào cộng đồng đã được xây dựng và phát triển ở các nước châu Á, Phi,
Nam Mỹ như: Thái Lan, Nêpan, Đài Loan, Hàn Quốc, Mauritius, Dimbabuê,
Nam Phi... Hầu hết các tác giả đều đề cập đến cách thức, giải pháp để phát triển
DLCĐ ở một địa phương, một khu vực hay một đất nước nào đó, chứ chưa đi sâu
vào định nghĩa, các đặc điểm và nguyên tắc hoạt động... của DLCĐ. Giữa các
quốc gia, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về lý luận
của DLCĐ. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: “Community - based
tourism for conservation and development” do Viện Mountain Institute xuất bản
năm 2001, đề án “Relationship between tourism and community, social, economic
and environment cost - benefit of Community based tourism”(2004), và tài liệu
hướng dẫn “Community-based tourism Handbook”; năm 2001, Viện DLCĐ Thái
Lan xuất bản tài liệu “Community - based tourism in Thailand” đề xuất các mô
hình phát triển DLCĐ tại đất nước này; Tiến sĩ Micheal J.Hatton cũng đưa ra các
nhận định về DLCĐ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương qua đề tài “Community based tourism in the Asia Pacific”.
Năm 2003, tại Chitral, Pakixtan, được sự hỗ trợ của UNESCO, các nhà
khoa học của một số nước Cadacxtan, Nêpan, Pakixtan, Iran, Ấn Độ, Butan đã
tổ chức hội thảo “Developmen of Cultural And Ecotourism in the Mountainous
Regions Of Central and South Asia”. Hội thảo này trao đổi kinh nghiệm xung
quanh các vấn đề phát triển du lịch sinh thái và văn hoá tại các vùng núi.
3


Nhiều tổ chức quốc tế đã hỗ trợ cho các dự án phát triển miền núi. Tiêu
biểu là dự án phát triển du lịch văn hoá và sinh thái ở vùng núi Trung Á và
Himalaya. Dự án của UNESCO này nghiên cứu một khu vực rộng lớn thuộc
lãnh thổ của 7 quốc gia là Ấn Độ, Iran, Cadacxtan, Nepan, Curoguxtan,
Pakixtan và Tatgikixtan. Dự án chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong xây
dựng các loại hình du lịch, trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng trong phát

triển du lịch và bảo vệ di sản văn hoá cũng như bảo vệ môi trường.
2.2. Ở Việt Nam
DLCĐ đã xuất hiện ở nước ta từ năm 1997, xuất phát từ nhu cầu của
khách du lịch nước ngoài muốn khám phá và tìm hiểu văn hóa ở Việt Nam. Đến
nay, mô hình này đã lan rộng từ vùng núi Đông Bắc, Tây Nguyên, tới Đồng
bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long… Song hoạt động DLCĐ theo
đúng nguyên tắc phát triển của nó còn rất hạn chế và thực tế chỉ mới dừng lại ở
mức độ mô hình hơn là các sản phẩm đích thực.
Có nhiều công trình nghiên cứu về DLCĐ ở Việt Nam, có cả các tác giả
trong nước và tác giả nước ngoài, trong đó có một số công trình tiêu biểu như:
- Đỗ Thị Minh Đức, (2007) “Du lịch cộng đồng tại làng cá Vân Đồn,
Quảng Ninh”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội số 1.
- Gray, J.C., Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng, Tuyển tập
báo cáo Hội nghị quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Huế,
1997, 119 - 131.
- Koeman, A, Du lịch bền vững và du lịch sinh thái, Tuyển tập báo cáo
Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lí khu
bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 1997, 117 - 125.
- Koeman, A, Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền vững,
tuyển tập báo cáo hội thảo Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam, Hà Nội, 1998, 36 - 39.
- Lê Văn Lanh & MacNeil, D.J., “Du lịch sinh thái ở Việt Nam, triển
vọng cho việc bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng địa phương”, Tuyển tập

4


báo cáo hội nghị Quốc gia về các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam, Hà Nội, 1995, 56 - 63.
- Lê Văn Lanh, “Các bước chuẩn bị cho sự tham gia của cộng đồng địa

phương vào các dự án du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên”, Tuyển
tập báo cáo hội thảo quốc gia của cộng đồng đia phương trong quản lí các khu
bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 1997, 135 - 140.
- Triraganon, R., Các vấn đề xây dựng phát triển du lịch sinh thái cộng
đồng ở Thái Lan, Báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển
du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội, 1993, 23-33.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến du lịch cộng đồng ở một số địa
bàn cụ thể, trên cơ sở đó giúp cho chúng ta có cách nhìn mới về một ngành
mới và có nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của khóa luận
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, du lịch cộng đồng, khóa luận phân tích,
đánh giá những tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và đề xuất một số
định hướng, giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Điện Biên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và DLCĐ.
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển DLCĐ tỉnh Điện Biên.
3.3. Giới hạn
- Về nội dung: Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về
du lịch và du lịch cộng đồng, đánh giá tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải
pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên.
- Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Điện Biên với tổng
diện tích tự nhiên là 9562,9 km2. Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định
trên cơ sở bản đồ hành chính đã được điều chỉnh theo quyết định ban hành danh

5



mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ ngày
01/12/2006.
- Về thời gian: Số liệu và tình hình được khảo sát, thu thập từ năm 2005
đến 2014; các kiến nghị, đề xuất, giải pháp cho giai đoạn 2020 đến 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là những quan điểm truyền thống của khoa
học địa lí. Tính tổng hợp và hệ thống đã trở thành những tiêu chuẩn khoa học
không thể thiếu để đánh giá giá trị của các công trình nghiên cứu địa lí.
Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo
thành bởi nhiều yếu tố tự nhiên, văn hoá, lịch sử. Khi nghiên cứu phải xác định,
đánh giá các nguồn lực trong mối quan hệ tổng thể đó.
Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp và đề xuất các định hướng
để phát triển DLCĐ tỉnh Điện Biên.
4.1.2. Quan điểm lịch sử
Quan điểm này cần phải được quán triệt khi nghiên cứu du lịch tỉnh Điện
Biên. Trải qua các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ nói chung và tỉnh Điện
Biên nói riêng đã có nhiều di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Điện Biên như là
những dấu ấn về những năm tháng hào hùng của lịch sử lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu của quân và dân tỉnh Điện Biên.
Áp dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìm
hiểu nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến theo thời gian và không gian
trên từng địa bàn cụ thể, trên cơ sở đó hiểu rõ những sự kiện có thật trong lịch
sử, để rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho hoạt động du lịch. Từ đó giúp
chúng ta có được những nhận định, những dự báo phát triển không sai lệch và
giúp cho việc tổ chức du lịch trên lãnh thổ được thực hiện trong xu thế phát triển
chung của Việt Nam và thế giới và mang tính thực tiễn cao.


6


4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này xuyên suốt trong nội dung đề tài. Giáo sư Raoul
Blanchard cho rằng: “du lịch là một ngành kinh doanh, kinh doanh các danh
lam thắng cảnh của đất nước”. Việc kinh doanh này đã dẫn đến việc gia tăng
thêm các thiệt hại về môi trường như ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, tài
nguyên du lịch có thể bị xâm phạm, do đó phải tính đến việc phát triển bền vững
khi sử dụng tài nguyên du lịch, phải tính đến hậu quả lâu dài nảy sinh trong
tương lai. Chính vì thế, khi nghiên cứu đề tài phải tính đến những hậu quả xấu
để có những giải pháp khắc phục.
4.1.4. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng sử
dụng lãnh thổ cũng như trong việc đề xuất các định hướng sử dụng hợp lí tài
nguyên du lịch trên lãnh thổ với những kiến nghị và giải pháp có tính khả thi.
Tất cả những giải pháp đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn. Không thể đánh giá
cũng như đưa ra các giải pháp không xuất phát từ thực tiễn. Quan điểm này chi
phối giới hạn nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được thực hiện trong đề tài thông qua việc tổng hợp
các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả điều tra xã hội học cùng các khảo sát
thực tế, phân tích để thấy được thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh
Điện Biên. Qua đó cho phép xác định tính động lực, thấy được sự ảnh hưởng
qua lại giữa phát triển du lịch với công tác bảo tồn, với cộng đồng địa phương.
4.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong
phòng dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ
thực tế. Tổng quan tài liệu có được cho phép kế thừa các nghiên cứu có trước,

sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và
ngoài nước. Vì thế, đây là phương pháp thường được sử dụng trước tiên và khá

7


phổ biến, đóng vai trò cơ sở, điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài
nghiên cứu khoa học.
Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh, tổng
hợp nhằm: khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ; đánh giá chính
xác nguồn lực và thực trạng phát triển DLCĐ ở tỉnh Điện Biên.
4.2.3. Phương pháp thống kê
Đề tài nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở
Điện Biên nên có khá nhiều nguồn số liệu về khách du lịch, về doanh thu du
lịch. Các số liệu thu thập được, tác giả phải phân tích, chọn lọc để phục vụ cho
mục đích nghiên cứu. Những tài liệu, số liệu luôn được cập nhật, đảm bảo cơ
sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu của
đề tài.
4.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Phương pháp nghiên cứu thực địa được sử dụng rộng rãi trong Địa lý du
lịch để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ
chức lãnh thổ du lịch. Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu
DLCĐ, có mối liên hệ chặt chẽ với các phương pháp khác, không chỉ riêng với
phương pháp điều tra xã hội học.
Phương pháp này được tác giả thực hiện kết hợp với phương pháp điều
tra xã hội học. Với phương pháp này, các thông tin thực tế qua quan sát, nghe
và trao đổi càng thêm phong phú. Thông qua việc nghiên cứu trước bản đồ và
các văn bản tài liệu đã thu thập được tạo điều kiện dễ dàng để đối chiếu, phân
tích, so sánh giữa sách vở và thực tế. Trên cơ sở đó, chỉnh sửa, bổ sung, đánh
giá chính xác hơn tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ ở tỉnh Điện Biên.

4.2.5. Phương pháp bản đồ
Bản đồ không chỉ là phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian
về nguồn tài nguyên, các luồng khách, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục
vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch
(tính ổn định, tính thích hợp...), mà còn là một cơ sở để nhận những thông tin
mới và vạch ra tính quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống.
8


4.2.6. Phương pháp dự báo
Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên để từ đó đề xuất
được các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng cho tỉnh thì việc dự báo có ý
nghĩa quan trọng. Dự báo về các chỉ tiêu để dựa trên các chỉ tiêu đó đề xuất
được các định hướng phát triển du lịch một cách bền vững. Đề tài cũng dự báo
về số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, để có thể mở rộng hệ thống nhà ở
của người dân. Đề tài cũng dự báo một số sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng
để có thể quy hoạch hay làm tốt công tác tổ chức lãnh thổ du lịch cho Điện Biên.
5. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận
- Tổng quan được một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và DLCĐ.
- Đánh giá được tiềm năng, thực trạng phát triển DLCĐ tỉnh Điện Biên và
đề xuất định hướng, giải pháp phát triển DLCĐ tỉnh Điện Biên.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch cộng đồng
tỉnh Điện Biên;
Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên;
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh
Điện Biên.

9



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNGTỈNH ĐIỆN BIÊN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch cộng đồng
1.1.1.1. Du lịch
Trong vòng hơn 6 thập kỷ, kể từ khi thành lập, hiệp hội quốc tế các tổ
chức du lịch IUOTO (International of Union Officical travel OrganiZation) năm
1925 tại Hà Lan, khái niệm về du lịch luôn được tranh luận.
Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm
người rời khỏi nơi ở của mình trong một khoảng thời gian ngắn đến các vùng
xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh.
Ngày nay, người ta thống nhất rằng cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển
của con người trong hay ngoài nước trừ việc cư trú chính trị, tìm việc làm, xâm
lược, còn lại đều mang nghĩa du lịch.
Như vậy, du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan đến di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
để nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh tế - văn hóa.
Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua tại kì họp thứ 7 Quốc hội khóa 11 đã khẳng định: “Du lịch là hoạt
động có liên quan đến việc chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng, trong một khoảng thời gian nhất định” [3].
Như vậy, khái niệm du lịch bao hàm nội dung kép: Một mặt là việc di
chuyển chỗ ở, một mặt kèm theo việc tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1.2. Du lịch cộng đồng
Từ lâu, khái niệm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi tại

nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi quốc gia lại có khái niệm riêng:
10


Ở Thái Lan, khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào
cộng đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi
chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường,
văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao
nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của
nhiều tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới
thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm về
Community-Based Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách
từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống,
niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm
soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình
thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức
sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”. Còn Istituto Oikos (Tổ
chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong
công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang
phát triển trên thế giới) lại đề cập đến nội dung của DLCĐ theo hướng: “Du lịch
cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua
đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng
đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi
trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống,
tôn trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng
các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các
giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh
sống”. Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: “DLCĐ là

một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong
môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự
tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du
lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho
11


cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền
thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”
Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập. Theo tác giả
Trần Thị Mai (2005) thì: “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên
quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo
vệ môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương có dự án”.
Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển DLCĐ
trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006)
đã nhìn nhận: “Du li ̣ch dựa vào cộng đồ ng là phương thức phát triể n du li ̣ch
trong đó cộng đồ ng dân cư tổ chức cung cấ p các di ̣ch vụ để phát triể n du li ̣ch,
đồ ng thời tham gia bảo tồ n tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồ ng thời
cộng đồ ng được hưởng quyề n lợi về vật chấ t và tinh thầ n từ phát triể n du li ̣ch
và bảo tồ n tự nhiên.” Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương
thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị
Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với
cách nhìn về DLCĐ: “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững
mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các
giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp
tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền
địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ
hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi
trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng

cao và hợp lý của du khách.”
Một trong những đặc điểm cơ bản của du lịch cộng đồng là ở với dân,
theo hình thức này, thực tế người ta đã chia thành rất nhiều loại, ví dụ: Ở nhà
dân (home stay), ở nông trại (farm stay), ở trên thuyền (boat stay)... Song điều
này mới chỉ phản ánh một góc rất nhỏ của DLCĐ.
Quỹ châu Á hướng dẫn về phát triển DLCĐ đã đưa ra định nghĩa: du lịch
cộng đồng là hình thức du lịch được sở hữu bằng quản lý cộng đồng, các hình
12


thức này gồm: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, Du lịch nông thôn, Du
lịch làng, Du lịch bản địa và Du lịch văn hóa.
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du
lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân
địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ
đọng lại nền kinh tế địa phương". Theo tổ chức Respondsible Ecological Social
Tours (1997) thì du lịch sinh thái cộng đồng là "phương thức tổ chức du lịch đề
cao về môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở
hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và
học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ". Ý tưởng đằng sau vế
"dựa vào cộng đồng" của chiến lược môi trường là tạo cơ hội trao quyền cho
cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong việc ra quyết định, nhưng cũng
chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến khích sự tham gia từ bản thân cộng
đồng. Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh
thái và du lịch bền vững. Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh vào cả ba yếu
tố là môi trường, du lịch và cộng đồng.
Những nơi thích hợp với loại hình du lịch cộng đồng phải có các nguồn
tài nguyên du lịch (cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn), có cơ sở hạ tầng tốt, có các hệ thống dịch vụ tốt. Không phải cộng đồng
nơi nào trên thế giới cũng giống nhau và không có nghĩa là tất cả các cộng đồng

trên thế giới đều có tiềm năng cho du lịch cộng đồng phát triển. Một số có khả
năng để thực hiện một dự án, một số khác thì không. Một số cộng đồng chỉ đơn
giản là không nằm trong những vị trí thích hợp cho phát triển du lịch cộng đồng.
Ngay cả khi có các chiến lược tốt nhất thì cũng khó phát triển du lịch cộng đồng
nếu vị trí địa lý của cộng đồng quá khó khăn để tiếp cận hoặc quá xa với khu
vực của du khách.
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực đến cộng đồng dân cư
làm du lịch. Cung cấp cơ hội, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương, tạo điều
kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và dịch
vụ du lịch. Đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch; cung cấp thị trường cho
13


hàng hóa và dịch vụ địa phương; góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và
của quốc gia.
Trên 50% số nước nghèo trên thế giới đã coi ngành du lịch là công cụ
hiệu quả để giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và xóa đói, giảm
nghèo. Hàng năm có khoảng 1,5 tỷ người (khoảng 20% dân số thế giới) đi du
lịch và thu nhập từ du lịch toàn thế giới đạt trên 1200 tỷ USD và tạo việc làm
cho 6 -7% lực lượng lao động trên thế giới.
Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng cũng đem lại những tác hại xấu,
dễ gây ra nguy cơ như tăng chi phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường tự
nhiên, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông… ngoài ra,
còn có một số tác hại khác như gia tăng tội phạm, mất bản sắc văn hóa cộng
đồng, xuống cấp giá trị văn hóa.
Nhìn chung, khái niệm DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:
- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ
có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường
sinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.
- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên

du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình
khi có cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của
cộng đồng địa phương.
- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm
hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các
thông tin bên ngoài từ du khách.
- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức,
vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ
cho du khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình.
1.1.2. Vai trò của du lịch cộng đồng
DLCĐ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bao gồm sự đa
dạng sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa… DLCĐ góp phần phát

14


triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu và những lợi ích khác
cho cộng đồng.
DLCĐ có sự tham gia ngày càng đông đảo và tích cực của cộng đồng địa
phương, mang lại cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với
môi trường xã hội. Có thể nói DLCĐ mang lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt và có
vai trò rất lớn đối với nhiều lĩnh vực kinh tế như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, an
ninh quốc phòng, tài nguyên môi trường của quốc gia, khu vực và chính bản
thân cộng đồng.
- Đối với công tác bảo tồn tài nguyên: Góp phần bảo vệ vững chắc tài
nguyên tự nhiên, môi trường sinh thái. Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc
văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Đối với du lịch: Tạo sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của một vùng,
một quốc gia. Góp phần thu hút khách du lịch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng.

- Đối với cộng đồng: Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên trực tiếp
tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách. Đồng thời những thành viên khác của
cộng đồng cũng được hưởng lợi ích từ sự tái đầu tư của nguồn doanh thu du lịch
vào việc hỗ trợ, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần thay đổi
kinh tế xã hội của địa phương.
Như vậy, có thể khẳng định việc phát triển DLCĐ có ý nghĩa rất lớn đối
với mọi mặt của xã hội. Tất nhiên bên cạnh những lợi ích đó nó cũng gây ra môt
số tác hại, ảnh hưởng xấu đối với cộng đồng địa phương và tài nguyên du lịch
địa phương. Nhưng dù sao chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng đặc biệt
của phát triển DLCĐ trên nhiều khía cạnh.
1.1.3. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng
1.1.3.1. Các điều kiện về kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực
Trong những năm qua, cùng với chủ trương xoá đói, giảm nghèo của
Đảng và Chính phủ ngành du lịch tập trung nghiên cứu và tổ chức thực hiện các
loại hình du lịch cho cộng đồng ở nông thôn. Đó là các loại hình du lịch sinh
thái, du lịch làng nghề, du lịch làng cổ... Nhiều khu du lịch (resorsts) và các sân
15


golf đã được xây dựng ở vùng núi và vùng nông thôn, vùng ven biển. Các điểm
đến du lịch này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch của đất nước
trong những năm qua. Nhiều điểm đến du lịch đã nổi tiếng đối với khách du lịch
trong nước và nước ngoài, đó là Bản Lác (Mai Châu, Hoà Bình), làng gốm Bát
Tràng (Hà Nội), Bản Đôn (Đắc Lắc), du lịch miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu
Long... Có thể nói, những địa điểm này phát triển du lịch cộng đồng đã giải
quyết rất nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội như: tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động, tạo ra thu nhập cho người dân, khôi phục các nghề thủ công truyền
thống làm ra các sản phẩm lưu niệm bán cho khách. Phát triển chăn nuôi gia súc,
gia cầm, thuỷ, hải sản, tăng cường trồng trọt chuyên canh để tạo ra nhiều rau, củ,
quả, hoa,… Phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, những mô hình phát triển du

lịch cộng đồng đạt hiệu quả như trên chưa nhiều và còn nhiều khó khăn trở ngại.
Khó khăn đầu tiên của việc phát triển du lịch cộng đồng ở nông thôn đồng
bằng, miền núi và vùng biển đó là cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, điện, nước
sinh hoạt, thông tin liên lạc). Đây là khó khăn chung của đất nước, đặc biệt ở
vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Một trong những điều kiện quyết định để
phát triển du lịch và khai thác các tài nguyên du lịch đó là cơ sở hạ tầng kỹ thuật
mà đầu tiên là hệ thống giao thông vận chuyển khách du lịch.
1.1.3.2. Các điều kiện về cơ chế, chính sách
Để du lịch cộng đồng phát triển cần phải có một số điều kiện về cơ chế
chính sách cụ thể, các thương hiệu sản phẩm, liên kết các tỉnh trong vùng:
Phải xây dựng được cơ chế làm việc, có phương hướng, dự án phát triển
về du lịch. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng bố trí các chuyên viên
làm việc theo chế độ bán chuyên trách. Đồng thời nhờ tranh thủ được một số
nguồn vốn của các dự án EU, dự án Tây Ban Nha, dự án SNV và kinh phí của
các tỉnh nên 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã phát triển mạnh mô hình du lịch cộng
đồng với những sắc thái khác nhau.
Cần nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang
bản sắc của mỗi vùng, mỗi địa phương. Thực tiễn ở nhiều vùng sự liên kết du lịch
khó hiệu quả vì các địa phương đều có các sản phẩm du lịch na ná giống nhau.
16


Muốn đẩy mạnh được liên kết vùng cần coi trọng vấn đề quảng bá, xúc tiến
du lịch. Trước đây mạnh tỉnh nào thì tỉnh đó quảng bá, nhưng từ khi thực hiện liên
kết, được sự giúp đỡ của các chuyên gia SNV và dự án EU, các tỉnh Tây Bắc mở
rộng đã nghiên cứu xây dựng logo, xây dựng trang website riêng bằng tiếng Việt và
tiếng Anh và tổ chức tham gia nhiều hội chợ quốc tế… Nhờ quảng bá chung nên
các tỉnh đã tạo ra hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến.
Bước đi đầu tiên của liên kết vùng là cần đầu tư nghiên cứu quy hoạch
vùng và quy hoạch các điểm, tuyến du lịch của mỗi tỉnh và toàn vùng. Từ đó tìm

ra vẻ đẹp tiềm ẩn riêng, bản sắc riêng của mỗi địa phương để phát triển du lịch
cộng đồng. Cũng cần có những chính sách cụ thể để khai thác những tiềm năng
chung của cả vùng.
1.1.3.3. Giáo dục cộng đồng
Muốn du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì một trong những
điều kiện quan trọng đó là phải giáo dục ý thức, trách nhiệm của cộng đồng.
Giáo dục cộng đồng là một yêu cầu quan trọng để phát triển du lịch sinh
thái cộng đồng. Nội dung của giáo dục cộng đồng bao gồm:
Giáo dục cho cộng đồng biết được giá trị của vùng. Là những người gắn
bó lâu dài với vùng qua nhiều thế hệ, họ có kiến thức bản địa nơi mình sinh sống
nhưng không phải ai cũng biết những giá trị to lớn mà nguồn tài nguyên thiên
nhiên đem lại. Từ giá trị của vùng, mỗi người dân ở đây có quyền tự hào mình là
chủ nhân thực sự từ đó đề cao trách nhiệm trong việc bảo tồn giá trị tự nhiên,
nhân văn của vùng, giữ những nguồn tài nguyên sẵn có, giữ những giá trị của
cha ông để lại…
Giáo dục thực hành bảo vệ môi trường, tài nguyên. Việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường thiên nhiên, tài nguyên, sinh cảnh đối với cư dân bản địa có ý
nghĩa quyết định cho sự bảo tồn vì họ là những người tiếp xúc và có tác động
thường xuyên, hàng ngày với địa bàn. Từ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường, tài nguyên, chúng ta mới có điều kiện phát triển du lịch sinh thái một
cách bền vững.

17


Cần có một chương trình giáo dục để mọi người hiểu hơn về du lịch sinh
thái cộng đồng và tác động của nó. Phải làm cho mọi người hiểu du lịch sinh
thái cộng đồng là gì; những lợi thế của du lịch sinh thái cộng đồng trong sự phát
triển lâu dài để từ đó có sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch sinh
thái. Bên cạnh đó, cần đào tạo những lĩnh vực mà họ thiếu kỹ năng và kiến thức

trong việc tổ chức du lịch như hướng dẫn, thuyết minh, xác định loài cây, con
thú, vệ sinh môi trường, ứng xử, tổ chức chương trình… để họ có thể tham gia
trực tiếp vào việc tổ chức du lịch sinh thái cộng đồng.
1.1.3.4. Cộng đồng tham gia quản lý và trực tiếp làm du lịch
Những năm qua, du lịch trong vùng đã có sự quản lý tốt từ phía nhà nước
từ việc quy hoạch, kế hoạch và khai thác du lịch, song chúng ta chưa quan tâm
đúng mức đến sự tham gia quản lý từ phía cộng đồng địa phương. Từ quan điểm
môi trường và kinh tế, nếu người dân không tham gia thì khu vực bị khai thác
quá mức và các nguồn tài nguyên du lịch bị tàn phá. Bằng cách để người dân địa
phương tham gia vào việc ra quyết định, các chương trình du lịch có thể có trách
nhiệm và bền vững hơn về lâu dài. Hiện nay chúng ta đang phát triển nhiều tuor
tuyến du lịch lên Tây Bắc, là những người hiểu biết đường đi lối lại, điều kiện
môi trường, sinh thái nếu được tham gia họ sẽ có những đóng góp những ý kiến
quý báu cho sự phát triển bền vững lâu dài.
Bên cạnh việc tham gia quản lý, cần khuyến khích cộng đồng địa phương
tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch ở địa phương. Hoạt động du lịch
hiện nay chủ yếu là hoạt động của người dân tự phát, họ cho khách nghỉ ngơi tại
gia đình, cùng khách tham quan một số danh lam, làm một số công việc đồng
áng: hái chè, đi cấy… Thu nhập còn thấp, hoạt động du lịch chưa mang tính
chuyên nghiệp. Yếu tố cảnh quan, môi trường, sinh thái (tự nhiên và nhân văn),
văn hóa và lịch sử chưa được quan tâm khai thác bao nhiêu. Cần khuyến khích
người dân địa phương tổ chức chương trình du lịch của mình, biến những làng
bản, sinh hoạt văn hóa cộng đồng thành những sản phẩm du lịch. Họ có thể trở
thành hướng dẫn viên và có quyền thu nhập từ những dịch vụ du lịch như nghỉ
trọ, cung cấp thức ăn, các sản phẩm nông nghiệp…
18


×