Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp phát triển du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.08 KB, 90 trang )

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
***






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM



Sinh viên thực hiện : Trƣơng Thị Thanh Huyền
Lớp : Anh 3
Khóa : K42Q
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS.Nguyễn Thị Tuyết Nhung










Hà Nội , tháng 11/2007
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 7
1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 7
1.1 Khái niệm "du lịch" 7
1.2 Khái niệm "khách du lịch" 10
1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch 14
1.4 Khái niệm tài nguyên du lịch 14
2. Các loại hình du lịch 15
2.1 Phân loại theo lãnh thổ 15
2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi 16
2.3 Phân loại theo tổ chức chuyến đi 16
2.4 Phân loại theo môi trường 17
3. Đặc điểm của du lịch 17
3.1 Các nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch 18
3.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch 20
3.3 Tính thời vụ trong du lịch 20
3.4 Lao động trong du lịch 23
4. Vai trò của du lịch 26
4.1 Vai trò của du lịch về mặt xã hội 26
4.1.1 Vai trò của du lịch đối với đời sống con người 26
4.1.2 Vai trò của du lịch với văn hoá và hợp tác quốc tế 27

4.1.3 Vai trò của du lịch đối với vấn đề việc làm 28
4.1.4 Vai trò của du lịch đối với qui hoạch xã hội 28
4.2. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế 29
4.3 Các tác hại về mặt kinh tế-xã hội do việc khai thác và phát triển du lịch quá
mức 30
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
NHỮNG NĂM QUA 31
1. Tổng quan về du lịch Việt Nam 31
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
3
1.1 Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam 31
1.2 Tài nguyên du lịch của Việt Nam 34
1.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên 35
1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 36
1.3 Tính mùa vụ trong du lịch Việt Nam 37
1.3 Lao động trong du lịch Việt Nam 38
2. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua 41
2.1 Về việc thực hiện các chỉ tiêu 41
2.2 Về tổ chức quản lý 45
2.3 Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công
nghệ. 46
2.4 Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch 47
3. Đánh giá về du lịch Việt Nam 50
3.1 Thành tựu đạt được 50
3.1.1 Thành tựu về mặt xã hội 50
3.1.2 Thành tựu về mặt kinh tế 51
3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 52
3.2.1 Những tồn tại 52
3.2.2 Nguyên nhân 57

CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT
NAM 60
1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch từ các nƣớc Đông
Nam Á 60
2. Hƣớng phát triển của du lịch Việt Nam 65
2.1 Xu thế phát triển cuả du lịch thế giới 65
2.2 Xu hướng phát triển của du lịch Đông Nam Á 67
2.3 Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam 69
3. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam 70
3.1 Lên kế hoạch phát triển du lịch tổng thể và bền vững 71
3.2 Thiết lập chính sách đầu tư du lịch hợp lý 72
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
4
3.2.1 Đầu tư các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế làm động lực cho du lịch quốc
gia 72
3.2.2 Có cơ chế thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước 74
3.3 Tăng cường hiệu quả quản lý đối với du lịch 75
3.3.1 Đẩy mạnh cải cách hành chính 75
3.3.2 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Du lịch, nâng cao hiệu
quả hoạt động của Hiệp hội Du lịch 76
3.3.3 Tăng cường phối hợp giữa Trung ương, địa phương và các ngành các cấp
có liên quan 76
3.4 Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính và xuất nhập cảnh Hải quan 79
3.4.1 Chính sách tài chính 79
3.4.2 Chính sách xuất nhập cảnh Hải quan 79
3.5 Phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại
các địa điểm du lịch 80
3.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng 80
3.5.2 Củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch 81

3.6 Tăng cường công tác tiếp thị và xúc tiến du lịch 81
3.7 Nâng cao ý thức toàn dân về du lịch 82
3.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 83
3.9 Phát triển du lịch đi đôi với tôn tạo, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và môi
trường 85
3.10 Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế 86
3.11 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89




Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
5

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển vũ bão của khoa học-công nghệ, nền kinh tế
thế giới đang chuyển sang giai đoạn “hậu công nghiệp”, phát triển theo hướng
chuyển dịch cơ cấu sang dịch vụ. Trong đó du lịch là một trong những ngành
dịch vụ được hầu hết các nước ưu tiên phát triển.
Du lịch là một ngành hoạt động tổng hợp có hiệu quả về cả kinh tế và
xã hội. Trên giác độ kinh tế đó là ngành thực hiện "xuất khẩu tại chỗ", mang
về nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Trên giác độ xã hội, du lịch tạo ra
nhiều công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo; góp phần tôn tạo các giá trị tự
nhiên và nhân văn… Trên thế giới, từ thế kỉ 19 du lịch đã chính thức trở thành
một ngành kinh tế, theo đấy khoa học du lịch cũng ra đời, với trọng tâm là
việc nghiêm cứu nhằm đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển du lịch quốc

gia.
Trước vai trò và đóng góp to lớn của du lịch đối với nền kinh tế quốc
dân, Đảng và Nhà nước ta, trong chiến lược phát triển du lịch 2000-2010 đã
xác địch: “đưa du lịch Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước”. Để tiến tới mục tiêu đó du lịch Việt Nam cần phải có các
giải pháp hiệu quả và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt các giải pháp
đã đề ra. Với đề tài luận văn “Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam”,
em mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình trong
việc tìm ra và đề xuất một số giải pháp tích cực, từ đó thúc đẩy sự phát triển
của du lịch Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
6
Nội dung của đề tài tập trung vào việc đề ra một số giải pháp nhằm
phát triển du lịch Việt Nam trên cơ sở:
- Nghiên cứu về đặc điểm, tính chất, vai trò của du lịch trên thế giới
nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng.
- Khảo sát xu hướng phát triển của du lịch quốc tế và khu vực.
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Việt Nam hiện nay, để từ
đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp, so
sánh trên cơ sở sử dụng các bảng, biểu và các tài liệu tham khảo về mặt lý
thuyết lẫn thực tiễn của những nghiên cứu trước đó. Đồng thời, luận văn cũng
lấy phép biện chứng làm cơ sở phương pháp luận.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung luận văn nghiên cứu tổng quan hoạt động du lịch, thực trạng
phát triển du lịch ở Việt Nam những năm qua, qua đó đưa ra những giải pháp
nhằm mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững du lịch nước ta.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chƣơng I: Tổng quan về hoạt động du lịch
Chƣơng II: Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam những năm qua
Chƣơng III: Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam


Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
7


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1 Khái niệm "du lịch"
Du lịch ra đời gần như cùng lúc với sự suất hiện của xã hội loài người,
tuy lúc đó mục đích du lịch có thể chưa hoàn toàn tách bạch với các mục đích
khác. Theo ngành khảo cổ học, Châu Phi được xem là cái nôi của xã hội loài
người, tuy nhiên vết tích của người Châu Phi cổ đại đã được tìm thấy ở Châu
Á, họ được xem là tiền nhân của giống người Bắc Kinh (Trung Quốc), và
người Java (Indonexia). Ngoài giả thiết cho rằng người cổ xưa di cư để tìm
thức ăn và trốn tránh nguy hiểm, còn một giả thiết khác được các nhà khoa
học đưa ra, đấy là con người quan sát sự di cư của loài chim, muốn biết chúng
từ đâu bay đến và sẽ bay đến đâu nên họ di chuyển theo hướng đi của chúng.
Tức giả thiết này cho rằng, con người, từ xa xưa luôn có tính tò mò, ham
muốn khám phá thế giới chung quanh. Cũng có thể, cuộc di dân này có động
cơ từ cả hai giả thuyết đã nêu. Sự xuất hiện của chủng tộc người gốc Á ở
Châu Mỹ (người da đỏ) cách hàng vạn năm trước khi Christospher Colombus
tìm ra nơi này là khác là một minh chứng khác cho sự hiếu kỳ của người xưa.

Trong chuyến chuyến di dân từ Châu Á đến Châu Mỹ thì các nhà nghiên cứu
lại nghiêng về giả thuyết cho rằng động lực chính là lòng ham hiểu biết. Nếu
chỉ đơn thuần là đi tìm thức ăn thì chưa đủ thuyết phục lý giải cho quảng
đường di cư vượt biển dài tới nửa vòng trái đất.
Mặc dù có nguồn gốc từ rất lâu, song cho đến nay, những nhận thức về
nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Dưới nhiều góc độ và hoàn cảnh chi
phối (thời gian, địa lý) đưa đến một cánh hiểu khác nhau về du lịch.
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
8
Ý nghĩa đầu tiên của từ du lịch là sự khởi hành và sự lưu trú tạm thời
của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ. Có nhiều lý do để kéo
con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình như lòng ham hiểu biết
về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên Có thể hiểu lúc này du lịch
là sự mở rộng không gian văn hoá của mỗi cá nhân.
Với ý nghĩa này, du lịch mang tính chất là một hiện tượng xã hội nhiều
hơn một hiện tượng kinh tế, nó ứng với thời kỳ trước cuộc phân công lao
động lần thứ hai (lúc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp truyền thống).
Biểu hiện của hoạt động kinh doanh du lịch chỉ rõ nét vào giai đoạn phân
công lao động lần thứ ba của xã hội loài người (thương nghiệp ra đời). Lúc
này trong xã hội xuất hiện các cơ sở lưu trú, các trung tâm tham quan, vui
chơi như Kim tự tháp (Ai Cập), đấu trường La mã, các nhà tắm hơi cổ đại
thành Roma, những nơi được sử sách mô tả vào thời hoàng kim luôn tấp nập
các du khách. Đặc biệt, du khách đến đây còn có thể mua về các kỷ vật của
địa phương. Hiện tượng tham quan của du khách đã mang lại một nguồn thu
nhập các kể cho các địa phương này. Khi có sự tiêu dùng các dịnh vụ trong
quá trình duy chuyển, du lịch được hiểu là toàn bộ những quan hệ và hiện
tượng xảy ra trong quá trình con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của
mình.
Du lịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XVII khi cuộc cách

mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra kéo theo cuộc cách mạng về giao
thông trên thế giới. Đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày
càng có mặt nhiều hơn trong ngành đường sắt, đóng tầu và công nghiệp sản
xuất ô tô. Giao thông phát triển là nguyên nhân chính và là điều kiện vật chất
quan trọng thúc đẩy các cuộc khởi hành của con người.
Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ IXX thì du lịch mới trở thành một hiện tượng
đại chúng. Trong xã hội xuất hiện một nghề mới, rất phát triển ở các địa
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
9
phương có nhiều khách tham quan như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, môi
giới, hướng dẫn du lịch, cửa hàng, tiện ăn cùng các tổ chức và đội ngũ phục
vụ du khách ra đời. Với ý nghĩa như đã nêu trên du lịch đã tạo nên nhiều hoạt
động thu về lợi ích kinh tế. Lúc này, du lịch từ chỗ xuất hiện ban đầu chỉ là
một hiện tượng xã hội đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến,
khái niệm ''ngành du lịch'' hay ''kinh tế du lịch'' xuất hiện, nội dung của nó
coi du lịch là một ngành kinh doanh kiếm lời từ việc thoả mãn các nhu cầu
của du khách.
Như vậy du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội phức tạp và trong quá
trình phát triển, nội dung của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong
phú. Tuy nhiên du lịch là một hiện tượng có tính hai mặt mặt kinh tế và mặt
xã hội, do đó rất khó để gộp chung cả hai mặt này vào một định nghĩa, trong
từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch cũng được xếp vào nhóm các từ
đa nghĩa. Do vậy cánh tiếp cận tốt nhất thuật ngữ du lịch là tách nó thành hai
phần.
Xét trên giác độ xã hội: Du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời
trong thời gian rảnh rỗi của mỗi cá nhân hay tập thể nhằm mục đính phục hồi
sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới quan, có hoặc không kèm theo việc
tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, văn hoá, kinh tế, và dịch vụ do các cơ sở
chuyên nghiệp cung cấp. Theo góc độ này thì du lịch cần hội đủ ba điều kiện

về không gian, thời gian và mục đính chuyến đi. Về không gian, người đi du
lịch phải đi ra ngoài môi trường thường xuyên của mình, điều này ngoại trừ
các chuyến đi trong phạm vi của nơi ở và các chuyến đi có tính chất thường
xuyên hàng ngày. Về thời gian, du lịch phải đảm bảo độ dài thời gian qui định
trước của các tổ chức du lịch để loại trừ sự di cư trong một thời gian dài. Về
mặt mục đính chuyến đi nhằm loại trừ việc di cư để làm việc tạm thời.
Xét trên giác độ kinh tế: Thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
10
dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú
tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với
mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới quan.
Trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, các học giả cũng có quan
điểm tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Nghĩa
thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ ngơi, dưỡng sức, tham quan tích cực của
con người ngoài nơi cư trú với mục đính nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật Theo nghĩa thứ
hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
mọi mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước
ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực
kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng
hoá dịch vụ tại chỗ.
1.2 Khái niệm "khách du lịch"
Trên thế giới, khái niệm khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối
thế kỷ XVIII tại Pháp. Thời đó người Pháp chia các cuộc hành trình của người
dân các nước lân cận trên nước Pháp ngoài thành hai loại:
- Cuộc hành trình nhỏ: Từ Paris đến miền Đông Nam nước Pháp
- Cuộc hành trình lớn: Là cuộc hành trình theo bờ Địa Trung Hải

xuống phía Tây Nam nước Pháp.
Trong đó những người thực hiện cuộc hành trình lớn được gọi là khách
du lịch hay du khách.
Tương tự, tại Vương Quốc Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là
những người thực hiện cuộc hành trình lớn xuyên Vương Quốc Anh.
Theo cánh hiểu này, những người được gọi là du khách ở đây phải hội
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
11
đủ hai điều kiện. Thứ nhất, họ phải là người ngoại quốc; thứ hai, họ thực hiện
chuyến hành trình xuyên quốc gia có nghĩa khách du lịch là những người
ngoại quốc có khả năng mang lại một một lượng ngoại tệ đáng kể cho nước
sở tại. Các định nghĩa này nói chung mang tính chất hẹp và phiến diện thế
nhưng bước đầu đã đưa ra một khái niệm để gọi tên những người thực hiện
các chuyến du lịch.
Một số khái niệm tiếp theo của các nhà kinh tế học cho đến đầu thế kỷ
XX cũng mới chỉ mang tính chất chủ yếu phản ảnh sự phát triển của du lịch
đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung. Như khái niệm do
nhà kinh tế học người Áo đưa ra vào đầu thế kỷ XX: "Khách du lịch là hành
khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn
những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đính kinh tế".
Nhà kinh tế học người Anh cùng thời lại khẳng định để trở thành du khách
phải có hai điều kiện: "Thứ nhất phải xa nhà dưới một năm; thứ hai phải tiêu
những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác".
Sau này khi ngành du lịch ngày càng phát triển và sự ra đời của các hội
nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế quan tâm đến hoạt động du lịch thì định
nghĩa khách du lịch thì mới được nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở
đáng tin cậy.
Định nghĩa được chấp nhập rộng rãi đầu tiên là định nghĩa của liên hiệp
các quốc gia (League of Nations) vào năm 1937 về ''khách du lịch nước

ngoài" trên phương pháp liệt kê và loại trừ: "Bất cứ ai đến thăm một nước
khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là
24h" theo định nghĩa này tất cả những người được coi là khách du lịch bao
gồm:
1. Người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình và sức
khoẻ.
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
12
2. Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa
học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ
3. Những người khởi hành vì mục đính kinh doanh.
4. Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển
thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h.
Những người không được xem là khách du lịch
1. Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng
lao động.
2. Những người đến với mục đính định cư.
3. Sinh viên hay những người đến học ở các trường.
4. Những người ở biên giới sang làm việc.
5. Những người đi qua một nước mà không dừng lại mặc dù cuộc hành
trình đi qua nước đó có thể kéo dài 24h.
Năm 1978 tiểu ban các vấn đề kinh tế-xã hội của Liên hiệp quốc lại
phân chia khách du lịch thành khách du lịch chủ động và khách du lịch bị
động "khách viếng tham quốc tế là tất cả những người đến thăm một đất
nước-chúng ta gọi là khách du lịch chủ động; những người từ một đất nước đi
ra một nước ngoài viếng thăm-chúng ta gọi là khách du lịch bị động với
khoảng thời gian nhiều nhất là một năm". Bên cạnh khái niệm về khách du
lịch quốc tế tiểu ban này cũng đưa ra định nghĩa về khách du lịch nội địa:
"khách du lịch nội địa là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành

trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình
trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đính trừ
mục đích hoạt động để được trả phù lao".
Ngoài các định nghĩa do các tiểu ban trực thuộc liên hợp quốc đưa ra
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
13
thì các hội nghị quốc tế về du lịch cũng đưa ra các định nghĩa quốc tế về du
lịch riêng cho mình. Hội nghị quốc tế về du lịch tại Ha Lan năm 1989 đưa ra
định nghĩa: "khách du lịch quốc tế là những người đi tham quan một nước
khác, với mục đính tham, nghỉ ngơi giải trí, thăm hỏi trong thời gian nhỏ hơn
ba tháng, những hành khách này không làm gì để được trả phù lao, sau thời
gian lưu trú đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình". Định nghĩa
này khác với định nghĩa trước đó và thời gian tối đa lưu lại ở các nước khác
thay vì tối đa là một năm được giảm xuống còn ba tháng, không qui định thời
gian tối thiểu.
Tổng kết về khái niệm khách du lịch
Như vậy tổng kết lại khái niệm khách du lịch có hai khía cạnh:
Thứ nhất, động cơ khởi hành phải xuất phát từ động cơ du lịch (có thể
là đi tham quan, nghỉ dưỡng, thăm người thân, kết hợp kinh doanh trừ động
cơ lao động kiếm tiền)
Thứ hai, vấn đề thời gian: khoảng thời gian tối thiểu và tối đa cư trú ở
nơi khác nơi cư trú thường xuyên theo qui định của từng tổ chức, từng quốc
gia hay địa phương.
Ở Việt Nam thì cụm từ khách du lịch có một từ tương đương là "Lữ
khách", hay "khách thập phương", những từ này ra đời từ rất lâu và có nguồn
gốc từ Trung Quốc theo nghĩa Hán việt có nghĩa là khách đi vãn cảnh từ
phương xa đến với mục đính thăm thú thiên nhiên hoặc các mục đính khác
ngoài mục đính lao động kiếm tiền.
Trong luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, tại chương năm, điều

ba mươi sáu có nêu khái niệm về khách du lịch như sau:
- Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
14
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người
nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịnh vụ hàng hoá cấp cho du khách, được tạo
nên bởi sự kết hợp giữa việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một đơn vị kinh
doanh du lịch, một vùng hay một quốc gia.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố hữu hình lẫn vô hình. Yếu tố hữu
hình là hàng hoá, yếu tố vô hình là dịch vụ, nếu liệt kê theo quá trình đi du
lịch của khách du lịch thì nó có thể bao gồm: Dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu
trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ tham quan giải trí trong đó, dịch vụ chiếm từ
80 đên 90% thành phần của sản phẩm du lịch
1.4 khái niệm tài nguyên du lịch
Du lịch là hoạt động mang tích chất định hướng tài nguyên cao. Muốn
phát triển du lịch thì cần phải có tài nguyên du lịch. Một đất nước có càng
nhiều tài nguyên du lịch thì càng có cơ hội để phát triển du lịch dựa trên khai
thác các tài nguyên đó.
Tài nguyên vốn được hiểu là những nguồn vô hình hay hữu hình có khả
năng đưa vào khai thác và sử dụng mang lại lợi ích cho con người. Vậy tài
nguyên du lịch có thể được hiểu đơn giản là Những nguồn tài nguyên có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người. Tài nguyên du
lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,

đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
15
nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên là các điều kiện về môi trường tự nhiên
có thể khai thác phục vụ cho các mục đích du lịch như địa hình, khí hậu, thực
vật, động vât, tài nguyên nước, vị trí địa lý v.v…
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các giá trị văn hoá, các thành tựu
chính trị và kinh tế có ý nghía đặc trưng cho sự phát triển du lịch tại một địa
điểm, một đất nước.
2. Các loại hình du lịch
Có nhiều cách để phân loại du lịch, theo các tiêu chí khác nhau, du lịch
có thể được chia thành nhiều loại hình. Theo đó, loại hình du lịch được hiểu là
các nhóm sản phẩm du lịch có cùng những đặc điểm giống nhau theo tiêu chí
phân loại như cùng thoả mãn một nhu cầu, một động cơ du lịch, được tiêu thụ
bởi cùng một nhóm khách hàng, có cùng một cách phân phối, một cách tổ
chức như nhau hay cùng một mức giá.
2.1 Phân loại theo lãnh thổ
Nếu lấy tiêu chí là phân chia theo lãnh thổ thì du lịch có thể chia thành
du lịch quốc tế và du lịch nội địa
Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch có sự tham gia của yếu tố nước
ngoài (hoặc khách du lịch hoặc nhà cung ứng dịch vụ du lịch). Trong loại
hình du lịch quốc tế còn có thể chia tiếp thành hai nhóm nhỏ
- Du lịch đón khách: là việc tổ chức phục vụ, đón tiếp khách nước
ngoài đến du lịch trong nước của tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch.
- Du lịch gửi khách: Phục vụ và tổ chức đưa khách trong nước đi du
lịch ở nước ngoài.
Du lịch nội địa: Được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
16
trong nước đi du lịch, không có sự tham gia của yếu tố nước ngoài.
2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi
Phân chia theo mục đính chuyến đi có thể chia thành du lịch thuần tuý với
mục đính: tham quan, nghỉ ngơi, giải trí hoặc kết hợp với các mục đích khác
như học tập, công tác, khám chữa bệnh…
Hình 1: Phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi











2.3 Phân loại theo tổ chức chuyến đi
Du lịch trọn gói: Theo hình thức này khách du lịch có thể mua dịch vụ
của các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, các công ty này sẽ là người đứng
ra tổ chức cho chuyến đi của họ bao gồm: phương tiện đi lại, dịch vụ lưu trú,
ăn uống, tham quan theo một lịnh trình đã định trước.
Du lịch tự do: Là loại hình du lịch mà cá nhân hay tổ chức tự tổ chức
tự xắp xếp cho chuyến hành trình du lịch của mình.
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
17


2.4 Phân loại theo môi trường
Hoạt động du lịch theo cánh phân loại này được chia thành hai nhóm:
du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên
Du lịch thiên nhiên: Là chuyến hành trình đến thăm thú khám phá
những nơi có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Trong nhóm du lịch này có thể
chia thành các nhóm nhỏ hơn như: du lịch biển, du lịch núi, rừng, sông suối,
du lịch nông thôn thành thị v.v… Khi xã hội ngày càng phát triển thì con
người càng ít có cơ hội gần gũi với thiên nhiên. Bị bao bọc bởi những tiện
nghi của cuộc sống hiện đại và áp lực công việc ngày càng gia tăng có thể làm
cho con người ta mệt mỏi. Khi đó, việc hoà mình vào thiên nhiên là một nhu
cầu nhằm giải toả căng thẳng, nâng cao sức khoẻ và đến với một môi trường
đầy mới lạ đầy hấp dẫn.
Du lịch văn hoá: Là hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra chủ yếu trong
môi trường văn hoá hay có liên quan tới các yếu tố văn hoá tức là khai thác
các tài nguyên văn hoá, nó có thể bao gồm: đi thăm các di tích, các công trình
văn hoá, các lễ hội, phong tục v.v… Du lịch văn hoá hấp dẫn du khách bởi sự
đậm đà, tính truyền thống cũng như sự độc đáo của từng địa phương. Du lịch
văn hoá là một hướng mà các quốc gia đều chú trọng phát triển vì nó không
chỉ góp phần gìn giữ mà còn là một kênh giới thiệu các giá trị văn hoá đáng
quí với bạn bè trên khắp năm châu.
Ngoài ra còn có thể phân chia theo một vài tiêu chí khác như phân chia
theo thời gian thành du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày; phân chia theo
hành trình thành hành trình ngắn và hành trình dài; phân chia theo tiêu chí
phương tiện thì có du lịch đường thuỷ, du lịch đường bộ v.v…
3. Đặc điểm của du lịch
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
18
Đặc điểm của hiện tượng du lịch là các dấu hiệu, yếu tố, tính chất khác

biệt của du lịch với các hiện tượng khác. Việc nghiên cứu các đặc điểm của
du lịch là rất cần thiết để hiểu rõ bản chất của du lịch và làm cơ sở cho những
giải pháp, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch của đất nước. Là một hiện
tượng kinh tế xã hội phức tạp du lịch có nhiều đặc điểm riêng biệt rất khó liệt
kê hết, dưới đây xin nêu ra một số đặc điểm chính yếu của du lịch.
3.1 Các nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch
Có bốn nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch bao gồm: Du
khách, nhà cung cấp dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và người dân sở
tại. Bốn nhóm yếu tố này có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, mối quan hệ
giữa chúng được biểu hiện qua sơ đồ sau.
Hình 2: Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hiện tƣợng du
lịch

Du khách: Là những người thực hiện các chuyến hành trình với mục
đích du lịch. Họ phải là những người có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu đi du
lịch và đủ khả năng tài chính để đi du lịch. Ngày nay khi mức sống và văn
hoá của người dân ngày càng được nâng cao cộng thêm với sức ép của cuộc
sống hiện đại thì nhu cầu du lịch cũng tăng theo và trở thành một nhu cầu phổ
biến.
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
19
Nhà cung cấp dịch vụ: Là những người cung cấp trọn vẹn hay một
phần của dịch vụ du lịch bao gồm các công ty du lịch lữ hành, nhà hàng,
khách sạn, khu vui chơi, giải trí, nhà sản xuất đồ lưu nhiệm Du khách khi có
nhu cầu đi du lịch thì cần tới những nhà cung cấp dịch vụ du lịch để thoả mãn
nhu cầu của mình.
Chính quyền địa phƣơng: Sản phẩm du lịch là không thể di chuyển
được, do đó nếu muốn tiêu dùng nó thì người có nhu cầu phải đến nơi có tài
nguyên du lịch. Chính quyền địa phương là tổ chức quản lý tại nơi có tài

nguyên du lịch. Về mặt kinh tế, du lịch mang lại một khoản thu cho địa
phương. Nhưng về mặt xã hội, lại đặt ra những thách thức với vấn đề quản lý
hoạt động kinh doanh du lịch và quản lý sinh hoạt của lượng khách từ nơi
khác tới để không có tác động xấu đến môi trường tự nhiên, văn hoá, an ninh
trật tự. Trên thực tế, nếu chính quyền địa phương tạo được một môi trường
thuận lợi để phát triển du lịch, có hướng phát triển đúng đắn sẽ có tác động
thu hút khách du lịch và tạo điều kiện cho việc kinh doanh du lịch tại địa
phương phát triển mạnh mẽ.
Cƣ dân sở tại: Hiện tượng du lịch có tác động rất lớn đến cư dân sở tại
khi nơi họ sinh sống xuất hiện rất nhiều du khách xen vào cuộc sống của họ.
Xét về mặt kinh tế, nó mang lại cơ hội việc làm cho họ trong ngành du lịch.
Về mặt xã hội, họ có cơ hội giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết với nhiều
người từ các vùng miền khác. Tức du lịch giúp cư dân sở tại tăng các mối
quan hệ xã hội và mở rộng thế giới quan, nhân sinh quan. Thái độ của cư dân
địa phương cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, sự thân
thiện, hiền hoà, của người dân địa phương giúp thu hút và tạo sự thoải mái
cho du khách, nói cách khác sự hiếu khách của người dân cũng làm giàu thêm
cho tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể gây ra tác động tiêu
cực như tiêm nhiễm các thói hư tật xấu, ảnh hưởng đến văn hoá và nếp sinh
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
20
hoạt thường nhật của người dân.
Do có mối quan hệ tương tác lẫn nhau này của bốn nhóm yếu tố cấu
thành nên hiện tượng du lịch nên ngành du lịch cần phải có sự phối hợp đồng
bộ để hoạt động du lịch mang lại các lợi ích kinh tề và hiệu quả xã hội cao.
3.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch
Như đã đề cập ở phần một, sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa yếu tố
hữu hình và yếu tố vô hình, nó là toàn bộ những sản phẩm, dịch vụ cung cấp
cho khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Sản phẩm du lịch về cơ bản

có các đặc trưng:
Là sự kết hợp của nhiều sản phẩm dịch vụ, có thể liệt kê ra đây như
dịch vụ di chuyển, phòng trọ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, nghỉ
dưỡng
Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ, dịch vụ thường
chiếm tới 80%-90%, hàng hoá chiếm tỉ lệ rất nhỏ do đó việc đánh giá chất
lượng sản phẩm du lịch là rất khó khăn.
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du
lịch. Do đó sản phẩm không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, du lịch gắn
liền với việc di chuyển, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du
lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn
nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, phần lớn quá trình tạo ra
và tiêu thụ sản phẩm du lịch không trùng nhau về không gian và thời gian do
đó sản phẩm du lịch không thể cất trữ, tồn kho như các loại hàng hoá khác.
3.3 Tính thời vụ trong du lịch
Do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch
mang tính thời vụ. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là vấn đề được
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
21
đặt ra đối du lịch nhằm bắt và quản lý tốt hoạt động du lịch. Tính thời vụ
trong du lịch có thể hiểu là những thay đổi lặp đi lặp lại hàng năm đối với các
dịnh vụ và hàng hoá của du lịch dưới sự tác động của các nhân tố nhất định.
Các yếu tố tạo nên tính thời vụ của du lịch có thể nêu lên ở đây là:
Nhóm nhân tố mang tính tự nhiên: Trong nhóm nhân tố tự nhiên thì khí
hậu là nhân tố có tính ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến du lịch, thông thường khí
hậu tác động lên cả cung và cầu du lịch. Tuy nhiên khí hậu có ảnh hưởng
khác nhau tới từng loại hình du lịch. Đối với du lịch thiên nhiên thì ảnh hưởng
của nhân tố khí hậu là rất lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi là cơ sở để nảy sinh

cầu với du lịch tự nhiên. Ví dụ như với du lịch biển thì đòi hỏi phải có nhiệt
độ không khí 25-30
0
C, cường độ ánh sáng và độ ẩm cao, chỉ mùa hè mới đáp
ứng được những yêu cầu này do đó mùa hè là mùa du lịch chính tại các bãi
biển. Nhưng đối với du lịch chữa bệnh, du lịch văn hoá thì vào mùa xuân
khi khí hậu trong lành và dịu mát mới là mùa thích hợp.
Nhân tố mang tính kinh tế-xã hội: Người ta chỉ đi du lịch khi nhàn rỗi,
vậy lượng khách du lịch du lịch tăng lên khi có nhiều người có khoảng thời
gian nhàn rỗi vào cùng một khoảng thời gian trong năm.
Sự phân bổ không đồng đều của quĩ thời gian nhàn rỗi của các nhóm
dân cư gây ảnh hưởng không đồng đều lên lượng khách du lịch. Khi xem xét
tác động của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ phải xem xét ở cả hai khía
cạnh. Khía cạnh thứ nhất là thời gian nghỉ phép trong năm có thể tác động lên
thời vụ du lịch. Thực tế cho thấy ở những quốc gia có thời gian nghỉ phép
ngắn thì số lần đi du lịch trong năm cũng ít. Người dân có xu hướng đi nghỉ
vào các dịp lễ, tết nếu thời gian nghỉ ngắn họ sẽ chủ yếu đi du lịch vào dịp có
thời gian nghỉ nhiều nhất chẳng hạn như dịp tết hay giáng sinh điều này có thể
tạo nên mùa du lịch chính ở nhiều vùng, nhiều quốc gia.
Góc độ thứ hai của tác động thời gian nhàn rỗi lên du lịch là thời gian
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
22
nghỉ của các trường học. Thời gian nghỉ này, học sinh có một lượng thời gian
nhàn rỗi khá lớn do đó các bậc phụ huynh thường bố trí những chuyến du lịch
vào thời gian không phải đến trường của học sinh để cả gia đình có thể cùng
nhau vui vẻ mà không ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của con em mình. Tại
các quốc gia, học sinh đều có kỳ nghỉ hè do đó mùa hè thường là mùa du lịch
chính ở hầu hết mọi nơi, một số quốc gia còn có thêm kỳ nghỉ đông cũng góp
phần làm tăng lượng khách du lịch vào mùa đông tăng lên đáng kể.

Phong tục tập quán: Phong tục tâp quán là một trong số các yếu tố tác
động trực tiếp lên lượng khách du lịch và tạo nên sự tập trung lượng khách du
lịch du lịch vào những thời vụ nhất định.
Thông thường những phong tục tập quán có tính chất lịch sử do đó nó
khá bền vững. Cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
có thể tạo nên những phong tục mới nhưng khó có thể thay đổi được những
phong tục cũ. Ở Việt Nam, ta có thể thầy rõ những tác động của phong tục tập
quán, theo phong tục mùa xuân là mùa của những tháng hội hè, lễ bái. Tháng
hai tháng ba âm lịch thì hầu hết các chùa đều tổ chức hội bất kể thời tiết thuận
lợi hay không như hội Chùa Hương, hội Chùa Thầy, hội Đền Hùng, Hội Lim
Các nhân tố khác: Ngoài ra còn có một số nhân tố khác tác động lên
tính mùa vụ của du lịch có thể kể thêm ở đây như:
Chất lượng của dịch vụ du lịch: Chất lượng dịch vụ du lịch có thể có
ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ du lịch. Ví dụ như một khách sạn ở vùng
biển có thể có thời gian phục vụ khách trong năm dài hơn một số khách sạn
khác khi nó có chất lượng tố hơn và có khả năng thoả mãn các nhu cầu phụ
trợ khác ngoài phục vụ nhu cầu tắm biển chẳng hạn như nó có hội trường lớn,
có bể bơi kín, trung tâm chữa bệnh, massage, khu vui chơi giải trí
Yếu tố tâm lý: Du lịch là một nhu cầu do đó nó cũng tác động của yếu
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
23
tố tâm lý, chẳng hạn có thể có một trào lưu mốt về một loại hình du lịch nào
đó.
Tâm lý bắt chước: Ngoài mốt thì cầu du lịch còn có thể bị tác động bởi
tâm lý bắt chước. Ví dụ như ở Trung Quốc, mọi người đều xem ai chưa đến
Tây Hồ coi như chưa đến Hàng Châu do vậy du khách nào đến Hàng Châu
đều đến vãn cảnh Tây Hồ.
Tính thời vụ về cơ bản tác động bất lợi đến hoạt động du lịch. Vì tính
mùa vụ mà du lịch vào chính vụ thì quá tải làm giảm chất lượng dịch vụ, có

thể ảnh hưởng đến đời sống của dân cư sở tại, giao thông, môi trường, khó
khăn cho việc quản lý đối với chính quyền địa phương do lượng khách đổ về
quá đông. Vào các mùa khác thì lượng khách thưa thớt không đảm bảo hiệu
quả kinh doanh, một số lao động có thể mất việc, chính quyền thì bị giảm thu
ngân sách. Do đó Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ sở kinh doanh
du lịch phải phối hợp để giảm bớt tính thời vụ trong du lịch.
3.4 Lao động trong du lịch
Ngành du lịch mặc dù có liên quan tới nhiều ngành và nhiều lĩnh vực
khác nhau nhưng bản chất của nó bao gồm một số dịch vụ kinh doanh nhất
định như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham
quan giải trí, dịch vụ tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi do các cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch đảm nhiệm. Do đó có thể chia lao động trong du lịch thành ba nhóm:
Nhóm lao động có chức năng quản lý Nhà nước về du lịch: Nhóm lao
động này bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý về du lịch
từ Trung ương đến địa phương. Bộ phận lao động này có vai trò rất quan
trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và của
từng địa phương, tham mưu chính quyền trong việc đề ra đường lối và chính
sách phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả. Mặt khác họ cũng đại diện
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
24
cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du
lịch kinh doanh có hiệu quả cũng như kiểm tra giám sát các hoạt động kinh
doanh đó. Từ chức năng và nhiệm vụ của mình, nhóm lao động này đòi hỏi
phải có kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về một số lĩnh vực mà công việc
của họ liên quan một cách trực tiếp.
Nhóm lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo du lịch:
Nhóm lao động này gồm những người làm việc trong các cơ sở giáo dục và
đào tạo như các cán bộ giảng dậy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và các cán bộ nghiên cứu ở các tổ chức các viện

khoa học du lịch. Số lượng lao động này chiếm tỉ lệ rất thấp trong toàn lao
động ngành du lịch nhưng họ là những người có hiểu biết và chuyên môn sâu
về du lịch và có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Công
việc của họ về cơ bản ổn định và có thu nhập đều đặn. Chất lượng của lao
động làm việc trong ngành du lịch chịu tác động rất lớn của những người làm
công tác đào do vậy bộ phận này cần phải được đào tạo bài bản, lâu dài hướng
tới trình độ ngày một cao.
Nhóm lao động hoạt động trong ngành kinh doanh du lịch: Nhóm lao
động này có thể phân chia thành hai nhóm nhỏ, nhóm lao động quản lý và
nhóm lao động thừa hành
Nhóm lao động quản lý: Nhóm lao động quản lý trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch được hiểu là những người làm công tác quản lý thuộc các đơn
vị kinh tế, cơ sở doanh nghiệp kinh doanh du lịch như khách sạn, hãng du lịch
lữ hành, vận tải, nhà hàng Lao động của họ có hai đặc điểm. Một là, lao
động của họ trong lĩnh vực này là lao động trí óc, công cụ chủ yếu của lao
động là tư duy. Người quản lý trong lĩnh vực kinh doanh du lịch dựa trên
nghiên cứu các tình huống, từ đó bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình
đưa ra các quyết định cho quá trình kinh doanh du lịch. Hai là, lao động của
Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD
25
người quản lý trong kinh doanh du lịch là loại lao động tổng hợp. Là người
quản lý trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nên các mối quan hệ cuả họ cũng
rất đa dạng và phực tạp. Đó như là một xã hội thu nhỏ chồng chéo các mối
quan hệ quan hệ với khách hàng, quan hệ với đối tác, quan hệ với chính
quyền, quan hệ với nhân viên cấp dưới, cấp trên chưa kể đến các mối quan
hệ khác như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng có quan hệ diễn ra trong
thời gian ngắn, có quan hệ bền chặt, lâu dài. Là người quản lý họ phải tham
gia vào đó một cách tích cực và giải quyết tốt các mối quan hệ đó để đơn vị
hoạt động bền vững, ổn định, kinh doanh có hiệu quả. Từ đặc điểm này mà

lao động quản lý là lao động tổng hợp. Tính tổng hợp của nó biểu hiện ở chỗ
vừa là lao động quản lý vừa là lao động giáo dục, lao động chuyên môn, lao
động của các hoạt động xã hội khác.
Nhóm lao động thừa hành: Là nhóm lao động thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh du lịch. Họ được hiểu là những người trực tiếp tham gia vào quá trình
kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho khách. Nhóm
lao động này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ như
nhân viên phục vụ, lễ tân trong khách sạn; nhân viên bưng bê, đầu bếp trong
các nhà hàng; nhân viên điều hành chuyến đi và hướng dẫn viên du lịch trong
các công ty lữ hành… Nhóm nhân viên này đòi hỏi phải thạo chuyên môn và
có thái độ phục vụ khách tốt. Nghề nghiệp của họ gắn chặt với tình hình kinh
doanh du lịch do đó có thể thấy thu nhập, cường độ công việc của họ gắn với
đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch. Công việc của họ có thể chịu ảnh
hưởng xấu của tính mùa vụ trong du lịch. Vào mùa du lịch chính thì lượng
nhân viên và cường độ công việc tăng lên, vào các khoảng thời gian khác thì
cường độ giảm và số lao động cũng bớt đi. Lượng lao động dư dôi trong
khoảng thời gian vắng khách du lịch gây tác động tiêu cực về mặt xã hội như
thất nghiệp, tệ nạn, an ninh trật tự đây chính là vấn đề mà ngành du lịch

×