Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Quản lý rừng bằng công cụ GIS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.93 KB, 28 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ
là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc,
đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ
sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng
rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng
ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt...
Rừng cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị
thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Rừng cũng giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo
vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn
dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển, có loại rừng
ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Rừng ngập mặn là bức tường
thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, …Đặc biệt, rừng còn là khu bảo tồn thiên nhiên vô
giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh
vật học.
Để bảo vệ rừng, thế giới nói chung và nhà nước ta nói riêng đã có nhiều công cụ pháp lý
như luật, chính sách, thông tư, nghị định… để các công cụ pháp lý này thực sự hiệu quả đòi hỏi
phải có sự hỗ trợ về công nghệ và kĩ thuật. Một trong những công cụ quản lý môi trường khá phổ
biến hiện nay trên thế giới là GIS- hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên ở Việt Nam trong những
năm gần đây, GIS mới thực sự được quan tâm và phát triển. Đề tài này nhằm giới thiệu và phổ
biến rộng rãi hơn nữa công nghệ GIS cho các lĩnh vực khác nhau của ngành môi trường. Cụ thể
là về việc quản lý rừng bằng công cụ GIS.
NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan rừng tại nước ta
*Hiện trạng
Nằm trong vùng thuộc hệ rừng mưa nhiệt đới, rừng nước ta nổi tiếng về tài nguyên gỗ, nhất là
các đặc sản có giá trị.


Tuy nhiên, Việt Nam cũng xuất hiện tình trạng chung như những nước đang phát triển khác, diện
tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Theo bản đồ rừng của Maurand vào năm 1945 thì nước ta có


14,352 triệu ha rừng, chiếm tỷ lệ 43,8% so với diện tích lãnh thổ.
Theo số liệu điều tra của viện qui hoạch rừng thì đến năm 1975 còn 9,5 triệu ha rừng, chiếm
29,1% diện tích lãnh thổ, đến năm 1981 còn 7,4 triệu, chiếm 24%, đến năm 1989 có 9,3 triệu,
trong đó có những rừng mới trồng.
Bảng so sánh diện tích rừng ở Việt Nam so với diện tích đất tự nhiên:

ST
T

Khu vực

Diện tích đất tự nhiên
(nghìn ha)

Diện tích rừng
(nghìn ha)

Tỉ lệ diện tích rừng/đất tự
nhiên (%)

1

Bắc Bộ

11.570

6955

60,0


2

Trung Bộ

14.754

6580

44,6

3

Nam Bộ

6470

817

13,0

4

Cả nước

32.794

14.352

43,8


(Theo Maurand, 1945)
Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 - 1995). Rừng ngập mặn ven biển
cũng bị suy thoái nghiêm trọng, giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành các ao-đầm nuôi
trồng thuỷ hải sản thiếu quy hoạch.
Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn chỉ ở
mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực.
Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong các hoạt
động thực hiện mục tiêu năm 2010 của công ước đa dạng sinh học nhằm tăng cường hiệu quả
bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước,
giảm phát thải CO2.
• Trong vòng 25 năm qua, toàn bộ vùng rừng tự nhiên mất đi hơn 5 triệu ha ở cả vùng cao và
vùng ven biển, trung bình mỗi năm mất đi khoảng 250.000 ha. Trong mấy năm qua, diện tích


rừng có chiều hướng tăng lên, từ 28,2%, theo thống kê đến năm 2004 thì độ che phủ rừng toàn
quốc lên đến 36,7% (bảng 1).
Bảng 1. Diễn biến về diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị tính: 1.000.000ha)

Năm

1945

1976

1980

1985

1990


1995

1999

2002

2004

Tổngdiệntích(ha)

14,30

11,16

10,60

9,89

9,17

9,30

10,99 11,78

12,30

Rừng trồng (ha)

0,00


0,01

0,42

0,58

0,74

1,05

1,52

1,91

2,21

Rừngtự nhiên(ha)

14,30

11,07

10,18

9,30

8,43

8,25


9,47

9,86

10,89

Độ che phủ (%)

43,00

33,80

32,10

30,0

27,8

28,20

33,20 35,8

36,7

I.Các kiểu rừng chính ở Việt Nam.
Điều kiện tự nhiên khí hậu và các nhân tố khác đã tạo cho cây rừng sinh trưởng và phát triển
quanh năm, thảm thực vật rừng phong phú đa dạng với nhiều kiểu rừng. Theo các nhà Lâm
nghiệp, người ta chia ra các kiểu rừng sau : (Báo cáo về hiện trạng môi trường Việt Nam năm
1994, Cục Môi trường).
1. Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới.

Người ta còn gọi là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới ẩm, kiểu rừng này thường gặp trên các
vùng núi cao, dưới 800 m ở phía Bắc, cao trên 1000 m ở phía Nam, là kiểu rừng hỗn loài thuộc
họ quen thuộc ở vùng nhiệt đới như họ Đậu (Papilionoideae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), chúng
phát triển tươi tốt thành nhiều tầng với nhiều năm tuổi khác nhau. Ở kiểu rừng này còn có rất
nhiều thực vật phụ sinh như phong lan và cây dây leo thân cỏ (song mây) và thân gỗ.
Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới có năng suất sinh học rất cao, và có nhiều loài gỗ quí. Sự
thuận lợi về môi trường, phong phú về thức ăn đã tạo ra một quần thể động vật phong phú về
chủng loại và số lượng.
2. Rừng khộp.


Còn gọi là rừng thưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới rụng lá, thường thấy ở miền Nam tại các vùng có
độ cao dưới 1000 m. Thành phần gồm cây rụng lá xen lẫn cây thường xanh ở mức độ khác nhau.

Trên nhiều vùng đất bằng phẳng ở Tây Nguyên thường đọng nước trong mùa mưa, và cạn nước
trong mùa khô, thêm vào đó lửa rừng tàn phá thường xuất hiện rừng Khộp nghèo với vài loài cây
họ Dầu mọc thưa thớt, sinh trưởng chậm.
Trên sườn dốc, nơi có tầng đất sâu hơn hoặc có nước tương đối thuận lợi hơn, nhất là ở vùng đất
đỏ bazalt và ven sông suối thường xuất hiện rừng khộp giàu có, thành phần loài phong phú, cây
mọc dầy thành nhiều tầng xanh tươi, cho nhiều gỗ cứng, gỗ quí với kích thước lớn như : Giáng
hương, Trắc, Cẩm lai, Gụ, Mun... và nhiều loài gỗ Sao, Dầu.
Rừng khộp là nơi tập trung của nhiều loài thú nổi tiếng vùng Châu Á như: Hươu, Nai, Voi, Khỉ,
Vượn... trong đó có các loài thú quí hiếm của thế giới như Bò xám Cuprey, Tê Giác.
Rừng khộp nghèo để tạo thành đồng cỏ chăn nuôi. Đất rừng khộp giàu để phát triển cây công
nghiệp, cây lương thực và cây ăn trái... Ở rừng này, người ta thường áp dụng lối canh tác nông
lâm kết hợp.
3. Rừng lá kim.
Ở các vùng cao trên 1000 m ở phía Nam thích hợp với các loài thực vật lá kim (Tùng, Bách,
Thông 2 lá, Thông 3 lá) đã tạo nên những cánh rừng bạt ngàn trên cao nguyên Lâm Đồng. Tùy
theo độ cao và chế độ ẩm cụ thể mà rừng thông có thể xen lẫn với cây lá rộng của rừng Khộp

hoặc của rừng thường xanh Á nhiệt đới.
Rừng thông ở đây cung cấp gỗ xây dựng, gỗ gia dụng, làm bột giấy. Nhựa thông dùng để chế
biến colofan, dầu thông, nhiều loại hóa chất khác nhau là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị
cao. Ở dưới tán rừng thông hoặc xen kẻ với cây công nghiệp, cây thuốc, cây ăn trái hoặc các
đồng cỏ chăn nuôi.


Ở các vùng cao trên 1500 m thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng có rừng lá kim, nhưng khu vực
nhỏ hơn, thường gặp là thông, Pơmu là loại quí.
4. Rừng thường xanh lá rộng Á nhiệt đới.
Thường gặp ở các vùng núi cao trên 800 m ở phía Bắc, phần lớn gồm các cây hiện diện thuộc họ
Dẻ (Fagaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Thạch Nam (Ericaceae)... và các cây Tre, Nứa (họ
Poaceae). thực vật phụ sinh phát triển mạnh, thường là Phong lan (Orchidaceae), ráng đuôi
phụng, ráng tổ rồng (Polypodiaceae) và các cây Thảo quả (họ Zingiberaceae). Ở vùng rừng này,
người ta thường trồng những cây thuốc như: Đỗ Trọng (họ Eucommiaceae), Quế (họ Lauraceae),
Nhân sâm (họ Araliaceae)...
5. Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi.
Thành phần thực vật trên núi đá vôi khá phong phú, chủ yếu là rừng thường xanh, cây rụng lá
chiếm tỷ lệ nhỏ. Các loài cây đặc hữu của vùng này gồm : Nghiến (họ Tilliaceae), cây Kim giao
(họ Podocarpaceae), cây Trai ly (họ Clusiaceae)... là những loại gỗ quí, thường chúng có đặc
điểm chung là ưa Calci, chịu hạn, ít chịu chua. Nhiều loài vừa có bộ rễ phát triển sâu, vừa có khả
năng kiềm chế thoát nước trên mặt lá. Nhưng cũng có những loài rễ cạn, chúng sinh trưởng
nhanh trong mùa mưa ẩm và rụng lá vào mùa khô. Nơi gần đầu nguồn do hang động đưa nước từ
nơi khác đến, nên chúng ta thường gặp cây nhiệt đới thường xanh và Tre, Trúc. Rừng này thích
hợp cho các loài vật cần hang động để lẫn trốn thú dữ như: Sơn dương, khỉ, vượn... Đây là loại
rừng đặc sắc đối với con người vì nơi đây còn giữ lại nhiều nguồn gen, quí, có giá trị cao trong
nghiên cứu khoa học, rừng quốc gia Cúc Phương được thành lập theo kiểu này.
6. Rừng ngập mặn ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, những nguồn tài nguyên rừng ngập mặn đã được sử dụng bởi nhân dân sống trong
vùng biển nhiều thế kỷ không gây ra sự mất cân bằng sinh thái. Tuy nhiên trong những năm gần

đây, sự gia tăng dân số (đặc biệt sự di dân), lợi tức của nhân dân địa phương thấp, và sự phát
triển nhanh chóng kinh tế đã gây ra sự khai thác quá mức và sự phá hoại gây hậu quả cho những
khu rừng ngập mặn. Vả lại, chính sách của Việt Nam cho sự tái xây dựng kinh tế làm phát triển
sự khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên, dưới chính sách này, sự phát triển nuôi tôm


trong những khu vực rừng ngập mặn là một trong những chiến lược phát triển quốc gia. Chính vì
vậy mà thủy canh được xem như một trong những mối đe dọa quan trọng của rừng ngập mặn
Việt Nam.
Chương II: Tài nguyên rừng ở nước ta
1: Hiện trạng tài nguyên rừng.
A: Các vấn đề cấp bách đối với tài nguyên rừng.
Nguyên nhân:
+ Chủ quan:
Chính quyền địa phương một số nơi chưa quan tâm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà
nước về rừng và đất nông nghiệp, một số cán bộ tham mưu cho chính quyền địa phương trong
công tác bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, nhân sự thường xuyên thay đổi nên dẫn đến chưa đáp
ứng nhu cầu nhiệm vụ.
Một số cán bộ tiểu khu thuộc các Ban Quản lý rừng thiếu linh hoạt trong tuần tra truy
quét, chưa kịp thời ngăn chặn ngay từ đầu các vụ vi phạm phá rừng, khai thác rừng trái phép. Có
nơi vụ việc vi phạm xảy ra nghiêm trọng nhưng chậm phát hiện, công tác phối hợp với các cơ
quan chức năng, chính quyền địa phương thiếu đồng bộ nên rừng tiếp tục bị tàn phá, lấn chiếm
trái phép. Việc xử lý các vụ vi phạm còn thiếu kiên quyết.
Trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trồng bằng nguông vốn tự có của các doanh nghiệp,
cá nhân, hộ gia đình chưa đảm bảo an toàn trong khâu xử lý vật liệu cháy và đường ranh cản lửa.
+ Khách quan:
Công tác bảo vệ rừng là công việc khó khăn và phức tạp, lực lượng mỏng chưa tương
xứng, chưa đồng đều, dụng cụ trang thiết bị chưa được trang bị đầy đủ đặc biệt là công cụ chữa
cháy rừng, chỉ áp dụng công cụ thủ công.
Dân số gia tăng về cơ học, nạn di cư tự do từ các vùng miền đến Lâm Hà sinh cơ lập

nghiệp nên nhu cầu đất sản xuất, lâm sản ngày càng lớn.
Vùng đồng bào dân tộc đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức còn
hạn chế, một số đồng bào dân tộc lấy lý do quay về nơi ở cũ trước đây để lập làng định cư, tạo
một sức ép không nhỏ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Chương III: Giới thiệu về GIS


1: Khái Niệm
Hệ thống thông tin là tập các tiến trình xử lý dữ liệu thô để sản sinh ra các thông tin có
ích cho công tác lập quyết định. Chúng bao gồm các thao tác dẫn chúng ta đi từ lập kế hoạch
quan sát và thu thập dữ liệu tới lưu trữ và phân tích dữ liệu, tới sử dụng các thông tin suy diễn
trong công việc lập quyết định.
Hệ thông tin địa lý là hệ thông tin được thiết kế để làm việc với dữ liệu quy chiếu không
gian hay toạ độ địa lý. Khái niệm hệ thông tin địa lý được hình thành từ ba khái niệm: địa lý,
thông tin và hệ thống. Được viết tắt là GIS:
-Geographic Information Systems (Mỹ).
-Geographical Information Systems (Anh, Oxtraylia, Canada).
-Geographic Information Science (nghiên cứu lý thuyết và quan niệm của hệ thông tin địa lý và
các công nghệ thông tin địa lý).
-Geographic Information Studies (nghiên cứu về ngữ cảnh xã hội của thông tin địa lý như ngữ
cảnh pháp lý, khía cạnh kinh tế).
Khái niệm “địa lý” (geographic) được sử dụng vì GIS trước hết liên quan đến các đặc
trưng “địa lý” hay “không gian”. Các đặc trưng này được ánh xạ hay liên quan đến các đối tượng
không gian. Chúng có thể là các đối tượng vật lý, văn hoá hay kinh tế trong tự nhiên.
Khái niệm “thông tin” (information) đề cập đến khối lượng dữ liệu khổng lồ do GIS quản
lý. Các đối tượng thế giới thực đều có tập riêng các dữ liệu chữ - số thuộc tính hay đặc tính (còn
gọi là dữ liệu phi hình học, dữ liệu thống kê) và các thông tin vị trí cần cho lưu trữ, quản lý các
đặc trưng không gian.
Khái niệm “hệ thống” (system) đề cập đến cách tiếp cận hệ thống của GIS. Môi trường

hệ thống GIS được chia nhỏ thành các Modul để dễ hiểu, dễ quản lý nhưng chúng được tích hợp
thành hệ thống thống nhất, toàn vẹn.
Khái niệm “công nghệ thông tin địa lý” (geographic information technology hay còn gọi
là công nghệ 3S) là các công nghệ thu thập và xử lý thông tin địa lý. Chúng bao gồm ba loại cơ
bản sau:
-Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS): đo đạc vị trí trên mặt đất trên cơ
sở hệ thống các vệ tinh.


-Viễn thám (Remote Sensing): sử dụng vệ tinh để thu thập thông tin về Trái đất.
-Hệ thông tin địa lý GIS.
Hệ GIS điển hình được thiết lập trên một số khái niệm cơ bản sau:
Các đặc điểm của thế giới thực trên bề mặt Trái đất được mô tả lại trên một hệ quy chiếu
bản đồ và được lưu lại trong máy tính. Đồng thời, máy tính cũng lưu lại lưới chiếu và các thuộc
tính của các đặc điểm bản đồ đó để có thể trả lời các câu hỏi như “chúng ở đâu?” và “chúng là
cái gì?”.
Các đặc điểm bản đồ có thể được hiển thị hoặc vẽ ra khi ta kết hợp bất kỳ hai hay nhiều
đối tượng và hầu như trên bất kỳ một tỷ lệ bản đồ. Tin học hóa các dữ liệu bản đồ phải được sử
dụng một cách linh hoạt hơn so với các bản đồ giấy truyền thống.
GIS có khả năng phân tích các mối quan hệ trong không gian giữa các đặc điểm bản đồ.
2: Các thành phần:
Hệ thống thông tin địa lý bao gồm 5 thành phần cơ bản sau:

Các thành phần của GIS
A: Phần cứng.
Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện các chức
năng nhập thông tin (Input), xuất thông tin (Output) và xử lý thông tin của phần mềm. Hệ
thống này gồm có máy chủ (server), máy khách (client), máy quét (scanner), máy in (printer)
được liên kết với nhau trong mạng LAN hay Internet



Sơ đồ tổ chức một hệ “phần cứng GIS”
1. Bộ xử lý trung tâm (CPU).
Bộ xử lý trung tâm hay còn gọi là CPU, là phần cứng quan trọng nhất của máy vi tính.
CPU không những thực hành tính toán trên dữ liệu, mà còn điều khiển sắp đặt phần cứng khác
mà nó thì cần thiết cho việc quản lý thông tin theo sau thông qua hệ thống. Mặc dù bộ vi xử lý
hiện đại rất nhỏ chỉ khoảng 5mm2- nó có khả năng thực hiện hàng ngàn, hoặc ngay cả hàng triệu
thông tin trong một giây(the Cyber 250"máy vi tính siêu hạng") có thể thực hiện 200 triệu thông
tin trên giây).
2. Bộ nhớ trong (RAM).
Tất cả máy vi tính có một bộ nhớ trong mà chức năng như là "không gian làm việc" cho
chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM) này có khả năng giữ 1 giới hạn số
lượng dữ liệu ở một số hạng thời gian (ví dụ, hệ điều hành MS-DOS mẫu có 640Kb ở RAM ).
Điều này có nghĩa nó sẽ ít có khả năng thực hiện điều hành phức tạp trên bộ dữ liệu lớn trong hệ
điều hành.
3. Bộ sắp xếp và lưu trữ ngoài (diskette, harddisk, CD-ROM).
Băng có từ tính được giữ không những trong cuộn băng lớn (giống trong cuộn băng máy
hát đĩa) mà còn trong cuộn băng nhỏ (giống như cuốn băng được dùng trong máy hát nhạc).
Thuận lợi của dây băng có từ tính là nó có thể lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu (ví dụ toàn bộ
Landsat MSS đòi hỏi 8MB của khả năng lưu trữ trên một băng).


Sự gia tăng khả năng lưu trữ thực hiện bằng các đĩa có từ tính. Các đĩa cứng với khả năng
lưu trữ rất lớn (được sử dụng trên PCs phổ biến 20 hoặc 30Mb) mà còn ở các đĩa mềm với khả
năng giới hạn (2.25 inch, với 360Kb hoặc 1.2 Mb hay 3.5inch với 720Kb hoặc 1.4Mb). Đĩa cứng
thông thường được sử dụng cho lưu trữ tạm thời mà thông qua quá trình xử lý, sau khi dữ liệu
được gán trong đĩa floppy hoặc dây băng có từ tính.
4. Các bộ phận dùng để nhập dữ liệu (INPUT DEVICES).
Bảng số hoá bản đổ bao gồm 1 bảng hoặc bàn viết, mà bản đổ được trải rộng ra, và 1
cursor có ý nghĩa của các đường thẳng và các điểm trên bản đổ được định vị. Trong toàn bộ bàn

số hoá (digitizer) việc tổ chức được ghi bởi phương pháp của một cột lưới tốt đã gắn vào trong
bảng. Dây tóc của cursor phát ra do sự đẩy của từ tính điện mà nó được tìm thấy bởi cột lưới sắt
và được chuyển giao đến máy vi tính như một cặp tương xứng (mm trên 1 bảng XY hệ thống
tương hợp). Hầu như các cursor được vừa vặn với 4 hoặc nhiều nút cho việc chuyển các tín hiệu
đặc biệt cho việc điều khiển chương trình, ví dụ để chỉ ra điểm cuối của đường thẳng.
Các bảng số hoá (digitizer) hiện nay có kích thước thay đổi từ bảng nhỏ 27cmx27cm đến
bảng lớn 1mx1.5m.

Bảng số hoá (digitizer)
Scanner:
Máy ghi scanner sẽ chuyển các thông tin trên bản đồ tương xứng 1 cách tự động dưới
dạng hệ thống raster. Một cách luân phiên nhau, bản đổ có thể được trải rộng ra trên bàn mà đầu


scanning di chuyển trong 1 loạt đường thẳng song song nhau. Các đường quét (scan) phải được
vector hoá trước khi chúng được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu vector.

Máy quét (Scanner)
5. Các bộ phận để in ấn (OUTPUT DEVICES) - Máy in (printer):
Là bộ phận dùng để in ấn các thông tin, bản đổ, dưới nhiều kích thước khác nhau tuỳ theo
yêu cầu của người sử dụng, thông thường máy in có khổ từ A3 đến A4. Máy in có thể là máy
màu hoặc trắng đen, hoặc là máy in phun mực, Laser, hoặc máy in kim.

Máy in (printer)
Máy vẽ (plotter):
Đối với những yêu cầu cần thiết phải in các bản đổ có kích thước lớn, thường máy in
không đáp ứng được mà ta phải dùng đến máy Plotter (máy vẽ). Máy vẽ thường có kích thước
của khổ A1 hoặc A0.



Máy vẽ (plotter)
B: Phần Mềm
Có khả năng nhập, lưu trữ, xử lý, phân tích, tính toán, hiển thị các dữ liệu theo yêu cầu
của người sử dụng.
Đi kèm với hệ thống thiết bị trong GIS ở trên là một hệ phần mềm có tối thiểu 4 nhóm
chức năng sau đây:
-Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau.
-Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và thông tin thuộc tính.
-Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài toán tối ưu và mô
hình mô phỏng không gian- thời gian.
-Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện pháp khác nhau.
Phần mềm được phân thành ba lớp: hệ điều hành, các chương trình tiện ích đặc biệt và
các chương trình ứng dụng.


Thu
Thu thập
thập dữ
dữ liệu
liệu

Chuyển
Chuyển đổi
đổi dữ
dữ liệu
liệu

Giao
Giao diện
diện người

người dùng
dùng

Quản trị cơ sở dữ liệu địa


Hiển
Hiển thị
thị làm
làm báo
báo cáo
cáo

Phân
Phân tích
tích không
không gian
gian

Phần mềm của GIS
C: Cơ sở dữ liệu
Khái niệm dữ liệu địa lý: Đặc điểm dữ liệu trong các hệ thống thông tin địa lý khác biệt
với dữ liệu ở các hệ thống thông tin khác (ngân hàng, thư viện, quản lý khách hàng hàng không,
y tế…) ở chỗ chúng bao gồm cả thông tin về vị trí không gian (dữ liệu không gian), thậm chí cả
các mối liên hệ topo không gian và các thông tin mô tả tính chất (dữ liệu thuộc tính) các vật thể
trong hệ thống dữ liệu. Đặc điểm quan trọng trong tổ chức dữ liệu của GIS là: dữ liệu không gian
(bản đồ) và dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong cùng một cơ sở dữ liệu và có quan hệ chặt chẽ
với nhau.



Minh họa cấu trúc dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
(tương ứng dạng điểm đường vùng).
D: Con người và tổ chức hệ thống ở nước ta
Các kỹ thuật viên am hiểu về máy tính và các phần mềm GIS có nhiệm vụ sử dụng thiết
bị, nhập và xử lý dữ liệu.
Các nhà phân tích và điều hành hệ thống.
Các nhà lãnh đạo sử dụng hệ thống làm công cụ trợ giúp để hoạch định các chủ trương,
kế hoạch trong quản lý và phát triển.
Tuỳ theo tính chất quản lý, hệ thông tin địa lý có thể mở rộng thêm một số thành phần
liên quan khác.
-Phần chuyên gia:
Trong GIS, phần con người còn được biết đến dưới các tên gọi khác như phần não hay
phần sống của hệ thống. Con người tham gia vào việc thiết lập, khai thác và bảo trì hệ thống mộ


cách gián tiếp hay trực tiếp. Có hai nhóm người quan trọng trực tiếp quyết định sự tồn tại và phát
triển của GIS là người sử dụng và người quản lý sử dụng GIS.
Đội ngũ những người sử dụng GIS bao gồm các thao tác viên, kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ
thuật và các chuyên gia về lĩnh vực khác nhau có sử dụng thông tin địa lý. Người sử dụng trở
thành một thành phần của GIS khi tiến hành những phép phân tích phức tạp, các thao tác phân
tích không gian và mô hình hóa. Công việc này yêu cầu các kỹ năng để chọn lựa và sử dụng các
công cụ từ hộp công cụ của GIS và có kiến thức về các dữ liệu đang được sử dụng. Hiện tại và
trong những năm trước mắt, GIS vẫn sẽ phụ thuộc vào người sử dụng có nắm vững kiến thức về
những gì họ đang làm chứ không đơn giản chỉ ấn một nút là đủ.
-Người sử dụng hệ thống: là những người sử dụng GIS để giải quyết các vấn đề không gian. Họ
thường là những người được đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hay GIS chuyên dụng. Nhiệm vụ chủ
yếu của họ là số hóa bản đồ, kiểm tra lỗi, soạn thảo, phân tích dữ liệu thô và đưa ra các giải pháp
cuối cùng để truy vấn dữ liệu địa lý. Dù được đào tạo chính qui hay tại chức thì người sử dụng
hệ thống vẫn phải được thường xuyên đào tạo lại vì phần mềm GIS thay đổi liên tục và do yêu
cầu mới của kỹ thuật phân tích.

-Thao tác viên hệ thống: Có trách nhiệm vận hành hệ thống hàng ngày để người sử dụng hệ
thống làm việc hiệu quả. Công việc của họ là sửa chữa khi chương trình bị nghẽn hay là công
việc trợ giúp nhân viên thực hiện các phân tích có độ phức tạp cao. Đôi khi họ còn có trách
nhiệm huấn luyện người dùng, họ cũng là người có kinh nghiệm như người sử dụng hệ thống.
Họ hiểu biết về cấu hình phần mềm và phần cứng để có thể yêu cầu nâng cấp. Họ còn làm việc
như người quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, an toàn, toàn vẹn cơ sở dữ liệu để tránh hư
hỏng, mất mát dữ liệu.
-Nhà cung cấp GIS: Có trách nhiệm cung cấp phần mềm, cập nhật phần mềm, phương pháp nâng
cấp cho hệ thống. Đôi khi tham gia huấn luyện người dùng GIS thông qua các hợp đồng với
quản trị hệ thống.
-Nhà cung cấp dữ liệu: Có thể là tổ chức Nhà nước hay tư nhân. Thông thường, các công ty tư
nhân cung cấp dữ liệu sửa đổi từ dữ liệu các cơ quan Nhà nước để cho phù hợp với ứng dụng cụ
thể. Thường thì các cơ quan Nhà nước cung cấp dữ liệu được xây dựng cho chính nhu cầu của
họ, nhưng dữ liệu này có thể được sử dụng trong các tổ chức, cơ quan khác. Một số dữ liệu này
được bán với giá rẻ hay cho không đối với các dự án GIS phi lợi nhuận.


-Người phát triển ứng dụng: là những người lập trình viên được đào tạo. Họ xây dựng các giao
diện người dùng, làm giảm khó khăn khi thực hiện các thao tác cụ thể trên các hệ thống GIS
chuyên nghiệp. Phần lớn, lập trình GIS bằng ngôn ngữ macro do nhà cung cấp GIS xây dựng để
người phát triển ứng dụng có khả năng ghép nối với các ngôn ngữ máy tính truyền thống.
-Chuyên viên phân tích hệ thống GIS: là nhóm người chuyên nghiên cứu thiết kế hệ thống. Phần
lớn họ là đội ngũ chuyên nghiệp, có trách nhiệm xác định mục tiêu của hệ GIS trong cơ quan,
hiệu chỉnh hệ thống, đề xuất kỹ thuật, phân tích đúng đắn, đảm bảo tích hợp tốt hệ thống trong
cơ quan. Thông thường, chuyên gia phân tích hệ thống là nhân viên của các hãng lớn chuyên về
cài đặt GIS.
Như vậy, một dự án GIS chỉ thành công khi nó được quản lý tốt và con người tại mỗi
công đoạn phải có kỹ năng tốt. Dưới đây là một ví dụ về cấu trúc quản lý dự án GIS độc lập. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp có thể kết hợp quản lý dự án GIS với cấu trúc quản lý có sẵn trong
cơ quan.


Giám
Giám đốc
đốc

Người quản lý

Người phân tích không gian

Người quản lý hệ thống GIS

Người lập trình GIS

Người quản trị cơ sở dữ liệu

Sơ đồ quản lý dự án GIS
Chương IV: ƯD GIS trong quản lý tài nguyên rừng
1 .Quản Lý Tài Nguyên thiên nhiên ( Động thực vật và hệ sinh thái )


A: Phân tích quần thể động vật hoang dã
Theo số liệu Sách Đỏ Việt Nam, tại thời điểm năm 1992, nước ta có 365 loài động vật
được xếp vào danh mục loài quý hiếm. Đến năm 2004, danh sách này đã tăng lên 407 loài, trong
đó có 6 loài được coi là đã tuyệt chủng trên lãm thổ Việt Nam. Đến năm 2007, số loài bị đe dọa
ngoài thiên nhiên được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam tăng lên 418 loài, trong đó có 116 loài đang ở
mức nguy cấp rất cao và 9 loài coi như đã tuyệt chủng, trong đó có: tê giác 2 sừng, bò xám, heo
vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao…
Về thực vật, nếu tại thời điểm năm 1996 số loài thực vật được đưa vào Sách Đỏ Việt
Nam là 356 loài thì đến năm 2004, thì số lượng này đã tăng lên 450 loài và đến năm 2007, đã
tăng lên 464 loài; trong đó có 45 loài đang nguy cấp.

Các cuộc khảo sát, điều tra tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn cũng cho thấy số lượng cá
thể nhiều loài động vật hoang dã giảm đáng kể trong thời gian qua, trong đó phải kể đến hổ, tê tê,
voi, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc,…
Riêng với loài hổ, theo số liệu thống kê thì loài hổ sống trong các khu rừng ở Việt Nam
giảm từ khoảng 1.000 con trước năm 1970 xuống còn 80 đến 100 con vào năm 2005. Đầu năm
2010, số lượng này giảm xuống chỉ còn khoảng 30 con.
Theo các nhà nghiên cứu, các loài động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam bị suy giảm
về số lượng là do:
- Nơi sinh sống bị phá hủy mà nguyên nhân chủ yếu do các hoạt dộng của con người,
như: phá rừng, xây dựng các công trình thủy điện, đốt rừng lấy đất canh tác,…).
- Bị khai thác quá mức, như: săn bắn thú, khai thác gỗ, thu hái cây thuốc, đánh bắt cá,…)
nhằm phục vụ các nhu cầu của con người.
- Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái, ví dụ như khi có một loài bị suy giảm hoặc
tuyệt chủng sẽ dẫn đến sự suy giảm của những loài dùng loài đó làm thức ăn.
- Sự xâm hại của các loài ngoại lai có thể phá vỡ cân bằng sinh thái và làm suy giảm quần
thể động, thực vật bản địa.


Ngoài các nguyên nhân trực tiếp trên, sự gia tăng dân số, ô nhiểm môi trường và biến đổi
khí hậu toàn cầu cũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho động, thực vật hoang dã bị suy
giảm.
Để cứu lấy môi trường, không để tiếp tục suy giảm các loài động, thực vật hoang dã, con
người cần có những hành động thiết thực để bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm bảo vệ sự phong
phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý, bền vững
nguồn tài nguyên.

B: Phân tích phân bố giống loài

GIS còn được dùng để phân tích sự di chuyển của loài sói lông xám cùng các yếu tố xác định
vùng phân bố . Bản đồ cho thấy hướng di chuyển ổn định của loài sói này cũng như phục vụ cho

công tác quản lý, khoanh vùng bảo tồn.

C: Kiểm soát các khu bảo tồn


Tổ chức Bảo tồn quốc tế và Chính phủ Malagasy đã sử dụng GIS để kiểm soát sự phân bố của
các loài thực vật ở Madagascar. Bản đồ này biểu diễn các loài thực vật của miền nam
Madagascar bằng các màu khác nhau và biểu diễn các khu bảo tồn bằng nền chéo. Với những
thông tin này, có thể dễ dàng xác định các vùng cần được bảo vệ hoặc các vùng hiện được bảo vệ
có khả năng bị xâm hại.
D: Kiểm soát đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học
Một số tổ chức đã sử dụng GIS để phân tích sự phân bố và mức độ bảo tồn đối với một số
thành phần của đa dạng sinh học. GIS giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có khả năng
hiện diện trong vùng quản lý hay không (vùng gián đoạn). Những loài này được dùng làm chỉ thị
cho đa dạng sinh học hoặc cho sự vắng mặt, đối với một vùng cụ thể.

2: Quản lý tài nguyên thiên nhiên ( Dầu Mỏ -Khi đốt )
Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên đang được khai thác rộng khắp trên toàn thế giới và
luôn phải đảm bảo hạn chế những sự cố môi trường. Bởi lẽ đó quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên
này luôn là vấn đề được quan tâm. Với công nghệ GIS, công việc này đã được hỗ trợ rất nhiều,
nâng cao hiệu quả quản lý cũng như khai thác.
:Thăm dò những khu vực nhạy cảm....


GIS và công nghệ khoan thăm dò địa chất

Sử dụng GIS và các công nghệ khoan thăm dò hiện đại, người ta có thể định vị và tiến hành xử
lý các dữ liệu bề mặt một cách dễ dàng, cách xa vùng nhạy cảm mà vẫn đảm bảo đạt được những

yêu cầu chuyên môn có giá trị của vùng dưới mặt đất.
Các công ty khai thác khoáng sản quốc tế, đã sử dụng phần mềm ArcView GIS để định vị dầu
mỏ trong vùng. GIS cho phép thăm dò và quản lý nguồn dầu mỏ mà hạn chế tối thiểu ảnh hưởng
có hại đối với hệ động, thực vật.
Các số liệu thu được từ quan trắc địa chấn được thu thập để tạo nên các bản đồ 3 chiều dưới mặt
đất. Các chuyên gia có thể sử dụng những ảnh 3 chiều này để đưa ra các quyết định về vị trí có
thể của các túi dầu mà không cần tiến hành khoan nhiều lần.
Các nhà khoa học đã nhập các ảnh vệ tinh và dữ liệu quan trắc không gian vào hệ thống
ArcView GIS để tạo bản đồ cơ sở của vùng. Họ kiểm tra và hiệu đính các vị trí của các đối tượng
cố định như các giếng dầu và đường giao thông so với số liệu nhận được từ hệ thống định vị toàn
cầu (GPS). Những dữ liệu khác, chẳng hạn như vị trí vùng đất ngập nước, những loài bị đe doạ,
dân cư, đều được thêm vào các bản đồ số. Tất cả những dữ liệu GIS này cùng với các số liệu
thăm dò đã giúp xác định vị trí thích hợp nhất để tạo một giếng khoan, đồng thời hỗ trợ tích cực
cho các nhà quản lý tài nguyên

.

3: Quan lý tài nguyên nước
GIS có thể hỗ trợ đánh giá mức nước ngầm, mô phỏng hệ thống sông hồ và nhiều ứng
dụng liên quan đến quản lý tài nguyên nước khác. Những ví dụ dưới đây là một vài ứng dụng của
GIS trong lĩnh vực này.
A: Phân tích sông ngòi và quản lý các lưu vực song.


1. Phân tích sông ngòi.
Với công nghệ GIS có thể xây dựng mô phỏng mạng lưới sông ngòi của khu vực cùng các
thông số đặc trưng cho mỗi dòng chảy và phân tích những ảnh hưởng mà chúng có thể chịu tác
động.
2.Quản lý các lưu vực sông.
Lưu vực sông là một hệ thống nhạy cảm và phức tạp. Quản lý lưu vực sông đòi hỏi lưu lượng

nước đầy đủ, duy trì sự ổn định của các hệ sinh thái, kiểm soát lũ. GIS được sử dụng để mô
hình hoá sự cân bằng nước, quá trình xói mòn, và kiểm soát lũ cho khu vực. Mô hình không gian
ba chiều được xây dựng nhờ công nghệ GIS, đã giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận chính xác về
địa hình và thổ nhưỡng của khu vực, từ đó xây dựng những quy luật diễn biến quan trọng cho
toàn bộ vùng lưu vực sông.
B: Kiểm soát các nguồn nước ( cấp cho hệ động vật và thực vật).
Tại Mỹ hoặc ở một số quốc gia khác, GIS được dùng để quản lý sự phân bố của các nguồn
nước, nhờ đó các nhà khoa học có thể dễ dàng xác định vị trí các nguồn nước này trong toàn bộ
hệ thống.
Chương V: GIS trong quản lý tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay
1: Tình hình triển khai GIS ở nước ta
Tại Việt Nam công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và đến nay được ứng dụng trong khá
nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu giữ tư liệu địa chất, đo đạc bản
đồ, địa chính, quản lý đô thị… đã mang lại hiệu quả bước đầu cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta và đang có nhiều triển vọng phát triển nhanh trong
thời gian sắp tới.
2: Các phương pháp xây dựng dữ liệu
A: Điều tra từ xa


Phương pháp điều tra từ xa thường được thực hiện trên ảnh máy bay hoặc ảnh vệ tinh. đây là
phương pháp gián tiếp, căn cứ vào màu sắc thể hiện trên ảnh và hình dạng vật thể đoán đọc các
nhân tố điều tra.
So với phương pháp điều tra trên mặt đất, phương pháp điều tra trên ảnh có nhược điểm
là sai số lớn. Trữ luợng đoán đọc trên ảnh thường nhỏ hơn trữ lượng thực rế. Ưu điểm của
phương pháp là đơn giản, nhanh chóng đánh giá được tài nguyên trên phạm vi rộng lớn, hoặc
trên toàn bộ lãnh thổ, mà phương pháp điều tra trực tiếp khó có thể thực hiện được.
Cơ sở đoán đọc các nhân tố điều tra trên ô mẫu (trên ảnh) là các mối quan hệ giữa đường
kính tán với thể tích thân cây, hoặc giữa độ tàn che với trữ lượng,...
B: Điều tra mặt đất
Đây là phương pháp được tiến hành trực tiếp trên đối tượng điều tra.

Trong đó bao gồm các phương pháp bố trí ô mẫu đến các phương pháp đo đếm trực tiếp
trên ô mẫu và cuối cùng là phương pháp đánh giá kết quả điều tra.
3: Thống kê và XLSL
* Thống kê diện tích
Khi thống kê tài nguyên rừng, trước tiên tiến hành thống kê diện tích. Bất kỳ một cuộc
thống kê tài nguyên nào cũng nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định, như xây dựng phương
án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng dự án phát triển kinh tế xã hội cho một vùng nào đó. Tuỳ
theo mục đích điều tra mà việc thống kê diện tích có mức độ chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, trước
tiên cần thống kê diện tích theo các loại sau:
- Đất lâm nghiệp.
- Đất nông nghiệp.
- Các loại đất khác.
Trong loại đất lâm nghiệp cần tách riêng loại đất có rừng và không có rừng. Sau đó,
thống kê diện tích từng loại trạng thái. Nếu cần thiết phải thống kê diện tích theo độ cao, độ dốc,


hướng phơi... đất không có rừng cũng phải thống kê theo các loại thực bì, loại đất, độ cao, độ
dốc...
Để xác định diện tích cho từng đơn vị và cho cả khu điều tra có thể áp dụng một trong
các phương pháp sau:
- Phương pháp đếm ô.
- Phương pháp phân mảnh dài.
- Phương pháp đo bằng máy.
Tuy nhiên, do diện tích được thống kê theo rất nhiều đơn vị từ nhỏ đến lớn như: Lô,
khoảnh, tiểu khu, ...nên cần khống chế theo đơn vị từ lớn đến nhỏ và lấy diện tích lớn khống chế
để bình sai và điều hoà diện tích cho đơn vị cấp tiếp đó.
* Điều tra trữ lượng
Tuỳ theo mục đích và độ chính xác mong muốn, điều tra rừng trên mặt đất tồn tại hai
phương pháp cơ bản, đó là phương pháp điều tra tỉ mỉ và điều tra trên ô mẫu. Khi cần số liệu
chính xác để lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết, đặc biệt đối tượng điều tra là những lô

rừng có những loài cây đặc biệt quý hiếm và có diện tích nhỏ, thì phải điều tra tỉ mỉ. Khi yêu cầu
độ chính xác không cao lắm và diện tích điều tra lớn thì dùng phương pháp điều tra trên ô mẫu.
Từ kết quả điều tra trên các ô mẫu, ước lượng cho cả đối tượng điều tra.
- Điều tra tỉ mỉ .
- Điều tra trên ô mẫu.
Khi thống kê trữ lượng rừng, thường tiến hành trên diện rộng, với đối tượng như vậy
không thể đo đếm toàn diện như điều tra tỉ mỉ được. Trong trường hợp này người ta thường chọn
ra những diện tích nhất định, tiến hành điều tra tỉ mỉ trên đó, rồi lấy kết quả suy diễn cho từng lô
hay cho cả khu điều tra.
Những diện tích được chọn để điều tra tỉ mỉ được gọi là những ô mẫu hay ô điều tra.
+ Hình dạng ô mẫu


Điều tra rừng thường sử dụng 3 loại ô mẫu có hình dạng chính là: Ô hình tròn, ô hình
vuông, ô hình chữ nhật. Ô hình tròn có ưu điểm là xác lập đơn giản, có chu vi nhỏ nhất so với
các loại ô khác khi chúng có cùng diện tích, từ đó làm tăng độ chính xác của kết quả điều tra.
Ô hình tròn được phân thành hai loại chính là ô có diện tích cố định và ô có diện tích
không cố định. Ô mẫu hình tròn có diện tích cố định thường được sử dụng trong thống kê tài
nguyên rừng, trong kiểm kê rừng trồng.
Ô mẫu hình vuông, chữ nhật thường được bố trí theo phương pháp điển hình để nghiên
cứu quy luật kết cấu lâm phần cũng như xác định một số nhân tố khi đối tượng điều tra đơn giản
ít biến động. Vì hai loại ô này dễ xác định ranh giới ngoài thực địa.
+ Diện tích ô mẫu
Cùng diện tích ô mẫu phải đo đếm trực tiếp, diện tích ô mẫu không những ảnh hưởng đến
độ chính xác mà còn ảnh hưởng đến chi phí thời gian điều tra.
Ví dụ: Khu điều tra có diện tích 50 ha, tỷ lệ diện tích điều tra là 5% (diện tích đo đếm trực tiếp là
2,5ha). Khi diện tích ô mẫu thay đổi, số ô mẫu và sai số ước lượng trữ lượng bình quân thay đổi
theo quy luật:
Diện tích
ô mẫu

(ha)
Số ô mẫu:
Sai số
ước
lượng:

0,01

0,05

2,47

0,1

0,5

250

50

25

5,51

7,8

17,4

5



* Mẫu một cấp
Nếu việc điều tra được tiến hành trực tiếp trong các ô mẫu có thể phân chia được từ khu vực điều
tra được gọi là mẫu một cấp. đây là phương pháp rút mẫu đang được ứng dụng rộng rãi trong
điều tra rừng nước ta.
* Mẫu hai cấp
Ở mẫu hai cấp, việc điều tra được tiến hành theo hai giai đoạn. Trước hết chia khu điều tra thành
các nhóm, mỗi nhóm tương ứng một đơn vị của tổng thể.
Các nhóm này được gọi là ô sơ cấp. Giai đoạn hai chia ô sơ cấp thành các đơn vị nhỏ hơn tương
tự ô điều tra ở mẫu một cấp. Chúng được gọi là ô thứ cấp. Sau đó, điều tra trên các ô thứ cấp.
* Bố trí ô mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên
Các bước tiến hành:
- Căn cứ diện tích ô mấu chia khu điều tra trên bản đồ hoặc trên ảnh hàng không thành một mạng
lưới ô vuông, mỗi ô có diện tích bằng một ô điều tra.
- đánh số thứ tự các ô trong mạng lưới từ 1 đến n.
- Căn cứ số lượng ô cần điều tra, dùng bảng ngẫu nhiên hoặc phương pháp rút thăm xác định số
thứ tự các ô cần điều tra.


×