Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN CƠ SỞ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS: Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.41 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
BỘ MÔN ĐO ẢNH VÀ VIỄN THÁM

TIỂU LUẬN
CƠ SỞ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS

ỨNG DỤNG GIS TRONG NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, ngày 5 tháng 5 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
BỘ MÔN ĐO ẢNH VÀ VIỄN THÁM

TIỂU LUẬN
CƠ SỞ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS

ỨNG DỤNG GIS TRONG NÔNG NGHIỆP

Họ và tên: NGUYỄN TIẾN HÙNG
MSV: 1321030609
Lớp: Trắc địa G – K58
GVHD: Ths.Phạm Thị Thanh Hòa

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016


PHỤ LỤC

TÊN


TRANG
1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

1

Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Nhiêm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Các bước thực hiện đề tài

MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Hiện nay, các số liệu điều tra cơ bản, các loại bản đồ, sổ sách……….. liên quan đến
tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu trữ cồng kềnh, tra cứu thông tin khó khăn,


…làm cho công tác quản lý đất đai của nước ta gặp nhiều vướng mắc và kém hiệu quả.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên cơ sở cập nhật và đồng bộ hóa các thông
tin về hệ quy chiếu, hệ tọa độ, độ cao, các thông tin về hệ thống bản đồ, thông tin ranh
giới, địa giới hành chính, thông tin về mô hình độ cao, mô hình, thông tin về các loại đất
theo hiện trạng sử dụng và các thông tin về cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất.Từ
đó thông tin đầu ra phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền trung ương, địa phương, của

ngành, và các ngành khác đồng thời phục vụ nhu cầ về quyền sử dụng đất đai của người
dân. Điều này có ý nghĩa rất lớn mà hiện nay vấn đề quản lý đất đai là vấn đề thời sự thu
hút các ngành, các cấp và mọi người, tát cả đều cần tới thông tin đầy đủ và chính xác.
Nhận thức được vai trò avaf tầm quan trọng của vấn đề, với mong muốn đóng góp 1
phần cho công việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai từng bước hiệu quả và
hiện đại hơn, đề tài “ Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai”
2, Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thưc hiện nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
-Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ cho công tác quản lý đất đai phù hợp
với các yêu cầu quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất
đai và hoàn cảnh thực tiễn.
-Thiết lập thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai có tính tổng hợp, hệ thống, có tính khái
quát cao, dễ cập nhật và khai thác sử dụng, giúp đánh giá đất dai 1 cách hợp lý và từ đó
làm cơ sở hỗ trợ cho coogn tác quản lý đất đai, và việc lặp quy hojch sử dụng đất,
3, Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin (GIS), đặc biệt là khả năng ứng
dụng tỏng quản lý đất đai, đồng thời tìm hiểu công tác quản lý Nhà Nước về đất đia hiện
1
nay
-Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ cho việc quản lý đất đai phù hợp với
yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dực trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai
và hoàn cảnh thực tiễn.
4, Phương pháp nghiên cứu


-Thu thập và xử lý thông tin đầu vào: dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bản đồ
-Xây dựng bản đồ nền và cơ sở dữ liệu giữa hình học và phi hình học
-Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu
5, Các bước thực hiện đề tài
Bước 1: Thu thập số liệu

Bước 2: xây dựng hệ thống bản đồ nền
Bước 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu
Bước 4: Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học
Bước 5: Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai
Bước 6: Sử dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic để xây dựng chương trình hỗ trợ quản lý

NỘI DUNG
Chương 1:

LƯỢC KHẢO SỐ LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ
1.1.1

Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Ở bất kỳ ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế chúng ta đều bắt gặp các hệ thống thông
tin và phương pháp xử lý thông tin khác nhau. Tùy theo từng lĩnh vực cùng với sự phát
triển của công nghệ thông tin, các thông tin hiện nay đã đáp ứng và giải quyết được các
bài toán rất lớn mà thực tế đặt ra.
Trong lĩnh vực hoạt động của xã hội, thông tin là mạch máu chính của các công cụ
quản lý, quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng, dù sử dụng công cụ nào
tho sơ hay hiện đại đều thu thập và xử lý thông tin
2.
Thông tin đất đai là các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai thường được
thể hiện bằng các hệ thống thông tin địa lý và hệ thống thông tin đất đai. Hai vấn đề này
là cơ sở chính của hệ thống thông tin định hướng theo từng ô thửa và hoạt độn của nó.
1.1.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý



Cho đến nay có nhiều khái niệm về hệ thống thông tin địa lý theo nhiều cách khác
nhau:
Theo Nguyễn Thế Thận (2000), hệ thống thông tin địa lý (GIS) là 1 tập hợp tổ chức của
phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người dùng nhằm lưu
trữ, thu thập, quản lý, lưu trữ, phân tích các thông tin không gian từ thế giới thực để giải
quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra.
GIS là 1 kỹ thuật quản lý thông tin dựa vào máy tính được sử dụng dựa vào con người
vào mục đích lưu trữ, quản lý các số liệu thuộc địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho
các mục đích khác( Võ Quang Minh, 2009)
Theo hội tin học Việt Nam năm 2002, GIS là một hệ thống thông tin có 4 chức năng
nhập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian và phi không gian.
Hay nói đơn giản hơn, GIS thông tin mọi thứ trên mặt đất. Đó là công nghệ nhằm trả lời
các câu hỏi: ai, cái gì, lúc nào, ở đâu, tại sao, như thế nào,…
1.1.1.2 Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin địa lý

Theo Võ Quang Minh năm 2009, một hệ thống thông tin địa lý bao gồm những thành
phần cơ bản sau:
-Phần cứng: Bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động của hệ thống và các thiết
bị ngoại vi
-Phần mềm: Cung cấp dụng cụ và thực hiện các chức năng:
+ Thu thập dữ liệu không gian và các dữ liệu thuộc tính từ các nguồn thông tin khác
nhau
+ Lưu trữ, cập nhật và điều chỉnh các dữ liệu thông tin nói trên.
+ Phân tích biến đổi, cập nhật và tổ chức các cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài
toán tối ưu và mô hình mô phỏng các thuộc tính không gian và thời gian.
3
+ Đưa ra các thông tin yêu cầu khác nhau.
Ngoài ra phần mềm còn có khả năng phát triển và nâng cấp theo các yêu cầu đặt ra
của hệ thống.



-Dữ liệu: Đây là thành phần quan trọng nhất của GIS. Các dữ liệu không gian( Spatial
data) và dữ liệu thuộc tính( No Spatial data) được tổ chức theo mục tiêu xác định bởi 1
hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase Management System)
-Chuyên viên: Đây là những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi chuyên
viên phải có kiến thức về các số liệu đang sử dụng và thông thạo các công cụ GIS để thực
hiện chứ năng phân tích – Xử lý số liệu.
-Chính sách và các thức quản lý: Đây là một trong những hợp phần quan trọng để đảm
bảo chức năng hoạt động của hệ thống, là một yếu tố quyết định sự thành công của công
nghệ GIS. Hệ thống GIS được diều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này được bổ
nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu người sử
dụng thông tin.
1.1.1.3. Giới thiệu một số phần mềm GIS:
GIS có các phần mềm thông dụng như: MapInfo, AcrGis, Mapping Office, GS-Map,…
1.2 CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ:
1.2.1

Thông tin đầu vào:

Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý bao gồm hai thành phần chính là dữ liệu
bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu bản đồ được thu thập đồ họa từ trên bản đồ số, bản
đồ trên giấy, số liệu đo từ mặt đất, số liệu đo vẽ từ ảnh hàng không. Dữ liệu thuộc tính
được thu thập từ các bản đồ cũ, điều tra thực địa, các số liệu điều tra sẵn có. Dữ liệu
thuộc tính đóng vai trò chú dẫn, mô tả các thông tin định lượng cho thông tin bản đồ. Dữ
liệu thuộc tính thường ở dạng văn bản, chữ số, biểu đồ và đồ thị, hiện nay đã sử dụng các
thông tin Multimedia như: âm thanh, hình ảnh, phim video… để tăng khả năng giải thích
thông tin.
Các thông tin bản đồ ở dạng tương tự, dữ liệu trên giấy sẽ được đưa vào CSDL thông
4
qua quá trình số hóa hoặc bàn phím máy tính. Các dữ liệu kết quả được lưu trữ ở dạng dố

theo khuôn mẫu thống nhất. Các thông tin bản đồ cũng như thông tin thuộc tính ở dạng
số cần được chuẩn háo trước khi đưa vào CSDL.


1.2.2

Xử lý số liệu

Sau khi đã nạp các thông tin đầu vào các phương tiện lưu trữ dữ liệu, chúng ta cần lưu
trữ dữ liệu theo một hệ thống thống nhất. Mục tiêu của công việc này là bảo vệ thông tin,
dễ tìm thông tin, dễ loại bỏ những thông tin cũ và dễ bổ sung thông tin mới.
Quản trị cơ sở dữ liệu là hoạt động của con người có sự trợ giúp của các phần mềm để
hình thành một cấu trúc hợp lý các dữ liệu đang được lưu trữ, cấu trúc này phải đảm bảo
các điều kiện:
-Lượng thông tin dư thừa là tối thiểu
-Mối quan hệ giữa các dữ liệu là thống nhất
-Dễ dàng tác động vào dữ liệu để thực hiện công việc quản trị dữ liệu như tìm kiếm
yêu cầu cập nhật dữ liệu, giải các bài toán dữ liệu phổ biến, hiern thị dữ liệu theo yêu cầu
của người dùng.
1.2.3 Thông tin đầu ra
Thông tin đầu ra cơ sở dữ liệu một mặt đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước, quản lý
ngành, mặt khác đóng vai trò quản lý thông tin cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, an
ninh quốc phòng. Hình thức thông tin đầu ra bao gồm thông không gian dứoi dạng ảnh,
bản đồ, dữ liệu khác dưới dạng bảng biểu, đồ thị, sơ đồ…
Thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu là một yếu tố quan trọng vì nó minh chứng cho tính
hiệu qảu sử dụng của CSDL
1.2.3

Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu


Trong các dữ liệu thông thường phần phân tích dữ liệu thường được gộp chung vào
phần hỏi đáp, tra cứu. Trong hệ GIS, phần phân tích dữ liệu thường có chức năng riêng
5
và rất mạnh, rất đặc trưng. Cơ sở toán học dành cho chức năng này là đại số bản đồ.
Chính ở điều này làm cho các hệ GIS khác với các thiết kế khác và đây cũng là 1 điểm
đặc trưng đánh giá khả năng của 1 hệ GIS.
Các khả năng cơ bản của hệ GIS là:


-Chuyển đổi hệ tọa độ, phép chiếu, nắn chỉnh bản đồ
-Thực hiện các phép toán số học, logic, hình học, đại số
-Chồng xếp, làm sạch, làm trơn, tách hoặc hợp các lớp thông tin không gian và phi
không gian
-Phân loại các lớp thông tin trên bản đồ
-Nội suy bề mặt cho điểm, đường, tạo bề mặt địa hình từ các đường đồng mức, tạo ảnh
phối cánh 3 chiều, tính toán độ dốc.
-Tính toán thống kê khoảng cách, mô hình và các hệ chuyên gia
-Xác định chọn lọc vùng theo tiêu chuẩn bất kỳ
1.3 ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, công nghệ GIS mới được chứ ý 10 năm trở lại đây, tuy nhiên phần lớn mới
chỉ dừng ở lại mức xây dựng cơ sở dữ liệu cho các dự án nghiên cứu. Một số phần mềm
lớn của GIS như: ARCINFO, MAPINFO, MAPPING…đã sử dụng ở nhiều nơi để xây
dựng lại bản đồ địa hình, địa chính, hiện trạng trên phạm vi toàn quốc. Sự kết hợp giữa
công nghệ viễn thám và GIS đã bắt đầu nghiên cứu trong một số ứng dụng trong nông
lâm nghiệp như công tác điều tra quy hoạch rừng, công tác điều tra và đánh giá đất nông
nghiệp ở viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp
1.4ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Khái quát vùng nghiên cứu
1.4.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:

- VN nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, Việt Nam gần Trung tâm khu vực
6
Đông Nam Á, là chiếc cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Tiếp giáp phần đất liền: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia,
phía Đông giáp biển Đông.
- Hệ toạ độ địa lí phần đất liền:
+ Vĩ độ: Việt Nam nằm từ 23°23’B (Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang) 8°34’B (Đất


Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau).
+ Kinh độ: 102°10’Đ (Xín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên) 109°24’Đ (Vạn Thạch Vạn Ninh - Khánh Hoà).
- Ngoài ra ở gần biển, vĩ độ còn kéo dài đến 6°50’B và kinh độ tới 117°20’Đ.
- VN nằm trên các các tuyến đường bộ, hàng hải, hàng không quốc tế từ Thái Bình
Dương sang Ấn Độ Dương.
*Khí hậu:
- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21 oC, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ
ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với
hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa
tây nam.
+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian
và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất
thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô
hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,..
* Sông ngòi:
Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và phân bố rải khắp cả nước
1.4.1.2 Các nguồn tài nguyên
*Tài nguyên đất
Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các mục

đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện
còn 14,217 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên. Vị trí và địa hình
đặc biệt làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng
7
rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang
Tây. Cả nước có 14 nhóm đất là:
Cồn cát và cát ven biển: 502.045 ha
Đất mặn: 991.202 ha
Đất phèn: 2.140.306 ha


Đất phù sa: 2.936.413 ha
Đất lầy và than bùn: 71.796 ha
Đất xãm bạc màu: 2.481.987 ha
Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: 34.234 ha
Đất đen: 237.602 ha
Đất đỏ vàng: 15.815.790 ha
Đất mùn vàng đỏ trên núi: 2.976.313 ha
Đất mùn trên núi cao: 280.714 ha
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 330.814 ha
Đất xói mòn trơ sỏi đá: 505.298 ha
Các loại đất khác va đất chưa điều tra: 3.651.586 ha
Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11 triệu
ha, diện tích đã được sử dụng chỉ có 6, 9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất trồng cây
hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3
triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu,
cam, chanh, quýt.
*Tài nguyên nước:


Nếu xét chung trong cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới.
8
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài trên
10 km, mật độ trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km2 diện tích, cứ đi dọc bờ biển
khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông
chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh
trên nước ta chỉ có 317 km3. Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối
lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông toàn quốc, riêng đối với sông Cửu Long
là 90%.


Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59%
tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; sau đó đến hệ thống sông Hồng
126,5 km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có
tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%); các hệ thống
sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%); các sông
còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được
60% nhu cầu nước ngọt của đất nước.
Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200m, ở miền núi nước ngầm
thường ở độ sâu 10 – 150m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m.
Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét, còn ở một số nơi thuộc
đồng bằng sông Cửu Long như Hà Tiên, Cà Mau, Bến Tre… nước ngầm thường bị
nhiễm mặn, dân đến tình trạng thiếu nươc ngọt. Nước ta cũng đã phát hiện được 350
nguồn suối khoáng, trong đó có 169 nguồn nước có nhiệt dộ trên 300C.
*Tài nguyên biển
Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2, diện tích có
khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha

nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để
khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao, 650
loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô… Biển nước
ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy
có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn có 40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng
ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao. Trong đó có 3 khu sinh quyển thế giới là:
vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và vườn
quốc gia Cát Bà (hải Phòng). Đồng thời nước ta còn có 290.000 ha triêu lầy, 100.000 ha
đầm phá.
9
*Tài nguyên rừng
Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt
Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng làm
cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu.
Có khoảng 8000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 275 loài thú, 820
loài chim, 180 loài bò sát, 471 loài cá nước ngọt và hơn 2000 loài cá biển sống trên lãnh


thổ Việt Nam. Việc tìm ra 2 loài móng guốc lớn là Sao la và Mang lớn ở Việt Nam là sự
kiện lớn chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên sinh vật Việt Nam.
Độ che phủ của rừng cao và hợp lý làm giảm dòng chảy mặt ngay sau mưa, làm chậm
lũ, điều hoà dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô...
Việt Nam có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên. Để nâng cao độ che phủ của rừng,
Chính phủ đang tiến hành giao trên 1 triệu ha đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân,
hơn 5 triệu ha cho các tổ chức kinh tế xã hội để quản lý. Nhờ việc cấm khai thác rừng tự
nhiên để xuất khẩu gỗ, trong thời gian quan độ che phủ rừng đã bước đầu lên.
*Tài nguyên sinh vật
- Hệ thực vật:
Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ thực vật có khoảng 14.000

loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800
loài rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong biển. Trong đó có 1.200 loài thực vật đặc hữu, hơn
2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh
dầu, vật liệu trong xây dựng. Tỷ lệ số loài thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới
28%. Hệ thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân
gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu…
- Hệ động vật:
Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú, 1.009 loài và phân loài
chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá biển,
12.000 loài côn trùng, 1.600 loài động vật giáp xác, 350 loài động vật da gai, 700 loài
giun nhiều tơ, 2.500 loài động vật thân mềm, 350 loài sa nhô được biết tên…
Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân loài thú, hơn
100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng. Hệ động vật Việt Nam còn có một số loài
10
quý hiếm như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, hổ, báo, culy, vượn den, voọc vá,
voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, sao la, mang lớn, mang
Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng…
*Tài nguyên khoáng sản
Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và
Ðịa Trung Hải. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và đánh giá
được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản


Các loại khoáng sản có quy mô lớn :
- Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu 300 m (1991), chủ yếu là ở Quảng Ninh,
Thái Nguyên . Năm 1996 lượng than khai thác là 10,9 triệu tấn than lộ thiên .
- Boxit : trữ lượng vài tỉ tấn, hàm lượng quặng cao 40 - 43%, chất lượng tốt, tập trung
nhiều ở Nam Việt Nam .
- Thiếc: ở Tĩnh Túc - Cao Bằng có hàng chục ngàn tấn, khai thác còn ít, trữ lượng
129.000 tấn .

- Sắt: phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, ven sông Hồng . Trữ
lượng khoảng gần 1 tỉ tấn .
- Apatit: trữ lượng trên 1 tỉ tấn .
- Ðồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, khai thác còn ít .
- Crom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, chất lượng không cao .
- Vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng ; vàng sa khoáng quy mô nhỏ ở Bắc
Cạn, Thái Nguyên, Hà Tuyên ..., trữ lượng khoảng 100 tấn .
- Ðá quý: có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An, Ðông Nam Bộ và
Tây Nguyên, bao gồm: Granat, Rubi, Saphia...
- Ðá vôi: ở miền Bắc, miền Trung có trữ lượng lớn và miền Nam (Hà Tiên, trữ lượng
18 tỉ tấn) .
- Cát thủy tinh: phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trữ lượng là
2,6 tỉ tấn .
11
- Dầu mỏ: tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa.
Trữ lượng Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu tấn, Ðồng bằng sông
Cửu Long 300 triệu tấn, vịnh Thái Lan 300 triệu tấn. Sản lượng của Việt Nam 1995 là 10
triệu tấn/năm. Từ 1991 -1995 Việt Nam sản xuất 20 -23 triệu tấn dầu thô. Nhiều mỏ dầu
lớn như Bạch Hồ, Ðại Hùng đang được khai thác và sản lượng ngày càng tăng.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thu thập thông tin và xử lý dữ liệu thông tin:
Dữ liệu không gian bao gồm: Hệ thống lưới chiếu, hệ thống hệ tọa độ quốc gia, các
thông tin về địa giới hành chính, các thông tin về hệ thống bản đồ, dữ liệu GPS.


Dữ liệu thuộc tính bao gồm: Tất cả các thôn tin liên quan đến tài nguyên đất được thu
thập từ sổ sách, tài liệu, hồ sơ, các văn bản pháp luật.
Dữ liệu thời gian: Sự biến động sử dụng đất, giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng.
2.2 Xử lý dữ liệu:
Tổ chức các dữ liệu theo một cấu trúc thống nhất:

-Phần cơ sở dữ liệu chung: Hệ quy chiếu, hẹ tọa độ-độ cao, hệ thống ảnh phủ trùm, hệ
thống ảnh biên giới-địa giới các dữ liệu thuyết minh về dữ liệu khác có liên quan
-Sử dụng một phần mềm để quản lý dữ liệu về đất đai( Tiếp nhận các thông tin về
biến động đất đai, tìm kiếm thông tin mới để loại bỏ các thong tin cũ, đưa avfo các thông
tin mới hoặc biến đổi các thông tin cũ theo biến động mới)
2.3 Tổ chức và chuẩn hóa các CSDL tài nguyên đất
Chuẩn hóa thiết bị tin học(hệ điều hành, mạng, thiết bị phần cứng, chuẩn phần mềm
ứng dụng, bảng mã ký tự và tổ chức dữ liệu)
Chuẩn háo hệ quy chiếu, tọa độ, địa giới, địa danh
Chuẩn háo hệ thống bản đồ
2.4 Cấu trúc của cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ
Hành chính
Thổ nhưỡng
Giao thông
Thủy văn
Dạng điểm GPS
Cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ hành chính
Name
Type
Width
Decimalplace
(tên trường)
(kiểu
(độ rộng)
(chữ số sau
Giải thích
trường)
dấu phẩy)
Ten_xa_th

string
50
0
Tên xã
Dientichtn
number
16
2
Diện tích tự
nhiên của xã
Number
16
0
Danso
Số dân số của
xã(đvt: người)
Number
16
2
Mdds_n_km2
Mật độ dân
số(người/km2)
Number
16
0
Dsnu
Dân số
nữ(đvt:người)
Number
16

0
Tslaodong
Tổng số lao
động(người)
Number
16
0
Sohogd
Tổng số hộ gia
đình(người)
Number
16
0
Sohosxnn
Số hộ sản xuất
nông nghiệp
Number
16
0
Sohosxcn
Số hộ sản xuất
công nghiệp


Sohokdvt

Number

16


0

Sohotn_dv

Number

16

0

Holamxd

Number

16

0

Datnn

Number

16

2

Datln

Number


16

2

Datcd

Number

16

2

Dat o

Number

16

2

Datcsd_dat

Number

16

2

Datcayhn


Number

16

2

Datcaynl

Number

16

2

Mnthuysan

Number

16

2

Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ thổ nhưỡng
Name
Type
Width
Decimalplace
(tên trường)
(kiểu trường)
(độ rộng)

(chữ số sau dấu
phẩy)
Kyhieu

String

16

0

Tendat

String

50

0

Number

16

2

Hectares

Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của đường giao thông
Name
Type
Width

Decimalplace

Số hộ kinh
doanh vận tải
Số hộ thương
nghiệp, dịch vụ
Số hộ làm xây
dựng
Diện tích đất
nông nghiệp
Diện tích đất
lâm nghiệp
Diện tích đất
chuyên dùng
-Diện tích đất ở
Diện tích đất
chưa sử dụng
Diện tích trồng
cây hàng năm
-Diện tích cây
lâm nghiệp
-Diện tích mặt
nước nuôi trồng
thủy sản

Giải Thích
Ghi mã các
loại đất tính
theo thổ
nhưỡng

Ghi tên loại
đất theo tính
chất thổ
nhưỡng
Ghi diện tích
các loại
đất(đvt: Ha)


(tên trường)

(kí hiệu trường) (độ rộng)

Giải thích

50

(chữ số sau dấu
phẩy)
0

Loaiduong

String

Chatluongduon
g

String


50

0

Ghi chất lượng
đường

Number

16

2

Ghi chiều rộng
đường(đvt: m)

Number

16

2

Ghi chiều dài
đường(Đvt: m)

Rong_m
Length_meters
Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của sông, hồ
Name
Type

Width
(tên trường)
(kí hiệu trường) (độ rộng)
String

50

Decimalplace
(chữ số sau dấu
phẩy)
0

Number

16

2

Perimeter_Meters Number

16

2

16

2

Ten
Hectares


Sau

Number

Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ dạng điểm GPS
Tên
Type
Width
Decimalplace
(Tên trường)
(kí hiệu trường) (độ rộng)
(chữ số sau dấu
phẩy)
Madiem
Number
16
0
X

Number

16

0

Ghi loại đường

Giải thích
Ghi tên

sông(hồ)
Ghi diện tích
của sông(Ha)
Ghi chu vi của
sông(Ha)
Ghi độ sâu của
sông(Ha)

Giải thích
Ghi mã các
điểm GPS
Ghi tọa độ
điểm(X)


Y

Number

16

0

Ghi tọa độ
điểm(Y)

Mota

String


30

0

Ghi loại hình
sử dụng đất

Vitri

String

30

0

Ghi vị trí của
điểmGPS

2.5 Một số ứng dụng
-Ứng dụng GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở xã Hòa Sơn, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
-Ứng dụng GIS để lập mô hình phân loại để sử dụng bền vững đất dốc tại Bắc Đài
Loan, Đài Loan
*Ứng dụng GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở xã Hòa Sơn,
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa bình
THIẾT KẾ CHUNG

Thu thập dữ liệu bản đồ

Xử lý dữ liệu bản đồ

Vecto hóa


Quét bản đồ

Vector hóa

Bổ sung hoàn thiện dữ
liệu vector

Tổ chức dữ liệu trên máy tính

Biên tập bản đồ

Tạo màu

Tính diện tích

Tạo khung bản đồ

In Bản đồ

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Là một chuyên ngành mới của công nghệ thông tin, GIS có vai trò quan trọng trong
công tác quản lý nhà nước ở nhiefu ngành khác nhau. Việc ứng dụng công nghệ GIS nói
chung và Phàn mềm MapInfo nói riêng mang lại kết quả to lớn mà trước đây bằng
phương pháp thủ công không thể có được. Hệ thống GIS còn mang lại cho các nhà quản
lý một cách nhìn, một sự đánh giá tổng quát về mặt không gian các đối tượng quản lý từ
nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Nó là một kỹ thuật quản lý thông tin được sử dụng bởi

con người vào mục đích lưu trữ, quản lý số liệu. Ngoài ra GIS còn có khả năng phân tích
thống nhất, mô hình hóa và liên kết các dữ liệu không gian


Việc xây dựng CSDL và phát triển nó ngày càng hoàn thiện hơn nữa sẽ giúp nâng cao
các mặt sau:
-Về mặt quản lý: Giúp đơn giản hóa công tác quản lý đất đai và nhất là đảm abro tính
đồng bộ, chính xác của dữ liệu, từ đó hỗ trợ đắc lực hơn trong công tác quản lý và quy
hoạch
-Về kinh tế: Giảm chi phí đáng kể cho công tác quản lý và cập nhật dữ liệu đất đai cho
ngành Tài nguyên – Môi trường nói riêng và các đơn vị liên quan nói chung
-Về mặt xã hội: Việc triển khai trên hệ thống này sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ
và đồng bộ về tài nguyên đất đai.
3.2 Kiến Nghị
Để khai thác và sử dụng có hiệu quả các phần mềm của ứng dụng trong quản lý đất đai
thì chúng ta cần có một hệ thống máy móc hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ chuyên môn
cao.
Trong phạm vi cho phép chúng em đề nghị nhà trường ban chủ nhiệm khoa Địa lý và
các cấp ngành quản lý đất đai tạo điều kiện cho sinh viên, ban quản lý đất đai được học
tập và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức tin học chuyên ngành phục vụ
cho công tác quản lý đất đai ở nước ta nhằm từng bước đáp ứng được yêu cầu của một
ngành quản lý hiện đại và đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra.
Để dễ dàng và thuận tiện cũng như đồng bộ hóa các dữ liệu trong xây dựng quản lý và
phân tích, chuyển đổi dữ liệu theo yêu cầu của ngành cần phải có chu trình thống nhất
đảm bảo toàn vẹn tính đồng bộ của dữ liệu theo quy định của bộ Tài Nguyên – Môi
Trường




×