Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chương 1 luận văn phương pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.58 KB, 9 trang )

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1.

Tư duy

Khi bạn làm một bài toán bạn cần phải đọc và phân tích đề thật kỹ sau đó suy
nghĩ xem nó thuộc dạng nào, đề bài cho gì và yêu cầu gì, phương pháp giải là
gì, các công thức định lý nào cần áp dụng… Điều này có nghĩa là bạn đã phải tư
duy trước khi làm bài. Hay một ví dụ khác là cảm xúc trào dâng khiến bạn nảy
ra một ý thơ nào đó và bạn muốn làm một bài thơ. Để có thể làm được bài thơ
diễn tả ý thơ đó, bạn phải lựa chọn thể loại, chọn lựa cấu trúc, chọn cách gieo
vần. Nói tóm lại là bạn phải tiêu tốn thời gian để suy nghĩ, tìm tòi. Có nghĩa là
bạn tư duy.
Những quá trình tư duy trên đây, dù nhanh hay chậm, dù nhiều hay ít, dù nông
cạn hay sâu sắc đều diễn ra trong bộ não hay thần kinh trung ương. Chúng
không diễn ra trong mắt hay trong tim. Chúng là một hoạt động của hệ thần
kinh. Hay tư duy là một hoạt động của hệ thần kinh.
Trong cuốn “Rèn luyện tư duy trong dạy học toán”, PGS.TS Trần Thúc Trình có
định nghĩa: “Tư duy là một quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng và trước đó
chủ thể chưa biết”.[13,tr.1].
Theo Pap-lôp: “Tư duy là sản vật cao cấp của một vật chất hữu cơ đặc biệt, tức
là bộ óc, qua quá trình hoạt động của sự phản ánh hiện thực khách quan bằng
biểu tượng, khái niệm, phán đoán… Tư duy bao giờ cũng liên hệ với một hình
thức nhất định của sự vận động của vật chất với sự hoạt động của bộ óc… Khoa
học hiện đại đã chứng minh rằng tư duy là đặc tính của vật chất’.


Tư duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó có thể giúp cho sự hoàn thiện ghi
nhớ. Tư duy không phải là hoạt động điều khiển cơ thể mà chỉ giúp cho sự định
hướng điều khiển hay định hướng hành vi. Tư duy cũng không phải là giấc mơ


mặc dù nó có thể xuất hiện trong một số giấc mơ và có những điểm giống với
giấc mơ. Tư duy không có ở ngoài hệ thần kinh. Tư duy là một hình thức hoạt
động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã
ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức
về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống.
Tư duy là sự hoạt động, là sự vận động của vật chất, do đó tư duy không phải là
vật chất. Tư duy cũng không phải là ý thức bởi ý thức là kết quả của quá trình
vận động của vật chất.
Tư duy là một quá trình hoạt động trí tuệ gồm 4 bước cơ bản. Bước một là xác
định vấn đề, biểu đạt nó thành nhiệm vụ tư duy. Bước hai là huy động tri thúc,
vốn kinh nghiệm, liên tưởng, hình thành giả thiết về cách giải quyết vấn đề,
cách trả lời câu hỏi. Bước ba là xác minh giả thiết trong thực tiễn. Bước bốn là
quyết định đánh giá kết quả và đưa ra sử dụng.
Nhân loại đã đặt cho tư duy rất nhiều loại hình tư duy như tư duy lôgic, tư duy
trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận, tư duy khoa
học, tư duy triết học v.v...Về bản chất, tư duy chỉ có một, đó là sự việc hình
thành mới hoặc tái tạo lại các liên kết giữa các phần tử ghi nhớ. Sự phân chia ra
các loại hình tư duy nhằm mục đích hiểu sâu và vận dụng tốt tư duy trong hoạt
động của hệ thần kinh. Có thể phân loại tư duy theo các loại dưới đây:
Phân loại theo cách thể hiện được chia ra thành tư duy bằng hình tượng và tư
duy bằng ngôn ngữ.
Phân loại theo cách vận hành: tư duy kinh nghiệm, tư duy sáng tạo, tư duy trí
tuệ, tư duy phân tích, tư duy tổng hợp. Trong các loại tư duy trên đây thì ba loại


nêu trước mang tính cá thể, chúng thể hiện cho năng lực cá nhân và mang tính
bẩm sinh. Chúng không lệ thuộc vào kinh nghiệm hay lượng tri thức được tích
luỹ. Hai loại tư duy sau vừa chứa đựng yếu tố thuộc về cá nhân, vừa chứa đựng
các yếu tố thuộc về môi trường sống (và chủ yếu là môi trường văn hoá giáo
dục).

Phân loại theo tính chất: tư duy rộng hay hẹp, tư duy sâu hay nông,tư duy logic,
tư duy phi logic, tư duy đơn giản hay phức tạp, tư duy lý luận.
Phân loại theo nội dung là phân loại dựa trên các nội dung, phương pháp, phạm
vi tư duy và các điều kiện về tư duy. Theo cách phân loại này, tư duy có rất
nhiều loại và cũng không khó cho việc đặt tên. dưới đây là một số loại:tư duy
khoa học,tư duy nghệ thuật, tư duy triết học,tư duy tín ngưỡng.
Tư duy là hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và để thực hiện được tư duy cần
có những điều kiện. Có các điều kiện cơ bản và điều kiện riêng cho từng loại
hình tư duy.
Điều kiện cơ bản là hệ thần kinh phải có năng lực tư duy. Đây là điều kiện tiên
quyết, điều kiện về bản thể. Thiếu điều kiện này thì không có tư duy nào được
thực hiện. Năng lực tư duy thể hiện ở ba loại hình tư duy là kinh nghiệm, sáng
tạo và trí tuệ. Ba loại hình tư duy này mang tính bẩm sinh nhưng có thể bị biến
đổi trong quá trình sinh trưởng theo xu hướng giảm dần từ trí tuệ xuống kinh
nghiệm, nhưng sự bộc lộ của chúng lại theo chiều hướng ngược lại. đây là biểu
hiện của mối quan hệ giữa năng lực bẩm sinh với môi trường sống và trực tiếp
là môi trường kinh nghiệm. Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp
nhận tri thức. Đây là điều kiện qua trọng. Không có kinh nghiệm, không có tri
thức thì các quá trình tư duy không có cơ sở để vận hành. Kinh nghiệm, tri thức
là tài nguyên cho các quá trình tư duy khai thác, chế biến. Để tư duy tốt hơn thì
nguồn tài nguyên này cũng cần nhiều hơn. Học hỏi không ngừng sẽ giúp tư duy
phát triển.


Điều kiện riêng. Điều kiện riêng được đặt ra nhằm giúp cho mỗi loại hình tư
duy thực hiện được và thực hiện tốt nhất. Ví dụ muốn có tư duy về lĩnh vực toán
học thì hệ thần kinh phải có các kiến thức về toán học. Muốn tư duy về lĩnh vực
nào thì phải có kinh nghiệm, tri thức về lĩnh vực đó. Muốn có tư duy lý luận thì
phải có sự kết hợp giữa năng lực tư duy trí tuệ với tư duy triết học và tri thức về
triết học…

Ngoài các điều kiện trên đây còn có các điều kiện yêu cầu buộc phải tư duy và
có phương pháp tư duy thích hợp. Không ai muốn tư duy khi tư duy là gánh
nặng cho hoạt động thần kinh trừ trường hợp tư duy là niềm vui, là khát khao
sống của họ. Vì vậy để có tư duy cũng cần phải giao trách nhiệm thực hiện công
việc cần tư duy. Phương pháp tư duy kích thích sự hính thành quá trình tư duy
và nâng cao hiệu quả tư duy. Tư duy là một vấn đề phức tạp, nghiên cứu về tư
duy cần nhiều thời gian và công sức. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư
duy nhưng các ý kiến vẫn còn chưa có sự thống nhất. Bạn đọc có thể dễ dàng
tìm kiếm các bài viết, các công trình nghiên cứu về tư duy trên mạng bằng việc
gõ từ khóa vào các công cụ tìm kiếm. Các vấn đề nêu trong bài viết này mới chỉ
là những mảng tường thô đầu tiên của một công trình xem xét tư duy mang tính
toàn diện trên cả hai mặt bản thể luận và nhận thức luận (trước đây chỉ có mặt
nhận thức luận). Nó còn cần nhiều nghiên cứu hơn, cần nhiều bàn luận hơn để
nó trở nên sáng tỏ hơn.

1.2.

Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm
ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sang tạo và để
tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm
việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp
cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần
đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong


các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác
như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật... hoặc trong các phát minh, sáng chế.
Một danh từ khác được giáo sư Edward De Bono sử dụng để chỉ ngành nghiên

cứu này và được dùng rất phổ biến là tư duy định hướng.
Khi nghiên cứu về tư duy sáng tạo Nguyễn Bá Kim đã viết: ” Tính linh hoạt,
tính độc lập, tính phê phán là những điều kiện cần thiết của tư duy sáng tạo, là
những đặc điểm về những mặt khác sáng tạo của tư duy sáng tạo. Tính sáng tạo
của tư duy thể hiện rõ nét ở khả năng tạo ra cái mới, phát hiện vấn đề mới, tìm
ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới. Nhấn mạnh cái mới không có nghĩa là coi
nhẹ cái cũ” (Nguyễn Bá Kim – Phương pháp dạy học môn Toán).
Cũng nghiên cứu về vấn đề này thì Tôn Thân quan niệm: “ Tư duy sáng tạo là
một dạng tư duy độc lập tạo ra ý tưởng mới, độc đáo và có hiệu quả giải quyết
vấn đề cao”. Và theo tác giả “tư duy sáng tạo là tư duy độc lập và nó không bị
gò bó phụ thuộc vào cái đã có. Tính độc lập của nó bộc lộ vừa trong việc đặt
mục đích, vừa trong việc tìm giải pháp”. Mỗi sản phẩm của tư duy sáng tạo đều
mang dấu ấn cá nhân của người tạo ra nó (Tôn Thân- Xây dựng hệ thống câu
hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh
khá và giỏi Toán ở trường THCS Việt Nam, luận án phó Tiến sỹ khoa học sư
phạm –Tâm lý, Viện khoa học giáo dục Hà Nội).
Tùy vào mức độ tư duy, người ta chia nó thành: tư duy tích cực, tư duy độc lập,
tư duy sáng tạo. Mỗi mức độ tư duy đi trước là tiền đề tạo nên mức độ tư duy đi
sau. Đối với chủ thể nhận thức tư duy tích cực được đặc trưng bởi sự khát vọng,
sự cố gắng trí tuệ và nghị lực. Còn tư duy độc lập thể hiện ở khả nưng tự phát
hiện và giải quyết vấn đề, tự kiểm tra và hoàn thiện kết quả đạt được. Không thể
có tư duy sáng tạo nếu không có tư duy tích cực và tư duy độc lập.
Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp
học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính trị, chính trị xã hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể. Ở các trường
trung học của các nước phát triển, một số phương pháp quan trọng như tập kích


não, giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng
thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy các chuyên
đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi.


1.3.
1.3.1.

Một số yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo
Tính mềm dẻo

Tính mềm dẻo của tư duy là năng lực dễ dàng đi từ hoạt động trí tuệ này sang
hoạt động trí tuệ khác, từ thao tác tư duy này sang thao tác tư duy khác, vận
dụng linh hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái
quát hóa, cụ thể hóa và các phương pháp suy luận như quy nạp, suy diễn, tương
tự, dễ dàng chuyển từ giải pháp này sang giải pháp khác, điều chỉnh kịp thời
hướng suy nghĩ khi gặp trở ngại.
Tính mềm dẻo của tư duy còn là năng lực thay đổi dễ dàng, nhanh chóng trật tự
của hệ thống tri thức chuyển từ góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm
khác, định nghĩa lại sự vật, hiện tượng, gạt bỏ sơ đồ tư duy có sẵn và xây dựng
phương pháp tư duy mới, tạo ra sự vật mới trong những quan hệ mới, hoặc
chuyển đổi quan hệ và nhận ra bản chất sự vật và điều phán đoán.
Suy nghĩ không rập khuôn, không áp dụng một cách máy móc các kiến thức kỹ
năng đã có sẵn vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới, trong đó có những yếu tố đã
thay đổi, có khả năng thoát khỏi ảnh hưởng kìm hãm của những kinh nghiệm,
những phương pháp, những cách suy nghĩ đã có từ trước. Đó là nhận ra vấn đề
mới trong điều kiện quen thuộc, nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen
biết.
Như vậy tính mềm dẻo là một trong những đặc điểm cơ bản của tư duy sáng
tạo, do đó để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh ta có thể cho các em giải
các bài tập mà thong qua đó rèn luyện được tính mềm dẻo của tư duy.

1.3.2.


Tính nhuần nhuyễn


Tính nhuần nhuyễn của tư duy thể hiện ở năng lực tạo ra một cách nhanh chóng
sự tổ hợp giữa các yếu tố riêng lẻ của các tình huống, hoàn cảnh, đưa ra giả
thuyết mới. Các nhà tâm lý học rất coi trọng yếu tố chất lượng của ý tưởng sinh
ra, lấy đó làm tiêu chí để đánh giá sáng tạo.
Tính nhuần nhuyễn được đặc trưng bởi khả năng tạo ra một số lượng nhất định
các ý tưởng. Số ý tưởng nghĩ ra càng nhiều thì càng có nhiều khả năng xuất hiện
ý tưởng độc đáo, trong trường hợp này số lượng làm nảy sinh chất lượng. Tính
nhuần nhuyễn còn thể hiện rõ nét ở hai đặc trưng sau:
Một là tính đa dạng và cách xử lý khi giải toán, khả năng tìm được nhiều giải
pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau. Đứng trước một vấn đề phải
giải quyết, người có tư duy nhuần nhuyễn nhanh chóng tìm và đề xuất được
nhiều phương án khác nhau và từ đó tìm được phương án tối ưu.
Hai là khả năng xem xét đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có một cái
nhìn sinh động từ nhiều phía đối với sự vật và hiện tượng chứ không phải cái
nhìn bất b iến, phiến diện, cứng nhắc.
Ví dụ: Giải phương trình

2 x 2 − 6 x + 10 = 5( x − 2) x + 1

Khi học sinh đã được học và nhuần nhuyễn các cách giải phương trình vô các
em sẽ có nhiều hướng suy nghĩ để tìm đến lời giải.
Cách 1: Nếu biến đổi một chút các em sẽ có
2( x − 2)2 + 2( x + 1) − 5( x − 2) x + 1 = 0

các em có thể phân tích được thành

và nếu thành thạo việc phân tích nhân tử


( 2( x − 2) −

x +1

) ( ( x − 2) − 2

)

x +1 = 0

Cách 2: Nếu học sinh có thể đặt ẩn phụ để chuyển về phương trình đẳng cấp bậc
3 như sau:
x−2=a
x + 1 = b (b ≥ 0)


Khi đó phương trình trở thành:

2a 2 + 2b 2 − 5ab = 0

đây là phương trình đẳng

cấp.
Cách 3: Nếu học sinh thành thạo phương pháp tách để nhân liên hợp thì cũng có
thể làm theo phương pháp này. Tuy nhiên cũng có 2 cách để làm đó là ta có thể
nhân liên hợp từng nghiệm đơn hoặc nhân liên hợp để tách luôn hai nghiệm
đơn.
Phương trình trở thành:


( x − 2) ( ( x + 7) − 5

)

x + 1 + x 2 − 11x + 24 = 0

x−2


⇔ ( x 2 − 11x + 24 ) 
+ 1÷ = 0
 x + 7 + 5 x +1 
Vậy là nhờ có sự nhuần nhuyễn thành thạo các phương pháp mà các em học
sinh có thể nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết cho bài toán. Và khi có nhiều
hướng giải quyết các em sẽ tìm được hướng giải quyết tốt nhất độc đáo nhất. Đó
chính là tư duy sáng tạo.
1.3.3.

Tính độc đáo

Tính độc đáo của tư duy sáng tạo được đặc trưng bởi các khả năng sau:
+ Khả năng tìm ra những hiện tượng và những kết hợp mới.
+ Khả năng thấy được những mối liên hệ trong những sự kiện mà bên ngoài liên
tưởng như không có liên hệ với nhau.
+ Khả năng tìm ra những giải pháp lạ mặc dù đã biết những giải pháp khác.
Các yếu tố cơ bản trên không tách rời nhau mà trái lại chúng có quan hệ mật
thiết với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau. Khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động
trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác (tính mềm dẻo) tạo điều kiện cho việc tìm
được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ, và tình huống khác nhau (tính nhuần
nhuyễn) và nhờ đó đề xuất được nhiều phương án khác nhau mà có thể tìm

được giải pháp lạ, đặc sắc (tính độc đáo). Các yếu tố này có quan hệ khăng khít
với các yếu tố khác như: tính chính xác, tính hoàn thiện, tính nhảy cảm vấn đề.


Tất cả các yếu tố đặc trưng nói trên cùng góp phần tạo nên tư duy sáng tạo, đỉnh
cao nhất trong các hoạt động trí tuệ của con người.
1.3.4.

Tính hoàn thiện

Tính hoàn thiện là khả năng lập kế hoạch, phối hợp các ý nghĩa và hành động,
phát triển ý tưởng, kiểm tra và kiểm chứng ý tưởng.
1.3.5.

Tính nhạy cảm vấn đề

Tính nhạy cảm vấn đề có các đặc trưng sau:
+ Khả năng nhanh chóng phát hiện vấn đề
+ Khả năng phát hiện ra mâu thuẫn, sai lầm, thiếu logic, chưa tối ưu từ đó có
nhu cầu cấu trúc lại, tạo ra cái mới.
Các yếu tố cơ bản của tư duy sáng tạo nêu trên đã biểu hiện khá rõ ở học sinh
nói chung và đặc biệt rõ nét với học sinh khá giỏi. Trong học tập toán mà cụ thể
là trong hoạt động giải toán, các em đã biết di chuyển, thay đổi các hoạt động trí
tuệ, biết sử dụng xen kẽ phân tích và tổng hợp, dùng phân tích trong khi tìm tòi
lời giải và dùng tổng hợp để trình bày lời giải. Ở học sinh khá và giỏi cũng có
sự biểu hiện các yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo. Điều quan trọng là người
giáo viên phải có phương pháp dạy học thích hợp để có thể bồi dưỡng và phát
triển tốt hơn năng lực sáng tạo của các em.
1.4.


Vận dụng tư duy biện chứng để phát triển tư duy cho học sinh

1.5.

Tiềm năng của chủ đề khối đa diện và thể tích khối đa diện

trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
1.6.

Kết luận chương I



×