Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn "Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm tỉnh Cà Mau"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.48 KB, 80 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Năm học 2004 - 2005


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH SINH KHỐI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ SÂU NGẬP LÊN SINH KHỐI
RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi) TRÊN ĐẤT THAN BÙN
VÀ ĐẤT PHÈN KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU
(Evaluation biomass and Effect of submergence depth on growth of
Melaleuca planting on peat soil and acid sulfate soil
in U Minh Ha area - Ca Mau province)


Lê Minh Lộc

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


CẦN THƠ - 2005



2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Năm học 2004 - 2005

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH SINH KHỐI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ SÂU NGẬP LÊN SINH KHỐI
RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi) TRÊN ĐẤT THAN BÙN
VÀ ĐẤT PHÈN KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU
(Evaluation biomass and Effect of submergence depth on growth of
Melaleuca planting on peat soil and acid sulffate Soil
in U Minh Ha area - Ca Mau province)

Lê Minh Lộc
Luận văn thạc sỹ
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Mã số: 60 85 02

Đã bảo vệ và được duyệt
Hiệu trưởng: PGs. Ts. Lê Quang Minh


Trưởng Khoa CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ 1. Ts. Võ Thị Gương
2. PGs. Ts. Lê Quang Trí


CẦN THƠ – 2005

3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.



Tác giả luận án





Lê Minh Lộc























4
BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC VÀ
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC KỸ THUẬT

Họ tên: LÊ MINH LỘC Lớp: Khoa học Môi trường Khóa: 8
Ngày sinh: 15/05/1959 Nơi sinh: Thành phố Cần Thơ
Cơ quan công tác:

Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Kỹ Thuật Rừng Ngập
Minh Hải

Tốt nghiệp đại học: Ngành Lâm Nghiệp, năm 1986 Trường: Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian và nơi công tác từ ngày ra trường đến nay:

Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
3/1987-3/2000

Lâm ngư trường Tam Giang III,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Trưởng phòng kỹ thuật

4/2000-12/2002

Công Ty Dịch vụ kỹ thuật Lâm
Nghiệp Minh Hải
Đội phó Dội Điều tra
Thiết kế rừng
1/2003 - nay Trung tâm Nghiên cứu & Ứng
dụng Kỹ thuật rừng ngập Minh
Hải, Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam.
Trưởng phòng Khoa
Học
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Bồi dưỡng kiến thức trong và ngoài nước (từ sau ngày tốt nghiệp đại học)
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn – chương trình MHO8 – Đại học Cần thơ từ
11-19/10/1996.
2. Các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
- Sinh khối rừng Đước (Rhizophora apiculata), 1998.

Tên đề tài: Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và Ảnh hưởng của độ sâu ngập
lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực
U Minh Hạ tỉnh Cà Mau.
Người hướng dẫn chính:

Ts. Võ Thị Gương


Người hướng dẫn phụ:


PGs. Ts Lê Quang Trí
4. Ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý

5
Tổng số môn đã học:
Tổng số đơn vị học trình đã học:
Điểm trung bình chung học tập:
Đã hoàn thành chương trình học tập
Phòng QLKH - ĐTSĐH Người khai






Lê Minh Lộc

v
CẢM TẠ
Nghiên cứu phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập
lên sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà
Mau là công việc phức tạp, đòi hỏi thời gian và kinh phí. Đề tài đã được triển khai
thực hiện với khối lượng công việc khảo sát hiện trường khá lớn và tỉ mĩ, cần có sự
tham gia hỗ trợ của mhiều người. Để hoàn thành được đề tài n
ầy, ngoài những nỗ
lực cá nhân, chúng tôi cũng đã nhận được sự động viên, giúp đở, chỉ dẫn nhiệt tình
của các Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ, sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên
ngành và của các đồng nghiệp.
Trong những lúc khó khăn nhất, tưởng như đề tài đã không thể hoàn thành được.

Tuy nhiên, Sau thời gian dài nỗ lực, đề tài đã được hoàn thành. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệ
t tình của Ts. Võ Thị Gương PGs. Ts. Lê Quang Trí
đã động viên và chỉ dẫn tận tình trong quá trình thực hiện luận án. Cảm ơn Ban
Giám Đốc, các CB khoa học cùng các kỹ thuật viên Trung tâm Nghiên cứu và Ứng
dụng Kỹ thuật Rừng ngập Minh Hải đã tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian, trang thiết
bị, tài liệu và nhân lực tham gia công tác ngoại nghiệp tại hiện trường. Cảm ơn tập
thể cán bộ, công nhân viên các Lâm Ng
ư Trường U Minh I, U Minh III, huyện U
Minh và Lâm Ngư Trường Trần Văn Thời huyện Trần Văn Thời và Khu Bảo Tồn
Thiên Nhiên Vồ Dơi tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện ăn, ở và làm việc trong suốt quá
trình thu thập số liệu ở hiện trường. Đồng thời chúng tôi cũng xin chân thành cảm
ơn sự hỗ trợ kinh phí đào tạo và nghiên cứu của Dự án CAULESS Đan Mạch trong
suốt thờ
i gian học tập và triển khai thực hiện đề tài. Chúng tôi cũng xin ghi nhận và
cảm tạ sự động viên, khuyến khích của Ts. Viên Ngọc Nam, ThS. Hồ Văn Phúc,
ThS. Nguyễn Vũ Khôi trong quá trình xây dựng đề cương và thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, dù thời gian thực hiện đề tài không quá ngắn, nhưng do điều kiện thực
hiện có những khó khăn khách quan bởi nạn cháy rừng, địa bàn khảo sát tương đối
hẹp, nên kết quả
nghiên cứu của đề tài chắc chắn còn có những điểm chưa thật hoàn
chỉnh. Rất mong, nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến của các
nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn !
Cà Mau, ngày 2 tháng 05 năm 2005
Lê Minh Lộc

6
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH SINH KHỐI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ SÂU NGẬP LÊN SINH KHỐI RỪNG
TRÀM (Melaleuca cajuputi) TRÊN ĐẤT THAN BÙN VÀ ĐẤT PHÈN
KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU


Mục tiêu của đề tài là (i) xây dựng phương pháp đánh giá nhanh sinh khối rừng
bằng một mô hình toán học giữa sinh khối (tươi và khô) của các bộ phân trên mặt
đất của cây Tràm (thân, cành, lá) trên đất than bùn và đất phèn với đường kính thân
cây ở vị trí ngang ngực (DBH); (ii) làm rõ những đặc trưng lâm học của rừng Tràm
và mối quan hệ giữa sinh khối các thành phần trên mặt đất (thân, cành, lá) với DBH
trên đất than bùn và đất phèn; (iii) phân tích rõ ảnh hưởng của chế độ ngậ
p và loại
đất đến sinh khối (tươi và khô) của các thành phần trên mặt đất của rừng Tràm.
Thí nghiệm đã được thực hiện trên rừng Tràm tuổi 5, 8 và 11 tại khu vực U Minh
Hạ sinh trưởng trên hai loại đất than bùn và đất phèn. Độ sâu ngập được lựa chọn là
từ thấp hơn 30cm, 30 – 60cm đến sâu hơn 60cm tương ứng với thời gian ngập là
4 tháng/năm, 4 – 7 tháng/năm và trên 7 tháng/năm. Phương pháp điều tra kết hợp
với phân tích so sánh đã được sử dụng trong quá trình thực hiện.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phân bố N-D của rừng Tràm tuổi 5, 8 và 11 có
thể mô tả bằng hàm mật độ xác suất Weibull. Sinh khối của rừng Tràm có thể xác
định nhanh ngoài thực địa thông qua chỉ tiêu đường kính thân cây ngang ngực
(DBH) với sai số nhỏ hơn 10%, đây là chỉ tiêu sử dụng tốt trong ước lượng sinh
khối nhanh rừng Tràm ở thực địa. T
ổng sinh khối phần trên mặt đất của rừng Tràm
trên đất than bùn và đất phèn có thể tính toán bằng một hàm số hoặc biểu sinh khối
đã được lập cho rừng Tràm
Tổng sinh khối (TSK) = a x DBH
b
.

Với a = 0.258 và b = 2.352
Sinh khối (tươi và khô) của thân, cành, lá của cây Tràm sinh trưởng trên đất than
bùn và đất phèn cũng có thể xác định nhanh ngoài thực địa thông qua mối liên hệ
của chúng với DBH
Trên cùng loại đất và tuổi rừng, sinh khối rừng Tràm có sự khác biệt rõ rệt theo độ
sâu ngập. Tổng sinh khối của rừng Tràm đạt lớn nhất ở độ ngập <30cm, và kém
nhất ở độ ngập > 60cm. Sự khác biệt về sinh khối khô cũ
ng có ý nghĩa giữa các độ
sâu ngập khác nhau. Ngoài ra, mật độ cây rừng ở độ sâu ngập cao luôn thấp hơn ở
độ ngập trung bình và thấp đã dẫn đến tổng sinh khối cũng thấp hơn.

7
So với đất phèn, mật độ cây rừng tuổi 5, 8 và 11 trên đất than bùn cũng thấp hơn.
Đường kính trung bình trong từng cấp tuổi rừng ở đất than bùn luôn lớn hơn trên
đất phèn nhưng chiều cao trung bình lại thấp hơn. Tổng sinh khối và năng suất sinh
khối khô ở rừng trên đất phèn cao hơn từ 1.3 đến 1.6 lần sinh khối trên đất than bùn.
ĐIều nầy có thể được giải thích bởi mật độ cây rừng
ở đất phèn cao hơn gấp đôi so
với mật độ cây trên đất than bùn

_________________________________________________________

Evaluation of biomass and effect of submergence depth on growth
of Melaleuca planting on peat soil and acid sulfate soil
in U Minh Ha area Ca Mau province
ABSTRACT
The objectives of the study are (i) to find a fast evaluation method to measure
Melaleuca forest biomass on the field based on measuring diameter at breast height
(DBH) of plant. (ii) clarify a number of sylviculture characteristics of five to eleven
years old Melaleuca forests and relation between the biomass of above - ground

parts (trunks, branches and leaves) and the DBH of plant grown on peat soil and
acid sulphate soil; (iii) observe the effects of submergence depth and types of soil
on biomass products of Melaleuca forests.

Experiments were carried out at Melaleuca forests at the ages of 5, 8 and 11 grown
on peat soil and acid sulphate soil in U Minh Ha area with the selected submergence
depth in a range of less than 30 cm, 30-60 cm and more than 60 cm during a period
of less than four months, from four months to seven months and more than seven
months on the basis of the application of field survey combined with data analysis
method
Research results showed that Weibull function can be used to describe N-D
distribution of Melaleuca forests at the ages of 5, 8 and 11. Melaleuca forest
biomass can be fast evaluated on the field based on the DBH of plant with the error
of less than 10%, which is considered as a reliable level. Total biomass of
Melaleuca on peat soil and acid sulphate soil can be calculated by using the
equation below and Biomass deducible table for Melaleuca forest was formulated.
Total biomass (TB) = a x DBH
b

Where a = 0.258 and b = 2.352

8
The biomass (raw and dry) of trunks, branches and leaves of Melaleuca trees living
on peat soil and acid sulphate soil can be fast calculated on the field using the
correlation with DBH.
On the same type of soil and with the same age class, the growth of Melaleuca
forest was markedly affected by the depth of submergence. The best growth of
Melaleuca trees, which was indicated by trunk biomass, was found in
submergence depth of less than 30cm, while the worst was found in the depth of
more than 60cm. The difference of dry biomass was also significant between

different flood levels. In addition, the density of Melaleuca forest at high
submergence level was always lower than that at average and shallow levels which
resulted in reduced total biomass.
The density of Melaleuca forests at the ages of 5, 8 and 11 found on peat soil was
lower than that on acid sulphate soil. Average diameter of trees in Melaleuca forests
at the ages of 5, 8 and 11 on peat soil was larger than that on acid sulphate soil, but
their average height was lower. Total dry biomass and biomass products of forests
on acid sulphate soil were 1.3 – 1.6 higher than those on peat soil. This result can be
explained due to the density of Melaleuca forest on acid sulphate soil was about
twice as much as that on peat soil.


9
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lý lịch khoa học iii
Cảm tạ v
Tóm lược vi
Abstract viii
Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt xiii
Danh sách bảng xiv
Danh sách hình xv

Chương 1:MỞ ĐẦU 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Lịch sử và nguồn gốc cây Tràm 3
2.2. Các đặc điểm sinh thái, phân bố, sinh trưởng và giá trị sử dụng
của loài tràm (Melaleuca cajuputi) 3

2.2.1. Đặc điểm hình thái 3
2.2.2. Đặc đi
ểm phân bố và sinh thái 5
2.2.3. Sinh trưởng rừng Tràm 6
2.2.4. Công dụng 7
2.3. Sinh khối rừng 9
2.4. Đặc điểm vùng nghiên cứu 12
Chương III: PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.2. Phương tiện 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1. Phân chia các lâm phần Tràm theo độ sâu ngập và đất 16
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng lâm học của rừng Tràm 20
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng Tràm 21
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng c
ủa độ sâu ngập và đất
đến sinh khối cây Tràm và rừng Tràm 24
3.3.5. Thu thập những dữ liệu khác 26

10
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Kết quả khảo sát đặc trưng lâm học của rừng Tràm 27
4.1.1. Kết quả khảo sát tổng quát trong khu vực nghiên cứu
giữa đất than bùn và đất phèn 27
4.1.2. Đặc trưng mật độ, đường kính, chiều cao và trữ lượng rừng
trên đất than bùn và đất phèn 28
4.1.3. Thảo luận chung về các đặc trưng lâm học của rừng Tràm 31
4.2. Quan hệ giữa các b
ộ phận sinh khối của cây Tràm 33
4.2.1. Rừng Tràm trên đất than bùn 33

4.2.2. Rừng tràm trên đất phèn 37
4.2.3. Thảo luận chung về quan hệ giữa các bộ phận sinh khối 41
4.3. Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm 42
4.4. Ảnh hưởng của địa hình và đất đến sinh khối rừng Tràm ở Cà Mau 51
4.4.1. Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến sinh khối rừng Tràm 51
4.4.2. Ảnh hưởng của đất đến sinh khối rừng Tràm 53
4.4.3. Thảo luậ
n về ảnh hưởng của độ sâu ngập và loại đất đến sinh khối Tràm 58
4.5. Một số đề xuất 59
4.5.1. Phương pháp xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ở ngoài rừng. 59
4.5.2. Biện pháp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng rừng Tràm
và giảm thấp sự phân hoá cấp sinh trưởng của cây Tràm. 60
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1. Kết luận 63
5.2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ
LỤC
Phụ lục 1: Kiểm định phân bố N - D
Phụ lục 2: Tương quan giữa sinh khối rừng Tràm với DBH trên đất than bùn
Phụ lục 3: Quan hệ giữa sinh khối cây Tràm với DBH trên đất Phèn
Phụ lục 4: Kiểm nghiệm sinh khối cây Tràm
Phụ lục 5: Kiểm định sự khác biệt về mật độ cây thheo độ sâu ngập
Phụ lục 6: Kiểm nghiệm sự khác biệt sinh khối thân khô giữa hai loại đất
Phụ lục 7: Số liệu sinh khối thực đo ngoài thực địa

11
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT



CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
Phân bố N - D Phân bố mật độ cây rừng theo cấp đường kính
DBH(cm) Đường kính thân cây ngang ngực tính bằng cm
(qui ước ở vị trí 1.3m tính từ mặt đất)
H(m) Chiều cao thân cây tính bằng mét
N(cây/ha) Mật độ rừng tính bằng cây/ha
N - D Phân bố mật độ cây theo cấp kính
M(m
3
/ha) Trữ lượng rừng tính bằng m
3
/ha
OTC(m
2
) Ô tiêu chuẩn hay ô mẫu (diện tích ô tính = m
2
)
TSKt

Tổng sinh khối tươi
TSKt Tổng sinh khối khô
SKTt Sinh khối thân cây tươi
SKTk Sinh khối thân cây khô
SKCt Sinh khối cành cây tươi
SKCk Sinh khối cành cây khô
SKLt Sinh khối lá cây tươi
SKLk Sinh khối lá cây khô















12
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

4.7

4.8

4.9

4.10


4.11

4.12

4.13.

4.14
4.15

4.16
4.17
4.18

4.19

4.20
4.21

4.22


Đặc tính rừng Tràm trên khu vực nghiên cứu
Phân bố N - D của rừng Tràm 5 – 8 - 11 tuổi ở Cà Mau
Đồng hoá phân bố N - D của rừng Tràm với phân bố Weibull
Đặc điểm phân hoá cấp sinh trưởng trên đất than bùn
Đặc điểm phân hoá cấp sinh trưởng ở tuổi 5 trên đất phèn
Tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi của rừng Tràm trên đấ
t
than bùn (n = 44)
Tương quan giữa các bộ phận sinh khối khô của rừng Tràm trên đất

than bùn (n = 44)
Quan hệ giữa sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn với đường kính
thân cây cả vỏ
Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi của rừng Tràm
trên đất phèn (n = 52)
Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối khô của rừng Tràm
trên đất phèn (n = 52)
Quan hệ giữa sinh khối rừng Tràm trên đất phèn với đường kính thân
cây cả vỏ

Biểu sinh khối cây Tràm trên đất than bùn (tính theo các hàm
41 - 4.8)
Biểu sinh khối cây Tràm trên đất than bùn đã được hiệu chỉnh (tính
theo các hàm 4.1 - 4.8)
Biểu sinh khối cây Tràm trên đất phèn (tính theo các hàm 4.10 - 4.17)
Biểu sinh khối cây Tràm trên đất phèn đã được hiệu chỉnh (tính theo
các hàm 4.10 - 4.17)
Kiểm nghiệm sinh khối thân cây Tràm trên đất than bùn
Kiểm nghiệm sinh khối thân cây Tràm trên đất phèn
Năng suất gỗ thân phát triển trung bình/năm của rừng Tràm theo độ
sâu ngập
So sánh sinh khối của cây Tràm cùng cấp DBH trên loại đất khác nhau
ở Cà Mau (tính theo các hàm 4.1 – 4.8)
Sinh khố
i bình quân theo tuổi rừng trên 2 loại đất
Sự khác biệt giữa sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn (I) và đất phèn
(II)
Năng suất sinh khối trung bình/năm của rừng Tràm trên đất phèn và
đất than bùn


27
28
29
30
30
33

34

35

37

38

39

42

45

46
48

49
50
53

54


56
57

57



13
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
3.1
4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

4.6

4.7a

4.7b

4.8a

4.8b


4.9a
4.9b

4.10a
4.10b

4.11

4.12

4.13
4.14
Biểu đồ nhiệt - ẩm ở khu vực Cà Mau
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối tươi các bộ phận với DBH của
cây Tràm trên đất than bùn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối khô với DBH của cây Tràm trên
đất than bùn
Đồ thị biểu diễn quan hệ
giữa Tổng sinh khối tươi và Tổng sinh khối khô
của cây Tràm trên đất than bùn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối tươi các bộ phận với DBH của
cây Tràm trên đất phèn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối khô các bộ phận với DBH của cây
Tràm trên đất phèn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa Tổng sinh khối tươi và Tổng sinh khối khô
của cây Tràm trên đất phèn
Sự thay đổ
i sinh khối tươi của cây Tràm (kg) theo DBH(cm) trên đất than
bùn

Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối tươi (kg) các thành phần theo DBH(cm) trên
đất than bùn
Sự thay đổi sinh khối khô của cây Tràm (kg) theo DBH (cm) trên đất than
bùn ở Cà Mau
Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối khô (kg) các thành phần theo DBH (cm) trên
đất than bùn
Sự thay đổi sinh khối tươi của cây Tràm (kg) theo DBH(cm) trên đất phèn
Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối tươi (kg) các thành phần theo DBH(cm) trên
đất phèn
Sự thay đổi sinh khối khô của cây Tràm (kg) theo DBH(cm) trên đất phèn
Sự thay đổ
i tỉ lệ sinh khối khô (kg) các thành phần theo DBH (cm) trên
đất phèn
Biến động sinh khối khô của rừng Tràm trên đất than bùn theo tuổi và độ
ngập
Biến động sinh khối khô của rừng Tràm trên đất phèn theo tuổi và độ
ngập
Sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm mọc trên đất than bùn và đất phèn
Sinh khối khô của rừng Tràm trên đất than bùn và đất phèn
14
35

36

36

39

40


40

43

43

44

44

46
47

47
48

51

52

54
56





14
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong số 220 loài trong chi Melaleuca thuộc họ

Sim (MYRTACEAE). Là loài cây gỗ nhỏ, thường xanh, có phạm vi phân bố rộng
trên vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Thường được tìm thấy ở những vùng đất nghèo
dinh dưỡng và ẫm ướt. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm phát triển mạnh ở
các vùng đất phèn ngập nước không hoặc ít bị nhiễm mặn.
Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương có diện tích rừng tràm tậ
p trung khá
lớn, phân bố chủ yếu ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình trên hai nhóm
đất phèn điển hình là đất phèn than bùn và đất phèn không có lớp than bùn.
Lợi ích của rừng tràm đã được biết đến trong việc phòng hộ chắn gió bão, là nơi cư
trú của rất nhiều loài động vật hoang dã nhất là các loài bò sát, cá, các loài chim …
Những sản phẩm kinh tế từ rừng tràm cũng rất đa dạng: Tinh dầu tràm, mật ong,
được sử
dụng trong chế biến dược phẩm, gỗ tràm được sử dụng phổ biến trong việc
gia cố nền móng các công trình xây dựng, làm chất đốt… Đặc biệt, trên các khu vực
giao đất giao rừng trên địa bàn U Minh tỉnh Cà Mau cùng một số địa phương ở
đồng bằng sông Cửu Long, tràm được xem là loài cây chủ lực trong việc phát triển
kinh tế nông hộ.
Trong những năm gần đây để tăng cường hiệu quả và
đẩy mạnh công tác bảo vệ và
phòng chống cháy rừng tràm, việc đắp các đập giữ nước trong mùa khô và hoàn
thiện dần hệ thống kênh mương nội đồng trong khu vực rừng U Minh đã đem lại kết
quả khả quan, tình trạng cháy rừng được từng bước ngăn chặn. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm do việc giữ nước mang lai, một số yếu tố bất lợi đã phát sinh nh
ư đã
có một số diện tích rừng Tràm bị chết đồng loạt (1998) mà không rõ nguyên nhân
cụ thể, chủ yếu là trên các vùng đất bị ngập quanh năm (do việc quản lý nước phòng
chống cháy rừng). Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu ngập với các chế
độ ngập nước khác nhau (độ ngập thấp, ngập thường xuyên; độ ngập cao, không/ít
ngập và độ ngập trung bình, ngập theo mùa) đến sinh trưở
ng và phát triển của rừng

tràm trên đất phèn rất cần thiết và có ý nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệ và kinh
doanh hiệu quả, bền vững rừng Tràm.
Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá sinh khối rừng là một trong những công trình
nghiên cứu có rất nhiều trở ngại. Có 3 nhược điểm lớn đối với các nghiên cứu về
rừng, đó là: (1) qui mô thí nghiệm thường rất lớn (nhiều ha) và việc xác lập các
nhân tố thí nghiệm rất t
ốn kém; (2) thời gian thí nghiệm rất dài (nhiều năm) và (3)
mỗi lần thu thập số liệu sẽ làm hư hại khu rừng thí nghiệm (phải chặt hạ toàn bộ để
cân đo sinh khối). Do đó thông thường người ta áp dụng phương pháp “lấy không
gian bù thời gian”: Lựa chọn các khu rừng có sẳn ngoài hiện trường để bố trí đồng

15
loạt các ô mẫu. Tuy nhiên tìm được những điểm nghiên cứu đồng nhất về các yếu tố
như một bố trí thí nghiệm tiêu chuẩn để có thể so sánh các nhân tố thí nghiệm là
công việc hết sức khó khăn. Vấn đề là làm thế nào để khắc phục được các trở ngại
nêu trên để trong một thời gian tương đối ngắn có thể đánh giá được năng suất lập
địa rừng Tràm vớ
i độ chính xác chấp nhận được.
Nhằm giải quyết vấn đề trên, đề tài “Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và
ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn và đát
phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau” đã được thực hiện với các mục tiêu đặt ra
như sau:
(1) Xây dựng được mô hình biểu diễn quan hệ giữa sinh khối (tươi và khô) của
các bộ phân trên mặt đất củ
a cây Tràm (thân, cành, lá) sinh trưởng trên đất
than bùn và đất phèn với đường kính thân cây ở vị trí 1.3 m (DBH) nhằm làm
cơ sở xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ngoài thực địa.
(2) Phân tích rõ ảnh hưởng của độ sâu ngập và loại đất đến sinh khối (tươi và khô)
và năng suất sinh khối của các thành phần trên mặt đất của rừng Tràm.
(3) Từ các kết quả nghiên cứu đi đến đề xuất phương pháp tính nhanh sinh khối

rừng Tràm
ở ngoài thực địa và biện pháp cải thiện rừng Tràm nhằm nâng cao
năng suất rừng Tràm.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, những nội dung chính sau đây đã được thực
hiện:
(1) Nghiên cứu đặc trưng lâm học của rừng Tràm 5 - 8 - 11 tuổi
(2)
Nghiên cứu quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm và giữa chúng
với đường kính thân cây cả vỏ tại vị trí ngang ngực (DBH)

(3) Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm
(4) Nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu ngập và đất đến sinh khối rừng Tràm







Chương II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

16
2.1. Lịch sử và nguồn gốc cây Tràm
Vào giữa thế kỹ XVIII (1744 – 1755), cây Tràm được nói đến lần đầu tiên trong tác phẩm
“HEBARIUM AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumph. Năm 1754, cây Tràm có
tên là Myrtus leucadendra L. in Stickman và đến năm 1767, Linné đặt ra chi Melaleuca với
một loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L. Đến năm 1790. cây Tràm được tìm thấy ở
Việt Nam bởi ông Jean Loureiro (Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972)
Về mặt phân loại học, trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nước ta trước
năm 1993 đều định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên ở ta là Melaleuca

leucadendron. Thực ra Melaleuca leucadendron là một nhóm các loài Tràm có hình
thái bên ngoài giống nhau và có quan hệ di truyền gần gũi với nhau mà cây Tràm
của Việt Nam từ năm 1993 đã được định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một loài
thuộc nhóm này (Hoàng Chương, 2004).
2.2. Các đặc điểm sinh thái, phân bố, sinh trưởng và giá trị sử dụng của loài Tràm
(Melaleuca cajuputi)
Tràm là tên Việt Nam dùng để gọi chung các loài trong chi thực vật Melaleuca
thuộc họ Sim (Myrtaceae). Trong cuốn sách “Các loài cây rừng của Úc” được sửa
chữa và tái bản năm 1984 các tác giả cho biết chi Tràm gồm khoảng 150 loài; song
hiện nay với các kết quả nghiên cứu khảo sát thêm được các loài mới đồng thời sử
dụng các phương pháp hiện đại để giám định lại các biến dị cấp loài, người ta đã
thống kê được chi thự
c vật này có tới hơn 250 loài khác nhau (Hoàng Chương,
2004). Có thể xem Tràm như những loài thực vật đặc hữu của Úc vì trên 90% các
loài trong Chi thực vật này có vùng phân bố tự nhiên ở đây và chỉ có khoảng hơn 10
loài Tràm có vùng phân bố

vươn ra ngoài lãnh thổ nước này. Các loài Tràm mọc tự
nhiên trên nhiều kiểu lập địa khác nhau. Đa phần các loài Tràm ưa mọc ở những nơi
ẩm ướt, hàng năm có một mùa ngập nước dọc theo bờ các con suối hay trên các
vùng đầm lầy; tập trung ở vùng Bắc và Đông Bắc nước Úc.
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Theo Phạm Hoàng Hộ (1992), Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) Tràm là
loài cây gỗ lớn, vỏ xốp gồm nhi
ều lớp mỏng xếp chồng lên nhau, cành nhỏ, lá có
tinh dầu thơm, phiến thon, không lông, có từ 3 – 7 gân phụ. Hoa hình gié ở đầu
cành, màu trắng, dài từ 3 – 7cm trên chót gié có chùm lá nhỏ; lá hoa hình giáo dài 5
– 20mm. Hoa không cuống, tụ thành 2 – 3 hoa chụm trong rõ rệt. Đài hoa hình trụ,
có lông mềm, có 5 thùy, dài 0.6mm. 5 cánh hoa tròn lõm vào trong dài 2 – 2.5mm,
tiểu nhụy nhiều, trắng, dài 10 – 12 mm, quả nang gần tròn, dường kính khoảng

4mm, khai thành 3 lỗ trên 3 buồng, có nhiều hạt tròn hay nhọn dài 1mm, tử diệp
dày. Trổ hoa vào tháng 5, kết trái vào tháng 11.

17
Về kích thước, theo tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Viện Sinh
Thái và tài nguyên sinh vật thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc
Gia, Nhà xuất bản Nông Nghiệp năm 2003 thì Tràm là loài cây gỗ nhỏ, cao khoảng
10m; nhưng theo Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm cao đến 20 –
25m, đường kính đến 60cm và theo Hoàng Chương (2004) thì đại đa số các loài
Tràm là các cây bụi hoặc cây nhỏ, cây trưởng thành chỉ cao từ 1 – 2m đến không
quá 20m; chỉ riêng nhóm loài Melaleuca leucadendron trong đó có loài Tràm (M.
cajuputi) và Tràm lá dài (M. leucadendra) là những loài mà cây tr
ưởng thành có
kích cỡ lớn, có thể cao được tới 30m hoặc

hơn.

Về mặt phân loại học, căn cứ vào hình thái vỏ thân cây người ta chia các loài Tràm
thành nhiều nhóm, trong đó quan trọng hơn cả là nhóm loài có vỏ dầy gồm nhiều
lớp xốp xếp trồng lên nhau giống như xấp giấy mà cây Tràm ở Viêt Nam là một
điển hình của nhóm này. Nhóm này có một đặc điểm sinh thái khá đặc biệt, khác
với các nhóm Tràm khác, đó là hầu hết các loài thuộc nhóm này thường gặp trên lập
địa đất tốt, ẩm mọ
c trong loại rừng thưa hỗn loại với các loài cây khác mà thường là
với các loài Bạch đàn như Bạch đàn vỏ trắng (Eucalyptus alba), Bạch đàn têrê
(E. tereticornis)... Chỉ ở các lập địa đầm lầy nước ngập theo mùa các loài Tràm này
mới mọc thuần loại.
Cũng theo Hoàng Chương (2004), Melaleuca cajuputi là loài Tràm bản địa duy nhất của
nước ta và là loài có vùng phân bố tự nhiên rộng nhất của chi Tràm. Theo các tài liệu khoa
học mới được công bố gần đây thì loài Tràm có thể gặp trên nhiều loại đất khác nhau ở vùng

nhiệt đới và cận nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc
(đảo Hải Nam, Hồng Kông), Malaisia, Tây nam Papua New Ghiné, miền duyên hải Bắc
nước Úc, Ghiné và Nigiêria ở châu Phi và Brasil ở Nam Mỹ. Vùng phân bố tự nhiên của
Tràm t
ập trung nhất là từ 18
0
vĩ Nam đến 120
0
vĩ Bắc.
Về mặt phân loại học loài Tràm Melaleuca cajuputi có 3 loài phụ là:
- Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi Powell, phân bố ở Indonesia, Australia;
- Melaleuca cajuputi subsp. cumingiana Barlow, phân bố ở Myanma, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam;
- Melaleuca cajuputi subsp. Platyphylla Barlow, phân bố ở Papua New Ghiné,
Australia và là giống Tràm bản địa chính mọc nhiều ở Indonesia.
2.2.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Ở nước ta cây Tràm được xem là một trong số ít các loài cây rừng có sự đa dạng
sinh thái và hình thái lớn nhất. Tên ở miền Nam quen gọi loài này là “Tràm cừ” do
người ta trồ
ng chủ yếu khai thác cừ, thực ra về mặt khoa học chưa thật thích hợp
lắm bởi ngoài dạng Tràm có thân cao sản xuất cừ, ở nước ta còn có dạng Tràm thân

18
thấp như cây bụi thường được cắt lá chưng cất tinh dầu và gọi là “Tràm gió”. Cả hai
dạng này đều thuộc loài Melaleuca cajuputi, song chúng có phải là hai biến chủng
có cơ sở biến dị di truyền hay chỉ là các thường biến do cách lấy giống và cách
trồng thì đến nay vẫn chưa được chứng minh (Hoàng Chương, 2004).
2.2.2.1. Phân bố tự nhiên
Ở Việt Nam vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc là phía Nam tỉnh Thái
Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành những đám nhỏ

trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đồi đất thấp.
Cách vùng phân bố cực Bắc hơn 3
o
vĩ về phía Nam mãi tận Nghệ An mới lại gặp
Tràm mọc tự nhiên và kể từ đây suốt dọc miền duyên hải Trung Trung bộ kéo dài
tới tận Cà Mau qua Kiên Giang và An Giang đều gặp cây hoặc mọc rải rác hoặc
thành những quần thụ nhỏ hoặc trung bình trên nhiều loại đất khác nhau (Hoàng
Chương, 2004).
2.2.2.2. Sinh Thái học
Trên quan điểm hệ sinh thái, Thái Văn Trừng (1999) đã đề nghị gọi tên hệ sinh thái
rừng tràm là “Hệ sinh thái rừng úng phèn” tuy cây Tràm là loài cây phổ biến của hệ
sinh thái nầy và đã mọc thành những quần hợp thuần loại, bởi rừng Tràm không
phải là rừng “đỉnh cực” trong hệ sinh thái và cũng không phải là rừng nguyên sinh
(Phùng Trung Ngân, 1986 trong Thái Văn Trừng, 1999). Whitmore T.C. (1975)
trong Thái Văn Trừng (1999) cũng cho rừng Tràm là một quần hợp thứ sinh, do tác
nhân lửa r
ừng đã tiêu diệt những cây con hỗn hợp nhiều loài.
Theo Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm sinh trưởng mạnh thành
quần thụ đơn thuần, tái sinh tự nhiên mạnh và lan tràn nhanh chóng trên đất phèn có
độ pH trên dưới 4. Là loài cây ưa sáng, tán tương đối thưa, tăng trưởng nhanh trong
10 năm đầu và kết trái vào khoảng 5 – 7 tuổi.
Về mặt thủy chế, theo Phùng Trung Ngân (1986) trong Thái Văn Trừng (1999) thì
trong hệ sinh thái rừng úng phèn, Tràm là loài cây thích nghi nhất, từ lúc hạt nẩy
mầm thành cây mạ
đã có thể sinh trưởng trong nước ngập phèn, nhưng không có
năng suất cao.
2.2.2.3. Địa chất thổ nhưỡng
Lịch sử địa chất của hệ sinh thái rừng úng phèn trên Đồng Tháp Mười, Tứ giác
Long Xuyên và U Minh Cà Mau có liên quan mật thiết với lịch sử thành tạo Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Theo Hồ Chín và Võ Đình Ngô (1985) trong Thái Văn

Trừng (2000) thì lịch sử địa chất trầm tích của Đồng Bằng Sông Cửu Long có
những nét l
ớn như sau:

19
Các chuyển động tân kiến tạo vào cuối Tân Sinh, tạo thành hai khối Đông Nam Trung Bộ
và Đông Campuchia bao bọc một khối sụt ở giữa, gồm các trũng rộng lớn sau đó được
sông Cửu Long và các khu phụ lưu bồi đắp thành lớp trầm tích pliopleixtoxen cách đây
khoảng 700.000 năm. Kế đó với các giai đoạn biển tiến và biển thoái, kết thúc cách đây
4.500 năm trước đã tạo thành một vùng tr
ũng thấp, sình lầy rộng lớn với sự hình thành lớp
trầm tích đầm lầy biển, nguồn gốc của các tầng sinh phèn rộng lớn ở Đồng bằng Sông Cửu
Long, là nơi phát sinh ra hệ sinh thái rừng úng phèn nầy.
Cũng theo Thái Văn Trừng (2000), nhóm đất phèn chiếm phần lớn diện tích đất trũng nội
đồng, có tầng sinh phèn xuất phát từ trầm tích đầm lầy biển (Phèn nặng), trầm tích đầm lầy
đồng bằng và trầm tích đầm lầy sông (phèn trung bình và phèn nhẹ). Tầng sinh phèn khi
tiếp xúc với không khí, do hoạt động của con người, như đào kênh thoát nước hay lên líp
canh tác sẽ chuyển thành phèn hoạt động. Đặc biệt ở U Minh còn có nhóm đất than bùn, có
hay không có phèn tiềm tàng (Phùng Trung Ngân và cộng tác viên, 1987)
2.2.3. Sinh trưởng rừng Tràm
Về sinh trưởng của rừng Tràm, Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) đã nhận
xét rằng rừng Tràm trồng ở những nơi có điều kiện thoát nước, rửa phèn tốt thì tăng
trưởng nhanh hơn, thân cây thẳng đẹp, rừng Tràm mọc ở những nơi thấp trũng, úng
nước thì chậm lớn nhưng gỗ chắc (nặng) hơn.
Theo Phùng Trung Ngân (1987) trong Thái Văn Trừng (2000) Rừng Tràm trên đất than
bùn là kiểu thoái hoá của “vồ cây” do tác động của lửa rừng, dẫn đến sự loại bỏ các loài
cây khác và loài tràm trở thành ưu thế đơn thuần, tuy nhiên tầng cây bụi thấp vẫn còn giữ
nguyên, tràm ở đây cao đến 10-15m, đường kính thân đạt 30-40cm và mang nhiều dây leo
quấn quanh thân. Vì sinh trưởng trên lớp than bùn dày nên tràm tăng trưởng kém. Đối với
những vùng dất có lớp mùn dầy (đất than bùn) thì mức độ

ưu thế của Tràm giãm đi rõ rệt
với sự xuất hiện của các loại thảo mộc khác như: Dây choại (Stenochloena palustris), Dớn
(Polybotrya appendiculata), Mốp (Alstonia spathulata) vv… Đồng thời, trên loại đất nầy
cũng hàm chứa nhiều yếu tố bất lợi đến sinh trưởng của rừng Tràm: (1) Hệ rễ của cây
Tràm không hợp với loại đất nầy và dễ bị đổ ngã d
ưới tác dụng ngoại lực (gió…) sinh
trưởng trên vùng đất nầy cây Tràm không có được 1 hình dáng cân đối và do đó ít có giá
trị; (2) Đất mùn thường chứa nhiều sâu bọ, mầm bện và cây ký sinh và (3) Các loài Dương
xỉ, Dớn, Choại phát triển nhanh trên đất mùn sẽ bao phủ mặt đất và làm cây Tràm con bị
“chết ngạt” (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972).
Với Rừng tràm trên đất phèn, theo Whitmore TC (1975) thì cây Tràm đã phát triển ở phía
Nam và Đông Nam Indonesia, ở Thái Lan, Malaisia và cũng mọc thành rừng thuầ
n loại
trong vùng ngập nước ngọt, chứ không thấy nói đến rừng mọc trong môi trường úng ngập
nước phèn như ở Việt Nam và nhận định Tràm là loài cây mọc dưới tán của một kiểu rừng
hỗn giao nhiều loài. Do lửa rừng hằng năm tiêu diệt các loài cây khác mà Tràm trở thành
thuần loại do có lớp vỏ cấu tạo đặc biệt chịu được lửa. Khi lớp than bùn bị cháy và sau
cùng hoàn toàn bị huỷ diệt sẽ
để lộ ra lớp đất sét ở bên dưới. Tuỳ đặc tính của lớp đất này,

20
rừng Tràm-Dớn-Choại trên đất than bùn đã chuyển thành rừng Tràm-Sậy hoặc Tràm-Sậy-
Năng trên đất sét, với cây tràm ở tầng trên, cao khoảng 10-15m thân thẳng đứng, tán lá
hình tháp và ở bên dưới là sậy cao từ 1 đến 2m nơi đất phèn nhẹ, sậy năng nơi đất phèn
nhiều (Võ Nguơn Thảo, 2004). Trên loại đất nầy Tràm sinh trưởng thuận lợi hơn, thân cây
thẳng, ít cành nhánh do mật độ cao hơ
n vì ít cạnh tranh với các loài cây khác. Mặt khác,
Tràm thường thích đất sét, có phèn và ẫm ướt (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972)
2.2.4. Công dụng
2.2.4.1. Gỗ

Gỗ Tràm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là các sản phẩm
gia dụng đơn giản. Phổ biến nhất là làm cừ gia cố móng trong các công trình xây
dựng qui mô nhỏ. Gỗ Tràm nếu xẽ ván mà không được xử lý cẩn thận sẽ bị cong
vênh khi khô và không giữ được lâu khi phơi ra ánh sáng nên rất ít được sử dụng để
làm ván trong xây dựng, chủ yếu làm khung sườn nhà đơn giản ở nông thôn, làm
củi hoặc hầm than (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972). Gỗ Tràm có khối
lượng riêng ở mức trung bình, ở độ ẩm khô kiệt trị số này là 685 đến 690 kg/m3;
lực chịu nén dọc thớ trung bình khá (1750 kg/cm2) nhưng do thớ gỗ thường có cấu
trúc vặn xoắn và hệ số co rút cao nên ván xẻ bị cong vênh và nứt nẻ không thích
hợp làm gỗ xẻ. Giá trị sử dụng phổ biến nhất của Tràm như tên gọi của nó hiện nay
là làm cừ để gia cố nền móng và làm giàn giáo khi xây cất nhà cửa. Theo các thông
tin của các nước trong khu vực có rừng Tràm thì gỗ của loài cây này chịu nước tốt,
không bị mối mọt nên còn được dùng trong công nghệ đóng tàu thuyền (Hoàng
Chương, 2004).
2.2.4.2. Vỏ
Vỏ Tràm có cấu tạo từng lớp mỏngvới tích tụ chất oxalate và carbonate vôi giữa các lớp
nên tạo khả năng cách nhiệt tốt nên ở Australia người ta dùng vỏ Tràm để làm vật liệu cách
nhiệt (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972).
2.2.4.3. Lá
Theo số liệu phân tích của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì trong lá tươi dạng
Tràm gió chứa trung bình 0.5 – 0.8% tinh dầu và hàm lượng 1.8-cineol trong loại tinh dầu
này đạt 46.9 – 72.0%, các hợp chất còn lại đ
áng quan tâm là alpha-pinen, limonen, p-
cymen, linalool và alpha-terpineol (Hoàng Chương, 2004). Dầu Tràm ở thể lỏng, trong,
màu xanh lục nhạt, thơm nhưng hơi chua; trọng lượng riêng là 0.926. Dầu Tràm có chất
Cajeputol có tính sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp. không
những được sử dụng trong việc làm thuốc sát trùng mà còn được sử dụng trong công nghệ
chế tạo dầu thơm. Năm 1865 đảo Bornéo đã sản xuất mỗi năm 8.000 chai dầu Tràm (Lâm
Bỉnh Lợi & Nguyễn V
ăn Thôn, 1972)


21
Số liệu trích lượng dầu trong lá Tràm ở Đức Hòa Long An năm 1961 – 1962 được ghi
nhận như sau:

Tháng/Năm Lá già (g tinh dầu/kg lá) Lá non (g tinh dầu/kg lá)
3/1961
4/1961
5/1961
6/1961
7/1961
8/1961
9/1961
10/1961
11/1961
12/1961
01/1962
02/1962
7.70
7.00
4.87
4.20
7.30
7.60
9.54
9.50
5.00
7.80
4.20
2.9

-
-
-
-
8.10
9.50
10.00
10.50
6.20
7.50
5.00
-
(Nguồn: Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972)
Ngoài ra, do rừng Tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động
của các vi khuẩn yếm khí trong đất, nên chính là môi trường thuận lợi cho các loài Tảo,
Phù du và động vật nhuyễn thể phát triển, chính chúng là thức ăn cho nhiều loài cá. Do đó,
ngoài tài nguyên về gỗ Tràm, rừng Tràm còn là nơi sinh sản và phát triển rất nhiều loài cá
nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá sặc …
2.3. Sinh kh
ối rừng
Sinh khối là tổng lượng chất hữu cơ có được trên một diện tích tại một thời điểm và được
tính bằng tấn/ha. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh khối theo B.F Clough và K. Scott
(1989) là “Dựa vào những ước lượng về sinh khối và những tỷ lệ phát triển của chúng là
cơ sở cho việc ước lượng tổng suất sản xuất sơ cấp thuần trong những nghiên c
ứu về sinh
thái, cho việc đánh giá sự sinh lợi từ những sản phẩm kinh tế của rừng và xây dựng những
phương pháp lâm sinh hoàn hảo hơn”
Việc đánh giá sinh khối cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng rừng
(Viên Ngọc Nam, 1996). Việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ
sinh khối của cây rừng. Việc mở rộ

ng quy mô sử dụng gỗ cũng đòi hỏi phải hoàn thiện các
phương pháp tính sinh khối các bộ phận của cây rừng. Nếu phương pháp điều tra gỗ thân
cây đã được nghiên cứu một cách chi tiết thì phương pháp điều tra các thành phần cành, lá,
hoa, quả và hệ rễ cây còn chưa được nghiên cứu chi tiết.
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu sinh khối
của rừng (A.A. Molchanov, 1971; B. B. Xmirnov, 1971; A. I. Utkin, 1975; et al.,

22
theo Yxpenxkii B.B, 1983 trong Nguyễn Văn Thêm, 2002
)
. Mặc dù vậy, theo N. P.
Anuchin (1978), phương pháp nghiên cứu sinh khối cây rừng vẫn còn là một trong
những nhiệm vụ mới của điều tra rừng. I. X. Melekhov (1978) trong Nguyễn Văn
Thêm (2002) đã đưa ra khái niệm “năng suất tổng hợp của rừng” - đó là năng suất
toàn bộ các thành phần của rừng, kể cả những bộ phận rất khó xác định như hàm
lượng O
2
thải ra không khí và ý nghĩa sinh thái của rừng. Nhiều nhà lâm học cũng
nhấn mạnh cần phải xây dựng biểu sinh khối (tươi và khô) của cây cá thể và toàn bộ
quần thụ tùy theo tuổi và lập địa.
Lê Hồng Phúc (1996) đã mô tả quá trình biến đổi sinh khối Thông ba lá ở khu vực
Đà Lạt trên hai cấp đất II và III bằng hàm Schumacher có dạng:
Pt = a*Exp(-b/A
-c
)
Trong đó Pt = sinh khối, A = tuổi rừng, a = sinh khối lớn nhất ở tuổi
thành thục, c = tham số lấy giá trị từ 0.2 - 2.0.
Khi lập biểu sinh khối cho cây cá thể và lâm phần Thông ba lá, Lê Hồng Phúc
(1996) đã sử dụng mối quan hệ đa tuyến tính giữa tổng sinh khối (P(kg)) với đường
kính thân cây (D(cm)) và chiều cao thân cây (H(m)) theo dạng

LnP = a + bLnH + cLnD;
Quan hệ giữa sinh khối khô (Pk(kg)) với sinh khối tươi (Pt(kg)) theo dạng tuyến
tính đơn:
LnPk = a + bLnPt.
Lý thuyết lâm sinh họ
c đã chứng tỏ rằng, sản lượng của quần thụ có mối liên hệ
chặt chẽ với sinh khối lá hoặc chỉ số diện tích lá (LAI). Như một kết quả, sản lượng
gỗ cao nhất có thể không xuất hiện ở mức sinh khối hoặc LAI lớn nhất. Ở những
loài cây gỗ chịu bóng (có thể sinh trưởng bình thường dưới tán cây khác, trong điều
kiện thiếu ánh sáng), t
ổng sản lượng có thể tăng lên theo mức nâng cao khối lượng
lá, còn ở những loài cây chịu bóng kém (khó thích nghi được với điều kiện thiếu
ánh sáng – cây ưa sáng), tổng sản lượng cao nhất xuất hiện khi khối lượng lá ở mức
trung bình. Nói chung, khối lượng lá là một hàm số của cường độ ánh sáng và trạng
thái dinh dưỡng của môi trường đất. Từ đó cho thấy, để rừng có năng suất cao nhà
lâm học c
ần phải điều chỉnh chỉ số diện tích lá thích hợp thông qua điều chỉnh kết
cấu và cấu trúc rừng. Nhiều tác giả (Wang et al., 1991); Reddy và Sugur (1992)
trong Lê Hồng Phúc (1997) đã ước lượng tăng trưởng tổng sinh khối và những bộ
phận dưới đất thông qua quan hệ của chúng với đường kính và chiều cao thân cây.

23
Hầu hết rừng trồng nhiệt đới cho năng suất thân cây là 40 tấn/ha/năm, trong đó sản
lượng gỗ thân là 10 tấn/ha/năm. Năng suất biểu hiện sự ổn định theo vùng, theo khả
năng cung cấp nước, đặc tính di truyền của loài cây và kỹ thuật xử lý lập địa.
Reddy và Sugur (1992) trong Lê Hồng Phúc (1995) đã nghiên cứu tăng trưởng ở
tuổi 5 đối với 3 loài cây Acacia auriculiformis, Casuarina equisetifolia và
Dendrocalamus strictus ở Kamataka (Ấ
n Độ). Kết quả cho thấy, Acacia cho năng
suất sinh khối cao nhất (61 tấn/ha), còn Casuarina cho năng suất thấp nhất (46

tấn/ha).
Wang et al (1991) trong Lê Hồng Phúc (1997) đã nghiên cứu năng suất sinh khối
của Eucalyptus robusta, Casuarina equisetifolia, Albizia procera, Leucaena
leucocephala. Kết quả cho thấy, ở tuổi 5.5 năm, C. equisetifolia cho năng suất cao
nhất (tổng sinh khối trên mặt đất là 199 tấn/ha), kế đến là A. procera – 124 tấn/ha
và E. robusta – 67 t
ấn/ha, thấp nhất là L. leucocephala – 47 tấn/ha.
Năng suất rừng phụ thuộc chặt chẽ vào mật độ. Nói chung, mật độ cao cho năng
suất cao hơn mật độ thưa. Nguyên nhân là vì: (1) diện tích lá và rễ đạt cao nhất ở
tuổi sớm hơn, (2) giảm cạnh tranh với cây bụi và cỏ dại, (3) rừng khép tán sớm cả
theo chiều đứng và ngang. Khi nghiên cứu về tăng trưởng của rừng E. tereticornic

tại Ấn Độ, Adlard (1992) trong Lê Hồng Phúc (1997) nhận thấy, khi mật độ rừng
thay đổi từ 375 đến 30.000 cây/ha (0.3 - 27 m
2
/cây), tăng trưởng hàng năm đạt lớn
nhất ở tuổi 4 (10 - 12 m
3
/ha/năm) ứng với mật độ 2500 – 3000 cây/ha.
Cần nhận thấy rằng, tăng trưởng lớn nhất có thể xuất hiện ở mật độ cao, nhưng rừng
cho kích thước cá thể nhỏ. Mật độ thấp thường tạo ra những cây có kích thước thân
lớn hơn 3 lần so với rừng có mật độ cao tạo ra trữ lượng lớn nhất trên một hécta.
Không gian tối ưu của một cây trong qu
ần thụ phụ thuộc vào năng suất trên một
hécta và có ảnh hưởng đến sản lượng rừng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và lượng vật rụng
dưới rừng biểu hiện rất phức tạp. Qua nghiên cứu 10 cấp mật độ của rừng Tếch
(Tectona grandit), Ola – Adams và Egunjobi (1992) trong Nguyễn Văn Thêm
(2002) nhận thấy rằng, nă
ng suất và lượng vật rụng trên sàn rừng không có sự khác

biệt căn bản, nhưng những lâm phần với mật độ cao tạo ra kích thước thân cây nhỏ
hơn lâm phần với mật độ thấp. Theo Herrera (1978) trong Lê Hồng Phúc (1995),
sinh khối rễ cây của rừng nhiệt đới chiếm khoảng 25 - 60% tổng sinh khối của rừng.
Đối với Tràm ở Nam Florida Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu cho biết giá trị tổng sinh
khố
i là từ 122 đến 170 Tấn khô/ha (Conde et al, 1980). Kết quả nầy dựa trên cơ sở
thu hoạch số liệu sinh khối các thành phần trên mặt đất trên toàn bộ ô mẫu. Van et
al. (2000) đã xem xét và hiệu chỉnh lại giá trị nầy là từ 129 đến 263 Tấn khô/ha.

24
Nghiên cứu nầy cũng đã được thực hiện tại Florida và cũng trên cơ sở thu hoạch
toàn bộ cây trên ô mẫu
Với số liệu trên, Van et al. (2000) đã xây dựng phương trình dự báo sinh khối các
thành phần trên mặt đất của loài Melaleuca viridiflora tại Nam Florida dựa trên
đường kính thân cây tại vị trí ngang ngực (Diameter of Breast Height (DBH)) và
cho rằng DBH là một chỉ tiêu tốt nhất dùng dự đoán sinh khối toàn bộ hoặc các
thành phần riêng lẽ như thân, cành, lá, bao quả và hạ
t (
Rayachhetr
et al. 2001b, Van
et al. 2000). Sinh khối của các thành phần nầy sẽ gia tăng theo lượng tăng DBH
(Rayachhetry et al. 2001b), trong đó sinh khối các thành phần gỗ chiếm 83 đến 96%
tổng sinh khối (Van et al. 2002). Lá và hạt lần lượt chiếm khoảng 10 – 13% và 3 – 4
%, , ở vùng nước ngập thường xuyên và 4 to 12% và khoảng hơn 2%, ở vùng nước
ngập theo mùa (Van et al. 2002).
Theo Finlayson (1993), sinh khối cây Tràm có thể tính toán dễ dàng ngoài thực địa
thông qua việc đo đạc DBH của các cá thể cây rừng. Mối quan hệ giữa DBH và
trọng l
ượng tươi của Tràm có thể mô tả bằng phương trình tương quan có dạng:
Log (FW) = 2.266 x ln(DBH) - 0.502

FW: Trọng lượng tươi; DBH: Đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực
Các tác giả trên đã cho rằng phương trình nầy sử dụng tốt cho cả 2 loài Tràm
Melaleuca cajaputi và Melaleuca viridiflora, với sinh khối được tính bằng trọng
lượng tươi.
Viên Ngọc Nam (1996) trong báo cáo nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp của
rừng Đước (Rhizophora apiculata) tại Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng
phương trình tương quan giữa sinh khối các thành phần trên mặt đất với chu vi thân
cây tại v
ị trí ngang ngực (GBH) có dạng:
Log W = a + b log GBH
Với W là giá trị sinh khối của các đối tượng (Tổng, thân, cành, lá, rễ, …), a
và b lấy các giá trị khác nhau tùy theo đối tượng.
Việc chọn GBH làm biến độc lập trong phương trình có nhiều ý nghĩa thực tiển, bởi
đây là chỉ tiêu rất dễ đo với độ chính xác cao ở thực địa.
Phương trình tương quan nầy cũng đã được Đặng Trung Tấn và cộng sự (1999) sử
dụng để tính sinh khối các thành phần trên mặt đất của rừng Đước tại Cà Mau, trong
đó biến độc lập GBH được thay bằng chỉ tiêu
đường kính ngang ngực (DBH).
Phương trình có dạng:
Log sinh khối = a + b log DBH

×