Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

chất lượng nước kênh nhiêu lộc thị nghè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.22 KB, 12 trang )

1

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CÁ
VÀO MÙA KHÔ Ở KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc
Người hướng dẫn: TS. Tống Xuân Tám
TÓM TẮT
Đề tài đóng góp những dẫn liệu khoa học về các thông số đánh giá chất lượng nước và
danh sách các loài cá ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Đồng thời, kết quả của đề tài cũng đưa ra
những khuyến cáo trong công tác đảm bảo chất lượng môi trường nước cho đời sống thủy
sinh nói chung và cá nói riêng.
1. Mở đầu
Nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên hiện nay, các
tác nhân như hóa chất, các chất thải từ nhà máy công nghiệp được thải ra lưu vực các con
sông mà chưa qua xử lí đúng mức, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm. Khi đó, có sự thay đổi
theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lí - hoá học - sinh học trong nước, với sự xuất hiện
các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật thủy
sinh trong đó có cá.
Kênh Nhiêu Lộc Nhiêu Lộc - Thị Nghè với chiều dài khoảng 9.470 m chảy qua nhiều
quận trung tâm TP.HCM như quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận 1,
quận 3. Trước đây, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là dòng kênh ô nhiễm nhất thành phố. Những
năm qua, chính quyền thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng nhằm cải tạo thiện đáng kể chất
lượng nước, xây dựng thành dòng kênh xanh, tạo không khí trong lành và vẻ mỹ quan cho
thành phố. Để bảo vệ môi trường và làm sạch, “xanh hóa” dòng kênh, một trong những biện
pháp mà chính quyền, cơ quan, đơn vị và người dân thực hiện là thả cá xuống dòng kênh,
nhưng hiện tại nơi này đang có dấu hiệu ô nhiễm trở lại do hệ thống lọc nước hoạt động chưa
tốt, nước sinh hoạt hằng ngày vẫn đổ trực tiếp ra kênh [5], [6].
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Khảo sát chất lượng nước và thành phần các loài
cá vào mùa khô ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành.
Mục tiêu đề tài hướng đến là bước đầu đánh giá chất lượng nước đến thành phần các


loài cá vào mùa khô ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM. Đối tượng là các loài cá và mẫu
nước thu được vào các tháng mùa khô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM.
Đề tài có nội dung nghiên cứu như sau : Thu và phân tích mẫu nước ở kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. Thu thập, định danh, phân loại và sắp xếp các loài cá theo hệ thống. Làm mẫu
ngâm về các loài cá thu được ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cho Phòng thí nghiệm Động vật Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Bước đầu đánh giá chất lượng nước lên
sự đa dạng thành phần các loài cá vào mùa khô ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016, bao gồm: thời gian đi thu
mẫu cá và nước ngoài thực địa, thời gian phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm và thời gian viết
đề tài.
Thời gian thu mẫu cá và nước phân tích tại hiện trường: từ ngày 31/01/2016 đến ngày
03/04/2016 gồm 8 đợt; thu mẫu cá bằng cách mua lại của những người dân đánh bắt cá ở
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Thu mẫu nước vào mùa khô ngày 25/3/2016 để gửi đi phân tích
một số thông số chất lượng nước ở Trung tâm Sắc kí Hải Đăng, số 79 Trương Định, phường
Bến Thành, Quận 1, TP.HCM (xem phụ lục). Độ mặn, pH, độ dẫn điện (Ec), DO, nhiệt độ đo


2

trực tiếp tại hiện trường tương ứng với các đợt thu mẫu cá và nước; đo COD, TSS tại phòng
thí nghiệm Động vật, Di truyền, Thực vật - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm
TP.HCM.
2.2. Địa điểm
Thu mẫu cá và nước tại 12 điểm. Các điểm thu mẫu đại diện cho thượng lưu, trung lưu,
hạ lưu của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Địa điểm thu mẫu cá và nước
STT

Địa điểm thu mẫu


Tọa độ

Số lần thu
mẫu

1

Cầu Ba Lăng ngoài đập

10047’15,4”N-106042’49.8”E

8

2

Cầu Ba Lăng trong đập

10047’15,4”N - 106042’49,8”E

8

3

Cầu Nguyễn Hữu Cảnh

10047’15,9”N - 106042’49,9”E

8

4


Cầu Thị Nghè

10047’31,1”N - 106042’22,6”E

8

5

Cầu Điện Biên Phủ

10°47’36,5”N - 106°42’01,3”E

8

6

Cầu Bùi Hữu Nghĩa

10°47’36,9”N - 106°41’51,1”E

8

0

0

7

Cầu Hoàng Hoa Thám


10 47’41,3”N - 106 41’34,8”E

8

8

Cầu Kiệu

10047’32,8”N - 106041’06,6”E

8

9

Cầu Công Lý

10047’25,1”N - 106040’53,9”E

8

10

Cầu Lê Văn Sỹ

10047’08,2”N - 106040’51,6”E

8

11


Cầu số 6

10047’17,3”N - 106040’13,6”E

8

12

Cầu số 1

10047’35,3”N - 106039’35,6”E

8

2.3. Phương pháp
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu cá
2.3.1.1. Ngoài thực địa
Thu mẫu cá vào mùa khô vào buổi sáng ở nhiều địa điểm khác nhau của kênh (thượng
lưu, trung lưu và hạ lưu). Mỗi loài cá thu 1 con hoặc nhiều hơn là tùy thuộc vào mỗi lần thu
mẫu.
Ghi nhãn cá những thông tin cần thiết.
Chụp hình cá.
Định hình mẫu trong dung dịch formalin 8%, tối thiểu trong 24 giờ. Bảo quản mẫu trong
dung dịch formalin 5%.
2.2.1.2. Trong phòng thí nghiệm
- Định loại cá dựa vào các tài liệu chính của tác giả Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (2001,
2005 a, 2005 b; Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng,
Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi Kenzo (2013) [5]; Rainboth W. J. (1996) [18];...
- Phân tích hình thái cá theo Pravdin I. F. (1961), Nielsen L. A., Johnson D. L. (1981) và

Rainboth W. J. (1996) để làm cơ sở định loại.
+ Các chỉ số đo hình thái (tính bằng mm) (hình 2.2):
Chiều dài cá (trừ vây đuôi) (Lo); đường kính mắt (O); khoảng cách giữa hai ổ mắt
(OO); chiều dài đầu (T); chiều cao lớn nhất của thân (H).


3

+ Các chỉ số đếm (hình 2.2):
Số lượng tia vây lưng (D): vây lưng thứ nhất (D 1) và vây lưng thứ hai (D2); số lượng tia
vây hậu môn (A); số lượng tia vây ngực (P); số lượng tia vây bụng (V); số vảy đường bên
(L.1 hoặc Sq): số vảy trên đường bên và số vảy dưới đường bên đặt phía dưới gạch ngang;
vảy ngang thân (Tr).
Những tia vây không phân nhánh, không phân đốt, gai cứng các tia vây được biểu thị
bằng chữ số La Mã. Tia vây phân nhánh và tia đơn không hóa xương (tia mềm) được biểu thị
bằng chữ số Ả Rập, cách nhau bởi dấu chấm (.), dao động giữa từng loại tia vây với nhau biểu
thị bằng gạch nối (-). Tia vây cứng, tia vây mềm tính riêng. Tia vây thứ nhất là tia vây chìa ra
ngay dưới lớp da.

Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương (theo Rainboth W. J., 1996)
- Định loại cá theo phương pháp kinh điển thông thường.
- Tra cứu, đối chiếu, sắp xếp các loài vào trật tự hệ thống phân loại cá của Eschmeyer W.
N. (1998), Eschmeyer W. N. & Fong J. D. (2016).
- Xây dựng bộ sưu tập cá.
2.3.2. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước
2.3.2.1. Phương pháp phân tích chất lượng nước
2.3.2.1.1. Mẫu nước phân tích
- Mẫu nước được sử dụng để đánh giá chất lượng nước là mẫu đơn.
- Đây là mẫu gián đoạn, thường được lấy thủ công, nhưng cũng có thể lấy tự động, từ
trên bề mặt, hoặc ở độ sâu nhất định hoặc ở dưới đáy.

- Mỗi mẫu thường chỉ đại diện cho chất lượng nước ở thời điểm nhất định và địa điểm
lấy mẫu.
- Mẫu đơn được dùng khi nghiên cứu khả năng xuất hiện ô nhiễm hoặc giám sát sự lan
tỏa của nó.


4

- Nên lấy mẫu đơn khi dòng nước là không đồng nhất hoặc khi thông số cần nghiên cứu
thay đổi, hoặc khi dùng mẫu tổ hợp sẽ không xác định được chính xác các thông số vì chúng
phản ứng với nhau.
- Nên dùng mẫu đơn để xác định những thông số không ổn định như nồng độ các chất
khí hòa tan, clo dư, sunfua tan [1], [2], [3],…
2.3.2.1.2. Phương pháp lấy mẫu
- Rửa sạch bình đựng mẫu bằng xà bông, sau đó rửa sạch lại bằng nước máy, tráng lại
bằng nước cất, rồi phơi khô. Trước khi đựng mẫu vào bình, rửa tráng lại bình 2 lần bằng nước
mẫu định kiểm tra.
- Thu mẫu ở mỗi độ sâu, mỗi vị trí gần hay xa bờ đều có giá trị khác nhau. Vì kinh phí
không cho phép để thu tất các vị trí và độ sâu khác nhau nên chúng tôi chỉ thu mẫu ở vị trí
nước mặt gần bờ.
- Trong khi lấy mẫu, chúng tôi đặc biệt chú ý không cho xuất hiện bọt khí trong bình lấy
mẫu vì nếu không chúng sẽ ảnh hưởng đến các thông số như BOD, COD,…
- Lấy mẫu để xác định giá trị các thông số trong nước dùng cho mục đích bảo vệ đời
sống thủy sinh thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau:
+ TCVN 6663-1 (ISO 5667-1: 2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn
lập chương trình lấy mẫu và kĩ thuật lấy mẫu.
+ TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn
bảo quản và xử lí mẫu.
+ TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6: 2005) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy
mẫu ở sông và suối [1], [2], [3].

2.3.2.1.3 Vận chuyển, ổn định và lưu giữ mẫu
- Theo TCVN 5993 (ISO 5667 - 3) hướng dẫn chung về xử lí và bảo quản mẫu, sau khi
lấy mẫu tại địa điểm nghiên cứu, chúng tôi đã bảo quản bình chứa mẫu nước trong thùng lạnh
để đảm bảo mẫu được bảo quản ở 4 0C trong suốt thời gian vận chuyển mẫu đến phòng thí
nghiệm.
- Mẫu được đậy kín và bảo vệ khỏi ánh sáng, sức nóng bởi vì chất lượng nước có thể
thay đổi nhanh chóng do trao đổi khí, các phản ứng hóa học và sự đồng hóa của sinh vật.
Bảng 2.3. Thời gian và yêu cầu bảo quản mẫu nước trước khi phân tích
Chỉ tiêu

Chai đựng
mẫu

Thể tích mẫu
tối thiểu (ml)

Amonia

P, G

100

4oC

28 ngày

BOD

P, G


1000

4oC

48 giờ

COD

P, G

100

H2SO4; pH < 2

28 ngày

Nitrogen

P, G

500

H2SO4; pH < 2;
4oC

7 - 28 ngày

Nitrat

P, G


100

4oC

48 giờ

P(A), G(A)

500

HNO3; pH < 2;
4oC

28 ngày

G

100

4oC

28 ngày

phân tích

Kim loại nặng
Phosphor

Chất bảo quản


Thời gian lưu
giữ tối đa

“Nguồn: Theo TCVN 5995 - 1995”


5

Chú thích: P: Plastic (bình nhựa); G: glass (bình thủy tinh); P(A), G(A) dụng cụ đựng mẫu
rửa với HNO3
2.3.2.1.4. Phương pháp phân tích thủy - lí - hóa của nước
* 5 thông số thủy - lí - hóa của nước được đo nhanh tại thực địa: nhiệt độ (t0), pH, độ
mặn (S), độ dẫn điện (Ec), nồng độ oxy hòa tan (DO) được trình bày ở bảng 2.4 sau đây:
Bảng 2.4. Các thông số thủy - lí - hóa của nước đo tại thực địa
STT

Thông số

1

pH

2

t0 (Nhiệt độ)

3

Ec


4

S (Độ mặn)

5

DO

Đơn vị

Thiết bị đo
ORION 230A+, USA

0

C

ORION 230A+, USA

µS/cm

ORION 230A+, USA


mg/l

ATAGO S/Mill-E, Japan
Oxy 3205, cat.no.2BA103, Profiline WTW-Đức


* Phương pháp xác định COD bằng Pemanganat kali
* Phương pháp xác định TSS
* Các thông số thủy - lí - hóa khác gửi mẫu đi phân tích ở Trung tâm Sắc kí Hải Đăng:
các chỉ tiêu này chỉ phân tích đối với 2 mẫu nước (1 mẫu thu ở thượng lưu và 1 mẫu thu ở hạ
lưu vào mùa khô). Phương pháp phân tích cụ thể của từng chỉ tiêu được trình bày trong bảng
2.5 như sau:
Bảng 2.5. Các thông số thủy - lí - hóa của nước gửi mẫu phân tích
Stt

Thông số

Đơn vị

Phương pháp thử

1

BOD5

mg/l

SMEWW 5210B:2012

2

Nitrate tính theo N (N-NO3)

mg/l

SMEWW 4500-NO3

E:2012

3

Phosphat tính theo P (P-PO43-)

mg/l

SMEWW 4500-P B:2012
SMEWW 4500-P E:2012

4

Arsen (As)

mg/l

SMEWW 3030E:2012
SMEWW 3113B:2012

5

Cadimi (Cd)

mg/l

SMEWW 3030E:2012
SMEWW 3113B:2012

6


Thủy ngân (Hg)

mg/l

SMEWW 3030E:2012
SMEWW 3113B:2012

“Nguồn: Theo phương pháp phân tích Standard methods và được cơ quan bảo vệ môi trường
của Mỹ (USEPA) chấp nhận”
2.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng nước
Đánh giá chất lượng nước theo QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh, ban hành theo Thông tư số 43/2011/TTBTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường [3].
3. Kết quả và bàn luận


6

3.1. Kết quả chất lượng nước
Tháng 1
ST
T

VỊ TRÍ

pH

t0
(0C)


Ec
(µS/cm)

S
(‰)

DO
(mg/l)

COD
(mg/l)

TSS
(mg/l)

1

Cầu số 1

6,70

30,30

27,43

3,43

5,48

5,48


10,80

2

Cầu số 6

6,75

30,30

27,74

3,43

5,86

4,48

10,30

3

Cầu Lê Văn Sỹ

6,79

30,40

28,12


3,60

5,84

4,73

10,00

4

Cầu Công Lý

7,78

30,50

27,56

3,07

5,03

4,56

9,10

5

Cầu Kiệu


6,62

30,10

27,89

3,23

5,58

5,10

10,00

6

Cầu Hoàng Hoa
Thám

6,67

30,40

27,55

2,50

5,24


4,60

9,20

7

Cầu Bùi Hữu
Nghĩa

6,49

30,60

28,83

4,00

5,63

4,55

13,20

8

Cầu Điện Biên Phủ

6,65

30,60


27,56

3,10

5,67

4,33

9,10

9

Cầu Thị Nghè

6,43

30,50

28,07

3,57

5,70

4,99

14,00

10


Cầu Nguyễn Hữu
Cảnh

6,64

30,50

27,57

3,50

6,01

4,86

12,60

11

Cầu Ba Lăng trong
đập

6,39

30,50

27,87

4,03


5,69

5,76

10,80

12

Cầu Ba Lăng ngoài
đập

6,21

30,40

27,86

3,37

5,45

5,79

10,90

Tháng 2
Ec
(µS/cm)


S
(‰)

DO
(mg/l
)

COD
(mg/l
)

TSS
(mg/l)

STT

VỊ TRÍ

pH

t0
(0C)

1

Cầu số 1

6,49

30,30


27,96

3,83

5,34

5,78

10,80

2

Cầu số 6

6,65

30,20

27,94

3,07

6,07

5,13

12,60

3


Cầu Lê Văn Sỹ

6,59

30,50

28,19

3,93

5,44

4,60

11,70

4

Cầu Công Lý

6,45

30,60

27,51

2,63

5,69


4,66

9,90

5

Cầu Kiệu

6,71

30,20

27,73

3,10

5,88

4,83

7,30

6

Cầu Hoàng Hoa
Thám

6,50


30,40

27,55

2,97

5,51

5,02

9,70

7

Cầu Bùi Hữu
Nghĩa

6,49

30,40

28,03

3,53

5,57

4,87

12,80


8

Cầu Điện Biên

6,27

30,40

27,41

3,03

5,39

5,17

8,80


7

Phủ
9

Cầu Thị Nghè

6,80

30,50


28,11

3,77

5,75

5,60

14,10

10

Cầu Nguyễn Hữu
Cảnh

6,81

30,70

27,86

3,50

5,96

4,55

12,20


11

Cầu Ba Lăng trong
đập

6,72

30,50

27,87

4,47

5,86

5,41

11,80

12

Cầu Ba Lăng
ngoài đập

6,66

30,50

27,49


3,00

5,71

5,71

13,90

Tháng 3
STT

VỊ TRÍ

pH

t0
(0C)

1

Cầu số 1

6,71

30,70

27,92

3,57


5,57

5,16

10,50

2

Cầu số 6

6,68

30,40

27,89

3,17

5,83

5,09

12,10

3

Cầu Lê Văn Sỹ

6,82


30,70

27,93

3,73

6,15

4,96

10,40

4

Cầu Công Lý

6,80

30,50

27,50

2,97

5,59

4.98

9,80


5

Cầu Kiệu

6,64

30,70

27,73

3,17

5,80

4,97

9,10

6

Cầu Hoàng Hoa
Thám

6,73

30,70

27,64

3,03


5,69

5,30

9,40

7

Cầu Bùi Hữu Nghĩa

6,70

30,70

28,17

3,70

5,51

4,79

10,90

8

Cầu Điện Biên Phủ

6,30


30,50

27,49

2,97

5,66

5,24

9,20

9

Cầu Thị Nghè

6,80

30,50

27,95

3,50

5,83

5,20

14,40


10

Cầu Nguyễn Hữu
Cảnh

6,95

30,60

27,63

4,00

5,35

5,07

11,50

11

Cầu Ba Lăng trong
đập

6,72

30,40

28,26


4,57

5,31

5,53

11,20

12

Cầu Ba Lăng ngoài
đập

6,71

30,70

27,55

3,50

6,18

6,31

12,60

Ec
(µS/cm)


S
(‰)

DO
(mg/l)

COD
(mg/l)

TSS
NO3PO4 BOD5
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
2,09

1,10

3,00

2,33

0,73

3

Tháng 4
STT

VỊ TRÍ


pH

t0
(0C)

Ec
(µS/cm)

S
(‰)

DO
(mg/l)

COD
(mg/l)

TSS
(mg/l)

1

Cầu số 1

6,70

30,50

27,84


3,03

5,57

5,19

10,30

2

Cầu số 6

6,67

30,5

28,03

3,27

5,77

5,00

12,30

3

Cầu Lê Văn Sỹ


6,80

30,60

28,21

3,47

6,25

4,79

10,60


8

4

Cầu Công Lý

6,80

30,40

27,45

2,90

5,69


5,01

8,90

5

Cầu Kiệu

6,64

30,70

27,95

3,25

5,89

4,68

9,70

6

Cầu Hoàng
Hoa Thám

6,77


30,40

27,46

3,10

6,04

4,91

9,30

7

Cầu Bùi Hữu
Nghĩa

6,70

30,30

28,10

3,40

6,02

4,69

11,40


8

Cầu Điện Biên
Phủ

6,33

30,50

27,76

3,00

5,68

5,30

9,00

9

Cầu Thị Nghè

6,77

30,70

28,24


3,50

5,67

4,84

14,00

10

Cầu Nguyễn
Hữu Cảnh

6,84

30,40

27,98

4,03

5,37

5,04

11,50

11

Cầu Ba Lăng

trong đập

6,70

30,60

27,85

3,83

5,59

5,20

10,00

12

Cầu Ba Lăng
ngoài đập

6,68

30,50

27,56

3,47

6,07


5,20

13,10

* Nhận xét chung kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (từ tháng tháng 01 đến tháng 4/2016)
- pH: biến động từ 6,21 - 6,85. pH cao nhất ở hạ lưu (6,85) rồi đến trung lưu (6,82) và
thấp nhất ở hạ lưu (6,21). Biến động pH khác biệt không lớn ở các địa điểm khảo sát nhưng
có sự khác biệt lớn theo lưu vực khảo sát.
- Nhiệt độ (t0): biến động từ 30,10C - 30,70C. Nhiệt độ không khác biệt lớn ở các điểm
khảo sát nhưng có sự khác biệt theo lưu vực khảo sát. Vùng trung lưu nhiệt độ thấp hơn so với
vùng hạ lưu.
- Độ dẫn điện (Ec): biến động từ 27,41 µS/cm (mùa khô) - 28,26 µS/cm. Ec cao nhất ở
hạ lưu (28,26 µS/cm) rồi đến thượng lưu (27,84 µS/cm) và thấp nhất là ở trung lưu (27,41
µS/cm).
- Độ dẫn điện (Ec): biến động từ 27,41 µS/cm (mùa khô) - 28,26 µS/cm. Ec cao nhất ở
hạ lưu (28,26 µS/cm) rồi đến thượng lưu (27,84 µS/cm) và thấp nhất là ở trung lưu (27,41
µS/cm). Nằm ở mức cho phép với mục đích thủy điện, tưới tiêu và nước ở đây thuộc loại
nước lợ. Đọ dẫn điện ở hạ lưu là cao nhất, tiếp đến là thượng lưu, cuối cùng là trung lưu.
- Độ mặn (Salinity): biến động từ 2,50‰ - 4,57‰. Độ mặn cao nhất ở hạ lưu (4,57‰)
rồi đến thượng lưu (3,57‰) và thấp nhất là ở trung lưu (2,50‰). Dù giữa các trạm có sự khác
nhau nhưng không thay đổi đáng kể. Độ mặn ở hạ lưu là cao nhất, tiếp đến là thượng lưu, cuối
cùng là trung lưu.
- Nhu cầu oxy hoá hoá học (COD) trong nước dao động từ 4,33 - 6,31 mg/l tại 3 khu
vực có sự tăng từ thượng lưu đến hạ lưu. Mức dao động này vẫn nằm trong giới hạn thuộc A1
theo “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt” tháng 8/2008. Thông thường,
COD tăng dần về phía hạ lưu là do ảnh hưởng của tích tụ ô nhiễm vùng cửa sông và xâm nhập
mặn.
- Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước dao động từ 5,03 - 6,25 mg/l. Mức dao động này
nằm trong giới hạn thuộc A1 và A2 theo “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước

mặt” tháng 8/2008. Trong đó cầu Ba Lăng ngoài đập (hạ lưu) và cầu số 1 (thượng lưu) có DO
tương đối thấp. Điều này thể hiện hàm lượng oxy cần cho thủy sinh vật giảm, ảnh hưởng tới
thành phần loài cá.


9

- Tổng số chất rắn lơ lửng (TSS): biến động từ 7,3 mg/l - 14,4 mgl/. TSS cao nhất ở
trung lưu (14,4 mg/l) rồi đến hạ lưu (13,9 mg/l) và thấp nhất là ở thượng lưu (10,3 mg/l).
- Nhu cầu oxy hoá sinh học (BOD 5): không có biến động giữa vùng hạ lưu và vùng
thượng lưu (3 mg/l).
- Nitrat (NO3-): vùng hạ lưu có hàm lượng NO3- (2,33 mg/l) cao hơn 0,24mg/l so với
vùng thượng lưu (2,09 mg/l).
- Phosphat tính theo P (P-PO43-) trong nước tại 2 địa điểm thượng nguồn và hạ nguồn
đã vượt giới hạn cho phép >7 lần so mức giới hạn cho phép của nước thuộc loại A1 theo
“Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt” tháng 8/2008. Sự gia tăng hàm lượng
Phosphat có thể dẫn đến hiện tượng nước nở hoa (nước bị ô nhiễm thứ cấp), làm giảm lượng
oxy trong nước ảnh hưởng đến thành phần loài cá. Đây là chỉ số đáng báo động.
Các chỉ số kim loại nặng như Cd, Hg, As thể hiện nước không bị nhiễm kim loại nặng.
KẾT LUẬN: Nguồn nước ở đây đang có dấu hiệu nhiễm bẩn khi hàm lượng các chất
thải ngày càng nhiều thông qua chỉ số phosphate trong nước vượt giới hạn đáng kể ở khu vực
hạ lưu và thượng lưu. Đồng thời nước đã có dấu hiệu nhiễm mặn, lượng oxy hoà tan trong
nước chỉ ở mức trung bình. Đây là những điều đáng báo động đối với người dân và những nhà
chức trách.
3.2. Thành phần các loài cá thu được ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Thành phần các loài cá ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được thể hiện trong bảng 3.13 và
bảng 3.14 như sau:
Bảng 3.13. Tỉ lệ các họ, giống, loài thuộc những bộ cá ở KVNC
ST
T


TÊN
PHỔ THÔNG

TÊN
KHOA HỌC

1

Bộ cá Chép

2
3

HỌ

GIỐNG

LOÀI

Số
lượng

%

Số
lượng

%


Số
lượng

%

Cypriniformes

1

16,67

2

25,00

2

22,22

Bộ cá Nheo

Siluriformes

1

16,67

1

12,50


1

11,11

Bộ cá Vược

Perciformes

4

66,66

5

62,50

6

66,67

6

100

8

100

9


100

TỔNG CỘNG

Bảng 3.14. Thành phần, tỉ lệ các giống, loài trong những họ cá ở KVNC
TÊN HỌ
STT

GIỐNG
TÊN KHOA
HỌC

TÊN PHỔ THÔNG

LOÀI

Số
lượng

%

Số
lượng

%

1

Họ cá Chép


Cyprinidae

2

25,00

2

22,22

2

Họ cá Trê

Clariidae

1

12,50

1

11,11

3

Họ cá Rô phi

Cichlidae


2

25,00

3

33,34

4

Họ cá Bống trắng

Gobiidae

1

12,50

1

11,11

5

Họ cá Rô đồng

Anabantidae

1


12,50

1

11,11

6

Họ cá Quả

Channidae

1

12,50

1

11,11

8

100

9

100

TỔNG CỘNG



10

* Về bậc bộ:
- Số họ: trong 3 bộ tìm được ở KVNC thì bộ cá Vược (Perciformes) có nhiều họ nhất
với 4 họ, chiếm 66,66%; tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluriformes) và bộ cá Chép (Cypriniformes)
có 1 họ, cùng chiếm tỉ lệ là 16,67%.
- Số giống: bộ cá Vược (Perciformes) có nhiều giống nhất với 5 giống, chiếm 62,50%;
đứng thứ 2 là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 2 giống chiếm 25,00% tiếp đến là bộ cá Nheo
(Siluriformes) có 1 giống, chiếm 12,50%.
* Về bậc họ: KVNC có 6 họ. Các họ ở đây chỉ có từ 1 - 2 giống chiếm từ 12,50 25,00%, trong mỗi giống có từ 1 - 3 loài chiếm 11,11 - 33,34%.
* Về bậc giống: Có 8 giống cá, mỗi giống chỉ có từ 1 - 3 loài.
* Về bậc loài: Trong 9 loài thuộc các bộ khác nhau thì có đến 6 loài, chiếm 66,67%
thuộc bộ cá Vược (Perciformes); 2 loài, chiếm 22,22% thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes) và
xếp thứ hai; 1 loài, chiếm 11,11% thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) và xếp thứ ba. Bộ cá Vược
(Perciformes) có số loài nhiều nhất vì chúng thích nghi được nhiều loại môi trường khác nhau
ở KVNC như nước ngọt, nước lợ và ở các vị trí như thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.
* Nhận xét:
- Có sự khác nhau về mức độ đa dạng giữa các bộ: bộ cá Vược (Perciformes) đa dạng
nhất về cả bậc họ, giống và loài; bộ cá Chép (Cypriniformes) có số họ ít hơn nhưng số loài thì
nhiều hơn bộ cá Nheo (Siluriformes).
- Có sự tương quan giữa số lượng giống và số lượng loài trong họ. Họ nào có nhiều
giống thì cũng phong phú về số loài. Bộ có nhiều giống nhất là bộ có số loài phong phú nhất.
Vì vậy, bộ cá Vược (Perciformes) là bộ có số loài đa dạng nhất, là họ có số giống và loài cao
nhất ở KVNC.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
1. Nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - thượng lưu, trung lưu và hạ lưu không bị phèn hóa.
Chỉ số Phosphat trong nước tại cầu số 1 (1,1 mg/l) và cầu Ba Lăng (0,73) hàm lượng các

chất hữu cơ từ các nguồn chất thải đang trong mức báo động. Độ mặn (0,5‰ ≤ nồng độ
muối ≥ 18‰) cho thấy nước ở đây là nước lợ, nước đã bị nhiễm mặn. Nước khu vực
thượng lưu, trung lưu và hạ lưu kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cần phải xử lí thật kĩ mới
dùng được cho mục đích sinh hoạt.
2. So với số liệu năm 2006 của tác giả Nguyễn Thị Thảo Sương (2006), Xử lí nước thải kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè bằng tảo, luận văn tốt nghiệp ngành Sinh học, Trường Đại học Sư
phạm TP.HCM các số liệu có sự thay đổi rõ rệt. TSS: 32,7 mg/l; Ec: 279µS/cm; pH: 9,66;
DO: 11,14 mg/l; BOD5: 7,05 mg/l; COD: 11,08 mg/l cao hơn so với hiện nay là TSS: 0,09
– 0,02 mg/l; Ec: 27 - 28µS/cm; pH: 6-7; DO: 5 – 6,5 mg/l; BOD5: 3 mg/l; COD: 5 -6
mg/l. Riêng NO3-: 0,5 mg/l; PO4: 0,71 mg/l thấp hơn so với hiện nay là NO3-: 2,09 –
2,33 mg/l; PO4: 0,73 - 1,1 mg/l.
3. Khu hệ cá ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến nay phát hiện có 9 loài, được xếp trong 8
giống, 6 họ, 3 bộ. Trong 8 giống cá chỉ có 1 giống phát hiện được 2 - 3 loài chiếm
33,34%; còn lại 7 giống chỉ thu được 1 loài chiếm 66,67%. Bộ cá Vược (Perciformes) có
số loài nhiều nhất với 6 loài, chiếm 66,67%; tiếp đến là bộ cá Chép (Cypriniformes) có 2
loài, chiếm 22,22%, cuối cùng là bộ cá Nheo (Siluriformes). Với những số liệu trên, các
mẫu cá thu được ở kênh Nhiêu Lộc – Thị nghè khá ít về mặt chủng loại.
4. Xây dựng được bộ mẫu cá và hình ảnh minh họa của 9 loài cá để lấy mẫu vật và hình ảnh
phục vụ giảng dạy cho bộ môn Động vật có xương sống - Khoa Sinh học - Trường Đại
học Sư phạm TP.HCM.
4.2 Kiến nghị


11

1. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cần phải có biện pháp xử lí thật nghiêm khắc đối
với các tổ chức và cá nhân cố tình vi phạm xả các hóa chất độc hại và nước thải sinh hoạt,
nước thải nông, công nghiệp chưa qua xử lí trực tiếp xuống sông để phục hồi lại dòng
kênh đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.
2. Thành phần và số lượng các loài cá ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không đa dạng, bên

cạnh đó người dân lại đánh bắt cũng như cá chết do nước bị ô nhiễm đã làm cho cá ở đây
giảm ở mức báo động. Do đó, các cơ quan chức năng cần phối hợp đồng bộ để có biện
pháp tuyên truyền và xử lí thật nghiêm đối với những người dân cố tình đánh bắt trên
kênh, cũng như bổ sung thêm nhiều loài cá. Có như thế mới làm cho kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè trong sạch trở lại để bảo vệ các thủy sinh vật nói chung và cá nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về
môi trường, Chất lượng nước, Tập I, Nxb Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng, Hà Nội, tr.
45-46, tr. 176-179.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt”, Quyết định ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi
trường, Số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường, hiệu lực từ ngày 15/01/2009, tr. 3-8, 44 tr.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), “QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh; QCVN 39:2011/BTNMT - Quy
chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt dùng cho tưới tiêu”, Thông tư quy định
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường, số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 15/02/2012, 8 tr.
Tiếng Anh
4. Thomann R. V., Mueller J. A. (1987), Princible of surface water quality modelling and
control, Harper Collins, New York.
Trang web
5. Nguyễn Anh (2015), Màu xanh trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè,
/>truy cập lúc 14h00, ngày 16/3/2016.
6. Vũ
Nhật Tân (2013),
Lịch sử kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè,
truy cập lúc 21h00, ngày
15/3/2016.

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Nhãn cá và bộ mẫu trưng bày
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Hình VẬT
PL 1.1.
Nhãn cá
BỘ MÔN ĐỘNG
- KHOA
SINH HỌC
Loài cá: Cá Trôi ấn độ
Tên KH: Labeo rohita (Hamilton, 1822)
Giống: Giống cá Tựa trôi - Labeo rohita (Hamilton, 1822)
Phân họ: cá Trôi - Labeoninae
Họ: Cá chép – CYPRINIDAE
Bộ: Cá chép - CYPRINIFORMES
Địa điểm: Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Ngày thu mẫu: 2015 - 2016


12

Hình PL 1.2. Mẫu nhãn cá trưng bày



×