Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Điều chế quang xúc tác TiO2 pha tạp Gadolini trên chất mang Bentonite để xử lí các chất hữu cơ trong nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và diệt nấm mốc, vi khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 104 trang )


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 22 - Tháng 8/2014
3
MỤC LỤC
Contents

 NGUYỄN ĐỨC HỊA
Tổ chức chiến trường Nam Bộ và lực lượng vũ trang trong kháng chiến
chống Pháp (1945-1954)
Organizing the Southern theater and military forces during the resistance
against the French colonialism (1945-1954) 5
 VÕ QUANG MAI
NGUYỄN BÍCH KH
LÊ THỊ NGỌC DIỄM
LÊ NGUYỄN HỒNG KHA
Điều chế quang xúc tác TiO
2
pha tạp Gadolini trên chất mang Bentonite để xử
lí các chất hữu cơ trong nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và diệt nấm
mốc, vi khuẩn
Study of the synthesis and photocatalytic activity of gadolinium-doped TiO
2
on
bentonite to decompose organic chemicals in sewage of Nhieu Loc – Thi Nghe
channel and to removal mold, bacteria 13
 NGUYỄN ĐĂNG KHOA
Nâng cao chất lượng giáo dục thơng qua phương pháp nghiên cứu tình huống
Improving the quality of higher-education approach through case study method 23
 TRẦN QUANG NAM
LÊ NGUYỄN BÌNH MINH


Dạy học theo dự án để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy người học
làm trung tâm ở bộ mơn Marketing căn bản
Approach of project based learning (PBL) oriented to students enhances the
education quality of Teaching marketing unit 27
 TRƯƠNG VĂN KHÁNH
Vấn đề cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam
On commercial banking system restructuring in Vietnam 35
 ĐẶNG CƠNG TRÁNG
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới chương trình đào tạo ngành
Quản trị Kinh doanh và Marketing của Trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM
On the innovation of the syllabus of business and managerial economics and
marketing in Ho Chi Minh Technology University. 40
TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 10 - Tháng 6/2012
4
 LÊ KIÊN GIANG
Những đổi mới trong cơng tác giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sài Gòn
Innovation of physical education in SGU 46
 NGUYỄN NGỌC ÂN
Tiếp cận khung tham chiếu châu Âu trong dạy và học ngoại ngữ tại các trường
cao đẳng, đại học
Approaching the common European framework of reference at colleges and
universities 57
 NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
Một góc nhìn về Hà Nội xưa qua tác phẩm “Hà Nội địa dư” của Dương Bá Cung
The old Ha Noi to be looked at from the angle of the book “Ha Noi
geographic” by Duong Ba Cung 63
 ĐINH TRẦN NGỌC HUY
Mơ hình kinh tế lượng cho giá chứng khốn thời kỳ 2008-2011 – Trường hợp
giá cổ phiếu ACB, VNI INDEX, LS phi rủi ro và S&P 500
Econometrics model for stock price from 2008 to 2011 - the case of stock list

of ACB, VNI IDEX, IR (interests rate) risk compensation and S&P 500 67
 NGUYỄN THÙY NƯƠNG
Tìm hiểu về câu phủ định kép trong tiếng Việt
The double negative sentence in Vietnamese 77
 PHAN TẤT HIỂN
LÊ KHẮC PHONG
PHAN HUY BẰNG
Mơ hình phân tích số liệu mảng – thực hiện trên phần mềm Stata (Kỳ 1)
Models for analyzing panel data – operating on the Stata software 84
 NGUYỄN ÁI QUỐC
Phân loại khái niệm bài tốn trong dạy học Tốn phổ thơng
Categories of problems in Mathematics teaching in High school 93

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 22 - Tháng 8/2014
5
TỔ CHỨC CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ VÀ LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954)
NGUYỄN ĐỨC HỊA
(*)

TĨM TẮT
Hưởng độc lập chưa được bao ngày, đồng bào Nam Bộ đã phải đi đầu cả nước trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.
Chiến trường Nam Bộ được chia làm 3 rồi 2 qn khu và cơ cấu hành chính, qn sự,
chính trị cũng đã được tổ chức lại. Chiến trường Nam Bộ ln có vai trò trọng yếu trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ đã vượt qua những khó khăn
to lớn và đã có nhiều cống hiến cho thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp
của dân tộc. Bài viết chỉ tập trung trình bày khái qt về tổ chức chiến trường Nam Bộ và
lực lượng vũ trang cách mạng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Từ khóa: Nam Bộ, kháng chiến, chiến trường, lực lượng vũ trang

ABSTRACT
Enjoyed independence for a short time, Southern people were forced to go ahead
standing up fighting against French aggressors coming back Vietnam.
The Southern theater was divided into three military zones (then two zones) and the
political, administrative and military structure of the resistance reorganized. The Southern
region kept an essential and a key theater in the resistance against the French colonialism.
Southern people and revolutionary forces overcame huge difficulties and had a lot of
contributions for the victory over the French aggressors in the resistance for national
salvation. The paper focused on presenting organization of the Southern theater as well as
military forces in brief during the nine year-resistance against the French colonialism
(1945-1954).
Keywords: Southern VietNam, resistance, theater of war, armed forces

1. CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ TRONG
NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP
*

Chiến trường theo thuật ngữ qn sự,
là nơi diễn ra các hoạt động tác chiến của
các bên đối địch. Nó được hiểu là vùng đất,
khu vực trên đó diễn ra cuộc chiến tranh
hoặc các hoạt động tác chiến chiến lược.
Chiến trường Nam Bộ ln có vị trí chiến
lược trọng yếu và là kho nhân tài vật lực


(
*
)

PGS.TS, Trường Đại học Sài Gòn
đối với vùng đất phía Nam và với đất nước
trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Điều đó
giải thích tại sao Pháp chọn tấn cơng Gia
Định (1859) để làm bàn đạp bình định Việt
Nam và tồn bộ Đơng Dương. Ngay sau
khi Cách mạng tháng Tám thành cơng,
thực dân Pháp cũng lại chọn Nam Bộ là
nơi bắt đầu quay trở lại xâm lược Việt
Nam. Nam Bộ là nơi bắt đầu chiến tranh và
cũng là nơi kết thúc oanh liệt thắng lợi
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
(tháng 4-1975).
6
Nam Bộ là mảnh đất phía Nam của tổ
quốc đi đầu trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp ngay từ 23-9-1945. Ngay
trong ngày 23/9/1945, Xứ ủy và Ủy ban
kháng chiến Nam Bộ với sự tham dự của
các đại biểu như Trần Văn Giàu, Ung Văn
Khiêm, Phạm Ngọc Thạch họp tại đường
Cây Mai - Chợ Lớn (nay là số 627-629
đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM) xin
phép Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch phát
động nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng
chiến (1). Quyết định của Hội nghị Cây Mai
đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh tán thành; cả nước tổ
chức lực lượng Nam tiến chi viện cho cuộc
kháng chiến của nhân dân Nam Bộ.

Sau đó, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở
rộng họp ngày 25-10-1945 tại Thiên Hộ
(Cái Bè, Mỹ Tho) để đối phó với quân
Pháp mở rộng xâm lược. Hội nghị Thiên
Hộ đã quyết định hàng loạt các vấn đề
quan trọng đối với cuộc kháng chiến ở
Nam Bộ, như: tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với lực lượng vũ trang; củng cố
lực lượng vũ trang đã có, phát triển thêm
các đơn vị vũ trang mới; tổ chức các quân
khu v.v Hội nghị Thiên Hộ có ý nghĩa
định hướng đối với cuộc kháng chiến của
nhân dân Nam Bộ. Sau Hội nghị, các cán
bộ và đảng viên trung kiên đã đi sâu, bám
sát quần chúng, gây dựng lại phong trào,
phát triển cơ sở cách mạng trên toàn chiến
trường Nam Bộ.
Thực hiện chỉ thị Kháng chiến - Kiến
quốc (25-11-1945) của Trung ương Đảng,
quân và dân Nam Bộ đã nhanh chóng tổ
chức lực lượng vũ trang kháng chiến,
phong tỏa, cắt đứt lên lạc các khu vực bị
địch chiếm; áp dụng chiến tranh du kích;
giữ vững liên lạc để thống nhất chỉ huy
giữa các chiến khu ở Nam Bộ (2). Chiến
tranh nhân dân với nhiều hình thức diễn ra
đã bao vây chặt quân Pháp ở Sài Gòn và
các tỉnh thành Nam Bộ. Tuy nhiên, trong
vòng 3 tháng (10-12/1945), quân Pháp sau
khi được tăng viện, với ưu thế vượt trội về

vũ khí hiện đại, lại được quân Anh hỗ trợ,
đã chiếm đóng hầu hết các thành phố, thị
xã, vùng nông thôn ở Nam Bộ.
Từ 23-9-1945, cho đến trước 19-12-
1946, quân và dân Nam Bộ đã dũng cảm
chặn bước quân Pháp, và bước đầu làm thất
bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của
chúng. Đó cũng là thời gian quân và dân
Nam Bộ nhanh chóng tổ chức chiến trường
và lực lượng vũ trang kháng chiến.
2. TỔ CHỨC CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ
VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỪ 1945
ĐẾN 1950
Để tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến
toàn dân chống thù trong, giặc ngoài (quân
Trung Hoa dân quốc và quân viễn chinh
xâm lược Pháp), cuối năm 1945, cả nước
Việt Nam đã được phân chia thành 12
chiến khu cách mạng. Việc thống nhất các
lực lượng kháng chiến trên chiến trường xa
Trung ương như Nam Bộ là một trong
những nhiệm vụ khó khăn mà Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh cấp bách thực hiện.
Sự phát triển lực lượng vũ trang cách
mạng gắn liền với tổ chức chiến trường
Nam Bộ giai đoạn 1945-1950. Sự phân
chia chiến trường và sự phát triển của lực
lượng vũ trang tập trung ở Nam Bộ diễn ra
từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến
toàn quốc kháng chiến 19-12-1946 và có

những bước phát triển cao hơn từ năm
1948 trở đi.
Các đơn vị vũ trang tập trung ra đời
như nấm sau Cách mạng tháng Tám thành
công 1945 trở đi. Một số đơn vị ngụy quân
do Pháp, Nhật tổ chức từ trước (họ ít nhiều
có kiến thức quân sự) đã tuyển thêm người
và tự phong là là các sư đoàn. Lực lượng
7
của ba “Sư đoàn dân quân cách mạng”
gồm: Đệ nhị sư đoàn (1.000 quân do Vũ
Tam Anh chỉ huy), Đệ tam sư đoàn (5.000
quân do Nguyễn Hòa Hiệp chỉ huy) và Đệ
tứ sư đoàn (2.000 quân do Lý Hoa Vinh chỉ
huy). Ngoài các sư đoàn trên, còn có các
đơn vị vũ trang của các giáo phái Hòa Hảo,
Cao Đài (do Đặng Quang Dương, Lâm
Văn Phát chỉ huy). Lực lượng Bình Xuyên
gồm các nhóm giang hồ, thành phần “anh
chị” lưu manh hợp thành (Huỳnh Văn Trí,
Lê Văn Viễn, Nguyễn Văn Hoạnh, Võ Văn
Môn, Trần Văn Đối) (3). Xứ ủy Nam Bộ
chủ trương phái các đảng viên và đoàn viên
Công đoàn Sài Gòn –Chợ Lớn vào các đơn
vị Bình Xuyên. Như vậy, ngoài lực lượng
vũ trang cách mạng do Đảng thành lập, còn
nhiều lực lượng vũ trang khác có thành
phần xã hội rất phức tạp trên chiến trường
Nam Bộ.
Ủy ban nhân dân Nam Bộ đã cải tổ ba

lữ đoàn bảo an binh ở Sài Gòn thành Đệ
nhất sư đoàn, sau đó đổi thành Cộng hòa
vệ binh với số quân khoảng 10.000. Thực
ra vào lúc đó Đảng chỉ nắm chắc được lực
lượng vũ trang của Tổng Công đoàn Nam
Bộ. Khi mới bước vào kháng chiến, các lực
lượng vũ trang Nam Bộ chưa được tổ chức
chặt chẽ. Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và nhiều
cấp ủy địa phương vẫn chưa nắm chắc
được các lực lượng vũ trang (4). Trong giai
đoạn đầu kháng chiến, tài năng và uy tín
của phái viên Nguyễn Bình có vai trò quan
trọng trong việc thu phục, thống nhất các
đơn vị vũ trang cát cứ nằm ngoài sự lãnh
đạo của Đảng trên chiến trường Nam Bộ.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam
Bộ đã tạo nên sự phân hóa và là một sự
sàng lọc khắt khe, loại bỏ bớt các phần tử ô
hợp, cơ hội, phản động trong các lực lượng
vũ trang trên. Quá trình đó diễn ra rất mạnh
mẽ, kéo dài cho đến tận cuối năm 1946.
Các đơn vị vũ trang trên chiến trường Nam
Bộ đã dần dần được thống nhất và đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng, làm nòng cốt cho
cuộc kháng chiến toàn dân.
Do các chiến khu chưa nhận được chỉ
thị của Chính phủ VNDCCH, nên Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã cử Nguyễn Bình làm Đặc
phái viên vào Nam Bộ để truyền đạt mệnh
lệnh tổ chức lại lực lượng cách mạng. Phái

viên quân sự Nguyễn Bình đã triệu tập Hội
nghị quân sự Nam Bộ tại An Phú Xã, Gia
Định (20-11-1945), bàn về tổ chức lực
lượng vũ trang và chỉ huy quân sự trên
chiến trường Nam Bộ. Sau đó, tại Hội nghị
quân sự của Xứ ủy Nam Bộ tổ chức tại xã
Bình Hòa Nam, huyện Đức Hòa, Chợ Lớn
(10/12 /1945), Nguyễn Bình chỉ thị thành
lập các chiến khu cách mạng, thống nhất lực
lượng vũ trang trong Vệ quốc đoàn để tổ
chức kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
Hội nghị Bình Hòa Nam ngày 10-12-
1945 đã quyết định chia chiến trường Nam
Bộ thành ba khu và chỉ định Khu bộ trưởng
và Chính trị ủy viên khu đảm trách sự chỉ
đạo tác chiến, cũng như sự lãnh đạo của
Đảng trong quân đội. Như vậy, từ tháng 12
năm 1945 đến tháng 2 năm 1951, chiến
trường Nam Bộ được tổ chức thành 3 khu:
Khu 7 (Đông Nam Bộ), Khu 8 (Trung Nam
Bộ), và Khu 9 (Tây Nam Bộ). Do ở xa
Trung ương, cả ba chiến khu 7, 8, 9 được
đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy
Nam Bộ và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ.
Khu 7 do Nguyễn Bình làm Khu bộ
trưởng, đồng chí Trần Xuân Độ làm Chính
trị ủy viên gồm có 7 tỉnh, thành: Thủ Dầu
Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ
Lớn, Sài Gòn, Bà Rịa. Lực lượng vũ trang
tại Khu 7 có các chi đội: 1 (Thủ Dầu Một),

2-3 (Bình Xuyên của Dương Văn Dương),
4 (Bình Xuyên của Huỳnh Văn Trí), 6 (Gia
Định), 7 (Bình Xuyên của Mai Văn Vĩnh),
8
8 (Cao Đài, Tây Ninh do Nguyễn Thành
Phương chỉ huy), 9 (Bình Xuyên của Lê
Văn Viễn), 10 (Biên Hòa, Huỳnh Văn
Nghệ và Phan Đình Công chỉ huy), 11 (Tây
Ninh, Trịnh Khánh Vàng và Nguyễn Lê
Uẩn chỉ huy), 12 (Gò Vấp, Hóc Môn, do
Tô Ký và Hoàng Tế Thế chỉ huy), 13
(Công đoàn Sài Gòn), 15 (Chợ Lớn), 16
(Bà Rịa, do Huỳnh Văn Đạo và Hoàng
Tiêu chỉ huy), 21 (Bình Xuyên của Nguyễn
Văn Tỵ), 25 (Bình Xuyên của Nguyễn Văn
Hoạnh). Vũ khí trang bị Khu 7 có hơn
3000 súng các loại (5). Khu 7 có vai trò rất
quan trọng với kháng chiến bao gồm Đông
Nam Bộ, Sài Gòn – Chợ Lớn trực tiếp do
Nguyễn Bình chỉ huy.
Khu 8 do ông Đào Văn Trường làm
Khu trưởng, đồng chí Võ Sĩ làm Chính trị
ủy viên. Khu 8 gồm có 5 tỉnh: Tân An, Mỹ
Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc. Lực
lượng vũ trang tại Khu 8 có các chi đội: 14
(Tân An), 17 (Mỹ Tho), 18 (Sa Đéc), 19
(Bến Tre), 20 (Vĩnh Long). Trang bị của
lực lượng vũ trang Khu 8 có trên 800 súng
các loại.
Khu 9 do ông Hoàng Đình Giong làm

Khu trưởng và đồng chí Phan Trọng Tuệ là
Chính trị ủy viên. Khu 9 gồm có 9 tỉnh:
Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch
Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần
Thơ, Sóc Trăng. Lực lượng vũ trang tại
Khu 9 có các chi đội: 21 (Long Xuyên,
Châu Đốc), 22 (Cần Thơ), 23 (Sóc Trăng),
24 (Rạch Giá), 25 (Bạc Liêu) (6). Trang bị
vũ khí của lực lượng vũ trang Khu 9 tương
đối đầy đủ hơn các khu khác ở Nam Bộ.
Cùng với việc tổ chức chiến trường, sự
thống nhất và phát triển lực lượng vũ trang
Nam Bộ thực sự chuyển động mạnh từ mùa
xuân năm 1946, triển khai các quyết định
của 3 hội nghị (Thiên Hộ, An Phú Xã, Bình
Hòa Nam). Từ sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-
1946), cho đến Tạm ước (14-9-1946) nhiều
bộ đội và cán bộ cách mạng dũng cảm đi
sâu vào các vùng tạm bị chiếm, góp sức
khôi phục chính quyền dân chủ nhân dân,
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân địa
phương, phát triển chiến tranh du kích,
phát dộng quần chúng đấu tranh phá tề, trừ
gian trên khắp chiến trường Nam Bộ.
Từ mùa hè 1946, bên cạnh lực lượng
tự vệ chiến đấu hùng hậu ở nông thôn (mỗi
xã có từ một đến hai tiểu đội), các ban
công tác ở thành phố, thị xã (có hàng ngàn
đội viên), đã hình thành 25 chi đội Vệ quốc
đoàn và một số đơn vị bộ đội tập trung

khác trên toàn chiến trường Nam Bộ. Sự
thống nhất các lực lượng vũ trang Nam Bộ
tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến
toàn dân. Những cuộc tấn công của lực
lượng vũ trang ta đã gây cho quân đội viễn
chinh Pháp những tổn thất nặng nề, như
chính tướng Pháp Raoul Salan đã than thở:
“Bọn phiến loạn được Nguyễn Bình kích
thích, tiếp tục đấu tranh, bất kể hiệp định
(Hiệp định 6/3), chúng hoạt động theo
phép đánh du kích, tiến hành những cuộc
phục kích quy mô hàng trăm tên… gây cho
chúng ta (Pháp) nhiều tổn thất” (7).
Các đội vũ trang non trẻ được tổ chức
lại, chiến đấu chống đội quân đội viễn
chinh Pháp trên chiến trường Nam Bộ.
Quân và dân Nam Bộ đã bền bỉ tiến hành
cuộc chiến đấu ác liệt, tuy không cân sức
nhưng đã cầm chân được đội quân nhà
nghề Pháp suốt từ 23-9-1945 cho đến ngày
toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) trên
chiến trường Nam Bộ. Sự dũng cảm chiến
đấu và hi sinh của quân và dân Nam Bộ
được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao:
“Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này,
đồng bào Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ
phấn đấu đã lâu, hy sinh rất nhiều…Sự anh
dũng của đồng bào trong đó đã làm gương
9
cho đồng bào toàn quốc noi theo” (8).

Để làm cơ sở cho tổ chức chiến trường
trong kháng chiến, chính quyền cách mạng
được xây dựng và củng cố trên 1.000 xã
trong tổng số 1.234 xã ở Nam Bộ. So với
trước ngày 6-3-1946, vùng giải phóng ở
nông thôn được mở rộng; nhiều căn cứ địa
lớn như Đồng Tháp Mười, rừng U Minh,
Chiến khu được hình thành và củng cố…
Các căn cứ nhỏ liên huyện, liên xã ở Nam
Bộ cũng được thành lập. Lực lượng vũ trang
ba thứ quân ở Nam Bộ được xây dựng và
củng cố. Ở các vùng nông thôn Nam Bộ,
hầu hết các xã đều có các đội du kích. Ở các
đô thị, lực lượng tự vệ được xây dựng và
củng cố. Các đơn vị bộ đội tập trung đã
được xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp khu.
Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ
(19-12-1946), Xứ ủy lâm thời Nam Bộ đã
nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng
phối hợp chiến đấu với chiến trường toàn
quốc, do “Nam Bộ là căn cứ của Pháp thực
dân để lấy nhân, vật, tài lực để chiến tranh
với cả toàn quốc của ta, và Đông Dương,
chúng ta phải có chính sách không những
làm cho chúng không thể lấy Nam Bộ dùng
đánh Trung, Bắc mà lại làm Nam Bộ cản
trở thêm khó khăn nguy hại cho chúng”
[9]. Xứ ủy Lâm thời Nam Bộ đã lập tức chỉ
đạo cho “lãnh đạo và nhân dân các Khu 7,
8, 9 mở rộng, phát triển chiến tranh du kích

lên một bước mới, đẩy mạnh đánh địch ở
khắp các mặt trận, mở một cuộc tổng tiến
công, quấy rối, phong tỏa, phá hoại, đã góp
phần phá các cuộc tiến công của địch trên
các chiến trường Bắc Bộ và Trung Bộ”
[10]. Quân và dân Nam Bộ hoàn thành tốt
chỉ thị của Trung ương khi đã kìm chặt
chân quân Pháp trên địa bàn, không cho
chúng rút những đơn vị tinh nhuệ ra tăng
cường cho các chiến trường khác.
Từ sau thất bại trong chiến dịch Việt
Bắc Thu-Đông 1947 cho đến 1950, thực
dân Pháp ráo riết tập trung binh lực để thực
hiện chính sách bình định, củng cố và mở
rộng vùng tạm chiếm ở đồng bằng Nam
Bộ. Thực dân Pháp ra sức giành dân, bắt
lính và xây dựng nhiều đồn bốt, tháp canh
trong cấu trúc phòng ngự của De Latour để
khống chế các địa bàn trên chiến trường
Nam Bộ.
Bắt đầu từ năm 1948 bộ đội chủ lực
Nam Bộ được phân tán thành các đại đội
độc lập đưa về các địa phương để phát triển
chiến tranh du kích và xây dựng cơ sở cách
mạng. Cùng với cả nước, biến hậu phương
địch thành tiền phương của ta là một thành
công to lớn của quân dân Nam Bộ từ năm
1948 trở đi. Từ 1949 đến đầu 1950, các đại
đội độc lập lại được rút về xây dựng các
trung đoàn chủ lực trên chiến trường Nam

Bộ. Mỗi khu ở Nam Bộ có một trung đoàn
chủ lực [11]. Trong năm 1949- 1950, chiến
tranh du kích chống chính sách bình định
của địch phát triển mạnh mẽ ở Nam Bộ.
Trên chiến trường Nam Bộ, nhiều làng
chiến đấu được xây dựng như Tân Phú
Trung, Tân An Hội, Phước Vĩnh An, cùng
với sự xuất hiện các địa đạo toàn thôn xã
như Phú Thọ Hòa, Long Phước, Xuyên
Phước Cơ….
Trong giai đoạn 1945-1950, chiến
trường Nam Bộ đã được ta phân chia và tổ
chức ngày càng chặt chẽ. Việc tổ chức
chiến trường Nam Bộ đã giúp thống nhất
về tổ chức chính trị của Đảng, tập trung chỉ
đạo quân sự, điều hành cơ cấu chính quyền
và từng bước kiện toàn lực lượng vũ trang
chiến đấu. Từ năm 1945 đến cuối 1950, các
đơn vị vũ trang tập trung ở Nam Bộ được
thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
và dần dần hình thành các đơn vị chủ lực.
Quân và dân Nam Bộ từng bước gây dựng,
phát triển phong trào chiến tranh du kích,
10
thống nhất lực lượng vũ trang, xây dựng và
củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều
kiện thuận lợi cùng cả nước chuẩn bị và
tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp từ
1945 đến 1950.
3. TỔ CHỨC CHIẾN TRƯỜNG VÀ

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TÁC CHIẾN
NAM BỘ TỪ SAU THÁNG 5-1951
ĐẾN 1954
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II
(2-1951), cơ quan Trung ương phân cục
miền Nam được thành lập (gọi tắt là Trung
ương Cục miền Nam) tại Nam Bộ. Trung
ương Cục chỉ đạo tổ chức lại chiến trường,
sắp xếp lại lực lượng vũ trang. Chiến
trường Nam Bộ được tổ chức lại cho phù
hợp với yêu cầu mới của cách mạng, nhất là
từ khi Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt
động công khai (2-1951). Tháng 5 năm
1951, các khu ở Nam Bộ được giải thể, các
tỉnh liền nhau nhập lại thành tỉnh mới; Nam
Bộ chia thành Phân liên khu miền Đông,
Phân liên khu miền Tây và Đặc khu Sài
Gòn - Chợ Lớn. Cơ quan Trung ương Cục,
Ủy ban kháng chiến hành chính, Bộ Tư
lệnh Nam Bộ chuyển lên miền Đông, đứng
chân tại chiến khu Dương Minh Châu.
Định hướng cho công tác vùng tạm
chiếm và công tác du kích được đưa ra tại
Hội nghị lần II Ban chấp hành Trung ương
Đảng (27-9 đến ngày 5-10-1951). Vùng
sau lưng địch ở Nam Bộ có ba công tác
chính là dân vận, vận động ngụy binh và
đẩy mạnh chiến tranh du kích, trong đó dân
vận được xác định là gốc của mọi công tác.
Phong trào cách mạng ở Nam Bộ từ sau

1951 gặp rất nhiều khó khăn, vì lãnh đạo
các địa phương không nắm được điểm này.
Ở một số địa phương Nam Bộ do không
quán triệt đầy đủ phương châm hoạt động
vùng tạm chiếm, nên lãnh đạo giải tán xã
đội, đưa phần lớn bộ đội chủ lực, địa
phương, lực lượng rút lui về căn cứ, dân
quân du kích không tích cực hoạt động
phối hợp với các chiến trường khác; chủ
trương hữu khuynh nằm im không hoạt
động “trường kỳ mai phục, súc tích lực
lượng, chờ đợi thời cơ” (12).
Do những sai lầm trong chỉ đạo cách
mạng của các địa phương ở Nam Bộ, cho
nên lực lượng vũ trang ta ở các vùng tạm bị
chiếm và ở các vùng du kích bị tiêu hao
nặng và hoạt động giảm sút rõ rệt. Phong
trào cách mạng ở Nam Bộ chịu nhiều tổn
thất và phải trả giá cho những sai lầm của
ta. Sai lầm hữu khuynh của một số địa
phương Nam Bộ gây nên những hậu quả
rất nghiêm trọng: để mất đất, mất dân, lực
lượng vũ trang suy yếu. Tình trạng này kéo
dài từ 1951 cho đến tận năm 1953.
Nam Bộ là chiến trường tập trung các
chiến dịch bình định lớn của Pháp, với Sài
Gòn là trung tâm điều hành các hoạt động
chiến tranh xâm lược của chúng ở Nam
Đông Dương. Lực lượng quân Pháp và
quân đội tay sai “Quốc gia Việt Nam” tập

trung rất đông trên chiến trường Nam Bộ.
Cho đến năm 1954, hầu hết lực lượng Bình
Xuyên và lực lượng các giáo phái Cao Đài,
Hòa Hảo đều nằm trong lực lượng võ trang
của địch chống lại cách mạng, đưa tổng số
quân tay sai tại Nam Bộ lên tới 19 tiểu
đoàn (13). Do vậy cuộc kháng chiến của
quân và dân ta trên chiến trường Nam Bộ
vẫn diễn ra rất khốc liệt, kể cả sau chiến
thắng Điện Biên Phủ.
Ngay từ đầu năm 1954, trong chỉ thị
cho Trung ương Cục miền Nam, Ban Bí
thư Trung ương Đảng phân tích tình hình,
tương quan lực lượng giữa ta và địch và
cho rằng cuộc kháng chiến ở Nam Bộ “còn
rất khó khăn và lâu dài” và đưa ra chỉ đạo:
“Trong năm 1954, nếu Nam Bộ giữ vững
được thế cầm cự lâu dài với địch không
11
cho chúng thực hiện âm mưu bình định, là
căn bản đã thắng được chúng. Nam Bộ
trong năm 1954 có ba nhiệm vụ chính: 1.
Giữ vững và đẩy mạnh chiến tranh du kích;
2. Củng cố và mở rộng căn cứ; 3. Đẩy
mạnh công tác ngụy vận” (14). Theo chỉ thị
của Đảng, quân và dân Nam Bộ đã rất nỗ
lực khắc phục những sai lầm hữu khuynh
trong các hoạt động trên khắp các chiến
trường từ vùng chiến tranh du kích mạnh,
tới vùng tranh chấp và cho tới vùng bị địch

tạm chiếm, đặc biệt là Sài Gòn.
Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung
ương Đảng, Trung ương Cục kịp thời uốn
nắn và các địa phương Nam Bộ, nhất là ở
miền Đông đã tích cực xây dựng lại phong
trào và tổ chức lại lực lượng vũ trang. Các
đội công tác của các Phân liên khu miền
Đông, miền Tây cùng đội vũ trang tuyên
truyền các tỉnh đã dũng cảm luồn sâu, trở
lại hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng ở
các vùng tranh chấp và vùng tạm chiếm.
Trong Đông Xuân 1953-1954, các khu
du kích và căn cứ địa ở Nam Bộ, dần dần
được phục hồi và phát triển. Vùng mới giải
phóng ở Nam Bộ được củng cố, tạo chỗ
đứng chân vững chắc cho lực lượng vũ
trang ta và tạo thế uy hiếp đối với địch từ
khắp vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long, cho tới Sài Gòn. Chiến trường Nam
Bộ đã có đóng góp quan trọng trong phối
hợp với các chiến trường khác trong toàn
quốc trong chiến dịch Đông Xuân 1953-
1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
4. KẾT LUẬN
Việc tổ chức chiến trường và phát triển
lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ
có vai trò quan trọng trong suốt cuộc kháng
chiến chống Pháp, khi Nam Bộ đứng lên
kháng chiến (23-9-1945) cho đến chiến
dịch Đông Xuân 1953-1954.

Qua hai giai đoạn tổ chức và phát triển,
chiến trường Nam Bộ đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ của Đảng và của dân tộc.
Quân và dân Nam Bộ vừa tiến hành chiến
tranh du kích, vừa đánh bại các chiến dịch
bình định của thực dân Pháp, đồng thời kìm
chân chúng, không cho chúng chi viện lực
lượng cơ động cho các chiến trường khác.
Sự thay đổi và kiện toàn tổ chức chiến
trường, cũng như lực lượng vũ trang đã
giúp quân và dân Nam Bộ phối hợp nhàng
với các chiến trường Bắc Bộ, Trung Bộ, và
toàn chiến trường Đông Dương và đóng
góp to lớn vào những thắng lợi chung
chiến dịch Đông xuân 1953-1954, chiến
dịch Điện Biên Phủ lịch sử, cũng như trong
cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1984) Lịch sử cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954, Tập I, NXB QĐND, Hà Nội, tr.66.
2. Bộ Quốc phòng, Trung tâm từ điển bách khoa Quân sự (2004), Từ điển bách khoa
quân sự Việt Nam, NXB QĐND, Hà Nội, tr.567-568.
3. Bộ Quốc phòng (1990), Miền Đông Nam Bộ kháng chiến (1945-1954), Tập 1, NXB
QĐND, Hà Nội, tr.119.
12
4. Bộ Quốc phòng (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập II

sđd…tr.273.
5. Đảng Lao động Việt Nam (1969), Văn kiện Đảng (từ 25-12-1945 đến 31-12-1947,
Nxb Sự Thật, Hà Nội, tr.17-18.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, NXB CTQG, Hà
Nội, tr.162
7. Hồ Sơn Đài (2008), Cuộc kháng chiến 1945-1975 nhìn từ Nam Bộ, Nxb CTQG,
tr.72.
8. Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập
5, tr.116.
9. Lê Mậu Hãn (2014), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục Việt Nam,
tr.35.
10. Lê Văn Dương (1972), Quân lực Việt Nam Cộng hòa giai đoạn hình thành 1946-
1955, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa xuất bản, Sài Gòn, tr.317.
11. Raoul Salan, Việt Nam địch thủ của tôi, Thư viện quân đội, T/79-5531, tr.9.
12. Tình hình Nam Bộ 1945-1947, Hồ sơ số 6, Phòng Nam Bộ, Kho Lưu trữ Bộ Quốc
phòng, tờ số 118-119.
13. Trần Bá Đệ, Nguyễn Xuân Minh (2010), Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945-1954,
NXB. ĐHSP, Hà Nội, tr.101.
14. Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp (1951-1954), Nxb Sự Thật, Hà
Nội, 1998, tr.325.

* Ngày nhận bài: 11/6/2014. Biên tập xong: 30/7/2014. Duyệt đăng: 05/8/2014







TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 22 - Tháng 8/2014

13
ĐIỀU CHẾ QUANG XÚC TÁC TiO2 PHA TẠP GADOLINI
TRÊN CHẤT MANG BENTONITE ĐỂ XỬ LÍ CÁC CHẤT HỮU CƠ
TRONG NƯỚC THẢI KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ VÀ
DIỆT NẤM MỐC, VI KHUẨN
VÕ QUANG MAI
(*)
NGUYỄN BÍCH KH, LÊ THỊ NGỌC DIỄM
(**)
LÊ NGUYỄN HỒNG KHA
(***)


Tro
TiO
2
gadolini bentonite 
pháp sol  gel  è
,  coli .
 TiO
2

2
gadolini, quang xúc tác.
ABSTRACT
In this study, we report photocatalytic activity under visible light irradiation of
gadolinium-doped TiO
2
nanoparticles on bentonite prepared by solgel method. Using this
preparation, we performed the decomposition for organic chemicals in sewage of Nhieu

Loc  Thi Nghe channel. The number of Aspergillus niger and E. coli bacteria were killed
up to 100%.
Keywords: TiO
2
nanoparticles, gadolinium-doped TiO
2
materials, photocatalytic.


*
(**)(***)


2




      
  

2

       

      
2


    



(*)

(**)

(***)
GV, TH
        
     

2

    
TiO
2



      



      

ch      
2


         

14

2


 
   O
2
    

      
   
2
   

2

       

O
2

        

       
    
       

  
tetrasulfaphthalocyanine), KF, SiO

2


2


      
2


Trong công trình này, chúng tôi thông


2
 

       

nh sáng








       





2.1. Điều chế TiO
2
pha tạp Gd kích thước
nanomet trên chất mang bentonite bằng
phương pháp sol – gel
 
2
H
5

 Tetra-isopropyl orthotitanate
(TTIP).     
CH
3


        


3 2 5
TTIP CH COOH C H OH
n : n : n 1:6:10
.
 

3
)
3



        .


sol trong su
       
hình thành và làm già gel.
       
       
        

 
        



 bentonite 
0

khi gel/bentonite hoàn toàn khô.
        



2



2


 
2

 


15
 
2


X (XRD).
    
2
   
TiO
2
 

        
TiO
2



Oxigen Demand).

       
tonite


2


2

       
       


 
COD       
Nghè      
        
      


       
không có
tính quang xúc tác.
      
2
:
      

TiO
2

 
       

        
  
2
    


  
2
    
lên bentonite t
2

: bentonite là: 1 : 1; 1 : 2; 1 : 3; 1 : 4; 1 : 5;

0
C, hàm

      
        
COD theo t l khi lng TiO
2
:
bentonite đc trình bày  hình 1.




Hình 1.  
2
: bentonite

16
     t l khi lng
TiO
2
: bentonite thích hp là  bo
m bentonite không có kh nng hp ph
làm sai lch kt qu thí nghim và s ht
TiO
2
kích thc nanomet khôc gn
lên cht mang bentonite là ít nht


2


      
2
kích
     

      

        

3.3. 

2





2

        
Gd/TiO
2
(mol/mol) là: 0,3%; 0,5%; 0,7%
và 1,0%, các điu kin thí nghim khác
đc  nh  trên

2

đc trình bày  hình 2.



Hình 2. 
2



         
2
      
        

          
TiO
2




 
2
(mol/mol) phù


3.4. Khảo sát sự tạo thành và phân hủy
gel TiO
2
– Gd bằng giản đồ phân tích nhiệt
trọng lượng (TGA) để điều chế vật liệu

2

2


0




17

Hình 3. 


        


       
2
lên
150
0




0

0


       
258
0
        

         

thành TiO
2
.
       
0
 




2

0

        
hình thành TiO
2

        

0

  
0
      

2
 

   
2
    
      
l

      





2


o
C, 500
o
C, 600
o
C

o
C, các điu kin thí nghim khác
đc gi nh  trên   


18

Hình 4. 

        
nu 
0






   các điu kin thí

nghim khác đc gi nh  trên



Hình 5. 


       
 
phút.

 
        




19
hp


        
      
2
  
       

3.8. Khảo sát khả năng phân hủy
metylen xanh của vật liệu TiO
2

và TiO
2
– Gd


2
và TiO
2
 
       
cho
O
2

        
2

TiO
2
 Gd 

       

sau 10 phút sau 40 phút.

E.coli và  


TiO
2



        g

2


       
    
2
   
       

(sau 1,5 ngày) 

2
 
      


TiO
2
quang xúc tác.
3.10. Khảo sát kích thước hạt của vật
liệu TiO
2
pha tạp Gd và TiO
2
pha tạp Gd
gắn vào chất mang bentonite bằng ảnh SEM

      
2
pha
        
      

         

2

       
       
      
  
2
  

  sát    

2
 
X (XRD)
 theo 
          
       
60; 120; 180 (phút).
K  




20

Hình 6a
2



Hình 6b
2
 Gd




2
và TiO
2
- 

 
tia X 
2

 
2

         
00
2 25,36 27,46  


d 3,51
 

2
.
 
       

- 
 
2

 
2



-  
TiO
2
 

21
 
2

-  
TiO
2
        



2


 

2


    CH
3
COOH và C
2
H
5
OH

3 2 5
TTIP CH COOH C H OH
n : n : n 1:6:10
,
    
2
     
        
        
500
o


 
2

         
 
 

2

        

 
2
 Gd nano, c
       
metyle       
       
        
        





TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuan-yi Wang, Joseph Rabani, Detlef W. Bahnemann, Jurgen K. Dohrmann (2002),

the presence of various TiO
2

    
photobiology A: Chemistry, Vol 148, pp.169-176.
2. E. D. Jeong, Pramod H. Borte, J. S. Jang, J. S. Lee, Jung OK-sang, H. Chang, J. S. Jin,
-doped
TiO
2

250-253.
3. Hoàng Thanh Thúy (2011), N
2


 
4. 
tính TiO
2

chí  - 
 28.
5. 
-
 124.
22
6. phát

164 168.
7. 

2


trang 8898.

. . 







TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 22 - Tháng 8/2014
23
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
THƠNG QUA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
NGUYỄN ĐĂNG KHOA
(*)

TĨM TẮT
Nâng cao chất lượng giáo dục gắn liền với thực tế trở thành một nhu cầu của thời đại,
việc học tập cần được trau dồi một cách chủ động hơn thơng qua phương pháp nghiên cứu
tình huống trong q trình dạy và học. Việc áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống
giúp sinh viên phát huy kỹ năng tự học, nghiên cứu, hợp tác, nâng cao khả năng tư duy
sáng tạo, chủ động tìm hiểu cái mới.
Từ khố: nâng cao chất lượng giáo dục, phương pháp nghiên cứu tình huống.
ABSTRACT
Improving the quality of higher-education is becoming the learning need of modern
society. In specific, today education is required to cultivate a more proactive approach
through case studies during teaching and learning process. The application of case study
method will help students develop their skills in self learning, research, collaboration,
creative thinking and actively acquiring new knowledge.

Keywords: Improving the quality of higher-education, case study method.

1. MỞ ĐẦU
(*)

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, giáo
dục đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc cung cấp nguồn lao động chất
lượng cao cho xã hội để kịp thời đáp ứng
nhu cầu của đất nước. Mặc dù lực lượng
sinh viên được đào tạo và tốt nghiệp ngày
một tăng nhanh, nhưng vấn đề gặp phải là
hầu hết sinh viên trong q trình học tập ít
được tiếp cận với kiến thức thực tế cũng
như tham gia thảo luận những vấn đề đã và
đang diễn ra ở các doanh nghiệp hay thực
trạng của xã hội. Chính vì lý do đó, việc
xây dựng những bài tập nghiên cứu tình
huống (NCTH – Case study) là việc hết
sức cần thiết nhằm gắn liền việc học lý
thuyết và thực tiễn xã hội trong cơng tác
dạy và học.


(*)
TS, Trường Đại học Sài Gòn
2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm về NCTH
Theo Gill [1], ứng dụng phương pháp
nghiên cứu tình huống trong giảng dạy

chính là việc thu hẹp khoảng cách giữa lý
thuyết và thực thế trong giảng dạy để đưa
thế giới thật vào q trình học tập của sinh
viên. Tính ứng dụng của nó có nghĩa là sự
hòa nhập của việc truyền đạt lý thuyết kết
hợp áp dụng thực hành diễn ra trong suốt
q trình phân tích những tình huống của
thế giới thực.
2.2. Các lợi ích của việc áp dụng
NCTH trong q trình dạy và học
a) Nâng cao tính ứng dụng thực tiễn
của mơn học
Thơng qua kiến thức đã được truyền
đạt từ giảng viên, việc ứng dụng lý thuyết
vào thực tiễn sẽ trở nên khó khăn cho sinh
24
viên nếu việc ứng dụng chỉ được trải
nghiệm trong môi trường thực tiễn. Do đó,
ứng dụng NCTH sau quá trình truyền đạt
lý thuyết giúp cho sinh viên có thể vận
dụng lý thuyết trực tiếp để qua đó xử lý các
tình huống.
b) Nâng cao khả năng sáng tạo và
chủ động của sinh viên
Việc truyền tải quá nhiều lý thuyết dẫn
đến hiện tượng sinh viên trở nên thụ động
và chờ đợi sự hỗ trợ từ giảng viên quá
nhiều, cho nên giải pháp cho trường này
chính là việc sinh viên được tham gia thảo
luận, tranh luận một cách chủ động ngay

trong nhóm làm việc và kể cả trực tiếp với
giảng viên hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc
giải quyết tình huống đòi hỏi sinh viên phải
vận dụng kiến thức đã có cùng với tài liệu
tham khảo để tìm ra hướng giải quyết tối
ưu. Không chỉ vậy, quá trình tư duy, tranh
luận giúp sinh viên nhận thức một cách đầy
đủ những nội dung được học không chỉ qua
lý thuyết, nội dung mà còn trực tiếp tìm
hiểu, phân tích và tìm giải pháp.
c) Nâng cao kỹ năng mềm của
sinh viên
NCTH theo nhóm còn giúp nâng cao
kỹ năng làm việc tập thể, quản lý và kỹ
năng hùng biện, trình bày nhằm bảo vệ
quan điểm cá nhân cũng như khả năng
phản biện những ý kiến từ đám đông. Một
nhóm làm việc sẽ có trung bình từ 5-8 sinh
viên, mỗi nhóm sẽ phải đề xuất và chọn ra
cho mình những vị trí phù hợp với thế
mạnh từng người chẳng hạn như nhóm
trưởng, thư ký, và những người đóng góp ý
kiến, người trình bày, sau khi thống nhất
giải pháp, nhóm sẽ trình bày trước cả lớp
dưới sự kiểm soát của giảng viên. Trong
quá trình này, sinh viên sẽ được trải
nghiệm thực thế khả năng làm việc của
mình, tính đồng đội, gắn kết, khả năng xử
lý mâu thuẫn nội bộ cũng như điều phối
hoạt động để đạt được hiệu quả tối ưu. Hơn

nữa, các thành viên trong nhóm cũng sẽ
học được các kỹ năng làm việc nhóm từ
những thành viên khác như sự tôn trọng và
lắng nghe, học hỏi những kiến thức từ
những bạn khác mà mình chưa được học.
Đây cũng là những kỹ năng hết sức thiết
yếu đối với nhu cầu tuyển dụng của các
doanh nghiêp hiện đại ngày nay đòi hỏi
trong quá trình tuyển dụng (Saunders,
Lewis, và Thornhill, 2007).
Không chỉ ở sinh viên, ngay cả giảng
viên dưới vai trò người hướng dẫn cũng
được tiếp thu những ý kiến, giải pháp mới
dưới cái nhìn năng động của sinh viên –
cũng là thế hệ trẻ, qua đó có thể điều chỉnh
và làm mới nội dung bài giảng của mình.
Đặc biệt, những tình huống của sinh viên
đang đi làm sẽ là một nguồn thông tin quan
trọng để giảng viên có thể thu thập và học
hỏi thêm kinh nghiệm.
2.3. Định hướng xây dựng bài tập
NCTH
Hiện nay, hầu hết các bài tập NCTH
được sử dụng trong giảng dạy là từ những
tình huống từ nước ngoài hoặc những tình
huống đã xảy ra khá lâu. Cho nên, những
tình huống đó đa phần không phù hợp với
với lý thuyết cũng như chương trình học
tập của sinh viên ngày nay. Vì vậy, việc
chủ động xây dựng bài tập NCTH cho sinh

viên là rất cần thiết nhằm gắn liến với nhu
cầu học tập, phát huy kỹ năng và phong
phú nội dung giáo trình dạy và học. Theo
Phùng Xuân Nhạ [3] và tác giả Thu Hòe
[5] cũng đã nêu lên vấn đề các doanh
nghiệp cho rằng giáo dục đại học còn nặng
lý thuyết “sách vở” và thiếu tính thực tiễn.
Những tình huống sẽ được các giảng
viên ngành quản trị kinh doanh tình nguyện
tham gia và xây dựng. Các tình huống
25
được xây dựng có thể dựa trên các vấn đề
mà những doanh nghiệp đang gặp phải cần
tìm hướng giải quyết hoặc những tình
huống đã được giải quyết nhưng vẫn chưa
đạt hoặc đã đạt được kết quả mong đợi.
Một số doanh nghiệp nhận thấy việc hỗ trợ
giảng viên xây dựng bài tập NCTH cũng
giúp họ có cái nhìn mới hơn về cách xử lý
mới mẻ và đa dạng dưới cái nhìn của sinh
viên, mà qua đó ngay cả doanh nghiệp đã
hay đang tìm hướng giải quyết cho vấn đề
mình mắc phải. Chính vì lẽ đó có rất nhiều
doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ xây dựng
các bài tập tình huống cho sinh viên cũng
để thương hiệu của họ có điều kiện tiếp cận
với sinh viên.
2.4. Bài tập NCTH nên được xây
dựng thỏa mãn những yếu tố sau để trở
thành một bài tập NCTH có hiệu quả

Theo Gill và Johnson [2] khi thiết kế
một bài tập NCTH nên đảm bảo các yếu tố
sau:
- Bài tập NCTH nên được xây dựng từ
nhu cầu nhận thức để tạo tính sáng tạo,
kích thích sự năng động của sinh viên.
- Bài tập NCTH phải thỏa mãn được
nhu cầu phát triển kỹ năng còn hạn chế của
đa số sinh viên. Chẳng hạn như việc sinh
viên thiếu tập trung trong giờ học sẽ được
cải thiện thông qua việc kích thích sự hứng
thú của quá trình thảo luận.
- Bài tập NCTH phải gắn liền và bám
sát cơ sở lý luận, do vậy, bài tập NCTH
phải được trực tiếp xây dựng bởi những
giảng viên ngành quản trị kinh doanh để
đảm bảo lý thuyết và thực tế luôn song
hành với nhau.
Theo Yin [6] quá trình xây dựng NCTH
nên được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của việc
đưa tình huông vào giảng dạy và sinh viên
sẽ đạt được những gì sau khi giải quyết
tình huống.
- Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung
của nội dung bài học để có kế hoạch xây
dựng đề cương gắn liền với lý thuyết.
- Bước 3: Nghiên cứu các tình huống
có khả thi qua các kênh thông tin như
internet, báo chí, hoặc các mối quan hệ để

có thể trực tiếp tìm hiểu và viết tình huống
dưới sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
- Bước 4: Vận dụng tình huống vào
giảng dạy. Việc này đòi hỏi giảng viên phải
có một kết luận khái quát về tình huống
đưa ra để có thể đánh giá chất lượng giải
quyết tình huống của sinh viên.
3. KẾT LUẬN
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc
tự chủ và tính sáng tạo trong học tập,
phương pháp vận dụng tình huống trong
giảng dạy thúc đẩy sự chủ động của sinh
viên và kích thích tư duy sáng tạo, tìm tòi
nghiên cứu. Một trong những nhiệm vụ của
giáo dục Đại học chính là việc đáp ứng
được nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp
hiện đại, việc áp dụng NCTH trong công
tác giảng dạy dần trở thành một nhu cầu tất
yếu để nâng cao các kỹ năng mà sinh viên
còn khiếm khuyết trong quá trình học.

×