Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO một số ĐÁNH GIÁ về CUỘC CHIẾN TRANH IRẮC và NGUYÊN NHÂN THẤT bại của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.74 KB, 23 trang )

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH IRẮC
I. ĐÁNH GIÁ VỀ MỸ: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẮNG LỢI CỦA MỸ
Cuộc chiến tranh do Mỹ đứng đầu tại Irắc đã kết thúc, để rút ra bài học kinh
nghiệm từ cuộc chiến này, ngày 10-4 Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược và
quốc tế (Mỹ) đã công bố bản báo cáo của nhà nghiên cứu chiến lược Anthony
Cordesman. Dưới đây là một số đánh giá trong bản báo cáo này.
1. VỀ CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH.
a. Từ mùa hè năm 1990 cho đến nay nổ ra cuộc chiến tranh Irắc lần này
(ngày 20-3), Mỹ liên tục sử dụng các trạm vệ tinh tính báo và các phương tiện
tình báo khác, trong đó có điện báo của CIA, để nghiên cứu xác định các loại mục
tiêu của Irắc.
b. Trước khi gây chiến, Mỹ đã liên tục huy động các loại phương tiện tiến
hành chiến tranh tâm lý trên mọi lĩnh vực. Trong đó, từ tháng 10/2002 đến
9/4/2003, 43,8 triệu các loại truyền đơn có nội dung tuyên truyền kích động, đe
doạ, bôi nhọ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein, kêu gọi người dân nổi dậy
chống chế độ.
c. Cải tiến hầu hết các lĩnh vực tham gia chiến tranh như: thông tin liên
lạc, tình báo, trinh sát mục tiêu và chỉ huy, quản lý khả năng từ cuộc chiến tranh
vùng Vịnh lần trước, cũng như mất 12 năm trinh sát mọi hoạt động và phát
triển quân sự của Irắc.
d. Phối hợp tìm kiếm tin tức tình báo qua các hình ảnh thu được từ vệ tinh
tình báo, tình báo điện tử, tình báo vô tuyến điện và điệp báo.
đ. Kết hợp tác chiến trên bộ với tác chiến trên không và yểm trợ.
e. Khi bắt đầu chiến tranh, Mỹ huy động lực lượng và phương tiện của Mỹ
và đồng minh gồm:
+ Lực lượng Mỹ: Tổng số: 250.000 binh sĩ
- Lục quân: 130.000 binh sĩ
* Bộ binh: 70.000 binh sĩ
* Hải quân đánh bộ: 60.000 binh sĩ
* Trực thăng: khoảng 130 chiếc
- Hải quân: 62.000 binh sĩ (không kể hải quân đánh bộ)


* Không quân Hải quân: 15.000 binh sĩ
* Lực lượng trên tàu: 45.000 binh sĩ


* Lực lượng trên bờ: 2.000 binh sĩ
* Tàu chiến: 80 chiếc, kể cả nhóm tàu sân bay và trên 1.000 tên lửa có điều khiển.
- Không quân: 23.000 binh sĩ
* Máy bay: 518 chiếc
- Các lực lượng khác: 35.000 binh sĩ (kể cả nhân viên y tế, nhân viên phân phối
và nhân viên hậu cần).
+ Lực lượng Anh: Tổng số: 45.000 binh sĩ
* Lực lượng bộ binh: 30.000 binh sĩ
* Lục quân: 26.000 binh sĩ
* Hải quân đánh bộ: 4.000 binh sĩ
* Xe tăng: 120 chiếc
* Xe chiến đấu bộ binh: 150 chiếc
- Lực lượng hải quân Hoàng gia: 8.000 binh sĩ (không tính lực lượng lính thuỷ
đánh bộ)
* Tàu chiến: 26 chiếc.
* Tàu ngầm: 2 chiếc
- Lực lượng không quân Hoàng gia: 7.000 binh sĩ
* Máy bay chiến đấu: 518 chiếc
* Trực thăng: 27 chiếc
+ Các lực lượng của các nước khác:
- Cộng hoà Séc: tổng số 450 binh sĩ (trong đó có 50 binh sĩ người Xlovakia).
- Ôxtrâylia: tổng số 2.000 binh sĩ
2. VỀ CÁCH ĐÁNH (CHIẾN THUẬT) TRONG CHIẾN TRANH
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần trước, Mỹ sử dụng chiến thuật ném
bom 38 ngày, tập trung phá hoại Lực lượng Không quân và Phòng không của
Irắc trước khi chiến dịch chuyển sang tiến công lực lượng Irắc bằng bộ binh.

Trong chiến tranh lần này, ngay từ đầu Mỹ đã chiếm ưu thế toàn bộ trên không,
đồng thời sử dụng bộ binh tiến công kiểu “cuốn chiếu” nghĩa là: Lực lượng bộ
binh Mỹ –Anh tiến công buộc lực lượng Irắc phải bộc lộ lực lượng, để lực lượng
không quân và tên lửa Mỹ đánh phá nhằm tiêu hao và giảm mối đe doạ của phía
Irắc đối với lực lượng bộ binh Mỹ-Anh. Trong thành phố, Mỹ áp dụng chiến thuật
chia cắt các thành phố bằng cách sử dụng các trục đường chính và khu vực
trung tâm chứ không tìm cách chiếm các khu vực lớn.
3. VỀ SO SÁNH LỰC LƯỢNG:
+ Nhân tố con người: binh sĩ Mỹ và Anh thuộc loại chuyên nghiệp, được huấn
luyện tốt hơn và trang bị đầy đủ hơn, linh hoạt hơn binh lính Irắc.


+ Kỹ thuật: Lực lượng Mỹ-Anh có ưu thế kỹ thuật trên mọi phương diện trong
khi lực lượng Irắc chỉ được hiện đại ở mức tối thiểu từ mùa hè năm 1990 và chỉ
được trang bị các loại vũ khí mua lén lút của nước ngoài.
4. VỀ ĐỐI NGOẠI:
Mỹ giành được sự ủng hộ có giới hạn của Côoét, Ôman, Cata và sự ủng hộ không
công khai của Arập Xêút. Từ đó, Mỹ có thể giải quyết những khó khăn quan
trọng về hậu cần bằng cách dần dần chuyển tất cả các nguồn cung cấp hậu cần
và trang thiết bị chiến đấu chủ yếu bằng đường biển từ tháng 6/2002 đến
2/2003. Các nước vùng Vịnh đã nhận thấy việc Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép Mỹ
tạo ra mặt trận phía bắc hoặc sử dụng các căn cứ của nước này. Ai cập đã cho
Mỹ qua lại tự do trên kênh đào Xuê. Gioocđani bí mật cho Mỹ hoạt động ở phía
nam và sử dụng không phận. Arập Xêút cho phép Mỹ sử dụng không phận và
Trung tâm tác chiến Không quân phối hợp để tác chiến trên không. Ixraen cho
phép Mỹ sử dụng không phận và chuyển vào thế phòng thủ trong giai đoạn đầu
của chiến tranh.
5. VỀ KẾT QUẢ CHIẾN TRANH.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, tính đến ngày 10/4, có 105 binh sĩ Mỹ bị
chết, 7 bị bắt làm tù binh và 8 mất tích (trong khi đó, Bộ Thông tin Irắc công bố

tính đến ngày 3-4, có 1.252 binh sĩ Mỹ-Anh bị giết và 5.103 bị thương); đến ngày
8/4, Irắc có 2.320 binh sĩ bị giết.
Từ ngày 20-3, Mỹ và Anh bắt đầu cuộc chiến tranh Irắc, đến ngày 9/4, không
quân Mỹ-Anh đã thực hiện 34.000 phi vụ ném bom, 13.000 phi vụ tấn công,
6.850 chuyến bay tiếp dầu, 6.500 chuyến bay vận tải; bắn khoảng 750 tên lửa
hành trình, 1.600 các loại đạn có điều khiển chính xác, 7.500 đạn không điều
khiển.
6. VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VÀ YỂM TRỢ TÁC CHIẾN.
Dưới đây là tổng hợp tin qua một số cuộc phỏng vấn và qua thông tin khai thác
từ báo chí tại Hồng Công về những thay đổi và thành công về công tác bảo đảm
và yểm trợ tác chiến của Mỹ ở Irắc lần này so với cuộc chiến năm 1991 trên các
mặt như: hoạt động thông tin và tính báo; hoạt động tâm lý chiến; bảo đảm hậu
cần, vũ khí; những mặt mạnh và một số mặt còn hạn chế của quân đội Mỹ.
* Về thông tin tình báo


Để đảm bảo tính hiệu quả của các cuộc hành quân, các cuộc không kích và
đổ bộ tấn công chiếm lĩnh mục tiêu, Liên quân Mỹ-Anh đã phải lấy chỗ dựa chính
là sự chính xác của các thông tin tình báo từ các nguồn điệp báo, tình báo qua vệ
tinh. Khác với cuộc chiến năm 1991, nhiều tháng trước khi cuộc chiến xảy ra, Mỹ
đã đưa nhiều nhân viên tình báo thâm nhập vào Irắc, lợi dụng thanh sát vũ khí
thu thập thông tin về khả năng quân sự của Hussein, phóng thêm vệ tinh tình
báo (9 ngày trước khi cuộc chiến nổ ra, Mỹ đã phóng thêm một vệ tinh tình báo
mới trị giá 200 triệu USD vào vũ trụ), tăng cường khả năng của Hệ thống định vị
toàn cầu GPS (mỗi hệ thống gồm 24 vệ tinh). Thực tế cuộc chiến lần này cho thấy
các vệ tinh đã góp phần tăng cường khả năng liên lạc hiệp đồng tác chiến giữa
các trung tâm chỉ huy chiến tranh với tư lệnh chiến trường, giúp định vì chính
xác mục tiêu cho pháo binh và các phi vụ không kích tiêu diệt mục tiêu hạn chế
thương vong, giúp tiếp sóng phục vụ các máy bay tình báo trinh sát không người
lái, dự báo thời tiết và phát hiện tên lửa đối phương.

Trả lời tờ "Văn Hối" Hồng Công, chuyên gia nghiên cứu vấn đề quốc tế nổi
tiếng của Pháp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu vấn đề quan hệ và chiến lược quốc
tế của Pháp Pascal Bonifas cho rằng Mỹ đã dám phát động cuộc chiến tranh này
thì có thể khẳng định rằng Mỹ đã sớm dự đoán được Irắc không có khả năng sử
dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu không, Mỹ sẽ không dám thúc đẩy cuộc
chiến tranh gấp rút như vậy, cho dù thanh tra vũ khí của Liên Hợp Quốc nói rằng
họ cần thời gian vài tuần hoặc vài tháng để thanh tra, nhưng Mỹ vẫn không tán
thành mà lập tức phát động cuộc chiến.
Theo Peter Teets, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, Cuộc chiến ở Irắc lần
này là chiến trường thử nghiệm tác dụng và hiệu quả của chiến thuật mới của
Mỹ, chiến thuật phát huy cao độ chiến tranh thông tin, giành lợi thế quyết định
chiến thắng trên chiến trường.
Bruce Berkowitz, tác giả cuốn sách "The new face of war", nói rằng cuộc chiến
tranh thông tin Mỹ đang áp dụng hiện nay đã làm thay đổi cơ bản bản chất
chiến trường. Ngày nay, nếu muốn chiến thắng thì trước tiên phải thắng được
đối phương trong cuộc chiến thông tin.


* Về hoạt động tuyên truyền và tâm lý chiến
Theo Billy Adams và các nhà phân tích cho rằng đây là chiến dịch mà Mỹ
đã đưa vào chiến trường một lượng phóng viên cao kỷ lục. Quân đội Mỹ đã cử
tới hơn 550 phóng viên bám theo đội hình hành quân trên tất cả các mũi tấn
công ở cả miền Nam cũng như miền Bắc Irắc. Các phóng viên được đăng ký
tham gia bám theo đội hình, được Liên quân giúp đỡ, bảo vệ và được “quản chế
khá chặt”.
So với tất cả các cuộc chiến khác, đây là cuộc chiến có sự quản chế, kiểm duyệt
thông tin lớn nhất, hạn chế các phóng viên đưa các thông tin bất lợi đối với Liên
quân. Thực tế cho thấy, các hình ảnh về tổn thất của Liên quân hầu như rất ít.
Ngược lại, các hình ảnh Liên quân phát triển tiêu diệt mục tiêu hàng ngày, hàng
giờ được đăng tải rầm rộ. Các trung tâm chỉ huy thường xuyên thông tin về

những thắng lợi của liên quân góp phần làm tan rã nhanh hơn đối phương. Các
nhà quân sự mô tả chiến dịch thông tin của mỹ lần này là “loại bom có sức công
phá rất lớn”.
* Về bảo đảm hậu cần
Qua cuộc chiến lần này cho thấy, Mỹ đã áp dụng chiến thuật đảm bảo hậu
cần mới, phát huy cao độ tính kinh tế và hiệu quả. Theo các nhà phân tích quân
sự ở Hồng Công đánh giá:
- Những mặt hạn chế trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 là Mỹ đã vận chuyển
tới vùng Vịnh một khối lượng hậu cần khổng lồ, có chủng loại không được dùng
tới, nhiều chủng loại không dùng hết. thời gian cung ứng không thật chính xác,
dẫn tới hậu quả là hiệu quả phục vụ tác chiến không cao, sau chiến tranh, nhiều
chủng loại hậu cần không hoặc chưa dùng hết phải vận chuyển ngược về Mỹ, gây
lãng phí về kinh tế lớn đối với Mỹ.
- Rút kinh nghiệm cuộc chiến năm 1991, tại cuộc chiến lần này, quân Mỹ và Anh
chủ trương nâng cao tính hiệu quả trên cả 3 mặt là tính thời gian (chính xác, kịp
thời), tính kinh tế, tính hiệu quả hợp đồng tác chiến. Để thực hiện mục tiêu này,
bộ chỉ huy trung ương của quân đội Mỹ đã tính toán kế hoạch cải tiến đảm bảo
hậu cần với 3 yếu tố chính xác là "xác định chính xác các chủng loại hậu cần
thiết yếu, với số lượng chính xác và vào thời điểm chính xác".


Bên cạnh việc động viên lực lượng vận tải quân sự, trong cuộc chiến lần
này, quân đội Mỹ đã thành công trong việc động viên một lực lượng lớn các
phương tiện vận tải dân sự tham gia. Thực tế, các tàu vận tải dân sự đã có đóng
góp lớn với việc vận chuyển một khối lượng lớn binh lính, hậu cần trang thiết bị
một cách kịp thời phục vụ cho chiến dịch. Mỹ đã tính đến khả năng này từ trước,
do đó luật pháp Mỹ đã quy định tất cả các tàu dân sự phải có thiết kế tốc độ đạt
26 hải lý/giờ, bằng tốc độ tiêu chuẩn của tàu chiến (tốc độ tiêu chuẩn của các
tàu dân sự nước ngoài là 16 hải lý/giờ) để sẵn sàng phục vụ chiến tranh.
Về vấn đề này, ông Lưu Đinh Bình, một nhà nghiên cứu quân sự thuộc Học

viện nghiên cứu quân sự Trung Quốc nhận xét: "Khả năng đảm bảo hậu cần của
Liên quân Mỹ-Anh trong cuộc chiến chống Irắc lần này đã để lại một ấn tượng
sâu sắc cho các tướng lĩnh Trung Quốc. Qua cuộc chiến Irắc lần này, quân đội
Trung Quốc cần rút ra bài học về đảm bảo hậu cần chiến tranh". Các nhà phân
tích khác cho rằng, chiến dịch đảm bảo hậu cần của Mỹ tại cuộc chiến lần này đã
làm nảy sinh một số đề xuất mới (đối với quân đội Trung Quốc) về việc phối hợp
linh hoạt giữa hải, lục, không quân và về tính tỷ mỷ (thời gian tính, chủng loại
hậu cần,v.v.) trong xây dựng kế hoạch đảm bảo. Quân đội Mỹ đã hạn chế tới mức
thấp nhất sự lãng phí hậu cần. Tại cuộc chiến lần này, Mỹ đã triển khai 10 ngàn
nhân viên hậu cần, tăng gấp đôi so với cuộc chiến năm 1991.
7. VỀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ
Tuy giành được chiến thắng nhanh, nhưng tại cuộc chiến Irắc lần này vẫn cho
thấy Liên quân bộc lộ một loạt các hạn chế sau:
- Về mặt tinh thần binh lính đường như chưa được rèn luyện, thử thách tốt dẫn
đền việc mất tinh thần khi đối mặt với tình huống phức tạp. Chính điều này đã
dẫn đến việc bắn nhầm lẫn nhau, bắn nhầm vào dân thường.
- Các tên lửa phòng không Patriot của Mỹ chưa được thử nghiệm kỹ lưỡng. Hệ
thống ra đa định vị, phát hiện mục tiêu đã bộc lộ một số nhược điểm, dẫn tới việc
tiêu diệt nhầm các máy bay liên quân.
- Một trong hai mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt Hussein và chính quyền của
ông ta. Tuy nhiên cho tới nay, có thể nói số phận của Hussein và đa số các quan
chức cấp cao của Chính quyền Hussein vẫn là một ẩn số. Điều này chứng tỏ tính


hạn chế của tình báo Mỹ. Khi chưa tìm được Hussein và các quan chức cấp cao
của ông ta thì chính quyền mới do Mỹ dựng lên còn gặp nhiều khó khăn. Sự
thống nhất, nền an ninh của Irắc hậu Hussein sẽ không có được sự ổn định, khu
vực Trung Đông sẽ đối mặt với rất nhiều nhân tố bất ổn.
II. ĐÁNH GIÁ VỀ NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ NHỮNG BÀI HỌC
QUÂN SỰ

1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Khi nổ ra chiến tranh, Irắc gặp rất nhiều khó khăn:
- Irắc là một chính thể chuyên chế không được sự ủng hộ rộng rãi của người
dân. Tất cả sức kháng cự ở phía nam là của lực lượng hoàng gia. Lục quân
không phát huy được vai trò sức mạnh chủ chốt.
- Các lực lượng Irắc tự phân liệt, quan liêu, chính trị hóa và cạnh tranh để bảo vệ
chế độ hơn là để chiến đấu.
- Chỉ huy và quản lý của Irắc chưa bao giờ hiệu quả và Irắc chưa bao giờ phục
hồi về sức mạnh không quân và tốc độ trước sức tiến công của lực lượng Mỹ.
- Irắc không có vệ tinh, trạm vũ trụ và các phương tiện trinh sát quan trọng, khả
năng ra đa pháo binh kém, không có phương tiện tình báo trên không và không
tiến hành trinh sát bộ binh. .
- Về chiến thuật của Irắc: Irắc chỉ chú trọng đến tầm quan trọng của chiến thuật
du kích và tìm mọi cách thu hút lực lượng Mỹ-Anh vào các thành phố ở phía
nam và giá trị của lực lượng không chính quy. Thực tế, chiến thuật này đã tạo ra
được một số trận chiến ác liệt và một số thành công, nhưng Mỹ đã nhanh chóng
điều chỉnh chiến thuật bằng cách bỏ qua các thành phố, bảo vệ vững chắc các
tuyến đường và cầu cống quan trọng.
2. NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC QUÂN SỰ CỦA IRẮC
* Báo Trung Quốc “Người đưa tin nhanh quốc tế” ngày 11/4 đăng bài của bình
luận viên quân sự Trâu Quốc Hiền, khái quát diễn biến cuộc chiến tranh Irắc từ
khi bắt đầu đến nay và phân tích 6 sai lầm về quân sự của Saddam Hussein dẫn
tới Bát đa thất thủ một cách dễ dàng, nhanh chóng, cục diện chiến tranh thay
đổi mang tính căn bản. Đó là:
a. Trước chiến tranh không lường hết việc Mỹ tấn công Irắc, về tổng thể
còn lơ là trong công tác chuẩn bị chiến tranh:


Khi khủng hoảng Irắc nổ ra, Chính phủ Irắc đã gửi gắm hy vọng vào việc
cộng đồng quốc tế có khả năng ngăn chặn hành động đơn phương của Mỹ, đã

lãng phí rất nhiều tiền của và thời gian vào các vấn đề ngoại giao, bầu cử, thanh
sát vũ khí, thiếu coi trọng chuẩn bị chiến tranh cho chính mình; không biết tận
dụng thời cơ có lợi để tăng cường chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Từ tháng
12/2002 đến khi chiến tranh bắt đầu, Saddam Hussein chỉ tổ chức có 2 đến 3 hội
nghị tác chiến, thiếu sự nghiên cứu và chuẩn bị cần thiết cho tình huống khó
khăn.
b. Thiếu ý thức động viên chiến tranh, chưa hình thành cục diện cả nước
sẵn sàng đánh địch.
Irắc hiện có 23 triệu dân; từ tháng 8/2003 khi xảy ra khủng hoảng đến khi
xảy ra chiến tranh có thời gian 8 tháng để chuẩn bị; từ 1/10, khi Mỹ đưa quân ồ
ạt tới vùng Vịnh cũng vẫn còn 2 tháng chuẩn bị. Với thời gian dài như vậy, nếu
khẩn trương động viên, Irắc ít nhất cũng huy động được 1 triệu người, có thể
hình thành thế răn đe khá mạnh đối với Mỹ. Nhưng đội quân thường trực của
Irắc lại không thấy tăng cường rõ rệt. Cần phải thấy rằng chiến tranh cục bộ đối
với nước mạnh là cục bộ, nhưng đối với nước yếu là chiến tranh toàn diện,
không dựa vào chiến tranh nhân dân thì không thể kháng cự được kẻ địch mạnh.
c. Công tác tuyên truyền không đầy đủ, chưa hình thành sự tập hợp lực
lượng dân tộc lớn mạnh.
Đứng trước họa ngoại xâm, Irắc tuy coi trọng tuyên truyền, nhưng động
viên chống chiến tranh lại chưa đầy đủ, chưa hình thành được khí thế của toàn
dân tộc trước kẻ thù. Trước chiến tranh, dân chúng Irắc lại còn tranh cãi nhau
về địa giới Bát đa, chuẩn bị cho hậu chiến. Ở những khu vực bị quân Mỹ-Anh
chiếm đóng, một số dân chúng đã chào đón quân Mỹ-Anh, giúp quân Mỹ hủy
hoại ảnh Hussein. Một số đơn vị quân đội khi chưa chiến đấu hoặc mới kháng cự
mang tính tượng trưng đã đầu hàng. Điều đó chứng tỏ công tác tuyên truyền
giáo dục chưa tốt.
d. Lơ là trong công tác chuẩn bị chiến trường, hệ thống phòng ngự có
nhiều lỗ hổng.



Thực tiễn chiến tranh đã chứng minh, các công trình chiến trường có thể
nâng cao đáng kể uy lực của vũ khí trang bị, làm tăng sức chiến đấu của quân
đội. Mỹ đã đúc kết, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng một loại vũ khí, nếu
có công trình chiến trường sẽ làm giảm 69% tốc độ tấn công của đối phương,
tiến được 1 km thì thương vong của bên tấn công cao gấp 1,8 lần bên phòng
ngự, xe tăng bị diệt cao gấp 1,28 lần. Khu vực phía Tây Irắc về cơ bản không có
quân đội phòng giữ, khiến bộ binh cơ giới Mỹ đánh thẳng vào quá dễ dàng.
Trong một số trận chiến đấu quanh Bát đa, không thấy Irắc có công sự phòng
ngự dã chiến hiệu quả, cũng không biết lợi dụng vật thể kiến trúc có lợi để xây
dựng thành trận địa phòng ngự kiên cố, về cơ bản không có chướng ngại vật,
không bố trí bãi mìn. Một số lượng rất lớn mìn và súng đạn lưu giữ trong kho bị
quân Mỹ tước đoạt. Trong cuộc chiến vùng Vịnh lần trước, Irắc đã rải hơn 1000
thủy lôi ở khu vực vịnh Pécxích, làm hư hỏng nặng 4 tàu chiến Mỹ; còn lần này
chỉ bố trí có vài chục quả thủy lôi, không tạo thành mối đe dọa đối với binh lực
và công tác tiếp tế hậu cần của Mỹ.
đ. Hệ thống chỉ huy bị tổn thất, mất khả năng điều hành.
Thời kỳ đầu chiến tranh, hệ thống chỉ huy điều hành của quân đội Irắc còn phát
huy tác dụng, tổ chức được một số hành động phản kích có quy mô nhất định.
Nhưng từ ngày 4/4 trở đi, có thể thấy khả năng chỉ huy quân đội của Hussein đã
suy giảm rõ rệt, chứng tỏ công tác chuẩn bị cho hệ thống chỉ huy của Irắc trước
chiến tranh không đầy đủ, trang thiết bị và khí tài thiếu thốn. Trong tình hình bị
mất liên lạc, cấp dưới thiếu khả năng ứng biến độc lập.
e. Thiếu tính chủ động chiến lược, luôn bị động để cho đối phương tấn
công.
Tấn công là cách phòng ngự tốt nhất, nhất là tác chiến trong thành phố. Nếu
Irắc biết lợi dụng khi địch tiến vào đơn độc, nhử địch vào sâu, biết lợi dụng địa
hình địa vật, tập trung lực lượng tổ chức phản kích đúng thời cơ, tiêu diệt một
bộ phận địch, rất có khả năng sẽ thay đổi được tiến trình chiến tranh. Nhưng sự
chủ động tấn công đó của phía Irăc đã không được thực hiện.
* Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) Mỹ mới đây đã công bố tài liệu

nghiên cứu “những bài học nóng hổi của cuộc chiến tranh Irắc” của Antony H.


Cordesman và Arleigh A. Burke (chủ tịch chương trình nghiên cứu chiến lược
của CSIS). Tài liệu gồm 95 trang, trong đó nêu lên “các bài học đối với liên quân
Mỹ-Anh và Irắc, và cũng nêu bật 12 sai lầm và thiếu sót của Irắc”. Sau đây là tóm
tắt các sai lầm đó:
* Chế độ Saddam Hussein thực sự độc tài, nên khi Mỹ đánh vào hầu như không
thấy có sự ủng hộ của dân chúng đối với Saddam.
* Lực lượng quân sự chồng chéo, quan liêu, tách biệt nhau: Lực lượng vũ trang,
an ninh được tổ chức chồng chéo chỉ để giám sát lẫn nhau nhằm bảo vệ an ninh
cho chế độ hơn là để sẵn sàng tác chiến. Do đó, khi chiến tranh xảy ra, ít có sự
phối hợp. Hệ thống chỉ huy, kiểm soát không liên kết và không chỉ đạo được các
lực lượng hiện có, trừ ở cấp địa phương.
* Tác động tiêu cực của trừng phạt kinh tế đối với việc hiện đại hoá quân đội.
Hơn 10 năm qua Irắc không thể nhập khẩu hay nâng cấp và đổi mới về vũ khí
trang bị. Do đó, khả năng chiến đấu kém hiệu quả.
* Công cuộc chuẩn bị chiến tranh cũng phạm phải sai lầm, chỉ nhấn mạnh tư
tưởng tử vì đạo, chứ không tuyên truyền cần chiến đấu như thế nào? chỉ coi
trọng phòng ngự đơn điệu, không chuẩn bị đối phó với đổ bộ đường không,
chống tập kích của không quân và tên lửa, thiếu chuẩn bị về kỹ thuật, chiến
thuật và khả năng tác chiến lâu dài.
* Không coi trọng huấn luyện cho một cuộc “chiến tranh không cân sức”, chỉ hô
hào tử vì đạo là không đúng với tác chiến hiện đại.
* Hệ thống chỉ huy kiểm soát, thông tin (C3) không hiệu quả, thậm chí thụ động;
tình báo kém hiệu quả không nắm được tình hình đối phương.
* Chiến thuật chiến tranh “phi quy ước” của Irắc là bất ngờ, nhưng trên thực tế
là không có hiệu quả gì đáng kể.
* Irắc không sử dụng được các vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà liên quân Mỹ-Anh
rất sợ.

* Irắc không sử dụng được địa hình tự nhiên (như đầm lầy, sông ngòi.v.v...) làm
vật cản ngăn chặn liên quân Mỹ-Anh.
* Irắc sử dụng sai loại hình tác chiến thành phố và cách tổ chức phòng thủ thành
phố.
* Không có các biện pháp bảo vệ và bảo tồn lực lượng quân sự khi bị không kích
ác liệt và dồn dập của liên quân Mỹ-Anh./.


II. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU KHIẾN CHẾ ĐỘ BÁT ĐA SỤP ĐỔ
Từ lâu nay, câu hỏi “tại sao Bát đa lại nhanh chóng thất thủ một cách bất ngờ
như vậy?” là đề tài được các nhà bình luận, học giả và nghiên cứu chính trị, quân
sự Ai Cập đề cập tới nhiều nhất trong các hội đàm, trên truyền hình, báo chí
nước này.
Trong số báo “the Egyptian Gazette” ngày 17/4, nhà bình luận chính trị nổi tiếng
Ai Cập Samir Ragab cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến chế độ Bát đa sụp đổ là
do Saddam quá kiêu ngạo và bất tài, nội dung bài viết như sau:
...Cuộc chiến tranh kéo dài 20 ngày ở Irắc cho thấy rằng Sađam không biết gì về
các vấn đề chính trị cũng như quân sự. Ông ta sống và chết như như một nhà
lãnh đạo kiêu ngạo luôn bị ám ảnh bởi những khẩu hiệu rỗng tuyếch. 32 năm
qua, Saddam đã thất bại trong việc xây dựng một quân đội và đội ngũ công chức
hay thành lập dù chỉ một viện nghiên cứu nào đó có ý nghĩa. Các kẻ thù của
Saddam vừa đánh bại ông ta nhưng trước đó đã không nghĩ rằng ông ta lại yếu
kém tới mức như vậy.
Trong số mới đây nhất, tạp chí “Newsweek” viết rằng lẽ ra Saddam đã có thể làm
chậm bước tiến của liên quân Mỹ-Anh và làm cho lực lượng xâm lược phải đổ
máu bằng rất nhiều cách khác nhau. Saddam có thể cho nổ tung hàng loạt cầu
mà lực lượng tiên phong của liên quân phải sử dụng để tiến về Bát đa. Ông ta có
thể phá hủy các đập nước và nhấn chìm các vùng đồng bằng chia cắt đoàn dài
các xe tăng và bọc thép của Mỹ, Anh bằng các cuộc tiến công mai phục pháo
binh. Lực lượng của ông ta có thể tiến công vào vô số khu vực tắc nghẽn giao

thông của lực lượng Mỹ trong ngày đầu chiến tranh cũng như khi lực lượng này
bị dồn đống lại trong khi chờ đợi vượt cầu qua sông. Ông ta cũng có thể tạo ra
một "Hỏa diệm sơn" thảm họa kinh tế nếu đốt cháy các giếng dầu ở miền Nam
Irắc. Ông ta cũng có thể dội một trận mưa chất độc xuống đầu quân Mỹ, Anh.
Tuy nhiên, mặc dù có thừa thời gian, ông ta đã không hành động gì.
Tướng thủy quân lục chiến Peter Pace, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng
liên quân Mỹ nói: "Dù là còn sống hay đã chết, ông ta (Saddam) là viên tướng tồi
nhất thế giới”.


Tạp chí “Newsweek” cũng cho rằng hệ thống thông tin giữa ban lãnh đạo
Irắc và lực lượng quân đội phân tán trên chiến trường rất hạn chế và thậm chí
tới mức hầu như không tồn tại. Người Irắc biết các máy bay Mỹ lượn trên đầu
họ sử dụng kỹ thuật công nghệ cao săn lùng từng tín hiệu điện từ phát ra. Mở
máy điện thoại di động lúc đó có nghĩa là “mời” một quả bom thông minh ném
xuống đầu mình. Khi Mỹ tiến hành ném bom dữ dội, phía Irắc phải sử dụng
phương tiện thông tin liên lạc lạc hậu là xe đạp. Các tư lênh của Saddam hoàn
toàn không biết gì về tiến trình tiến quân của Mỹ. Bởi vậy họ đã hết sức bất ngờ
và bàng hoàng khi thấy xe tăng và xe bọc thép Mỹ tiến vào Bát đa. Một lực lượng
do thám Mỹ đã được tung vào Irắc từ nhiều tháng trước khi bắt đầu chiến tranh.
Một số là người Arập, còn phần nhiều là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
được hóa trang giống như người Arập và một số trong những người này đã
dùng thuốc nhuộm bôi đen da mặt và râu để dễ bề trà trộn. Quân đội của
Saddam không hề biết gì về hoạt động của đội quân bí mật này.
Bản thân Lầu Năm Góc cũng cho rằng Saddam đã phạm phải một “sai lầm
chết người” khi ông ta lộ diện trong cuộc đi thăm một khu bị ném bom tan
hoang ở Bát đa. Hành động sơ suất này của Saddam đã giúp đội quân ngầm của
Mỹ xác định ra nơi ở của ông là khu vực Al-Mansour hiện đại ở trung tâm thủ đô
Bát đa. Lập tức nhiều nhân viên do thám, gián điệp được tung vào khu vực này
và một trong số đó đã xác định được tòa nhà mà Saddam cùng các cố vấn của

ông ta đi vào. Chỉ khoảng 45 phút sau đó, một chiếc máy bay ném bom B-2 đã
ném 4 quả bom phá boong ke hạng nặng xuống nhà này để biến nó thành đống
vụn nát và để lại một hố bom rất lớn. Người ta nót rằng sau vụ ném bom đó,
Saddam và đoàn tùy tùng của ông ta đã biến mất và các tín hiệu liên lạc của nhà
lãnh đạo này với những người khác cũng chấm dứt. Chính điều này đã dẫn tới
sự sụp đổ bất ngờ của chế độ của ông ta.
Một nguyên nhân nữa khiến chế độ Irắc nhanh chóng sụp đổ là do lực
lượng vệ binh Cộng hòa tinh nhuệ và trung thành với ông Saddam đã bị nhanh
chóng tan rã trước hỏa lực quá mạnh của không quân Mỹ, Anh. Mới đây, những
người vạch kế hoạch và thực hiện cuộc chiến tranh Irắc đã tụ họp với nhau thảo


luận về quá trình tác chiến của chiến dịch quân sự này. Họ rất hoan hỉ khi nhắc
lại các cuộc ném bom dữ dội vào lực lượng vệ binh Cộng hòa. Các cuộc ném bom
này ác liệt tới mức làm lính vệ binh Cộng hoà Irắc phải trút bỏ quân phục để
mặc thường phục rồi chạy vào ẩn náu trong các boong ke, rồi trở thành những
miếng mồi ngon cho máy Mỹ ném bom phá hủy các boong ke đó.
* CÁC TƯỚNG LĨNH AI CẬP NHÌN NHẬN VIỆC THẤT THỦ CỦA BÁT ĐA
Bị choáng váng và bất ngờ trước việc thủ đô Bát đa của Irắc thất thủ quá
nhanh chóng và không hề xảy ra một trận chiến lớn như dự đoán, nhiều tướng
lĩnh Ai Cập đang cố tìm cách giải thích hiện tượng này và trả lời các câu hỏi: Tại
sao Bát đa lại sụp đổ quá nhanh chóng như vậy? Tại sao lại không xảy ra một
trận chiến Bát đa thực sự nếu so sánh với những cuộc chiến đấu quyết liệt ở
những thành phố và địa phương nhỏ bé khác ở Irắc như Basra, Umm Qasr,
Nasiriyah, Najaf, bán đảo Faw? Vai trò của Ixraen trong cuộc chiến này là gì?...
Thiếu tướng đã về hưu Ahmed Abdel Haleem, một chuyên gia trong lĩnh
vực chiến lược quân sự, thành viện Hội đồng Ai Cập về các vấn đề đối ngoại, cho
rằng việc xảy ra ở Irắc là kết quả tất yếu của việc nội bộ Irắc bị chia rẽ nhiều
năm qua. Nhiều nhà quan sát và phân tích Arập biết rõ rằng sự đoàn kết trong
nội bộ Irắc rất mong manh, nhưng đã không công khai quan điểm của mình, bởi

lo ngại điều đó tác động tiêu cực tới đất nước Irắc anh em đang phải đối phó với
một cuộc xâm lược. Ông Ahmed Abdel Haleem biết rất rõ rằng quân đội Irắc
thực sự gặp khó khăn do thiếu vũ khí, khí tài và không được huấn luyện chu đáo.
12 năm bị cấm vận đã khiến chất lượng và khả năng chiến đấu của quân đội
Irắc sút kém rất nhiều, đẩy đội quân này tới tình trang hầu như bất lực.
Một yếu tố khác nữa là lực lượng Irắc ở các chiến trường khác nhau thiếu
những người chỉ huy có trình độ quân sự chuyên nghiệp. Điều này thể hiện rõ
trong từng trận đánh, khiến lực lượng xâm lược không cần phải có những nỗ
lực lớn. Và như vậy, trận Bát đa đã kết thúc mà không phải là một trận chiến
thực sự.
Một yếu tố quan trọng nữa làm cho quân đội Irắc nhanh chóng suy sụp là sự
trung thành của quân đội với Saddam rất yếu. Thực tế là nhiều binh sĩ đã bỏ
quân phục mặc đồ dân sự, bỏ vũ khí và vị trí chiến đấu để chạy trốn về nhà.


Ngoài ra, từ nhiều năm qua có rất nhiều người dân Bát đa, đặc biệt là người
Shiit, bị đẩy vào trình trạng kinh tế khó khăn, rất căm thù Saddam. Dưới thời
Saddam, bất chấp sự giàu có của đất nước này, người Shiit bị cô lập và bị dồn
vào các khu vực nhà ở tồi tệ thiếu thốn mọi dịch vụ. Điều đó cắt nghĩa tại sao
dân chúng lại hoan nghênh khi quân Mỹ tiến vào “thành phố Saddam”, khu vực
cư dân lớn nhất của người Shiit ở Bát đa.
Thiếu tướng về hưu Mohamed Ai Bilal, người từng chỉ huy lực lượng quân
đội Ai Cập trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cho rằng nhiều nhà phân
tích quân sự quá quan tâm tới các trận chiến đấu diễn ra ở miền Nam Irắc như
bán đảo Faw, thành phố Basra và Nasiriyah mà quên mất những cuộc không
kích và bắn phá bằng tên lửa hành trình dữ dội kéo dài suốt ba tuần liên tục ở
Bát đa. Theo cách nói quân sự, các cuộc không kích này nhằm mục tiêu "giảm
khả năng phòng thủ của Irắc". Tuy nhiên, lực lượng phòng thủ Irắc không
những chỉ bị "suy giảm", mà đã "sụp đổ" bởi các cuộc oanh kích ồ ạt và dữ dội
này. Ông cũng cho rằng việc tiến hành chiến tranh tâm lý và sự giúp đỡ của

Ixraen trong quá trình huấn luyện quân Mỹ tác chiến trong thành phố cũng góp
phần tạo ra sự sụp đổ nhanh chóng của Bát đa.
Trung tướng Saaddin el-shazili, nguyên rổng tham mưu trưởng quân đội
Ai Cập trong cuộc chiến tranh tháng 10 năm 1973 với Ixraen giành lại bán đảo
Sinai của Ai Cập cho rằng trận chiến lớn Bát đa lẽ ra là cơ hội cho người Irắc
buộc quân Mỹ phải trả giá đắt trước khi chiếm được thành phố lớn này. Tuy
nhiên, ông cho rằng dường như Mỹ đã thành công trong việc tiến hành cuộc
chiến tranh tâm lý làm sụp đổ ý chí chiến đấu của lực lượng phòng thủ Bát đa;
bởi vậy, thành phố 5 triệu dân này đã thất thủ mà không hề có sự kháng cự hiệu
quả nào.
Tướng Saaddin el-shaztli cho rằng kế hoạch trước đó của Mỹ là bao vây
Bát đa mà không công phá, vì sợ phải đối phó với một trận chiến đấu trong
thành phố có thể gây tổn thất lớn về sinh mạng cho lính Mỹ. Thậm chí kịch bản
bao vây thành phố cũng đã là một cơn ác mộng đối với họ nếu người Irắc ngoan
cường kháng cự để kéo dài trận chiến. Ông cho rằng về mặt lô gích, ngay cả việc


bao vây và bóp nghẹt Bát đa như lực lượng xâm lược mong muốn cũng là việc
hầu như không thể thực hiện được do quân số của lực lượng Mỹ ở thời điểm đó
không đủ. Và như vậy, lẽ ra họ sẽ buộc phải chờ lực lượng bổ sung là sư đoàn bộ
binh cơ giới số 4 tới.
Theo tướng Saađdin el-shazili, người Irắc thua trận Bát đa không phải là
vì lý do quân sự mà chính là vì các nguyên nhân chính trị. Ông cho rằng Bát đa
có đẩy đủ khả năng phòng ngự tốt, bởi lẽ đây là thành phố rất lớn có diện tích
275 km2, hình tròn được chia thành hai phần bởi sông Tigris. Thành phố này
được chia thành 5 quận chính: Al-Rasafa và Al-Azamiya ở bờ phía Đông sông
Tigris và Al-Karkh, Al-Kadhimiya và Al-Mahmoudiya ở bờ Tây con sông lớn này.
Quận Al-Sasafa có những đường phố dài và rộng: Al-Raheed, Al- Jumhuriya, AlKifa và Al-Sheikh, tất cả các đường phố này đều bắt đầu từ quảng trướng AlTahrir ở phía Nam. Từ quảng trường Al- Tahrir, các đường phố này trở thành
nhiều nhánh phố nhỏ khác và nối với khu vực phụ cận Al-Rumamnah thuộc khu
cư dân Karrdah ở phía Đông. Al-Azamiya nằm đối diện phần cuối đường AlKadhimiya, còn Al- Kadhimiya thì nối với Al-Azamiya bằng cầu Al- Aimmah. ở

phần bờ Tây sông Tigris, phố Al-Karkh chạy đối diện với phố Al- Rasafa và ở
phần phía Tây Al-Kazimiyal Al-Rasafa được nối với nhau bởi 5 chiếc cầu qua
sông Tigris và bao gồm các khu phố Al-Mamum, Al-Yarmuk, Al-Baya, AlWashash, Al-Hurriya, Al-Salam và khu Al-Uruba cùng với thành phố Mansur. Khu
vực Al-Mahmudiya là khu vực rộng lớn.
Những quảng trường rộng lớn và đường phố rộng ở Bát đa có thể tạo
thuận lợi cho việc sử dụng quân dù, máy bay lên thẳng và triển khai xe tăng, xe
bọc thép; tuy nhiên, chúng cũng rất thích hợp cho việc tiến hành các cuộc chiến
trên đường phố do có rất nhiều phố nhỏ và ngõ ngách.
Các khu vực ngoại thành Bát đa tương đối bị chia cắt và có thể bị cô lập. Ví dụ
“thành phố Saddam” nằm ở khu vực Al-Rasafa, có khoảng 2,5 triệu người Shiit,
nơi khu vực Al-Karkh, (ở phần phía Tây sông Tigris đối diện với Al-Rasafa và
phần Nam Al-Kadhimiya), gồm cả khu phố cũ và nhiều văn phòng của những
công ty, trường học lớn. Al-Sadun nằm ở trung tâm Bát đa có rất nhiều trung


tâm mua bán, khách sạn hiện đại và các khu chợ truyền thống. Tuy nhiên, việc có
6 cây cầu nối tiền hai bên bờ sông Tigris, gần kề các khu ngoại ô, sự chồng chéo
của các khu phố khác nhau, và mật độ dân cư đông đúc làm cao mọi quá trình
chia cắt hoặc cô lập trở thành một sự phiêu lưu nguy hiểm.
Mặc dù địa hình Bát đa thích hợp với mọi kiểu giao chiến, khả năng và thời gian
kéo dài của cuộc đối đầu ở xung quanh và trong thành phố này sẽ phụ thuộc vào
các trận đánh phòng thủ từ xa. Tuy nhiên, giống như năm 1991, Chính quyền
Irắc đã để mất sự kiểm soát và chỉ huy đối với các lực lượng vũ trang của họ và
điều này đã dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng.
Nhưng các lực lượng Mỹ-Anh đã làm thế nào thế nào để tước được khả năng chỉ
huy và kiểm soát của lãnh đạo Irắc đối với các lực lượng của mình? Trong 2
tuần đầu tiên của cuộc chiến tranh, quân Mỹ và Anh chủ yếu dựa vào ưu thế
tuyệt đối của họ về không quân đối với Irắc, cố gắng nhanh chóng hình thành
thế bao vây đối với các thành phố lớn và tránh các cuộc giao chiến thông
thường với các đơn vị vũ trang Irắc có thể làm chậm tốc độ tiến quân của mình.

Quân Mỹ, Anh chỉ đánh theo cách giảm thiểu tối đa khả năng thương vong nhằm
duy trì khả năng cơ động cao và linh hoạt.
Các lực lượng Mỹ đã tiến sát Bát đa theo 3 cánh từ phía Tây-Nam, Đông- Nam
và khu vực trung tâm. Tới tuần thứ 3, họ đã bắt đầu thay đổi chiến lược để
chuẩn bị cho chiến dịch đánh Bát đa.
Chiến lược mới nhằm duy trì khả năng mở ra mọi kiểu giao chiến thích hợp cho
trận chiến giành quyền kiểm soát Bát đa. Mục tiêu của quân Mỹ là xua tan các
đơn vị quân Irắc ở xung quanh thủ đô Bát đa và sử dụng khả năng tác chiến linh
hoạt của mình để tiến hành các cuộc đột kích chớp nhoáng. Bằng cách này, họ
tránh khả năng bị tổn thất nặng và có thể đánh giá chính xác khả năng chiến
đấu của quân Irắc, tất cả điều đó đã tạo ra yếu tố bất ngờ.
Suốt tuần lễ thứ 3, các hoạt động quân sự của Mỹ giống như việc diễn tập chuẩn
bị cho một trận chiến sẽ phải xảy ra. Các hoạt động này nhằm một số mục tiêu
chính:


Thứ nhất, sử dụng hiệu quả của hoạt động quân sự lẫn hiệu quả tâm lý của các
hoạt động đó. Các trận đánh ở sân bay quốc tế Saddam và các vùng ngoại ô phía
Nam, Đông và Tây rõ ràng nhằm mục tiêu này.
Thứ hai, tiếp tục chú trọng tới khả năng nổi loạn của người Shiit chống Chính
quyền Irắc với sự giúp đỡ của Mỹ hoặc khả năng binh biến trong quân đội Irắc.
Thứ ba, bẻ gãy ý chí kháng cự của Irắc bằng cách giúp quân Anh đột nhập vào
thành phố Basra lớn thứ hai ở Irắc và tuyên truyền rằng đã kiểm soát được
thành phố này đồng thời đánh chiếm Nasiriyah, Najaf và Karbala bất chấp tổn
thất gây cho dân chúng ở các thành phố này cũng như thiệt hại của liên quân
Mỹ, Anh.
Thứ tư, cô lập Bát đa với các vùng ngoại thành bằng các cuộc không kích và bắn
phá dữ dội bằng tên lửa. Tấn công các đơn vị Vệ binh cộng hòa tại các cửa ngõ
của Bát đa nhằm ngăn chặn các đơn vị này rút vào trong hoặc chạy thoát ra
ngoài thành phố.

Mỹ đã ném bom dữ dội nhằm làm tê liệt tinh thần chiến đấu và khả năng
kháng cự của lực lượng phòng thủ Bát đa cũng như trong giới chức và dân
chúng thành phố. Và điều này đã xảy ra đúng như dự tính của họ.
* VỆ BINH CỘNG HOÀ ĐÃ BỊ CIA “MUA CHUỘC” NHƯ THẾ NÀO?
Chiến tranh Irắc kết thúc để lại nhiều thắc mắc chưa có lời giải đáp như: “tại sao
khi tấn công, Mỹ vẫn để mạng lưới thông tin của Irắc hoạt động?” hoặc “Lực
lượng vệ binh cộng hoà bỗng dưng “bốc hơi” đi đâu dù cuộc chiến tiến chiếm Bát
đa mới chỉ bắt đầu? “. Bài phân tích dưới đây sẽ lý giải pần nào những điều kỳ lạ
trên.
* Kế hoạch dụ hàng của CIA
Rút tỉa từ những thông tin do chính các tướng lĩnh Mỹ tham chiến, tờ Sawt AlUrouba (liban) nhận định: Việc chính quyền Saddam Hussein sụp đổ một cách
nhanh chóng trong khi thương vong của lính Mỹ-Anh ở mức không đáng kể
hoàn toàn không phải nhờ may mắn hay do chênh lệch về cán cân quân sự mà là
nhờ cuộc chiến tranh tâm lý do CIA ngấm ngầm phát động từ tháng 12.2002.
Vấn đề “giải quyết Irắc bằng chiến tranh tâm lý” đã được tờ Chicago Tribune đề
cập đến vào ngày 25.2.2003. Ngày 24.3, tờ USA Today đi sâu hơn với bài viết cho
hay - tình báo Mỹ đang tìm cách liên lạc với các tướng lĩnh Irắc và giới lãnh đạo


đảng Baath để mặc cả về cuộc chiến. Phía Mỹ hứa bảo đảm mạng sống cho số
tướng lĩnh này với điều kiện - đồng ý đào ngũ hoặc tiến hành đảo chính và cam
kết không sử dụng vũ khí hoá, sinh học.
Phương tiện liên lạc, theo USA Today - tuy không biết nhà riêng, điện thoại nơi
làm việc nhưng CIA đều có địa chỉ e-mail, số điện thoại di động để liên lạc với các
tướng lĩnh Irắc và cả các thành viên gia đình họ.
Ngay cả khi bị báo chí Mỹ đặt câu hỏi “có hay không mối liên lạc giữa tình báo
Mỹ và giới lãnh đạo Irắc?” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cũng
khẳng định: “có! Tình báo Mỹ đã liên lạc với giới lãnh đạo Irắc từ nhiều tuần
qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới”.
Thế nhưng, điểm xoay của cuộc chiến “chiêu dụ” chỉ thực sự xảy ra khi lĩnh Mỹ

bắt đầu chạm trán với lực lượng Vệ binh Cộng hoà ở ngoại vi Bát đa.
* Sự thật về những “lá chắn sống”
Trước khi chiến tranh diễn ra, có 3 nhóm người Mỹ tình nguyện đến Irắc làm “lá
chắn sống”. Trong số này, CIA đã gài được vài điệp viên và tin rằng chắc chắn
những “lá chắn sống” sẽ được phía Irắc bố trí ở những nơi chiến sự ác liệt nhất
có thể xảy ra. Những điệp viên này, ngoài việc chỉ điểm vị trí của Saddam và
những quan chức thân cận, nơi cất dấu vũ khí cho máy bay Mỹ ném bom còn có
nhiệm vụ gọi điện thoại thuyết phục các tướng lĩnh Irắc quy hàng. Khi quân Mỹ
chạm trán Vệ binh Cộng hoà ở ngoại vi Bát đa, những cuộc điện thoại “chiêu dụ”
kèm nhiều lời đề nghị khá hấp dẫn bắt đầu phát huy tác dụng, theo cách gọi của
Sawt Al-Urouba đó chính là sự mặc cả đã được Rumsfeld phê duyệt.
Chi tiết của “lời đề nghị hấp dẫn” được đưa ra chiêu dụ các viên chỉ huy của Vệ
binh Cộng hoà và du kích quân Fedayeen. Theo đó, để đổi lại việc các tướng lĩnh
Irắc ra lệnh ngưng bắn và giải tán quân ngũ, phía Mỹ hứa:
- Với các tướng lĩnh cao cấp thuộc hàng tư lệnh Vệ binh Cộng hoà: sẽ cấp máy
bay và một lượng lớn tiền mặt chở đến những nơi an toàn bên ngoài Irắc. Ân xá
hoàn toàn, đảm bảo sẽ không truy tố tội danh “tội phạm chiến tranh”. Nếu có
nhu cầu, có thể cùng gia đình được định cư tại Mỹ và được cấp quốc tịch.
- Với những sĩ quan chỉ huy cấp phó sẽ cấp máy bay chở đến những vùng giải
phóng bên trong Irắc hiện chịu quyền kiểm soát của liên quân cùng một số tiền
mặt, tuy ít hơn cấp tư lệnh, song cũng rất lớn.


Bằng cách tạo ra cán cân chênh lệch, Mỹ đã giới hạn được đáng kể vai trò của
các tướng lĩnh Irắc đồng thời hạn chế được số thương vong, có thể lên đến hàng
ngàn binh sĩ nếu như Vệ binh Cộng hoà chiến đấu đến cùng.
* Vệ binh Cộng hoà bốc hơi.
Dưới đây là tư liệu viết lại cuộc mặc cả giữa một điệp viên “lá chắn sống” với các
tướng lĩnh của Vệ binh Cộng hoà thể hiện trên giấy tờ để chứng tỏ cuộc mặc cả
trên là đáng tin cậy. Tư liệu do phái viên Walid Rabbah viết độc quyền cho Sawt

al-Urouba: “Sau khi quân Mỹ tiến chiếm phi trường quốc tế Saddam, các tướng
tư lệnh Vệ binh Cộng hoà phải tập trung tại phi trường và từ đây sẽ được máy
bay đưa đi di tản. Nếu không dàn xếp được chuyến bay ở đây, một địa điểm khác
gần Bát đa sẽ được chọn – ở đó đậu sẵn 2 chiếc trực thăng Apache. Các viên phó
tư lệnh sẽ di chuyển đến dinh Cộng hoà gần phi trường. Lính Mỹ sẽ tiến đến đốt
vài phuy xăng như là có giao tranh thực sự và tuyên bố đã chiếm được dinh, sau
đó đưa những sĩ quan này đến phi trường để di tản đến địa điểm khác. Tính
mạng của tất cả những sĩ quan cao cấp cùng gia đình sẽ được đảm bảo và được
đưa đến nơi an toàn. Đổi lại, họ phải ra lệnh cho cấp dưới “không được kháng
cự” bằng cách nói dối rằng việc kháng cự sẽ tiếp diễn một cách bí mật nhằm đưa
quân Mỹ vào bẫy giăng sẵn như kế hoạch đã định”.
Chiếm được phi trường, Mỹ bắt đầu thu nạp các sĩ quan chỉ huy Vệ binh Cộng
hoà. Kết quả, số sĩ quan này giao nộp cho Mỹ toàn bộ thông tin về các vị trí quân
sự xung quanh và bên trong phi trường cũng như những đường hầm chạy thông
từ dinh thự Cộng hoà đến phi trường. Đây là những đường hầm được xây đặc
biệt cho Saddam để sử dụng phòng khi nguy hiểm.
* Cuộc mặc cả cuối cùng ở Bát đa
Sau khi kiểm soát được phi trường, quân lực Mỹ tiến hành cùng lúc 2 cuộc động
thái. Thứ nhất, đưa xe tăng tiến về Bát đa để cô lập khách sạn Palestine theo
đường vòng, không qua cầu vì đã được đảm bảo “Vệ binh Cộng hoà đã biến mất
theo kế hoạch mật”. Theo “kế hoạch mật”, các viên tư lệnh đã “lệnh” cho cấp dưới
nằm im, dụ địch vào. Thứ hai, chuẩn bị một máy bay quân sự 200 chỗ đưa các
viên tư lệnh cùng sĩ quan cấp phó Vệ binh Cộng hoà đến nơi an toàn.


Động thái thứ nhất - cánh quân tiền tiêu tiến về Bát đa được lệnh làm câm
miệng “trung tâm báo chí” ở khách sạn Palestine bằng cách không cho chuyển
tải hình ảnh, thông tin (điều này lý giải tại sao xe tăng Mỹ nã pháo vào văn
phòng của hai hãng truyền hình al-Jazeera và Abu Dhabi), dồn các phóng viên
vào một nơi kiểm soát được, không cho đi đâu cả trừ phi được lệnh của lính thuỷ

Mỹ. Họ cũng ra lệnh cắt điện, điện thoại, phá huỷ các máy phát điện để ngăn cản
việc truyền tin. Lúc đó, Mỹ mới tiến hành mặc cả với các đơn vị Vệ binh Cộng hoà
nhỏ còn lại đang cố thủ ở cây cầu Sanak với hoả lực nhẹ. Những viên chỉ huy ở
đây do bị không kích nên không đến điểm hẹn kịp giờ và đã đào thoát qua phe
liên quân bằng cách vượt cầu Sanak.
Trong số những quan chức cao cấp của Vệ binh Cộng hoà tề tựu về phi trường
Saddam – nay là phi trường quốc tế Bát đa, có mặt Tư lệnh trưởng lực lượng
Fedayeen – người chịu lệnh trực tiếp của con trai Saddam. Điều này có nghĩa
Fedayeen cũng đã “bốc hơi” cùng với Vệ binh Cộng hoà.
Trong động thái thứ hai – lúc 8 giờ tối ngày thứ 3 của cuộc tiến chiếm phi
trường, một máy bay quân sự 200 chỗ đã cất cánh. Trung tâm Chỉ huy trung
ương Mỹ cho rằng máy bay sẽ đến Mỹ qua nẻo Đức. Cùng lúc, 2 trực thăng chở
các sĩ quan cấp phó của Vệ binh Cộng hoà đến Basra, nơi đó họ sẽ gặp các lực
lượng của Anh.
Các đơn vị Vệ binh Cộng hoà chờ hoài không được lệnh chiến đấu, dần dần biến
mất vào dân chúng.
Và cuộc chiến ở Irắc đã kết thúc một cách kỳ lạ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của “Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế” (Mỹ),
10/04/2003.
2. “Báo chí Hồng Công” thời gian gần đây
3. Báo Trung Quốc “người đưa tin nhanh quốc tế”, 11/04/2003.
4. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) Mỹ “Những bài
học nóng hổi của cuộc chiến tranh Irắc”, 4/2003.
5. Tạp chí Ai Cập “Egyptian Gazêtt”, 17/4/2003.
6. “Tài liệu tham khảo đặc biệt”, TTXVN, 22+23/4/2003




×