Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG CỐNG HIẾN của COPECNICH và BRUNO CHO KHOA học THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.8 KB, 16 trang )

Cuộc cách mạng khoa học lần I
Sự xuất hiện 3 nhà khoa học:
+ Copernicus: mở đầu cho cuộc cách mạng khoa học lần I, đề ra thuyết Nhật
tâm.
+ Bruno: bảo vệ, phát triển thuyết Nhật tâm về mặt triết học.
+ Kepler: điều chỉnh lại thuyết Nhật tâm cho phù hợp với các quan sát thiên văn.
I. Đôi nét về nhà khoa học Copernicus
Nicôla Côpecnic(1473-1543) là một trong những đại biểu xuất sắc của khoa học
thời Trung cổ đã làm rung chuyển lâu đài giáo huấn của giáo hội và đặt những
nền tảng cho ngành thiên văn học hiện đại.

Nhà bác học này đã chứng minh một điều không thể tin được vào bậc nhất vào
thời đại ông: Mặt trời mà mỗi ngày người ta nhìn thấy mọc lên buổi sáng, lặn
xuống buổi chiều là một thiên thể cố định (một cách tương đối). Còn Trái Đất mà
người ta cảm thấy như cố định lại là một thiên thể chuyển động xung quanh Mặt
trời.
Côpecnic sinh tại Tôron (Torun), một thành phố Ba Lan, năm 1473, trong
một gia đình hàng hải. mồ côi từ khi còn rất trẻ, ông sống ở nhà người cậu là
Lucac Vatsencôt (Loukach Vatchencode), giáo chủ Vacmi (Warmie), một nhà
ngoại giao, một nhà yêu nước lớn và bảo vệ quyền lợi của đất nước Ba Lan, đã
cho ông một nền giáo dục tốt. Côpecnic bắt đầu học tập tại thành phố sinh quán,
sau đó học ở Đại học tổng hợp Cơravôri, tại đây ông nghiên cứu toán học, thiên
văn học, văn học Hy Lạp và La Mã. Năm 1496, ông sang Italia và ghi danh học ở


phân khoa luật giáo hội tại Bôlônhơ (Bologen). Nhưng tất cả sự mê thích của ông
lại hướng về thiên văn học. Sau đó, ông chuyên cần nghiên cứu khoa học ở Pađu
(Padoue). Nhưng theo yêu cầu bắt buộc, ông phải kế thúc học trình giáo hội đã
bắt đầu ở Bôlônhơ, và năm 1503 ông nhận bằng tiến sĩ luật giáo hội ở Đại học
Phera (Ferrare).
Người ta cho rằng, không phải không có lí do, những mê thích của ông


không mấy hướng về pháp luật học. Cũng năm này ông trở về Ba Lan bên cạnh
người cậu với tư cách là thư kí và bác sĩ. Với chức vụ thư kí bắt buộc ông phải
theo người cậu trong nhiều cuộc công du ở nước Phổ. Năm 1512, sau khi người
cậu mất, ông đến ở tại Phơrômbo (Frombork). Ông sắp đặt chỗ ở trong một cái
tháp của tường thành xung quanh giáo đường. Và chính sân thượng của tháp đã
giúp ông như một đài quan sát để nghiên cứu thiên văn.
Từ thời gian này trở đi dần dần người ta thường nghe nói đến ông, một con
người rất nhạy cảm và thân thiện, giữa những người cùng thời, ông được đánh giá
như là một nhà y học giỏi, nhà hoạt động chính trị và nhà thiên văn có tài.
Là nhà y học, ông thông suốt tất cả những xuất bản phẩm y khoa, chăm sóc
và chữa nhiều bệnh nhân trong xứ, thường là không lấy tiền. Không phải ngẫu
nhiên mà trong số những chân dung của thời đại người ta đã vẽ ông với vài cành
hoa linh lan tượng trưng cho nghệ thuật y khoa.
Như nhà chính trị, ông đã tham gia tích cực đấu tranh chống lại mệnh lệnh
của người Đức vì nền độc lập của xứ sở Vacmi. Ông đã biết củng cố Phơrômbo
trở thành bất khả xâm phạm.
Nhưng chính quan sát thiên văn mới là lĩnh vực mà Côpecnic đã cống hiến
cả tâm hồn lẫn thể xác với sự cần mẫn và kiên trì nhất. Biết bao đêm dài nhà bác
học đã nhìn bầu trời đầy sao trên tháp nhà của ông để suy đoán điều bí mật về sự
chuyển động của các thiên thể! những quan sát này đã đặt ra cho ông hai câu hỏi.
Câu đầu tiên: Vận tốc của Mặt Trời là bao nhiêu nếu trong 12 giờ nó đi qua
một đoạn đường dài như thế? (khoảng cách từ nơi Mặt Trời mọc đến nơi Mặt
Trời lặn?). Câu trả lời là: Đó là một vận tốc không thể tưởng tượng nổi!
Câu hỏi thứ hai: làm sao giải thích được sự ngoại lệ trong chuyển động của
sao hỏa mà đường đi của nó là đường xoắn chứ không phải đường cong? Ông


muốn thấu suốt sự huyền bí này. Hằng đêm, ông quan sát các vì sao và dùng một
dụng cụ thị sát rất đơn giản: gồm 3 mẩu gỗ gắn lại với nhau có các độ chia đánh
dấu bằng mực.

Qua những lần quan sát này, phát sinh một giả thuyết táo bạo: hệ thống lấy
trái đất làm trung tâm là sai lầm. Trái Đất không phải là tâm điểm của Vũ Trụ.
Chính mặt trời mới là tinh tú trung tâm, là thiên thể cố định. Các hành tinh, gồm
có trái đất quay xung quanh nó. Ngoài các hành tinh, còn có những vệ tinh quay
xung quanh các hành tinh và cùng với các hành tinh này, quay xung quanh mặt
trời. Và trái đất? nó còn xoay quanh chính nó trong 24 giờ/vòng làm cho nó có
ngày đêm và nối tiếp nhau. Côpecnic đã để ra 30 năm trời lao động quên mình để
đạt đến công thức hóa quan điểm của mình và nêu lên hệ thống mới về vũ trụ, gọi
là hệ thống nhật tâm.
Thái độ của giáo hội đối với hệ thống nhật tâm như thế nào? thời gian đầu
các giáo sĩ bỏ qua thuyết của Côpecnic vì những lí do sau:
1. Với danh nghĩa là một giả thuyết, nó không có sự nguy hiểm thật sự đối
với giáo hội.
2. Trong nửa đầu thế kỷ XVI, giáo hội bận công việc sửa đổi niên lịch. Lúc
bấy giờ Côpecnic đã nổi tiếng thông thái về môn thiên văn, năm 1514, ông và
các nhà bác học khác được mời tham gia xây dựng lịch mới mà những
nguyên tắc của nó có quan hệ chặt chẽ với việc nghiên cứu chuyển động của
các thiên thể.
Chính vì thế nên phía giáo hội cho phép và khuyến khích tất cả những khảo
cứu thiên văn học.
Côpecnic tiếp tục việc nghiên cứu và thực hiện các phép tính của mình,
trình bày các nguyên tắc của lí thuyết trong một vài tác phẩm. Các bản thảo đã
sẵn sàng và tuy vậy nhà bác học vẫn luôn do dự về việc xuất bản. Phải chăng có
nhầm lẫn nào đó trong những kết luận của ông? Nhưng, đến năm 1540, Rêtiquýt
(Rhéticus), giáo sư đại học Vittenbe (Wittenberg), đến Phơrômbo để nghiên cứu
thiên văn cùng với Côpecnic. Nhà bác học trẻ 25 tuổi bị tư tưởng sâu xa của tác
phẩm Côpecnic thu hút ông yêu cầu Côpecnic xuất bản các công trình đó. Vào
năm 1543, cũng là năm cuối cùng của cuộc đời mình, Nicôlai Côpécnic đã hoàn



thành một tác phẩm (gồm 6 tập) và đã cho xuất bản - đó là cuốn sách “Về sự quay
của thiên cầu”. Đây là một sáng tạo về khoa học và cách mạng, về nhận thức và
tư tưởng, làm đảo lộn Mô hình vũ trụ Địa tâm của Ptoleme


Theo Côpécnic thì:
Mặt Trời nằm yên ở trung tâm của vũ trụ (vì vậy được gọi là Hệ Nhật tâm
Côpécnic).
Các hành tinh chuyển động tròn quanh Mặt Trời theo cùng một chiều và
gần như trong cùng một mặt phẳng với chu kì khác nhau. Hành tinh càng xa có
chu kì chuyển động càng lớn.
Trái Đất cũng là một hành tinh. Ngoài chuyển động quanh Mặt Trời, Trái
Đất còn tự quanh quanh nó.
Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất (vệ tinh của Trái Đất).
Thuỷ Tinh và Kim Tinh có quỹ đạo chuyển động bé hơn quỹ đạo chuyển
động của Trái Đất (ở gần Mặt Trời hơn). Các hành tinh còn lại (Hoả Tinh, Mộc
Tinh, Thổ Tinh…) có quỹ đạo chuyển động lứon hơn quỹ đạo chuyển động của
Trái Đất (ở xa Mặt Trời hơn).
Về



bản, Hệ

Nhật

tâm

Côpécnic đúng với thực tế cấu trúc
của Hệ Mặt Trời trong vũ trụ. Nó cho

phép ta giải thích dễ dàng mọi đặc
điểm chuyển động nhìn thấy của các
thiên thể. Vấn đề là ở chỗ, ta đứng


trên Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời, mà
quan sát bầu trời. Chẳng hạn hình bên dưới cho phép ta hình dung chuyển động
nhìn thấy có dạng nút của một hành tinh ở ngoài Trái Đất đối với Mặt Trời (Đ là
Trái Đất, H là hành tinh).

Ngoài ra, Hệ Nhật tâm Côpécnic còn đánh dấu một bước ngoặt cách mạng
trong nhận thức của loài người cũng như trong lịch sử phát triển của ngành Thiên
văn học. Nó đã được nhiều nhà khoa học đương thời tán thành nhưng lại bị thế
lực thống trị ngăn cản vì nó đối lập với tiên đề của Kinh thánh, nó phá vỡ tiên đề
của luận điểm trong Kinh thánh cho rằng Trái Đất nằm yên và ở trung tâm của vũ
trụ.
Rêtiquýt xuất bản tác phẩm tóm lượt những thuyết của Côpecnic và năm
1543 cho in tác phẩm vĩ đại của Côpecnic: “Về chuyển động quay của các thiên
cầu”.


Lời tựa cũng do Rêtiquýt viết, đề tặng công trình lên giáo hoàng La Mã
Pôn III. Giáo hoàng ghi nhận sự trân trọng này. Khi nhà bác học già đang ốm
nặng trên giường bệnh thì có người mang đến cho ông tác phẩm của ông đã in
xong. Côpecnic đưa bàn tay lạnh của người hấp hối sờ tác phẩm của mình. Lịch
chỉ ngày 24 tháng 5 năm 1543. Người ta nói rằng khi nghe tin nhà bác học vĩ đại
qua đời, Rêtiquýt đã thốt lên: “người ấy đã mất rồi sao?. Không, chính là sự bất tử
của ông đang bắt đầu!”.
Với lời dạy của nhà
thiên văn vĩ đại Ba

Lan, một quan điểm
mới được sáng tỏa:
Quan

điểm

về

sự

thống nhất của vũ trụ.
những nhận định của
ông được các nhà bác
học thông thái nhất
thừa nhận với tất cả
lòng nhiệt thành.


Tính cách mạng của học thuyết Côpecnic về sau không được giáo hội hiểu
với tất cả tầm rộng lớn của nó. Cái nguy hiểm trong nền tảng của học thuyết đã
thúc đẩy tòa án giáo hội ban hành một đạo luật đặc biệt, kết án tác phẩm của
Côpecnic và đưa nó vào danh mục “Những sách cấm” năm 1616. Sự cấm đoán ấy
đối với tác phẩm của nhà thiên văn vĩ đại mãi đến năm 1826 mới được huỷ bỏ.
Nhân loại đã tỏ lòng biết ơn và tôn kính to lớn tưởng nhớ Nicôla Côpecnic.
Năm 1809, người ta xây đài kỉ niệm ông với tượng bán thân bằng cẩm thạch có
ghi dòng chữ: “Tổ quốc Ba Lan đã sinh ra một con người bắt mặt trời dừng lại
và làm cho trái đất chuyển động”. một đài kỉ niệm khác bằng đồng, đặt ở
Vacxava năm 1830. Trên tấm bản đá cẩm thạch, người ta đọc thấy: "tổ quốc ghi
ơn Nicôla Côpecnic”.



May mắn thay thời gian vẫn giữ lại ngôi nhà nơi đó Côpecnic đã trải qua
30 năm cuộc đời của mình. Người ta không thể không xúc động khi đến thăm chỗ
ở của ông tại Frombork, nơi đã hình thành và đề xuất một trong những phát minh


khoa học to lớn của thời trung cổ mà ý nghĩa của nó đã được Ăngghen đánh giá

rất cao.
Nhân dân thế giới đã tỏ lòng tôn kính xứng đáng đối với nhà bác học vĩ đại
người Ba Lan này. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu cuộc đời và di sản khoa
học của nhà tiên phong báo hiệu nền thiên văn học hiện đại một số đường phố
Matxcơva, gần đại học tổng hợp Lômônôxôp mang tên Nicôla Côpecnic.
Năm 1973 đã được tuyên bố là năm Côpecnic để tôn vinh kỉ miệm 500
năm ngày sinh của nhà bác học vĩ đại và được các tổ chức khoa học trên toàn cầu
chào mừng.
Hệ thống Copernic dựa trên sự quả quyết rằng trái đất quay quanh chính
nó 1 vòng trong một ngày và quay quanh mặt trời một vòng trong một năm.
Ngoài ra, những hành tinh khác cũng ở xung quanh mặt trời. Như vậy, trái đất có
sự tiến động trên trục của nó khi nó quay (cũng giống như một con vụ vừa quay
xung quanh nó, vừa quay vòng)


Hệ thống Copernic còn giữ lại một số lý thuyết xưa như những khối cầu
thật chắc mang những hành tinh và mang những ngôi sao đứng yên.
Thuyết của Copernic có ưu điểm hơn của Ptolémée là giải thích được sự chuyển
động hàng ngày của mặt trời và sao (do chuyển động của trái đất xung quanh
chính nó) và chuyển động của mặt trời hàng năm (do sự chuyển động của trái đất
quanh mặt trời). Ông giải thích được chuyển động bề ngoài có vẻ ngược của
Mars, Jupiter và Saturne và Mercure và Vénus giữ nguyên độ xa đối với mặt

trời
Ngoài ra thuyết Copernic cho một bảng thứ tự mới của các hành tinh tùy
chu kỳ quay vòng của chúng
Hệ thống Copernic khác của Ptolémée là bán kính quỹ đạo của hành tinh
càng lớn thì càng cần nhiều thời gian hơn để hành tinh đó quay một vòng quanh
mặt trời
Nhưng khái niệm về một trái đất di chuyển khó được những độc giả của
thế kỷ XVI chấp nhận để hiểu được lỳ thuyết Copernic. Có vài thuyết của ông
được chấp thuận nhưng "trung tâm mặt trời " bị bác bỏ hay không biết.
Từ năm 1543 đến 1600 ông chỉ có mười người theo ông. Phần đông họ
làm việc bên ngoài trường đại học, trong những lớp học hoàng gia. Những người
nổi tiếng nhất là Galilée, Johannes Kepler. Những người này có những lý lẽ
đặc biệt khác để ủng hộ hệ thống Copernic.
Năm 1588, nhà Thiên văn học Danemark, Tycho Brahé, nghiên cứu một
vị trí trung gian đặc biệt mà trái đất như có vẻ đứng yên và mọi hành tinh khác
quay chung quanh nó.
Năm 1633, mặc dù Galilée bị buộc tội trước tòa án La Mã nhưng có vài
triết gia thời bấy giờ vẫn chấp nhận (bên trong lòng) lý thuyết Copernic.
Khoảng cuối thế kỷ XVII khi ngành Cơ học thiên văn tiến bộ nhờ Isaac
Newton, phần đông những bác học Anh, Pháp, Hà Lan, Danemark theo
Copernic, còn những nước khác thì chống Copernic đến ngót một thế kỷ.

II. Đôi nét về nhà khoa học Giordano Bruno
Giordano Bruno (1548 - 1600) sinh ra tại thành phố Nola, vùng Campania, miền
nam Italy. Tên lúc nhỏ của Bruno là Filippo. Khi 15 tuổi, Bruno gia nhập dòng tu


Dominic và được thầy giáo đổi tên thành Giordano. Bruno trở thành thầy tu vào
năm 1572.


Bruno là một trong những người đầu tiên chịu ảnh hưởng và ủng hộ mạnh mẽ
thuyết Nhật Tâm của Copernicus. Các tư tưởng triết học, vũ trụ quan của Bruno
đi trước thời đại hàng trăm năm, ông là người đầu tiên phủ nhận hoàn toàn sự tồn
tại của các thiên cầu, đưa ra ý kiến là vũ trụ rộng vô biên, có các hành tinh chưa
được khám phá, trên đó có các sinh vật, v.v ... Từ năm 1576, để tránh bị đưa ra
tòa án dị giáo, Bruno đã rời khỏi Rome và từ bỏ dòng tu Dominic. Sau 1 thời gian
sống tại Geneva (nay thuộc Thụy Sĩ), Bruno chuyển đến Pháp. Vua Henri III đã
rất ngưỡng mộ tài năng và học vấn của Bruno và đã trở thành người bảo trợ của
ông.
Năm 1585, vì lý do chính trị và tôn giáo, Bruno rời khỏi Pháp. Trong
những năm sau đó, ông đến Đức và Czech. Có lẽ Bruno đã nghĩ rằng tòa án dị
giáo của Rome không còn chú ý nhiều đến trường hợp của mình nên đã quay lại
Italy. Tháng 3 năm 1592, Bruno đến Venice làm gia sư cho một dòng họ quý tộc.
Tuy nhiên, ông đã bị bắt giữ vào ngày 22/05/1592. Ông bị giam cầm ở
Rome 8 năm, chịu nhiều lần xét xử. Bruno đã dũng cảm bảo vệ các quan điểm
của mình đến cùng.công khai ủng hộ Hệ Nhật tâm Côpécnic . Ông còn tiên đoán


mỗi sao là một Mặt Trời và quanh các sao cũng có các hành tinh chuyển động.
Trong vô số hành tinh đó ắt phải có nhiều hành tinh giống Trái Đất của chúng ta.
Như vậy, theo Brunô, sự sống không phải chỉ có ở trên Trái Đất mà phổ biến
trong vũ trụ vô tận. Chính vì những lập luận đó mà ông đã bị kết tội phản nghịch
và đã bị giai cấp thống trị thiêu sống vào 17/2/ 1600 tại quảng trường Hoa La Mã
(thành phố Rôma của Italia).
Bruno được người đời sau xưng tụng như một tấm gương tiêu biểu cho sự
hi sinh vì khoa học, vì chân lý. Trong lĩnh vực thiên văn, tên ông được đặt cho
một crater trên Mặt Trăng.






×