Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

tài liệu tham khảo giảng dạy môn tiếng việt bổ sung cho giáo viên lớp 2 tại các trường tiểu học theo mô hình trường học mới (VNEN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.98 MB, 92 trang )

[Pick the date]

(Lý do tại sao chúng ta cần điều chỉnh các hoạt động trong sách
hướng dẫn học môn tiếng Việt lớp 2 và cách thực hiện.)

0


Lời giới thiệu

Tập tài liệu tham khảo bổ sung này được xây dựng nhằm cung cấp cho giáo viên lớp2 tại các trường tiểu
học theo mơ hình Trường Tiểu học Mới (VNEN) lý do tại sao một số hoạt động trong Hướng dẫn Học
tiếng Việt 2 cần chỉnh sửa và đưa ra những ví dụ về cách thực hiện.
Các lý do phổ biến nhất cho việc điều chỉnh những hoạt động trong Hướng dẫn Học tiếng Việt 2 gồm:


















Hoạt động không gắn kết với mục tiêu bài học;
Hoạt động thiết kế khơng phù hợp cho HĐ nhóm – ví dụ, phần lớn bài tập được thiết kế là
hoạt động cá nhân như đọc thông tin hoặc đọc bài đọc trong hoạt động đọc thành tiếng;
Hoạt động CƠ BẢN nhưng KHÔNG tạo động lực và hứng thú cho học sinh về chủ đề của bài
học HOẶC giúp học sinh xác định và củng cố kiến thức hay kĩ năng mà học sinh đã có về một
chủ đề cụ thể HOẶC giúp học sinh học kiến thức và kĩ năng mới theo cách tạo hứng thú học
tập cho học sinh;
Hoạt động cơ bản không kết nối lô gic với hoạt động cơ bản kế tiếp và HĐ thực hành;
HĐ nhằm phát triển kĩ năng đọc hiểu cho HS còn hạn chế;
Các hoạt động cịn mang tính thụ động nhiều;
Lặp lại cùng một kiểu hoạt động trong bài học;
Hoạt động nhóm lớn nhưng phù hợp cho hoạt động nhóm đơi hơn;
Tập trung nhiều vào thi đua hơn là phối hợp với nhau trong HĐ nhóm – đối với mơ hình
VNEN, sự hợp tác quan trọng hơn thi đua giữa các cá nhân trong nhóm;
Câu hỏi thảo luận là dạng câu hỏi đóng với duy nhất câu trả lời, cơ hội cho học sinh thảo
luận thực sự rất ít ỏi;
Câu hỏi cho hoạt động đọc hiểu khơng khuyến khích học sinh vận dụng kĩ năng tư duy ở
mức độ cao hơn;
Đặt câu hỏi là hoạt động duy nhất để hỗ trợ cho học sinh hiểu bài đọc trong sách – khơng
có hoạt động trải nghiệm;
Không sử dụng phương pháp dạy học là đọc to truyện tranh cho học sinh nghe; Trong hầu
hết các giờ học tiếng Việt, học sinh khơng có cơ hội được tham gia vào một câu chuyện hoàn
chỉnh – các em chỉ được giới thiệu một phần của câu chuyện trong sách hướng dẫn, khơng
phải là tồn câu chuyện có tranh minh họa.
Không sử dụng đồ dùng dạy – học để hỗ trợ cho bài học về kể lại câu chuyện nhằm tạo cho
bài học thú vị hơn và tạo nên những trải nghiệm học tập tích cực;

Trong sách Hướng dẫn Học tiếng Việt, khơng có chi tiết nào nói đến việc sử dụng đồ dùng dạy – học mà
điều này là sự mong đợi thiết yếu trong một lớp học vận dụng phương pháp dạy - học tích cực. Việc sử
dụng góc học tập tiếng Việt cũng khơng được đề cập. Những điều chỉnh đối với các HĐ nêu rõ sự cần

thiết của việc sử dụng đồ dùng dạy – học và HS có thể lấy từ góc học tập.

1


Trong lớp học mơ hình VNEN, giáo viên cần cân nhắc cách tạo một môi trường lớp học năng động hơn.
Học sinh cần được tiếp cận dễ dàng hơn với các đồ dùng dạy và học làm từ các vật liệu có sẵn tại địa
phương và có nhiều cơ hội trải nghiệm với hình thức học tập lấy trẻ làm trung tâm ở cả mơi trường
trong và ngồi lớp học. Hầu hết các bài học hiện hành trong sách hướng dẫn học tiếng Việt chỉ yêu cầu
học sinh đọc thông tin, nhắc lại thông tin, ghi nhớ thông tin, chỉ ra thông tin ở sách Hướng dẫn hoặc
viết bài vào vở.
Các hoạt động trải nghiệm cịn thiếu – ví dụ như sử dụng mũ đội đầu hình nhân vật hoặc rối cây kể lại
câu chuyện; được nghe đọc truyện trong thư viện trường hoặc bên ngoài lớp học; hoặc chơi trị chơi ơ
lấy từ nội dung câu chuyện trong bài học.
Cuốn sách tham khảo này còn cung cấp một số ví dụ về việc tại sao và cách thức giáo viên có thể thay
đổi các hoạt động trong Hướng dẫn học tiếng Việt 2 để phù hợp hơn và cũng cung cấp bản gốc đen
trắng để phô tô, phát triển tài liệu dạy và học được đề xuất cho hoạt động thay thế. Phần cuối của cuốn
sách tham khảo có bản gốc đen trắng cho các tài liệu mà giáo viên có thể sử dụng để làm đồ dùng dạy và
học với mục đích tạo cho việc học tiếng Việt trở nên hấp dẫn hơn.

2


TẬP/BÀI HỌC
Mục tiêu bài học
Hoạt động điều
chỉnh/ Trang
Lý do điều chỉnh

Bài 11A - Tập 1B

Đọc và hiểu câu chuyện “Bà cháu”
HĐ cơ bản 1. (HĐ nhóm đơi) Đọc câu dưới mỗi tranh, Tr. 16

Hoạt động thay thế

HĐ cơ bản 1. Thảo luận nhóm đơi

Xem tranh và đọc câu là HĐ dành cho cá nhân và không lôi cuốn HS tham gia
thảo luận một cách tích cực. Nếu HS muốn chia sẻ một điều gì đó về ơng/ bà
mình thì có cách thực hiện ý nghĩa hơn là yêu cầu HS chia sẻ một điều ‘’đặc
biệt” về ơng/ bà mình với bạn. Theo cách đó, HS có mục đích xác thực hơn cho
cuộc thảo luận và phù hợp hơn đối với câu chuyện của bài học.

Trong nhóm đơi, HS kể với bạn một điều gì đó về ơng/ bà mình. Sau đó, mỗi
cặp chia sẻ câu chuyện của cặp mình với các cặp khác trong cùng bàn.
Đồ dùng dạy – học
cho HĐ thay thế
Chuẩn bị khác cho HĐ

Không
Không – GV cần giám sát HĐ này để đảm bảo mỗi HS có cơ hội chia sẻ với bạn
trong khi thảo luận. HĐ này tập trung vào phát triển kĩ năng nghe cho HS.

3


TẬP/BÀI HỌC
Mục tiêu bài học
Hoạt động điều
chỉnh/ Trang

Lý do điều chỉnh

Bài 11A - Tập 1B
Đọc và hiểu câu chuyện “Bà cháu”
HĐ cơ bản 2. Thảo luận nhóm đơi, Tr. 16

Hoạt động thay thế

HĐ cơ bản 2. Đọc to chuyện “Bà cháu” với một cuốn truyện tranh khổ lớn

HĐ này cần thay đổi vì HĐ 1 được điều chỉnh và đã là HĐ thảo luận. Các HĐ cơ
bản ban đầu cần cung cấp phần giới thiệu phù hợp với một bài đọc mới và HĐ
định hướng phù hợp hơn cho bài học là đọc câu chuyện với một cuốn truyện
tranh minh họa cho bài đọc.

Đối với HĐ này, GV sẽ đọc to và cho HS xem tranh minh họa cho câu
chuyện“Bà cháu”. GV cần luyện đọc với giọng đọc khác nhau theo từng nhân
vật trong câu chuyện – đó là những đối thoại giữa cô tiên và hai đứa trẻ. GV
cũng cần cân nhắc đến cách bày tỏ cảm xúc khi người bà qua đời và phản ứng
của hai đứa cháu khi bà mất.

Đồ dùng dạy – học
cho HĐ thay thế

Chuẩn bị khác cho HĐ

Có một ý tưởng tốt là cho HS ngồi cạnh nhau trên chiếc chiếu được trải trên
sàn lớp học hoặc thư viện trường hoặc các em ngồi trên chiếc ghế nhỏ trong
khuôn viên trường để nghe GV đọc truyện. Khi HS được ngồi gần với GV như
vậy, chắc chắn rằng HS sẽ nhìn thấy rõ tranh minh họa và thưởng thức câu

chuyện.
GV cần phóng to bản gốc trắng đen trên khổ giấy A3. Phô tô trang đầu và cuối
trên giấy bìa và tơ màu những trang minh họa. Sau đó, đem đóng thành một
cuốn sách và sẵn dungd cho tiết học. (Xem bản gốc trắng đen trong trang phụ
lục đính kèm.)
GV cần bố trí chỗ ngồi cho HS trong một trạng thái thư giãn để thưởng thức
câu chuyện.

4


TẬP/BÀI HỌC
Mục tiêu bài học
Hoạt động điều
chỉnh/ Trang
Lý do điều chỉnh

Bài 11A - Tập 1B
Đọc và hiểu câu chuyện “Bà cháu”
HĐ cơ bản 5 & 6. Luyện đọc thành tiếng, Tr.18

Hoạt động thay thế

HĐ cơ bản 5. Đọc thành tiếng và sắp xếp câu theo đúng trình tự bài đọc

HĐ đọc thành tiếng từ/ cụm từ là một HĐ vô nghĩa và khơng phải là một ví dụ
cho học tập tích cực. HĐ này khơng được thiết để phát triển kĩ năng hiểu bài
đọc cho HS.

Vật liệu

Đối với bài tập này, bài đọc được chia thành những đoạn nhỏ. Mỗi nhóm có
một bộ gồm các băng giấy. Ngồi ra, nhóm cần giấy và hồ dán.
Cách thực hiện
Bước 1. Nhóm đặt các băng giấy trên mặt bàn. Mỗi thành viên trong nhóm lấy
một băng giấy.

Bước 2. Tiếp theo, từng HS đọc to câu trên băng giấy của mình cho cả nhóm.
Bước 3. Nhóm cùng sắp xếp các đoạn băng giấy theo đúng thứ tự.
Bước 4. Sau khi nhóm thống nhất cách sắp xếp này thì dán các băng giấy trên
một tờ giấy lớn và viết ựa bài đọc.
5


Bước 5. Từng HS trong nhóm lần lượt đọc to từng đoạn của bài đọc.

Đồ dùng dạy – học
cho HĐ thay thế

Không

Chuẩn bị khác cho HĐ

Giáo viên cần phô tô phiếu bài tập này trên khổ giấy A3 cho mỗi nhóm (xem
bản gốc trắng đen đính kèm.) GV cần cắt rời thành từng băng giấy, xếp các
băng giấy không theo trình tự của bài đọc và để chúng vào một bì thư hoặc kẹp
chúng lại với nhau. Mỗi nhóm cần có một tờ giấy lớn, hồ dán và bút lơng dầu.

6



Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi
nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.

Một hôm có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: “Khi bà mất, gieo
hạt đào này lên mộ, các cháu sẽ giàu sang sung sướng.”

Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo
xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.

Nhưng vàng bạc, châu báu không thay thế được tình thương ấm áp
của bà. Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã.

Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em oà khóc xin cô hoá phép cho bà sống
lại. Cô tiên nói: “Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa,
các cháu có chịu không?” Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần
bà sống lại.”

Cô tiên phất chiếc quạt mầu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc
biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu
hiếu thảo vào lòng.

7


TẬP/BÀI HỌC
Mục tiêu bài học
Hoạt động điều
chỉnh/ Trang
Lý do điều chỉnh


Bài 11A - Tập 1B
Đọc và hiểu câu chuyện “Bà cháu”
HĐ cơ bản 7. Câu hỏi đọc hiểu (HĐ nhóm), Tr.18

Hoạt động thay thế

HĐ cơ bản 7. Câu hỏi thảo luận nhóm
(Câu hỏi 1 & 2 tập trung vào cách hiểu của HS về lý do tại sao hai người cháu
đem gieo hạt và nếu trong tình huống như vậy thì các em sẽ nghĩ gì.)

Trong số 5 câu hỏi thì có 4 câu hỏi u cầu HS nhắc/ gợi nhớ lại thông tin trong
bài đọc. Chúng không phù hợp cho thảo luận nhóm vì hầu như khơng có gì để
thảo luận khi chỉ có một đáp án đúng cho câu hỏi. Các câu hỏi này cần được
thay thế để giúp cho HS có cơ hội chia sẻ ý kiến và ý tưởng của mình.

Câu hỏi 1. Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?
Câu hỏi 2. Nếu là em, em có làm như hai người cháu khơng? Vì sao?
(Câu hỏi 3 & 4 tập trung vào cách HS khám phá những điều trong cuộc sống
thực sự đem lại hạnh phúc cho mình.)
Câu hỏi 3. Tại sao hai người cháu vẫn không thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp
và thức ăn ngon?
Câu hỏi 4. Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?
GV cần viết các câu hỏi trên giấy cho mỗi nhóm. Các nhóm cần có giấy khổ lớn,
bút lơng, kéo và băng dính.
Nhóm đọc từng câu hỏi và các thành viên trong nhóm lần lượt nêu câu trả lời.
Cả nhóm cùng nghe ý kiến của bạn. Nhóm cần cử một bạn viết vào giấy lớn.
Sau khi hoàn thành thảo luận và ghi đầy đủ các câu trả lời, các nhóm dán tờ
giấy ghi câu trả lời trên tường lớp.
Giáo viên cho các nhóm một khoảng thời gian nhất định để thảo luận. Giáo
viên đi xung quanh lớp quan sát khi học sinh thảo luận để bảo đảm TẤT CẢ học

sinh đều có cơ hội phát biểu.
Đồ dùng dạy – học
cho HĐ thay thế
Chuẩn bị khác cho HĐ

Không
GV cần chuẩn bị phiếu bài tập cho mỗi nhóm – gồm có 4 câu hỏi thảo luận
(Xem bản gốc đính kèm), giấy khổ lớn và bút lơng. Nhóm cần có kéo, băng dính
giấy và để trưng bày kết quả thảo luận.

8


Phiếu bài tập HĐ cơ bản 7, Bài 11A - Tập 1B
Câu hỏi thảo luận: Đọc từng câu hỏi và viết câu trả lời của nhóm trên giấy lớn.
Câu hỏi 1. Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?
Câu hỏi 2. Nếu là em, em có làm như hai người cháu khơng? Vì sao?
Câu hỏi 3. Tại sao hai người cháu vẫn không thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp và thức ăn ngon?
Câu hỏi 4. Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?

Phiếu bài tập HĐ cơ bản 7, Bài 11A - Tập 1B
Câu hỏi thảo luận: Đọc từng câu hỏi và viết câu trả lời của nhóm trên giấy lớn.
Câu hỏi 1. Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?
Câu hỏi 2. Nếu là em, em có làm như hai người cháu khơng? Vì sao?
Câu hỏi 3. Tại sao hai người cháu vẫn khơng thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp và thức ăn ngon?
Câu hỏi 4. Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?

Phiếu bài tập HĐ cơ bản 7, Bài 11A - Tập 1B
Câu hỏi thảo luận: Đọc từng câu hỏi và viết câu trả lời của nhóm trên giấy lớn.
Câu hỏi 1. Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?

Câu hỏi 2. Nếu là em, em có làm như hai người cháu khơng? Vì sao?
Câu hỏi 3. Tại sao hai người cháu vẫn không thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp và thức ăn ngon?
Câu hỏi 4. Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?

Phiếu bài tập HĐ cơ bản 7, Bài 11A - Tập 1B
Câu hỏi thảo luận: Đọc từng câu hỏi và viết câu trả lời của nhóm trên giấy lớn.
Câu hỏi 1. Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?
Câu hỏi 2. Nếu là em, em có làm như hai người cháu khơng? Vì sao?
Câu hỏi 3. Tại sao hai người cháu vẫn khơng thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp và thức ăn ngon?
Câu hỏi 4. Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?
9


TẬP/BÀI HỌC
Mục tiêu bài học
Hoạt động điều
chỉnh/ Trang
Lý do điều chỉnh

Bài 11A - Tập 1B
Kể lại câu chuyện “Bà cháu”
HĐ cơ bản 1, 2 và 3, Tr. 21

Hoạt động thay thế

HĐ cơ bản 1. HS đọc thầm bài đọc (HĐ cá nhân)

Nghe GV đọc lại câu chuyện KHÔNG PHẢI là HĐ nhóm. Đây là HĐ cá nhân vì HS
phải nhìn vào tranh trong sách hướng dẫn để kể lại câu chuyện. Một vấn đề
nữa là trong sách hướng dẫn chỉ có 4 tranh, điều đó nghĩa là chỉ có 4 HS được

tham gia kể chuyện. Trong trường hợp nhóm có hơn 4 HS thì những em này
phải lặp lại lời kể của bạn mình hoặc ngồi nghe một cách thụ động. Với 4 tranh
trong sách sẽ không cung cấp đủ thông tin cho HS kể lại câu chuyện – cần ít
nhất là 6 tranh.

HS đọc thầm lại bài đọc để nhớ lại những sự kiện chính trong câu chuyện.
HĐ cơ bản 2. HS kể lại câu chuyện với thẻ tranh
Vật liệu: Một bộ tranh – 6 tranh, vở viết

10


Cách thực hiện
Bước 1. Nhóm đặt các thẻ tranh trên bàn và cùng phối hợp với nhau để sắp
xếp theo đúng thứ tự.
Bước 2. Mỗi HS trong nhóm lấy một thẻ tranh và viết ngắn gọn lời kể của
mình trên vở.
Bước 3. Tiếp theo, mỗi HS thực hành, cầm thẻ tranh lên và kể lại phần câu
chuyện dựa vào tranh đó.
Bước 4. Nhóm tự sắp xếp đúng thứ tự người kể chuyện theo các tranh. Bạn
nào có thẻ tranh diễn tả đoạn đầu tiên trong truyện sẽ kể đầu tiên.
Bước 5. Nhóm diễn tập kể lại câu chuyện thêm một lần nữa trước khi GV u
cầu một nhóm trình diễn trước lớp.
Đồ dùng dạy – học
cho HĐ thay thế

GV cần chuẩn bị bộ thẻ tranh cho mỗi nhóm (xem bản trắng đen gốc đính
kèm). Cần phơ tơ trên giấy bìa khổ A4 và tô màu bộ thẻ tranh.

Chuẩn bị khác cho HĐ


Mỗi HS cần có vở để viết lời kể của mình theo thẻ tranh đó.

11


12


13


14


15


16


17


TẬP/BÀI HỌC
Mục tiêu bài học
Hoạt động điều
chỉnh/ Trang
Lý do điều chỉnh


Bài 17A - Tập 1B
Đọc và hiểu bài đọc “Tìm ngọc”
HĐ cơ bản 1. Câu hỏi thảo luận nhóm, Tr. 100

Hoạt động thay thế

HĐ cơ bản 1. GV đọc to câu chuyên cho HS nghe với sách lớn “Tìm ngọc”

Các câu hỏi đều có câu trả lời rõ ràng và hầu như không tạo cơ hội cho HS thảo
luận thực sự. HS khó có thể chia sẻ ý kiến và ý tưởng với bạn vì các câu hỏi đều
thuộc dạng câu hỏi đóng và chỉ có một đáp án trả lời đúng. Mặc dù tranh có
liên quan đến câu chuyện nhưng đây không phải là HĐ được thiết kế để kích
thích sự phấn khích của HS về câu chuyện cũng như bài học.

Cuốn sách khổ lớn minh họa cho câu chuyện này là một cách hay để giới thiệu
bài đọc cho cả lớp. HS có cơ hội được xem những hình ảnh minh họa trực quan
và do đó giúp HS hiểu được những gì diễn tiến trong câu chuyện. Có rất nhiều
sự kiên diễn ra trước khi viên ngọc được tìm thấy và trao lại cho chủ nhân là
chàng trai tốt bụng.
j

Một điều quan trọng khi giới thiệu cuốn sách lớn là HS cần được ngồi ở vị trí
thoải mái và tất cả các em đều quan sát được cuốn sách khi GV lật giở từng
trang. Trước khi đọc bài đọc lần đầu tiên GV cần che tựa đề của câu chuyện.
Giới thiệu bài đọc
Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào phần minh họa của trang bìa và
thử đốn xem câu chuyện này nói về điều gì. Sau khi một vài em đốn thì giáo
viên lật phần bị che ra và học sinh kiểm tra sự dự đốn của mình có chính xác
khơng.


18


Bước 2. Giáo viên đọc bài đọc cho học sinh nghe.
Bước 3. Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ cảm nghĩ về câu chuyện.
Em thích nhất điều gì trong câu chuyện? Em thích nhân vật nào? Em nghĩ rằng
chó và mèo là những con vật dũng cảm không?
Bước 4. Bây giờ, giáo viên mời học sinh theo dõi trong sách hướng dẫn khi GV
đọc lần thứ hai.
Bước 5. Giáo viên cho học sinh thời gian đọc thầm câu chuyện trong sách
hướng dẫn.
Đồ dùng dạy – học
cho HĐ thay thế

GV thực hiện một cuốn sách lớn (Xem bản gốc trong trang phụ lục đính kèm –
Bản gốc đơn giản hơn cho GV tơ màu.)
GV cần phóng to lên khổ A3 và phơ tơ trên giấy bìa. Tơ màu các hình ảnh minh
họa. Ép nhựa trang bìa đầu và cuối để bảo quản sách tốt hơn.

Chuẩn bị khác cho HĐ

GV cần sắp xếp chỗ ngồi thoải mái cho HS và sao cho tất cả HS đều có thể nhìn
thấy trang sách dễ dàng khi GV đọc.

19


20



TẬP/BÀI HỌC
Mục tiêu bài học
Hoạt động điều
chỉnh/ Trang
Lý do điều chỉnh

Hoạt động thay thế

Bài 17A - Tập 1B
Đọc và hiểu bài đọc “Tìm ngọc”
HĐ cơ bản 5. Câu hỏi nhóm, Tr. 102
Câu hỏi này yêu cầu HS chọn một trong số ba đáp án cho sẵn và điều này có
nghĩa là HS khơng có cơ hội để diễn đạt ý kiến của mình về các nhân vật. Đây
khơng phải là một ví dụ cho học tâp tích cực hay một hoạt động phù hợp cho
nhóm.
HĐ cơ bản 5. Phân loại nhân vật
Đối với hoạt động này, giáo viên phát cho học sinh một phiếu bài tập có đầy đủ
các nhân vật trong câu chuyện và yêu cầu các em phân loại thành NHÂN VẬT
TỐT và NHÂN VẬT XẤU. (Xem bản gốc đính kèm – các nhân vật trong truyện.)
Vật liệu cho mỗi nhóm: Phiếu bài tập; Một tờ báo; Thước kẻ, bút chì, keo dán,
kéo, bút chì màu hoặc sáp màu và bút lông màu.

Cách thực hiện
Bước 1. Học sinh cắt rời từng hình nhân vật và chia cho các thành viên trong
nhóm. Tiếp theo, mỗi em sẽ tơ màu và cắt đường viền xung quanh nhân vật.
Bước 2. Học sinh dùng thước kẻ và kẻ một đường thẳng giữa tờ báo để chai
thành hai cột và vẽ một đường đường viền xung quanh tờ báo.
Bước 3. Viết NHÂN VẬT TỐT vào một cột và NHÂN VẬT XẤU vào một cột.
Bước 4. Tiếp theo, các em cùng thảo luận trong nhóm và quyết định để nhân
vật nào vào trong mỗi cột. Dán hình nhân vật vào tờ báo.

Bước 5. Mỗi nhóm sẽ trưng bày bài tập hồn thành của nhóm mình. Các nhóm
cùng đi xung quanh lớp để xem nhóm bạn có kết quả giống với nhóm mình
khơng.
Đồ dùng dạy – học
cho HĐ thay thế
Chuẩn bị khác cho HĐ

Không
GV cần phơ tơ các nhân vật cho mỗi nhóm. Nhóm cần có một tờ báo, thước
kẻ, keo dán, kéo, bút chì màu hoặc sáp màu.
21


22


TẬP/BÀI HỌC
Mục tiêu bài học
Hoạt động điều
chỉnh/ Trang
Lý do điều chỉnh

Bài 17A - Tập 1B
Đọc và hiểu bài đọc “Tìm ngọc”
HĐ thực hành 1 & 2. HĐ nhóm, Tr. 102 - 103

Hoạt động thay thế

HĐ thực hành 1. Trình tự câu chuyện – Điều gì xảy ra tiếp theo? (HĐ nhóm)


Hầu hết bài học trong sách hướng dẫn, các câu hỏi thảo luận cho phần đọc
hiểu rất hạn chế. Đa số câu hỏi chỉ có một câu trả lời. Trong câu chuyện này, có
nhiều sự kiện diễn ra theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên, khơng có hoạt
động nào tạo cơ hội cho HS chia sẻ việc hiểu biết của mình về trình tự sự kiện
trong câu chuyện.

Điều gì xảy ra tiếp theo – Học sinh nhìn tranh và câu mô tả một sự kiện trong
câu chuyện và sau đó quyết định sự kiện nào xảy ra tiếp theo.
Vật liệu: Phiếu bài tập gồm có 8 ơ trống - 4 ơ có hình ảnh và lời mơ tả một sự
kiện trong câu chuyện. Học sinh cần vẽ/ viết điều gì xảy ra tiếp theo vào 4 ơ
trống bên cạnh.
Bài tập nhóm: Để đảm bảo tất cả học sinh trong nhóm đều thực hiện bài tập,
cần cắt phiếu bài tập thành 4 phần và giao cho nhóm thực hiện.
Sau đó, khi tất cả học sinh hoàn thành trong phiếu bài tập nhỏ, các em cần sắp
xếp lại theo đúng trật tự trên tờ báo/miếng bìa/ tờ lịch cũ.
Cách thực hiện
Bước 1. Mỗi HS có một thẻ và em cần đọc to cho cả nhóm cùng nghe. Nhóm
cùng thảo luận xem điều gì xảy ra tiếp theo.
Bước 2. Khi tất cả các thành viên trong nhóm thống nhất ý kiến, một em sẽ
viết hoặc vẽ vào ơ có câu hỏi “Điều gì xảy ra tiếp theo?”
Bước 3. Tiếp tục thực hiện với những ơ cịn lại.
Bước 4. Khi hồn thành tất cả các câu hỏi trong ơ trống, nhóm cùng xem và
sắp xếp chúng theo đúng thứ tự.
Bước 5. Dán các ô trên báo hoặc giấy lớn.
Đồ dùng dạy – học
cho HĐ thay thế
Chuẩn bị khác cho HĐ

Không
GV cần phô tô phiếu bài tập cho mỗi nhóm (xem bản gốc trắng đen đính kèm).

Cắt rời thành từng ơ và ghim lại với nhau để giúp cho HS trong nhóm dễ dàng
thực hiện bài tập.

23


24


×