Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TƯỚNG LĨNH mỹ NHÌN NHẬN NHỮNG bài học THẤT bại TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.77 KB, 43 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: 12 QUYẾT ĐỊNH TAI HẠI DẪN ĐẾN THẤT BẠI Ở VIỆT
NAM
Nếu không nhìn thẳng vào những vấn đề thực chất đã đưa đến thảm hoạ
ở Việt Nam, chúng ta không thể trông đợi những kết quả tốt hơn trong tương
lai. Trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, tôi ở một vị trí rất thuận lợi : đầu tiên
là người phối hợp nhân lực, sau đó là tướng chỉ huy sư đoàn ở Việt Nam, cuối
cùng là Tư lệnh Bộ chỉ huy phát triển và huấn luyện của lính thuỷ đánh bộ. Cần
phải nghiên cứu và phân tích các quyết định liên quan đến cuộc chiến tranh và
kết quả của chúng. Mối quan tâm của tôi không phải là các quyết định ấy do ai
vạch ra, được thông qua như thế nào mà là các quyết định nào đưa lại thất bại
tai hại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam?
1. Vai trò các lực lượng quân sự Mỹ :
Trong việc vạch kế hoạch triển khai lực lượng quân sự, điều rõ ràng là
ngay từ đầu cần phải có một lực lượng nửa triệu quân ở Việt Nam. Sử dụng
ngay một lực lượng cỡ như vậy có thể đem lại thắng lợi sớm vì ta có khả năng
tiệu diệt địch và bảo đảm an ninh cho nông thôn. Nhưng mãi đến năm 1968 mới
có đủ lực lượng quân sự để hoàn thành các nhiệm vụ. Ngay từ đầu, Bộ chỉ huy
viện trợ quân sự Mỹ đã bóp méo vai trò lực lượng Mỹ; họ có xu hướng hạ thấp
yêu cầu về số quân đưa vào. Tầm cỡ lực lượng quân sự đã co lại trong năm
1964-1965. Người ta biết rằng, từ đầu Bắc Việt Nam có thực sự là 14 sư đoàn
chính quy cộng thêm các trung đoàn và tiểu đoàn chủ lực của Việt cộng. Điều
này đã bị lãng quên. Người ta dùng lý luận về chiến tranh hạn chế, về phản ứng
từng bước, về cách ăn miếng trả miếng để trình bày mục tiêu và vai trò lực
lượng quân sự Mỹ được triển khai.
2. Sự hạn chế về tiền của :
Ngân sách bổ sung của tài khóa 1965 được xây dựng với số tiền 11,2 tỷ
đô-la cần thiết để triển khai lực lượng. Các nhóm “nội các bếp núc của thượng
viện” (Senate Kitchen Cabinet) đã làm tổng thống nghĩ rằng chi tiền nhiều cho
chiến tranh sẽ đụng chạm đến chương trình xã hội vĩ đại của tổng thống-một
chương trình được coi như là cơ sở của chính quyền Johnson. Sau đó, quyết định
được thông qua chỉ cấp 1,7 tỷ đô-la của số 11,2 tỷ đô-la cần có. Hầu hết số tiền


cần thiết bị trì hoãn đến các năm sau. Việc triển khai lực lượng bị chậm lại vì số
tiền được chi hạn chế.
3. Từ chối không điều lực lượng dự bị thường trực :
13 sư đoàn thường trực của Mỹ (10 của lục quân, 3 của lính thuỷ đánh
bộ) sẵn sàng để triển khai. Tuy nhiên lực lượng hỗ trợ cần thiết ở chiến trường
cho các sư đoàn này nằm trong lực lượng dự bị thường trực. Mc Nama-ra yêu
cầu phác thảo một kế hoạch gọi là “chuyến vượt biển thứ hai” vào lúc cần thiết,
khi ấy sẽ cung cấp lực lượng dự bị. Không thể hình dung được việc triển khai các
sư đoàn thường trực mà không có pháo binh, thiết giáp, công binh, vận tải,


thông tin liên lạc, quân y, quân pháp… hỗ trợ lấy từ các lực lượng dự bị thường
trực.
Quyết định được thông qua không điều lực lượng dự bị mà tăng quy mô
gọi quân dịch để xây dựng đơn vị mới từ số không. Muốn làm điều đó cần 3 năm.
Các thành viên lực lượng dự bị thường trực được tổ chức, trang bị, huấn luyện,
được trả lương để làm công việc hỗ trợ cho các sư đoàn thường trực thì ngồi lại
trong nước. Thay thế họ là lính mới quân dịch ngày càng đông được tổ chức,
trang bị, huấn luyện vội vã để gửi đi chiến trường.
Việc gọi quá nhiều lính quân dịch gây nên sự đổ vỡ trong chính quyền kéo
theo nhiều bất công. Làn sóng di tản trốn quân dịch lan rộng. Họ đi Canađa,
Mêhicô, Thuỵ Điển… Nhiều người cho là các đơn vị thuộc lực lượng dự bị ở trong
nước trở thành thiên đường cho các tay né tránh quân dịch trú ngụ.
Việc triển khai lực lượng quân sự cần thiết bị chậm. Chiến tranh kéo dài.
Lực lượng ở Việt Nam (cả Mỹ, lẫn Nam Việt Nam) là không thích đáng chỉ đủ tự
bảo vệ nổi mình. Dòng thác báo cáo nặng về tổn thất, nhẹ về tiến bộ trong chiến
tranh, đều đặn chạy ngược về Mỹ. Xu hướng ủng hộ chiến tranh giảm đi. Mất
dần việc năng nổ đuổi theo các mục tiêu của Mỹ.
Sự rối loạn này là hậu quả việc các yêu cầu tác chiến bị đặt lên vai các đơn
vị bổ sung vừa được xây dựng bằng lính quân dịch chỉ mới trải qua một khoá

huấn luyện. Thường thì người ta gửi danh sách một nhóm đơn vị được chuẩn bị
đến Sài Gòn. Tiếp đó, bộ chỉ huy ở Sài Gòn yêu cầu, các đơn vị này lặng lẽ triển
khai. Các tư lệnh chiến trường bị hạn chế gắt gao trong việc chấp nhận và thực
hiện một chiến lược khác, dù là thích hợp hơn. Các phóng viên phản ánh điều
không vui này về nước Mỹ và hậu quả là làm giảm lòng tin.
4. Bình định ngược :
Lực lượng quân sự triển khai không thích đáng nên nhiều khu vực thiết
yếu ở Nam Việt Nam không thể được bảo vệ. Kết quả là số lớn dân chúng bị bắt
buộc rời khỏi quê hương tập trung tại các trại để được chính quyền bảo vệ. Họ
căm ghét chính phủ và người Mỹ khi họ phải bỏ nhà cửa của cải và các phương
tiện sinh sống. Họ càng mất lòng tin khi không thấy có tiến bộ trong chiến tranh.
Trong nhiều trường hợp các trại đó, chỉ được bảo vệ ban ngày. Ban đêm,
quyền kiểm soát thuộc về địch. Dân chúng buộc phải ủng hộ hay làm việc cho đối
phương. Hai phía giành giật nhau trong khu vực đều làm thiệt hại cho dân
chúng. Các cuộc hành quân “tìm và diệt” để phản ứng lại sức ép của Việt cộng
không mang lại kết quả. Trước năm 1968 không có tiến bộ thực sự trong bình
định. Đến lúc đó thì mọi điều đã quá chậm. Các sức ép trong nước Mỹ đã đưa đến
một quyết định bi thảm khác : huỷ bỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam.
5. Các khu vực đất thánh dành cho lực lượng địch :
Quân địch được cung cấp những vùng đất thánh ở Campuchia, Lào và ở
ngay Bắc Việt Nam. Kết quả là họ có thể tự do cơ động dọc 1.400 dặm biên giới.
Họ có thể tập trung lực lượng ở địa điểm và thời gian họ muốn, chọn ra những


điểm yếu của Mỹ và tiến hành tấn công vào bên trong Nam Việt Nam. Khi họ bị
đánh trả, họ liền quay về vùng đất thánh, sẵn sàng lặp lại việc làm tương tự ở
một nơi khác. Mỹ “được” một danh sách kéo dài về thương vong mà không có
tiến bộ về vấn đề này.
Để ủng hộ những ý kiến về sự trung lập của Campuchia và Lào, rồi còn sợ
Trung Quốc can thiệp nên người ta đề ra những quy định về các vùng đất thánh.

Cuộc chiến tranh đã chứng minh những khái niệm sai lầm này không có giá trị
gì. Hàng nghìn xe vận tải của quân đội Bắc Việt Nam chạy trên những con
đường ở Lào, chuyên chở đạn dược dùng để giết quân Mỹ, cảng Xi-ha-núc-vin
được sử dụng để tiếp tế cho các sư đoàn Bắc Việt Nam ở Campuchia tiến hành
đe doạ Sài Gòn. Trung Quốc chưa một lần thách thức Mỹ về các cuộc tấn công
vào các mục tiêu ở Bắc Việt Nam, mãi đến năm 1968 mơí có quyết định cho phép
tấn công để loại bỏ các vùng đất thánh.
Sự vô lý của “hội chứng đất thánh” còn mở rộng ra ngoài Campuchia và
Lào. Quân Bắc Việt Nam hoạt động trên toàn khu phi quân sự, chiếm cứ hoàn
toàn nửa phía bắc. Quân Mỹ không thể đi vào đấy. Các nhà lãnh đạo quân sự lớn
tiếng và kiên trì đề nghị phong toả cả Hà Nội để hạn chế việc tiếp tế của địch
nhưng không có hiệu quả. “Hội chứng đất thánh” cũng bao trùm ngay cả ở đó.
6. Một sai lầm ngớ ngẩn trị giá 6 tỷ đô-la : Phòng tuyến Mc Na-ma-ra
Mặc dù biết các đơn vị địch xâm nhập Nam Việt Nam qua 1.400 dặm biên
giới, một quyết định vẫn được thông qua nhằm kiểm soát ranh giới khu phi
quân sự dài 26 dặm. Hàng loạt cứ điểm được xây dựng, mỗi cứ điểm có một tiểu
đoàn. Các vị trí được bủa vây bằng dây thép gai và mìn. Giữa các cứ điểm là
hàng loạt các sen-sơ. Nhiều vị trí pháo ở phía sau để yểm trợ các vị trí tiền tiêu.
Thẻ ghi giá tiền phòng tuyến này là 6 tỷ đô-la.
Thiết kế này nhằm phát hiện và ngăn chặn xâm nhập. Nhưng đó là một sai
lầm. Kẻ xâm nhập tự do đi lại khắp nơi dọc biên giới. Phòng tuyến này không
những không cần thiết cho chống xâm nhập mà còn ngăn cản nỗ lực của quân
Mỹ đánh lại quân Bắc Việt Nam. Nguyên tắc đặt ra là ban đêm mọi người phải
về đầy đủ trong cứ điểm. Do vậy nếu cuối ngày mà các đội tuần tra đụng độ với
địch, họ được lệnh chấm dứt tiếp xúc để nhanh chóng quay về cứ điểm trước khi
trời tối nên lại bị thêm thương vong.
Năm 1968 các quy tắc đó mới thay đổi. Khi các đơn vị không bị gắn chặt
vào phòng tuyến, được thoát khỏi các cứ điểm, sử dụng theo phương thức cơ
động tiến hành tìm và diệt địch thì tinh thần của họ rõ ràng lên cao.
7. Để mặc cho Bắc Việt Nam xây dựng lực lượng phòng không :

Từ mọi nguồn, các báo cáo tình báo đều mô tả rõ ràng là Bắc Việt Nam
dồn cố gắng to lớn để lao vào xây dựng sân bay và các cơ sở phòng không. Sự
phát triển này rõ ràng mang lại hậu quả nghiêm trọng đối với mọi người và
cũng nhanh chóng nảy sinh nỗi lo lắng sâu sắc. Tuy nhiên vẫn có một quyết định
được thông qua cấm không quân và hải quân Mỹ tấn công vào các vị trí phòng


không nổi bật đó, sợ rằng những cuộc tấn công như thế có thể quấy rầy Trung
Quốc.
Kết quả cuối cùng là chính Mỹ phải đương đầu ngay với một trong những
hệ thống phòng không tốt nhất thế giới. Sau này, các ngọn đồi quanh Hà Nội trở
thành các kho chứa máy bay Mỹ bị rơi. Các nhà tù ở Hà Nội đầy rẫy phi công bị
bắn rơi của Mỹ.
8. Ngừng bắn :
Định kỳ, người ta chấp nhận các cuộc ngừng bắn. Điều này cho phép Việt
cộng “thăm lại” các vùng quen thuộc của họ. Các thời gian tạm lắng này cho
phép họ lập lại sự có mặt của họ trên các vùng rộng lớn để tiếp tế, mộ lính…
Cuộc tấn công lớn và bất ngờ vào Tết Mậu Thân đầu 1968 là đỉnh cao việc sử
dụng “ngừng bắn” của họ.
9. Ngừng pháo kích bắn rốc-két và ném bom :
Năm 1968, địch muốn đối thoại và chúng ta đồng ý ngừng pháo kích qua
khu phi quân sự nếu họ cũng ngừng bắn rốc-két vào các thành phố. Thật ra, mỗi
khi địch bị tổn thất nặng họ lại muốn đối thoại. Thế mà Mỹ lại cho họ cái họ
muốn.
Trong trường hợp này, có hai sự kiện làm minh chứng. Một là chúng ta
bắt được một kho tiếp tế (3.500 quả rốc-két) của họ ở vùng núi phía tây. Hai là
chúng ta đã thiết lập một hệ thống phản pháo cực mạnh để phá huỷ khả năng
pháo kích của họ qua khu phi quân sự. Vì không còn rốc-két để phóng nên Bắc
Việt Nam đồng ý không bắn rốc-két nữa. Từ khi họ không thể pháo kích qua khu
phi quân sự thì họ muốn chúng ta cũng đồng ý không pháo kích.

Những cuộc “ngừng ném bom” đã hạn chế việc theo đuổi cuộc chiến tranh
trên không có hiệu quả để chống lại các lực lượng địch, việc tiếp tế và các cơ sở
phòng không. Có một ví dụ, về trường hợp này. Năm 1972, địch dốc toàn bộ sức
lực mở cuộc tấn công chống lại Nam Việt Nam. Các con đường đông nghịt quân
lính và xe cộ. Máy bay chiến thuật của ta đánh trúng họ liên tục đến mức họ phải
yêu cầu một cuộc ngừng bắn. Sau đó, họ ký một hiệp định bao gồm nhiều vấn đề
với ông Kissinger trong đó có điều hứa hẹn không sử dụng đường Hồ Chí Minh ở
Lào.
Năm 1975, họ đưa hàng đoàn xe tăng, binh lính, xe tải xuôi đường mòn rõ
ràng là làm một cuộc thử nghiệm. Washington không cam kết đưa máy bay
chiến thuật sang Việt Nam - một quyết định trực tiếp dẫn đến việc địch chiếm Sài
Gòn sau đó một thời gian ngắn.
10. Buộc chặt quân đội Việt Nam cộng hoà vào địa phương :
Nguồn tài nguyên quân sự hạn chế và hội chứng “phản ứng hạn chế” của
chúng ta dẫn đến một khái niệm sai lầm trong việc tổ chức và triển khai quân
đội Sài Gòn. Nó trở thành một lực lượng địa phương. Các sư đoàn bị chôn chân
tại chỗ, mất khái niệm và vai trò một quân đội quốc gia. Chỉ có số ít được sử
dụng làm lực lượng dự bị chiến lược là quân dù và lính thuỷ đánh bộ.


Các nhà lãnh đạo quân đội Sài Gòn ít kinh nghiệm trong cuộc hành quân
lớn. Họ không có ý định tìm và diệt địch. Họ thu được một vài kinh nghiệm trong
cuộc viễn chinh ở Campuchia. Nhưng ở Lào, việc thiếu kinh nghiệm đã trở thành
một yếu tố trong thất bại thảm hại của họ.
11. Việc ngăn cản yểm trợ ở Lào :
Sau cuộc viễn chinh ở Campuchia, công việc chuẩn bị để tiêu diệt các căn
cứ quân sự Bắc Việt Nam ở Lào được thực hiện. Lực lượng được tập kết ở Khe
Sanh. Trong ý định tác chiến có vấn đề yểm trợ thông thường của Mỹ. Rủi thay,
một ngày trước khi cuộc hành quân bắt đầu, các phương tiện thông tin đại
chúng loan tin này ở Washington. Địch biết được chi tiết chính xác về lực lượng,

thời gian và địa điểm hành quân. Tệ hại hơn, tiếng phản đối ầm ầm ở quanh thủ
đô đã đưa đến những quyết định vội vã, tai hại về việc tham gia của các lực
lượng Mỹ.
Thứ nhất, một thông báo là "không có lực lượng nào của Mỹ tham gia"
trừ một vài ngoại lệ là các máy bay ném bom và trực thăng Mỹ có thể đi cùng.
Nhưng quan trọng hơn, việc yểm trợ trực tiếp cho trực thăng bị rút đi. Các toán
tuần tra thám sát tầm xa-rất cần thiết để trực thăng bay theo các đường bay an
toàn-không được lệnh hoạt động. Các toán truyền tin hướng dẫn và kiểm soát
bình thường đối với quân đội Sài Gòn bị rút đi làm các đơn vị này mất khả năng
truyền tin vô tuyến đàm thoại an toàn. Điều này có nghĩa là việc truyền tin vô
tuyến của quân đội Sài Gòn bị bỏ ngỏ cho việc nghe trộm và phá huỷ khi quân
đội Bắc Việt Nam xen vào các mạng này, với những bức điện giả.
Hậu quả là tổn thất quá lớn về trực thăng và đội bay (tôi nhớ là 120 máy
bay), tổn thất lớn nhất từ trước đến nay trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Các
phi công cảm thấy họ bay trên những đường bay không an toàn, lại do những
người Việt Nam không có kinh nghiệm điều khiển, truyền tin không an toàn, khả
năng ngôn ngữ lại hạn chế. Quân Bắc Việt Nam xen vào các mạng truyền tin này
và gây rối loạn thêm. Quân đội Sài Gòn chịu thảm bại. Các lực lượng thiết giáp
của họ bị bỏ rơi và bị đánh bại, các đơn vị ưu tú của họ bị tiêu diệt, một số chỉ
huy giỏi nhất bị giết hoặc bị bắt.
Đây là khởi đầu của sự kết thúc. Một cuộc viễn chinh của Mỹ ở Lào thắng
lợi có thể loại bỏ mối đe doạ của quân đội Bắc Việt Nam như đã làm ở
Campuchia. Nhưng những quyết định sai lầm của chúng ta làm cho điều đó
không thể thực hiện được. Thay vào đó quân đội Sài Gòn bại trận phải sớm rút
ra khỏi các khu vực quan trọng không thể giữ được dưới sức ép của quân đội
Bắc Việt Nam.
12. Việc hấp tấp, rút quân Mỹ :
Những sức ép nhằm kết thúc chiến tranh dẫn đến chương trình rút quân
hấp tấp. Thế là chúng ta đã quay lưng lại với vai trò các lực lượng quân sự Mỹ.
Năm 1969, nhiệm vụ chúng ta là tiêu diệt các lực lượng thù địch rõ ràng chưa

được hoàn thành. Có thể dự đoán trước hậu quả việc rút quân. Cùng một năm


chúng ta triển khai đầy đủ lực lượng thì lại rút quân. Đó là kết quả tích tụ của
một loạt quyết định tồi.
Sau khi Mỹ rút hoàn toàn việc yểm trợ cho Nam Việt Nam, quân đội Sài
Gòn cảm thấy bị đánh trên mọi mặt trận mà không có hy vọng cứu nguy. Cú
đánh chết người cuối cùng giáng và quân đội Sài Gòn khi Mỹ từ chối tiếp tế đạn
dược cần thiết. 60.000 tấn đạn dược sẵn có trên 6 chiếc tàu đậu ở cảng Sài Gòn
gửi trả về Mỹ năm 1972. Chiến đấu mà không có đạn dược là điều mà quân địch
không bao giờ gặp phải.
Kết luận :
12 quyết định này cùng với việc Washington ở cách xa chiến trường một
vạn dặm chỉ có thể đưa đến một kết quả : thảm bại hoàn toàn.
Tôi đồng ý với những ai tuyên bố "không có thêm những Việt Nam nữa",
nhưng lý do lại khác. Đối với tôi, "không có thêm những Việt Nam nữa" có nghĩa
là khi chúng ta tung lực lượng quân sự vào sự nghiệp bảo vệ tự do ở đâu, chúng
ta phải làm điều đó với mong muốn tuyệt đối là giành thắng lợi. Cam kết bằng
lực lượng quân sự rồi sau đó lại ngăn cản yểm trợ là phản bội người của chúng
ta. Khi đã đi chiến đấu, chúng ta phải giành thắng lợi. Hoặc như thế, hoặc ở nhà.
Nếu ru rú ở nhà trở thành chính sách của chúng ta, chúng ta sẽ sớm đơn độc
trong thế giới thù địch này.
Tài liệu gốc :
Tướng 4 sao Ray-mông ĐAVIT (lính thuỷ đánh bộ)

PHẦN THỨ II: NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÔNG ĐƯỢC THEO

Lý do cơ bản của việc triển khai lực lượng trên bộ Mỹ vào Việt Nam năm
1965 là kéo dài thời gian để Chính phủ Nam Việt Nam phải được xây dựng đến
mức như Nam Triều Tiên-có thể chống lại quân nổi dậy và dựa vào Mỹ-SEATO

trong trường hợp bị Bắc Việt Nam và Trung Quốc xâm lược.
Với cách nhìn như thế, có thể đánh giá được hiệu quả các hoạt động trên
bộ của Mỹ. Thứ nhất là việc kéo dài thời gian cho chính phủ Nam Việt Nam mà
chỉ cần tiêu phí nhân lực, tài nguyên tối thiểu của Mỹ để họ chống được nổi dậy
mà không cần quân chiến đấu Mỹ. Thứ hai là việc đánh bại các lực lượng nổi
dậy, tăng thêm sức mạnh cho chính phủ Nam Việt Nam để họ tự nhận lại trách
nhiệm bảo vệ mình. Do đó việc rút quân chiến đấu trên bộ của Mỹ có thể tăng tốc
độ. Như vậy, người ta có thể xem chiến lược tiêu hao của tướng Oét-mo-len-sẵn
sàng chịu một tỉ lệ thương vong tương đối cao trong thời gian tương đối ngắn
với hy vọng là quan niệm tác chiến của ông ta được chứng tỏ là đúng.


Lục quân Mỹ đã thất bại về cả hai mưu toan này. Nó đã dùng cạn nguồn
nhân lực với tốc độ cao, sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi. Vậy mà nó không
giành được thắng lợi nhanh chóng, không duy trì được sự ủng hộ trong nước
đối với sự có mặt kéo dài của Mỹ ở Việt Nam. Xem xét trên quan điểm này thì
phương thức tiến hành chiến tranh của lục quân Mỹ là một thất bại vì trước hết
nó không hề nhận thức được rằng chiến tranh chống nổi dậy yêu cầu có những
thay đổi cơ bản trong các phương pháp đối phó.
Chiến lược tiêu hao của MACV (Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ ở Việt
Nam) nhằm kéo dài thời gian cho chính phủ Nam Việt Nam tiêu phí khá tốn kém
nhân lực, vật lực. Nó dựa vào số lượng lớn hoả lực mà vẫn không làm giảm
thương vong của Mỹ và không làm kiệt sức địch như trong các cuộc chiến tranh
trước đây. Thực ra, MACV có ý định áp dụng chiến lược tiêu hao ở môi trường
xung đột cường độ trung bình vào xung đột cường độ thấp với hy vọng cũng
giành kết quả tương tự. Tuy nhiên, tính chất cuộc chiến tranh chống nổi dậy đã
khiến cách lựa chọn chiến lược như thế của MACV phải trả giá cao và trở thành
nguy cơ lớn vì nó đòi hỏi phải dành thắng lợi nhanh chóng trước khi công
chúng Mỹ chán ngấy gánh nặng chiến tranh.
Trước việc phát triển chiến lược của mình ở Việt Nam bằng sử dụng các

phương pháp tác chiến thắng lợi trong các cuộc chiến tranh trước, Lục quân Mỹ
đã làm hại khả năng của mình có thể đánh thắng bất cứ hoạt động nổi dậy nào
ở giai đoạn thấp với một giá chấp nhận được. Bằng cách tập trung vào việc tiêu
hao lực lượng địch hơn là đánh bại họ qua việc không cho địch tiếp cận với dân
chúng, MACV đã bỏ lỡ cơ hội có thể đánh các lực lượng nổi dậy một đòn tê liệt
với giá khá thấp để cho phép Mỹ tiếp tục có mặt về quân sự ở Việt Nam trong
trường hợp có cuộc xâm lược công khai từ ngoài vào. Nhằm tăng cao tổn thất
trong chiến đấu của cộng sản, lục quân thường bỏ qua một yếu tố quan trọng
nhất trong bất cứ chiến lược chống nổi dậy nào:dân chúng ! chiến lược tiêu hao
bắt buộc phải tiêu hao bắt buộc phải tạo ra một cách có chủ định làn sóng người
tị nạn, những chương trình làm trụi lá cây và phá hoại mùa màng, một ưu tiên
cao cho việc "đếm xác"hơn là đem lại an ninh cho dân chúng đã phá hoại tiến bộ
trong việc chống nổi dậy và cũng thất bại trước các mục tiêu chính sách của Mỹ.
Vì vậy, 3 năm sau khi triển khai lực lượng chiến đấu và 6 năm sau cam
kết đầu tiên về cố vấn quân sự, chính quyền Giôn - xơn bắt đầu định kế hoạch rút
quân. Tất cả những gì cộng sản làm lại sau cuộc tổng tấn công Tết đều biểu lộ sự
kiên nhẫn và thắng lợi sẽ thuộc về họ. Chiến lược Mỹ bây giờ toan tính rút quân
ra khỏi Nam Việt Nam thế nào cho tốt nhất chứ không phải là sử dụng quân Mỹ
thế nào để giành một thắng lợi nào đó .
Trong suốt cuộc chiến tranh, nội bộ lục quân cũng có học tập nghiên cứu.
Sau khi đưa lực lượng trên bộ vào Việt Nam năm 1965, với gợi ý của giới dân sự,
lục quân từng bước thừa nhận yêu cầu phải có quan điểm mạnh mẽ hơn về bình


định và đã góp hơn 6000 người vào cơ quan hoạt động dân sự và yểm trợ phát
triển cách mạng (CORDS) nhằm tạo dựng an ninh cho dân chúng. Tài lực dành
cho nỗ lực chiến tranh theo thời gian mà chuyển dần sang hướng chống nổi dậy.
Tuy nhiên, những thay đổi này tỏ ra rất nhỏ, rất chậm và rất ngắn ngủi so
với yêu cầu tình hình ở Việt Nam. Bởi lẽ việc học tập nghiên cứu diễn ra ở cấp
thấp của quân chủng, trong những người ở ngoài "dòng thác chính" các hoạt

động của lục quân. Các hoạt động chống nổi dậy chưa bao giờ được ưu tiên tại
bất cứ đâu gần chỗ có nhiều hoạt động chiến đấu quy ước. Chưa bao giờ mở
rộng cam kết ở mức thấp để đánh bại quân nổi dậy. Lục quân lại ít cố gắng duy
trì việc học tập nghiên cứu những gì diễn ra trong chiến tranh, đúng hơn nó xoá
bỏ những kinh nghiệm của quân chủng. Những người được đề cao là "dòng thác
chính" như các tiểu đoàn trưởng, các sĩ quan tham mưu thì kinh nghiệm của họ
trong hoạt động chống nổi dậy cổ điển rất ít. Do đó những thay đổi quá nhỏ,
quá chậm, ảnh hưởng không đáng kể trong lục quân, được duy trì trong thời
gian quá ngắn không thể có tác động đến công việc chuẩn bị cho các cuộc chiến
tranh cường độ thấp trong tương lai.
*
*

*

Trong quá trình chiến tranh Việt Nam, có nhiều quan điểm chiến lược đưa
ra để lựa chọn, một số do lục quân, một số do các quan chức dân sự. Phải chăng
nếu một trong những chiến lược này được chấp nhận sẽ tạo ra kết quả khác của
cuộc xung đột, phải chăng kết quả cuối cùng đã được sắp xếp trước như định
mệnh (giống một bi kịch nào đó của Hy Lạp) bất chấp lục quân chấp nhận chiến
lược nào? Đã có 4 sự lựa chọn cho chiến lược tiêu hao trong quá trình chiến
tranh: xâm lăng Bắc Việt Nam, xâm nhập vào Lào để bịt biên giới Bắc Việt Nam
và Nam Việt Nam; đóng chốt; tạo biên giới nhân khẩu.
Chiến lược xâm lăng Bắc Việt Nam được xem xét trong các kế hoạch trước
1965 trong trường hợp Bắc Việt Nam hay Trung Quốc công khai xâm lược Nam
Việt Nam. Chiến lược này chưa bao giờ được chính quyền Giôn- xơn thật sự xem
xét nhưng lục quân vẫn ủng hộ nó mạnh mẽ trong quá trình và cả sau chiến
tranh. Điều ẩn tàng trong quan niệm này là: Mỹ thua ở Việt Nam không phải vì
lục quân thất bại trong việc áp dụng khái niệm chiến tranh chống nổi dậy mà vì
khái niệm này không được áp dụng đầy đủ. Ý niệm này được phản ánh qua lời

tướng Tay-lo là Mỹ "không bao giờ phải đưa một người lính vào Nam Việt Nam
mà phải đi thẳng đến Hà Nội bằng đổ bộ, đường biển và đường không" như các
kế hoạch hành quân cũ đã định ra.
Chiến lược này trình bày nhiều vấn đề, không chỉ là cuộc chiến tranh với
Trung Quốc, một dự kiến mà công chúng Mỹ đã tỏ ra không ủng hộ từ chiến


tranh Triều Tiên. Mùa xuân năm 1965, quân Nam Việt Nam bị Việt cộng chứ
không phải quân Bắc Việt Nam đánh bại. Nhiều trung đoàn Bắc Việt Nam đóng
ở các tỉnh phía Bắc Nam Việt Nam chưa tham chiến. Do đó việc Mỹ có xâm lăng
Bắc Việt Nam cũng không làm thay đổi đáng kể tình trạng bất lợi ở Nam Việt
Nam. Cũng không có dấu hiệu gì chứng tỏ nếu Mỹ chiếm đóng Bắc Việt Nam sẽ
tạo ra những kết quả khác người Pháp trở lại đây năm 1946. Nghĩ tới việc Bắc
Việt Nam rút quân về các vùng thánh cũ ở Lào và Trung Quốc để tiếp tục chống
Mỹ trở thành cơn ác mộng đối với các nhà chiến lược Mỹ. Nếu thực hiện chiến
lược này, lục quân Mỹ phải duy trì quân viễn chinh ở cả hai miền Việt Nam, phải
gánh vác gánh nặng chủ yếu của chiến tranh trong thời gian vô hạn định, cùng
lúc phải có sẵn lực lượng dự trữ lớn phòng Trung Quốc can thiệp.
Một vài quan điểm của lục quân còn ủng hộ chiến tranh huỷ diệt trong
chiến lược xâm lăng Bắc Việt Nam làm tăng thêm ý niệm là quá trình học tập
nghiên cứu của lục quân đã đóng băng nếu không gọi là số không. Một khái
niệm nữa là chiến lược xâm lăng có lựa chọn không tập trung vào việc chống nổi
dậy ở Nam Việt Nam nhưng cố gắng làm cho cuộc chiến tranh phù hợp với yêu
cầu và cách làm của lục quân. Do thất bại trong việc giúp đỡ vật chất cho Nam
Việt Nam chống lại Việt cộng, những người đề xướng chiến lược xâm lăng Bắc
Việt Nam không kéo dài được thời gian hồi phục có ý nghĩa nào cho chính phủ
Nam Việt Nam để chống lại quân nổi dậy. Chắc chắn là những tổn thất của lục
quân do việc xâm lăng và chiếm đóng kéo dài Bắc Việt Nam sẽ nặng hơn những
tổn thất trong chiến lược tiêu hao. Việc mất sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối
với chiến tranh sẽ phát triển với tốc độ nhanh dần làm giảm đi triển vọng về sự

có mặt lâu dài về quân sự của Mỹ trong vùng.
Chiến lược thứ hai để lựa chọn là xâm nhập vào Lào, được biết nhiều
trong lục quân, trước tiên do cuốn sách của đại tá Sam -mơ (Summers) viết dưới
cái tên "Về chiến lược trong bối cảnh của chiến tranh Việt Nam ! Nhiều sĩ quan
coi đó là sự bảo vệ sắc sảo nhất đã được viết về vai trò của lục quân trong cuộc
chiến tranh. Sam-mơ nêu lại chiến lược xâm nhập vào Lào bằng cách kêu gọi
xem xét lại kế hoạch ELPASO do cơ quan tham mưu của MACV vạch ra cho Oétmo-len năm 1966. Kế hoạch này dự kiến một cuộc tấn công mãnh liệt của liên
quân Mỹ - Nam Việt Nam - Nam Triều Tiên vượt qua vùng cán xoong Lào, từ khu
phi quân sự đến Xa-va-na-khét giáp biên giới Thái Lan. Theo kế hoạch này, có
thể dùng lực lượng như thế phong toả không cho Bắc Việt Nam chuyển đồ tiếp tế
vào miền Nam, cô lập chiến trường và Việt cộng, để Nam Việt Nam tiêu diệt lực
lượng nổi dậy, một việc mà lục quân không nên dính líu vào. Sam -mơ cho rằng
sai lầm tai hại của lục quân Mỹ là dính líu thái quá trong chiến đấu với du kích
do đó bỏ sót mối đe doạ thực sự là quân Bắc Việt Nam. Theo ông ta, chiến lược
đích thực cho cuộc chiến tranh của lục quân bị giới dân sự bác bỏ (kế hoạch
ELPASO). Còn lục quân thì không trung thành với lý luận của mình. Thực hiện kế
hoạch ELPASO, lục quân có thể cơ động cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh và lập


một lực lượng phong toả cỡ 8 sư đoàn (5 Mỹ, 2 Nam Triều Tiên, 1 Nam Việt
Nam) dọc theo khu phi quân sự của Lào đến Xa-va-na-khét. Mỹ sẽ đảm nhận
phòng thủ chiến thuật và chiến lược từ những vị trí chuẩn bị sẵn thật tốt, do đó
giảm thương vong Mỹ xuống ít nhất. Quân đội Bắc Việt Nam - nguồn gốc của
vấn đề - sẽ bị trục ra khỏi Nam Việt Nam, để lại Việt cộng như "cá nằm chết khô
trên cạn" và tan rã dưới sức ép của quân Nam Việt Nam.
Điều đó có thể thực hiện được không? Hình như không thể được. Trước
tiên kế hoạch được tham mưu trưởng lục quân, tướng A. Giôn - xơn xem xét mùa
xuân năm 1965 và cho vào ngăn kéo khi thấy các yêu cầu yểm trợ (cần 18.000
công binh) không đáp ứng được. Rút lực lượng Mỹ để bố trí dọc theo khu phi
quân sự và ở Lào sẽ tiếp tục làm tan rã quân Nam Việt Nam. Không có lý do đủ

sức thuyết phục là tại sao quân xâm nhập không thể vòng qua lực lượng ngăn
chặn bằng cách đi qua Thái Lan? Về sự tham gia của đồng minh, xét đến sự lo
lắng của Xê-un về thương vong, chính phủ Nam Triều Tiên sẽ từ chối không để 2
sư đoàn của họ làm nhiệm vụ ngăn chặn mà để một mình Mỹ làm việc này. Cuối
cùng, việc lực lượng ngăn chặn hoạt động từ các vị trí cố định thì có khác gì Mỹ
hoạt động sau phòng tuyến Mc Na-ma-ra dọc khu phi quân sự. Những lực lượng
làm nhiệm vụ như thế thường xuyên chịu một hỏa lực quấy rối đặc biệt là pháo
binh và súng cối và cần một số lớn quân yểm trợ để duy trì các vị trí đóng chốt.
Không chắc rằng mức độ thương vong có thể thấp hơn tí nào ở Lào khi mà
những yêu cầu yểm trợ rất phiền hà. Việc thực hiện kế hoạch ELPASO sẽ không
hạn chế hoặc giảm thương vong của Mỹ, cũng không đánh bại phong trào nổi
dậy ở Nam Việt Nam. Chiến lược này chủ trương các lực lượng Nam Việt Nam
nắm lấy toàn bộ nhiệm vụ chống nổi dậy. Thời gian triển khai quân Mỹ bị kéo
dài với hậu quả xấu kèm theo về thương vong và mất sự ủng hộ của công chúng
Mỹ đối với chiến tranh.
Hai sự lựa chọn còn lại về chiến lược đều muốn thay đổi việc sử dụng
nguồn tài lực, không nhấn mạnh đến loại chiến tranh mà lục quân ủng hộ, mà
nhấn mạnh đến các hoạt động chống nổi dậy. Như vậy sự lựa chọn chiến lược có
thể coi là việc chia phần những tài lực khác nhau của lục quân chống các mối đe
doạ đến an ninh của Nam Việt Nam từ bên trong (nổi dậy) và bên ngoài (Bắc
Việt Nam). Giới lãnh đạo lục quân thì nặng nề về ủng hộ chống mối đe doạ bên
ngoài trong khi thực chất cuộc xung đột lại đòi hỏi hướng về chống mối đe doạ
bên trong.
Chiến lược đóng chốt mà đại sứ Tay-lo đề xuất trong những tháng khủng
hoảng đầu năm 1965 và nhiều người khác như G. Bôn (G. Ball), R. Giôn-xơn (R.
Johnson)… ủng hộ. Chiến lược này đòi hỏi giới chính trị thừa nhận rằng người
Nam Việt Nam phải giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh. Vai trò hiệu qủa
nhất của Mỹ là giúp đỡ quân đội Nam Việt Nam bằng cách kiểm soát các khu
vực ven biển đông dân. Quân đội Nam Việt Nam chống lại quân du kích ở sâu



bên trong lãnh thổ trong khi quân Mỹ ở các chốt ven biển bảo vệ căn cứ chống
lại các cuộc tấn công của địch. Khi quân cộng sản tập trung lực lượng lớn tạo cơ
hội để đánh trận quyết định, Mỹ sẽ đưa quân đến tiêu diệt. Những người ở bộ
Ngoại giao tán thành chiến lược này, chỉ ra rằng Mỹ phải thừa nhận là quân
địch có thể không chịu bó tay trước chiến lược này mà họ thấy sẽ bị tổn thất vì
hoả lực Mỹ. Xem xét đến tính chất cuộc xung đột thì các lực lượng Mỹ không thể
dành được chiến thắng cho Nam Việt Nam cũng như lục quân Mỹ không thể bị
các họat động của cộng sản đuổi ra khỏi Nam Việt Nam. Chiến lược đóng chốt
buộc phải chấp nhận tình trạng tiến thoái lưỡng nan này với cái giá thấp nhất
về thương vong cũng như về tài lực của Mỹ. Tất nhiên nó có thể bảo đảm cho
Nam Việt Nam lấy lại hơi sức và giành lại quyền kiểm soát nông thôn từ tay
cộng sản.
Những người chỉ trích chiến lược này cho rằng nó sẽ đưa quân Mỹ tiếp
xúc quá gần gũi với người Nam Việt Nam có nguy cơ làm cho dân chúng căm
ghét Mỹ do những khác biệt về văn hoá. Quân Mỹ có thể phát triển tâm trạng
đồn trú, mất đi tính xông xáo chiến đấu nếu họ buộc phải đóng chốt, chiến lược
này còn bị phê phán là bỏ qua lợi thế của lục quân Mỹ là hoả lực và cơ động, rất
tốt trong việc chống lại du kích. Cuối cùng chiến lược này có thể làm mất thế chủ
động về thời gian và địa điểm đánh địch.
Những người ủng hộ chiến lược này trả lời phê phán trên rằng ở vào tình
thế bí thì các "chốt" sẽ kéo dài được thời gian tồn tại cho Nam Việt Nam với giá
thấp về thương vong và tài lực Mỹ. Bằng cách giữ an ninh cho các vùng đông
dân, lục quân đã làm suy yếu lực lượng nổi dậy, do đó Nam Việt Nam có thể
nhanh chóng xử lý quân nổi dậy bằng sức ép của họ. Còn sự mâu thuẫn và xung
đột về văn hoá thì giải quyết bằng cách đóng ít quân hơn và mức độ yểm trợ
thấp hơn.
Việc lo sợ quân Mỹ phát triển tâm trạng đồn trú và không sử dụng được
lợi thế về hoả lực và cơ động phản ánh sự nhận thức thiếu sâu sắc tính chất cuộc
chiến tranh nổi dậy. Chương trình hoạt động bằng các trung đội lùng sục của

lính thuỷ đánh bộ cùng mối đe doạ thường xuyên của các hoạt động phá hoại,
khủng bố chứng tỏ trong cuộc chiến tranh này không có những khu vực hậu
phương. Đại sứ Tay-lo gợi ý rằng quân Mỹ hoạt động trong bán kính 50 dặm
quanh chốt của họ thì lục quân sẽ bị thử thách liên miên chứ không còn tâm
trạng đồn trú.
Chiến lược tiêu hao đặt trên nền tảng các cuộc hành quân không vận vào
căn cứ địch rồi nhanh chóng quay về căn cứ đã tạo ra tâm lý đồn trú cho Mỹ
được gán cho cái tên "bệnh loạn tâm thần căn cứ hỏa lực". Về hoả lực và cơ
động thì chỉ có hiệu lực trong trường hợp quân Bắc Việt Nam và Việt cộng tập
trung để tiến hành cuộc tấn công vào dịp lễ Phục sinh 1972.


Chiến lược đóng chốt đã tạo được thuận lợi để kéo dài thời gian cho Nam
Việt Nam với giá rẻ hơn cái giá của chiến lược tiêu hao. Qua triển vọng thương
vong của Mỹ sẽ giảm đi và mức độ chi phí ít hơn sẽ có thể cho thấy khả năng
công chúng Mỹ ủng hộ cuộc chiến tranh hơn. Bằng việc bảo đảm an ninh cho
dân chúng qua các cuộc hành quân lớn, chiến lược này góp phần nhiều hơn vào
việc làm tê liệt lực lượng nổi dậy bằng cách làm giảm nguồn tiếp tế tại chỗ của
Việt cộng.
Sự lựa chọn cuối cùng về chiến lược được đề xuất trong quá trình chiến
tranh là chiến lược biên giới nhân khẩu do cơ quan những vấn đề quốc tế của Bộ
quốc phòng đề xuất trong dịp xảy ra cuộc tấn công Tết 1968. Những người đề
xuất được cái lợi là đã qua 3 năm Mỹ dính líu vào tác chiến trên bộ ở Nam Việt
Nam. Phương pháp tốt nhất để xem xét chiến lược này là hãy coi nó như chiến
lược đóng chốt mở rộng. Về cơ bản, nó chủ trương làm cho cộng sản không lấy
được tài lực từ dân chúng. Khác ở chỗ quân Mỹ không triển khai ở các chốt mà
sẽ đóng dọc theo toàn bộ đoạn hẹp của đồng bằng ven biển đông dân chạy từ
khu phi quân sự đến Sài Gòn. Mục đích là nối liền các chốt được đề nghị từ đầu
thành một vành đai liên tục. Nhiệm vụ ưu tiên của lực lượng Mỹ trên bộ là : thứ
nhất - bảo đảm an ninh và bình định vùng đồng bằng ven biển đông dân, thứ hai

- tiến lên lập biên giới nhân khẩu, phân chia vùng đồng bằng ven biển đông dân
với vùng phía trong thưa dân nhằm cô lập quân nổi dậy với nhân dân. Các đơn
vị lực lượng đặc biệt sẽ đột kích qua bên kia "biên giới", phát hiện ý đồ tập trung
lực lượng của địch để tấn công khu vực đông dân. Các đơn vị vừa đủ của quân
chính quy được giữ làm dự bị, làm nản ý định của địch mở cuộc tấn công quy
ước lớn để chống lại chương trình bình định.
Các lời phê phán chiến lược này cũng giống như phê phán chiến lược
đóng chốt. Sự chống đối cũng tập trung vào các mối lo ngại của lục quân: phải
chiến đấu gần các vùng đông dân, quyền chủ động sẽ chuyển sang tay địch (như
một Tết Mậu thân trong tương lai) và để ngỏ khả năng vài thị xã xa xôi hẻo lánh
có thể bị quân cộng sản đánh chiếm.
Những người đề xuất chiến lược này cho rằng nếu dồn các lực lượng từ
các vùng dân cư thưa thớt về thì dân chúng sẽ được bảo vệ tốt hơn. Thêm vào
đó, các cuộc tấn công kiểu Tết trong tương lai của địch sẽ khó được vạch ra và
thực hiện hơn do đồng minh đã triển khai lại lực lượng và do bức màn dày đặc
các toán đột kích tuần tra dọc biên giới nhân khẩu. Nếu cộng sản định chiếm
một vài thị xã xa xôi hẻo lánh, họ sẽ chịu thiệt hại nặng. Như ở Khe Sanh, những
điểm cố thủ bị bao vây như thế - nếu cần sẽ được giải toả bằng cách sử dụng hoả
lực và cơ động của Mỹ. Nếu địch muốn trụ lại và chiến đấu giữ quyền kiểm soát
thành phố, họ phải đối phó với những cuộc hành quân của Mỹ được trang bị tốt
hơn so với quân cộng sản. Hoặc do một lý do nào đó mà phải bỏ một thành phố
hẻo lánh cho địch còn tốt hơn là bỏ ngỏ những khu vực đông dân. Càng nhiều


khu vực đông dân nằm dưới quyền kiểm soát của đồng minh thì quyền chủ động
- đang nằm trong tay quân nổi dậy - sẽ nhanh chóng chuyển sang tay chính phủ
Nam Việt Nam.
Với những lý do trên, chiến lược biên giới nhân khẩu đem lại nhiều lợi thế
hơn chiến lược xâm lăng. Nó nhấn mạnh việc đánh bại mối đe doạ của quân nổi
dậy hơn, so với cả chiến lược đóng chốt. Nó không xoá bỏ vai trò các đơn vị chủ

lực của lục quân mà ít nhấn mạnh vai trò này so với các đơn vị nhẹ chiến đấu
trong các cuộc hành quân an ninh. Tấn bi kịch là bản chất cuộc chiến tranh yêu
cầu trước hết và trên hết phải nhấn mạnh đến mối đe doạ bên trong đối với sự
ổn định và tính hợp pháp của chính phủ Nam Việt Nam. Dù người ta có nêu mối
đe dọa bên ngoài là rất đáng sợ và cho rằng không có mối đe dọa cuả quân nổi
dậy thì quân đội Nam Việt Nam - có sự ủng hộ của Mỹ - sẽ là lực lượng răn đe
đáng gờm đối với quân Bắc Việt Nam.
Tóm lại, các chiến lược tiêu hao, xâm lăng, xâm nhập đều nhấn mạnh việc
sử dụng tài lực của lục quân để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cường độ
trung bình. Lục quân Mỹ ủng hộ các chiến lược này không có gì là bất ngờ. Tuy
nhiên, trong chống nổi dậy, việc giành thắng lợi trong các trận đánh lớn không
phải là điều quyết định trừ phi lại tiếp tục đánh bại quân địch, phá hủy hạ tầng
cơ sở của họ. Do không coi trọng đúng mức các khía cạnh của cuộc chiến tranh
nổi dậy, do đã chấp nhận và coi trọng chiến tranh quy ước, lục quân Mỹ đã vung
phí sự ủng hộ chiến tranh tại Mỹ trong khi lại không đánh bại được mối đe doạ
từ bên trong đối với Nam Việt Nam. Việc áp dụng chiến lược không đúng chỗ
này đem lại kết quả mỉa mai là vào năm 1972- một lần nữa vào năm 1975 - khi
quân cộng sản chuyển sang các hoạt động tác chiến kiểu chiến tranh quy ước thì
cả chính quyền và lục quân Mỹ đã mất sự ủng hộ của công chúng để tham gia
sâu hơn vào chiến tranh. Do đó, trong tiến hành chiến tranh, chính lục quân
không được chuẩn bị, để mất thời cơ giành chiến thắng.
Người ta đã đi đến kết luận không thể tránh khỏi là nếu lục quân đã học
được những bài học nào đó từ Việt Nam thì đó chính là những bài học sai lầm.
Ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam, lục quân bị vỡ mộng nhiều hơn khi ra khỏi
cuộc chiến tranh Triều Tiên. Nó cảm thấy cay đắng đối với giới lãnh đạo chính
trị, đã cam kết đưa nó vào cuộc xung đột và rồi lại bỏ rơi nó. Với công chúng Mỹ,
nó cũng cảm thấy như thế. Họ tức giận vì bị đẩy đi chiến đấu trong cuộc chiến
tranh theo điều kiện của địch chứ không phải của chính mình.
Cũng như thời kỳ sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc lục quân đang
xây dựng các "barie" để tránh tiến hành một cuộc chiến tranh Việt Nam khác.

Kết quả là không chịu hiểu biết hơn về cách tiến hành chiến tranh chống nổi dậy
như thế nào trong các phạm vi xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự đã tạo thành
hình thức xung đột ấy mà lục quân lại muốn biến đổi nó thành một cái gì đó mà
nó có thể điều khiển được. Điều bất hạnh là lục quân áp dụng bài học ở Việt


Nam, kẻ địch của Mỹ sẽ không chơi với chỗ mạnh quân sự của Mỹ mà họ sẽ khai
thác những chỗ yếu của Mỹ.

Tài liệu gốc: Thiếu tá A.F.KREPINEVICH (lục quân) Paths Untaken…

PHẦN THỨ III: VAI TRÒ QUÂN SỰ CỦA MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH 25
NĂM CỦA VIỆT NAM
I. Đánh giá những hoạt động quân sự Mỹ.
Mỹ đã điều khiển và tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ 1962 đến
1969, nói chung là không đến nỗi tồi. Từ năm 1969 cho đến khi người lính cuối
cùng của Mỹ rút khỏi Việt Nam (8 -1972), hoạt động quân sự giảm dần. Việc
phát hiện ra nạn nghiện ma tuý lan tràn trong lính Mỹ ở Việt Nam mùa xuân
năm 1970 đã báo hiệu trước nguy cơ về tinh thần kỷ luật rệu rã. Thỉnh thoảng
lại có vụ tấn công làm "tan xác" cấp chỉ huy, đúng là những dấu hiệu của sự sa
sút tinh thần, trở thành vấn đề phải quan tâm sâu sắc.
Những tuyên bố của các quan chức cấp cao ở Mỹ, kể cả các thượng nghị sĩ
chống lại sự dính líu vào Việt Nam, tác động nghiêm trọng đến lính Mỹ ở chiến
trường, làm nguy hại trầm trọng đến tinh thần của họ. Nó tác động đến cả thái
độ của tù binh Mỹ bị giam ở Bắc Việt Nam. Nó thể hiện qua con số tù binh bị tố
cáo là đã cộng tác với đối phương cao hơn so với những năm đầu của cuộc
chiến.
Đã có những lời ngợi khen các hoạt động của quân đánh bộ, cơ bản là lục
quân Mỹ. Theo truyền thống, lính thuỷ đánh bộ trao nhiều trách nhiệm và quyền
hạn hơn cho hạ sĩ quan. Đó là một nguyên tắc cố hữu hợp lý mà lục quân đã làm

ngược lại: họ giao phó cho sĩ quan cấp uý gánh vác quá nặng. Vì vậy, sĩ quan
không giám sát thích đáng hạ sĩ quan. Các sĩ quan cấp cao không khi nào biết
được điều gì đã xảy ra trong hàng ngũ binh sĩ, do đó không chăm sóc binh sĩ của
họ một cách thích đáng.
Cuộc tấn công bằng không quân do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương điều
khiển, không ít thì nhiều đã tách rời cuộc chiến tranh ở Việt Nam do tư lệnh Mỹ
ở Việt Nam chỉ huy. Cuộc tấn công bằng không quân ở Bắc Việt Nam cũng gồm 2
chiến dịch khác nhau : đánh các mục tiêu ở Bắc Việt Nam và đánh đường tiếp tế
qua Lào. Hai chiến dịch đó thường chồng chéo lên nhau về địa lý, vì lực lượng
không quân tham gia, có bộ phận đóng ở Việt Nam, có bộ phận ở tàu sân bay
ngoài biển Đông. Không có thống nhất chỉ huy thật sự. B - 52 tham gia đánh phá
nhưng lại do Bộ chỉ huy không quân chiến lược (SAC) điều hành.


Không quân của hải quân (tàu sân bay) và không quân chiến thuật (trên
đất liền) phối hợp hoạt động rất khó, vì phương thức hoạt động và học thuyết
của hải quân và không quân khác nhau. Hệ thống liên lạc và trang bị của hai
quân chủng cũng khác nhau. Thông thường họ không được huấn luyện để hoạt
động phối hợp. Hoả lực phòng không của Bắc Việt Nam dày đặc và ghê gớm
nhất mà lực lượng không quân Mỹ chưa từng gặp trong lịch sư chiến tranh.
Bom " tinh khôn" đưa vào sử dụng trong giai đoạn chót của cuộc chiến là một lợi
thế quan trọng nhưng tổn thất về máy bay và đoàn phi hành vẫn lên cao. Thời
tiết xấu và địa thế hiểm trở cũng là điều bất lợi. Cuối cùng, phải thay đổi cả các
quy tắc chiến đấu vẫn áp dụng từ trước đến nay.
Vấn đề nảy sinh từ các cuộc tấn công của không quân là, nếu nó được tiến
hành từ các căn cứ ở đất liền, có phương tiện phục vụ lâu dài mới thuận lợi.
Đằng này, máy bay phải xuất phát từ các tàu nổi, không ở vị trí hoạt động lâu
ngày. Do đó các nhóm tàu sân bay đặc nhiệm gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tu bổ định kỳ. Cho đến nay ảnh hưởng bất thường này vẫn gây tác động trong
hải quân. Việc không quân của lính thuỷ đánh bộ tự yểm trợ lực lượng của mình,

ngoài vấn đề đáng ca ngợi, còn có việc không khai thác được khả năng cơ động
của trực thăng. Trong khi đối phương bao vây vị trí Khe Sanh năm 1967, tướng
Oét-mo-len cử tư lệnh không đoàn số 9 chỉ huy tất cả hoạt động không quân của
mọi quân chủng để yểm trợ cho lính thuỷ đánh bộ. Quân lính thuỷ đánh bộ đã
kịch liệt phản đối vì họ chống lại mọi mưu toan đặt một bộ phận kiểm soát bên
ngoài xen vào giữa thành phần quân đánh bộ và thành phần không quân yểm
trợ riêng của họ.
Mọi hoạt động hành quân sẽ không đạt kết quả nếu tin tức tình báo thiếu
chất lượng. Do đó, chúng ta hãy xem xét vắn tắt hoạt động tình báo của Mỹ ở
cấp quốc gia cũng như ở cấp chiến trường. Với tổng thống và các nhà làm chính
sách ở Oa-sinh-tơn thì có quá thừa các bản nghiên cứu và ước tính tình báo về
Việt Nam. Nhiều nguồn cung cấp như toà đại sứ Mỹ, cơ quan tình báo khu vực,
Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ (MACV), Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và vô số cơ
quan tình báo ở Oa-sinh-tơn.
Cộng đồng tình báo ở Oa-sinh-tơn gồm : giám đốc Trung ương tình báo
(DCI) và cơ quan tình báo thuộc quyền, cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng và Lầu
Năm Góc (DIA), các cơ quan tình báo của các quân chủng, cục tình báo và sưu
tầm (INR) thuộc Bộ Ngoại giao; cục an ninh quốc gia (NSA), các cục an ninh
quân chủng. Giám đốc Cục tình báo Trung ương điều khiển cái liên minh lỏng lẻo
này và chủ trì uỷ ban tình báo của Mỹ, được gọi là uỷ ban tình báo đối ngoại
quốc gia. Quyền hành của giám đốc DCI có phần yếu bởi vì có 3 trong 4 thành
viên chính của uỷ ban chịu trách nhiệm đối với một thành viên nội các.
Trong thời chiến, Tư lệnh chiến trường thường là viên tư lệnh thống nhất,
có quyền điều khiển tất cả các nguồn cung cấp tình báo. Tuy nhiên, chiến trường
Việt Nam là trường hợp duy nhất mà tổ chức thời chiến nói trên không được áp
dụng. Hậu quả là nỗ lực thống nhất tình báo của Mỹ ở Việt Nam không thực hiện


được, và đã xảy ra sự trùng lặp và cạnh tranh không nên có. Khốn thay, vấn đề
này đã tác động tới cả các hoạt động tình báo hỗn hợp của Mỹ và Nam Việt

Nam, đưa đến hậu quả vô ích. Một tỉnh lỵ hay một quận lỵ mà có đến hai trung
tâm thẩm vấn, một dành cho cơ quan tình báo Trung ương Mỹ và Nam Việt
Nam, một dành cho MACV và Nam Việt Nam.
MACV và Bộ tư lệnh Thái Bình Dương quan tâm đến các khía cạnh tình
báo trực tiếp của cuộc chiến, tình báo quốc gia lại tập trung chú ý vào khía cạnh
chiến lược dài hạn. Tình báo quốc gia cần sự đánh giá về chiến lược đối đầu
giữa Mỹ-Bắc Việt, nhận thức của Bắc Việt về cố gắng quân sự của Mỹ, hiệu quả
các cuộc ném bom ở Bắc Việt, khả năng tiến hành chiến tranh của họ, sự giúp đỡ
của Liên Xô và Trung Quốc đối với họ, triển vọng tồn tại của một Nam Việt Nam
không cộng sản.
Sau khi cân nhắc kỹ, người ta thấy cơ quan tình báo Trung ương đã làm
tốt công tác đánh giá tình hình trong thời kỳ 1965-1974 ở Đông Nam Á. Các tình
báo của CIA hầu hết là chính xác. Khi đánh giá hiệu quả các cuộc ném bom của
Mỹ, CIA kết luận rằng các cuộc ném bom không làm suy giảm khả năng hậu cần
để nuôi dưỡng chiến tranh của Bắc Việt, rằng Bắc Việt có thể chịu đựng được sự
trừng phạt, rằng Hà Nội sẽ không nao núng, rằng tổn thất vật dụng do thiệt hại
do các cuộc ném bom gây ra ở Bắc Việt sẽ được Liên Xô và Trung Quốc bổ sung…
Trong khi đó, Hà Nội không ngừng cải tiến hệ thống phòng không, gây thiệt hại
ngày càng tăng cho không quân Mỹ.
Về khả năng tiến hành chiến tranh lâu dài của Bắc Việt thì CIA ước đoán
rằng Hà Nội sẽ lấy chiến tranh tiêu hao làm cơ sở chiến lược. Bắc Việt có đủ
nguồn nhân lực cùng với nguồn vũ khí và vật tư bảo đảm thích đáng để tiếp tục
tiêu hao một cuộc chiến tranh lâu dài; rằng các nhà lãnh đạo Hà Nội tin là họ có
sức chịu đựng hơn Mỹ và Nam Việt Nam rồi cuối cùng họ sẽ thắng. CIA cũng
phán đoán là sự phong toả của hải quân Mỹ không có tác dụng đối với Bắc Việt.
Cuối cùng, khi khả năng của Nam Việt Nam suy giảm và viện trợ của Mỹ
cũng giảm vào cuối năm 1973 và 1974, thì CIA cũng dự báo là tình hình Nam
Việt Nam trở nên nguy kịch. Bắc Việt có thể khai thác ưu thế quân sự để đạt
chiến thắng. Nhưng họ đã không dự tính được chiến thắng này sẽ đến sớm vào
mùa Xuân năm 1975.

Một vấn đề đặt biệt phức tạp gây tranh cãi trong cộng đồng tình báo suốt
cuộc chiến tranh là ước tính số quân và xác định thành phần các đơn vị lớn của
địch. Đó là sự xét đoán về tình báo quân sự khó khăn nhất, nhất là trong chiến
tranh nhân dân ở Việt Nam, một cuộc chiến tranh mà quân chính quy rất khó
phân loại các lực lượng trực tiếp chiến đấu với các lực lượng gián tiếp. Lại còn
rất khó ước tính thương vong của bộ đội địch vì lực lượng tham chiến có cả dân
thường, quân chính quy, quân địa phương và dân quân. Ước tính giữa CIA và
MACV về số đơn vị địch tham chiến phải trải qua thời gian lâu dài mới nhích gần
lại nhau, còn với lực lượng quân du kích thì khác xa nhau một trời một vực.


Ước tính số thương vong của địch bằng hội chứng "đếm xác" là vấn đề
không có gì mới mẻ và là nhân tố rất phức tạp. Phóng đại số xác đếm được thổi
phồng ước tính tổn thất của địch là một thí dụ. Phân biệt được số quân trực tiếp
tham chiến là chính quy hay không chính quy rất khó khăn nên có xu hướng gây
thương vong cho dân thường để làm tăng số "địch" bị chết. Nó khuyến khích các
đơn vị chiến đấu vừa thổi phồng con số và thêm thắt vào báo cáo số địch thương
vong làm cho hội chứng "đếm xác" gay gắt thêm. Ở đồng bằng sông Cửu Long có
một số đơn vị làm như vậy và gây thương vong bừa bãi cho thường dân.
Nguồn nhân lực dồi dào của địch là điều qúa rõ. Đối phương chọn vị trí và
thời gian để mở trận địa, nhờ vậy họ có thể kiểm soát tỷ lệ thương vong. Có
những đơn vị của họ rõ ràng là bị đánh tan tác mà chỉ vài tháng sau đã lại xuất
phát từ các căn cứ an toàn, sẵn sàng tham chiến với đầy đủ số quân. Những sự
kiện đó kết hợp với tin tức về mức xâm nhập theo đường mòn Hồ Chí Minh cấu
thành những dấu hiệu cho thấy địch có thể tiến hành vô hạn định loại chiến
tranh này. Nguồn nhân lực của đối phương, theo đúng nghĩa của nó, dường như
vô tận. Với số thương vong của họ - mà giả thử là của Mỹ ắt hẳn đã gây ảnh
hưởng quan trọng trong xã hội, ngược lại chẳng tác động gì tới Hà Nội và nhân
dân họ. Do đó, người ta được phép kết luận là các quan chức Mỹ lẽ ra không nên
để bị lừa về các báo cáo ước tính sai về tổn thất và về số quân của đối phương.

Người ta có quyền hỏi tại sao các quan chức vạch chính sách ở Oa-sinhtơn đã không chú ý đến sự bất đồng ý kiến trong nội bộ cộng đồng tình báo? Câu
hỏi hóc búa này không dễ gì trả lời. Đặc điểm của cộng đồng tình báo là không
có lý do để mong đợi những quan điểm thống nhất đối với các vấn đề rất quan
trọng. Về vấn đề Việt Nam, người đứng đầu CIA phải đương đầu với một lô quan
chức đầu não làm chính sách: Tổng thống, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc
phòng, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, cố vấn tổng thống về an
ninh quốc gia. Họ đều có quyền lực, họ biết cách sự dụng quyền hành giao phó.
Giám đốc CIA R.Helms đã để mặc cho các quan chức trên tự quyết định lấy.
Cần đề cập đến trường hợp đặc biệt đã gây nhiều khó khăn cho các nhà
vạch chính sách. Đó là vấn đề Bắc Việt sử dụng đường biên cập bến tại
Campuchia. Trường hợp này, CIA và DIA đều nhận định giống nhau nhưng đều
sai còn nhận định của MACV mới đúng. CIA và DIA đều ước tính quá thấp khối
lượng tiếp tế qua cảng Xi-ha-núc-vin, mà MACV đánh giá đúng là đường tiếp tế
quan trọng.
Còn phải nhấn mạnh đến một số điểm về các lĩnh vực chiến thuật và kỹ
thuật. Ta hãy xét đến yếu tố bất ngờ. Việc Bắc Việt có đạt được sự bất ngờ thực
sự về chiến lược theo ý nghĩa chính trị - quân sự tổng thể hay không còn nhiều ý
kiến tranh cãi. Nhưng hiển nhiên họ đạt được bất ngờ trong hai trường hợp
đáng chú ý. Đó là lần tấn công dịp Tết 1968 và lần tấn công qua khu phi quân sự
trong dịp lễ Phục sinh tháng 3/1972. Sau hiệp định ngừng bắn, họ còn đạt bất
ngờ quan trọng khi họ tấn công Buôn Mê Thuột tháng 3/1975, mở đầu cuộc
tổng tấn công chiếm Nam Việt Nam.


Xem xét cơ sự tại sao đã xảy ra như vậy, người ta phải kết luận rằng nhân
tố then chốt là Mỹ quá tin vào tin tức kiểm thính qua phương tiện thông tin, dựa
vào đó để rút ra hầu hết những tin tức chiến lược và chiến thuật liên quan đến
Đông Nam Aù. Loại tin tức như vậy rất dễ gây lầm lạc ghê gớm và cũng bị địch
thao túng. Nó chỉ thích hợp để xét đoán tính chất chiến lược dài hạn chứ không
thích hợp cho mục đích chiến thuật ngắn hạn. Ví dụ, xác định vị trí máy phát của

một trung đoàn quân Bắc Việt nào đó, nhất thiết không có nghĩa là trung đoàn
đóng ở đó, mặc dầu có dấu hiệu là các bộ phận của trung đoàn có mặt ở khu vực
lân cận. Có bài học rõ nét là Mỹ không khai thác đúng mức nguồn tin do người
cung cấp so với những nguồn tin điện tử.
Mỹ cũng yếu kém về phản tình báo, nghĩa là một cố gắng có tổ chức và có
kỷ luật để ngăn chặn không cho địch biết về kế hoạch hành quân và về các vấn
đề quân sự khác. Việc bảo đảm an toàn thông tin liên lạc của Mỹ ở Đông Nam Aù
không được hoàn hảo, chỉ an toàn ở mức tương đối. Do thói quen cẩu thả, nói
thẳng (không dùng mã) qua máy điện thoại hoặc máy vô tuyến không an toàn,
nên địch thường biết trước kế hoạch của Mỹ rất rõ, kể cả các cuộc ném bom của
Bộ Tư lệnh không quân chiến lược nên đã có biện pháp báo động cho bộ đội và
người của họ. Hậu quả là Mỹ đã bỏ mất nhiều cơ hội và lợi thế quý giá gây bất
ngờ cho địch.
Việc bắn phá quấy rối và ngăn chặn, việc ném bom không hướng dẫn,
thường căn cứ theo tin tức mơ hồ nhiều khi nhằm vào các khu vực tình nghi địch
chiếm đóng gọi là vùng "oanh kích tự do". Về phương diện quân sự việc này
không thực sự có hiệu quả và hoang phí đạn dược. Quân Mỹ và quân Sài Gòn
thường trông đợi chủ yếu vào hoả lực dồi dào của đơn vị bạn mà xem thường cố
gắng của đơn vị mình. thói quen này còn do quân bộ binh kém khả năng nên
phải trông cậy vào hoả lực yểm trợ từ bên ngoài. Do đó khi hầu hết quân đánh
bộ của Mỹ đã rút lui, hoả lực của không quân Mỹ không đủ để bù đắp những
nhược điểm đó của quân đội Sài Gòn. Sau hiệp định ngừng bắn tháng 1/1973,
quân Sài Gòn lâm vào tình trạng thiếu hoả lực không quân, thiết giáp và pháo cỡ
lớn để chống chọi với quân Bắc Việt đông và hiện đại hơn.
Trực thăng nhiều, vừa là cái lợi, vừa là cái hại. Nó là phương tiện đắt tiền,
cần bảo quản công phu. Phi công phải được huấn luyện chu đáo giỏi về chiến
thuật. Nếu không thì hành quân có thể bị thảm bại. Nhưng quân Mỹ đã quá lệ
thuộc vào trực thăng. Tuy trực thăng làm được nhiều việc nhưng vẫn không
thay thế được quân đánh bộ, mạnh, dẻo dai, có thể di chuyển đường trường với
sự yểm trợ ít ỏi. Quân bộ cứ dùng trực thăng để rút khỏi vị trí hiểm nghèo thì

sao còn dám gan lì và quyết tâm chiến đấu đến cùng?
Trực thăng còn giúp sĩ quan cấp cao kiểm tra, nhưng nó là con dao hai
lưỡi. Nó dẫn đến chỗ giám sát sĩ quan cấp thấp quá mức, tới độ làm thay họ tất
cả. Nó làm cho người ta lầm tưởng quan cao cấp nắm vững tình hình trên mặt
đất trong khi thực tế không phải như vậy.


Người Mỹ có nhiều hướng hoang phí cho nên quân đội Mỹ cũng vậy. Tích
trữ hàng đống lớn đồ tiếp tế, tiện nghi cho các căn cứ quá ư thừa thãi. Điều này
gây ảnh hưởng tâm lý không tốt cho binh lính Mỹ và binh lính Sài Gòn, lại gây ảo
tưởng về sự có mặt của Mỹ. Một nếp sống khắc khổ có lẽ tác động tốt đến người
lính hơn.
Khó khăn nghiêm trọng nhất của lục quân là nhân lực và quân số. Nguyên
nhân cơ bản là do không động viên và quyết định giữ nhiệm kỳ phục vụ một năm
ở Việt Nam. Không động viên cục bộ nên lục quân không sử dụng được các đơn
vị được huấn luyện thành thạo, có kinh nghiệm. Kết quả là kinh nghiệm tác chiến
của lục quân bị giảm, đặc biệt ở cấp chỉ huy gồm cả sĩ quan và hạ sĩ quan. Không
động viên hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp nên chế độ nhập ngũ vẫn như trong
thời bình. Do đó công dân phục vụ ở nước ngoài lâu nhất chỉ 16 tháng. Trong số
quân lính ở nước ngoài, có hơn một nửa phục vụ ở Việt Nam phải thay thế hàng
năm. Bài toán đơn giản đối với lục quân là Mỹ không đủ chỗ để cung cấp số quân
được huấn luyện theo nhu cầu thay thế hàng năm ở Việt Nam. Vì lý do chính trị
(súng và bơ, cùng nhu cầu của "xã hội vĩ đại") bộ trưởng quốc phòng Mc Na-mara bỏ qua việc thiếu hụt nhân lực của lục quân và không chấp thuận yêu cầu
tăng quân cho đúng biên chế.
Các đơn vị đưa đến Việt Nam gặp vấn đề khó khăn là làm thế nào duy trì
được hiệu quả và sự gắn bó của đơn vị trước nhịp độ số quân di chuyển nhiều?
Do thương vong, ốm đau, tổn thất khác về sinh mạng, số quân về nước đều đặn
vì hết nhiệm kỳ phục vụ nên cứ từ 9 đến 10 tháng thì đại đội bộ binh lại hoàn
toàn đổi mới một lớp người khác.
Khó khăn quan trọng khác là các đơn vị Mỹ không giữ được cấp chỉ huy có

khả năng theo tiêu chuẩn. Đơn giản là lục quân không thể nào cung cấp thích
đáng để thay thế hàng loạt cấp chỉ huy, cả sĩ quan và hạ sĩ quan có kinh nghiệm
tương xứng với bổn phận của họ. Do nhiệm kỳ phục vụ một năm ở Việt Nam và
do không ban hành được lệnh động viên nên phải phân tán mỏng cấp chỉ huy
chuyên nghiệp có kinh nghiệm trong lục quân Mỹ trên khắp thế giới. Ngoài ra
nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp, sau khi hoàn thành hai hoặc ba
nhiệm kỳ ở Việt Nam, bị gia đình ngày càng thúc ép, đã quyết định xin về hưu, do
đó càng mất mát. Số chỉ huy dày dạn kinh nghiệm ở Việt Nam dần dần làm hại
mọi cố gắng của chúng ta, xói mòn tinh thần tận tuỵ đối với nhiệm vụ giao phó.
Chiến tranh Việt Nam đã làm bộc lộ một khuyết điểm quan trọng trong
việc huấn luyện quân nhân Mỹ, cả sĩ quan lẫn binh sĩ. Quân đội Mỹ, dù ở trong
nước hay ở Đông Nam Aù đều đã không làm tốt nhiệm vụ đối đầu với loại chiến
tranh du kích vì thiếu cấp chỉ huy chín chắn có kinh nghiệm, cả sĩ quan lẫn hạ sĩ
quan.
Như trên, sau khi xem xét hoạt động của quân đội Mỹ, hệ thống tình báo
Mỹ, một số nhược điểm về chiến thuật và hậu cần, điểm yếu nghiêm trọng trong
hệ thống nhân lực, chúng ta có thể đặt giả thiết nếu có những cải tiến quan
trọng trong hoạt động của Mỹ thì có đem lại kết quả khả quan hơn không? Câu


trả lời có lẽ là " Không"! Chúng ta đã thua cuộc chiến tranh chủ yếu là ở phạm vi
chiến lược, ngoại giao và chính trị nội bộ. Tuy nhiên, quân nhân chuyên nghiêp
Mỹ chúng ta có thể học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm bi thảm ở Việt Nam.
Những bài học thấm thía đó có thể tác động đến thắng trận hay thua trận trong
một cuộc chiến tranh tương lai.
II. Chiến lược của Mỹ.
Những bài học đau đớn, những câu hỏi đã nêu lên cùng những vấn đề tồn
đọng đều thuộc về di sản Việt Nam. Chắc chắn những kinh nghiệm của Mỹ ở đó
sẽ tác động lâu dài đến chính sách đối ngoại cùng chính sách quốc phòng. Thảm
kịch Việt Nam chắc chắn là nhân tố hạn chế trong quan hệ đối ngoại và đối nội

của chúng ta ít nhất là một thế hệ.
Tôi đánh bạo làm một cuộc đánh giá toàn bộ chiến lược cuộc can thiệp
của chúng ta ở Việt Nam, bàn luận những nhân tố bất lợi cho Mỹ, duyệt lại chiến
lược của Mỹ và xem xét chiến lược của Hà Nội.
Chúng ta không giấu giếm gì việc Mỹ đã không đạt được các mục tiêu của
mình ở Việt Nam. Mọi cố gắng của chúng ta nhằm xây dựng một quốc gia không
cộng sản có thể đứng vững được đã bị thất bại khi nước này bị Bắc Việt tràn
ngập vào tháng 4/1975. Phải chăng mọi việc đều là vô ích? Có đáng hy sinh hơn
58.000 sinh mạng Mỹ, hàng tỷ đô la, không biết bao nhiêu tài nguyên vật chất,
chưa kể số thương vong của người Việt Nam cùng sự tàn phá vật chất trong khu
vực hành quân không? Chắc chắn sự thiệt hại đối với sự tự trọng và tự tin của
chúng ta ở trong nước cũng như uy tín của Mỹ ở ngoài nước là không thể lường
được và chỉ có qua dòng thời gian mới có thể xét được hậu quả lâu dài.
Nếu trong năm 1965, Mỹ không đưa các lực lượng chiến đấu trên bộ vào
tham chiến thì chắc chắn Nam Việt Nam đã sụp đổ và Bắc Việt Nam đã chiếm lấy
nó ngay rồi. Quả thực cuộc chiến đấu của chúng ta ở Việt Nam đã đóng góp vào
việc duy trì toàn bộ tư thế của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Nếu chúng ta không
chiến đấu bên cạnh Nam Việt Nam thì tư thế các đồng minh của chúng ta đã yếu
kém trầm trọng.
Giờ đây tôi xin đánh giá cuộc can thiệp của chúng ta, cố gắng xác định
xem chúng ta sai lầm ở chỗ nào và nhận ra các bước sai lầm quan trọng. Lúc
đầu, phải công nhận Mỹ gặp ba điều bất lợi quan trọng:
Thứ nhất, là Nam Việt Nam gồm Nam Bộ (tập trung quanh Sài Gòn) và
Trung Bộ (tập trung quanh Huế) thiếu sự cố kết về chính trị và xã hội, không có
lịch sử truyền thống một nước thống nhất hay một dân tộc đoàn kết. Người lãnh
đạo thì hiếm và thường xuất hiện và xuất thân từ lớp người có đặc quyền.
Thứ hai, là dân chúng Nam Việt Nam rất khác biệt với thứ dân xông xáo,
lăn lộn ở đồng bằng sông Hồng. Vùng sơn cước ở Tây Nguyên là sự cản trở rõ rệt
về chính trị và xã hội đối với Sài Gòn. Người sơn cước là dân sơ khai sống rất
nghèo khổ. Người Việt nghi ngờ và không tin họ. Đã có sự thù hận lâu đời giữa

hai dân tộc.


Thứ ba, là Mỹ cũng như các nước phương Tây không có khả năng tạo cho
dân chúng loại quyết tâm và lòng sốt sắng gần như có tính cách tôn giáo mà
cộng sản đã làm được. Động cơ thúc đẩy này là một thứ vũ khí kinh khủng. Sự
truyền thụ chủ nghĩa cộng sản cho một số thanh niên được lựa chọn biến họ
thành những đảng viên nòng cốt và những người lãnh đạo tương lai. Cần nhớ
rằng, đầu những năm 60, một phần dân cư Nam Việt Nam đã nằm dưới quyền
cộng sản hơn một thế hệ.
Về mặt chiến lược, Mỹ cũng ở thế bất lợi rất lớn so với Liên Xô và Trung
Quốc. Trong khi hai cường quốc này không phải chịu thương vong mà chỉ tốn
phí tài nguyên vật chất thì Mỹ phải chịu thương vong cao và tốn phí một số tài
nguyên to lớn để duy trì một lực lượng Mỹ ngày càng phình to, chiến đấu cách
nước mình nửa vòng quả đất. Để đối phó với một tình hình quân sự vốn dĩ khó
khăn, Mỹ đã quyết định không động viên mà lại bành trướng các lực lượng
đang tại ngũ của mình khi chiến tranh mở rộng và tăng cường. Việc không động
viên này cùng với những quyết định nội bộ khác của bộ quốc phòng đã dẫn đến
việc làm xói mòn đều đặn các lực lượng Mỹ, không chỉ ở Đông Nam Aù mà ở cả
những khu vực khác, đặc biệt là ở châu Âu, nơi mà một tập đoàn quân dã chiến
Mỹ một thời có tiếng là cừ khôi đã lâm vào tình trạng không sẵn sàng chiến đấu
một cách kỳ quặc, không có khả năng làm tròn nhiệm vụ trong khối NATO của
mình. Quyết định trên cũng đặt thành nghi vấn nhu cầu về vệ binh quốc gia cùng
các lực lượng dự bị, làm thiệt hại trầm trọng uy tín và tinh thần họ. Sau cùng,
Mỹ đã bị thất thế một cách hiểm nghèo về mặt chiến lược vì đã không chú trọng
đến các lực lượng của mình ở châu Âu và Đại Tây Dương.
Mỹ cũng bị bất lợi nghiêm trọng về mặt chính trị và tâm lý. Người ta đã
buộc tội việc Mỹ vào Việt Nam không khác gì sự có mặt trước kia của Pháp, do
đó Mỹ đã bị liệt vào nước thực dân như bất cứ cường quốc phương Tây nào
khác. Trong khi điều này là cản trở chính về tâm lý cho phía chúng ta thì nó lại là

thuận lợi lớn cho Việt cộng và Bắc Việt Nam. Các đồng minh châu Âu của Mỹ, do
còn lo ngại bối rối vì chúng ta ủng hộ các thuộc địa cũ giành độc lập từ tay các
giám thị châu Âu nên không muốn ủng hộ các nỗ lực của chúng ta. Những đồng
minh ủng hộ chúng ta là những đồng minh ở châu Aù và Tây Thái Bình Dương.
Do cái vẻ có bộ mặt thực dân, Mỹ bị tuyên truyền thù địch tấn công và mất cả sự
ủng hộ của dân chúng trong nước và ngoài nuớc. Việc Mỹ ném bom Bắc Việt
Nam là một ví dụ của tình trạng bị tấn công này. Mỹ luôn luôn bị xem là một kẻ
khổng lồ bắt nạt một nước nhỏ không có gì chống đỡ đang cố gắng tự phòng thủ
trong một tình huống vô cùng ngặt nghèo.
Mỹ còn đánh giá sai tình hình ở Việt Nam. Chúng ta đã không nhận thức
đầy đủ mức độ lật đổ từ địa phương đến cấp quốc gia. Khi đưa lực lượng chiến
đấu Mỹ vào Việt Nam năm 1965, chúng ta chỉ biết rõ các dấu hiệu bên ngoài của
tình trạng sắp sụp đổ - một đạo quân bản xứ bại trận, mất tinh thần và một nền
kinh tế lao đao - mà không hiểu được chiều sâu cuộc nổi dậy của cộng sản. Mỹ
chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng trôi. Chúng ta đánh giá quá thấp Việt cộng và


quân Bắc Việt Nam nhất là sức chịu đựng của họ. Họ có khả năng phục hồi rất
khác thường, chịu những thương vong nặng, chúng ta không thể nghĩ đến việc
bổ sung nhân lực, huấn luyện, bồi dưỡng lại về tư tưởng cho những chiến binh
rồi đưa họ trở lại chiến đấu.
Tương tự như vậy, chúng ta cũng đánh giá thấp ý chí, sự ngoan cường và
quyết tâm của chế độ Hà Nội. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam chủ trương đánh
trường kỳ. Họ dự tính hàng thế hệ. Cuộc chiến tranh càng kéo dài họ càng bền bỉ.
Ý chí kiên trì của họ là không thể dập tắt. Trái lại Mỹ quá tin tưởng rằng kỹ
thuật cao, sự ứng biến, sức mạnh công nghiệp quân sự hiện đại, cùng truyền
thống giải quyết khủng hoảng trong hoà bình và chiến tranh, chắc chắn phải
đưa đến thắng lợi ở Việt Nam, nơi mà Pháp đã thất bại.
Nhiều nhà lãnh đạo quân sự Mỹ, kể cả tôi, thấy rõ những bất lợi nghiêm
trọng về việc chúng ta tự đặt mình vào thế thủ, hạn chế các hoạt động trên bộ

của chúng ta trong phạm vi biên giới lãnh thổ của Nam Việt Nam, nhưng vẫn
còn tin là ắt phải tìm được cách nào đó để khắc phục những trở ngại này. Đó là
hội chứng "có thể làm được". Nhưng đối với phần lớn chúng ta, việc nhận thức
ra rằng thời gian chẳng mấy chốc không còn đứng về phía chúng ta nữa đã đến
quá muộn.
Một trong những trở ngại của chúng ta là ít người Mỹ hiểu được bản chất
thực sự của cuộc chiến tranh này. Đó là một cuộc chiến tranh kết hợp khéo léo
đến mức quỷ quái kiểu chiến tranh thông thường ở mức thấp với chiến tranh du
kích chiến đấu theo lối cổ điển. Hà Nội luôn luôn chú trọng các mục tiêu chính trị
của mình, nên mỗi hành động lựa chọn quân sự hay phi quân sự đều nhằm giúp
cho các mục tiêu đó. Theo quan điểm của Hà Nội đây là cuộc chiến tranh tổng
lực.
Trong khi đó, theo cách nhìn của Mỹ, đó là chiến tranh hoàn toàn hạn chế.
Các nhà lãnh đạo Mỹ, dân sự cũng như quân sự, hình như không nắm được đầy
đủ những hệ quả của quyết định chiến đấu trong một cuộc chiến tranh cục bộ
với những mục tiêu hạn chế, nên tìm cách ngăn không cho Bắc Việt Nam giành
thắng lợi ở miền Nam qua việc buộc họ phải trả giá cao. Bây giờ chúng ta hãy
xem xét những hậu quả của quyết định tiến hành một cuộc phòng thủ chiến lược
thụ động ở Nam Việt Nam như vừa nói.
Thứ nhất, nó dành cho Hà Nội quyền chủ động và lợi thế tấn công chiến
lược. Các lực lượng Mỹ và đồng minh ở miền Nam chỉ có thể phản ứng và vũ khí
tiến công duy nhất của họ là sức mạnh không quân để chống lại miền Bắc. Hơn
nữa, việc áp dụng dần dần từng phần sức mạnh không quân đã làm cho tình
hình trở nên xấu hơn nữa. Nó giúp cho Bắc Việt Nam xây dựng các hệ thống
phòng không đến mức chưa từng có, tập cho dân quen chịu đựng hậu quả các
cuộc ném bom. Cho nên xét cho cùng thì không quân đánh miền Bắc Việt Nam
mà không có một mối đe doạ đáng tin cậy và toàn bộ trên mặt đất đối với Hà
Nội là không đạt đến kết quả quyết định.



Thêm nữa, việc hạn chế các vùng lãnh thổ của chiến tranh có nghĩa là hầu
như không có cách nào để chặn đứng cuộc xâm nhập người và vật tư vào Nam
Việt Nam. Việc ngăn chặn bằng cách dùng máy bay bắn phá khắp miền Bắc Việt
Nam và vùng cán xoong Lào có thể tổn thất về người và của nhưng có thể đoán
trước là không thể ngăn chặn được dòng xâm nhập. Gần như không thể ngăn
chặn đóng kín biên giới Nam Việt Nam, khó khăn này còn trở nên tồi tệ hơn nữa,
do chỗ chế độ Hà Nội sử dụng Lào và Campuchia làm đất thánh và căn cứ. Quân
Bắc Việt Nam rõ ràng đã xây dựng được một cơ cấu hậu cần rộng lớn, hữu hiệu,
hoạt động qua mọi mùa ở những nước làng giềng này.
Những mục tiêu giới hạn còn buộc đồng minh phải chiến đấu với các lực
lượng địch theo điều kiện của địch, ở những khu vực do địch lựa chọn trên đất
Nam Việt Nam. Do đó sự tàn phá, sự gián đoạn trong đời sống chính trị-kinh tếxã hội, sự tổn hại đối với các cố gắng xây dựng là không thể tránh được.
Một số tiết lộ về chính trị còn gây thêm những hậu quả bất lợi. Khởi đầu
năm 1965, tổng thống Giôn-xơn đã để cho các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam biết là
Mỹ không có ý xâm lược Bắc Việt Nam hay tìm cách lật đổ Chính phủ Hà Nội. Sau
đó, mọi hành động của Mỹ đều xác nhận lại ý định này. Điều đó thực tế đã quyết
định số phận của Nam Việt Nam, vì nó giúp cho Hà Nội được hoàn toàn tự do sử
dụng mọi lực lượng của mình ở miền Nam Việt Nam. Không ai tranh cãi với
quyết định không xâm lấn Bắc Việt Nam vì nó ở sát Trung Quốc. Kinh nghiệm
đánh giá sai cuộc can thiệp của Trung Quốc ở Triều Tiên hãy còn sờ sờ trong trí
óc của người Mỹ. Nhưng đáng lý ra Mỹ phải giữ kín không để cho ý định của
mình lộ ra rõ ràng và không bao giờ để cho Hà Nội hết nơm nớp về một cuộc
xâm lược. Bằng cách duy trì mối đe doạ đổ quân thuỷ - bộ vào bờ biển Bắc Việt
Nam, chúng ta có thể đã đặt quân Bắc Việt Nam vào tình trạng thấp thỏm và
buộc họ phải giữ nhiều quân dự bị ở miền Bắc.
Qua cuộc đột kích vào trại tù binh Sơn Tây ngày 20/11/1970, đã chứng
minh cho thấy Bắc Việt Nam dễ bị tấn công. Nhưng nhờ không bị mối đe doạ
nào, Bắc Việt Nam đã tăng cường số dự trữ chiến lược của mình và sau cùng
phái gần hết số dự trữ đó vào miền Nam.
Mỹ còn làm yếu thêm cánh tay sức mạnh của mình bằng cách tìm dịp

thương lượng hoà bình, quá sớm. Suốt thời gian từ 1964 đến 1968, tổng thống
Giôn - xơn đã có trên 70 đề nghị hoà bình xen lẫn với 16 lần ngừng ném bom.
Cho đến năm 1968, tư thế của chúng ta ở Nam Việt Nam còn lâu mới đủ mạnh
để biện minh cho các cuộc thương lượng. Hà Nội xem những mưu toan này của
Mỹ như dấu hiệu yếu kém và thiếu tin tưởng của chúng ta.
Với bối cảnh này, chúng ta hãy xem xét tổng quát chiến lược Mỹ. Chiến
lược Mỹ có hai phần, ít liên hệ với nhau theo nghĩa quân sự nhưng liên quan
chặt chẽ với nhau về chính trị và tâm lý. Phần thứ nhất là cuộc tiến công bằng
không quân đối với miền Bắc đi đôi với thương lượng hoà bình về ngoại giao,
nhằm thuyết phục Hà Nội đừng tìm cách chiếm Nam Việt Nam. Phần thứ hai là
cuộc chiến tranh trên bộ ở Nam Việt Nam.


Mặc dầu cuộc tiến công bằng không quân được tranh luận sôi nổi ở Oasinh-tơn, cuộc tranh luận tương tự đối với chiến tranh trên bộ đã diễn ra từ từ.
Oa-sinh-tơn vẫn lỏng tay để tướng Oét-mo-len, trong thời gian từ 1965 đến
1966 - vận dụng sáng kiến chiến lược sai lầm toàn bộ là tiến hành một cuộc
chiến tranh tiêu hao giới hạn trong phạm vi biên giới lãnh thổ Nam Việt Nam,
dùng binh sĩ Mỹ làm mũi nhọn tấn công. Có nhiều điểm yếu kém trong chiến lược
này chồng chéo với nhau làm lợi cho địch theo nhiều cách.
Thứ nhất là Mỹ quá tin vào hiệu quả cuộc tấn công bằng không quân leo
thang dần và tiến hành riêng rẽ nhằm buộc Bắc Việt Nam thôi xâm lăng Nam
Việt Nam. Một lần nữa xin nói rằng, nó được sử dụng mà không có cuộc hành
quân trên bộ hoặc đe doạ tấn công trên bộ nên nó không đạt hiệu quả như
người ta tưởng. Dòng xâm nhập người và vật tư vào Nam Việt Nam tuy bị ngăn
trở nhưng không chặn đứng được. Tệ hơn nữa, cuộc tấn công bằng không quân
của Mỹ ở miền Bắc đã giúp cho Hà Nội có một thứ vũ khí tuyên truyền lý tưởng
mà họ đã sử dụng đạt hiệu quả to lớn trên phạm vi toàn cầu.
Thứ hai là Mỹ đã bị bất lợi một cách tai hại do chiến lược phòng thủ thụ
động không thể làm tiêu hao các lực lượng địch. Dù số thương vong có cao, Bắc
Việt Nam vẫn thực sự tăng cường được sức mạnh của họ ở miền Nam. Họ có đủ

nhân lực, tài nguyên, có thể điều khiển nhịp độ chiến tranh trên bộ và đương
nhiên là cả mức thương vong nữa.
Chiến lược phòng thủ đòi hỏi Mỹ phải triển khai lực lượng chiến đấu lớn
ra gần khắp cả Nam Việt Nam. Nhiệm vụ phòng thủ không giới hạn phạm vi
toàn lãnh thổ nhằm đánh bại địch ở nơi nào có thể kéo họ vào trận chiến đòi hỏi
phải tăng cường nhân lực và tài nguyên vật chất của Mỹ. Hình thể địa lý Nam
Việt Nam cùng tính chất hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nói chung
chạy song song với bờ biển đã góp phần làm tăng nguy cơ dễ bị tấn công. Các
lực lượng địch có căn cứ ở các khu vực biên giới và núi non hẻo lánh không cần
phải đi xa mới đến được đồng bằng dọc bờ biển đông dân. Sử dụng những
đường sông có sẵn, họ có thể dễ dàng và nhanh chóng đi đến các trung tâm dân
cư, các đường giao thông lớn và đường sắt là những mục tiêu dễ bị tấn công.
Thứ ba là chúng ta tìm cách Mỹ hoá cuộc chiến tranh, nhanh chóng tổ
chức một lực lượng chiến đấu Mỹ to lớn tương đương 8 Sư đoàn, 7 không đoàn
chiến thuật vào cuối năm 1966, triển khai khắp Nam Việt Nam. Nơi nào không
có các đơn vị Mỹ, chúng ta có rất nhiều cố vấn, tất cả là 23.000 vào cuối năm
1964. Đến 1968 - lực lượng Mỹ đã bành trướng ra tương đương 11 sư đoàn và 9
không đoàn chiến thuật. Thêm nữa, lúc này đoàn cố vấn Mỹ, tính riêng sĩ quan
và hạ sĩ quan tương đương 7 sư đoàn lục quân nữa. Các thành phần công binh,
không quân của gần như toàn thể quân đội Mỹ đã được triển khai ở Việt Nam.
Nỗ lực khổng lồ này của Mỹ làm cho các đồng minh Nam Việt Nam chưng hửng
và nản lòng. Tất nhiên họ sẽ để cho chú SAM làm như vậy. Còn phải kể đến các
lực lượng đồng minh vào cuối năm 1966 đã đạt mức gần 3 sư đoàn, tất cả đều
được Mỹ yểm trợ và tài trợ.


Nhưng dù có sự tăng cường đông đảo các lực lượng Mỹ và đồng minh,
hình như chúng ta cũng vẫn vấp phải một cuộc chiến tranh vô tận. Binh sĩ lại
càng chán ngán, cứ vài tháng lại giáp trận với những đơn vị địch ở những khu
vực cũ. Chúng ta không có gì mấy để trình bày, ngoài những tổn thất của Mỹ và

đồng minh, nên rất khó chứng minh là trên thực tế đang có tiến triển. Những bài
tường thuật chiến trận đăng trên báo chí Mỹ cho thấy rõ điều này một cách đau
lòng.
Điều quan trọng nhất là, bị thu hút vào các hoạt động của Mỹ, chúng ta
không quan tâm đầy đủ vào công tác quân sự số một của chúng ta là phát triển
lực lượng vũ trang Nam Việt Nam để họ có thể bình định và phòng thủ chính đất
nước họ. Không có đoàn cố vấn và trợ giúp quân sự riêng nào của Mỹ dành để
làm nhiệm vụ đó. Chúng ta có thể đánh bại thứ quân tinh nhuệ mà Việt cộng và
Bắc Việt Nam đưa ra, nhưng việc này không phải là mục tiêu căn bản của chúng
ta.
Quyết định có ý thức của chúng ta, đặt ưu tiên số một cho việc đánh bại
lực lượng chính quy của địch ở chiến trường bằng cách gần như chỉ sử dụng lực
lượng Mỹ đã gây ra những hậu quả to lớn, bao gồm những điều mắc mớ bất lợi.
Quyết định đó khiến người ta không tập trung ưu tiên nguồn tài lực của Mỹ vào
công tác chính là phát triển quân đội Sài Gòn để họ đảm nhiệm chính lấy việc
chiến tranh và phòng thủ đất nước. Nó còn tạo cho Hà Nội một cơ hội tuyên
truyền tố cáo rằng người Mỹ đã gạt Sài Gòn ra rìa và tiến hành chiến tranh phục
vụ mục đích ích kỷ của đế quốc Mỹ. Quyết định đó còn mắc mưu chiến lược chính
trị toàn bộ của Hà Nội là gây thương vong tối đa cho các lực lượng Mỹ, đưa tổn
phí chiến tranh lên quá mức chịu đựng của chúng ta, làm xói mòn ý chí và quyết
tâm chịu đựng của Mỹ theo đuổi cuộc chiến. Nó cũng phá hoại tâm lý các lực
lượng Nam Việt Nam bằng cách hàm ý là Sài Gòn không đủ khả năng, không có
can đảm đánh bại các lực lượng Bắc Việt Nam (thật ra nhân dân và các người
lãnh đạo Sài Gòn có mặc cảm tự ty như vậy). Sau cùng, quyết định đó làm hao
phí thời gian mà chúng ta không thể lấy lại được. Người Mỹ trong nước đã mất
kiên nhẫn đối với cuộc chiến tranh, không còn tin vào các nhà lãnh đạo của mình
và hoang mang lo sợ. Đến lúc Mỹ chuyển hướng, đặt việc xây dựng lực lượng vũ
trang Sài Gòn lên hàng ưu tiên cao nhất thì đã quá muộn. Sự ủng hộ của quần
chúng Mỹ đã bị xói mòn.
Phần lớn các điều nêu trên, chỉ là một sự duyệt xét khi nhìn lại quá khứ,

nhưng vẫn có thể lập luận là phần nhiều những hậu quả này có thể đã dự kiến
được một cách khá đúng.
Sau khi xem xét tổng quát chiến lược Mỹ, chúng ta hãy quay sang phía Bắc
Việt Nam. Chiến lược của Bắc Việt Nam đã bộc lộ rõ nét trước sau như một,
nhằm vào mục đích chính trị cơ bản là không những chỉ thống nhất lại và cộng
sản hoá toàn thể Việt Nam, mà còn có vai trò quyết định trong xứ Đông Dương
thuộc Pháp cũ. Đối với Hà Nội, cuộc xung đột là một thử thách về ý chí hơn là
thử thách về sức mạnh. Bắc Việt Nam vận động dư luận thế giới chống Mỹ và


×