Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

những quan điểm sai lầm về ung thư, thực phẩm phòng ngừa ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.29 KB, 17 trang )

Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư
Tính tới năm 2020 dự tính có 10 triệu người trên thế giới tử vong vì bệnh ung thư, chủ yếu tập
trung ở các nước đang phát triển. Điều đáng ngại là còn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm về căn
bệnh này dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là những quan niệm sai lầm của người dân
về bệnh ung thư mà mọi người nên tránh.

1. Ung thư là án tử hình
Một ngày sau khi đi kiểm tra sức khỏe, bạn biết mình bị ung thư và cho rằng, mình đã mang án
tử hình. Điều đó là hoàn toàn sai lầm bởi nhiều loại ung thư có thể chữa khỏi tới 90%. Nếu có
một chiến lược khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được phát hiện bệnh sớm bằng các test sàng lọc.
Ví dụ: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp...
Ung thư có 200 bệnh khác nhau do những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy tiến trình
phát triển bệnh cũng khác nhau. Nguyên nhân sinh ra ung thư là sự nhân chia của các tế bào một
cách mất thăng bằng.
2. Ăn đường, trứng vịt lộn làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh
Đó là những lầm tưởng ở nhiều người bởi một số xét nghiệm tiến bộ sử dụng các đầu vị phóng
xạ gắn với phân tử đường và dùng một máy quét ở đầu dò bên ngoài cơ thể phát hiện sớm ung
thư di căn bởi tính chất háo đường của các tế bào ung thư.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng được thử nghiệm tại Mỹ đã chỉ ra, việc sử dụng đường tinh luyện
cũng như các thực phẩm chứa đường (bánh ngọt, sữa, đường tinh luyện) không làm cho tế bào


ung thư phát triển nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có mối liên quan chặt chẽ tới việc gia tăng
một số bệnh ung thư như: ung thư vú ở phụ nữ bởi sự thừa đường trong cơ thể và quá trình
chuyển biến được khi insulin không chuyển hóa được sẽ chuyển thành chất nội tiết gia tăng. Đó
cũng chính là lý do vì sao những người thừa cân, béo phì có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn so với
những người có chế độ ăn nhiều chất xơ và cân nặng bình thường.
Chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng, việc ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có
nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư. Trong trứng vịt lộn có nhiều hàm lượng
dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.



3. Bệnh ung thư có tính lây lan
Ung thư là bệnh không lây nhiễm. Bệnh không lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ
mẹ sang con, tiếp xúc... Vì vậy, không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh
đối với người bệnh ung thư.
4. Đi dự đám tang làm cho bệnh di căn nhanh hoặc tái phát trở lại
Phải khẳng định rằng, đi dự đám tang sẽ không bao giờ dẫn tới việc tế bào ung thư di căn hay
bệnh quay trở lại. Vì một trong những đặc tính của bệnh ung thư là tái phát và di căn. Khi đã
chữa ung thư, phải luôn tuân thủ việc tái khám. Nếu giai đoạn sớm, nguy cơ tái phát ít nhưng
không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng.


Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt
tâm lý. Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào.
5. Sừng tê giác chữa được ung thư
Sừng tê giác thực chất cũng chỉ như móng tay, móng chân và hoàn toàn không thể chữa được
ung thư. Sừng tê giác trong Đông y có thể giúp tăng thể lực. Việc tăng thể lực này, một viên C
sủi cũng làm được.
6. Phẫu thuật làm cho tế bào ung thư lây lan nhanh hơn
Nguyên tắc của phẫu thuật ung thư là cắt bỏ và lấy rộng tất cả những vùng xung quanh khối u,
hạn chế tế bào khối u còn tồn tại. Nên việc phẫu thuật sẽ không cấy và reo rắc thêm tế bào ung
thư như lời truyền tụng. Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ khối u khi có chỉ định của bác sĩ là điều cần
thiết để tốt hơn cho bệnh nhân.
7. Nhịn ăn để diệt trừ hoàn toàn tế bào ung thư
Khi nhịn ăn, tế bào ung thư chết thì tất nhiên cũng kéo theo các tế bào khác trong cơ thể chết
theo. Như vậy, đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta cũng sẽ tử vong.
Ngược lại, người bệnh khi đang điều trị ung thư sẽ cần phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng,
đáp ứng quá trình điều trị của nhiều loại thuốc nặng.



8. Thay thế liệu pháp chữa trị
Không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh
tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo các lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại
thuốc lá, thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Đây là hành động vô tình làm người bệnh tự đánh
mất đi thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng
lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn.
Vì vậy, phải luôn tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Chỉ sử dụng phương pháp thay thế
điều trị khi đã kết thúc liệu trình. Tuyệt đối không nên bỏ dở liệu trình mà bác sĩ đang điều trị
cho bạn để nghe theo những lời đồn thổi, tự ý dùng các biện pháp khác điều trị ung thư như dùng
các loại lá, loại thuốc được mách bảo.

Dấu hiệu bất thường ở nốt ruồi cảnh báo ung thư


Nếu có nốt ruồi mới sau tuổi 30, bạn nên nghĩ đến việc đi khám bởi đây có thể là
dấu hiệu của một khối u ác tính trên da. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần lưu
ý.

- Mẹo ABCDE được các chuyên gia da liễu dùng để xác định những nốt ruồi nguy hiểm:
Nốt ruồi có 2 nửa bất đối xứng (Asymmetry), có viền bất thường (Borders), có nhiều
hơn một màu (Color), đường kính lớn hơn tẩy bút chì (Diameter) và thay đổi theo thời
gian (Evolving).
- Đây là một phương pháp hay, song không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bác sĩ da liễu
Clifford Perlis tại Trung tâm Ung thư Fox Chase tại Philadelphia (Mỹ) cho biết: “Có
những lúc dấu hiệu ung thư không giống như miêu tả của phương pháp ABCDE. Ví dụ
như nhiều trường hợp có u ác tính nhỏ hơn cục tẩy bút chì”.
Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn theo dõi da tốt hơn. Nốt ruồi có thể là u ác tính
nếu:

Mới xuất hiện

“Sau tuổi 30, thông thường bạn sẽ không có nốt ruồi mới”, bác sĩ Perlis nói. Nếu như có
một nốt ruồi mới hình thành, hãy đến bác sĩ kiểm tra. Nhiều khối u ác tính xuất hiện trên


phần da hoàn toàn bình thường trước đó, chỉ 28% phát triển từ nốt ruồi có sẵn.
Ngứa, chảy máu, hoặc đau

Một nốt ruồi bình thường sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng đau nào. Khi nó gây ra
những biểu hiện khó chịu như ngứa, chảy máu hoặc đau, bạn cần khám bác sĩ ngay
lập tức.
Có màu khác thường
Nhiều người nghĩ rằng u ác tính sẽ có màu nâu, có những khi chúng màu hồng hoặc
màu da. Nốt ruồi trong, màu ngọc trai và đen cũng có thể báo hiệu ung thư.
Nốt ruồi có thể vô hại khi trông nó như mụn cóc. Chúng không gây ngứa hoặc đau,
nhưng có thể bị tróc ra rồi xuất hiện trở lại. Trong một số trường hợp, các nốt này có vẻ
giống khối u ác tính nhưng thật ra là không phải. Tốt nhất hãy nhờ một chuyên gia để
giúp bạn phân biệt.


Ung thư tế bào hắc tố: Loại nguy hiểm nhất của ung thư da
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong hàng đầu thế giới. Ung thư tế bào hắc tố là sự
loạn sản của tế bào hắc tố, là loại ung thư da cực kỳ nguy hiểm. Bài viết sau chia sẻ chi tiết về
bệnh ung thư sắc tố.
1. Một số thông tin cần biết về ung thư tế bào hắc tố (Melanoma)
- Ung thư tế bào hắc tố là một loại ung thư da, nhưng là nguy hiểm nhất trong 3 loại ung thư da
vì nó xâm lấn sâu, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và có thể gây tử vong như các trường
hợp ung thư khác.
- Ung thư tế bào hắc tố có biểu hiện ban đầu rất đa dạng và đơn giản thường dễ bị bỏ qua mặc dù
tổn thương ở ngay trên da, đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn
xa, khó chữa trị.

- Ung thư tế bào hắc tố có thể tiến triển từ một số tổn thương lành tính trên da như nốt ruồi, bớt
hắc tố, u hắc tố (đồi mồi ở người cao tuổi), nên cần có sự can thiệp và sự quan tâm đúng đắn với
những tổn thương lành tính này.
- Ung thư da nói chung, kể cả ung thư tế bào hắc tố nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn
toàn, cho nên vấn đề chẩn đoán sớm ung thư da càng trở lên cần thiết và quan trọng.

Nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu bất thường trên da.
2. Những dấu hiệu ban đầu và biểu hiện của ung thư tế bào hắc tố
Bệnh tiến triển từ những tổn thương lành tính trên da:


- Nốt ruồi:
Ung thư tế bào hắc tố phát triển trên một nốt ruồi sẵn có thường hay bị đụng chạm sờ mó, hoặc
bị ánh nắng tác động nhiều lần, nhưng không phải nốt ruồi nào cũng biến thành ung thư, tỷ lệ chỉ
chiếm một phần rất nhỏ.
Từ một nốt ruồi bình thường đột nhiên thay đổi về hình dạng, kích thước, hay chảy máu, lớn
nhanh, ngứa ngáy. Nốt ruồi biến màu sẫm dần và đặc biệt nếu có dấu hiệu loét, sùi hoặc đang từ
màu nâu đồng nhất trở nên đa sắc. Đường viền bình thường rõ và đối xứng, trở nên không đều,
nham nhở, bất đối xứng. Bề mặt nốt ruồi mất các vân da bình thường....
- Từ các bớt hắc tố trên da:
Trên một vùng da sẫm màu (bớt) đột nhiên nổi sần lên, loét, ngứa, chảy máu hoặc thay đổi màu
sắc…
- Từ u hắc tố:
U hắc tố là một tổn thương lành tính, thường có ở người cao tuổi, nhưng cũng có những biểu
hiện bất thường và trở thành ung thư.
Ung thư tế bào hắc tố xuất hiện trên phần da bình thường
- Trên da xuất hiện thêm các nốt ruồi mới, nhất là ở tuổi trên 30, nốt ruồi có hình ảnh không cân
đối, bờ không đều hoặc hình răng cưa, chỗ lồi chỗ lõm, màu sắc không đều, đường kính lớn bất
thường (trên 6 mm).
- Trên da xuất hiện một vùng da nhỏ nhám ráp, to nhanh dần trong một thời gian ngắn

- Vết bầm tím trên da không lành, mảng màu nâu xám ở đầu ngón hoặc vết tím trên móng đột
ngột đổi màu và chuyển thành cục hoặc chảy máu.
- Vết lở loét có bờ cứng khó lành có u nhú hạt và gây chảy máu nhiều…


3. Các dạng ung thư tế bào hắc tố
- Ung thư hắc tố tại chỗ:
Khởi đầu là một nốt ruồi bình thường tồn tại nhiều năm, thường ở vùng da phơi bày ra ánh nắng,
đột nhiên sậm màu, lan rộng, to dần ra, dần dần xâm lấn sâu và rộng ra chung quanh (bóp cứng,
dễ chảy máu) và di căn sang hạch và nội tạng.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở người cao tuổi hơn.
- Ung thư hắc tố cạn lan rộng:
Dạng này thường gặp hơn. Khối u có dạng cục, cứng, bờ lồi lỏm, khảm sâu dưới da, bề mặt
nhám, không đều. Trên vùng da của khối u có nhiều màu sắc như nâu đen, đỏ, lục và trắng. Bệnh
thường xuất hiện ở người trẻ, vị trí thường gặp là lưng, cẳng chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở
bất cứ chỗ nào. Bệnh tiến triển nhanh, dễ chảy máu, có thể lở loét và di căn.
- Ung thư hắc tố nốt ruồi đầu chi:
Xuất hiện một mảng màu nâu ở vùng đầu ngón, trên móng, đột ngột màu trở nên đậm hơn, và
chuyển thành dạng cục, u hay hóa loét, chảy máu. Khối u có hình dạng không đều, lan rộng
nhanh và di căn đến các hạch và nội tạng.
- Ung thư hắc tố dạng cục:


Từ một nốt ruồi tồn tại trong nhiều năm sau thành một cục sậm màu, kích thước không cố định,
nhô lên. Đột ngột khối u to lên, thay đổi màu, chảy máu, thành bướu, loét và di căn xảy ra.
4. Phân biệt nốt ruồi lành tính với ung thư tế bào hắc tố và cách xử lý

Tốt nhất hãy đi kiểm tra sớm ngay khi phát hiện biểu hiện bất thường
- Nốt ruồi lành thường cân xứng, bờ rất đều, đồng màu, đường kính nhỏ. U tế bào hắc tố có bờ
không đều nham nhở không cân xứng, không đồng màu, đường kính to bất thường, nhô cao hẳn

trên mặt da…
- Nốt ruồi bình thường không ngứa, không tự chảy máu (trừ trường hợp bị chấn thương), không
loét sùi…
- Nốt ruồi mới xuất hiện nhất là sau 30 tuổi thường là khối u hắc tố hoặc ung thư tế bào hắc tố.
- Nốt ruồi thường có từ bé, không lớn lên mà chỉ phát triển to ra do sự lớn lên của cơ thể, hoặc rõ
dần nên khi để ý mới thấy tưởng là mới mọc nhưng thực tế là đã có rất lâu từ trước.
- Tránh kích thích, đụng chạm sờ mó cọ sát lên nốt ruồi vì dễ gây kích thích chúng biến đổi tính
chất hoặc tiến triển thành ung thư tế bào hắc tố. Đối với nốt ruồi ở những vị trí bị cọ sát kích
thích nhiều như lòng bàn tay bàn chân, cằm… nên phẫu thuật cắt bỏ sớm.
- Không kích thích tẩy xóa nốt ruồi bằng các thủ thuật dân gian phản khoa học, khi muốn tẩy xóa
nốt ruồi phải thực hiện ở các bệnh viện hoặc trung tâm thẩm mỹ có uy tín có trang thiết bị hiện
đại.
- Nghi ngờ một nốt ruồi có thể là ung thư hắc tố melanoma, phương pháp định bệnh là khoanh


cắt hẳn nốt ruồi làm xét nghiệm tế bào học. Nếu kết quả cho biết nó đúng ung thư melanoma,
chỗ có ung thư sẽ được mổ lại, cắt rộng và sâu hơn cho tuyệt sạch ung thư.

Các loại thảo dược có công dụng phòng bệnh ung thư
Thay vì khi có bệnh mới lo chữa trị, bạn nên biết cách bảo vệ sức khỏe của mình,
phòng bệnh ung thư bằng cách tiêu thụ các thảo dược phổ biến trong cuộc sống hàng
ngày.
Bệnh ung thư đã trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trong cuộc sống hiện đại và
việc phòng ngừa ung thư đã trở thành việc hết sức quan trọng mà bất cứ ai cũng cần
thực hiện hàng ngày.
Dưới đây là các loại thảo dược được coi là có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của
các khối u dẫn tới ung thư. Để phòng bệnh ung thư, bạn nên quan tâm tới việc bổ sung


chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Hương thảo

Đây là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn. Thảo dược
hương thảo phản ứng với các acid béo của tecpen, giúp tế bào ung thư trong các khối
u ngừng tái tạo và cuối cùng bị chết đi.
Do đó, nó được coi là một trong những loại thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Ngay cả khi bạn đang trải qua các hình thức điều trị khác của ung thư, thảo dược này
cũng có thể được sử dụng để giúp các tế bào ung thư “hấp thụ” các hóa trị và có hiệu


quả trong quá trình điều trị.
Mùi tây

Đây cũng là một loại thảo dược được sử dụng trong trang trí hoặc làm gia vị cho nhiều
món ăn. Ngày nay, rau mùi tây còn được coi là thực phẩm có nhiều tác dụng cho sức
khỏe, đặc biệt là phòng bệnh ung thư.
Rau mùi tây chứa apigenine – một loại dầu tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa sự phát
triển của hoạt chất anginogenesis. Hoạt chất anginogenesis là chất kích thích sự tạo
thành tân mạch (cách mạch máu mới) trong các khối u, cung cấp máu và chất dinh
dưỡng cho các khối u phát triển. Chất apigenine trong rau mùi có tác dụng ngăn ngừa
hoạt chất anginogenesis phát triển, nhờ đó cũng giúp hạn chế sự phát triển của các


khối u dẫn đến ung thư.
Húng tây

Từ lâu húng tây đã được sử dụng làm thuốc trong ngành y dược. Đây là một trong
những loại thảo mộc được coi là có tính chât ngăn ngừa ung thư. Họ có tính chất ngăn
ngừa ung thư. Thymol là một loại dầu thiết yếu có trong húng tây được sử dụng như
một chất khử trùng, kháng khuẩn và chống oxy hóa, loại bỏ tế bào gốc hình thành các

khối u. Húng tây được dùng nhiều trong điều trị viêm họng và các bệnh vùng miệng.
Nghệ
Nghệ là một trong số những loại gia vị có chứa hàm lượng lớn các chất chống vi khuẩn
và chống viêm. Nghệ được sử dụng trong nhiều bệnh viện để điều trị bệnhung thư ruột
kết bởi nó có tác dụng kích thích để thu nhỏ khối u và cắt giảm lượng máu cung cấp


cho khối u.
Mặc dù không được sử dụng trực tiếp để điều trị các bệnh ung thư, nhưng tiêu thụ
nghệ cũng được coi là một trong những giải pháp để ngăn ngừa ung thư một cách tự
nhiên.

Bạc hà


Loại thảo mộc này có tác dụng ngăn ngừa ung thư bởi nó có tác động trong việc cắt
đứt các nguồn cung cấp máu cho khối u. Chất phytochemical trong bạc hà có hiệu quả
trong việc chống lại ung thư và ngăn chặn nó lây lan sang các bộ phận khác của cơ
thể. Do đó, bạn đừng bỏ qua loại thảo dược này nếu muốn bảo vệ sức khỏe của mình,
phòng ngừa bệnh ung thư theo cách tự nhiên.




×