Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích tâm trạng hồ xuân hương trong bài thơ tự tình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.97 KB, 4 trang )

TÊN:
LỚP:

Điểm:

Lời phê :

Đề: Phân tích tâm trạng Hồ Xuân Hương trong bài thơ “ Tự
Tình”
BÀI VIẾT
Trong lịch sử Việt Nam ta có một nữ thi sĩ xuất sắc sống ở
thế kỉ XVIII, được người đời mệnh danh với danh hiệu “Bà chúa
thơ Nôm” không ai khác chính là Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân
Hương là hiện tượng rất độc đáo, một nhà thơ phụ nữ viết về
phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian
từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngũ hình tượng. Nổi bật trong
sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối
với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khác vọng
trong họ.
Bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và
giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Nhưng về đường
tình duyên của Hồ Xuân Hương gặp phải nhiều éo le, ngang trái
(hai đời chồng nhưng chỉ với danh phận là vợ lẽ) sống không
mấy hạnh phúc. Cũng vì thế mà bà đã dãi bày lòng mình qua
bài thơ “ Tự Tình”.
Bài thơ mở đẩu với hai câu tả cảnh, nhưng trong đó lại
chứa đựng một tâm trạng đa sầu, đa cảm nơi tác giả.
“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”



Trong không giang đêm khuya vô cùng trống trải và
mênh mông đã khiến cho lòng nữ sĩ cô đơn với nỗi niềm. Tiếng
trống cầm canh điểm thêm những hồi vang dồn để báo cho
người biết rằng một khoảng thời gian lại trôi qua. Nhưng đối với
nhà thơ âm thanh “văng vẳng“ đó là sự thách thức của thời
gian với cái tuổi xuân hồng. Việc phải một mình đối mặt với sự
lẻ loi, hiu quạnh phòng không chiếc bóng đã làm nữ sĩ phải cất
lên lời chua chát, đắng cay. Cụm từ “cái hồng nhan” nghe thật
xót xa. Hồng nhan trước giờ là chỉ người con gái tài sắc vẹn
toàn. Nhưng khi thêm từ cái vào thì cũng chỉ là những vật vô tri
vô giác. Hồ Xuân Hương ý thức vẻ đẹp của mình,rồi cũng cay
đắng nhận ra tài sắc chỉ là một thứ đồ vật được mang về và
cuối cũng lại bị chán đi khiến nàng phải tủi hổ, bẽ bàng. Lại còn
trơ với nước non, sự mỉa mai với biện pháp đối lập đã cho ta
thấy thêm tình cảnh và tâm trạng bi đát của nữ sĩ. Tưởng như
nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không
phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành phải say
để giải sầu.
“Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”
Với tâm trạng buồn không lối thoát, nàng muốn uống thật
say đi để quên đi nỗi xót xa, cô đơn. Nhưng khi rượu hết say lại
càng làm cho con người ta tỉnh táo hơn.Càng thấm thía bi kịch
nỗi đau vì lại nhận ra sự phủ phàng bởi hạnh phúc không trọn
vẹn. “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện nỗi cay
đắng, người nữ sĩ tài sắc nhưng lại phải chịu duyên phận hẩm
hiu chưa một lần trọn vẹn. Tuổi xuân qua đi mà bến đỗ nơi đâu,
câu thơ như một tiếng thở dài ai oán.
Tĩnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến
nỗi tuyệt vọng. Niềm tin của nữ sĩ vẫn còn, trước hết là tin ở

lòng mình, sức mình, không chấp nhận thực tại, khát khao hạnh
phúc.


“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mấy, đá mấy hòn.”
Hai câu thơ là hình ảnh thiên nhiên dữ dội được tác giã
mượn để nói lên nỗi niềm phuẫn uất của mình. Rêu là loài
mỏng manh nhỏ bé nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ,
dù sống ở bất cứ một điều kiện nào thì nó vẫn có thể tươi tốt.
Đá im lìm mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân
mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Hai hình ảnh này lại
cho thấy một sự phi thường của nghị lực luôn dám đối mặt ,với
mọi thách thức, rêu có thể xiêng ngang mặt đất, đá rồi sẽ đâm
toạc chân mây , đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc,
giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Lối đảo
ngữ cùng với những động từ mạnh mẽ thể hiện nỗi khát khao
hạnh phúc, có thể giải thoát nỗi cô đơn trong lòng thi sĩ.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Dường như tất cả mọi sự cố gắng đều vô ích, sự thật
vẫn là sự thật. Thời gian cứ vô hình trôi chảy, xuân của tự nhiên
đi qua rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Câu thơ diễn
tả tâm trạng ngao ngán của tác giả đến cực độ. Câu ‘Mảnh tình
san sẻ tí con con!”, mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, nhung
khi nhận về chỉ còn tí con con. Không được hưởng một tình yêu
một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải
san sẻ với kẻ khác. Đây cũng là nỗi làng của nữ sĩ cũng như là
nỗi long của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi hạnh phúc với
họ luôn là điều gì không đầy đủ.

Bài thơ đã thể hiện tâm trạng, thái đọ của Hồ Xuân
Hương: vừa đau buồn, vừa phuẫn uất trước duyên phận, dù gắn
gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch duyên phận . Bài thơ
cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc
đáo của “ Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ
và xây dựng hình tượng.




×