Tâm trạng người trẻ tuổi (nỗi cô đơn và niềm khao khát tự do)..
Phân tích tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ Tâm tư trong tù.
Tâm trạng:
+ Tâm trạng người trẻ tuổi (nỗi cô đơn và niềm khao khát tự do) => cảm xúc bồng bột.
+ Tâm trạng người chiến sĩ (phấn chấn vì tự đấu tranh được với bản thân mình, lời thề giữ vững ý chí và
quyết tâm chiến đấu) => nhận thức sâu sắc. Hướng dẫn:
MỞ BÀI
Bài thơ Tâm tư trong tù được Tố Hữu sáng tác trong thời gian ông bị kẻ thù bắt giam tại xà lim hoàn toàn
cách biệt với cuộc sống bên ngoài ở nhà lao Thừa Thiên. Đối với một thanh niên mới mười chín tuổi vừa
được giác ngô cách mạng, đang hăng say hoạt động giữa bạn bè dồng chí với bao niềm vui sướng tin yêu
bồng bột, có phần lãng mạn thì việc bị bắt giam như thế là một bước ngoặt gây xáo động mạnh mẽ trong
tâm hồn. Có lõ vì thế mà Tâm tư trong tù đã thể hiện rất chân thật những cảm xúc, những nhận thức của
một người trẻ tuổi, một người chiến sĩ lần đầu tiên bị giam hãm trong tù ngục, đó là nỗi cô đơn và niềm
khao khát tự do, là tâm trạng phấn chấn vì tự đấu tranh được với mình, là lời thề giữ vững ý chí và quyết
tâm chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng.
THÂN BÀI
+ Nỗi cô đơn và niềm khao khát tự do:
Cảm giác cô đơn:
Hướng ra cuộc sống bên ngoài
Suy nghĩ về tự do
Ở phần đầu bài thơ, Tố Hữu đã thể hiện nổi bật cảm giác cô đơn của mình qua sự đối lập tương phản giữa
hai cảnh đời, giữa hai thế giới. Trước hết, cảm giác cô đơn được xác nhận ngay trong điệp khúc: “Cô đơn thay là cảnh thân tù ”. Tiếng kêu
ấy vang lên khi nhà thơ cùng một lúc hướng giác quan về hai phía tai “nghe tiếng đời lăn náo nức” bên ngoài, và mắt nhìn cận cảnh trong bốn bức tường nhà giam chặt
hẹp, tối tăm
Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều
Len nhẹ nhẹ qua rào ô cửa nhỏ
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim manh ván ghép sầm u...
Cảnh trong tù được quan sát và miêu tả rất cụ thể: Vài tia nắng nhợt nhạt lúc hoàng hôn khiến cho không
khí nhà giam thêm “âm u”, một ô của sổ vốn đã nhỏ bé nhưng lại được rào kín bằng những song sắt kiên
cố đến mức ngay cả tia nắng chiều yếu ớt cũng phải "len nhẹ nhẹ mới vào được bên trong, bốn bức tường
xám xịt càng làm tăng thêm vẻ ghê sợ của nơi đày đọa con người, những mảnh ván đen đủi càng làm cho
phòng giam thêm “sầm ù” (tối sầm, âm u). Tất cả chỉ có vậy, ảm đạm và nghiệt ngả đối với một người
tuổi trẻ đang yêu đời, khao khát tự do. Điệp từ “dãy” tầng tầng lớp lớp giới thiệu những cảnh tù đày cụ
thể và diễn tả tâm trạng khổ sở, day dứt của người trẻ tuổi.
Chính trong cảm giác cô đơn. Tố Hữu đã tập trung cao độ sự chú ý vềthính giác để lắng nghe những âm
thanh của thế giới bên ngoài đang vọng vào nhà giam:
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nhà thơ nghe mà như nhìn thấy tất cả những hình ảnh sinh động đang diễn ra ở thế giới bên ngoài những
con chim vui hót, những con dơi chiều đập cánh thật “vội vã’’, một con ngựa rùng chân bên giếng lạnh, ai
đó đang đi xa đần trên đường. Điệp khúc “Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu" đã diễn tả rất thành công
nỗi thèm khát cuộc sống tự do không giấu giếm của tác giả. Với người đang bị giam trong ngục, những
âm thanh đó có sức gợi rất lớn, đặc biệt là gợi lên niềm khao khát được hòa mình vào cuộc sống tự do:
Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề
Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá!
Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá
Nghe mênh mang sức khỏe của trăm loài.
Cũng vì quá cô đơn và khao khát tự do nên nhà thơ đã tưởng tượng ra cái thế giới bên ngoài là một trời
rộng rãi. . đời sây hoa trái... Hương tự do thơm ngát cà ngàn ngày... ”, Nhưng rồi những giây phút mơ
mộng và đầy ảo tưởng rồi cùng qua đi, nhà thơ đã bình tĩnh, tỉnh táo lại để suy xét về nhiều điều, về tự do.
Tố Hữu thấy rõ dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến, cái thế giới bên ngoài kia cũng chẳng có
tự do thực sự. Trái lại:
Ở ngoài kia... biết bao thân tù hăm
Đọa đày trong những hố thẳm không cùng
Từ đó, nhà thơ cảm nhận sâu sắc rằng, cả xã hội đương thời cũng chỉ là một nhà tù khổng lồ, bao trùm vô
số những nhà tù nhỏ khác, ở đây có một mối liên tương giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và dân
tộc, bi kịch của nhà thơ chỉ là một trường hợp cụ thể của bi kịch mất nước của dân tộc ta mà thôi:
Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng
Chỉ là một giữa loài người đau khổ
Tôi chỉ một con chim non bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to.
Lời thề giữ vững ý chí và quyết tâm chiến đấu:
Dự đoán về con đường tù đày
Khẳng định quan niệm sống- chết
Khi đã nhận thức đúng đắn về thực trạng đen tối của xã hội đươngthời, bài thơ đã cósự chuyển hướng
trong mạch tâm tư của chủ thể trữ tình. Nhà thơ thấy được giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc có chung
thân phận, cũng có nghĩa là có chung trách nhiệm, bản thân nhà thơ là một tù nhân nhưng cũng là một
người đứng cùng đội ngũ với những chiến sĩở ngoài nhà tù đang dũng cảm chiến đấu cho Tổ quốc độc lập
tự do. Tuy thừa nhận tâm trạng cô đơn trong tù là không thể tránh khỏi (Cô đơn thay là cảnh thân tù)
nhưng khi đã xác định tư thế người chiến sĩ, nhà thơ không còn cảm thấy cô đơn nữa mà cảm thấy phấn
chấn, quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu ngay trong nhà tù. Bằng cảm hứng tự hào, tác giả đã khắc họa
hình ảnh người chiến sĩ trẻ tuổi hiên ngang, bất khuất trong các văn thơ rất hào hùng dưới đây:
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu
Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu
Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!
Chính sự cảm nhận về mối quanhệ gắn bó hòa hợp giữa cuộc sống chung của cá nhân với vận mệnh
chung của dân tộc đã tiếp một nguồn sức sống mới để nhà thơ thêm kiêu hãnh, tự hào về lí tưởng cao đẹp
mà mình đã lựa chọn, thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Một lần nữa trí tưởng tượng
của Tố Hữu lại vượt lên trênthực tại lao tù nhưng không phải để đến với những ảo ảnh như ở đoạn thơ
trên màđểdựđoán về những bước sắp tới trên con đường tù đày, từ đó thêm quyết tâm giữ vững lòng trung
tình với cách mạng:
Nơi đây ai là Đắc Pao, Lao Bảo
Là Côn Lôn, thế giới của ưu phiền
Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin
Giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn
Tố Hữu đã kết thúc bài thơ của mình với những câu thơ mang dáng điệu của những lời Tuyên ngôn phát
biểu về quan niệm sống, chết của người chiến sĩ cách mạng. Đối với họ, đã làm người thì không thể sống
kiếp nô lệ nhục nhã, sống là phải đấu tranh cho tự do, là sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, nguy hiểm, hi
sinh, còn sống là còn chiến đấu không ngừng
Tôi chưa chết, nghĩa là chưa hết hận
Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời
Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi
Còn trừ diệt cả một loài thú độc
Với ý thơ này, ông ĐặngThai Mai có nhận xết: “Những câu thơ như thế chính là bản quyết tâm thư của
một người chiến sĩ không hề do dự trước nhiệm vụ, không lùi bước trước bạo lực quân thù".
3. KẾT LUẬN
Có thể thấy sự vận động từ cảm xúc đến nhận thức trong bài thơ này không hề tạo tính chất mâu thuẫn
giữa hai yếu tố ấy. Trái lại, chúng hoàn toàn thống nhất và cùng góp phần biểu hiện đặc điểm hồn thơ Tố
Hữu trên chặng đường cách mạng đầu tiên: đó là sự cố gắng không ngừng để vượt lên, để điều khiển, chế
ngự những cảm xúc bồng bột của tuổi trẻ bằng sự soi sáng của nhận thức xã hội, của ý chí cách mạng.
loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học