Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giải đáp về bệnh phong cùi – bệnh có lây và di truyền hay không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.42 KB, 3 trang )

Giải đáp về bệnh phong cùi – Bệnh có lây và di
truyền hay không
Bệnh phong (cùi, hủi) là căn bệnh lây qua da và không di truyền, tuy bệnh để lại biến chứng nguy hiểm
nhưng có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn và miễn phí; dẫu vậy lại chưa có vaccine phòng chống bệnh
hiệu quả. Mời bạn tham khảo thêm qua tư vấn của bác sĩ sau đây nhé.

Tư vấn của bác sĩ về bệnh phong cùi (hủi)
Vì sao mắc bệnh phong?
Bệnh phong (cùi, hủi) không phải là bệnh di truyền mà là một bệnh nhiễm khuẩn, gây ra bởi một loại trực
khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium leprae (còn được gọi là trực khuẩn Hansen). Bệnh phong lây qua
đường da hoặc hô hấp. Tuy nhiên, mắc bệnh hay không thì còn tùy thuộc vào đáp ứng của cơ thể mỗi người đối
với vi khuẩn M. leprae.
Bệnh chủ yếu tác động vào da, các dây thần kinh ngoại biên. Dấu hiệu để nhận biết bệnh phong trên da là có
một hoặc nhiều thương tổn da bạc màu hoặc hơi đỏ và bị mất cảm giác sờ mó, đau đớn hoặc nóng lạnh tại chỗ.
Tổn hại dây thần kinh ngoại biên được biểu hiện qua mất cảm giác và yếu, liệt các cơ ở bàn tay, bàn chân hoặc
ở mặt.
Điều trị bệnh phong ra sao?
Bệnh phong được điều trị bằng cách phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh, có hiệu quả rất cao. Sau một liều
thuốc đầu tiên, bệnh nhân đã giảm khả năng lây cho người xung quanh. Thời gian điều trị kéo dài từ 6 – 12
tháng. Tất cả bệnh nhân phong sau khi được chẩn đoán đều được khám, trị liệu và chăm sóc phục hồi chức
năng hoàn toàn miễn phí.
Nếu không điều trị, bệnh phong tiến triển ra sao?
Bệnh phong không gây chết người nhưng có thể gây tàn tật, có 2 loại như sau: Tàn tật do vi khuẩn phong trực
tiếp xâm nhập vào dây thần kinh gây ra, hậu quả là mất hay giảm cảm giác, liệt cơ, teo cơ, co ngón, bàn chân
rũ, mắt thỏ, tiêu xương, giảm tiết mồ hôi; tàn tật do bệnh nhân không được giáo dục y tế, không biết chăm sóc
bàn tay bàn chân mất cảm giác, không biết chăm sóc vết thương ngoài da dẫn đến viêm xương, cụt rụt tay chân.
Hỏi: Khi xem hình ảnh trên mạng tôi thấy các đoàn tham quan, bác sĩ đến thăm những làng của người phong
cùi và thấy họ bắt tay trực tiếp, hỏi thăm người bị bệnh phong, như vậy không sợi bị lây sao? Xin hỏi như vậy
khi đi ngoài đường hay đến nơi công cộng, vô tình chạm phải những người bị bệnh cùi có sao không?
Vật chủ trung gian, tức là loại vi khuẩn, virus hay ký sinh vật phải sống trong cơ thể một con vật khác rồi mới
truyền qua người. Ví dụ: sốt xuất huyết có vật chủ trung gian là muỗi, ký sinh trùng sốt rét cũng có vật chủ


trung gian là muỗi. Các loại sán có vật chủ trung gian là cá (khi bạn ăn gỏi cá thì sán vào người). Không có vật
chủ trung gian thì lây nhiễm trực tiếp từ người theo đường hô hấp, đường phân, đường máu, dịch sinh dục.
Bệnh phong do một loại trực khuẩn có tên mycobacterium lepra gây ra và bệnh này hầu như chỉ có ở loài
người. Người ta cũng gọi là bệnh Hansen vì vi khuẩn gây bệnh được bác sĩ người Na Uy Gerhart Henrick
Armauer Hansen tìm ra vào năm 1873 qua kính hiển vi. Trong cơ thể chúng ta vi khuẩn phong chỉ sống được
trong tế bào mà thôi, không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được.
Thường thường vi khuẩn từ niêm mạc mũi, dịch tiết ở mũi của người bệnh chưa được điều trị là nguy cơ cho
người lành khi hít phải. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua vết trầy đứt trên da. Nói chung phải có sự tiếp xúc
trực tiếp và lâu dài mới có khả năng lây bệnh.
Bạn nhìn thấy người tới thăm bắt tay nhưng tay không trầy xước, những nữ tu, thầy thuốc, nhân viên y tế chăm
sóc người phong suốt đời mà chẳng bao giờ lây bệnh. Như tôi nói vi khuẩn Hansen chỉ sống trong lòng tế bào
của cơ thể người bệnh, nó lại sinh sản rất chậm nên có người từ khi tiếp xúc đến khi mắc bệnh phải mất hàng
chục năm.
Tuy nhiên nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể nên có khi chồng bị bệnh, vợ sống với ông chồng 30-40 năm
cũng không mắc bệnh. Nhờ hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nên tính chung trong cộng đồng chỉ có khoảng
5% số người có ái lực với vi khuẩn này và mắc bệnh mà thôi
Vi khuẩn vào cơ thể, sinh sản chậm nhưng gây nên những tổn thương trên da (những vết màu trắng ở chân, có
khi chỉ tròn như đồng xu, mất cảm giác đến nỗi châm kim không đau, hơ lửa không nóng), những cục sùi trên
mặt, có thể mũi đỏ. Chúng ăn dần vào thần kinh làm tay co rút, sau cùng là những tổn thương rụng khớp ngón
chân, ngón tay.


Vì đặc thù của bệnh như vậy nên bạn lỡ chạm tay vào họ, ngồi ăn chung một lần cũng ít khi lây. Tuy nhiên tôi
thấy biện pháp đi đâu về, trước khi ăn rửa tay sạch thì không chỉ phòng tránh bệnh phong mà còn tránh được rất
nhiều bệnh khác nữa đấy.
Hỏi: Bệnh phong cùi có lây không? Và lây bằng cách nào? Có qua đường tình dục không? Bệnh viêm não Nhật
bản B trẻ em phải tiêm ngừa ở đâu? Giá mỗi lần tiêm bao nhiêu?
Trả lời: Bệnh phong cùi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hansen có trong các thương tổn ngoài da hay trong
nước mũi. Tuy vậy, bệnh này lây lan khó hơn bệnh lao, còn tùy sức đề kháng từng người. Phải tiếp xúc người
bệnh vài lần mới bị lây chứ không phải mới nắm tay là mắc bệnh ngay. Bệnh này lây còn tùy theo thể: HL lây

nhiều qua đường hô hấp, còn HT ít lây hơn. Lây lan qua đường tình dục chưa được ghi nhận vì sự hiểu biết về
lan truyền bệnh này còn khiêm tốn, mặc dù căn bệnh biết từ hàng ngàn năm trước. Bệnh viêm não Nhật bản B
tiêm ở Trạm vệ sinh phòng dịch của tỉnh, chỉ nên tiêm thuốc ngừa khi có dịch trong tỉnh. Tiêm ngừa bệnh viêm
màng não do não mô cầu thì hợp lý hơn vì bệnh sau này thường gặp hơn.

Những kiến thức cần biết về bệnh phong cùi
Bệnh phong không phải là bệnh di truyền
Bệnh phong (người miền Nam hay gọi là bệnh cùi, miền Bắc gọi là bệnh hủi), là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính
gây bệnh ở da và thần kinh ngoại biên, có thể để lại di chứng tàn tật nặng nề cho người mắc bệnh.
Do có nguyên nhân là vi khuẩn, nên bệnh phong là bệnh lây truyền, chứ không di truyền từ đời này sang đời
khác như nhiều người lầm tưởng. Có 3 yếu tố tham gia vào quá trình lây lan bệnh phong và làm cho bệnh
phong lây ít và rất khó lây là vi khuẩn Hansen gây bệnh, đường lây, và sức đề kháng của mỗi người.
Vi khuẩn Hansen là vi khuẩn ký chỉ sống được trong tế bào da và thần kinh ở người, ra ngoài cơ thể nó chỉ sống
được không quá 48 giờ. Chỉ có người mắc bệnh phong nặng, mà chưa được điều trị thì vi khuẩn còn sống mới
có thể lây bệnh sang cho người lành. Nhưng chỉ 5 ngày sau khi bệnh nhân phong được điều trị thì vi khuẩn sẽ
yếu đi và không còn khả năng lây lan bệnh cho cộng đồng nữa.
Mặt khác, bệnh phong chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và qua các vết thương trầy xước trên da. Người bệnh
phong nặng, khi chưa uống thuốc điều trị, sẽ phóng ra bầu không khí những hạt sương nước mũi li ti chứa
nhiều vi khuẩn bệnh phong, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ (ít hơn 30%) còn khỏe mạnh và có khả năng gây bệnh
cho người bị nhiễm mới. Nếu đã uống thuốc, những hạt sương nước mũi đó càng chứa ít vi khuẩn còn sống
(dưới 5%) và bị yếu đi nhiều nên khả năng gây bệnh càng khó khăn.
Bệnh phong khó lây vì còn tùy thuộc vào sức đề kháng tự nhiên của mỗi người khác nhau. Khoảng 90% dân số
trên thế giới có sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh phong, không mắc bệnh cho dù họ có tự tiêm truyền vi
khuẩn còn sống vào cơ thể. Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học khác, tỷ lệ lây lan bệnh giữa những cặp
vợ chồng với nhau chỉ từ 3 đến 6%, nghĩa là phải tiếp xúc rất mật thiết và lâu dài với người bệnh chưa điều trị
thì mới có nguy cơ mắc bệnh phong…
Như vậy, bệnh phong không đáng lo ngại như nhiều người từng quan niệm. Sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia của
gia đình và cộng đồng xã hội… sẽ là động lực giúp bệnh nhân phong vượt qua mặc cảm để sống chan hòa với
những người xung quanh.


Vaccine và cách chữa trị bệnh phong cùi
Trước tiên cần khẳng định một điều là bệnh Phong có thể chữa khỏi hoàn toàn và điều trị miễn phí.Thêm
vào đó khả năng lây lan là rất ít…
Nói vắn tắt đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan chủ yếu qua đường nước bọt và da niêm mạc bị trầy xước tiếp
xúc với nguồn bệnh. Bệnh do vi khuẩn M.Leprae gây ra. Bệnh gặp phải ở cả hai giới và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên
khả năng lây lan là rất hiếm (theo một thống kê không chính thức thì cho tới nay chưa có nhân viên y tế nào bị
lây bệnh từ người bệnh).
Bệnh gây tổn thương thần kinh ngoại vi dẫn đến tổn thương da, niêm mạc, làm cho người bệnh mất cảm giác
như đau đớn, nóng, lạnh….Điều này cực kì nguy hiểm vì người bệnh sẽ không còn khả năng tự bảo vệ mình và
dẫn đến các tổn thương dù nhỏ cũng có thể gây lở loét, nhiễm trùng mà bệnh nhân vẫn không hề hay biết (Hãy
tưởng tượng như bạn đang ngồi để mặc cho một con hổ ăn dần chân mình mà vẫn không hề biết hay đau đớn
gì). Chính điều này dẫn đến hiện tượng các bệnh nhân phong thường “mất” đi các bộ phận của cơ thể của mình.
Tuy hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa sự nhiễm bệnh nhưng bệnh đã có phương pháp
điều trị rất hiệu quả.
Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 6 đến 12 tháng tùy theo mức độ bệnh và điều trị bệnh phong là hoàn
toàn miễn phí, từ chi phí khám đến thuốc men, kể cả bạn phải nhập viện thì cũng không hề tính viện phí (Tại
BV Da Liễu Tp.HCM hiện nay còn cấp tiền cho bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện trở về nhà).Tuy vậy điều rất
quan trọng để chữa bệnh phong là phát hiện sớm bệnh để điều trị.
Dưới đây là một số dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh phong mà bạn có thể tự phát hiện hoặc khám cho
người xung quanh để đến cơ sở y tế như trạm y tế phường xã, trung tâm y tế quận huyện để điều trị kịp thời:


– Trên cơ thể (ở vị trí bất kì) xuất hiện một vùng da khác màu. Vùng da này sẽ giảm hoặc mất cảm giác (bạn
hãy thử kiểm tra bằng cách dùng kim châm nhẹ lên vùng da nghi ngờ và một vùng da bình thường để kiểm
chứng cảm giác).
– Đặc điểm để nhận biết là một vùng da khác màu, không đau, không ngứa, bằng phẳng hoặc nhô cao, có thể
nhạt màu hoặc hơi đỏ hay màu đồng.
– Những dấu hiệu khác như những nốt cùng màu da hoặc hơi đỏ, hoặc mảng da dày, bóng mọng, lan tỏa mà
không kèm mất cảm giác.
Tại Việt Nam chúng ta hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh chỉ là 0.1/10.000 tức là chỉ có một người mắc bệnh trong 100

ngàn người (theo số liệu thống kê năm 2005).
Bệnh thường thấy ở các tỉnh Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum và Khánh
Hòa.
Hi vọng các thông tin ngắn gọn trên đã giúp được bạn thay đổi thái độ về căn bệnh chỉ còn là “chuyện nhỏ”
này. Hãy có thái độ tốt hơn với các bệnh nhân phong của chúng ta! Bệnh phong không hề đáng sợ như bạn
tưởng!
Chúc các bạn đã trang bị kiến thức tốt để có thể nhận biết, phòng chống bệnh phong cùi hiệu và có thái độ văn
minh với các bệnh nhân nhé.



×