Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

LÝ LUẬN CHUNG về mối QUAN hệ vật CHẤT và ý THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.48 KB, 4 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ VẬT
CHẤT VÀ Ý THỨC.
Quan điểm triết học Mác - Lênin đã khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức thì vật chất và ý thức tác động trở lại vật chất để làm rõ quan điểm này
chúng ta chia làm hai phần.

1. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức.
Lê- Nin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện sâu sắc và khoa học về phạm trù vật
chất “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại phản
ánh và được tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Từ định nghĩa của Lê Nin đã khẳng định vật chất là thực tại khách quan vào bộ
não của con người thông qua tri giác và cảm giác. Thật vậy vật chất là nguồn gốc
của ý thức và quyết định nội dung của ý thức.
Thứ nhất, phải có bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự ra
đời của ý thức. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con
người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ
não con người và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào đó
sinh ra mà bộ não không hoạt động được hay không có bộ não thì không thể có
ý thức được. Cũng như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không
được tiếp xúc với xã hội loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về xã hội
cũng chỉ giống như những con sói. Tức là hoàn toàn không có ý thức.
Thứ hai, là phải có lao động và ngôn ngữ đây chính là nguồn gốc xã hội của ý
thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh
tế hơn đối với hiện thực... ngôn ngữ là cần nối để trao đổi kinh nghiệm tình cảm,
hay là phương tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc của
xã hội có ý nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức.
Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất thay
đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
VD1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần
kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não người bị tổn thương thì hoạt động của


ý thức cũng bị rối loạn.
VD2. Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh cấp 1, 2, 3 về công nghệ thông tin là
rất yếu kém sở dĩ như vậy là do về máy móc cũng như đội ngũ giáo viên giảng
dậy còn thiếu. Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì trình độ công


nghệ thông tin của các em cấp 1, 2, 3 sẽ tốt hơn rất nhiều.
VD2. Đã khẳng định điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức chỉ là như thế đó.

2. Ý thức tác động trở lại vật chất.
Trước hết ta đưa ra định nghĩa của ý thức: ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế
giới khách quan vào trong bộ não con người thông qua lao động mà ngôn ngữ.
Nó là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người như: Tình cảm yêu thương, tâm
trạng, cảm súc, ý trí, tập quán, truyền thống, thói quen quan điểm, tư tưởng, lý
luận, đường lối, chính sách, mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng.
Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất cách mạng mẽ. VD. Nếu
tâm trạng của người công nhân mà không tốt thì làm giảm năng suất của một
dây chuyền sản xuất trong nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng đúng
đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể giảng thắng lơị trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “ Không có lý luận cách
mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Như vậy ý thức không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có tính độc
lập tương đối vì nó có tính năng động cao nên ý thức có thể tác động trở lại. Vật
chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.
Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thấy đẩy hoạt động
thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Khi phản ánh
đúng hiện thực khách quan thì chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các
sự vật hiện tượng trong thế giới quan.
VD1. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 10000C thì con người tạo

ra các nhà máy gang thép để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡ chủng
loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.
VD2. Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đại hội VI,
đảng ta chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị
trường, nhờ đó mà sau gần 20 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã thay đổi hẳn.
Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt động
thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan. VD. Nhà máy sử lý
rác thải của Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việc không khảo sát thực tế
khách quan hay đúng hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơ và rác hữu cơ là chưa
đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai trương nhà máy này đã không sử lý nổi và cho
đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý.

1. Ph ạm trù v ật ch ất và ph ạm trù ý th ức


Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác”
(V.I.Lênin: Toàn tập, t.18, Nxb. Tiến bộ, M., 1980, tr.151).
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Ý thức của con người là sản phẩm của
quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử – xã hội. Để hiểu được nguồn gốc và bản
chất của ý thức cần phải xem xét trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.
>>>>> Nguồn gốc và bản chất của ý thức

2. M ối quan h ệ bi ện ch ứng gi ữa v ật ch ất và ý th ức
a) Vật chất quyết định ý thức:
– Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức, ý thức là chức năng
của óc con người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất
– Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Thế giới vật chất là
nguồn gốc khách quan của ý thức.

b) Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất:
– Ý thức có thể thức đẩy hoặc kìm hãm với một mức độ nhất định sự biến đổi của
những điều kiện vật chất.
– Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con
người. Con người dựa trên các tri thức về những quy luật khách quan mà đề ra
mục tiêu, phương hướng thực hiện; xác định các phương pháp và bằng ý chí thực
hiện mục tiêu ấy.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi chăng nữa thì nó
vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất.
c) Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã
hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để xem xét các mối
quan hệ khác nhau như: chủ thể và khách thể, lý luận và thực tiễn, điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan v.v..

3. Ý nghĩa ph ương pháp lu ận


– Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận
thức phải bảo đảm nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” và trong hoạt
động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo
các quy luật khách quan.
– Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật
chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận
dụng chung trong hoạt động thực tiễn của con người.
– Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ đợi
vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan…




×