Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông thôn mới tại xã phú đình – định hóa – thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.08 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: T2012-72

Tên đề tài:
"Phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông thôn mới tại
xã Phú Đình – Định Hóa – Thái Nguyên"

Họ tên chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Thị Thùy Linh
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên 2012


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: T2012-72

Tên đề tài:
"Phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông thôn mới tại
xã Phú Đình – Định Hóa – Thái Nguyên"

Họ tên chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Thị Thùy Linh
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2012 đến tháng 12/2012


Địa điểm nghiên cứu: Xã Phú Đình – Định Hóa - TN

Thái Nguyên 2012


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông thôn
mới tại xã Phú Đình – Định Hóa – Thái Nguyên.
Mã sô: T2012 – 72
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Thị Thùy Linh
Email:
Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: Tháng 3/2012 – 12/2012
1. Mục tiêu:
1.1.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích được những thuận lợi và khó khăn
trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đình nhằm đưa ra được những
giải pháp để góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được thực trạng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới
tại xã;
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng
nông thôn mới tại xã;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong việc thực
hiện xây dựng nông thôn mới tại Phú Đình.
2. Nội dung chính:
- Đánh giá thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã;
- Nghiên cứu phân tích các thuận lợi và khó khăn trong việc xây
dựng nông thôn mới tại xã;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện mô hình nông thôn mới
tại xã.


SUMMARY
Tittle: “Analysis advantages and disadvantages to develop model new
rurall in Phu Dinh commune – Dinh Hoa distrist - Thai Nguyen province”
Code: T2012 – 72

Coordinator: Lưu Thị Thùy Linh
Tel

: 0942.886.383

E-mail :
Implementing Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry - Thai Nguyen University
Partnership organizations and collaborators:
- Commune People's Committee Phu Dinh
- Cu Ngoc Bac - The lecturer in faculty of economics and rural
development.
Duration: 3/2012 – 3/2013
1. Objective
Study on current status rural of Phu Dinh commune, Thai Nguyen
city, Thai Nguyen province to carry out model of new rural development to
see disadvantages and advantages. It has been proposed some solutions for
model of new rural development in the area.
2. Main contents
- Assessment of the situation in rural areas according to the national
set of criteria in Phu Dinh commune.

- Evaluate the advantages and disadvantages of commune conducting
new rural construction.
- Propose some solutions to overcome difficulties while developing and
expanding model of new rural in commune Phu Dinh and Thai Nguyen city.
3. Main results obtained


- Subject has shown the characteristics of the natural conditions,
socio-economic in Phu Dinh commune, Dinh Hoa distrist. At the same
time, showed some conclusions on the advantages and disadvantages.
- Subject was assessed rural situation in Phu Dinh commune, Dinh
Hoa distrist according to the National criteria for new rural.
- Subject was pointed out the advantages and disadvantages of Phu
Dinh commune to carry out model of new rural.
- The subject has come up with some solutions to remove difficulties
and contribute to the development and expanding model of new rural in
Phu Dinh commune, Dinh Hoa distrist


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ hàng

đầu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05
tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Nông
nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Thực hiện Nghị quyết 26, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM giai

đoạn 2010 - 2020. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội, được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước (theo QĐ số 800 ngày
04/06/2010) đến năm 2015 cả nước có 20% số xã và đến năm 2020 có 50%
số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía
Bắc, với tổng diện tích đất tự nhiên là 3562,82 km2, dân số khoảng 1,2 triệu
người bao gồm 8 dân tộc khác nhau. Hiện nay, Thái Nguyên cũng đã và
đang tiến hành quy hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới ở tất cả các
cấp huyện của tỉnh, nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2015 có 30 xã đạt
tiêu chuẩn nông thôn mới trên toàn tỉnh.
Định Hóa là một huyện miền núi với đại đa số người dân sống bằng
nghề nông nghiệp, trình độ tay nghề thấp, điều kiện địa lý khó khăn trong
khi cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Điển hình trong số đó là xã Phú Đình, với
những khó khăn chung của huyện và đặc thù riêng của xã chính vì thế khi
thực hiện xây dựng nông thôn mới xã gặp không ít khó khăn từ khâu tổ
chức, quy hoạch và triển khai quy hoạch.
Do đó một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng được mô hình
phát triển nông thôn mới vừa phù hợp với điều kiện của địa phương, vừa
đạt được các tiêu chí đề ra đang trở thành vấn đề bức thiết hiện nay.


Trên cơ sở những vấn đề cần được giải quyết trên, để đưa ra một số
giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn
mới trên địa bàn xã Phú Đình nói riêng và huyện Định Hóa nói chung.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá những thuận lợi và khó
khăn trong phát triển nông thôn mới tại xã Phú Đình – Định Hóa – Thái
Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích được những thuận lợi và khó khăn
trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đình nhằm đưa ra được những

giải pháp để góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được thực trạng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới
tại xã;
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng
nông thôn mới tại xã;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong việc thực
hiện xây dựng nông thôn mới tại Phú Đình.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề đang được mọi người quan
tâm và diễn ra trên cả nước. Do vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài
liệu giúp mọi người hiểu rõ thực trạng tại địa phương để từ đó có các chính
sách phát triển phù hợp. Đồng thời đưa ra các giải pháp giúp các cấp chính
quyền xây dựng nông thôn mới vào thực tiễn.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.l. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Nông thôn
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn,
còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ
tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có sở hạ
tầng không phát triển bằng vùng đô thị.
Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận
thị trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng có ý
kiến khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp
chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất

nông nghiệp. Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể
của từng nước. Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối
theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Trong điều kiện Việt Nam nhìn nhận dưới góc độ quản lý thì có thể
hiểu:
''Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều
nông dân, tập hợp cư dân này tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác''. [8]
2.1.1.2. Phát triển nông thôn
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông thôn. Và đây là
khái niệm của Việt Nam, được tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của Chính phủ, khái niệm được hiểu là: ''Phát triển
nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế,
xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
nông thôn, quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có
sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các tổ chức khác ''.[4]


2.1.1.3. Khái niệm nghèo
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo. Nhưng Việt Nam thừa
nhận quan điểm về nghèo của Hội nghị chống đói nghèo của khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bawngkok - Thái Lan vào
tháng 9/1993. Khái niệm nghèo được thể hiện như sau:
''Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán
của địa phương.''[31
2.1.1.4. Hộ nông dân
Trong khi có rất nhiều khái niệm khác nhau về hộ nông dân thì ta chỉ

có thể tình hiểu về một số khái niệm. Và dưới đây là l trong những khái
niệm đó: ''Hộ nông dân là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của
họ là nông nghiệp. Ngoài các hoạt dộng nông nghiệp, hộ nông dân còn có
thể tiến hành thêm các hoạt động khác như: Tiểu thủ CN, dịch vụ,.v .v...
''[7]
2.1.1.5. Kinh tế hộ nông dân
Khi nhắc đến khái niệm kinh tế hộ nông dân thì ta có thể nhắc đến
khái niệm sau:
''Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản
xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế
này trước hết nhằm đáp ưng nhu cầu của hộ gia đình Ngoài ra có thể tiến
hành trao đối bán cho người khác khi sản phẩm đó dối với họ là không cần
thiết. ''[7]
2. 1.1. 6. Thu nhập
Có thể hiểu thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình
kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng ...[2]
2.1.2. Cơ sở khoa học về nông thôn mới
2. 1.2. 1. Nông thôn mới và vai trò của nông thôn mới


Nông thôn mới làm cho bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày, đường
làng ngõ xóm phong quang sạch đẹp, văn minh, sản xuất nông nghiệp đang
dần phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, ngành nghề phát triển, thu
nhập bình quân của người dân cao hơn, mức sống tốt hơn...
Tạo sức bật mới
Từ trước đến nay, khu vực nông thôn luôn được xem là nơi mà tỷ lệ
hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hoá và hiện đại
hoá. Hệ thống giáo dục, y tế chưa được đầu tư đúng mức. Đề án xây dựng
nông thôn mới hy vọng sẽ tạo một sức bật mới cho khu vực nông thôn.

Khơi dậy tinh thần đoàn kết ý thức vươn lên của người dân
Người dân nông thôn đóng vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng
nông thôn ổn định và phát triển bền vững. Ngoài phần đầu tư của Trung
ương và địa phương, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp xã được thực
hiện theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng là chính.
Nông thôn mới giúp đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, giảm
tỷ lệ lao động trực tiếp từ nông nghiệp.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
- Hỗ trợ các phong trào thi đua về văn hóa như phục dựng lễ hội, tập
huấn cho các đội văn nghệ, hội thi thể thao.
- Hỗ trợ tập huấn và đào tạo nghề cho nông dân.
- Duy trì hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp và thành lập mới HTX
[20]
2. l.2.2. Tính cấp thiết của việc xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực ở nông thôn trước đây chỉ có người nông dân sử dụng,
ngày nay đô thị, doanh nghiệp cũng sử dụng. Khi xã hội ngày càng phát
triển, trình độ của người nông dân thấp, họ rất khó khăn trong việc tiếp cận
với những công việc có kỹ thuật, điều này khiến cho thu nhập của họ không
được cải thiện, không theo kịp các tầng lớp khác trong xã hội. Người nông
dân luôn ở trong tình trạng yếu thế, do đó phải gánh chịu nhiều tác động


tiêu cực. Trong khi đó, điều quan trọng nhất của việc xây dựng nông thôn
mới là tạo ra những giá trị mới của nông thôn, một nông thôn hiện đại phải
có những giá trị mới về kinh tế, văn hóa, tổ chức cộng đồng, thể chế hoàn
toàn khác với nông thôn cách đây 20 - 30 năm, và người nông dân phải có
tính năng động, tự chủ.
Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, có hai điều chú ý:
Thứ nhất, nông thôn và thành thị hiện đang có khoảng cách khá xa nên
trong quá trình xây dựng nông thôn mới rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ hai, để người dân có thể tự vận hành, phát triển được nông thôn mới
của họ phải tạo cho họ tính tự chủ, năng động. Nếu Nhà nước hỗ trợ tiền thì
hãy để cho người dân được toàn quyền sử dụng số tiền đó, để họ được làm
chủ, họ đầu tư vào đâu, làm gì theo ý muốn của họ.[21]
Vì vậy việc xây dựng nông thôn mới là vấn đề cần thiết.
2. 1.2.3. Tác động của nông thôn mới đến người dân
Sau gần l0 năm đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông
dân, cả ba lĩnh vực này đều có bước chuyển biến tích cực. Về nông nghiệp,
cơ cấu sản xuất chuyển mạnh sang hướng sản xuất có hiệu quả, không
những đảm bảo đủ ăn mà còn xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng đạt từ 4,5 –
5%/năm là một thành tích lớn. Về nông thôn, hạ tầng kỹ thuật được nâng
cấp, xây mới nhiều đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất
của đại bộ phận dân cư nông thôn được cải thiện, nâng cao Xây dựng nông
thôn mới làm cho kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người
dân được nâng cao, chí ít là ngang tầm với các nước phát triển trong khu
vực. Xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, môi trường trong sạch, bản sắc
văn hóa các dân tộc được bảo tồn, phát huy, nâng cao dân chí, củng cố hệ
thống chính trị cơ sở. Bộ tiêu chí cũng quy định, tất cả các xã nông thôn
mới đều phải có hệ thống thủy lợi cơ bản, đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân
sinh; có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT&DL, có
điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có intenet đến thôn; có tổ hợp tác hoặc
hợp tác xã hoạt động có hiệu quả và không có nhà tạm, dột nát... [23]


2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Kinh nghiệm thế giới về xây dựng nông thôn mới
2.2.1.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Nước ta đang tiến hành xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn
quốc Để phục vụ công cuộc này, Viện chính sách và chiến lược phát triển
nông nghiệp và nông thôn (Dự án Mispa) đã dịch và công bố tài liệu ''Lý

luận, thực tiễn và chính sách xây dựng nông thôn mới Trung Quốc'' với
nhiều thông tin có giá trị. Bài viết xin giới thiệu để độc giả cùng nghiên
cứu, vận dụng vào thực tiễn của địa phương.
Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp của
các quốc gia. Có thể nói, nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn.
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm
nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất
nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các
điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học
kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại.
Xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở thành
thành thị. Nếu áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng nông
thôn sẽ làm mất những giá trị tự có và không giữ vững, phát triển được bản
sắc riêng của nông thôn.
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình
thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống.
Quy tắc hành vi của xã hội gồm những người quen được xây dựng
trên cơ sở những phong tục tập quán đã hình thành từ lâu đời. Ở đó quan hệ
huyết thống là mối quan hệ quan trọng nhất, giúp bà con nông dân khắc
phục được những nhược điểm của kinh tế tiểu nông, chống chọi với thiên
tai, địch họa. Cũng chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản


phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh
gác bảo vệ, giản dị, tiết kiệm, thật thà, yêu quý quê hương... Các truyền
thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong
một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con

người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hương ở đây sẽ
không còn tính kế tục. Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sản xuất
nông nghiệp và tụ cư theo dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để
giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương. Ngoài ra, các cảnh quan nông thôn
với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc
thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất giao hoà, thuận theo tự
nhiên, tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà cũng như chú trọng sự
kế tục phát triển của các dòng tộc.
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn,
việc xây dựng nông thôn mới không được phá vỡ các cảnh quan làng xã
mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử, làm ảnh hưởng đến sự
hài hoà vốn có của nông thôn, làng mất đi bản sắc làng quê nông thôn vì
điều này không những hạn chế tác dụng của nông thôn mà còn có tác động
tiêu cực đến việc giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn
hoá truyền thống.
- Chức năng sinh thái
Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích lũy trong
suốt một quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi
dụng, cải tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng
chịu các ảnh hưởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông
thôn truyền thống, con người sống hài hoà, tôn trọng tự nhiên, bảo vệ tự
nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên. Thành
thị là hệ thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ cao nhất. Quá
trình mưu cầu cuộc sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị ngày
càng xa rời tự nhiên.


Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa
con người với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trường một cách nghiêm
trọng.

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng
xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước và không
khí.
Các cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cùng với môi trường sinh thái nông
thôn có thể đáp ứng được nhu cầu trở về với tự nhiên của con người. Nông
thôn có thể bù đắp được những thiếu hụt sinh thái của thành thị. Môi
trường tự nhiên yên tĩnh có thể điều hoà cân bằng tâm lý con người. Môi
trường sinh vật phong phú khiến con người có thể cảm thụ được những
điều tốt đẹp từ cuộc sống. Sự chung sống hài hoà giữa con người với tự
nhiên có tác dụng thanh lọc và làm đẹp tâm hồn. Đây cũng chính là nguyên
nhân khiến cho các khu du lịch sinh thái xung quanh các khu đô thị ngày
càng phát triển rầm rộ. Do vậy, cần phải xây dựng nông thôn mới với
những đóng góp tích cực cho sinh thái.
Có thể coi chức năng sinh thái chính là thước đo để một đơn vị có thể
coi là nông thôn mới hay không, đồng thời phải phân biệt rõ, không được
lẫn lộn ranh giới giữa nông thôn với thành thị.
Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng
nông thôn. Đó không phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để
đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh
đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của
chính tầng lớp nông dân. Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải
chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông
dân.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân phải tham
gia từ khâu quy hoạch, cho đến góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao


động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn

hóa dân tộc. . . , đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông
thôn mới. Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới là
yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công,
vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực của nông dân.
Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới
Động lực từ công nghiệp hóa và đô thị hóa
Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) nếu chỉ dựa vào
nguồn đầu tư từ nhà nước hay chỉ tiến hành trong nội bộ nông thôn sẽ
không tạo ra được động lực cũng như tính linh hoạt, mà cần phải đặt nó
trong bối cảnh phát triển thành thị và nông thôn đồng hành với nhau, dựa
trên những quan điểm hệ thống.Thực tế, các vấn đề về nông nghiệp cần
phải được giải quyết thông qua phát triển công nghiệp, các vấn đề về nông
dân phải giải quyết thông qua phi nông hóa, phát triển nông thôn phải song
hành cùng phát triển thành thị. Điều này cũng có nghĩa là việc giải quyết
các vấn đề ''tam nông'' không thể chỉ bó hẹp trong nội bộ nông thôn và
nông nghiệp, mà cần phải xây dựng nên quan niệm phát triển thành thị và
nông thôn song hành với nhau, xóa bỏ mọi ngăn cách giữa thể chế nông
thôn với thành thị, phải đưa vấn đề phát triển nông nghiệp vào trong bố cục
phát triển kinh tế quốc dân, đưa tiến bộ nông thôn vào tiến bộ chung của
toàn xã hội, phải xem xét mục tiêu gia tăng thu nhập nông dân trong hệ
thống phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân. Chỉ có như vậy mới
có thể giải quyết triệt để bản chất của các vấn đề ''tam nông''. Từ ý nghĩa
này có thể thấy, các công trình xây dựng cải tạo nông thôn cho dù cũng rất
quan trọng, nhưng không thể coi đó là động lực đẩy mạnh xây dựng nông
thôn mới XHCN. Xây dựng nông thôn mới cần phải kết hợp chặt chẽ với
đô thị hóa và công nghiệp hóa mới có sức mạnh và đảm bảo tính liên tục.
Ý nghĩa của công nghiệp hóa ở đây không chỉ ở hiện đại hóa sản xuất
nông nghiệp, mà còn ở chỗ cung cấp ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho
lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn. Do vậy, đối với sự nghiệp xây



dựng nông thôn mới XHCN, nhà nước cần phải có các chính sách nhằm gia
tăng sức thu hút của thành thị, xóa bỏ các chính sách gây cản trở đến sự
chuyền dịch lao động và ngành nghề sang khu vực thành thị, không nên cố
định các ngành nghề công nghiệp tại các khu vực nông thôn.
- Động lực từ nông dân phi nông hóa
Quá trình đi lên hiện đại hóa của một quốc gia cũng chính là quá trình
chuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đồng
thời cũng là quá trình người nông dân tự do chuyển đổi thân phận của
mình.
Trong quá trình này, nguồn lực lao động sẽ chuyển dịch không ngừng
từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị,
đó cũng chính là quá trình phi nông hóa người nông dân. Giải phóng thân
phận của nông dân là yêu cầu để phát triển nông thôn, đồng thời cũng là
nhu cầu tất yếu của chính bản thân người nông dân.
Giải quyết vấn đề việc làm cho người nông dân là một sự nghiệp to
lớn.
Bên cạnh các biện pháp khai thác tiềm năng cung cấp cơ hội việc làm
từ chính trong nội bộ nông thôn ra, còn cần phải tích cực đẩy mạnh chuyển
dịch nông dân sang thành cư dân thành thị: Muốn vậy, cần thiết phải xây
dựng thị trường lao động bình đẳng giữa nông thôn với thành thị, để người
nông dân có những cơ hội làm việc bình đẳng với cư dân thành thị, đồng
thời tạo điều kiện để họ có thể gia tăng tố chất cạnh tranh trên con đường
mưu cầu việc làm của mình.
Do vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới XHCN, cần đẩy
mạnh đầu tư cho nguồn lực lao động nông thôn, hoàn thiện hệ thống giáo
dục, phổ cập rộng rãi khoa học kỹ thuật trong nông thôn, truyền bá rộng rãi
các tư tưởng khoa học, tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh cải thiện tình
hình sản xuất nông nghiệp cũng như thân phận nông dân của chính mình.
Xây dựng nông thôn mới XHCN phải lấy việc đẩy mạnh dịch chuyển lao



động nông thôn làm cơ sở, chứ không phải lấy việc cố định người nông dân
làm mục tiêu.
- Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ
chức hợp tác
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông
thôn mới XHCN là phát triển hiện đại hóa nông nghiệp. Hiện đại hóa nông
nghiệp ở đây phải được hiểu là ngoài các điều kiện sản xuất hiện đại như
thủy lợi, làm đất, đường sá giao thông, viễn thông thông tin..., còn bao hàm
chuyên nghiệp hóa trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Một khi
đã thực hiện kinh doanh gia đình và phát triển kinh tế thị trường trong nông
nghiệp, thì nhất định cũng phải thực hiện chuyên nghiệp hóa các doanh
nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây còn là cơ sở để gia tăng sức cạnh
tranh quốc tế cho nông nghiệp.
Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế thị trường, chỉ có sự tham gia của các
tổ chức nông dân mới có thể nâng cao giá trị nông sản phẩm. Đây chính là
chức năng cũng như trách nhiệm của các tổ chức hợp tác nông dân. Trong
quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông thôn hay tổ
chức các hệ thống dịch vụ xã hội hóa cũng như tham gia vào sản xuất nông
sản phẩm, tổ chức đào tạo xã viên để nâng cao tố chất cho người nông dân,
tổ chức hợp tác nông dân đóng vai trò không thể thay thế.
Những lý luận trên đây vừa mang tính vĩ mô vừa mang tính vi mô.
Tiếp thu tinh hoa của nhân loại là cách làm hay và rất cần thiết nhằm đẩy
nhanh sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên quê hương ta.[13j
2.2. 1.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Nhằng giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với
chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970,
Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của

phong trào là ''nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng
nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng


đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một
quốc gia ngày một giàu mạnh hơn''.
Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu
thay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông
thôn.
Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ
trợ một phần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết
định và thực thi mọi việc. Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát
huy dân chủ trong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ
lãnh đạo phong trào.
Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp
làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý
kiến từ các đại diện này. Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ
Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp,
giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh
nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào
ngành nghề khác... Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi
hoạt động của các bộ, ngành, chính quyền phải hướng về nông dân. Nhờ
hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Han Quốc từ một nước nông
nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất
châu Á.[20]
2.2. 1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản
Từ năm 1979, Tỉnh trưởng Oita-Tiến sĩ Morihiko Hừamatsu đã khởi
xướng và phát triển phong trào ''Mỗi làng, một sản phẩm'' (One Village,
one Product-OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực
này một cách tương xứng với sự phát triền chung của cả Nhật Bản. Phong

trào ''mỗi làng một sản phẩm'' dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương
hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sảng tạo; phát triển nguồn
nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương
trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác


định là thế mạnh. Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản
phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như như nấm hương
Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu... giúp nâng cao thu nhập của
nông dân địa phương.[18j
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở việt Nam
2.2.2. 1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới An Giang
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng thôn mới là một chương
trình trọng điểm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm
hướng đến phát triển toàn diện nền nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
An Giang là được xem là ''vựa lúa'' của cả nước với đa số người dân sống ở
địa bàn nông thôn, do đó chương trình này càng đặc biệt có ý nghĩa. Tuy
mới triển khai được hơn l năm, quãng thời gian chưa đủ để tổng kết chương
trình, nhưng từ sự phát triển ở những xã điểm xây dựng nông thôn mới, có
thể thấy đây là một chủ trương đúng đắn. . .
Ngày ll – ll - 201l trở thành một ngày đặc biệt khó quên đối với người
dân xã biên giới Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn). Sau lễ ra quân thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từng đoàn xe của
các ban ngành, đoàn thể xã diễu hành khắp các tuyến đường, xuống tận các
ấp, địa bàn dân cư để tuyên truyền cho người dân hiểu về chương trình.
Vĩnh Gia là l trong 4 xã được tỉnh chọn làm điểm xây dựng xã nông thôn
mới với mục tiêu tạo sức bật cho vùng biên giới Tri Tôn.
- Những con đường ven biển: Năm cặp theo bờ kênh Vĩnh Tế, con
đường chính đến xã Vĩnh Gia giờ đây đã được láng nhựa thẳng tắp. Từ
trung tâm huyện Tri Tôn, xe tô có thể bon bon theo Tỉnh lộ 955 lên thị trấn

Ba Chúc về Vĩnh Gia, hoặc xuất phát từ Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đi
theo tuyền lộ 55A qua Vĩnh Gia rồi xuống thẳng Hà Tiên (Kiên Giang) và
ngược lại.
Đối diện với con đường huyết mạch về trung tâm xã, phía bắc bờ kênh
Vĩnh Tế là những cánh đồng lúa mênh mông đang phát triển xanh rì, kéo
dài ra đến tận biên giới giáp Campuchia. Để tạo thuận lợi cho nông dân qua


lại sản xuất nông nghiệp, chính quyền xã Vĩnh Gia cùng với Ban quý tế
Đình thần Cầu Dài tổ chức vận động các Mạnh Thường Quân đóng góp
259 triệu đồng xây dựng cầu treo bắc qua kênh Vĩnh Tế. Được sự hỗ trợ
của Đội thi công từ thiện Mỹ Đức, cây cầu mang theo ước mơ của người
dân đã hoàn thành với bề ngang l,5m, dài 56,5m. Từ khi cầu hoàn thành,
mọi việc đi lại, vận chuyển lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lúa hàng
hóa... của người dân đều dễ dàng hơn, không phải lệ thuộc vào xuồng, ghe
như trước. Ông Nguyễn Thành Tâm, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Gia, cho
biết, tuy là một xã biên giới xa xôi nhưng hấn hết các tuyến đường xuống
ấp, đường liên ấp của Vĩnh Gia đều đã được đổ bê tông, người dân đi lại
thuận tiện. Tính đến nay, Vĩnh Gia đã thực hiện đạt 34/59 chỉ tiêu xây dựng
nông thôn mới, 8 chỉ tiêu đạt trên 50% và chỉ còn 17 chỉ tiêu đạt dưới 50%.
- Huy động sức dân phát triển nông nghiệp:
Nhằng phát huy tiềm năng biên giới sau khi mở cửa khẩu phụ Vĩnh
Gia - Tà Ô, huyện Tri Tôn đang đầu tư xây dựng hơn 800m đường ra biên
giới.
Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây
dựng Khu thương mại cửa khẩu Vĩnh Gia với diện tích rộng 60 héc-ta, nằm
cách cột mốc biên giới 285 khoảng 350m. Riêng UBND xã Vĩnh Gia đang
có kế hoạch xây dựng tuyến đường bê tông nông thôn rộng 4m, dài khoảng
700m ở bờ bắc kênh Vĩnh Tế, kinh phí thực hiện khoảng 740 triệu đồng từ
nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Theo ông Nguyễn Thành Tâm, hiện

nhiều hộ dân ở ấp Vĩnh Hòa đã đồng ý hiến đất làm đường với trị giá đất
hơn 223 triệu đồng.
Bên cạnh đó, từ nguồn hỗ trợ 2 triệu đồng/héc-ta của tính để xây dựng
các tuyến đê bao mới, chính quyền xã Vĩnh Gia đã vận động người dân ấp
Vĩnh Lạc đóng góp đối ứng 2 triệu đồng/héc-ta để xây dựng đường ra cánh
đồng ờ vùng đê bao Vĩnh Lạc (dự kiến sẽ đưa vào sản xuất từ vụ 3 năm
2012 với diện tích 670 héc-ta). Trước đó, vùng đê bao Mương Đồn ấp Vĩnh
Hiệp) với diện tích 502 héc-ta cũng đã sản xuất thử nghiệm thành công


trong vụ 3 năm nay. Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã
Vĩnh Gia sẽ tập trung vào các tiêu chí có tác động đến phát triển kinh tế
như: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp,
phát triển thương mại- dịch vụ và khai thác lợi thế biên giới. . . Từ đó tạo
bước đột phá, hiệu ứng dây chuyền để thực hiện các tiêu chí khác'', ông
Nguyễn Thành Tâm dự tính. Tuy vậy để thực hiện đạt lộ trình xây dựng
nông thôn mới, ông Tâm đê nghị trung ương và tỉnh nên sớm cắm cột mốc
biên giới 285 với nước bạn Campuchia, tạo thuận lợi cho xã quy hoạch
vùng sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đồng thời, đề nghị huyện
Tri Tôn tiếp tục hỗ trợ xã xây dựng các vùng đê bao sản xuất vụ 3 kết hợp
với giao thông nội đồng, nạo vét các tuyến kênh ra biên giới. ''Chúng tôi
cũng mong muốn các ngành chức năng sớm có chủ trương phê duyệt đề án
xây dựng cửa khẩu phụ Vĩnh Gia cũng như quy hoạch chi tiết khu thương
mại cửa khẩu. Có như vậy, địa phương sẽ thuận lợi hơn trong xây dựng kế
hoạch phát triển. . .'', ông Tâm nói.[16j
2.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn được triển khai ở tất cả các
địa phương trên phạm vi cả nước với mục tiêu tạo diện mạo mới vùng nông
thôn, chăm lo đến mọi mặt đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa. Để thực
hiện thành công chủ trương này, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, các cấp,

các ngành thì việc huy động nhân dân cùng chung tay đóng góp xây dựng
là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng, được đánh giá là khâu then
chốt trong việc tạo dựng bộ mặt nông thôn mới đảm bảo đúng mục tiêu đề
ra.
Mặc dù chủ trương xây dựng nông thôn mới vừa được triển khai,
nhưng về xã Ia Vêr (huyện Chư Trông gia Lai) những ngày này mới cảm
nhận được hết sự đổi thay từng ngày, người dân ở đây đang cùng chung sức
xây dựng nông thôn mới ngày một khang trang, sạch đẹp, góp phần vào
quá trình phát triển của địa phương.


Đến Làng O ngon, xã Ia Vêr, huyện Chưprông những ngày đầu năm
mới, khi đoá hoa mai đang độ khoe sắc thắm chào đón Xuân Nhâm Thìn, đi
trên những con đường rộng đẹp, trải nhựa tương tất mới cảm nhận hết được
sự đổi thay rõ nét của bộ mặt nông thôn nơi đây.
Từ đầu làng đến cuối làng, đâu đâu cũng treo trang trọng khẩu hiệu
với nội dung toàn dân tích cực tham gia Xây dựng nông thôn mới'', Đảng
Cộng sản Việt Nam muôn năm''. . . , tạo khí thế mới trong mỗi người dân
nơi đây. Dù là nhỏ bé, nhưng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như
thế cũng đủ thấy rằng mọi người dân nơi đây đã ý thức được tầm quan
trọng của việc tạo dựng bộ mặt nông thôn mới.
Xã Ia Vêr huyện Chư Trông hiện có l.425 hộ với 4.500 khẩu, trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Từ khi chương trình xây dựng
nông thôn mới được triển khai trên địa bàn, mỗi thôn, làng đều tổ chức họp
và thống nhất lập ra hương ước với 14 nội dung để mọi người dân cùng
thực hiện. Và hương ước này cũng chính là cơ sở để đánh giá, xếp loại đối
với từng hộ dân trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,
đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng nông thôn mới.
ông Rơ Ma Chun, Bí thư Chi bộ làng O Ngon, xã la Vêr, huyện Chư
Trong cho biết, Đảng, Nhà nước đề ra nghị quyết xây dụng nông thôn mới,

bà con ở đây rất phấn khởi và tham gia tích cực mọi công việc được giao
như dọn dẹp gọn gàng đường làng, ngõ xóm, xây dựng hàng rào quanh nhà
theo qui cách chung để tạo cơ sở hình thành nên mô hình làng văn hóa kiểu
mẫu.
Ngoài ra, xã cũng đã phát động sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, trong đó việc đảm bảo trật tự
an ninh chính trị vùng nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu. Cùng với đó, ý
thức của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở Ia Vêr còn được
thể hiện qua nhiều lĩnh vực, trong đó điểm sáng là phong trào chung tay
phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho gia đình và
xã hội. Một tín hiệu đáng phấn khởi, đó là đến nay trên địa bàn xã 220 hộ


có thu nhập bình quân hàng năm từ l00 triệu đông trở lên 60 hộ có thu nhập
từ 200 đến 300 triệu đồng và hơn 40 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng.
Nhờ đó mà diện mạo mới của Ia Vêr ngày một khởi sắc và trên đà
phát triển. Ông Nguyễn Trúc, Chủ tịch ỦY ban Nhân dân xã Ia Vêr, huyện
Chư Trong cho biết: Lộ trình thực hiện nông thôn mới tại địa phương đang
đạt đúng kế hoạch đề ra. Trong thời gian tới, chúng tôi tập trung đẩy mạnh
tuyên truyền, vận động bà con tham gia tích cực hơn nữa công cuộc xây
nông thôn mới, trong đó tập trung xây dựng các gương điển hình sản xuất
giỏi, để nhân rộng cho bà con cùng học tập; đẩy mạnh việc đưa khoa học
kỹ thuật vào trồng trọt chăn nuôi để tăng năng suất và thu nhập cho bà con,
thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn với mục đích cốt lõi
là không ngừng chăm lo đời sống của nhân dân nhất là nhân dân vùng sâu,
vùng xa. Với những gì mà người dân xã Ia Vêr đã và đang thực hiện sẽ góp
phần không nhỏ cùng với các địa phương trong tỉnh Gia Lai hoàn thành
thắng lợi mọi nhiệm vụ mà chương trình này đề ra với ý nghĩa được thể
hiện bằng sức mạnh của ý Đảng lòng dân.[14]

2.2.2.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang
Trong khi nhiều địa phương đang gặp khó khăn khi triển khai xây
dựng đề án thực hiện các tiêu chí của mô hình nông thôn mới thì chính
quyền và nhân dân xã Tân Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang) lại gặt hái được
những kết quả khả quan. Kết quả bước đầu, Tân Thịnh là một trong l l xã
điểm thực hiện mô hình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ. Thế nên
trở lại Tân Thịnh lần này, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của
vùng đất này. Không chỉ đường làng, ngõ xóm kiên cố, mở rộng hơn, nhiều
ngôi nhà khang trang mọc lên, mừng hơn cả là đời sống của người dân đã
được cải thiện rõ rệt.
Ông Nguyễn Văn Hoan, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thịnh nhiệt
tình dẫn chúng tôi đi thăm 3 ngôi trường và trạm y tế xã đã đạt chuẩn.
Đáng nói hơn là việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng được thực hiện hiệu


quả, bà con nông dân phấn khởi vì đồng ruộng đã được tận dụng tối đa diện
tích, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản
xuất mới.
Cách làm hay ở Tân Thịnh là chính quyền địa phương đặc biệt chú
trọng phát triển sản xuất nông nghiệp bên cạnh việc đầu tư xây dựng hệ
thống hạ tầng. Chẳng thế mà 2 trạm bơm tại thôn Tân và Non Thần đã
được cải tạo, nâng cấp với chiều dài 2km và đang trong quá trình hoàn
thiện một số tuyến kênh mương, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Tân Thịnh cũng phối hợp với các hội đoàn thể tổ chức 6 lớp tập
huân về nông thôn mới, 12 lớp về cây lúa lai SYN6 cho hơn 600 lượt
người; thí điểm thành công việc gieo trồng 4ha cà chua bi HT - 144 theo đề
án của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ
Bắc Giang) phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Ngoài ra,
bà con còn trồng 17ha dưa chuột bao tử, 20ha bí xanh. Ngay trong vụ
chiêm xuân 2010, xã đã chỉ đạo nhân dân đưa 56,4ha lúa lai SYN6, 29 ha

lúa thuần, 4ha cà chua bi HT - 144, 16ha dưa bao tử, 40ha thuốc lá, 6ha lạc,
6ha đậu đỗ và 20ha rau màu các loại vào sản xuất.
Hiện xã có nhiều mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao như nuôi
lợn thương phẩm ở thôn Tân, đến nay đã có 20 hộ nuôi từ 50 - 70 con/1ứa,
tăng 7 hộ so với trước khi thực hiện đề án; nuôi gia cầm ở thôn Dinh quy
mô 700 - l.000 con/1ứa; nuôi thuỷ sản ở thôn Hạ, thôn Đồng 3... nâng tổng
đàn trâu - bò của xã lên l.000 con, đàn lợn 6.000 con, đàn gia cầm 50.000
con. Các mô hình này đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi của xã phát triển,
nâng cao thu nhập cho bà con.
Anh Đặng Văn Hà ở thôn Tân tâm sự: ''Trước đây, chúng tôi không
chú tâm nhiều đến giữ gìn vệ sinh. Nhưng khi xây dựng mô hình nông thôn
mới, các thôn làm mương thoát nước, tổ chức phát quang, quét dọn đường
làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, góp
phần tránh dịch bệnh xảy ra nên việc chăn nuôi chuyên nghiệp, an toàn
hơn. Theo ông Nguyễn Hữu Trung, Phó trưởng ban quản lý (BQL) xây


dựng nông thôn mới, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thịnh, trong tổng số 19
tiêu chí của mô hình xây dựng nông thôn mới, xã đã đạt được l l tiêu chí
sau một năm triển khai. Giá trị sản xuất đạt l 13,l tỷ đồng, nâng mức thu
nhập bình quân lên l l,8 triệu đồng/người/năm. Ngoài việc phát triển hệ
thống hạ tầng như cứng hoá 3km đường trục xã, 3km đường liên thôn, xã
còn củng cố hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp để làm tốt 3 dịch vụ là
chuyển giao công nghệ, thuỷ nông và bao tiêu sản phẩm; triển khai thành
lập hợp tác xã vệ sinh môi trương và quản lý chợ. BQL xây dựng mô hình
nông thôn mới xã Tân Thịnh cũng sử dụng nguồn vốn hết sức hiệu quả
bằng việc hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình làng mới nhà vệ sinh (800.000
đồng/hộ), xây hầm biôgas (l,2 triệu đồng/hộ), nâng cấp, sửa chữa nhà ở (10
-15 triệu đồng/hộ), trong đó ưu tiên hộ nghèo và cận nghèo; hỗ trợ hàng
trăm lao động chuyên từ làm nông nghiệp sang học nghề thủ công nghiệp,

dịch vụ; triển khai cho các đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến
binh, Hội Phụ nữ, mỗi đoàn thể xây dựng một mô hình điểm trong sản xuất,
kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, từ đó nhân rộng ra toàn xã.
Cùng bàn, cùng làm với dân chia sẻ bí quyết thành công trong việc
xây dựng mô hình nông thôn mới, ông Trung cho hay, quan trọng nhất là
phải đồng bộ, thống nhất, đề án xây dựng nông thôn mới phải được quán
triệt, phổ biến sâu rộng đến nhân dân, để nhân dân hiểu và thực hiện.
Cụ thể trước khi bắt tay vào xây dựng đề án, chính quyền đã tuyên
truyền sâu rộng đến các thôn, xóm và nhận được sự đồng tình của bà con.
Cùng với đó, thông báo kế hoạch cụ thể các hạng mục công trình, các mục
tiêu thực hiện giao cho từng thôn; theo đó, 12/12 thôn đã tổ chức họp dân,
bàn bạc và đi đến thống nhất đóng góp theo 2 hình thức là bằng ngày công
và bằng tiền theo nhân khẩu. BQL xây dựng nông thôn mới thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc từng nội dung công việc để nắm bắt kịp thời những
vướng mắc, khó khăn và có biện pháp chỉ đạo phù hợp.
''Việc xây dựng nông thôn mới phải dựa vào nội lực của cộng đồng là
chính, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến nhằm tạo sự đồng thuận và huy


×